thichduthu
12-06-2007, 07:03 AM
Ông thầy bói ở vườn bách thú rất già. Có lẽ ông đã trải qua bao nhiêu năm làm nghề thầy bói ở nơi này. Quẻ bói là vận mệnh của một người nào đó, nhưng lại là miếng cơm của ông.
Ông thường chọn chiếc ghế đá, nằm dưới một gốc cây đa to, tỏa bóng mát lan ra cả một vùng rộng lớn để quan sát. Bất cứ ai tham quan vườn bách thú cũng phải đi ngang chỗ ông. Tâm trạng con người trong tầm nhìn của ông rất rõ, và rất ít khi ông quyết định chọn một người nào đó để mời xem bói lại không trúng.
Nhà tôi ở cách vườn bách thú không xa, cho nên tôi vẫn thường xuyên vào đây cùng bạn bè vui chơi, tôi xem vườn bách thú giống như nhà của mình. Hàng rào bao quanh vườn được sơn một màu vàng nhạt, giăng lưới khá cao như sợ có kẻ trộm lẻn vào bắt đi mất những con thú rừng nhốt trong các lồng trong đó.
Cánh cửa vào vườn có cả ô sắt chắn ngang để soát vé. Vào những ngày chủ nhật hay nghỉ lễ, ở đây rất đông người vào. Tôi cũng quá quen với cảnh hàng ngày ông thầy bói ở trong vườn bách thú xem bói để kiếm miếng ăn.
Biết là biết vậy thôi, chứ chưa lần nào tôi tiếp xúc hoặc trò chuyện với ông. Ông có mặt trong vườn bách thú cũng giống như các cây cổ thụ, các vườn hoa làm nên cả khu vườn rộng lớn này.
Khách đa phần từ các tỉnh phương xa tìm đến, thay đổi liên tục, nên họ không hề biết rằng ông thầy bói cũ như khu vườn, và không ít trong số người vào vườn rong chơi đã nhờ ông xem một quẻ về cuộc đời mình.
Thuở tôi và Hoàng còn yêu nhau đậm đà, ông thầy bói đã tìm đến chỗ hai đứa tôi ngồi, mời chào: “Cô cậu trông rất hạnh phúc. Cô cậu có thể xem một quẻ bói tình duyên?”. Tôi hồn nhiên trả lời ông: “Cám ơn. Chuyện tình của hai đứa tôi tôi biết rất rõ rồi ông ạ. Không cần thiết phải coi nữa”.
Đó cũng là lần duy nhất tôi và Hoàng cùng bước chân vào vườn bách thú. Ngày đó tôi không xem bói, và cũng chẳng hề tin vào bói toán. Ai lại trao gởi số mệnh của mình vào những lời nói vu vơ của một người đàn ông coi vận mệnh của người khác là một hình thức để mưu sinh?
Tình yêu của tôi và Hoàng ngày đó cũng tràn đầy, tình yêu ấy là những ngày nắng đẹp. Hôm đó, mặc dù tôi từ chối không xem bói, nhưng có lẽ nhằm vào ngày vắng khách, quá rảnh rỗi nên ông thầy bói cứ lửng thửng đi theo chân hai đứa tôi. Đôi lần tôi định xoay người lại, nói với ông thầy bói là đừng đi theo hai đứa tôi, nhưng lại thôi.
Hai đứa tôi dừng lại ở khu vườn nuôi nhốt cá sấu. Đó là một khu đất rộng, có hồ nước và cây cao che bóng mát, bên trong là hàng trăm con cá sấu đang nằm im há miệng phơi nắng.
Hoàng đi mua nước uống, tôi ngồi xuống ghế đá đợi anh. Khi đó ông thầy bói đã đứng bên cạnh, ông xoay lưng về hướng tôi, giống như ông đang ngắm nhìn bầy cá sấu. Nhưng giọng nói của ông rành rọt, nói cho tôi nghe: “Nhìn bên ngoài thì cô và chàng trai kia rất hạnh phúc, nhưng số mệnh không cho hai người ở bên nhau. Đó là số mệnh”.
Tiếng ông thầy bói rất khẽ mà sao từng âm thanh vang vào tai tôi rất rành rọt, dẫu khi nói ông không nhìn tôi, dẫu khi nói ông đang nhìn bầy cá sấu phơi nắng. Lúc đó trời đang nóng mà tôi có cảm giác như tôi đang run.
Lúc tôi đang hoảng hốt thì Hoàng đã đi mua kem tới, tay anh cầm hai cây kem đứng trước mặt tôi tự bao giờ, còn ông thầy bói thì không còn đứng đó nữa. Theo linh tính mách bảo, tôi xoay người đưa mắt nhìn khắp nơi, vẫn không thấy bóng dáng ông.
- Em tìm gì vậy? - Hoàng hỏi.
Tôi nói như phản xạ:
- Ông thầy bói.
Hoàng không hiểu tôi nói gì. Và có lẽ anh cũng không quan tâm đến tôi nói gì. Hoàng đưa cây kem lạnh cho tôi. Tôi cắn từng miếng kem, hơi lạnh lan vào tôi. Tôi cố cười với anh, tôi cố quên lời nói của ông thầy bói, nhưng những lời nói của ông đã lọt vào tai tôi hết rồi.
Tôi nhận được một suất học bổng đi tu nghiệp nước ngoài. Chuyến đi sẽ diễn ra trước ngày tôi và Hoàng dự định tổ chức cưới hai tháng. Hai bên gia đình đã gặp nhau bàn bạc, đã định ngày. Suất học bổng ấy tôi đã phải giành giật mãi mới được trong một cuộc thi tuyển với cả ngàn ứng viên.
Tôi nói với Hoàng: “Em đi hai năm thôi. Hai năm sau mình cưới được không anh?”. Hoàng hỏi lại tôi: “Em có thể bỏ chuyến đi Pháp của em không? Em còn thiếu gì cơ hội? Rồi gia đình anh sẽ ăn nói như thế nào? Anh sẽ trả lời như thế nào? Không thay đổi được đâu”.
Giữa đám cưới với Hoàng và chuyến đi Pháp ấy, tôi đã chọn chuyến đi Pháp. Có thể tôi yêu dòng sông Senne hiền hòa chảy qua thành phố Paris kia mà tôi mới chỉ biết qua phim ảnh hơn là tình yêu đã chắt chiu bao năm.
Hoàng đã giận dữ đến dường nào trước ngày tôi đi. Hai đứa ngồi trước thềm nhà, ngoài đường là xe cộ lao nhanh, là ánh sáng đêm loang lổ từng mảng vàng mảng trắng. “Anh không đợi em về đâu”.
Tôi đã làm tổn thương anh hay là anh đã quá ích kỷ, không muốn cho tôi tung đôi cánh của mình vào bầu trời rộng thênh thang kia? Tôi không phân tích điều đó. Ngay cả khi Hoàng giận dữ rồ ga chiếc xe gắn máy thật nhanh, lao nhanh ra đường, tôi không hề hối tiếc chuyện tôi từ bỏ đám cưới để chọn chuyến đi tu nghiệp.
Khi đó tôi còn quá trẻ. Tôi đã ra sân bay không có tình yêu đưa tiễn, cũng chẳng có ai vẫy tay, chẳng có lời hứa hẹn đợi tôi về. Lúc đó tôi không thấy sân bay vắng vẻ nếu ra đi mà không có người đưa tiễn. Tôi chỉ nôn nao trông mau chóng tới Pháp, tôi muốn mau chóng được chứng kiến giấc mơ bay cao của mình đã được thực hiện.
Hoàng gởi thiệp cưới cho tôi sáu tháng sau đó, khi tôi nhận được tấm thiệp thì đám cưới đã diễn ra trước đó 10 ngày. Tấm thiệp cưới nhẹ chỉ vài chục gram nhưng để vượt đại dương đến được tay tôi nó đã trải qua cả một hành trình.
Tôi biết là tôi đã mất anh. Khi đó, náo nức ban đầu được gặp Paris của tôi đã cạn, mùa đông lạnh cóng đang tới, nhận tấm thiệp tự dưng tôi buồn. Bao lần tôi định gọi điện chúc mừng hạnh phúc cho anh, nhưng tôi đã không làm được điều đó.
Vườn bách thú bây giờ đã bổ sung thêm nhiều loại thú, mở rộng thêm nhiều công viên nhỏ và đặt thêm nhiều ghế đá. Tôi gặp lại chiếc ghế đá cũ, nơi ngày xưa tôi đã ngồi đợi Hoàng mua kem đem tới.
Phía trước ghế đá không còn chuồng nuôi cá sấu mà thay vào đó là một vườn chim với không biết cơ man nào là chim. Tôi ngồi xuống chiếc ghế đá ấy, chiếc ghế gần như không có gì thay đổi, bởi nó vốn đã cũ kỹ, không thể nào cũ hơn được nữa.
Chỉ có chiếc ghế là không thay đổi, còn mọi thứ đã thay đổi. Tôi ngồi với những chiếc lá vàng nhẹ rụng. Gió ít quá nên lá cứ la đà. Tôi không gọi điện báo tin cho Hoàng là tôi đã về nước. Gọi để làm gì khi chính tôi đã chọn lựa ra đi. Gọi để làm gì khi anh không kiên nhẫn chờ đợi.
Hai năm có thể là dài, nhưng vẫn là một khoảng thời gian đủ cho sự kiên trì của tình yêu. Tình yêu của anh không đủ mạnh để giữ tôi ở lại, tình yêu của tôi không đủ mạnh để anh kiên trì đợi chờ.
Không còn ai mua kem cho tôi nữa rồi. Tôi lại đang thèm một cây kem. Tôi không còn nhìn thấy ông thầy bói vẫn thường đi theo mọi người bói tình duyên kiếm sống. Ông bói cho tôi một quẻ và đã linh ứng? Lần này tôi muốn ông bói cho tôi một quẻ tình duyên, ông lại không có mặt.
“Tôi mua thừa tới hai cây kem mà không biết mời ai. Cô có thể cùng ăn với tôi cho vui?”. Một giọng nói trầm bổng vang lên, trong khi tôi đang định đứng dậy để mua cho mình một cây kem.
Tôi đã ăn một cây kem khác vào hôm đó, cũng trong vườn bách thú. Vườn bách thú hôm đó không có ông thầy bói già xem quẻ. Tôi chợt thú vị khi khám phá ra rằng ngoài chiếc ghế đá, trong vườn còn có chiếc xe kem và những cây kem cũng rất cũ.
Ông thường chọn chiếc ghế đá, nằm dưới một gốc cây đa to, tỏa bóng mát lan ra cả một vùng rộng lớn để quan sát. Bất cứ ai tham quan vườn bách thú cũng phải đi ngang chỗ ông. Tâm trạng con người trong tầm nhìn của ông rất rõ, và rất ít khi ông quyết định chọn một người nào đó để mời xem bói lại không trúng.
Nhà tôi ở cách vườn bách thú không xa, cho nên tôi vẫn thường xuyên vào đây cùng bạn bè vui chơi, tôi xem vườn bách thú giống như nhà của mình. Hàng rào bao quanh vườn được sơn một màu vàng nhạt, giăng lưới khá cao như sợ có kẻ trộm lẻn vào bắt đi mất những con thú rừng nhốt trong các lồng trong đó.
Cánh cửa vào vườn có cả ô sắt chắn ngang để soát vé. Vào những ngày chủ nhật hay nghỉ lễ, ở đây rất đông người vào. Tôi cũng quá quen với cảnh hàng ngày ông thầy bói ở trong vườn bách thú xem bói để kiếm miếng ăn.
Biết là biết vậy thôi, chứ chưa lần nào tôi tiếp xúc hoặc trò chuyện với ông. Ông có mặt trong vườn bách thú cũng giống như các cây cổ thụ, các vườn hoa làm nên cả khu vườn rộng lớn này.
Khách đa phần từ các tỉnh phương xa tìm đến, thay đổi liên tục, nên họ không hề biết rằng ông thầy bói cũ như khu vườn, và không ít trong số người vào vườn rong chơi đã nhờ ông xem một quẻ về cuộc đời mình.
Thuở tôi và Hoàng còn yêu nhau đậm đà, ông thầy bói đã tìm đến chỗ hai đứa tôi ngồi, mời chào: “Cô cậu trông rất hạnh phúc. Cô cậu có thể xem một quẻ bói tình duyên?”. Tôi hồn nhiên trả lời ông: “Cám ơn. Chuyện tình của hai đứa tôi tôi biết rất rõ rồi ông ạ. Không cần thiết phải coi nữa”.
Đó cũng là lần duy nhất tôi và Hoàng cùng bước chân vào vườn bách thú. Ngày đó tôi không xem bói, và cũng chẳng hề tin vào bói toán. Ai lại trao gởi số mệnh của mình vào những lời nói vu vơ của một người đàn ông coi vận mệnh của người khác là một hình thức để mưu sinh?
Tình yêu của tôi và Hoàng ngày đó cũng tràn đầy, tình yêu ấy là những ngày nắng đẹp. Hôm đó, mặc dù tôi từ chối không xem bói, nhưng có lẽ nhằm vào ngày vắng khách, quá rảnh rỗi nên ông thầy bói cứ lửng thửng đi theo chân hai đứa tôi. Đôi lần tôi định xoay người lại, nói với ông thầy bói là đừng đi theo hai đứa tôi, nhưng lại thôi.
Hai đứa tôi dừng lại ở khu vườn nuôi nhốt cá sấu. Đó là một khu đất rộng, có hồ nước và cây cao che bóng mát, bên trong là hàng trăm con cá sấu đang nằm im há miệng phơi nắng.
Hoàng đi mua nước uống, tôi ngồi xuống ghế đá đợi anh. Khi đó ông thầy bói đã đứng bên cạnh, ông xoay lưng về hướng tôi, giống như ông đang ngắm nhìn bầy cá sấu. Nhưng giọng nói của ông rành rọt, nói cho tôi nghe: “Nhìn bên ngoài thì cô và chàng trai kia rất hạnh phúc, nhưng số mệnh không cho hai người ở bên nhau. Đó là số mệnh”.
Tiếng ông thầy bói rất khẽ mà sao từng âm thanh vang vào tai tôi rất rành rọt, dẫu khi nói ông không nhìn tôi, dẫu khi nói ông đang nhìn bầy cá sấu phơi nắng. Lúc đó trời đang nóng mà tôi có cảm giác như tôi đang run.
Lúc tôi đang hoảng hốt thì Hoàng đã đi mua kem tới, tay anh cầm hai cây kem đứng trước mặt tôi tự bao giờ, còn ông thầy bói thì không còn đứng đó nữa. Theo linh tính mách bảo, tôi xoay người đưa mắt nhìn khắp nơi, vẫn không thấy bóng dáng ông.
- Em tìm gì vậy? - Hoàng hỏi.
Tôi nói như phản xạ:
- Ông thầy bói.
Hoàng không hiểu tôi nói gì. Và có lẽ anh cũng không quan tâm đến tôi nói gì. Hoàng đưa cây kem lạnh cho tôi. Tôi cắn từng miếng kem, hơi lạnh lan vào tôi. Tôi cố cười với anh, tôi cố quên lời nói của ông thầy bói, nhưng những lời nói của ông đã lọt vào tai tôi hết rồi.
Tôi nhận được một suất học bổng đi tu nghiệp nước ngoài. Chuyến đi sẽ diễn ra trước ngày tôi và Hoàng dự định tổ chức cưới hai tháng. Hai bên gia đình đã gặp nhau bàn bạc, đã định ngày. Suất học bổng ấy tôi đã phải giành giật mãi mới được trong một cuộc thi tuyển với cả ngàn ứng viên.
Tôi nói với Hoàng: “Em đi hai năm thôi. Hai năm sau mình cưới được không anh?”. Hoàng hỏi lại tôi: “Em có thể bỏ chuyến đi Pháp của em không? Em còn thiếu gì cơ hội? Rồi gia đình anh sẽ ăn nói như thế nào? Anh sẽ trả lời như thế nào? Không thay đổi được đâu”.
Giữa đám cưới với Hoàng và chuyến đi Pháp ấy, tôi đã chọn chuyến đi Pháp. Có thể tôi yêu dòng sông Senne hiền hòa chảy qua thành phố Paris kia mà tôi mới chỉ biết qua phim ảnh hơn là tình yêu đã chắt chiu bao năm.
Hoàng đã giận dữ đến dường nào trước ngày tôi đi. Hai đứa ngồi trước thềm nhà, ngoài đường là xe cộ lao nhanh, là ánh sáng đêm loang lổ từng mảng vàng mảng trắng. “Anh không đợi em về đâu”.
Tôi đã làm tổn thương anh hay là anh đã quá ích kỷ, không muốn cho tôi tung đôi cánh của mình vào bầu trời rộng thênh thang kia? Tôi không phân tích điều đó. Ngay cả khi Hoàng giận dữ rồ ga chiếc xe gắn máy thật nhanh, lao nhanh ra đường, tôi không hề hối tiếc chuyện tôi từ bỏ đám cưới để chọn chuyến đi tu nghiệp.
Khi đó tôi còn quá trẻ. Tôi đã ra sân bay không có tình yêu đưa tiễn, cũng chẳng có ai vẫy tay, chẳng có lời hứa hẹn đợi tôi về. Lúc đó tôi không thấy sân bay vắng vẻ nếu ra đi mà không có người đưa tiễn. Tôi chỉ nôn nao trông mau chóng tới Pháp, tôi muốn mau chóng được chứng kiến giấc mơ bay cao của mình đã được thực hiện.
Hoàng gởi thiệp cưới cho tôi sáu tháng sau đó, khi tôi nhận được tấm thiệp thì đám cưới đã diễn ra trước đó 10 ngày. Tấm thiệp cưới nhẹ chỉ vài chục gram nhưng để vượt đại dương đến được tay tôi nó đã trải qua cả một hành trình.
Tôi biết là tôi đã mất anh. Khi đó, náo nức ban đầu được gặp Paris của tôi đã cạn, mùa đông lạnh cóng đang tới, nhận tấm thiệp tự dưng tôi buồn. Bao lần tôi định gọi điện chúc mừng hạnh phúc cho anh, nhưng tôi đã không làm được điều đó.
Vườn bách thú bây giờ đã bổ sung thêm nhiều loại thú, mở rộng thêm nhiều công viên nhỏ và đặt thêm nhiều ghế đá. Tôi gặp lại chiếc ghế đá cũ, nơi ngày xưa tôi đã ngồi đợi Hoàng mua kem đem tới.
Phía trước ghế đá không còn chuồng nuôi cá sấu mà thay vào đó là một vườn chim với không biết cơ man nào là chim. Tôi ngồi xuống chiếc ghế đá ấy, chiếc ghế gần như không có gì thay đổi, bởi nó vốn đã cũ kỹ, không thể nào cũ hơn được nữa.
Chỉ có chiếc ghế là không thay đổi, còn mọi thứ đã thay đổi. Tôi ngồi với những chiếc lá vàng nhẹ rụng. Gió ít quá nên lá cứ la đà. Tôi không gọi điện báo tin cho Hoàng là tôi đã về nước. Gọi để làm gì khi chính tôi đã chọn lựa ra đi. Gọi để làm gì khi anh không kiên nhẫn chờ đợi.
Hai năm có thể là dài, nhưng vẫn là một khoảng thời gian đủ cho sự kiên trì của tình yêu. Tình yêu của anh không đủ mạnh để giữ tôi ở lại, tình yêu của tôi không đủ mạnh để anh kiên trì đợi chờ.
Không còn ai mua kem cho tôi nữa rồi. Tôi lại đang thèm một cây kem. Tôi không còn nhìn thấy ông thầy bói vẫn thường đi theo mọi người bói tình duyên kiếm sống. Ông bói cho tôi một quẻ và đã linh ứng? Lần này tôi muốn ông bói cho tôi một quẻ tình duyên, ông lại không có mặt.
“Tôi mua thừa tới hai cây kem mà không biết mời ai. Cô có thể cùng ăn với tôi cho vui?”. Một giọng nói trầm bổng vang lên, trong khi tôi đang định đứng dậy để mua cho mình một cây kem.
Tôi đã ăn một cây kem khác vào hôm đó, cũng trong vườn bách thú. Vườn bách thú hôm đó không có ông thầy bói già xem quẻ. Tôi chợt thú vị khi khám phá ra rằng ngoài chiếc ghế đá, trong vườn còn có chiếc xe kem và những cây kem cũng rất cũ.