PDA

Xem đầy đủ chức năng : Giọng người Sài Gòn



tiểu quỉ
26-07-2007, 12:22 AM
Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, trong đầu lúc nào cũng có một ý định là sẽ “thở đều” trên mảnh đất ồn ào này, Gọi là yêu Sài Gòn thì có phần hơi quá! Không dám gọi thứ tình cảm dành cho Sài Gòn là tình yêu, nó chưa thể đạt đến mức ấy. Cái tình với Sài Gòn là cái tình của một thằng ăn ở với Sài Gòn hơn 20 năm, cái tình của một thằng mà với nó, Sài Gòn còn quá nhiều điều níu kéo, quá nhiều chuyện để mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài Gòn, lại thấy nhơ nhớ, gần gũi...

Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến chất giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ có giọng Huế mới cùng được ví von thế… Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào… mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt, giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, có cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.

Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang sang sảng riêng… Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu... Người miền khác có khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này. Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” - Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”. Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!” - “thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…

Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”. Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!” Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen và cái “duyên” trong giọng Sài Gòn.

Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn. Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó. Nghe một người Sài Gòn phát âm những chữ có phụ âm "v" như "về, vui, vườn, võng" nó cảm giác sao sao á, không đúng là giọng Sài Gòn chút nào...

Vậy nói cho cùng thì người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là “tiếng địa phương”. Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi… cười vì chưa đoán ra được ý. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó… vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ và… bình dân làm sao.

Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng". Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con ? - Dạ, chưa!"; "Mới dìa/dzề hả nhóc? - Dạ, con mới!"… Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó "thương" lạ...dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẵng hay...

Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này”… người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.) Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.

Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem…”Nhỏ đó xinh lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”… Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thuý, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.

Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề… nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn. Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen. Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà. Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”… Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà…hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà.

Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”

Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang “màu sắc” riêng. Người Sài Gòn có cái kiểu gọi “Mày” xưng “Tao” rất “ngọt”. Một vài lần gặp nhau, nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Sài Gòn mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.

Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng-hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó... tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như "cậu cậu - tớ tớ" của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.

Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy “tụi nhỏ” sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng “con” ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn "ưa" tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì "Dì ơi dì...cho con hỏi chút...!" - còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi. Những tiếng mợ, thím, cậu,... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng “con” chứ không phải “cháu cháu” như một số vùng khác. Cái tiếng “con” cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.

Nói tiếp chuyện xưng-hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này :

Ông đó = ổng
Bà đó = bả
Anh đó = ảnh
Chị đó = chỉ
...
Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh dzậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ - Sài Gòn á nghen.

Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm... Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi : chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng...

Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng "anh-chị-em" đôi khi được... giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghe nè..." và "Gì dzạ Út ?"...Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai...em nói nghe nè!".

Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi... rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba..." một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi... lâu.

Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc trưng của cả một mảnh đất miền Nam sông nước.

Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh, cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào của sông nước Nam Bộ, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…

- Hải Phan -

huongduongxanh
26-07-2007, 09:53 AM
Giọng người Sài Gòn rất zễ mến nhưng ko ngọt như người Miền Tây. Từ giọng nói người ta có thể cảm nhận được sự thân thiện, lịch sự của người Sài Gòn......... Nói chung tiếng Sài Gòn dễ xương và dễ nghe nhất :5:

Lost.
26-07-2007, 10:03 AM
Tớ thích nghe giọng miền Nam, thích cực :D
Thích nghe giọng nữ Sài Gòn , dễ thương lắm - Giọng Nam thì nhẹ như gió í , chẳng khó nghe như nhiều người vẫn nghĩ.

Cũng có thể là nghe quen giọng Bắc , và thấy là lạ với cái chất giọng miền Nam , nhưng có lẽ là không đúng !!
Có 1 cái gì đó.....rất đặc biệt cơ ^^

tiểu quỉ
26-07-2007, 10:12 AM
Nói đến giọng nam thì tớ chịu giọng con trai Sài Gòn í, nghe dễ xương lắm ^^

@huongduongxanh: Dễ xương thì mình... khiêm tốn ko dám nhận :5: Còn khoản kia thì công nhận, giọng người Sài Gòn dễ nghe nhất ^^

♥♥Cinderella♥♥
26-07-2007, 10:20 AM
bài viết rất hay :clap: mình là người miền Bắc nhưng rất thích nghe giọng miền Nam, đặc biệt SG, nghe rất dễ thương và cũng dễ hiểu :D

PlanetVN
26-07-2007, 10:23 AM
:rain: Tớ thích giọng Hà Nội cơ... :meo: :meo: :meo: Iu Hà Nội từ khi mới sinh ra mất rùi... :5: :5: :5: Sài Gòn nghe hoài nên thấy hổng có gì đặc biệt... :im:

:think: Ủa, mà giọng mình giống giọng Sài Gòn hay Hà Nội ta??? :nhi:

tiểu quỉ
26-07-2007, 10:34 AM
Bạn Pò la lết super dễ ghét, nên chắc chắn ko thể giống giọng Sài Gòn :cr:

Hehe Pò la lết é? Giọng bạn rõ ràng ko phải giọng Bắc, cũng chẳng có chất Nam Bộ lắm, nói thế nào nhở? Nó... lai lai ở giữa :hihi:
Được cái giọng trầm và ấm, rất con trai ;)

langtumuadong
26-07-2007, 10:34 AM
HE he!Đúng là hông uổng công đọc hết bài:D!Hay quá xá cà xa <==:sr:!Đọc bài này rồi mới thấy đôi lúc nói chuyện với tụi bạn trên mạng nhưng là người Bắc thì có đứa hiểu đứa ko.MÀ coi lại thì còn nhiều từ mắc cười.Muốn kể cũng khó nhưng mà nói chuyện thì sẽ biết liền.

Mà hình như người miền Nam ko gọi anh Cả chị Cả là do chữ Cả này thuộc vào hàng Kỵ ko được dùng bừa bãi:D!Đoán thui chứ hông biết chính xác hay ko à nha.TẠi đọc truyện xưa thì người ta hay gọi Cọp là ông Cả hay Cậu Cả còn heo rừng lớn là Ông Chảng.

Nhưng mà có 1 cái hông biết các bạn nữ miền Bắc có thử chưa:sr:!Đó là chữ "sao dzạ".Phải nói là nghe dễ thương khinh khủng luôn:so_funny:.Thử đi rùi biết liền hà:sr:!

P/s:Hình như là ss Nguyên thì phải:D!?

tiểu quỉ
26-07-2007, 10:39 AM
Có thể là do đặc trưng giọng nói vùng miền, cũng có thể là nghe riết quen tai, cũng có thể là do... gì gì đấy (:hihi:) nhưng với các từ như "sao dzạ" chẳng hạn, nghe mỗi giọng miền Nam nói là thấy dễ iu thui :D

PlanetVN
26-07-2007, 10:51 AM
@Tiểu Quỉ: có vẻ là thế thật... Mấy thằng bạn ở Sài Gòn thì bảo tớ nói giọng Bắc, còn người Hà Nội gặp nói tớ giọng miền Nam... :hoamat: Sao kỳ thế nhỉ???

@Langtumuadong: ^_^ đúng là có nhiều cô bé Sài Gòn nói câu đó nghe thương thương thiệt... :lol:

Ss Nguyên của cậu đi nghỉ mát rùi, chưa về HHT đâu... :sr:

Sao chổi
26-07-2007, 10:51 AM
SC thì thích giọng của những người dân miền tây cơ ( hix...tại SC sinh ở miền tây :D). Giọng người miền tây không giống với giọng người SG cho lắm.....nó biểu hiện lên giọng của người dân quê nghe thật thà và chất phác vô cùng :D

PlanetVN
26-07-2007, 10:53 AM
Đúng đúng... :clap: Giọng người miền Tây nghe thật thà, chất phác nên rất "dễ dụ"... :cr:

Sao chổi
26-07-2007, 10:56 AM
Hix... " dễ dụ"+> hai từ này không có trong từ điền của người miền tây :D

♥♥Cinderella♥♥
26-07-2007, 10:58 AM
thế còn giọng của người miền Trung thì sao? :5: nói thật là bc thấy khó nghe nhất ( sr nha....dân miền Trung đừng oánh bc tội nghiệp :cr: )

langtumuadong
26-07-2007, 10:58 AM
Phải dùng từ "dụ khị" mới hợp hén:cr:!

§Planet:Lỡ mất cái hẹn đi uống cafe với ss Nguyên kỳ về Vn tiếc quá chừng huynh ui:sr:!

Mây Phiêu Lãng
26-07-2007, 11:00 AM
Hizz... Mây mới đau khổ nè, giọng lai lai, Nam chẳng ra Nam mà Bắc chẳng ra Bắc, hizzz... :(

tiểu quỉ
26-07-2007, 11:04 AM
Oài, giọng Mây nhiều người kết lắm á, còn ca thán gì nữa :D Đâu nhất thiết phải rõ ràng ranh giới giọng miền nào đâu :D Việt Nam là một :hihi:

Nói đến giọng khó nghe thì giọng miền Trung nghe hơi ko quen tí thôi nhưng vẫn nghe được ^^ Quỉ thì quỉ chịu giọng Huế ấy :dien: Nghe ko được :dien:

huongduongxanh
26-07-2007, 11:17 AM
khó nghe nhất nà tiếng Ouảng Trị, khó hơn nữa là tiếng..........dân tộc :so_funny:
tiếng Bắc chuẩn nhất
tiếng Trung khô nhất
tiếng Nam thiệt nhất
koàn miền Tây .......dịu nhất, ngọt nhất...........tớ sợ nhất:so_funny:
đừng oánh nha lói thiệt ó :5:

PlanetVN
26-07-2007, 11:22 AM
Hix... " dễ dụ"+> hai từ này không có trong từ điền của người miền tây :D

Tại cậu thuộc danh sách "bị người khác dụ" chứ đâu phải "đi dụ người khác" đâu, nên không có trong tù điển là đúng... Còn tớ là dân chuyên "đi dụ người khác" nè, nên từ điển của tớ mới có từ đó - để đi giữa đường thấy con gái miền Tây còn "dụ" nữa chớ... :so_funny:


thế còn giọng của người miền Trung thì sao? :5: nói thật là bc thấy khó nghe nhất ( sr nha....dân miền Trung đừng oánh bc tội nghiệp :cr: )

Tớ cũng nghĩ là hơi khó nghe - nhưng không vấn đề gì... Tất cả người Việt đều là anh em... ^_^ Nếu nghe quen rồi thì sẽ ổn thôi mà... Mà tớ thấy giọng con gái Huế mới đầu khó nghe chứ chung quy vẫn kết cái giọng dịu dàng & nhẹ nhàng ấy... :mpl:


Phải dùng từ "dụ khị" mới hợp hén:cr:!

§Planet:Lỡ mất cái hẹn đi uống cafe với ss Nguyên kỳ về Vn tiếc quá chừng huynh ui:sr:!

Thêm với "dụ dỗ" nữa thì chắc ổn... :D

Hờ, thế ra mất bữa uống cafe à??? Xui thế... Mai mốt chi $ cho Nguyên qua đó uống cafe hén - bảo đảm không lỡ nữa... ^_^


Hizz... Mây mới đau khổ nè, giọng lai lai, Nam chẳng ra Nam mà Bắc chẳng ra Bắc, hizzz... :(

Em nhớ giọng chị Mây quá chừng nè... :mpl: Chị em mình đều là "con lai"...

TIAN_LONGYTH
26-07-2007, 02:22 PM
Mí bác sai hít oi... =.=... giọng Đà Lạt là hay nhứt ^^....

huongduongxanh
26-07-2007, 07:14 PM
Mí bác sai hít oi... =.=... giọng Đà Lạt là hay nhứt ^^....

người ĐL chủ íu là người Bắc Trung Bộ, nói chiện rất hay, lời nói rất nho nhã............là giọng Bắc nhưng chả phải giọng Bắc ........:so_funny: .......hẻm bik noá chung tớ thik giọng SG thâu :5:

hotaru_216
26-07-2007, 07:43 PM
Hihi, uh, giọng con gái SG nghe rất ngọt, nhìu lúc đang giận mà nó giở giọng ra năn nỉ là...........mềm ngay tắp lự.
Nhưng Hotaru cũng rất thích giọng HN, nghe ấm lắm, chắc tại hồi nhỏ có cậu ở ngoài HN vào đây sống chung, nói giọng HN , thích ơi là thích.
Mừ Hotaru hình như cũng bị lai , tại bên ngoại là ở ngoài Bắc, bên nội ở trong Nam nên nhiều lúc, lẫn lộn tùm lum, nhất là cách xưng hô cô dì chú bác, hai miền lại khác nhau nên đến khổ, rồi cả cách dùng từ nữa chứ. Ở nhà thì nói chuyện với bà ngoại bằng giọng Bắc, về quê nội nói bằng giọng Nam. Còn đối với bạn bè khi Bắc khi Nam, nhớ có lần lên thuyết trình, tự nhiên nói giọng Bắc ngon ơ làm tụi bạn cười quá chừng, ở trên quê dễ sợ lun T__T

tiểu quỉ
26-07-2007, 08:27 PM
Phải phải :hihi: Giọng con gái Sài Gòn mà dùng để năn nỉ hay... dụ dỗ là hết sẩy áh :hihi:

Tớ từng xem kịch nghe thấy con gái giọng Bắc... nhõng nhẽo rồi :D Nghe... ko xiêu bằng giọng con gái Sài Gòn :hihi:

Lost.
26-07-2007, 08:41 PM
:xinti::xinti: ều ều mọi người hoh fân biệt chủng.....giọng nữa há......

Tớ thích nghe giọng Nam, nhưng giọng bắc vẫn là dễ nghe nhất chứ nhờ......ca sĩ miền Nam khi hát cũng là thành giọng Bắc mờ , giọng Bắc cũng thuộc dạng fổ cập chứ hỉ :D:D

tiểu quỉ
26-07-2007, 09:09 PM
Giọng Bắc là giọng chuẩn tiếng Việt mà :D Tuy nhiên người Bắc cũng bị 1 vài vấn đề về phát âm, chẳng hạn l và n, kiểu như người Sài Gòn, ko phải do phát âm ko đc mà là do thói quen :D

.March
27-07-2007, 12:12 AM
NHầm òy nhá , l với n lẫn lộn là do từng vùng thôi , chứ HN chính gốc thì ko bị thế đâu :hihi:
< Mở ngoặc là tớ cũng thích nghe giọng người miền Nam ^^ , hôm nghe Vy hát ý, xem nữa iu luôn bà ý roài ^^ >
Tớ sợ cái giọng của người THanh Hoá, Nghệ An lắm í , con bạn tớ ở đó , nói chuyện với bọn tớ thì nói giọng bình thường , nói chuyện với tụi ở quê thì giọng Nghệ An đặc , toàn mô tê , răng rứa thôi :D

tiểu quỉ
27-07-2007, 08:00 AM
Ặc :D Khổ thế cơ :D Tớ bảo "người Bắc" là 1 khái niệm rất... chung chung, chứ có chỉ đích danh người Bắc là người nào đâu :D Vì thật ra tớ cũng đâu rành lắm về ngoài ấy :D Ko biết ai dám nói chớ :D Tớ là tớ có ấn tượng đậm nét hồi đi học quân sự ấy, mấy ông cán bộ đa số toàn giọng Bắc, và hầu như toàn... "nãnh đạo", "cho lên là"... :D

cute_lollipop_2301
27-07-2007, 10:16 AM
Đúng là bài này hay thiệt lun đó. Cute cũng thik giọng miền Nam đặc biệt là giọng Sài Gòn. :hihi: Nghe sao mà nó dễ thưng, nhẹ nhàng, nó chân thành mộc mạc sao ahs. Hoh lẫn đâu được.

Ngày Hôm Qua
27-07-2007, 04:36 PM
Đọc nhưng thấy không biết chính xác bao nhiêu phần trăm đây!!! tui không phải dân SG mà là Miền Tây Chính hiệu, đúng là giọng người SG chuẩn hơn Miền Tây vã lại thấy người SG cũng đâu có nói " dui dẻ" gì đậu CMTY có mấy đứa bạn gốc SG nhưng thấy tụi nó nói vui vẽ, dùng từ cũng chuẩn hơn Miền Tây. Có người Miền tây nói "Dui dẽ" thì có
Còn mấy cách nói ổng, Bả, ảnh chỉ thì đâu chỉ riêng SG.
Người SG phát âm " g" phân biệt với "V"; "tr" với "ch" rất giỏi mà.......

anny N
31-07-2007, 10:17 AM
Bài này đọc trong kia rầu , ơ nhưng mà xóa rầu nhỉ :D

Thế giọng mình là giọng gì nhờ?:D Qua bên đây tiếp xúc khá nhiều với người miền Nam ,nhiều hơn cả miền Bắc.Buồn cười lắm í , hồi mới sang đc nghe trực tiếp tiếng miền Nam lần đầu ,mới đầu là lạ ,lúc ng ta nói nhanh thì cũng hok có hiểu.Mà nghe nhiều thành ra bị nhiễm :D Giờ thì nhiều lúc trộn lẫn cả 2 tiếng vào nhau :D
Đợt hè năm ngoái về VN nói chuyện với bà Nội mà Nội cứ kêu " Ô hay cái con này ,mày đi Tây mà sao quên TV kiểu gì lại chỉ chỉ quên tiếng HN ko thế? "

Mà có người lại nói ,giọng tớ giống giọng Quảng Ninh hay QUảng Ngãi gì đó , hic :D

! Chấm Than !
31-07-2007, 08:54 PM
ở Sài Gòn 3 năm ! Ăn Sài Gòn , ngủ Sài gòn ! nhưng tiếng Sài Gòn kô nói đc ! :hihi: Thích tiếng sài gòn vì có người iu là người Sài Gòn ! đôi khi cố gắng để hiểu hết những gì người ta nói lúc mới đầu thiệt khó ! sau này thì đỡ hơn ! Nói chung yêu Sài Gòn Cực !

.March
31-07-2007, 11:58 PM
Nhưng mà sao các ca sĩ khi hát là hát giọng Bắc mà nói lại không nói được giọng Bắc nhỉ? Nghe giọng hát với giọng nói như 2 người khác nhau í ^^

kem dâu mút
13-08-2008, 02:24 AM
Thấy bài này hay quá nên lôi nó lên cho mọi người cùng coi vậy. Biết là sưu tầm nhưng lại rất hay, nhỉ! Nói gì nói, mình yêu giọng của cả 3 miền, Bắc, Trung, Nam đều yêu tất vì căn bản là đều có lý do của nó cả :hihi:

P/s: mình giọng miền nào đây? :moood:

Tháng Tư
13-08-2008, 02:42 AM
em có mấy bạn ở Miền bắc
cứ hay dt vô hỏi thăm em ,ho nói yêu cái giọng con gái sài gòn lắm nghe nói mềm mại ghê hồn em cũng yêu Saigon
nhưng em dân miền Tây nên giọng nói ko phải của Saigon
thế nhưng Saigon ngày nay Sg dc nhiều dân nhập dư vô đông nên chất "sài gòn " cũng dc loãng đi
em sống ở Sg ko lâu
tiếp xúc với mấy bạn miền Trung tự dưng thấy giọng mình cũng " lai "

mây_trắng
13-08-2008, 02:58 AM
sài gòn còn kó nhìu từ bùn cười chít đi được ,mà chẳng hỉu vì sao nó lại ra như vậy:men: ,nghe riết thành thói quen nên nói lun :D

muathutim
13-08-2008, 03:08 AM
Mình thích giọng con gái Sài gòn hơn con trai Sài gòn :hihi: giọng rất ngọt và dễ thương :hihi: giọng mình chẳng phải Bắc , cũng không phải Nam , giọng Nha Trang chuẩn :so_funny: Không biết nói với người Hà Nội và Sài Gòn thì họ có nghe được không ta :hihi:

DuyênBòMộng
13-08-2008, 08:53 PM
Bài viết súc tích quá! Chuẩn luôn!
Giọng người Sài Gòn cũng như giọng người miền Nam, chất phát, luôn phát âm theo cách nào dễ dàng cho cái lưỡi nhất...

Hihi, để Duyên bổ sung thêm vài kiểu gọi của người Sài Gòn bây giờ

Cha đó (có khi là để ám chỉ cha của mình) = chả
Mẹ đó (có khi là nói về mẹ của mình) = mẻ
Thầy đó = thẩy
Cô đó = cổ
Em đó = ẻm
.... pó tay!

lừa_đảo_tiểu_thư
13-08-2008, 10:36 PM
mình thích giọng trai Sài Gòn :hihi: nghe có một lần thôi mà phê luôn :hihi: nhưng vẫn yêu giọng Hà Nội nhắm cơ :hihi: thích cái giọng đủ mọi âm sắc của nó :hihi:

Miu đi trên cỏ non
13-08-2008, 10:53 PM
Hơ hơ... đọc lại bài này, tự nhiên nhớ... hôm bữa hồi lâu, trưa vội vàng lên trường chưa kịp ăn uống gì, tranh thủ tạt vào 1 tiệm bán bánh bên hông trường mua cái bánh lót dạ. Chỉ tay vào bánh: Cho em cái này, "ông" bán cười cười đáp ngon ơ: Ở đây bán chứ hông có cho (ặc ặc) :|:|:| "To đầu" mà còn ham giỡn :-"

babylove17
13-08-2008, 11:10 PM
và nhất là cái giọng làm nũng cũa con gái sg thì khõi chê vào dâudc đến love còn phãi chết nữa là

nguyenhuuphuc2612
13-08-2008, 11:29 PM
Bài viết súc tích quá! Chuẩn luôn!
Giọng người Sài Gòn cũng như giọng người miền Nam, chất phát, luôn phát âm theo cách nào dễ dàng cho cái lưỡi nhất...

Hihi, để Duyên bổ sung thêm vài kiểu gọi của người Sài Gòn bây giờ

Cha đó (có khi là để ám chỉ cha của mình) = chả
Mẹ đó (có khi là nói về mẹ của mình) = mẻ
Thầy đó = thẩy
Cô đó = cổ
Em đó = ẻm
.... pó tay!

thẩy ^^ , người SG , đặc biệt là học trò - sinh viên thì ko dùng thẩy đâu , chỉ là thiếu số thôi , chủ yếu là

Ổng = ông đó

Chả = cha đó , thằng đó :D

nguyenhuuphuc2612
13-08-2008, 11:39 PM
SC thì thích giọng của những người dân miền tây cơ ( hix...tại SC sinh ở miền tây :D). Giọng người miền tây không giống với giọng người SG cho lắm.....nó biểu hiện lên giọng của người dân quê nghe thật thà và chất phác vô cùng :D

nhưng lại rất khó nghe đối với dân SG khi giọng người nói " quá thực sự " chất phác. Vừa nói nhanh , vừa nuốt chữ

hix


khó nghe nhất nà tiếng Ouảng Trị, khó hơn nữa là tiếng..........dân tộc :so_funny:
tiếng Bắc chuẩn nhất
tiếng Trung khô nhất
tiếng Nam thiệt nhất
koàn miền Tây .......dịu nhất, ngọt nhất...........tớ sợ nhất:so_funny:
đừng oánh nha lói thiệt ó :5:

giọng Bắc chuẩn nhất ? chắc ko ? Mỗi vùng miền đều có 1 giọng chuẩn , ko biết sao chứ , tỷ lệ người ngoài Bắc , điển hình là Hà Nội , viết sai chính tả là hơn cả miền Nam :cooll::cooll::cooll:


thế còn giọnag của người miền Trung thì sao? :5: nói thật là bc thấy khó nghe nhất ( sr nha....dân miền Trung đừng oánh bc tội nghiệp :cr: )a

Hix , Quảng Trị , Quảng Ngãi , Nghệ An , Huế , Vinh ,........... Hix , nói với mình mà cứ tưởng là đag ca cho mình nghe. Còn lúc ng ta đag gây chuyện , đang " chửi lôn " ( xin lỗi, mình quen dùng từ này ) thì khỏi nghe , như chim đag hót :xinti::xinti::xinti:

nguyenhuuphuc2612
13-08-2008, 11:44 PM
:xinti::xinti: ều ều mọi người hoh fân biệt chủng.....giọng nữa há......

Tớ thích nghe giọng Nam, nhưng giọng bắc vẫn là dễ nghe nhất chứ nhờ......ca sĩ miền Nam khi hát cũng là thành giọng Bắc mờ , giọng Bắc cũng thuộc dạng fổ cập chứ hỉ :D:D

vậy mà tất cả các ca sĩ muốn thành danh & thành công đều phải Nam tiến đó :dan::dan::dan:


em có mấy bạn ở Miền bắc
cứ hay dt vô hỏi thăm em ,ho nói yêu cái giọng con gái sài gòn lắm nghe nói mềm mại ghê hồn em cũng yêu Saigon
nhưng em dân miền Tây nên giọng nói ko phải của Saigon
thế nhưng Saigon ngày nay Sg dc nhiều dân nhập dư vô đông nên chất "sài gòn " cũng dc loãng đi
em sống ở Sg ko lâu
tiếp xúc với mấy bạn miền Trung tự dưng thấy giọng mình cũng " lai "

hix , SG giờ thì người thực sự gốc SG có đc là nhiêu đâu. Dân nhập cư , ra đường , thấy 10 chiếc xe gắn máy lưu thông , chỉ đc 2 3 chiếc là biển số SG ( mà còn chưa chắc là do dân SG mua đứng tên hay cho mượn hay người ngoài nhờ dân SG đứng tên mua giùm nữa đó )