thichduthu
16-07-2007, 07:39 AM
Cuốn sách không có cốt truyện, không hấp dẫn, không có văn chương. Nhưng cả châu Âu đã xôn xao vì nó, âm vang ngược trở lại đất nước Trung Hoa mênh mông. Đó là Nhật ký Mã Yến (*) - nhật ký của một học sinh tiểu học 13 tuổi. Đất nước Trung Hoa mênh mông, vĩ đại có 1 tỉ 200 triệu dân, có nền văn minh sông Hoàng Hà - Dương Tử chói lòa, đất nước Trung Hoa đã vào WTO, đã tự phóng tàu vũ trụ, sắp trở thành cường quốc kinh tế thế giới...
Thứ ba, ngày 12 tháng 9 năm 2000
Chiều nay tôi và mấy người bạn đi mua quà. Các bạn đều có tiền, ăn hết thức ăn này đến thức ăn khác. Riêng tôi chẳng có cách gì để mua. Một cái bánh bọc đường cũng đến 10 hào: làm sao tôi có thể mua nổi đây?
Đột nhiên, qua chuyện này tôi mới biết, mẹ đã bỏ cả việc chữa bệnh của mình để có tiền cho tôi ăn học. Chúng tôi tiêu một lúc hàng hơn chục đồng! Mỗi lần đi chợ mẹ còn cho tôi tiền. Tiền ở đâu ra? Nhất định là mồ hôi nước mắt, là sự cực khổ của mẹ...
Thứ tư, ngày 13 tháng 9 năm 2000
Chiều nay tan học về nhà ăn cơm, tôi và em trai đi tìm mẹ. Lúc hai chị em đến nơi thì mẹ đang khám bệnh. Mẹ bảo khám bệnh xong mẹ sẽ mua chút gì đó cho hai đứa ăn.
Cả ba chúng tôi ra ăn ở ngoài chợ. Mẹ không ăn, để hai chị em ăn. Tôi thấy rõ là mẹ vừa đói vừa khát.
Tôi nghĩ, mẹ đã nhịn đói vì cái bụng và việc học hành của chúng tôi. Tôi phải gắng sức nhiều để học hành, thi vào đại học, tìm được việc làm, để mẹ được no bụng...
Thứ năm, ngày 21 tháng 9 năm 2000
Chiều nay tan học, lớp trưởng gọi cả lũ đi ăn cơm ở nhà bếp. Chúng tôi nhận cơm về, nhưng tôi không có rau. Tôi định hỏi xin một ít rau của cô Mã Thế Bình, cô này liền trút cả phần khoai tây vào trong bát cơm của mình rồi trả lời không còn. Tôi bảo: “Hết thì thôi”. Tôi lại hỏi xin rau của bạn Mã Nguyệt Hoa. Bạn này cũng cằn nhằn mấy câu rồi mới cho một ít, nhưng vẫn còn tốt hơn Mã Thế Bình mang tiếng là người họ hàng.
Qua đây mới biết, không thể nhờ cậy được người thân. Bởi vì nếu người dưng cho bạn mượn cái gì đó còn là còn muốn lưu lại một chút tình. Còn người thân thì sao? Mặc xác bạn buồn hay không buồn, không cho là không cho, dù thế nào cũng mặc. Tôi đã hiểu ra rằng quan hệ giữa người với người là cái gì, chỉ là thứ quan hệ có đi có lại
Thứ sáu, ngày 22-9-2000
Trời quang.
Chiều nay tan học, chúng tôi về nhà ăn cơm. Ăn tối xong, mẹ bảo hai chị em tôi lên nương trồng mạch ba góc để vác những bó đã cắt về nhà. Lúc này tôi gần như không cất nổi bước, nhưng mẹ nói nhất định phải đi. Mẹ đã cắt bao nhiêu là lúa, chúng tôi chỉ có việc chuyển về mà còn không giúp mẹ ư, nhất là bây giờ bố lại đi vắng, tìm việc ở mãi tận Nội Mông?
Mẹ vì cái ăn, cái mặc của chúng tôi mà phải lam lũ vất vả, nếu không mẹ chẳng phải cắt lúa mạch làm gì. Mẹ bảo chúng tôi đi làm là phải lắm, và chúng tôi cũng phải đi thôi. Nếu không thì không xứng công sức của mẹ! Mẹ đã kiệt sức kiếm miếng ăn cho chúng tôi, khi nhà chẳng còn gì, mẹ còn vắt kiệt sức hơn nữa, chẳng biết sống sung sướng là gì. Mẹ không muốn chúng tôi sau này phải khổ sở. Không có ăn thì khổ lắm! Vì vậy còn phải học thật tốt, để không phải khổ như bố mẹ.
Thứ sáu 24-11-2000
Trước trưa hôm nay, bố và mẹ đến trường thăm hai chị em chúng tôi. Còn mang theo một ít gạo và bảo chúng tôi nộp cho thầy giáo chủ nhiệm.
Chuông báo tới giờ học đã vang lên. Chúng tôi lên lớp. Khi tan học, vào buổi chiều, tôi và em trai chạy luôn ra phố. Khi chúng tôi xuống phố thì bố và mẹ đã chuẩn bị đi thăm ông bà ngoại. Bố mẹ nghe nói bà ngoại ốm, cho nên muốn đi thăm bà. Bố mẹ đưa cho tôi một đồng để mua táo, để ăn với bánh bao.
Ngày hôm nay tôi cảm thấy rất buồn. Bạn muốn biết tại sao tôi buồn chứ? Bởi vì buổi sáng tới thăm, bố mẹ nói với tôi: “Khi con về nhà thì hãy cho bò ăn”… Tôi đã từ chối. Lúc về đến nhà, tôi vẫn cho bò ăn. Vì phải cho bò ăn, nên cả hai tay tôi đều bị cứa nứt hết, trông rất đáng sợ. Vậy là, tôi suy nghĩ: tôi chỉ cho bò ăn có một lần, hai tay tôi đã nứt nẻ ra thế này. Còn mẹ, mẹ ngày nào cũng cho bò ăn, thế cho nên tay mẹ mới sưng phồng ra như vậy. Tất cả những gì mẹ làm, thực ra chỉ vì tương lai của các em tôi, của tôi.
Càng nghĩ, tôi càng xúc động, đến mức phát khóc, không nói được nên lời. Bố mẹ hãy về nhanh lên, con cần tình thương yêu của bố mẹ. Con biết sai rồi, được chưa? Hãy về nhanh lên, con nhớ bố mẹ! Về nhanh lên, bố mẹ ơi!
Thứ bảy, 28-7-2001
Trời quang.
Chiều nay, chừng ba bốn giờ gì đó, mẹ ốm đến nỗi không dậy được. Tôi và em trai phải đi tìm thuốc để chữa cho mẹ. Chúng tôi xoa bụng cho mẹ bằng thuốc cao. Chúng tôi còn chưa xoa xong thì anh Mã Nghĩa Vũ, con trai của bác là anh ruột bố tôi đã đến. Ông anh 20 tuổi này vừa mới tốt nghiệp trường kỹ thuật nhưng không kiếm được việc làm. Anh khẳng định rằng muốn có một công việc tốt trong một cơ quan thì phải chạy chọt bằng tiền bạc.
Anh vào nhà ngồi lên giường, có vẻ như đang phiền muộn. Mẹ hỏi:” Cháu đã tìm được việc làm chưa?”. Anh họ nói: ”Tìm được việc thì dễ nhưng phải lo lót. Nếu cháu có hai nghìn đồng, cháu có thể vào làm trong một công ty ngay. Vấn đề là chỉ cần có tiền. Nhưng nhà cháu làm gì có tiền. Mấy ngày nữa cháu sẽ đi kiếm bất cứ việc gì để làm. Khi cháu đã có tiền rồi thì tìm được một công việc tốt cũng không khó”.
Tôi ngồi trên ghế, nhìn thấy nước mắt như sắp trào ra khỏi mắt anh. Khi tôi nhìn mái đầu đã có tóc trắng và khuôn mặt đau khổ của anh, lòng tôi như tan nát. Vì sao con cháu của gia đình có hai đời là quân nhân mà không có việc để làm? Ngày hôm nay, người cháu của một quân nhân đã tốt nghiệp, nhưng không có tiền, không tìm được việc. Xem ra ông trời có mắt mà như mù, chỉ giúp những kẻ độc ác, không hề để ý tới sự sống chết của người lương thiện. Sao lại bất công đến như vậy!
Tôi không biết anh họ phải đi đến tận đâu. Tôi mong sao anh sớm kiếm được một công việc tốt, chỉ thế là tôi đã mừng cho anh ấy.
Thứ hai, 30-7-2001
Chiều nay, khi tôi muốn viết nhật ký thì tìm không thấy bút. Tôi hỏi hai đứa em thì chúng cũng đều nói không thấy. Tôi đến chỗ ngồi viết nhật ký chiều hôm qua tìm, cũng không thấy. Tôi bèn hỏi mẹ xem có thấy bút không. Mẹ nói rằng hôm qua thấy tôi để sách bút trên giường sợ rơi mất, mẹ đã cất vào trong ngăn kéo. Nhưng khi tìm ở đó vẫn không thấy, lòng tôi gần như tan nát.
Hẳn các bạn sẽ bật cười: “Một cái bút có gì là ghê gớm! Làm sao chỉ vì một cây bút mà mi đã xót xa đến như vậy?”. Các bạn chưa thấy hết nỗi khổ mà tôi phải chịu để có được cái bút này. Trong suốt cả hai học kỳ tôi đã không tiêu đồng tiền nào mới mua được nó! Các bạn khác trong lớp đều có đến hai, ba cái bút, tôi thì một cái cũng không có, nên tôi phải chắt bóp mãi mới mua được nó.
Nỗi khổ sở mãi mới có được bút của tôi cũng xuất phát từ chính nỗi khổ của nhà tôi. Số tiền mẹ cho tôi là để mua bánh ăn. Nhưng suốt ngày tôi chỉ ăn cơm hẩm. Tôi quyết nhịn đói, không ăn bánh, để tiết kiệm tiền mua được nó. Vì chiếc bút máy đó, tôi đã khổ sở biết bao nhiêu!
Sau đó, tôi được một cái bút khác. Tôi được tặng vào dịp Tết thiếu nhi 1-6. Vì tôi là “học sinh ba tốt”. Từ đó, tôi không thiếu bút nữa.
Nhưng chiếc bút thân thiết kia mới là chiếc bút để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất. Qua nó, tôi hiểu thế nào là cuộc sống khổ ải, thế nào là cuộc sống hạnh phúc. Mỗi lần thấy nó, tôi như thấy bóng dáng của mẹ. Như là mẹ vẫn động viên tôi chăm chỉ học tập để có thể thi vào trường nữ sinh trung học. Nhưng tôi đã làm mẹ phải thất vọng. Tôi thật vô dụng. Ở trường tôi đã sống một cuộc sống không xứng đáng. Ngay trường nữ sinh trung học cũng không vào được. Sống như vậy còn có ích gì?
Có điều tôi vẫn còn lòng tin. Tôi nhất định phải thành công. Tôi sẽ tìm được một công việc lý tưởng, thỏa lòng tôi mong đợi.
Tuy có nhiều chỗ văn phong và cách nghĩ suy của cô bé này giống như hô khẩu hiệu, tuyên huấn vậy. Nhưng càng đọc càng bị thu hút vì lối tự truyện liền mạch, chân thật và cảm động. Đặc biệt là những đoạn nói về ngôi nhà của em và hình ảnh người thân * thích đoạn nói về ông bà nội ^^ *
.." ở phía cuối đường là cha mẹ đang đứng chờ "
Chủ nhật, 5-8-2001
Trời quang.
Chiều hôm nay, bố mẹ tôi đi làm đồng về. Hai người nằm ngủ trên giường. Tôi ra ngoài đi cho lừa uống nước và cho ăn thêm cỏ. Khi tôi trở vào phòng, tôi thấy bố mẹ tôi ngủ rất say.Tôi không đánh thức hai người dậy. Tôi đi lấy củi, diêm, một ít phân bò chuẩn bị nhóm lò. Tôi cời tro ra khỏi lò, và bắt đầu nhóm lửa. Nhưng tôi nhóm mãi không được, lửa chẳng cháy nổi, và tôi càng cố thì càng vô ích, đến mức tưởng chết được.
Lúc đó, tôi mới hiểu nổi khổ của mẹ khi mẹ chuẩn bị nấu nướng. Nhất là khi nhóm cho lửa cháy trong lò. Tôi chỉ cố nhóm có một lần mà tưởng chết đi được... Làm thế nào mà mẹ có thể nhóm lò, nấu cơm suốt hàng chục năm trời?
Tôi bắt đầu nấu cơm từ khi lên bảy tuổi. Từ bấy đến nay đã mấy năm rồi. Tôi cũng đã nhóm lò vài lần, nhưng cùng làm với các em trai. Còn hôm nay, một mình tôi nhóm lò, và tôi nhất định phải nhóm được.
Cuối cùng, tôi cũng nhóm được lò, và tôi có thể bắt đầu đun nấu. Khi cơm canh đã nấu xong, tôi mới đánh thức bố mẹ dậy để ăn cơm.
Trong bữa cơm, mẹ bắt đầu kể những câu chuyện hồi mẹ còn trẻ. Nghe mẹ kể thật là thích thú biết bao! Mẹ cười, cả đôi mắt hình như cũng cười. Tôi ước rằng mẹ cứ cười mãi như thế này, rằng mẹ chẳng có gì phải buồn bực, phải phiền não.
Mong sao mong muốn của tôi trở thành hiện thực!
Thứ năm, 9-8-2001
............
Vì cái gì mà chúng ta sống? Người giàu chết đi sau khi đã biết hết tất cả những lạc thú ăn uống chơi bời. Những người không có tiền sống qua ngày trong mồ hôi nước mắt. Nếu họ chết thì phải chết trong đau khổ. Ý nghĩ của tôi là như vậy.
Chủ nhật, 12-8-2001
Trời quang.
Ngày mai, tôi phải đi xa để kiếm phát thái. Tôi sẽ đi lại con đường mà mẹ vẫn thường đi. Hiện giờ mẹ đang bị ốm, tôi phải đi cùng với bố và em trai để kiếm phát thái, để cả nhà có cái mà sống. Và còn chữa bệnh cho mẹ. Và tôi cũng muốn có được một ít tiền, để thực hiện ước mơ của mình. Tôi muốn được lên huyện đi học. Nhưng từ khi mẹ ngã bệnh, cảnh nhà tôi khó khăn đến nhường nào! Tôi nghĩ mãi mà không hiểu vì sao ông trời lại đối xử với tôi như vậy, tại sao lại bất công với tôi đến thế!
Thứ năm, 20-9-2001
Trời âm u.
Buổi trưa. Tôi đi lấy cơm ở căng-tin mang về phòng. Tôi để bát cơm lên giường, Mã Vĩnh Mai chia cơm ra làm hai phần, rồi lấy phần của mình. Khi tôi còn chưa kịp ăn cơm thì em trai tôi Mã Nghĩa Triều đến. Nó hỏi tôi: "Chị, chị còn phiếu cơm không? Em muốn lấy cơm ăn". Tôi mượn bạn một phiếu cơm và đưa cho em.
Nó hỏi tôi đã ăn cơm chưa. "Ăn rồi", tôi nói. Nhưng nó đoán ra ngay là không phải. "Chị chưa hề ăn. Bởi vì môi chị còn khô. Tất cả những ai đã ăn cơm thì môi đều ướt cả".
Một lúc sau em tôi quay lại nói rằng đã hết sạch cơm, rồi trả lại phiếu cho tôi. Rồi nó bỏ đi. Tôi biết làm gì để giúp em đây? Tôi chẳng có tiền, chẳng có bánh, tôi thật chẳng biết làm thế nào... Vậy mà tôi là chị cả của nó, nếu tôi không có một tí trách nhiệm nào, thì tôi còn là gì được nữa đây? Tôi khóc, vừa khóc vừa nghĩ rằng đây cũng không phải hoàn toàn lỗi ở tôi, là do hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn quá...
Không phải nhịn thì khó hình dung được cảm giác thế nào là bị ĐÓI. (*)
Thứ sáu, 19-10-2001
Trời quang, rồi âm u.
Hôm nay, bố tôi đi lên chợ. Bố đợi tôi ngoài cửa trong khi tôi vẫn còn trong lớp học. Tôi rất vui, bởi vì tôi tự nhủ rằng bố có tiền: nếu mà bố không có tiền, bố chắc chắn sẽ chẳng chờ tôi.
Ngay sau khi hết giờ, tôi vội vã gặp ngay bố. Bố đưa cho tôi năm đồng để tôi nộp cho thầy giáo mua sách. Bố hỏi tôi ăn bánh bao chưa. Tôi nói rằng chúng tôi đã hết bánh từ lâu rồi. Bố bèn mua hai cái bánh bao cho em trai tôi Mã Nghĩa Triều, và một cái cho tôi. Tôi giữ cái bánh của tôi rất kỹ, và tôi tự nhủ trên đường về nhà rằng để đến ngày mai tôi sẽ ăn.
Khi tôi đi qua chợ rau, tôi lại gặp cô bạn Mã Vĩnh Mai. Lần trước tôi đã vay bạn một cái bánh bao. Bạn đòi tôi trả nợ. Vì vậy tôi đã đưa cho bạn cái bánh tôi vẫn cầm trong tay. Nhưng bạn lại không muốn bánh, bạn muốn trả bằng tiền. Tôi biết lấy tiền ở đâu ra?
Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2001
Trời quang.
Tôi không biết tối qua mẹ tôi ngủ ở đâu, chẳng biết mẹ ngủ yên trên nền đất ẩm hay ở nơi phiến đá ven đường. Tôi chỉ chắc một điều là chắc chắn mẹ không được một đêm ngon giấc. Lúc này là mùa đông, khí trời giá buốt, nhất là lúc nửa đêm. Nhiệt độ xuống dưới 0 độ C. Thế mà mẹ lại còn bị đau dạ dày...
Tôi không biết đi kiếm rau phát thái khó khăn đến chừng nào. Có lần tôi đã đi kiếm rau phát thái cùng với bố. Lúc đó là vào dịp hè, khoảng 1 giờ đêm, máy kéo hết sạch dầu. Chúng tôi xuống xe, chúng tôi đành chấp nhận ngủ lại trên một cánh đồng.
(...) Tôi nhớ ra bài học từ hồi còn ở tiểu học: "Chú bé đếm sao". Ngày xưa có một chú bé, vào ban đêm, dựa vào người của bà để đếm những vì sao. Bà của chú nói rằng những ngôi sao đếm không hết được đâu. Nhưng chúng bé đáp lại rằng: "Một khi có lòng tin thì ta cũng sẽ đếm được hết".
Thứ ba, ngày 12 tháng 9 năm 2000
Chiều nay tôi và mấy người bạn đi mua quà. Các bạn đều có tiền, ăn hết thức ăn này đến thức ăn khác. Riêng tôi chẳng có cách gì để mua. Một cái bánh bọc đường cũng đến 10 hào: làm sao tôi có thể mua nổi đây?
Đột nhiên, qua chuyện này tôi mới biết, mẹ đã bỏ cả việc chữa bệnh của mình để có tiền cho tôi ăn học. Chúng tôi tiêu một lúc hàng hơn chục đồng! Mỗi lần đi chợ mẹ còn cho tôi tiền. Tiền ở đâu ra? Nhất định là mồ hôi nước mắt, là sự cực khổ của mẹ...
Thứ tư, ngày 13 tháng 9 năm 2000
Chiều nay tan học về nhà ăn cơm, tôi và em trai đi tìm mẹ. Lúc hai chị em đến nơi thì mẹ đang khám bệnh. Mẹ bảo khám bệnh xong mẹ sẽ mua chút gì đó cho hai đứa ăn.
Cả ba chúng tôi ra ăn ở ngoài chợ. Mẹ không ăn, để hai chị em ăn. Tôi thấy rõ là mẹ vừa đói vừa khát.
Tôi nghĩ, mẹ đã nhịn đói vì cái bụng và việc học hành của chúng tôi. Tôi phải gắng sức nhiều để học hành, thi vào đại học, tìm được việc làm, để mẹ được no bụng...
Thứ năm, ngày 21 tháng 9 năm 2000
Chiều nay tan học, lớp trưởng gọi cả lũ đi ăn cơm ở nhà bếp. Chúng tôi nhận cơm về, nhưng tôi không có rau. Tôi định hỏi xin một ít rau của cô Mã Thế Bình, cô này liền trút cả phần khoai tây vào trong bát cơm của mình rồi trả lời không còn. Tôi bảo: “Hết thì thôi”. Tôi lại hỏi xin rau của bạn Mã Nguyệt Hoa. Bạn này cũng cằn nhằn mấy câu rồi mới cho một ít, nhưng vẫn còn tốt hơn Mã Thế Bình mang tiếng là người họ hàng.
Qua đây mới biết, không thể nhờ cậy được người thân. Bởi vì nếu người dưng cho bạn mượn cái gì đó còn là còn muốn lưu lại một chút tình. Còn người thân thì sao? Mặc xác bạn buồn hay không buồn, không cho là không cho, dù thế nào cũng mặc. Tôi đã hiểu ra rằng quan hệ giữa người với người là cái gì, chỉ là thứ quan hệ có đi có lại
Thứ sáu, ngày 22-9-2000
Trời quang.
Chiều nay tan học, chúng tôi về nhà ăn cơm. Ăn tối xong, mẹ bảo hai chị em tôi lên nương trồng mạch ba góc để vác những bó đã cắt về nhà. Lúc này tôi gần như không cất nổi bước, nhưng mẹ nói nhất định phải đi. Mẹ đã cắt bao nhiêu là lúa, chúng tôi chỉ có việc chuyển về mà còn không giúp mẹ ư, nhất là bây giờ bố lại đi vắng, tìm việc ở mãi tận Nội Mông?
Mẹ vì cái ăn, cái mặc của chúng tôi mà phải lam lũ vất vả, nếu không mẹ chẳng phải cắt lúa mạch làm gì. Mẹ bảo chúng tôi đi làm là phải lắm, và chúng tôi cũng phải đi thôi. Nếu không thì không xứng công sức của mẹ! Mẹ đã kiệt sức kiếm miếng ăn cho chúng tôi, khi nhà chẳng còn gì, mẹ còn vắt kiệt sức hơn nữa, chẳng biết sống sung sướng là gì. Mẹ không muốn chúng tôi sau này phải khổ sở. Không có ăn thì khổ lắm! Vì vậy còn phải học thật tốt, để không phải khổ như bố mẹ.
Thứ sáu 24-11-2000
Trước trưa hôm nay, bố và mẹ đến trường thăm hai chị em chúng tôi. Còn mang theo một ít gạo và bảo chúng tôi nộp cho thầy giáo chủ nhiệm.
Chuông báo tới giờ học đã vang lên. Chúng tôi lên lớp. Khi tan học, vào buổi chiều, tôi và em trai chạy luôn ra phố. Khi chúng tôi xuống phố thì bố và mẹ đã chuẩn bị đi thăm ông bà ngoại. Bố mẹ nghe nói bà ngoại ốm, cho nên muốn đi thăm bà. Bố mẹ đưa cho tôi một đồng để mua táo, để ăn với bánh bao.
Ngày hôm nay tôi cảm thấy rất buồn. Bạn muốn biết tại sao tôi buồn chứ? Bởi vì buổi sáng tới thăm, bố mẹ nói với tôi: “Khi con về nhà thì hãy cho bò ăn”… Tôi đã từ chối. Lúc về đến nhà, tôi vẫn cho bò ăn. Vì phải cho bò ăn, nên cả hai tay tôi đều bị cứa nứt hết, trông rất đáng sợ. Vậy là, tôi suy nghĩ: tôi chỉ cho bò ăn có một lần, hai tay tôi đã nứt nẻ ra thế này. Còn mẹ, mẹ ngày nào cũng cho bò ăn, thế cho nên tay mẹ mới sưng phồng ra như vậy. Tất cả những gì mẹ làm, thực ra chỉ vì tương lai của các em tôi, của tôi.
Càng nghĩ, tôi càng xúc động, đến mức phát khóc, không nói được nên lời. Bố mẹ hãy về nhanh lên, con cần tình thương yêu của bố mẹ. Con biết sai rồi, được chưa? Hãy về nhanh lên, con nhớ bố mẹ! Về nhanh lên, bố mẹ ơi!
Thứ bảy, 28-7-2001
Trời quang.
Chiều nay, chừng ba bốn giờ gì đó, mẹ ốm đến nỗi không dậy được. Tôi và em trai phải đi tìm thuốc để chữa cho mẹ. Chúng tôi xoa bụng cho mẹ bằng thuốc cao. Chúng tôi còn chưa xoa xong thì anh Mã Nghĩa Vũ, con trai của bác là anh ruột bố tôi đã đến. Ông anh 20 tuổi này vừa mới tốt nghiệp trường kỹ thuật nhưng không kiếm được việc làm. Anh khẳng định rằng muốn có một công việc tốt trong một cơ quan thì phải chạy chọt bằng tiền bạc.
Anh vào nhà ngồi lên giường, có vẻ như đang phiền muộn. Mẹ hỏi:” Cháu đã tìm được việc làm chưa?”. Anh họ nói: ”Tìm được việc thì dễ nhưng phải lo lót. Nếu cháu có hai nghìn đồng, cháu có thể vào làm trong một công ty ngay. Vấn đề là chỉ cần có tiền. Nhưng nhà cháu làm gì có tiền. Mấy ngày nữa cháu sẽ đi kiếm bất cứ việc gì để làm. Khi cháu đã có tiền rồi thì tìm được một công việc tốt cũng không khó”.
Tôi ngồi trên ghế, nhìn thấy nước mắt như sắp trào ra khỏi mắt anh. Khi tôi nhìn mái đầu đã có tóc trắng và khuôn mặt đau khổ của anh, lòng tôi như tan nát. Vì sao con cháu của gia đình có hai đời là quân nhân mà không có việc để làm? Ngày hôm nay, người cháu của một quân nhân đã tốt nghiệp, nhưng không có tiền, không tìm được việc. Xem ra ông trời có mắt mà như mù, chỉ giúp những kẻ độc ác, không hề để ý tới sự sống chết của người lương thiện. Sao lại bất công đến như vậy!
Tôi không biết anh họ phải đi đến tận đâu. Tôi mong sao anh sớm kiếm được một công việc tốt, chỉ thế là tôi đã mừng cho anh ấy.
Thứ hai, 30-7-2001
Chiều nay, khi tôi muốn viết nhật ký thì tìm không thấy bút. Tôi hỏi hai đứa em thì chúng cũng đều nói không thấy. Tôi đến chỗ ngồi viết nhật ký chiều hôm qua tìm, cũng không thấy. Tôi bèn hỏi mẹ xem có thấy bút không. Mẹ nói rằng hôm qua thấy tôi để sách bút trên giường sợ rơi mất, mẹ đã cất vào trong ngăn kéo. Nhưng khi tìm ở đó vẫn không thấy, lòng tôi gần như tan nát.
Hẳn các bạn sẽ bật cười: “Một cái bút có gì là ghê gớm! Làm sao chỉ vì một cây bút mà mi đã xót xa đến như vậy?”. Các bạn chưa thấy hết nỗi khổ mà tôi phải chịu để có được cái bút này. Trong suốt cả hai học kỳ tôi đã không tiêu đồng tiền nào mới mua được nó! Các bạn khác trong lớp đều có đến hai, ba cái bút, tôi thì một cái cũng không có, nên tôi phải chắt bóp mãi mới mua được nó.
Nỗi khổ sở mãi mới có được bút của tôi cũng xuất phát từ chính nỗi khổ của nhà tôi. Số tiền mẹ cho tôi là để mua bánh ăn. Nhưng suốt ngày tôi chỉ ăn cơm hẩm. Tôi quyết nhịn đói, không ăn bánh, để tiết kiệm tiền mua được nó. Vì chiếc bút máy đó, tôi đã khổ sở biết bao nhiêu!
Sau đó, tôi được một cái bút khác. Tôi được tặng vào dịp Tết thiếu nhi 1-6. Vì tôi là “học sinh ba tốt”. Từ đó, tôi không thiếu bút nữa.
Nhưng chiếc bút thân thiết kia mới là chiếc bút để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất. Qua nó, tôi hiểu thế nào là cuộc sống khổ ải, thế nào là cuộc sống hạnh phúc. Mỗi lần thấy nó, tôi như thấy bóng dáng của mẹ. Như là mẹ vẫn động viên tôi chăm chỉ học tập để có thể thi vào trường nữ sinh trung học. Nhưng tôi đã làm mẹ phải thất vọng. Tôi thật vô dụng. Ở trường tôi đã sống một cuộc sống không xứng đáng. Ngay trường nữ sinh trung học cũng không vào được. Sống như vậy còn có ích gì?
Có điều tôi vẫn còn lòng tin. Tôi nhất định phải thành công. Tôi sẽ tìm được một công việc lý tưởng, thỏa lòng tôi mong đợi.
Tuy có nhiều chỗ văn phong và cách nghĩ suy của cô bé này giống như hô khẩu hiệu, tuyên huấn vậy. Nhưng càng đọc càng bị thu hút vì lối tự truyện liền mạch, chân thật và cảm động. Đặc biệt là những đoạn nói về ngôi nhà của em và hình ảnh người thân * thích đoạn nói về ông bà nội ^^ *
.." ở phía cuối đường là cha mẹ đang đứng chờ "
Chủ nhật, 5-8-2001
Trời quang.
Chiều hôm nay, bố mẹ tôi đi làm đồng về. Hai người nằm ngủ trên giường. Tôi ra ngoài đi cho lừa uống nước và cho ăn thêm cỏ. Khi tôi trở vào phòng, tôi thấy bố mẹ tôi ngủ rất say.Tôi không đánh thức hai người dậy. Tôi đi lấy củi, diêm, một ít phân bò chuẩn bị nhóm lò. Tôi cời tro ra khỏi lò, và bắt đầu nhóm lửa. Nhưng tôi nhóm mãi không được, lửa chẳng cháy nổi, và tôi càng cố thì càng vô ích, đến mức tưởng chết được.
Lúc đó, tôi mới hiểu nổi khổ của mẹ khi mẹ chuẩn bị nấu nướng. Nhất là khi nhóm cho lửa cháy trong lò. Tôi chỉ cố nhóm có một lần mà tưởng chết đi được... Làm thế nào mà mẹ có thể nhóm lò, nấu cơm suốt hàng chục năm trời?
Tôi bắt đầu nấu cơm từ khi lên bảy tuổi. Từ bấy đến nay đã mấy năm rồi. Tôi cũng đã nhóm lò vài lần, nhưng cùng làm với các em trai. Còn hôm nay, một mình tôi nhóm lò, và tôi nhất định phải nhóm được.
Cuối cùng, tôi cũng nhóm được lò, và tôi có thể bắt đầu đun nấu. Khi cơm canh đã nấu xong, tôi mới đánh thức bố mẹ dậy để ăn cơm.
Trong bữa cơm, mẹ bắt đầu kể những câu chuyện hồi mẹ còn trẻ. Nghe mẹ kể thật là thích thú biết bao! Mẹ cười, cả đôi mắt hình như cũng cười. Tôi ước rằng mẹ cứ cười mãi như thế này, rằng mẹ chẳng có gì phải buồn bực, phải phiền não.
Mong sao mong muốn của tôi trở thành hiện thực!
Thứ năm, 9-8-2001
............
Vì cái gì mà chúng ta sống? Người giàu chết đi sau khi đã biết hết tất cả những lạc thú ăn uống chơi bời. Những người không có tiền sống qua ngày trong mồ hôi nước mắt. Nếu họ chết thì phải chết trong đau khổ. Ý nghĩ của tôi là như vậy.
Chủ nhật, 12-8-2001
Trời quang.
Ngày mai, tôi phải đi xa để kiếm phát thái. Tôi sẽ đi lại con đường mà mẹ vẫn thường đi. Hiện giờ mẹ đang bị ốm, tôi phải đi cùng với bố và em trai để kiếm phát thái, để cả nhà có cái mà sống. Và còn chữa bệnh cho mẹ. Và tôi cũng muốn có được một ít tiền, để thực hiện ước mơ của mình. Tôi muốn được lên huyện đi học. Nhưng từ khi mẹ ngã bệnh, cảnh nhà tôi khó khăn đến nhường nào! Tôi nghĩ mãi mà không hiểu vì sao ông trời lại đối xử với tôi như vậy, tại sao lại bất công với tôi đến thế!
Thứ năm, 20-9-2001
Trời âm u.
Buổi trưa. Tôi đi lấy cơm ở căng-tin mang về phòng. Tôi để bát cơm lên giường, Mã Vĩnh Mai chia cơm ra làm hai phần, rồi lấy phần của mình. Khi tôi còn chưa kịp ăn cơm thì em trai tôi Mã Nghĩa Triều đến. Nó hỏi tôi: "Chị, chị còn phiếu cơm không? Em muốn lấy cơm ăn". Tôi mượn bạn một phiếu cơm và đưa cho em.
Nó hỏi tôi đã ăn cơm chưa. "Ăn rồi", tôi nói. Nhưng nó đoán ra ngay là không phải. "Chị chưa hề ăn. Bởi vì môi chị còn khô. Tất cả những ai đã ăn cơm thì môi đều ướt cả".
Một lúc sau em tôi quay lại nói rằng đã hết sạch cơm, rồi trả lại phiếu cho tôi. Rồi nó bỏ đi. Tôi biết làm gì để giúp em đây? Tôi chẳng có tiền, chẳng có bánh, tôi thật chẳng biết làm thế nào... Vậy mà tôi là chị cả của nó, nếu tôi không có một tí trách nhiệm nào, thì tôi còn là gì được nữa đây? Tôi khóc, vừa khóc vừa nghĩ rằng đây cũng không phải hoàn toàn lỗi ở tôi, là do hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn quá...
Không phải nhịn thì khó hình dung được cảm giác thế nào là bị ĐÓI. (*)
Thứ sáu, 19-10-2001
Trời quang, rồi âm u.
Hôm nay, bố tôi đi lên chợ. Bố đợi tôi ngoài cửa trong khi tôi vẫn còn trong lớp học. Tôi rất vui, bởi vì tôi tự nhủ rằng bố có tiền: nếu mà bố không có tiền, bố chắc chắn sẽ chẳng chờ tôi.
Ngay sau khi hết giờ, tôi vội vã gặp ngay bố. Bố đưa cho tôi năm đồng để tôi nộp cho thầy giáo mua sách. Bố hỏi tôi ăn bánh bao chưa. Tôi nói rằng chúng tôi đã hết bánh từ lâu rồi. Bố bèn mua hai cái bánh bao cho em trai tôi Mã Nghĩa Triều, và một cái cho tôi. Tôi giữ cái bánh của tôi rất kỹ, và tôi tự nhủ trên đường về nhà rằng để đến ngày mai tôi sẽ ăn.
Khi tôi đi qua chợ rau, tôi lại gặp cô bạn Mã Vĩnh Mai. Lần trước tôi đã vay bạn một cái bánh bao. Bạn đòi tôi trả nợ. Vì vậy tôi đã đưa cho bạn cái bánh tôi vẫn cầm trong tay. Nhưng bạn lại không muốn bánh, bạn muốn trả bằng tiền. Tôi biết lấy tiền ở đâu ra?
Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2001
Trời quang.
Tôi không biết tối qua mẹ tôi ngủ ở đâu, chẳng biết mẹ ngủ yên trên nền đất ẩm hay ở nơi phiến đá ven đường. Tôi chỉ chắc một điều là chắc chắn mẹ không được một đêm ngon giấc. Lúc này là mùa đông, khí trời giá buốt, nhất là lúc nửa đêm. Nhiệt độ xuống dưới 0 độ C. Thế mà mẹ lại còn bị đau dạ dày...
Tôi không biết đi kiếm rau phát thái khó khăn đến chừng nào. Có lần tôi đã đi kiếm rau phát thái cùng với bố. Lúc đó là vào dịp hè, khoảng 1 giờ đêm, máy kéo hết sạch dầu. Chúng tôi xuống xe, chúng tôi đành chấp nhận ngủ lại trên một cánh đồng.
(...) Tôi nhớ ra bài học từ hồi còn ở tiểu học: "Chú bé đếm sao". Ngày xưa có một chú bé, vào ban đêm, dựa vào người của bà để đếm những vì sao. Bà của chú nói rằng những ngôi sao đếm không hết được đâu. Nhưng chúng bé đáp lại rằng: "Một khi có lòng tin thì ta cũng sẽ đếm được hết".