PDA

Xem đầy đủ chức năng : Những người dám “bỏ học”



hoasaudongvn
10-08-2007, 09:15 PM
- Ngày càng khó khăn để có được một chỗ trong giảng đường đại học. Nhưng vẫn có những sinh viên dám từ bỏ vị trí của mình trong những ngôi trường mà nhiều người mơ ước để tìm cho mình một con đường phù hợp với bản thân. Họ là những bạn trẻ “dám sống”.


Chân dung những “kẻ bỏ học”
Phương đang là SV năm thứ 3 của khoa “xịn” nhất trường Đại học Bách khoa, vị trí của P đang là niềm mơ ước của rất nhiều bạn trẻ.

Nhưng đùng một cái, Phương xin thôi học. Không phải vì học kém, không phải vì lý do thời gian hay gia đình…

Chỉ đơn giản vì Phương cảm thấy mình thực sự không phù hợp với ngành học đó, theo đuổi ngành học này sẽ không phát huy được hết năng lực của cô.

Giang (từng là SV khoa Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội) thì dừng lại sớm hơn một chút. Vì ngay từ đầu, Giang đã xác định là chỉ thi và đi học ở ngôi trường đó vì “bố mẹ mình muốn thế”.

Đam mê thời trang, từ năm lớp 12, Giang đã đi làm những công việc liên quan đến váy áo - làm stylist. Giang muốn được thi vào một trường nào đó có ngành học này. Nhưng bố mẹ gạt đi, coi đó chỉ là sự ham thích nhất thời. Bố mẹ Giang cho rằng, học kinh tế mới đảm bảo có được công việc và một tương lai tốt.

Cố theo lời bố mẹ cho đến hết năm học thứ nhất thì Giang chịu không nổi. Vậy là bỏ. Những lời mắng mỏ của bố mẹ cũng không làm cô thay đổi quyết định.

Nhung là sinh viên được tuyển thẳng vào khoa Triết của trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn. Học hành rất “ổn” trong lớp Cử nhân Chất lượng cao của khoa. Học phí không mất đồng nào. Học bổng nhận đều đều. Nhưng hết năm 1, Nhung đột ngột nộp hồ sơ thi sang Học viện Báo chí tuyên truyền vì “cái tính bay nhảy của mình không hợp với ngành triết”.

Đam mê mới là số 1

Hãy học vì thực sự đam mê.


Đam mê - lý do duy nhất để khiến những bạn trẻ này đủ động lực để bỏ học.

Trong thời gian học ở trường Bách khoa, Phương đã tham gia làm MC cho một chương trình truyền hình và một số công việc liên quan đến tổ chức sự kiện.

Lúc đầu Phương cảm thấy đó là một công việc mới lạ, hấp dẫn, như hầu hết các bạn đã từng làm quen với nghề MC. Nhưng sau những hấp dẫn ban đầu, Phương thực sự cảm thấy mình bị cuốn hút bởi công việc đó. Những sở trường, năng lực của Phương cũng được phát huy tối đa trong môi trường công việc mới này.

Và đó cũng là lúc P nhận ra, công việc của một kỹ sư công nghệ không phù hợp với cô. Vậy là đi đến quyết định thôi học.

Bố mẹ phản đối dữ dội. Họ không thể chấp nhận được việc con gái lại nghỉ học lưng chừng như thế, càng không thể chấp nhận được lý do rất “giời ơi” của Phương.

Bạn bè thì nói Phương dại, ngôi trường tốt thế, dễ gì thi vào. Mà làm thì cứ làm, ai cấm. Học lơ mơ một chút cũng được. Miễn là có được tấm bằng.

Nhưng Phương đã nghĩ rất nghiêm túc về cái lý do tưởng như “giời ơi” ấy: “4, 5 năm học không phải là thời gian ngắn. Nhận ra được mình không hợp, thì nên dừng lại ngay để làm lại. Nếu không quãng thời gian còn lại ở trường sẽ là quãng thời gian phí phạm.

Làm gì cũng cần hứng thú và nghiêm túc. Học lơ mơ để lấy tấm bằng, hay cố trụ trong một ngôi trường danh tiếng, không phải là mục đích của tôi”.

Giang cũng vậy. Cô đang làm biên tập viên chuyên mục thời trang cho một chuyên trang báo điện tử. Cô vẫn đi học, nhưng sẽ chọn trường để thi theo đúng sở trường và năng lực của mình.

Nhung đã ra trường, làm việc trong một cơ quan báo chí lớn, ngày ngày chạy đôn đáo đi lấy tin viết bài. “Công việc quá vất vả với con gái” như bố mẹ và nhiều người đã nghĩ khi Nhung quyết định bỏ học hồi trước.

“Được làm đúng đam mê sẽ khiến mình cảm thấy hứng thú hơn”, Nhung tâm sự.

Dù đã làm những việc chẳng hề liên quan đến ngành học của mình trong trường, nhưng ít dũng cảm hơn những người bạn khác, vì tiếc công học, tiếc công thi, và vì cả không dám trái lời bố mẹ, nên Dũng vẫn cố.

Cuối cùng cậu cũng lấy được tấm bằng, nhưng theo cái cách mà chính Dũng thừa nhận: “Một tấm bằng “vật vã”. Lấy xong rồi chẳng biết dùng để làm gì. Đáng ra thời gian đó, có thể học được những thứ có ích hơn cho công việc của mình”.

Phần lớn thời gian học, Dũng không có mặt ở trường. Nhờ người đi học hộ. Đi thi thì “chạy thầy”. Lúc làm đồ án cũng phải “chạy”. Ra trường, cầm tấm bằng đại học trên tay, Dũng không một lần sử dụng đến nó.

Không dễ dàng gì để những bạn trẻ này đi đến quyết định “bỏ học”, để có thể được làm những thứ mình thích và hợp với mình. Bản thân họ, ban đầu, cũng không dám chắc là quyết định của mình có hoàn toàn chính xác không.

Bỏ học không phải vì họ nghĩ học không cần thiết. Họ chỉ muốn được sử dụng quãng thời gian quý giá để học và làm những thứ theo đúng đam mê và thiết thực với bản thân hơn. Với quyết định của mình, họ là những bạn trẻ dũng cảm và bản lĩnh.

..::**Toxic_Love89**::..
11-08-2007, 11:36 AM
Tui ko phủ nhận theo đuổi ước mơ của mình là ngu ngốc.. là dại khờ... Nhưng bây giờ đi học chủ yếu là theo nhu cầu thị trường...Ra trường có việc làm....... Như tui chẻng hẹn tui trúng tuyển vào ngành "Kinh Doanh Tiền Tệ" Nhưng bố mẹ tui nói là nhà tui ko có "Ô dù " nên sau này ra trường còn khuya mới cóa dziệc làm nên chéc sép tới tui xin chuyển qua khoa " Kế Toán " :rain: :rain:

..::**Toxic_Love89**::..
13-08-2007, 12:43 PM
Bản thân cái suy nghĩ này đã là không có chí cầu tiến rồi. Một là bạn phải là người giỏi hai là nếu bạn là người trung bình thì hãy là người trung bình hoàn toàn. Tại sao không muốn vươn tới cái tốt hơn vậy ta.??

Thời bủi này học hành kiếm cái ngành nào sau này có việc mà làm...Vậy nó có liên wan gì tới cầu tiến :rain: Tui thử hỏi bạn học mấy năm trời để rùi ra trường đi làm trái nghề à :rain:......

Chàng Trai Cao Thượng
15-08-2007, 06:49 AM
lo gì cho sớm cho già con người ra, lại mang tiếng ông cụ non, học xong rùi hẳn tính sau . keke :kaka: