PDA

Xem đầy đủ chức năng : Văn Hoá Nhật Bản !



bebadboy87
21-07-2007, 09:33 PM
ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI


1. Lịch sử

Nguồn gốc dân tộc

Nhật Bản là một quốc gia hải đảo hình vòng cung, có diện tích tổng cộng là 377,834 km² nằm xoải theo bên sườn phía đông lục địa châu Á. Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt. Gồm 4 đảo chính, theo thứ tự từ bắc xuống nam là: Bắc Hải Đạo (Hokkaido), Bản Châu (Honshu ), Tứ Quốc (Shikoku ) và Cửu Châu (Kyushu ) cùng hàng ngàn đảo nhỏ chung quanh

Nhật Bản còn có tên là Nhật, Nhật Bản Quốc (tên chính thức của nhà nước); có một thời gian còn được gọi là Nhật Bổn; viết theo chữ cái Latinh là Nihon hoặc Nippon (đọc là Ni-hôn hoặc Níp-pông); theo tiếng Hán gốc có nghĩa là "xứ Mặt Trời mọc" .Nhật Bản còn có các mĩ danh là xứ Hoa Anh Đào - vì người Nhật rất thích trồng cây hoa Anh Đào khắp nước, hay xứ Mặt Trời Mọc (The Land of Rising Sun) - vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông. Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã tự lấy tên nước là Đại Hòa (Yamato), vì vậy người Nhật còn được tự gọi hay nhận mình là Hòa Nhân. Thời xưa, Trung Hoa gọi Nhật Bản là Nuỵ Quốc (nước của những người lùn), hay Phù Tang (xứ có nhiều cây phù tang, tức một loại cây dâu). Năm 670, năm đầu niên hiệu Hàm Hanh (670-674) nhà Đường (vua Đường Cao Tông), Nhật Bản gởi một sứ bộ đến chúc mừng triều đình Trung Quốc nhân dịp vừa bình định Cao Ly (Triều Tiên) và từ đó được đổi tên là Nhật Bản.

Theo thần thoại Nhật Bản trong Cổ Sự Ký (Kojiki) viết vào đầu thế kỷ thứ 8, thuở ban sơ, vũ trụ chưa có hình thù. Có tới tám trăm vạn thần linh, sống ở trên Cánh Ðồng Trời, từ đó nhìn xuống chỉ thấy bóng tối, sương mù và nước. Hai vị thần trong tuổi thanh xuân là chàng Izanagi và nàng Izanami nhận nhiệm vụ làm cho mặt đất đi theo đời sống mà sinh sôi nẩy nở. Họ bước qua Thiên Phù Kiều là chiếc cầu nối trời và đất, quậy sóng cho kết đọng lại mà thành đảo Onogoro và xuống đó, đây là sáng tạo đầu tiên của họ. Họ bắt tay dựng trụ trời và xây nhà trên quê hương mới.

Rồi hai vị thần trẻ quên mình là thần linh, sống như con người, kết hôn với nhau sinh "con" đầy đàn là những đảo khác tạo thành quần đảo Nhật Bản ngày nay. Rồi Izanagi sinh ra thần Mặt Trời (Amaterasu) là nữ thần nhan sắc và ánh sáng (tượng trưng cho phụ nữ Nhật) từ mắt trái, thần Mặt Trăng (Tsukiyomi) từ mắt phải và thần Bão (Susanoo) từ mũi của mình.

Sau đó, nữ thần Mặt Trời phái cháu trai của mình là Ninigi giáng thế, chinh phục vùng Izumo. Ninigi gặp và lấy con gái xinh đẹp của thần Oyamatsumi sinh ra hai con trai là Hoderi và Hoori. Hoori sau lấy công chúa Thủy Cung Toyotama sinh được một con trai. Người con trai này lấy em gái của Toyotama sinh ra bốn hoàng tử, họ chinh phục xứ Yamato. Sau khi các anh chết, hoàng tử út lên ngôi xưng là Thiên Hoàng Jinmu, đó là vị vua đầu tiên trong 125 đời vua của dòng họ Nhật Hoàng trị vì cho tới ngày nay.

Hiện vẫn chưa có cơ sở khoa học chắc chắn về xuất xứ và thời gian xuất hiện những cư dân đầu tiên trên quần đảo Nhật Bản. Tuy nhiên, hầu hết các học giả đều cho rằng họ đã có mặt tại quần đảo từ xa xưa và định cư liên tục từ đó cho đến thời nay. Những phát hiện trong nghiên cứu cổ vật, xương... đã củng cố thêm sự nghi ngờ đối với thuyết trước kia cho rằng người Nhật là con cháu của những người xâm chiếm đến sau “thổ dân” Ainu và đã đẩy bộ tộc này ra khỏi quần đảo. Ngày nay, người ta tin rằng tổ tiên của người Nhật là những người đã làm nên đồ gốm mang tên Jomon. Những người này được biết là đã có mặt trên quần đảo ít nhất từ năm 5000 TCN, sau đó theo thời gian, pha trộn với các giống người khác, phát triển qua lịch sử thành dân tộc Nhật Bản ngày nay.

Ngôn ngữ và phong tục của người Nhật gồm những thành tố văn hoá của cả phương Bắc lẫn phương Nam. Dưới góc độ sử dụng và cú pháp, rõ ràng tiếng Nhật thuộc hệ thống ngôn ngữ Antai của các dân tộc phía Bắc lục địa châu Á, song trong từ vựng lại có nhiều từ gốc từ phía Nam. Trong các tập quán và tín ngưỡng, ta thấy các lễ nghi gắn với văn hoá trồng lúa nước vốn có nguồn gốc ở phía Nam; còn huyền thoại lập nước bởi vị thần - ông tổ của nòi giống - từ thiên đường xuống hạ giới thì có nguồn gốc ở phía Bắc. Vì vậy, người ta cho rằng dân cư ở đây có xuất xứ từ cả phương Bắc lẫn phương Nam đến quần đảo Nhật Bản từ thời tiền sử và qua một quá trình hoà trộn các chủng tộc dần dần tạo ra dân tộc Nhật Bản.

Những năm gần đây, các cuộc khai quật di tích khảo cổ ở nhiều khu vực khác nhau trên khắp đất nước cho thấy khả năng tồn tại của một nền văn hoá tiền đồ đất nung ở Nhật Bản trước văn hoá Jomon, có thể là thời đại đồ đá cũ.

Khảo sát các di chỉ thời kì đồ đá mới cho thấy văn hoá Jomon tồn tại từ khoảng năm 5000 TCN đến năm 200 TCN vốn là thời kì du mục săn bắt và hái lượm, sau đó là văn hoá Yayoi tồn tại từ khoảng năm 200 TCN đến năm 200, có thể đã được khởi đầu bằng một đợt di cư của cư dân từ lục địa đến và họ mang theo nền văn hoá định cư và trồng trọt. Vào khoảng cuối thế kỷ III đến cuối thế kỷ VI, nổi lên nền văn hoá được gọi là văn hoá Kofun (mộ cổ) do có đặc tính xây lăng bằng đất đồ sộ cho những người có vai vế trong các bộ lạc.

Từ cuối thời văn hoá Yayoi đến thời văn hoá Kofun là thời kì thực sự hình thành đất nước Nhật Bản. Văn bản ghi chép của Trung Quốc thời đó giúp ta có thêm thông tin về thời kì này, chẳng hạn, phần nói về nhà nước Yamatai và nữ hoàng Himiko có trong tư liệu "Về dân tộc Hoà" trong "Lịch sử thời nhà Vệ" của Trung Quốc.

Nhiều người nghĩ rằng dân tộc Nhật là thuần chủng 100%, tuy nhiên theo một số nghiên cứu gần đây thì người Nhật là kết hợp của một số chủng tộc. Kết luận này dựa trên các đặc điểm về hình thể của người Nhật. Có thể cho rằng người Nhật là kết hợp của người Đông Nam Á (Tộc Jomon), người Tungusic (Tộc Yayoi, qua bán đảo Triều Tiên đến Nhật ) và bộ tộc người Ainu.

Cách đây khoảng 1000 năm có một nền văn hoá tên là Satsumon (Sát văn) trải rộng từ quần đảo Sakhalin, Kuril tới Hokkaido và khu vực bắc Honshu. Người ta cho rằng chính người Ainu là chủ thể của nền văn hoá này. Có nghĩa rằng người Ainu sống ở khu vực này trước người Nhật. Người Ainu sinh sống dựa vào tự nhiên với nghề săn bắt, đánh cá, hái lượm. Nhưng đến khoảng thế kỷ 15, thiên nhiên rộng lớn ấy của họ bị Hoà nhân, sau này gọi là người Nhật, xâm lược. Sau những xung đột dữ dội và dai dẳng, đến cuối thế kỷ 18 khu vực Hokkaido của người Ainu đã bị Nhật xâm chiếm hoàn toàn. Sau đó, dưới chính quyền Minh Trị, người Ainu bị đồng hoá với người bản địa. Tuy vậy, văn hoá Ainu, tiếng nói Ainu vẫn được con cháu họ gìn giữ cho đến ngày nay.

bebadboy87
23-07-2007, 01:26 AM
Nhật Bản buổi bình minh

Thời Tiền đồ đất nung (Thời đại đồ đá cũ): 15000 năm đến 5000 năm TCN Sống du mục săn bắt và hái lượm Thời đồ gốm Jomon: 5000 năm đến 200 năm TCN

Thời đồ gốm Yayoi: 200 năm TCN đến năm 200
Chuyển sang trồng lúa và hình thành việc định cư. Phát triển các vương quốc độc lập nhỏ. Vào cuối thời kì, có xu hướng đi đến thống nhất.

Thời văn hoá Kofun: Cuối thế kỷ III đến cuối thế kỷ VI
Vương quốc Yamato thiết lập sự thống trị trên quá nửa phía Tây quần đảo Nhật Bản, kể cả phía Nam của Triều Tiên. Sau này, việc kiểm soát phía Nam Triều Tiên bị suy yếu, và sự tranh ngôi trong gia đình Nhật hoàng đã đe doạ quyền lực của Yamato. Đạo Phật và đạo Khổng được du nhập.

Thời Asuka: Cuối thế kỷ VI đến đầu thế kỷ VIII
Hoàng tử Shotoku phục hồi quyền lực của vương quốc Yamato. Các cố gắng đầu tiên để tạo nên hiến pháp và một hệ thống giai cấp chính thức. Shotoku quảng bá cho đạo Phật. Một số chùa Phật giáo được xây dựng. Gia đình Soga trở nên rất có quyền lực, tuy nhiên sau này đã bị Fujiwara-no-Kamatari dưới quyền hoàng tử Naka-no-Oe lật đổ. Cải cách Taika theo những ý tưởng trước đây của hoàng tử Shotoku. Chấm dứt sự cai trị của người Nhật Bản ở Triều Tiên. Tinh thần của cải cách Taika được thể hiện trong bộ luật gọi là Ritsuryo dưới thời Temmu, sau này được cải tiến dưới thời Mommu, cháu nội của ông ta.

Thời Nara: Đầu thế kỷ VIII đến cuối thế kỷ VIII
Nara trở thành thủ đô, bộ luật Ritsuryo được hoàn thành. Nhật hoàng có uy quyền lớn. Văn hoá thời nhà Đường của người Trung Hoa được du nhập vào. Đạo Phật hưng thịnh. Hai cuốn lịch sử dân tộc Kojiki và Nihon Shoki cũng như Man’yoshu, một tuyển tập các bài thơ Nhật Bản, được biên soạn. Nền văn hoá đạt tới mức cao nhờ việc trộn lẫn các yếu tố Trung Hoa và Nhật Bản. Đúc được các đồng tiền bằng bạc và đồng đỏ. Một số chùa gỗ trong đó có chùa Todaji và kho báu hoàng gia Shosoin được xây dựng.

butbi*
23-07-2007, 02:51 AM
chà, 1 bài giới thiệu hoành tráng quá hen, BB có mấy pix về đất nước Thái dương thần nữ đó nè ^^

hoa anh đào (sakura) ^^
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/e/ee/450px-Cherry_blossoms.jpg

đây là cây cầu trong hoàng cung NB
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/1/13/Nijubashi.jpg

NB về đêm
http://www.destination360.com/asia/japan/images/s/japan-overview.jpg

huabinhquan†
23-07-2007, 02:53 AM
pock tem hhehe dep wa :D

bebadboy87
29-07-2007, 06:38 AM
Nhật Bản thời trung cổ


Thời Heian

Đầu Heian: Cuối thế kỷ VIII đến cuối thế kỷ IX
Nhà nước chuyển tới thủ đô mới Heian-Kyo (Kyoto). Thành lập các giáo phái Phật giáo mới đã Nhật Bản hoá (là Tendai và Shingon - chủ yếu hội nhập những yếu tố tiến bộ). Hệ thống các điều luật Ritsuryo được sửa đổi. Lối viết thơ văn theo kiểu Trung Hoa rất hưng thịnh ở triều đình. Dòng họ Fujiwara nắm quyền hành đằng sau ngai vàng.

Giữa Heian: Cuối thế kỷ IX đến cuối thế kỷ XI
Với sự gia tăng quyền lực của dòng họ Fujiwara, việc cai quản chính quyền bằng quan nhiếp chính trở thành luật lệ. Triều đình mất quyền kiểm soát đất nước mà chỉ còn nắm vai trò nghi thức đơn thuần. Phúc lợi công cộng bị coi nhẹ. Người đứng đầu các tỉnh trở nên tham nhũng và lười nhác. Chủ nhân của các khu trang ấp (shoen) thành lập các nhóm võ sĩ để tự vệ, tạo ra sự mở đầu của hệ thống samurai (cận vệ có vũ trang). Thơ ca Nhật Bản phát triển vững chắc, đặc biệt là waka (thể thơ 31 âm tiết). Kokinshu và các tuyển tập waka khác được biên soạn. Những tác phẩm viết khác gồm có tiểu thuyết đầu tiên của thế giới, cuốn Genji Monogatari do một mệnh phụ triều đình viết, cuốn Ise Monogatari, Tosa Nikki và Makura-no-Soshi.

Cuối Heian: Cuối thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XII
Bắt đầu một thế kỷ các Nhật hoàng đi tu nhưng vẫn cai quản công việc triều chính. Triều đình suy đồi, dần biến thành một nhà không có thực quyền, quan liêu xa rời thực tế, không chăm lo đến các phúc lợi công cộng mà chỉ bận tâm tới việc xây dựng chùa chiền và truyền bá tư tưởng Phật giáo. Tầng lớp quý tộc trong triều đình suy đồi và vô dụng. Giáo phái Phật giáo Jodo (Tịnh Thổ) phát triển. Quyền lực của các phe cánh địa phương với nền tảng là hệ thống samurai tăng lên. Dẫn đầu trong số họ là các gia đình Minamoto (Genji) và Taira (Heike hoặc Heishi). Các chùa chiền cũng duy trì lực lượng tự vệ. Những cuộc tranh giành quyền lực trong hoàng tộc và các yếu tố khác cuối cùng đã đem lại uy thế cho gia đình Taira, nhưng sau một phần tư thế kỷ nắm quyền, rốt cuộc Taira lại bị Minamoto đánh bại.

Thời Kamakura: Cuối thế kỷ XII đến cuối thế kỷ XIV
Minamoto-no-Yoritomo bổ nhiệm Seii-Taishogun (Chinh di đại tướng quân). Thành lập Mạc Phủ hay chế độ shogun đầu tiên ở Kamakura. Phát triển nông nghiệp nhờ sử dụng súc vật kéo. Thu hoạch vụ mùa nửa năm một lần. Bổ nhiệm chức vụ shugo và jito. Giáo phái Phật giáo Jodo phát triển. Giáo phái Zen du nhập vào từ Trung Quốc. Sau cái chết của Yoritomo, gia đình Hojo trở thành các quan nhiếp chính trong chế độ shogun. Dòng dõi Minamoto chẳng bao lâu kết thúc, nhưng gia đình Hojo vẫn tiếp tục làm các quan nhiếp chính, kiểm soát cả các Nhật hoàng lẫn các shogun. Giáo phái Phật giáo Nichiren (hoặc Hokke) phát triển. Heike Monogatari được viết. Samurai ngày càng trở nên có nhiều quyền lực ở các vùng trang ấp. Vào giai đoạn cuối của thời kỳ này, Nhật hoàng Godaigo nhanh chóng khôi phục lại luật lệ hoàng gia nhưng thất bại trong việc đạt được quyền kiểm soát thích đáng và bị lật đổ bởi người trước đó đã từng giúp ông là chiến binh Ashikaga Takauji - người đã đưa Komyo lên ngai vàng. Godaigo bỏ trốn và lập ra một triều đình ở Yoshino kình địch với triều đình Komyo ở Kyoto. Hai triều đình phía Bắc và phía Nam sau đó tiếp tục tồn tại trong 57 năm.

Thời Muromachi: Đầu thế kỷ XIV đến cuối thế kỷ XV
Chế độ shogun Ashikaga (hoặc Muromachi) bắt đầu bằng việc triều đình phía Bắc phong cho Ashikaga Takauji tước hiệu Seii-Taishogun. Tổng hành dinh được thành lập tại Muromachi ở Kyoto. Với việc hai triều đình phía Bắc và phía Nam hợp nhất lại vào năm 1392, chế độ tướng quân này cuối cùng hoàn toàn được thừa nhận. Samurai dù sao vẫn tiếp tục làm xói mòn quyền lực của giai cấp quý tộc tại các thái ấp (shoen). Chính quyền shogun bổ nhiệm một số người giữ chức shugo như đã có từ thời chính quyền shogun Kamakura. Tuy nhiên, những người này không phải là tuỳ tùng của Ashikaga, họ hành động vì lợi ích của chính họ, phát triển thành các thủ lĩnh shugo-daimyo của samurai địa phương với quyền hành riêng. Uy quyền của chế độ shogun không ngừng bị giảm sút do ảnh hưởng bởi sự yếu kém của triều đình. Tuy vậy, các môn nghệ thuật như cắm hoa, trà đạo v.v... lại phát triển. Các môn Kịch Nô, Kyogen v.v... phát triển đến độ chín mùi. Phát triển nghệ thuật vẽ tranh mực Tàu và tranh nhiều màu sắc rực rỡ theo trường phái Kano. Kết thúc thời kỳ này là cuộc chiến tranh Onin. Sau đó chế độ shogun hầu như mất toàn bộ quyền kiểm soát, dẫn đến thời kỳ của các cuộc nội chiến. Mặc dù vậy, thời kỳ này đã chứng kiến sự phát triển của nghề cá, khai thác mỏ, buôn bán v.v... Các thị trấn phát triển xung quanh các thành trì, đền chùa và bến cảng v.v...

bebadboy87
31-07-2007, 09:39 PM
Nhật Bản thời đụng độ với Phương Tây

Thời Azuchi-Momoyama: Cuối thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVI
Thời kỳ của các cuộc nội chiến. Quyền lực dần dần chuyển từ trên xuống dưới: Shogun > dòng họ Hosokawa (cấp dưới của shogun) > dòng họ Miyoshi (cấp dưới của Hosokawa) > dòng họ Matsunaga (cấp dưới của Miyoshi). Quyền lực của shugo-daimyo tăng lên, thay thế tầng lớp quý tộc cũ kiểm soát các thái ấp. Họ cố thủ trong các khu vực của mình và tìm cách mở rộng quyền lực. Việc này cuối cùng dẫn tới một xu hướng thống nhất quốc gia dưới một người lãnh đạo có quyền lực cao nhất. Trong thời kỳ này, những người châu Âu đầu tiên đã đến Nhật Bản, mang theo súng ống và Cơ đốc giáo. Việc buôn bán với nước ngoài bắt đầu. Oda Nobunaga trục xuất viên shogun Ashikaga cuối cùng và thành công trong việc thống nhất một khu vực quan trọng của đất nước. Sau khi ông chết do bị phản bội, công việc của ông được người tuỳ tùng trung thành tên là Toyotomi Hideyoshi hoàn thành. Đạo Cơ đốc và việc buôn bán với nước ngoài phát triển mạnh mẽ dưới thời Nobunaga và vào đầu thời Hideyoshi, nhưng cuối cùng Hideyoshi nghi ngờ những tham vọng về đất đai của người châu Âu và đã ra lệnh trục xuất những người truyền giáo. Việc buôn bán vẫn tiếp tục. Hideyoshi phái quân đội xâm chiếm Triều Tiên. Cuộc viễn chinh thất bại. Trường phái hội hoạ Kano và trà đạo phát triển tới đỉnh điểm. Sau khi Hideyoshi chết, quyền lực bị Tokugawa leyasu thâu tóm.

Thời Edo

Đầu Edo: Đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII
Tokugawa bổ nhiệm shogun thông qua Nhật hoàng (cả Nobunaga lẫn Hideyoshi đều không cố gắng trở thành shogun mà chỉ duy trì quyền lực qua các vị trí chính thức tại triều đình). Các daimyo chống đối gia đình Tokugawa đều bị chuyển tới các thái ấp ở những vùng xa trung tâm và bị ép phải dùng phần lớn của cải của họ để làm đường và các dự án khác, bị buộc phải luân phiên di chuyển hàng năm giữa Edo và thái ấp của mình, để lại gia đình làm con tin lâu dài ở Edo. Các thái ấp được những người tuỳ tùng của shogun cai quản, tuy nhiên quyền lực ở đây rất lớn. Thành lập bộ luật hợp pháp cho các gia đình quý tộc, tạo điều kiện cho chế độ shogun kiểm soát triều đình và hoàng đế. Hệ thống 4 đẳng cấp (1. võ sĩ, 2. nông dân, 3. thợ thủ công, 4. nhà buôn) được thừa nhận, cùng với việc hôn nhân giới hạn trong những người ở cùng một đẳng cấp. Ở từng đẳng cấp, mối quan hệ chủ - tớ phong kiến được thiết lập. Chế độ shogun Tokugawa được thiết lập vững chắc trên hệ thống này và được biết tới dưới tên gọi bakuhan (Kết hợp shogun và chủ thái ấp). Buôn bán và đạo Cơ đốc một lần nữa lại phát triển thịnh vượng trong thời gian ngắn, tuy nhiên, cũng như Hideyoshi, Ieyasu cuối cùng đã nhìn thấy nguy cơ của đạo Cơ đốc và bắt đầu những biện pháp đàn áp với mức độ ngày càng tăng. Tới thời kỳ của shogun Tokugawa thì việc cấm đạo Cơ đốc và buôn bán hầu như đã hoàn thành. Những người Nhật Bản tin vào đạo Cơ đốc bị hành hình. Các thương gia, trừ người Hà Lan và người Trung Hoa, đều bị cấm tới Nhật Bản, và người Hà Lan bị hạn chế chỉ cho phép đến một hòn đảo nhỏ ở cảng Nagasaki. Quyền lực của chế độ shogun được củng cố, việc cai trị tập trung, công nghiệp và nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, giao thông được cải thiện, đem lại sự thịnh vượng cho buôn bán và thương mại nội địa. Các thị trấn mọc lên ngày càng nhiều và rất hưng thịnh, đặc biệt là các đô thị quanh cung điện. Giới thương gia trở nên giàu có, và từ tầng lớp này xuất hiện những hình thức nghệ thuật mới, bao gồm thơ haiku (Matsuo Basho), thể loại tiểu thuyết (Ihara Saikaku), kịch rối (Chikamatsu Monzaemon), các bản in tranh khắc gỗ ukiyoe v.v... Kịch Kabuki được dàn dựng lần đầu tiên ở Kyoto vào đầu thời kỳ này, sau đó hạn chế chỉ dành cho diễn viên nam, bắt đầu được diễn ở Edo và Osaka vào cuối thể kỷ XVII.

Giữa Edo: Đầu thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX
Hệ thống bakuhan không ngừng suy yếu do sự tập trung của cải vào tay giới thương gia. Chế độ shogun gặp phải những khó khăn tài chính, samurai và nông dân rơi vào cảnh nghèo khó. Đã có các nỗ lực nhằm cải cách chế độ shogun, nhưng do vẫn duy trì chính sách thả lỏng việc tư nhân kinh doanh nên tình trạng suy vong ngày càng nặng nề. Nạn đói kém và thảm hoạ thiên nhiên, cộng thêm sưu cao thuế nặng (đối với lúa gạo) mà chế độ shogun và daimyo bắt người dân gánh vác đã biến những người nông dân và các tầng lớp dân thường khác thành nghèo khổ. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân xuất hiện. Trong lĩnh vực văn hoá, chứng kiến sự nở rộ cuối cùng của nền văn hoá Edo. Các truyện ngắn theo xu hướng phóng đãng, truyện tình lịch sử, nghệ thuật đóng kịch Kabuki, các loại tranh và bản in gỗ gồm "nishiki-e" (bản in tranh nhiều màu) được phát triển. Giáo dục được truyền bá vào tầng lớp thương gia và thậm chí cả những nông dân tại "terakoya". Phát triển các trường "kokugaku" (Quốc học), một xu hướng giáo dục thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Hoa và trở lại các truyền thống quốc gia. “Rangaku" (Hà Lan học) - việc nghiên cứu các tác phẩm khoa học khác nhau du nhập từ phương Tây qua các thương nhân Hà Lan như địa lý, y học, thiên văn, vật lý, hoá học v.v... cũng dần dần được phát triển.

Cuối Edo: Đầu thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XIX
Suốt thời kỳ đầu Edo, những người nước ngoài đủ loại đã đặt chân lên đất Nhật Bản, nhưng tiếp theo chuyến viếng thăm của thuyền trưởng Perry năm 1853 nhân danh Tổng thống Mỹ đòi hỏi mở cửa đất nước để buôn bán, các lực lượng trong và ngoài Nhật Bản đã dần dần ép nhà nước phải từ bỏ chính sách bế quan toả cảng. Chế độ Shogun quyết định buôn bán với các dân tộc khác. Mặc dù xung đột quyền lực giữa shogun và các lực lượng hoàng gia đã đem lại thắng lợi cho những người ủng hộ Nhật hoàng - những người đã công khai chống đối chính sách này - nhưng sau khi shogun sụp đổ, họ đã ủng chính sách buôn bán với nước ngoài và việc đổi mới đất nước.

hoatimuoi
05-08-2007, 10:23 PM
đẹp .............................................nhưn g dài quá làm biếng dọc quá hix hix

-:-AlONe-:-
10-08-2007, 04:38 AM
......đẹp lung linh......:hihi:

tiểu_muội_muội
14-08-2007, 03:09 AM
mùa xuân sang có hoa anh đào :bay:
nhìn mấy cảnh hoa anh đào rụng trong fim thấy sướng wá ah :bay:

hoasaudongvn
15-08-2007, 11:41 PM
Dài quá , mình chỉ thích hoa anh đào ở nhật còn các thứ khác thì hok

palentine_kiiixx
26-08-2007, 12:31 AM
thích cái cuối nhứt...........tour du lịch nài tạm ổn

khangminh
28-08-2007, 08:15 PM
manga and cách ăn mặc của giới trẻ nhật bản cũng gây ấn tượng sâu sắc với mọi teen :sr: đặc biệt người nhật bản copslay là hít xảy...:sr:
ngoài ra người nhật bản còn được coi là dân tộc tôn trọng sĩ diện nhất trên thế giới :rain:

Osaka_Tokyo
28-08-2007, 08:24 PM
mình đang học tiếng nhật biết thêm 1 tí cũng hay ^^1

TLH
30-08-2007, 05:00 PM
Nhật là một trong số những đất nước tớ muốn được ghé thăm ... :mpl:

zxBlue_DrAgOn_KeNxz
31-08-2007, 01:26 PM
mình chưa bao h được biết qua lịch sử nhật bản ^^ bài viết dài nhưng hay lắm ^^ cũng thú vị nhưng có vẻ chung chung ^^

dungnhinanh_em
19-09-2007, 10:19 PM
uống anh đào của nhật là hết sẩy , bi giờ có rượu anh đào nữa rùi phê lòi mét