bebadboy87
15-07-2007, 07:57 AM
Thực ra mà nói hoài cổ thì cũng ko phải. Hiện nay có rất nhiều người trẻ rất ham thích môn nghệ thuật này. Nếu em ko nhầm thì ĐH KHXH&NV có một khoa chuyên nghiên cứu về môn nghệ thuật này, và các bạn trẻ bây giờ có nhiều bạn viết thư pháp rất "tanh" .
Bài viết dưới đây được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau. Bài viết cũng mong nhận được các bức hình, ảnh mà mọi người kiếm được. Mong rằng sẽ được các bạn ủng hộ. :hug:
1.Tổng quan về Thư pháp Việt: - Thư họa & Đạo
Ở Trung Hoa - thời Hán, từ khi phát minh ra bút lông thì chữ Hán được viết trong một cấu trúc có quy luật gọi là Thư Thể gồm: Triệt Thư, Lệ Thư, Khải Thư, Hành Thư và Thảo Thư.
Ở Nhật ngày xưa gọi môn nghệ thuật này là Thư Đạo (như Trà Đạo, Kiếm Đạo, Võ Đạo, Thiền Đạo v.v…). Bất cứ môn "Chơi" nào nếu được châm chú, nghiên cứu cho đến tận cùng để ngộ đến hư vô đều là Đạo cả.
Thư pháp là phương pháp viết chữ đẹp, tiếng anh là Calligraphy, theo từ điển Merrian Webster có nghĩa: Fair or elegant hand writing or the art of producing such writing. Vậy Calligraphy hay thư pháp là cách viết chữ đẹp, không phân biệt loại chữ nào, dù là chữ Hán, Việt, La tinh, Hồi, Miên, Thái, v.v… Do đó chữ Hán không thể giành ngôi vị độc tôn trên diễn đàn nghệ thuật này.
Nếu ai đó vẫn cực đoan, chỉ cho rằng thư pháp là của chữ Hán thì rất sai lầm và chưa thấu hiểu được cái huyền vi của siêu năng con người, một sinh vật duy nhất trên địa cầu có ngôn ngữ và chữ viết để diễn đạt tư tưởng.
Albert Einstein với tương đối luận, lấy giới hạn của tốc độ ánh sáng tìm ra được sự chuyển hóa vật chất qua năng lượng. Nhìn vào thư họa thì cái vật chất như: giấy, bút, mực được viết lên bằng năng lượng nghệ thuật tâm linh thì nhất định phảI đi vào Đạo. Thư pháp tức là Thư Đạo vậy.
Vật chất và năng lượng của Einstein bị giớI hạn 300.000km/s, nhưng siêu năng tư tưởng thì hoàn toàn không bị hạn chế bởi thời gian và không gian. Người Thư Đạo dùng năng lượng khí công thể nhập lời thơ siêu thoát chuyển vào nét bút để đến cõi hư vô.
Thư Đạo là lối viết tự nhiên không gượng ép, cái tự nhiên của trời đất, của thiên nhiên như Lão Tử đã viết: "Đạo pháp tự nhiên" (Đạo bắt chước tự nhiên). Những nét bút trên trang giấy như rồng bay, phượng múa, như gió thoảng mây bay; lúc im lìm lắng đọng, lại có khi cuồng phong bão tố, đó là cái tự nhiên của đất trời và cũng là cái Đạo vô cùng vậy.
Từ ngàn xưa, các Đạo sư, Thiền sư đã dùng thư pháp làm phương tiện chuyển đạt những cao thâm của Đạo. Bất cứ Đạo nào học ở phương Đông cũng đều là Đạo sống, nghĩa là tri hành hợp nhất. Thư Đạo là vừa tri vừa hành, vừa cảm vừa ứng. Ngọn bút lông, ý đạo, lời thơ với tâm thiền đưa ta đến sự giải thoát, thực hiện được câu kinh tối thượng của Đạo gia là hư kỳ tâm, thực kỳ phúc. Đó là phép "dụng tâm nhược kính", của Trang Tử, cũng là bí quyết dùng Thái Cực Quyền với nguyên tắc "xả ký tùng nhơn", "dĩ động cầu tịnh" . Một bức thư họa cũng là sự diễn đạt luật đạI hóa du hành, cái diễn biến từ lúc khởi thủy đến hồi chung cuộc của vạn sự, vạn vật qua bốn giai đoạn: thành, thịnh, suy, hủy được thoáng diễn qua một vài nét bút tài hoa.
Nhà thư pháp không những phảI thông hiểu về luật thiên nhiên mà cần phảI điêu luyện nét bút căn bản, đầy đặn, mạnh mẽ như: điểm, hoành, nét ngang, nét sổ, nét nhất lên, nét phẩy xuống v.v… Tâm, ý thân vừa hằng vừa chuyển, vừa bất di vừa biến dịch trong nghệ thuật thượng thừa của Thư Đạo.
Văn chương, nghệ thuật của Thư Đạo cô đọng trong tranh thư họa với sự lặng thinh, nhưng là một thứ lặng thinh hùng biện và khêu gợi để ngưòơi xem phải vận dụng công phu suy nghĩ, im thấy mà lắng nghe tiếng dội ở nơi sâu thẳm của lòng mình. Người xem phải "đắc ý vong ngôn" thì mới có thể thưởng thức được những nghệ thuật siêu đẳng thuần túy của Thư Đạo. Điều quan trọng đối với như thư họa là cốt tìm nắm lấy cái căn bản của thiên nhiên, tức là cái hư vô, cái vô cùng vô ẩn trong từng sự vật hữu hạn. Hư không trong thư họa được tượng trưng bằng những nét bút mạnh và thẳng, dường như chỉ phớt nhẹ trên mặt giấy và cảm thấy như nó bay đi vùn vụt, mất dạng trên không trung. Nét nào đã phóng ra không bao giờ đồ lại, nét đồ là nét chết. Nét bút thư họa vừa táo bạo vừa nhẹ nhàng thường gọi là Thần bút. Nhà thư họa chỉ dùng có một màu đen, khi đậm, khi nhạt, hòa với nước lã vẽ trên nền giấy, lụa trắng làm nổi bật lẫn nhau để biểu trưng cho sự gắn bó của âm dương. Muốn nắm lấy cái hư không tuyệt đối, nhà thư pháp phải phá các hình thức hữu danh để tạo những hình thức mỹ thuật vô danh, một lối cấu tạo tự do, không lề lối nhất định gì cả. Thay vì vẽ một cái cây, nhà thư họa chỉ vẽ một đoạn thân cây, không gốc, không ngọn, cũng như vậu nét chữ không cần phải chân phương. Hình thức gây nhiều mỹ cảm nhất là những hình thức bất toàn và trống không, những hình thức không hình thức rõ ràng. Chính sự cực kỳ giản đơn mới biểu trưng khái quát được hư không, cái vô cùng vô tận của vũ trụ.
Giá trị mỹ thuật thượng thặng của Thư Đạo bao giờ cũng ở nơi sức khêu gợi của nó. Sự bất chấp luật viễn thị trong thư họa, dùng nguyên tắc không nguyên tắc, chú trọng đến thần khí của câu thơ, nét bút; cái màu không màu của màu trắng đen đậm nhạt của thủy mạc, đó là những đặc điểm của thư đạo, có công dụng siêu thoát không gian để được cận với hư không mới gợi được cái cảm giác vô cùng của Đạo.
Thư họa, thư pháp, thư đạo chính là phương tiện tạo cho ngườI viết một thể tánh, một tâm hồn, một tác phẩm không tận cùng, một thứ bất tận ngôn, ngôn bất tận ý. Người viết thư pháp phải tập cho lòng luôn luôn bình thản, vô tư, thanh tịnh, đạt đến tâm vô niệm trong phương pháp của Trang Tử" "dụng tâm nhược kính".
Được như vậy, thư pháp, thư họa không còn là môn nghệ thuật tầm thường mà là một chính pháp, một Đạo thư, một Đạo trong nghệ thuật thư họa.
2. Giới thiệu chung về Thư Pháp Việt Nam
Xin được giới thiệu với các bạn một bộ môn nghệ thuật đang phát triển ở Việt Nam, đó là môn Thư pháp.
Ở Việt Nam thuở xưa, vào mỗi dịp Xuân về, người dân hay đến nhà những « Thầy Ðồ » hay những người « hay chữ » để xin chữ về treo như một bức tranh, vừa là món đồ trang trí nhưng cũng vừa là món ăn tinh thần. Thầy đồ hay người hay chữ cho chữ bằng cách viết một hay nhiều chữ trên một tờ giấy lớn, với nội dung mang tính cách chúc tụng hay giáo dục, nét chữ thường được khen là đẹp như rồng bay phượng múa. Lối viết như vậy được gọi là Thư Pháp. Thư Pháp là phương pháp viết chữ (đẹp).
Cụ Ðồ xưa:http://www.friendshipland.net/upanh/uploads/39a262f098.jpg
Thư pháp là một môn nghệ thuật phát xuất từ Trung Hoa và đã được các nước Nhật, Triều Tiên, Việt Nam âm thầm chấp nhận và lặng lẽ duy trì.
Ðối với phương Tây, thư pháp được thực hiện bằng nhiều phương tiện : bút sắt, cọ, thước, compa, êke...Con chữ được nắn nót theo chuẩn mực và tỷ lệ. Ðó là cái đẹp của các con chữ theo thị giác người sử dụng hệ chữ La Tinh.
Ðối với người phương Ðông, nói đến môn Thư pháp, người ta thường nghĩ đến cách viết chữ Hán với phong cách đặc biệt... Với cây bút lông, mực và giấy người Trung Hoa đã đưa nghệ thuật viết chữ vươn lên đỉnh cao với lý thuyết phong phú, mang tính triết học, thiền học.
Ở Việt-Nam vào thời điểm nầy, có lẽ ngoại trừ một số người lớn tuổi thâm Nho mới đọc được chữ Hán, chữ Nôm, chớ còn hầu hết là không đọc được.
Bởi vậy tại sao ta không viết thư pháp bằng tiếng Việt ? Viết chữ Việt cũng đẹp vậy, bởi vì sao giải thích được : « Sao là đẹp ? Sao là không đẹp ? » (KTS Nguyễn Thanh Sơn)
"Biết đâu cái gọi là đẹp đối với ta, chắc gì gọi là đẹp đối với kẻ khác !... biết đâu cái gọi là đẹp đối với ta bây giờ chắc gì gọi là đẹp đối với ta sau nầy" (Trang Tử).
Thư pháp bằng tiếng Việt:
Theo các bậc khoa giáp thời xưa, việc chọn một câu văn một bài thơ để viết lên trang giấy là việc cần hết sức cẩn trọng. Vì ngoài việc thể hiện nét bút tài hoa, năng khiếu viết chữ, nội dung một bức thư pháp còn cho thấy tư tưởng, kiến thức, tâm hồn của người viết. Khi cầm bút, ngoài thể hiện những đường nét rồng bay phượng múa, các thư pháp gia còn phải "nhiếp tâm" với những gì mình sắp sửa viết ra.
Có thể gọi thư pháp là tranh chữ, nhưng nó lại mang sắc thái đặc biệt của con người sáng tạo nên bức tranh mà không được tự do bay lượn như các họa sĩ khi tung những nét vẽ lên trang giấy. Người vẽ tranh thư pháp, trước hết phải có một tâm hồn thanh tịnh “như làn nước hồ thu”. Vì sao phải như vậy? Bởi chẳng có bức tranh thư pháp nào có thể ra đời khi lòng người đang rối ren, bấn loạn vì những cơm áo đời thường vương vấn. Chị Hoàng Thị Ngọc Lan, tên hiệu Nhất Chi Lan, chủ phòng tranh thư pháp, tâm sự : “Có đêm thức trắng, muốn viết thư pháp thì trước hết phải ngồi thiền. Lòng có tĩnh thì viết thư pháp mới được”.
Viết được thư pháp là cả một kỳ công. Người Trung Quốc xưa viết bằng bút lông, mực tàu, trên giấy lụa. Với người Việt Nam quen chơi thư pháp, những nguyên tắc đó cũng không thể nào thay đổi.
Người viết thư pháp quan trọng nhất cây bút. Để biết cầm bút đúng cách viết thư pháp, người giỏi phải mất một năm, người kém mà có tâm theo đuổi cũng phải kiên trì 3 năm chỉ chuyên tập cầm bút. Bút viết thư pháp phải là bút lông, nhất thiết không có bút gì khác. Cầm cây bút sao cho thẳng mà không cứng, vẫn mềm mại như hình con rắn uốn lượn.
Mực viết thư pháp cũng phải là mực xạ. Loại mực này hiện nay không nhiều và khá đắt, thế nhưng người ta không thể thay thế loại mực khác. Mực xạ đi với giấy dó là loại giấy cổ truyền ở Việt nam. Những năm trước đây, nghề làm giấy dó gần như thất truyền, nay đã và đang được khôi phục lại ở một số làng nghề miền Bắc. Giấy dó làm ra cũng chỉ để phục vụ một số công việc như viết tranh thư pháp, viết câu đối, vẽ tranh cổ… nên giá giấy khá đắt. Chị Lan cho biết, trong khi một ram giấy trắng bình thường chỉ khoảng mấy chục nghìn đã có thể mua được hàng trăm tờ, thì giấy dó với chừng đó tiền chỉ có thể mua vài chục tờ, mà chị phải lặn lội đặt hàng tận thành phố Hồ Chí Minh đem về.
Loại giấy dó thấm chữ rất nhanh, người viết thư pháp hay vẽ trên giấy này nếu không có trước ý tưởng trước mà cứ họa lên giấy thì tác phẩm 10 phần độ 9 phần bị hư. Bút lông thấm mực tàu sẽ tạo nên những nét đậm nhạt khác nhau, nhưng cái đậm nhạt lúc ấy không phải là ở tay viết mà phải ở cái tâm của người viết.
Thư pháp là mô phỏng theo hình dáng, sự chuyển động của thế giới thiên nhiên qua những con chữ thần kỳ. Chữ Tâm của Nhất Chi lan ở phòng tranh thư pháp là vậy. Một vầng trăng tròn và cành cây khô vươn cao, ai hiểu được thư pháp mới nhận ra những cành cây là chữ M, vầng trăng kia tựa chữ Â và cành cây vắt chéo qua mặt trăng đang rọi sáng là chữ T. Chị kể: Người bước vào con đường viết thư pháp đầu tiên phải học viết thành công 2 chữ: tâm và nhẫn. Với chữ Nhẫn, chị Lan họa theo điển tích Tử Nha câu cá bên hồ Sông Vỹ. Hình người đàn ông nhẫn nại với chiếc cần câu là nét vòng của chữ N tạo cho người cảm nhận một sự xao xuyến về con người và những thăng trầm trong cuộc đời.
Người ta nói rằng con chữ, nhất là chữ thư pháp, thường gắn với cuộc đời của người viết ra nó. Không có quy tắc cho người chơi thư pháp, nhưng có một nguyên tắc là chữ tâm phải sáng và tâm hồn phải thanh thản, vì vậy mà hầu hết những người chơi thư pháp đều biết Thiền- một cách tĩnh tâm. Ngoài ra thư pháp là lối chơi dành cho người cao tuổi, có đời sống nội tâm phong phú, thích hòa mình với cây cỏ, thiên nhiên. Đến với thư pháp là đến với thiên nhiên với muôn vàn hình thái, từ những cành cây đang vươn lên đón nắng xuân, đến những cảnh se lạnh khiến cỏ cây đìu hiu trong giá rét, từ hình ảnh chuyển động của muôn loài động vật với vũ điệu thiên biến vạn hóa đến sự chuyển động âm thầm trong thớ thịt đường gân của thế giới sinh vật… Với người chơi và thưởng ngoạn thư pháp, gần như đó là đòi hỏi để có thể hiểu được nó.
Bài viết dưới đây được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau. Bài viết cũng mong nhận được các bức hình, ảnh mà mọi người kiếm được. Mong rằng sẽ được các bạn ủng hộ. :hug:
1.Tổng quan về Thư pháp Việt: - Thư họa & Đạo
Ở Trung Hoa - thời Hán, từ khi phát minh ra bút lông thì chữ Hán được viết trong một cấu trúc có quy luật gọi là Thư Thể gồm: Triệt Thư, Lệ Thư, Khải Thư, Hành Thư và Thảo Thư.
Ở Nhật ngày xưa gọi môn nghệ thuật này là Thư Đạo (như Trà Đạo, Kiếm Đạo, Võ Đạo, Thiền Đạo v.v…). Bất cứ môn "Chơi" nào nếu được châm chú, nghiên cứu cho đến tận cùng để ngộ đến hư vô đều là Đạo cả.
Thư pháp là phương pháp viết chữ đẹp, tiếng anh là Calligraphy, theo từ điển Merrian Webster có nghĩa: Fair or elegant hand writing or the art of producing such writing. Vậy Calligraphy hay thư pháp là cách viết chữ đẹp, không phân biệt loại chữ nào, dù là chữ Hán, Việt, La tinh, Hồi, Miên, Thái, v.v… Do đó chữ Hán không thể giành ngôi vị độc tôn trên diễn đàn nghệ thuật này.
Nếu ai đó vẫn cực đoan, chỉ cho rằng thư pháp là của chữ Hán thì rất sai lầm và chưa thấu hiểu được cái huyền vi của siêu năng con người, một sinh vật duy nhất trên địa cầu có ngôn ngữ và chữ viết để diễn đạt tư tưởng.
Albert Einstein với tương đối luận, lấy giới hạn của tốc độ ánh sáng tìm ra được sự chuyển hóa vật chất qua năng lượng. Nhìn vào thư họa thì cái vật chất như: giấy, bút, mực được viết lên bằng năng lượng nghệ thuật tâm linh thì nhất định phảI đi vào Đạo. Thư pháp tức là Thư Đạo vậy.
Vật chất và năng lượng của Einstein bị giớI hạn 300.000km/s, nhưng siêu năng tư tưởng thì hoàn toàn không bị hạn chế bởi thời gian và không gian. Người Thư Đạo dùng năng lượng khí công thể nhập lời thơ siêu thoát chuyển vào nét bút để đến cõi hư vô.
Thư Đạo là lối viết tự nhiên không gượng ép, cái tự nhiên của trời đất, của thiên nhiên như Lão Tử đã viết: "Đạo pháp tự nhiên" (Đạo bắt chước tự nhiên). Những nét bút trên trang giấy như rồng bay, phượng múa, như gió thoảng mây bay; lúc im lìm lắng đọng, lại có khi cuồng phong bão tố, đó là cái tự nhiên của đất trời và cũng là cái Đạo vô cùng vậy.
Từ ngàn xưa, các Đạo sư, Thiền sư đã dùng thư pháp làm phương tiện chuyển đạt những cao thâm của Đạo. Bất cứ Đạo nào học ở phương Đông cũng đều là Đạo sống, nghĩa là tri hành hợp nhất. Thư Đạo là vừa tri vừa hành, vừa cảm vừa ứng. Ngọn bút lông, ý đạo, lời thơ với tâm thiền đưa ta đến sự giải thoát, thực hiện được câu kinh tối thượng của Đạo gia là hư kỳ tâm, thực kỳ phúc. Đó là phép "dụng tâm nhược kính", của Trang Tử, cũng là bí quyết dùng Thái Cực Quyền với nguyên tắc "xả ký tùng nhơn", "dĩ động cầu tịnh" . Một bức thư họa cũng là sự diễn đạt luật đạI hóa du hành, cái diễn biến từ lúc khởi thủy đến hồi chung cuộc của vạn sự, vạn vật qua bốn giai đoạn: thành, thịnh, suy, hủy được thoáng diễn qua một vài nét bút tài hoa.
Nhà thư pháp không những phảI thông hiểu về luật thiên nhiên mà cần phảI điêu luyện nét bút căn bản, đầy đặn, mạnh mẽ như: điểm, hoành, nét ngang, nét sổ, nét nhất lên, nét phẩy xuống v.v… Tâm, ý thân vừa hằng vừa chuyển, vừa bất di vừa biến dịch trong nghệ thuật thượng thừa của Thư Đạo.
Văn chương, nghệ thuật của Thư Đạo cô đọng trong tranh thư họa với sự lặng thinh, nhưng là một thứ lặng thinh hùng biện và khêu gợi để ngưòơi xem phải vận dụng công phu suy nghĩ, im thấy mà lắng nghe tiếng dội ở nơi sâu thẳm của lòng mình. Người xem phải "đắc ý vong ngôn" thì mới có thể thưởng thức được những nghệ thuật siêu đẳng thuần túy của Thư Đạo. Điều quan trọng đối với như thư họa là cốt tìm nắm lấy cái căn bản của thiên nhiên, tức là cái hư vô, cái vô cùng vô ẩn trong từng sự vật hữu hạn. Hư không trong thư họa được tượng trưng bằng những nét bút mạnh và thẳng, dường như chỉ phớt nhẹ trên mặt giấy và cảm thấy như nó bay đi vùn vụt, mất dạng trên không trung. Nét nào đã phóng ra không bao giờ đồ lại, nét đồ là nét chết. Nét bút thư họa vừa táo bạo vừa nhẹ nhàng thường gọi là Thần bút. Nhà thư họa chỉ dùng có một màu đen, khi đậm, khi nhạt, hòa với nước lã vẽ trên nền giấy, lụa trắng làm nổi bật lẫn nhau để biểu trưng cho sự gắn bó của âm dương. Muốn nắm lấy cái hư không tuyệt đối, nhà thư pháp phải phá các hình thức hữu danh để tạo những hình thức mỹ thuật vô danh, một lối cấu tạo tự do, không lề lối nhất định gì cả. Thay vì vẽ một cái cây, nhà thư họa chỉ vẽ một đoạn thân cây, không gốc, không ngọn, cũng như vậu nét chữ không cần phải chân phương. Hình thức gây nhiều mỹ cảm nhất là những hình thức bất toàn và trống không, những hình thức không hình thức rõ ràng. Chính sự cực kỳ giản đơn mới biểu trưng khái quát được hư không, cái vô cùng vô tận của vũ trụ.
Giá trị mỹ thuật thượng thặng của Thư Đạo bao giờ cũng ở nơi sức khêu gợi của nó. Sự bất chấp luật viễn thị trong thư họa, dùng nguyên tắc không nguyên tắc, chú trọng đến thần khí của câu thơ, nét bút; cái màu không màu của màu trắng đen đậm nhạt của thủy mạc, đó là những đặc điểm của thư đạo, có công dụng siêu thoát không gian để được cận với hư không mới gợi được cái cảm giác vô cùng của Đạo.
Thư họa, thư pháp, thư đạo chính là phương tiện tạo cho ngườI viết một thể tánh, một tâm hồn, một tác phẩm không tận cùng, một thứ bất tận ngôn, ngôn bất tận ý. Người viết thư pháp phải tập cho lòng luôn luôn bình thản, vô tư, thanh tịnh, đạt đến tâm vô niệm trong phương pháp của Trang Tử" "dụng tâm nhược kính".
Được như vậy, thư pháp, thư họa không còn là môn nghệ thuật tầm thường mà là một chính pháp, một Đạo thư, một Đạo trong nghệ thuật thư họa.
2. Giới thiệu chung về Thư Pháp Việt Nam
Xin được giới thiệu với các bạn một bộ môn nghệ thuật đang phát triển ở Việt Nam, đó là môn Thư pháp.
Ở Việt Nam thuở xưa, vào mỗi dịp Xuân về, người dân hay đến nhà những « Thầy Ðồ » hay những người « hay chữ » để xin chữ về treo như một bức tranh, vừa là món đồ trang trí nhưng cũng vừa là món ăn tinh thần. Thầy đồ hay người hay chữ cho chữ bằng cách viết một hay nhiều chữ trên một tờ giấy lớn, với nội dung mang tính cách chúc tụng hay giáo dục, nét chữ thường được khen là đẹp như rồng bay phượng múa. Lối viết như vậy được gọi là Thư Pháp. Thư Pháp là phương pháp viết chữ (đẹp).
Cụ Ðồ xưa:http://www.friendshipland.net/upanh/uploads/39a262f098.jpg
Thư pháp là một môn nghệ thuật phát xuất từ Trung Hoa và đã được các nước Nhật, Triều Tiên, Việt Nam âm thầm chấp nhận và lặng lẽ duy trì.
Ðối với phương Tây, thư pháp được thực hiện bằng nhiều phương tiện : bút sắt, cọ, thước, compa, êke...Con chữ được nắn nót theo chuẩn mực và tỷ lệ. Ðó là cái đẹp của các con chữ theo thị giác người sử dụng hệ chữ La Tinh.
Ðối với người phương Ðông, nói đến môn Thư pháp, người ta thường nghĩ đến cách viết chữ Hán với phong cách đặc biệt... Với cây bút lông, mực và giấy người Trung Hoa đã đưa nghệ thuật viết chữ vươn lên đỉnh cao với lý thuyết phong phú, mang tính triết học, thiền học.
Ở Việt-Nam vào thời điểm nầy, có lẽ ngoại trừ một số người lớn tuổi thâm Nho mới đọc được chữ Hán, chữ Nôm, chớ còn hầu hết là không đọc được.
Bởi vậy tại sao ta không viết thư pháp bằng tiếng Việt ? Viết chữ Việt cũng đẹp vậy, bởi vì sao giải thích được : « Sao là đẹp ? Sao là không đẹp ? » (KTS Nguyễn Thanh Sơn)
"Biết đâu cái gọi là đẹp đối với ta, chắc gì gọi là đẹp đối với kẻ khác !... biết đâu cái gọi là đẹp đối với ta bây giờ chắc gì gọi là đẹp đối với ta sau nầy" (Trang Tử).
Thư pháp bằng tiếng Việt:
Theo các bậc khoa giáp thời xưa, việc chọn một câu văn một bài thơ để viết lên trang giấy là việc cần hết sức cẩn trọng. Vì ngoài việc thể hiện nét bút tài hoa, năng khiếu viết chữ, nội dung một bức thư pháp còn cho thấy tư tưởng, kiến thức, tâm hồn của người viết. Khi cầm bút, ngoài thể hiện những đường nét rồng bay phượng múa, các thư pháp gia còn phải "nhiếp tâm" với những gì mình sắp sửa viết ra.
Có thể gọi thư pháp là tranh chữ, nhưng nó lại mang sắc thái đặc biệt của con người sáng tạo nên bức tranh mà không được tự do bay lượn như các họa sĩ khi tung những nét vẽ lên trang giấy. Người vẽ tranh thư pháp, trước hết phải có một tâm hồn thanh tịnh “như làn nước hồ thu”. Vì sao phải như vậy? Bởi chẳng có bức tranh thư pháp nào có thể ra đời khi lòng người đang rối ren, bấn loạn vì những cơm áo đời thường vương vấn. Chị Hoàng Thị Ngọc Lan, tên hiệu Nhất Chi Lan, chủ phòng tranh thư pháp, tâm sự : “Có đêm thức trắng, muốn viết thư pháp thì trước hết phải ngồi thiền. Lòng có tĩnh thì viết thư pháp mới được”.
Viết được thư pháp là cả một kỳ công. Người Trung Quốc xưa viết bằng bút lông, mực tàu, trên giấy lụa. Với người Việt Nam quen chơi thư pháp, những nguyên tắc đó cũng không thể nào thay đổi.
Người viết thư pháp quan trọng nhất cây bút. Để biết cầm bút đúng cách viết thư pháp, người giỏi phải mất một năm, người kém mà có tâm theo đuổi cũng phải kiên trì 3 năm chỉ chuyên tập cầm bút. Bút viết thư pháp phải là bút lông, nhất thiết không có bút gì khác. Cầm cây bút sao cho thẳng mà không cứng, vẫn mềm mại như hình con rắn uốn lượn.
Mực viết thư pháp cũng phải là mực xạ. Loại mực này hiện nay không nhiều và khá đắt, thế nhưng người ta không thể thay thế loại mực khác. Mực xạ đi với giấy dó là loại giấy cổ truyền ở Việt nam. Những năm trước đây, nghề làm giấy dó gần như thất truyền, nay đã và đang được khôi phục lại ở một số làng nghề miền Bắc. Giấy dó làm ra cũng chỉ để phục vụ một số công việc như viết tranh thư pháp, viết câu đối, vẽ tranh cổ… nên giá giấy khá đắt. Chị Lan cho biết, trong khi một ram giấy trắng bình thường chỉ khoảng mấy chục nghìn đã có thể mua được hàng trăm tờ, thì giấy dó với chừng đó tiền chỉ có thể mua vài chục tờ, mà chị phải lặn lội đặt hàng tận thành phố Hồ Chí Minh đem về.
Loại giấy dó thấm chữ rất nhanh, người viết thư pháp hay vẽ trên giấy này nếu không có trước ý tưởng trước mà cứ họa lên giấy thì tác phẩm 10 phần độ 9 phần bị hư. Bút lông thấm mực tàu sẽ tạo nên những nét đậm nhạt khác nhau, nhưng cái đậm nhạt lúc ấy không phải là ở tay viết mà phải ở cái tâm của người viết.
Thư pháp là mô phỏng theo hình dáng, sự chuyển động của thế giới thiên nhiên qua những con chữ thần kỳ. Chữ Tâm của Nhất Chi lan ở phòng tranh thư pháp là vậy. Một vầng trăng tròn và cành cây khô vươn cao, ai hiểu được thư pháp mới nhận ra những cành cây là chữ M, vầng trăng kia tựa chữ Â và cành cây vắt chéo qua mặt trăng đang rọi sáng là chữ T. Chị kể: Người bước vào con đường viết thư pháp đầu tiên phải học viết thành công 2 chữ: tâm và nhẫn. Với chữ Nhẫn, chị Lan họa theo điển tích Tử Nha câu cá bên hồ Sông Vỹ. Hình người đàn ông nhẫn nại với chiếc cần câu là nét vòng của chữ N tạo cho người cảm nhận một sự xao xuyến về con người và những thăng trầm trong cuộc đời.
Người ta nói rằng con chữ, nhất là chữ thư pháp, thường gắn với cuộc đời của người viết ra nó. Không có quy tắc cho người chơi thư pháp, nhưng có một nguyên tắc là chữ tâm phải sáng và tâm hồn phải thanh thản, vì vậy mà hầu hết những người chơi thư pháp đều biết Thiền- một cách tĩnh tâm. Ngoài ra thư pháp là lối chơi dành cho người cao tuổi, có đời sống nội tâm phong phú, thích hòa mình với cây cỏ, thiên nhiên. Đến với thư pháp là đến với thiên nhiên với muôn vàn hình thái, từ những cành cây đang vươn lên đón nắng xuân, đến những cảnh se lạnh khiến cỏ cây đìu hiu trong giá rét, từ hình ảnh chuyển động của muôn loài động vật với vũ điệu thiên biến vạn hóa đến sự chuyển động âm thầm trong thớ thịt đường gân của thế giới sinh vật… Với người chơi và thưởng ngoạn thư pháp, gần như đó là đòi hỏi để có thể hiểu được nó.