^^ZhiXiang^^
18-09-2007, 08:20 AM
CÂU CHUYỆN NÀY CŨ RỒI, NHƯNG MÌNH THẤY CŨNG RẤT HAY NÊN POST LÊN, KO BIẾT ĐÃ CÓ AI POST CHƯA :rain:
Từ câu chuyện đang xôn xao dư luận về một ngôi trường miền núi không có em nào thi đậu tốt nghiệp THPT trong kỳ thi vừa qua, tôi bỗng liên tưởng đến chương trình “Nhật ký Vàng Anh” - một chương trình dành cho thế giới học trò đang phát đều đặn trên truyền hình.
Cùng một lứa tuổi, cùng một cấp học, mà như có hai bến bờ xa lạ. Bờ này là thế giới mà ở đó có phòng riêng, điện thoại đủ loại, máy nghe nhạc, vi tính, những chú gấu bông... Ở đó, học trò ngoài chuyện ăn học, còn là dồn sức cho việc xin chữ ký thần tượng, đi chơi dã ngoại, bỏ vốn để kinh doanh kiếm lãi...
Bờ kia, buồn lắm! Tôi hỏi những học trò của tôi - những học trò ngoài buổi học phải theo cha, theo mẹ ra đồng, oằn lưng trên những ruộng lúa xác xơ nắng gió duyên hải miền Trung - rằng có coi “Nhật ký Vàng Anh” không? Chúng trả lời, hồn nhiên như nắng nhưng đắng đến xót lòng: Coi chi tủi thầy ơi!
Giá như những người làm chương trình về thế giới này thực hơn, nhiệt tâm hơn để góc quay hướng đến một vùng miền nào đó, xa hơn căn phòng của Vàng Anh, xa hơn những tình huống vu vơ phải chọn lựa... thì chắc là đỡ tủi hơn cho các học trò của tôi phải không anh Bút Bi?
-theo Tuổi Trẻ-
Ý kiến riêng của Xiang: Mình rất đồng lòng với người thầy giáo trong bài báo này. Quả thật, thời đại hiện nay, con người thường tạo ra những hình tượng, tiêu chuẩn và áp đặt mọi người vào nó. Ví dụ như ở việt nam teen nào muốn được gọi là vip thì allowance hàng tháng phải 6 con số 0 trở lên. Họ phải biết ăn diện, biết những chỗ vip, sành điệu và là dân chịu chơi. Teenager bây giờ thì ai cũng có cellphone, ipod, và nhiều thứ khác. Tất cả cũng điều bắt nguồn từ các Icon trên truyền hình, sách báo, internet. Các nhà kinh doanh dùng các phương tiện truyền thông để tạo nên những tiêu chuẩn mà nhiều người ko thể theo được. Vì ko phải ai cũng may mắn mà có cái gia thế như net idol Chanthansan, Duy Random... hoặc cái sắc đẹp của Mi Vân. Nhớ rằng đằng sau cái vẻ lộng lẫy, sáng ngời của Thành Phố mang tên Bác, Thủ Đô Hà Nội còn có rất nhiều những mảnh đời luôn bị nghèo đói dằn vặt.
Mặt khác Xiang cho rằng các bạn sống ở những nơi xa xôi hẻo lánh đó ko nên đánh giá mình quá thấp. Bản thân Xiang có lúc cũng phục họ lắm, mình sinh ra và lớn lên trong thành phố lúc nào cũng đầy đủ tiện nghi, nhưng mình lại ko có được cái hình ảnh đồng ruộng, cây cối bạt ngàn. Những trò nghịch phá leo cây, bắt thằn lằn, mà các bạn ấy làm ở vùng nông thôn. Họ ko có được Ipod, họ dùng cái lá cây, cái sáo cái đó cũng đặc biệt lắm chứ. Họ ko có máy game, internet thì họ tìm cái khác để giải trí như leo trèo, lội sông.... Điều mà Xiang phục nhất là cuộc sống của họ đơn giản, và thanh thản hơn cuộc sống của các bạn trẻ thành thị.:rain:
Thế còn các bạn nghĩ sao?????
Từ câu chuyện đang xôn xao dư luận về một ngôi trường miền núi không có em nào thi đậu tốt nghiệp THPT trong kỳ thi vừa qua, tôi bỗng liên tưởng đến chương trình “Nhật ký Vàng Anh” - một chương trình dành cho thế giới học trò đang phát đều đặn trên truyền hình.
Cùng một lứa tuổi, cùng một cấp học, mà như có hai bến bờ xa lạ. Bờ này là thế giới mà ở đó có phòng riêng, điện thoại đủ loại, máy nghe nhạc, vi tính, những chú gấu bông... Ở đó, học trò ngoài chuyện ăn học, còn là dồn sức cho việc xin chữ ký thần tượng, đi chơi dã ngoại, bỏ vốn để kinh doanh kiếm lãi...
Bờ kia, buồn lắm! Tôi hỏi những học trò của tôi - những học trò ngoài buổi học phải theo cha, theo mẹ ra đồng, oằn lưng trên những ruộng lúa xác xơ nắng gió duyên hải miền Trung - rằng có coi “Nhật ký Vàng Anh” không? Chúng trả lời, hồn nhiên như nắng nhưng đắng đến xót lòng: Coi chi tủi thầy ơi!
Giá như những người làm chương trình về thế giới này thực hơn, nhiệt tâm hơn để góc quay hướng đến một vùng miền nào đó, xa hơn căn phòng của Vàng Anh, xa hơn những tình huống vu vơ phải chọn lựa... thì chắc là đỡ tủi hơn cho các học trò của tôi phải không anh Bút Bi?
-theo Tuổi Trẻ-
Ý kiến riêng của Xiang: Mình rất đồng lòng với người thầy giáo trong bài báo này. Quả thật, thời đại hiện nay, con người thường tạo ra những hình tượng, tiêu chuẩn và áp đặt mọi người vào nó. Ví dụ như ở việt nam teen nào muốn được gọi là vip thì allowance hàng tháng phải 6 con số 0 trở lên. Họ phải biết ăn diện, biết những chỗ vip, sành điệu và là dân chịu chơi. Teenager bây giờ thì ai cũng có cellphone, ipod, và nhiều thứ khác. Tất cả cũng điều bắt nguồn từ các Icon trên truyền hình, sách báo, internet. Các nhà kinh doanh dùng các phương tiện truyền thông để tạo nên những tiêu chuẩn mà nhiều người ko thể theo được. Vì ko phải ai cũng may mắn mà có cái gia thế như net idol Chanthansan, Duy Random... hoặc cái sắc đẹp của Mi Vân. Nhớ rằng đằng sau cái vẻ lộng lẫy, sáng ngời của Thành Phố mang tên Bác, Thủ Đô Hà Nội còn có rất nhiều những mảnh đời luôn bị nghèo đói dằn vặt.
Mặt khác Xiang cho rằng các bạn sống ở những nơi xa xôi hẻo lánh đó ko nên đánh giá mình quá thấp. Bản thân Xiang có lúc cũng phục họ lắm, mình sinh ra và lớn lên trong thành phố lúc nào cũng đầy đủ tiện nghi, nhưng mình lại ko có được cái hình ảnh đồng ruộng, cây cối bạt ngàn. Những trò nghịch phá leo cây, bắt thằn lằn, mà các bạn ấy làm ở vùng nông thôn. Họ ko có được Ipod, họ dùng cái lá cây, cái sáo cái đó cũng đặc biệt lắm chứ. Họ ko có máy game, internet thì họ tìm cái khác để giải trí như leo trèo, lội sông.... Điều mà Xiang phục nhất là cuộc sống của họ đơn giản, và thanh thản hơn cuộc sống của các bạn trẻ thành thị.:rain:
Thế còn các bạn nghĩ sao?????