PDA

Xem đầy đủ chức năng : Giao lưu tí chơi !!!!!



(¯`°•.¸¤_KEN_PRO_¤¸.•°´¯ )
01-10-2007, 02:38 AM
Ai ham mê vật lý hay có một bài vật lý khó , hay một câu hỏi ngoài lề môn Lý ( trong khuôn khổ các môn học post lên cho pà kon tham gia cho hay ^^!................ mình ngày nào cũng Onl nên hy vọng nhận được những câu hỏi thòỏng xuyên ^^! , trong đàn mình nhìu bạn rất giỏi mà...............
PS : Lò với Nguyên để các bạn tham gia đừng có del topic hay close nha. thanks:so_funny:

01-10-2007, 08:24 AM
Ò ò. Tớ thích Hóa hơn. Mà thích thì cứ thoải mái lập topic với cả thoải mái giao lưu có ai dám delete đâu cơ chứ.

(¯`°•.¸¤_KEN_PRO_¤¸.•°´¯ )
01-10-2007, 10:32 AM
hihi , vậy thanks , hy vọng có động người vào , đỡ mốc , box học tập dạo này đìu hiu woa'...............................

ttkh
01-10-2007, 06:35 PM
nguyên tắc hoạt động của máy photocopy

ngocdunghihi
02-10-2007, 05:14 AM
rất nhìu câu hỏi vật lí rất thú vị , giải thik các hiên tương tụ nhiên.... VD
gt tại sao khi đi trên đường cao tốc tỉnh thoảng ta lại nhìn thấy 1 vũng nước ở trước mặt nhưng lại gần thi ko fai !
gt hiên tương cầu vồng?, tại sao ta lại chỉ nhìn thây cầu vồng sau khi mưa ,khi mặt trời ở sau lưng ta?
oài nhìu lém..... các bạn gt đi nha !!

(¯`°•.¸¤_KEN_PRO_¤¸.•°´¯ )
02-10-2007, 06:17 AM
Nguyên lý hoạt động của máy photocopy : khó nhỉ , ^^!
trước tiên văn bản sẽ được qua một hệ thống chiếu tia sáng kích thích , các tia sáng này đủ cường độ xuyên qua lớp giấy văn bản cần photo , nhưng không lọt qua được những dòng chữ , luồng ánh sáng bị chặn lại theo dòng chữ và tạo một ảnh ngược của văn bản trên con lăn mực , sau đó những tờ giấy trắng cần in sẽ được làm nóng và đưa qua con lăn để in chữ thành ảnh giồng như văn bản , cuối cùng nó sẽ được đưa qua khu vực từ trường để chữ dính chặt vào trang giấy...........xong ok ^^!
còn chuyện bạn hỏi về hiện tượng vũng nước trên mặt đường và cầu vồng thì nên đọc lại sách vật lý 12 ( nếu bạn đã học 12 , còn nếu chưa thì mượn lớp trên mà học ) : các hiện tượng này có điểm chung là dựa vào định luật khúc xạ ,....... sau đây là một số tài liệu mình sưu tầm cho bạn đọc giải trí :D:^^! , cũng là hiện tượng khúc xạ nhưng hay hơn nhiều................
Sự thật về hiện tượng ảo ảnh
http://images4.dantri.com.vn/Uploaded/vandt/ao-anh2-0606.jpg

(Ảnh minh họa: Corbis).
Ngày xưa, thời còn sử dụng thuyền buồm, trên các biển lan truyền một truyền thuyết về con tàu ma “Người Hà Lan bay”. Thuyền trưởng của con tàu đó vì tội báng bổ chúa trời đã phải chịu tội suốt đời lang thang trên khắp các biển và đại dương mà không được bỏ neo ở đâu cả.

Những bóng ma trong không trung

Các thủy thủ tin rằng, việc gặp gỡ con tàu buồm ghê sợ đó là điềm báo trước tai họa đắm tàu. Song những cuộc gặp gỡ ấy lại xảy ra thật thường xuyên! Con tàu ma bất ngờ xuất hiện trong đám sương mù, nó lẳng lặng trôi qua trước mắt đám thủy thủ, không hề đáp lại các tín hiệu, rồi sau đấy lại bất chợt biến đi như lúc xuất hiện vậy.

Năm 1878, vào thời gian xảy ra chiến tranh giữa người Mỹ với người da đỏ, một toán lính rời đồn Abraham Linhcôn đi ra. Một lúc sau những người còn lại trong đồn nhìn toán lính đó đang tiến bước ở trên trời. Người ta liền bảo rằng toán lính đó đã bị giết chết và bây giờ họ đang nhìn thấy linh hồn những người ấy. Vài ngày sau, quả nhiên toán lính bị những người da đỏ tiêu diệt.

Những người mê tín nhớ rất dai sự trùng hợp ngẫu nhiên của các sự kiện. Tất cả những điều đó không phải cái gì khác hơn là những ảo ảnh. Hình như trên trời đang diễn ra một “màn kịch” viễn tưởng vậy.

http://images4.dantri.com.vn/Uploaded/vandt/Phantasm-0606.jpg
Vùng bờ biển Xixilia, vào lúc mặt trời mọc, trên mặt biển thường thấy xuất hiện những cung điện nguy nga, những ngọn tháp và pháo đài trên không trung, những người không lồ, những cây cối và động vật khổng lồ; tất cả những cái đó quần tụ lại rồi tản ra, đuổi bắt lẫn nhau, thay hình đổi dạng, cảnh tượng này thay thế cảnh tượng khác.

Ở Liên Xô cũ, những ảo ảnh như vậy không lạ lẫm gì với cư dân miền ven biển Caxpi, miền thảo nguyên Crưm, miền đồng bằng sông Vonga. Người ta cũng nhìn thấy ảo ảnh trên mặt đường láng nhựa: vào những ngày mặt trời thiêu đốt, có những “hố nước” trôi qua trước mũi xe như vừa mới qua cơn mưa vậy. Trên mặt hồ phản ánh những đám mây với bầu trời xanh.

Ôtô chạy với vận tốc 60 kilômet một giờ, và suốt gần mười phút, ở phía trước luôn luôn nhìn thấy dải nước lừa dối kia. Và nếu những ảo ảnh tương tự không hề làm cho con người ta ngạc nhiên, thì những dạng ảo ảnh khác lại có thể không chỉ gây kinh ngạc, mà thậm chí còn dọa nạt được con người.

Quy luật quang học & tấm gương không trung

Ảo ảnh là một sự phản chiếu, chỉ có điều tấm gương ở đây không phải là kính, không phải là nước, mà chính là không khí.
http://images4.dantri.com.vn/Uploaded/vandt/ao-anh3-0606.jpg
Vào mùa hè, những ngôi nhà, cây cối trên đường chân trời, dường như cũng run rẩy, đung đưa. Tất nhiên, không phải chính chúng rung, mà là những hình ảnh của chúng đang run rẩy. Nghĩa là, những tia sáng được các vật phản chiếu lại và đi đến mắt chúng ta đã liên tục thay đổi hướng. Người ta gọi đó là sự khúc xạ.

Chúng ta lấy ví dụ ảo ảnh trên sa mạc. Không trung tĩnh lặng. Bầu trời bị che phủ bằng một màn sương màu đỏ nhạt; mặt trời chìm nghỉm và đường chân trời mất hút. Lớp không khí cuối cùng bị đốt nóng hơn cả vì cát bỏng rẫy, và vì thế nó bị loãng đi nhiều. Lớp không khí bên trên bị nung nóng ít hơn, vì vậy nó đậm đặc hơn.

Mật độ không khí ở cả hai lớp kề sát nhau ấy trong trường hợp này không còn đồng nhất nữa. Thế là trong những điều kiện như vậy, đâu đó ở chân trời, phía trước đoàn súc vật chở hàng hiện ra một cái hồ ma, còn trên thực tế, đó là sự phản chiếu bầu trời ở tấm gương của lớp không khí bên dưới.

Thành phố Lômônôxôp nằm trên bờ vịnh Phần Lan, cách Lêningrát 40 kilômet. Nhưng có những ngày mà dân cư thành phố Lômônôxôp nhìn thấy Lêningrát rõ như trên lòng bàn tay: sông Nêva, cầu cống, một số ngôi nhà cao tầng biệt lập, như thể thành phố đang hiện lên trên không trung.

Nhưng chẳng qua, nó chỉ là sự phản chiếu trực tiếp các vật trong tấm gương không khí lạ lùng dường như bao trùm cả mặt đất mà thôi.

(¯`°•.¸¤_KEN_PRO_¤¸.•°´¯ )
02-10-2007, 06:44 AM
Sau đây mình post bài nì cho các bạn đọc cho vui , mình không lập topic mới sợ nó lung tung ra ,......... thanks các bạn đã đọc nha :fi: :fi: :fi:
Phân loại sao

Trong thiên văn học, phân loại sao là phân loại của các sao ban đầu dựa trên nhiệt độ quang quyển và các đặc trưng quang phổ liên quan của nó, rồi sau đó chuyển đổi thành thuật ngữ của các đặc trưng khác. Nhiệt độ của sao có thể được phân loại bằng cách sử dụng định luật thay thế Wien; nhưng nó gây ra những khó khăn đối với các sao ở xa. Quang phổ thiên văn cho ta một cách để phân loại sao theo các vạch hấp thụ của chúng; đặc biệt các vạch hấp thụ chỉ có thể quan sát được trong một khoảng nhất định của nhiệt độ vì chỉ trong khoảng nhiệt độ này thìcác mức năng lượng nguyên tử mới phổ biến. Các sơ đồ có từ thế kỷ 19 phân loại các sao từ A đến P, là xuất xứ của các phân loại quang phổ hiện nay.
Phân loại quang phổ Morgan-Keenan

Phân loại sao này là phổ biến nhất hiện nay. Các lớp sao thông thường được phân loại theo trật tự từ nóng nhất đến lạnh nhất:
Loại Nhiệt độ Màu sắc quy ước Màu sắc biểu kiến Khối lượng
O 30,000–60,000 K Xanh da trời Xanh da trời 60
B 10,000–30,000 K Xanh trắng Xanh trắng - Trắng 18
A 7,500–10,000 K Trắng Trắng 3.1
F 6,000–7,500 K Vàng trắng Trắng 1.7
G 5,000–6,000 K Vàng Vàng 1.1
K 3,500–5,000 K Cam Vàng cam 0.8
M 2,000–3,500 K Đỏ Đỏ cam 0.3

Một câu tiếng Anh phổ biến để ghi nhớ trật tự này là: "Oh Be A Fine Girl, Kiss Me" (có nhiều phương án khác nhau để đọc danh sách phân loại sao tương tự như vậy). Sơ đồ này được phát triển trong những năm 1900 bởi Annie J. Cannon và Đài thiên văn đại học Harvard (Harvard College Observatory). Biểu đồ Hertzsprung-Russell liên kết phân loại sao với cấp sao tuyệt đối, độ trưng và nhiệt độ bề mặt. Cũng cần phải lưu ý rằng các miêu tả về màu sắc các sao là truyền thống trong thiên văn, thực tế chúng miêu tả ánh sáng sau khi đã bị tán xạ trong bầu khí quyển Trái Đất. Ví dụ: Mặt Trời trên thực tế không phải là một sao có màu vàng mà có nhiệt độ màu sắc của vật đen khoảng 5.780 K; đó là màu trắng không có dấu vết của màu vàng, một màu đôi khi được sử dụng như là định nghĩa của màu trắng tiêu chuẩn.

Lý do phân bổ cọc cạch của các chữ cái có nguyên nhân lịch sử. Khi người ta lần đầu tiên lấy quang phổ của các sao, họ nhận thấy các sao có các vạch quang phổ hiđrô có độ đậm rất khác nhau, vì thế họ phân loại sao trên cơ sở độ đậm của các vạch thuộc chuỗi balmơ của hiđrô từ A (mạnh nhất) đến Q (yếu nhất). Các vạch khác của các chất trung hòa hay ion hóa sau đó cũng được xét đến (các vạch H và K của canxi, vạch D của natri v.v). Sau đó người ta nhận thấy một số phân loại trên thực tế là đúp và các phân loại đó đã bị loại ra. Muộn hơn nữa, người ta nhận ra rằng độ đậm các vạch của hiđrô có liên hệ với nhiệt độ bề mặt của các sao. Công việc nền tảng này được hoàn thành bởi "các cô gái" của Đài thiên văn đại học Harvard, chủ yếu là Cannon và Antonia Maury, dựa trên các công trình của Williamina Fleming. Các phân loại này sau đó được phân loại nhỏ hơn theo các số Ả Rập (0-9). A0 có nghĩa là sao "nóng" nhất trong lớp A và A9 là sao "lạnh" nhất trong lớp này. Mặt Trời của chúng ta được phân loại là G2.
Các dạng quang phổ

Các sao thuộc lớp O cực kỳ nóng và cực kỳ chói lọi, về màu sắc rất gần với màu xanh. Naos (trong chòm sao Puppis) sáng gấp khoảng một triệu lần Mặt Trời. Các sao này có các vạch quang phổ hêli ion hóa và trung hòa rõ nét và các vạch hiđrô yếu. Các sao lớp O phát ra phần lớn bức xạ trong dạng tia tử ngoại.

Các sao lớp B rất chói lọi, Rigel (trong chòm sao Orion) là siêu khổng lồ xanh thuộc lớp B. Quang phổ của chúng có các vạch hêli trung hòa và các vạch hiđrô vừa phải. Vì các sao lớp O và B hoạt động rất mạnh nên tuổi thọ của chúng rất thấp. Chúng không rời xa khỏi khu vực chúng đã sinh ra vì không đủ thời gian. Do đó chúng có khuynh hướng liên kết với nhau trong cái gọi là các liên kết OB1, một loại liên kết có liên quan với các đám mây phân tử khổng lồ. Liên kết Orion OB1 là nguyên một nhánh xoắn ốc thuộc về thiên hà của chúng ta (các sao sáng hơn sẽ làm cho nhánh xoắn ốc sáng hơn, nhưng thực ra không có nhiều sao ở đó) và chứa toàn bộ chòm sao Orion.

Các sao lớp A thì phổ biến hơn trong số các sao có thể quan sát bằng mắt thường. Deneb trong chòm sao Cygnus là một sao có sức hoạt động ghê gớm, trong khi Sirius cũng là sao lớp A, nhưng không hoạt động mạnh như thế. Các sao lớp A có màu trắng. Rất nhiều sao lùn trắng cũng thuộc lớp A. Chúng có các vạch quang phổ hiđrô đậm và của các ion kim loại.

Các sao lớp F cũng là những sao hoạt động mạnh nhưng chúng có xu hướng là những sao trong chuỗi chính, chẳng hạn như Fomalhaut trong chòm sao Piscis Austrinus. Quang phổ của chúng được đặc trưng bởi các vạch hiđrô yếu và của ion kim loại, màu của chúng là trắng pha màu vàng nhẹ.

Các sao lớp G có lẽ được biết đến nhiều nhất do Mặt Trời của chúng ta thuộc lớp này. Chúng có quang phổ hiđrô yếu hơn lớp F nhưng cùng với các quang phổ ion kim loại, chúng còn có các quang phổ của kim loại trung hòa. Các sao siêu khổng lồ thông thường là thuộc lớp O hay B (xanh) hay K hoặc M (đỏ) (do chúng là như vậy nên chúng khó có khả năng thuộc về lớp G bởi vì đây là những khu vực không ổn định cho các sao siêu khổng lồ tồn tại).

Các sao lớp K là các sao màu da cam, có nhiệt độ thấp hơn Mặt Trời một chút. Một số sao lớp K là sao khổng lồ và siêu khổng lồ, chẳng hạn như Arcturus trong khi một số khác như Alpha Centauri B là sao thuộc chuỗi chính. Chúng có vạch quang phổ hiđrô cực yếu (nếu như có), và chủ yếu là của các kim loại trung hòa.

Lớp M là phổ biến nhất nếu tính theo số lượng sao. Mọi sao lùn đỏ nằm ở đây và chúng có rất nhiều; hơn 90% sao là các sao lùn đỏ, chẳng hạn như Proxima Centauri. Một số sao khổng lồ và siêu khổng lồ như Antares và Betelgeuse, hay các sao đổi màu Mira thuộc về lớp này. Quang phổ của sao lớp M thuộc về các phân tử và kim loại trung hòa nhưng thông thường không có hiđrô. Titan ôxít có thể rất nhiều trong các sao lớp M. Sự mờ của màu đỏ làm người ta nhầm lẫn là ngôi sao ở một khoảng cách xa hơn thật sự. Khi có một vật thể có độ nóng tương tự như các sao này, chẳng hạn như đèn halogen (3.000 K) được đặt cách chúng ta vài kilômét, nó cũng sẽ xuất hiện đối với chúng ta như một nguồn sáng đỏ tương tự như các sao này.
Bổ sung các dạng quang phổ

Một số loại quang phổ mới được sử dụng để phân loại một số sao ít gặp hơn, do chúng đã được tìm thấy:

* W: Tới 70.000 K - các sao Wolf-Rayet.
* L: 1.500 - 2.000 K - Các sao với khối lượng không đủ để diễn ra các phản ứng nhiệt hạch thông thường (các sao lùn nâu). Các sao lớp L chứa liti là nguyên tố bị tiêu hủy rất nhanh trong các sao nóng hơn.
* T: 1.000 K - Các sao lùn nâu đã nguội hơn với mêtan trong quang phổ.
* C: Các sao cacbon.

* R: Trước đây là một lớp riêng có các sao cacbon tương đương với các sao lớp K, ví dụ S Camelopardalis.
* N: Trước đây là một lớp trong có các sao cacbon tương đương với các sao lớp M, ví dụ R Leporis.

* S: Tương tự như các sao lớp M, nhưng có zirconi ôxít thay vì titan ôxít như thông thường.
* D: Các sao lùn trắng, ví dụ Sirius B.

Lớp W đại diện các sao siêu sáng Wolf-Rayet, với sự sai khác đặc biệt là chúng chứa chủ yếu là hêli thay vì hiđrô. Chúng được coi là những sao siêu khổng lồ đang chết với lớp hiđrô đã bị thổi bay đi vì các trận gió nóng sinh ra bởi nhiệt độ cao của chúng, do đó đang trực tiếp phô bày ra lớp vỏ hêli nóng.

Các sao lớp L được gọi tên như thế từ sự hiện diện của liti trong lõi của chúng. Bất kỳ hình thái nào của liti cũng sẽ bị tiêu hủy rất nhanh trong các phản ứng hạt nhân đang diễn ra trong các sao thông thường, điều này chỉ ra rằng các sao trong lớp này không còn các quá trình nhiệt hạch đang diễn ra. Chúng là các sao có màu đỏ sẫm và sáng nhất trong các thiết bị hồng ngoại. Khí của chúng đã bị làm nguội đến mức các hiđrít của kim loại và kim loại kiềm có thể tồn tại trong quang phổ.

Các sao lớp T là các sao rất trẻ và có mật độ thấp thông thường tìm thấy trong các đám mây liên sao, nơi chúng sinh ra. Chúng có thể là những thiên thể vừa đủ lớn để có thể gọi là sao hay những thiên thể được gọi là dưới sao, là các dạng khác nhau của sao lùn nâu. Chúng có màu đen, phát ra ít hoặc không có ánh sáng nhìn thấy nhưng mạnh nhất là hồng ngoại. Nhiệt độ bề mặt của chúng là sự tương phản hoàn toàn với 50.000 K, hay cao hơn, của các sao lớp O, chúng chỉ có nhiệt độ tới 1.000 K. Trong các sao này, các phân tử phức tạp có thể tạo thành, minh chứng bằng các vạch đậm của mêtan trong quang phổ của chúng.

Nếu như các sự nghiên cứu gần đây thật sự chính xác thì các lớp T và L có thể phổ biến hơn tất cả các lớp khác cộng lại. Sự nghiên cứu các đĩa tiền hành tinh (đĩa tiền hành tinh là một sự kết hợp của các khí trong các tinh vân mà từ đó các ngôi sao cũng như hệ mặt trời và hệ sao hình thành) cho thấy số lượng các sao trong thiên hà với các cấp độ sáng khác nhau phải nhiều hơn những gì chúng ta đã biết. Người ta nghĩ rằng các đĩa này đang ganh đua với nhau. Cái đầu tiên được tạo thành sẽ trở thành một "tiền sao", một thiên thể hoạt động rất mạnh và sẽ phá vỡ các đĩa khác gần đó, hút lấy khí của chúng. Các đĩa nạn nhân có lẽ sau đó sẽ trở thành các sao thuộc chuỗi chính hay sao lùn nâu lớp L hoặc T, nhưng chúng ta hoàn toàn không nhìn thấy. Vì tuổi thọ của chúng cao (chưa có sao nào với khối lượng nhỏ hơn 0,8 khối lượng Mặt Trời đã chết trong lịch sử của thiên hà) nên các sao nhỏ này sẽ được tích lũy theo thời gian.

Các sao lớp R và N là các sao cacbon (các sao siêu khổng lồ đỏ đạt đến giai đoạn cuối trong đời của chúng) tương đương với khoảng từ giữa G tới cuối M trong hệ thống phân loại thông thường. Gần đây, người ta đã xếp nó sang phân loại cacbon C, với N0 bắt đầu áng chừng là C6.

Các sao lớp S có vạch quang phổ ZrO hơn là TiO, và là trung gian giữa sao lớp M và sao cacbon. Các sao này có sự hiện diện của cacbon và ôxy gần như bằng nhau và cả hai nguyên tố gần như toàn bộ nằm trong các phân tử CO. Đối với các sao nguội đủ mức để có thể tạo ra phân tử CO thì nó có xu hướng "ăn hết" các nguyên tố khác ít hơn, kết quả là "ôxy thừa" trong các sao chuỗi chính, "cacbon thừa" trong các sao lớp C, và "không có gì thừa" trong các sao lớp S.

Lớp D đôi khi được sử dụng để gọi các sao lùn trắng, một trạng thái mà phần lớn các sao sẽ phải trải qua vào cuối đời. Lớp D được chia tiếp thành các lớp nhỏ DA, DB, DC, DO, DZ và DQ. Lưu ý rằng các chữ cái không có quan hệ với các chữ cái được sử dụng trong phân loại của các sao thực sự.

Cuối cùng, các lớp P và Q thỉnh thoảng được sử dụng cho các thiên thể chắc chắn không phải là sao. Các thiên thể lớp P là các tinh vân hành tinh và lớp Q là các sao đang nổ.
=========> còn nữa nhưng để lần sau post thêm nha...........

ngocdunghihi
02-10-2007, 07:44 PM
oài tui học xong VL 12 từ lâu roài , cái này học sâu vào 1 tí là bít ngay thui chỉ mún đưa ra vài câu hỏi hay hay để cg` thảo luận thoai , trên thực tế có 2 loại ảo tượng là ảo tượng xứ nóng và ảo tượng xứ lạnh , ảo tượng xứ lạnh là khi ta nhìn thấy hình ảnh trên bầu trời ( những người mê tín nhìn thấy đó , gọi đó là " thiên đàng " ), còn ảo tượng xứ nóng là ta thấy các hình ảnh trên mặt đất......
thực chất đây là hiện tượng phản xạ toàn phần chứ ko fai khúc xạ đâu ông anh ah` coi lại VL12 đi nha

(¯`°•.¸¤_KEN_PRO_¤¸.•°´¯ )
03-10-2007, 12:07 AM
phản xạ toàn phần là vũng nước trên mặt đường còn cầu vồng là tán sắc, sr vì dùng từ sai ( hay hiểu sai thì tùy :D ),.....................^^!.......... , còn nói thêm là hiện tượng phản xạ toàn phần là trường hợp đặc biệt của khúc xạ khi góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần ,...............ko nhầm chứ , còn mình không bảo là bạn học hết vật lý 12 hay chưa mà mình chỉ nói là có 2 trường hợp là bạn đã học lớp 12 hay chưa thoy ,...... không cần khoe là mình học hết sach giáo khoa đâu bạn...................:thatall: :thatall:

ngocdunghihi
03-10-2007, 09:38 AM
ờ cg~ giỏi bao biện đấy nhưng sai thì vần là sai, tuy nó là trường hợp đặc biệt của khúc xạ , nhưng khi nói thì fai nói cho rõ ràng.VD bây giờ mình nói số X chia hết cho 3 cg~ đúng sao ví dụ X= 3 ừa đúng đấy , nhưng X=4 chắc cg~ đúng nhỉ ...!!!?? đây cg~ là 1 câu nói ko rõ ràng , nửa đúng nửa sai , hay nói cak khác là đúng theo từng trường hợp , hình như cg~ gần giống với cak nói của bạn thì fai ......

(¯`°•.¸¤_KEN_PRO_¤¸.•°´¯ )
03-10-2007, 07:13 PM
uầy , mình đã chấp nhận sai rồi mà , đó đâu phải là bao biện mà lá nói vui cho hay chứ ai chả biết là mình nói sai nhở , sao không khoan dung gì cả vậy ,............:so_funny:..........

ngocdunghihi
04-10-2007, 08:44 AM
uầy , mình đã chấp nhận sai rồi mà , đó đâu phải là bao biện mà lá nói vui cho hay chứ ai chả biết là mình nói sai nhở , sao không khoan dung gì cả vậy ,............:so_funny:..........

ờ sorry tưởng nhầm , tưởng bạn vẫn muốn " chiến đấu " nên mình mới nói như vậy sr nha !!

(¯`°•.¸¤_KEN_PRO_¤¸.•°´¯ )
11-10-2007, 09:40 AM
sai mà chiến đấu cái je` , mà sao quán này vắng thế nhỉ , có ai post câu hỏi không vậy.....................mất cả hứng tìm hiểu.................

ttkh
12-10-2007, 07:11 PM
ông anh giải thích nguyên tắc hoạt động máy otcopy chưa hay lắm////
câu khác nhé
khi nào xuất hiện mưa đá
thông tin về vài trận mưa đá ở VN

Anhvinh
12-10-2007, 08:48 PM
trời các bạn thích ghê nha. mình thì chỉ thích môn Toán , Lý , Hóa vì môn mình học được thì thích. còn môn minh kô học được như môn văn chẳng hạn thì ghét hơn cả mình tưởng tượng