Tháng Tư
09-09-2007, 02:15 AM
Hãy thử đặt câu hỏi, tại sao mụn thường khởi phát ở độ tuổi dậy thì mà không sớm hoặc muộn hơn? Tại sao trong cùng một môi trường sống nhưng người này bị mụn ít, người kia nhiều và có người hoàn toàn không bị mụn?...
.Tại sao nói rằng các bệnh nhân mụn thường có lượng kẽm thấp? Nên bổ sung lượng kẽm cho cơ thể như thế nào là tốt nhất để điều trị mụn hiệu quả?
Nếu bạn quan tâm đến mụn và muốn điều trị mụn tận gốc cho mình hoặc cho người thân, những thông tin dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.
Mọi thay đổi của cơ thể hầu hết đều bắt đầu ở độ tuổi dậy thì. Ngoài những thay đổi có thể nhìn thấy được như sắc vóc, giọng nói, tính tình... có một sự thay đổi "thầm lặng" hơn, đó là nội tiết tố. Chính sự thay đổi nội tiết tố ấy là nguyên nhân làm cho mụn khởi phát.
Tình trạng mụn ở tuổi dậy thì thường không giống nhau. Có người nặng, có người nhẹ, hoặc có người hoàn toàn không bị mụn dù trong cơ thể mỗi người đều diễn ra sự thay đổi nội tiết tố như trên. Các bác sĩ cho rằng sự khác nhau đó phần lớn tùy thuộc vào lượng kẽm trong cơ thể.
Kẽm được xem là một trong những khoáng chất quan trọng nhất trong cơ thể, đặc biệt đối với làn da. Nhiều nghiên cứu cho thấy, biểu hiện rõ ràng nhất ở những người có lượng kẽm thấp thường là mụn trứng cá. Vì khi thiếu kẽm, sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể giảm, vết thương sẽ khó lành, giảm chức năng của hầu hết tế bào miễn dịch đồng thời làm gia tăng cho sự chuyển đổi hormone testorone thành dihydro testosterone, tức làm tăng tiết bã nhờn quá mức và sừng hóa nang lông nguyên nhân chính gây ra mụn.
Qua các kiểm nghiệm trên lâm sàng, các bác sĩ khuyên rằng cần bổ sung cho cơ thể một lượng kẽm từ 30 - 130mg mỗi ngày. Khi cơ thể được bổ sung một lượng kẽm đầy đủ sẽ làm giảm hoạt động của tuyến bã nhờn và sừng hoá cổ nang lông từ đó giúp vết thương mau lành, tránh tình trạng viêm nhiễm và giảm tối đa khả năng để lại sẹo, vết thâm của mụn.
Bệnh nhân mụn thường được khuyên dùng những loại thức ăn có chứa nhiều kẽm như ngũ cốc, trứng, cá, cua, sò, hến, hàu... để đáp ứng nhu cầu về kẽm của cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta hầu như không đáp ứng được nhu cầu này. Vì thế, giải pháp nhanh chóng nhất chính là cung cấp cho cơ thể lượng kẽm phù hợp từ nguồn dinh dưỡng khác, dễ dàng hấp thu hơn để điều trị mụn hiệu quả hơn.
Theo TTGĐ
.Tại sao nói rằng các bệnh nhân mụn thường có lượng kẽm thấp? Nên bổ sung lượng kẽm cho cơ thể như thế nào là tốt nhất để điều trị mụn hiệu quả?
Nếu bạn quan tâm đến mụn và muốn điều trị mụn tận gốc cho mình hoặc cho người thân, những thông tin dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.
Mọi thay đổi của cơ thể hầu hết đều bắt đầu ở độ tuổi dậy thì. Ngoài những thay đổi có thể nhìn thấy được như sắc vóc, giọng nói, tính tình... có một sự thay đổi "thầm lặng" hơn, đó là nội tiết tố. Chính sự thay đổi nội tiết tố ấy là nguyên nhân làm cho mụn khởi phát.
Tình trạng mụn ở tuổi dậy thì thường không giống nhau. Có người nặng, có người nhẹ, hoặc có người hoàn toàn không bị mụn dù trong cơ thể mỗi người đều diễn ra sự thay đổi nội tiết tố như trên. Các bác sĩ cho rằng sự khác nhau đó phần lớn tùy thuộc vào lượng kẽm trong cơ thể.
Kẽm được xem là một trong những khoáng chất quan trọng nhất trong cơ thể, đặc biệt đối với làn da. Nhiều nghiên cứu cho thấy, biểu hiện rõ ràng nhất ở những người có lượng kẽm thấp thường là mụn trứng cá. Vì khi thiếu kẽm, sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể giảm, vết thương sẽ khó lành, giảm chức năng của hầu hết tế bào miễn dịch đồng thời làm gia tăng cho sự chuyển đổi hormone testorone thành dihydro testosterone, tức làm tăng tiết bã nhờn quá mức và sừng hóa nang lông nguyên nhân chính gây ra mụn.
Qua các kiểm nghiệm trên lâm sàng, các bác sĩ khuyên rằng cần bổ sung cho cơ thể một lượng kẽm từ 30 - 130mg mỗi ngày. Khi cơ thể được bổ sung một lượng kẽm đầy đủ sẽ làm giảm hoạt động của tuyến bã nhờn và sừng hoá cổ nang lông từ đó giúp vết thương mau lành, tránh tình trạng viêm nhiễm và giảm tối đa khả năng để lại sẹo, vết thâm của mụn.
Bệnh nhân mụn thường được khuyên dùng những loại thức ăn có chứa nhiều kẽm như ngũ cốc, trứng, cá, cua, sò, hến, hàu... để đáp ứng nhu cầu về kẽm của cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta hầu như không đáp ứng được nhu cầu này. Vì thế, giải pháp nhanh chóng nhất chính là cung cấp cho cơ thể lượng kẽm phù hợp từ nguồn dinh dưỡng khác, dễ dàng hấp thu hơn để điều trị mụn hiệu quả hơn.
Theo TTGĐ