PDA

Xem đầy đủ chức năng : Cho NhỮng NgƯỜi ThẤy ĐỜi MÌnh BẤt HẠnh



XIN LỖI EM _HẠ ÂU
06-07-2007, 04:16 AM
Đây là những câu truyện, tôi đọc rồi gom góp lại. Mõi khi thấy chán nản trong cuộc sống hay buồn chuyện gì, tôi lại đọc lại... chúng đã giúp tôi có nhiều nghị lực hon trong cuộc sống, và mang tôi về mỗi khi bi lost, để thực hiện lẽ sống của mình : "phải ráng thật thành công để rồi có đủ khả năng mang đến cho những người mình yêu thương nhất sự đầy đủ và hạnh phúc, và giúp đõ những người kém may mắn hơn mình trong cuộc sống, những mảnh đời thật đáng thương.."
trong lưu bút này thấy có nhiều bạn kêu cuộc đời đáng chán buồn tẻ bất công , hầu như ít thấy ng hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình mong các bạn khi đọc song sẽ nhận ra là cuộc sống này có nhiều người còn khổ hơn mình nhiều dù sao thì đời bạn vẫn sướng chán :(
Đêm cuối năm. Lạnh! Cái lạnh đủ để người ta thèm một giấc ngủ bình yên bên chăn ấm. Và cái lạnh gợi cho người nghèo giấc mơ về một mái nhà. Nhưng bên vỉa hè, cái lạnh ấy cũng khiến bao giấc mơ cứ dở dang, chập chờn...

Bốn thế hệ ở vỉa hè

0 giờ. Chiếc nôi trẻ thơ vẫn trơ trơ trên vỉa hè đường Nguyễn Thị Diệu, P.6, Q.3, TP.HCM. Em bé mới chào đời hai tháng trong nôi kia là thành viên thứ chín của gia đình bà Nguyễn Thị Cẩm Nhung. Quanh chiếc nôi ấy, tám người còn lại co ro ngủ giữa trời trên hai tấm cáctông. Người mất đi trên vỉa hè, người chào đời cũng trên vỉa hè. Tính đến nay đã bốn thế hệ gia đình này lây lất sống ngoài đường.

Người phụ nữ bước qua tuổi năm mươi này hồi tưởng: năm 1976 đi kinh tế mới ở Sông Bé. Làm rẫy không nổi, gia đình bà cùng nhiều gia đình khác bỏ về thành phố... Không còn nhà cửa, họ chọn lề đường làm chốn nương thân. Hết ở vỉa hè đường Cách Mạng Tháng Tám đến Võ Văn Tần và ba năm gần đây là Nguyễn Thị Diệu.

Trên vỉa hè, những người thân yêu của bà Nhung lần lượt ra đi. Mẹ liệt và chết sau những ngày không tiền thang thuốc. Sáu năm trước, chồng bà cũng bị trúng gió rồi trút hơi thở cuối cùng trên vỉa hè. Ngày chồng mất, người vợ này không đủ tiền để mua nải chuối dằn bụng cho chồng. Cũng may, bà con khu vực P.6, Q.3 và chính quyền địa phương thương tình tặng tiền mai táng và cho mượn một chỗ ở đầu hẻm để đặt hòm trước khi đem hỏa táng. Cuộc đời người phụ nữ này không có đến một miếng đất bình yên để đặt di ảnh mẹ và chồng...

Và cái ước mơ có “miếng đất cắm dùi” của những cư dân này dường như quá xa xôi khi họ cứ lầm lũi mưu sinh bằng nghề bán rong. Hằng ngày, cứ ba giờ sáng bà thức dậy nấu khoai mì, bánh tằm. Những chiếc bếp bày vội vã trên lề đường rồi vội vã giấu đi khi trời vừa sáng. Đứa con gái mười sáu tuổi của bà sẽ đẩy khoai đi bán đến tối mịt. Những người còn lại sẽ lây lất ngoài đường, ai thuê gì làm nấy. May lắm mới không bị đói. Cô con gái có khuôn mặt xinh xắn của bà còn thật tình cho biết: “Mỗi lần muốn tắm hay đi vệ sinh đều phải cuốc bộ mấy trăm mét qua công viên Tao Đàn, 3.000 đồng/người/lần. Tốn tiền lắm. Hai ngày mới tắm một lần”. Vậy đấy, nói chi đến chuyện thuê một căn nhà trọ?!

Đêm cuối năm, thời tiết xuống dưới 20OC. Khi bà ngoại đang co ro nhớ lại những “cảnh phim” đời mình thì chiếc nôi động đậy. Trong bộ quần áo mong manh, bé thơ thót mình ho. Không tiền khám bệnh, mẹ chỉ mua cho em mấy viên thuốc loại hơn 1.000 đồng/viên cho uống đại.

Bé là kết quả của mối tình “đầu đường thương xó chợ”. “Nhà” nội là vỉa hè đầu đường; “nhà” ngoại là vỉa hè đoạn giữa đường. Ba mẹ thương nhau. Hai bên hỏi một tiếng là xong. Đưa nhau về sống, cũng trên lề đường. Rồi sinh con... Sau khi chào đời ở Bệnh viện Từ Dũ được ba ngày, bé được bế về, tiếp tục sống trên lề đường.

Nhìn cháu ngoại mới hai tháng tuổi ngủ dầm trong sương lạnh, bà Nhung chỉ biết khóc.

20 năm ngủ ngồi

1 giờ sáng, ông cụ 88 tuổi co ro ngả lưng trên một chiếc xích lô trong con hẻm nhỏ. Tấm mền mỏng đắp hờ lên bụng. Còn đôi chân lúc nào cũng cong lại. Ông cứ ngủ ngồi như thế, 20 năm rồi. Ông tên là Lê Văn Đặng. Người dân ở khu vực đường Trần Khắc Chân, Q.1, TP.HCM vẫn quen gọi là ông Mười.

Ông Mười đã hành nghề đạp xích lô gần 60 năm. Ông sống cùng vợ trong căn nhà nhỏ ven bờ kênh Nhiêu Lộc. Cuộc sống khốn khó ngỡ bình yên, nhưng 20 năm trước bà trở bệnh nặng. Ngày vợ mất, ông cũng bán nhà để trả nợ tiền thang thuốc và mai táng. Từ đó chiếc xích lô - tài sản duy nhất - trở thành nhà...

Ngày đạp xích lô kiếm sống. Đêm kéo xích lô về lề đường Trần Khắc Chân để ngủ. Càng về già dường như ông càng mang căn bệnh sợ bóng tối. Đêm nào giấc ngủ của ông cũng bị ngắt đoạn.

Nhưng còn nỗi cô đơn côi cút? - dường như không có gì che chắn nổi! Có lần ông được đưa vào trung tâm dưỡng lão. Nhưng ông lại buồn, lại trở về vỉa hè cũ. Ông nhớ nó, dù vỉa hè nào đâu phải của ông! Cũng chẳng ai nỡ đuổi đi vì ông đã sống gần hết đời mình ở nơi này. Ở đây, ông nhìn thấy bà con trong khu phố đi lại, dù chẳng phải họ hàng. Hai năm nay không đạp xe chở khách nổi, ông cũng sống nhờ lòng thương của bà con khu này. Và ở đây, cũng gần chùa Vạn Thọ - nơi ông gửi hài cốt của vợ. Ông sẽ đi “thăm” bà được nhiều hơn.

Nhắc về ông, người dân quanh đây đều nhớ hình ảnh ông cụ cúm rúm co ro đi đâu cũng kéo lê chiếc xích lô theo. Hai lần bị bọn xì ke lấy mất xích lô, ông ngủ vạ vật dưới đất, bà con góp tiền cho ông mua lại. Nhưng có lẽ nỗi buồn ngủ dưới đất không lớn bằng nỗi day dứt, hụt hẫng của con người bị mất chỗ nương tựa cuối cùng.

Hơn 2 giờ, khó ngủ, ông trở dậy, co ro trên đường vắng. Sáng sớm mai, ông lại kéo “ngôi nhà xích lô” ra đường, trả lại vỉa hè cho người ta...

Điều ước cuối năm

Vài hôm nữa người ta lại đón giao thừa. Nhưng có những ngách đời, mùa xuân không chạm đến. Hơn 3g, tôi trở ngang khu dân không nhà trên đường Nguyễn Thị Diệu. Trên chiếc ghế bố đặt bên vỉa hè, chị Nguyễn Thị Thom quấn chiếc chăn mỏng, ho sù sụ. Hơn tháng qua, chị mới phát hiện mình bị bệnh lao. Dù được trạm y tế phường cấp thuốc điều trị miễn phí nhưng người chị cứ rầy rạc vì suy dinh dưỡng. Hỏi về tương lai, chị chỉ lắc đầu nhắc về quá khứ: “Ở vỉa hè này cha tôi đã ra đi vì bệnh lao phổi. Em trai tôi từ giã cõi đời vì bệnh viêm gan. Còn tôi... ” - người phụ nữ thở dài...

Đêm cuối năm, thức với một đô thị lớn nhất nước, ống kính máy ảnh của chúng tôi đã thu chật ních những góc đời. Mỗi người một nghề, mỗi người mỗi cảnh. Đó là những dãy xích lô vắng khách nằm im lìm. Đó là những tài xế xe ôm ngủ dài trên xe. Đó là những em bé co ro trong trạm chờ xe buýt. Đó là người nhặt rác nằm còng queo trước một cửa hàng... Cũng như bà Nhung, ông Mười, chị Thom; họ không dám xa xôi mơ đến một mái nhà. Mong ước của những cư dân vỉa hè chỉ đơn giản: không bị công an đuổi!

Với họ, ngày tết sẽ buồn hơn vì chẳng ai thèm mua khoai mì, khoai lang hay bánh tằm. Tôi nhớ giọt nước mắt lăn trên khuôn mặt đen nhẻm đầy sương gió của cô Nguyễn Thị Lấm: “Đêm giao thừa tôi thường mua ít trái cây, rồi đốt nén hương rước ông bà về lề đường”.

Trên đường, những xe ba gác chở củ kiệu đầy ngất ngưởng đang hối hả về chợ. Những chùm bong bóng lãng mạn được treo trước các cửa hàng. Tôi nhớ đến cái mền mỏng của ông cụ ngủ trên xích lô; nhớ bộ quần áo cũ mèm của những em bé xóm không nhà; nhớ câu chuyện cổ tích mà anh Hùng sống bên hè chợ Đũi kể lại: “Một ngày giáp tết cách đây hai năm, khi ngủ dậy thấy có hai bao lì xì đỏ của một người đi đường tốt bụng nào đó nhét trên đầu nằm, mẹ tôi đã khóc!”.

GreenTea
06-07-2007, 04:57 AM
:rain: những mảnh đời bất hạnh :rain: cố đùm bọc che chở cho nhau màh sống :rain: hy sinh dzì người thân cũa mình :rain: ko chịu thua số phận :rain: vượt lên tất cã nhưng nỗi đau để vươn lên màh sống :rain: sống vì ai? vì mọi ngừi hay vì mình :rain: Bon chen dzới xã hội :rain: ôi những mãnh đời bất hạnh :rain:

XIN LỖI EM _HẠ ÂU
06-07-2007, 05:00 AM
:rain: những mảnh đời bất hạnh :rain: cố đùm bọc che chở cho nhau màh sống :rain: hy sinh dzì người thân cũa mình :rain: ko chịu thua số phận :rain: vượt lên tất cã nhưng nỗi đau để vươn lên màh sống :rain: sống vì ai? vì mọi ngừi hay vì mình :rain: Bon chen dzới xã hội :rain: ôi những mãnh đời bất hạnh :rain:
:5: :5:
nhìn lên mình chẳng bằng ai nhìn xuống chẳng ai bằng mình:so_funny:

dontcry_kitty
06-07-2007, 05:07 AM
Những câu chuyện mà bạn viết đọc rất xúc động , nó kể về những con người dường như sống đến ngày mai thôi , đối với họ cũng đã là một kì tích rồi. Những cảnh đời như thế còn rất nhiều trên trái đất này. Tôi chia sẻ và cảm thông với những gì họ đã trải qua , tôi hi vọng rằng tôi sẽ không bao giờ có một ngày phải như họ.

Mỗi người một quan niệm về bất hạnh. Có phải cứ như những người trong câu chuyện kia thì mới là bất hạnh đâu. Một tỷ phú cũng là người bất hạnh nếu ông ta mất vợ , mất con. Một học sinh , sinh viên sống đầy đủ trong mái ấm gia đình , trong sự đùm bọc của người thân cũng có thể bất hạnh nếu như họ không tìm thấy được lý tưởng của mình...vv.

Cho nên không chỉ những người nghèo khổ mới có quyền buồn... phải không bạn... Chúng ta so với những người kia còn sướng chán. Nhưng cũng có những nỗi đau tinh thần mà không phải ai cũng hiểu được

Miss.Ka
12-07-2007, 11:32 PM
Đây là những câu truyện, tôi đọc rồi gom góp lại. Mõi khi thấy chán nản trong cuộc sống hay buồn chuyện gì, tôi lại đọc lại... chúng đã giúp tôi có nhiều nghị lực hon trong cuộc sống, và mang tôi về mỗi khi bi lost, để thực hiện lẽ sống của mình : "phải ráng thật thành công để rồi có đủ khả năng mang đến cho những người mình yêu thương nhất sự đầy đủ và hạnh phúc, và giúp đõ những người kém may mắn hơn mình trong cuộc sống, những mảnh đời thật đáng thương.."
trong lưu bút này thấy có nhiều bạn kêu cuộc đời đáng chán buồn tẻ bất công , hầu như ít thấy ng hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình mong các bạn khi đọc song sẽ nhận ra là cuộc sống này có nhiều người còn khổ hơn mình nhiều dù sao thì đời bạn vẫn sướng chán
[/COLOR]

:huglove: đúng roài!, Anh nói cái này rất đúng đó, cho nên anh cũng phải sống như thế, phải vươn lên nữa nhé, anh vẫn bik trên đời này ai tốt với anh nhất mà :rain:.....cố sống thật tốt, ko phải sống cho riêng anh, mà cho người thân anh, cho người cần anh nữa :rain: ...... mọi người cũng vậy nha . Tui cũng thế ...:so_funny: cho dù nhiều khi hơi mệt mỏi và bi quan:so_funny: nhưng tí thôi, ko nhiều đâu:so_funny: cũng chả lo:so_funny: vì tôi có người để tìm đến khi buồn :huglove: ....:rang: :rang: