PDA

Xem đầy đủ chức năng : [VN] Thành Cổ Loa và chuyện tình Mỵ Châu, Trọng Thủy



Hoa Huệ Trắng
10-06-2007, 11:35 AM
http://i17.photobucket.com/albums/b97/cutcut/250px-Thanh_co_loa1.jpg
(sơ đồ thành cổ loa)

Khu di tích Cổ Loa là một thành trì và một đô thị cổ cách đây hơn hai thiên niên kỷ. Di tích nằm về phía đông bắc Thủ đô Hà Nội, từ trung tâm qua cầu Chương Dương, theo quốc lộ số 1, đến km 11, qua cầu Đuống, rẽ trái, đi tiếp đến km 18 là nơi có khu di tích.

http://i17.photobucket.com/albums/b97/cutcut/images1042527_5.jpg
(đền cổ loa)

Khu vực Cổ Loa khá rộng, chiều dài cả ba vòng thành tổng cộng hơn 16km. Về niên đại xây dựng hiện có hai thuyết chính: Năm 257 trước CN hoặc 208 trước CN. Nhiều người chấp nhận niên đại 208 trước CN. Dù sao thì thành Cổ Loa cũng là tạo lập vào khoảng nửa sau thế kỷ III trước CN. Thành này gắn liền với câu chuyện Thục Phán đã nối tiếp Hùng Vương lập nước Âu Lạc, xưng là An Dương Vương, định đô tại đây. Ông cho xây một thành hình ốc nên sử đời sau gọi là Loa Thành.
Câu chuyện xây thành đã trở thành huyền thoại. Thành cứ ngày xây đêm lại bị đổ, nên chỉ khi vua được thần Kim Quy giúp diệt tinh Bạch kê (gà trắng) thì thành mới xây xong. Rùa Vàng còn cho Vua Thục một cái móng bảo hãy dùng làm lẫy nỏ. Chiếc nỏ ấy bắn ra mỗi mũi tên làm trăm ngàn kẻ chết. Khi đó Triệu Đà sang xâm lược nước ta và luôn bị thua trước nỏ thần. Triệu Đà liền lập mưu cho con là Trọng Thủy xin làm rể vua Thục. Và y đã lừa lấy mất lẫy thần. Triệu Đà liền dẫn quân sang xâm lược tiếp. An Dương Vương đã phải dìu Mỵ Châu lên ngựa chạy về Nam. Nhưng nghe lời chồng dặn, Mỵ Châu ngây thơ vặt lông ngỗng từ chiếc áo mà nàng đem theo để đánh dấu đường đi nên quân Triệu Đà cứ thế đuổi theo. Đến cửa bể vùng Diễn Châu, Rùa Vàng hiện lên bảo vua rằng: "Kẻ thù ngồi sau lưng đó". Vua chợt tỉnh ngộ, chém chết con gái. Rùa Vàng đón vua xuống thủy cung. Máu Mỵ Châu chảy xuống biến hóa thành ngọc trai, còn Trọng Thủy vì hối hận nên đã gieo mình xuống giếng trong Loa Thành. Ngày nay khách tham quan đến Cổ Loa còn thấy cái giếng quen gọi là "giếng Trọng Thủy". Tục truyền lấy nước giếng này rửa ngọc trai thì ngọc sáng ngời. Phải chăng đây là hình tượng minh oan cho Mỵ Châu. Do đó còn có tên là Giếng Ngọc.

http://i17.photobucket.com/albums/b97/cutcut/images1042519_4.jpg
(cây đa ở Am Mỵ Châu)

Ở Cổ Loa hiện nay còn vết tích của ba vòng thành. Thời Bắc thuộc quân Hán đã đóng ở đây. Trong buổi đầu của thời độc lập, vua Ngô Quyền (939 - 944) cũng từng đóng đô ở đây một thời gian và đã có một số thay đổi kiến trúc của khu vực. Dù sao, các di tích qua nhiều thời vẫn còn đấy, mang dấu ấn của quá khứ rất xa xưa.
Đi từ trong ra ngoài, thoạt tiên là vòng thành trong còn gọi là Thành Nội, hình chữ nhật, có chu vi là 1.650m, được xem là nơi ở của vua. Cung điện không còn nữa. Cái còn lại là vết tích của rãnh đào và cống thoát nước. Cổng chính của Thành Nội ở giữa bức tường thành phía Nam. Từ cổng này nhìn vào, trước kia hẳn có cung điện mà nay gọi là điện Ngự triều di quy. Bao quanh thành là hào sâu và rộng.
Vòng thành giữa còn gọi là "Thành Trung", bao bọc Thành Nội, chu vi 6500m. Từ cửa Nam của tường thành (chợ Sa ngày nay) vòng về phía đông theo Đầm Cả, qua gò Voi ở phía Bắc, vòng lại phía Nam theo bờ sông Hoàng Giang.
Vòng thành ngoài hay còn gọi là "Thành Ngoại", có chu vi là 8.000m. Một đoạn dài của sông Hoàng Giang chảy từ Tây Nam đến Đông Nam, tạo thành đoạn hào tự nhiên của Thành Ngoại. Hào nhân tạo nối liền với hào tự nhiên, bao quanh thành từ Đông Bắc đến Đông Nam.
Nhìn bản đồ, có thể thấy thành được bao quanh bằng những con hào. Phía đông Thành Trung là Đầm Cả, thông với sông Hoàng Giang. Từ đầm này được khơi năm con ngòi để cho nước vào hào Thành Trung và Thành Nội, hình thành một thế phối hợp lợi hại giữa thủy binh và bộ binh: tiến lên, hoặc cố thủ đều thuận lợi.
Trên ba vòng thành, đặc biệt là quanh Thành Ngoại, tương truyền có nhiều điếm canh được dựng trên các ụ đất, mà dân Cổ Loa gọi là "ụ hỏa hồi", được coi là nơi trữ rơm, rạ để khi cần thì đốt lửa báo cho trong thành biết là có giặc. Cả ba vòng thành có 72 ụ hỏa hồi. Ụ cao nhất còn lại gọi là "ụ cột cờ" nằm ở phía nam Thành Ngoại. Quanh thành và rải rác trong thành, nhiều nơi còn mang những địa danh tương truyền có từ thời An Dương Vương như gò Đống Bắn, là nơi Cao Lỗ, một tướng tài của An Dương Vương, dạy quan bắn cung.
Ngoài ra ngành khảo cổ học đã đào được chiếc trống đồng tại gò Mả Tre vào năm 1982 và bộ sưu tập lưỡi cày đồng nổi tiếng thuộc nền văn hóa Đông Sơn cách ngày nay 20 thế kỷ. Hai kho mũi tên đồng gồm hàng vạn chiếc cũng được phát hiện tại đây vào giữa thế kỷ XX. Như vậy thời đó đã đúc được rất nhiều đồ đồng trong đó có mũi tên đồng, phải chăng đây là cốt lõi của chuyện nỏ thần?
Trong khu vực Thành Nội, nhân dân đã xây dựng một số công trình tưởng niệm An Dương Vương như đền Thượng và điện Ngự triều di quy.
Theo quan niệm của địa phương, đền Thượng dựng trên một gò hình đầu rồng. Phía dưới có hai hố tròn là mắt rồng. Trước đền có hồ bán nguyệt là mồm rồng. Phía đông của hồ có mô đất là hòn ngọc (rồng ngậm ngọc). Bên trong hồ có "giếng Trọng Thủy" nơi Trọng Thủy đã gieo mình.
Chưa rõ đền Thượng được xây dựng từ bao giờ, chỉ biết là được sửa chữa lại vào năm 1687, và đến năm 1893 lại được trùng tu lớn.


http://i17.photobucket.com/albums/b97/cutcut/images1042525_1.jpg
(lễ hội cổ loa)

http://i17.photobucket.com/albums/b97/cutcut/congden1.jpghttp://i17.photobucket.com/albums/b97/cutcut/250px-Vn01_00a.gif
(đền thờ An Dương Vương gần Hà Nội)

Hiện đền Thượng còn giữ được một số di vật: tượng An Dương Vương bằng đồng, đúc năm 1897, hai con ngựa Hồng, ngựa Bạch, các đồ thờ v.v.... Trước cổng đền có hai con rồng đá, thân và râu uốn lượn, phô ra những nét chạm tinh tế, tài nghệ của những người thợ Việt Nam hồi thế kỷ XVII.
Còn điện Ngự triều di quy được dựng hồi cuối thế kỷ XVIII trên khu đất tương truyền là nơi vua Thục thiết triều. Giữa đình, còn bức cửa võng chạm khá tinh tế, vàng son rực rỡ. Bên trái đình trước có "cây đa nghìn tuổi" tỏa bóng. Sau gốc đa, là cửa tò vò vào am thờ nàng Mỵ Châu. Am thờ có một hòn đá. Chuyện kể: Mỵ Châu chết oan, nên biến thành hòn đá, trôi dạt về đông vòng Thành Trung, dân Cổ Loa thấy hòn đá kỳ dị, bèn rước về thờ.
Cổ Loa là di tích thành lũy lớn và là di tích một kinh đô cổ đứng hàng thứ hai (sau Phong Châu của nước Văn Lang). Đây cũng là di tích duy nhất về kiến trúc quân sự thời cổ ở nước ta. Cổ Loa vừa là huyền thoại vừa là lịch sử, vừa là một khúc ca bi tráng! Cổ Loa là thành tựu dăm chục năm xây dựng đô thành của An Dương Vương, đồng thời cũng là bài học cảnh giác lớn: chớ có "Trái tim lầm chỗ để trên đầu/ Nỏ thần vô ý trao tay giặc/ Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu".
Một vấn đề cũng nên biết thêm là trong thực tế khi Thục Phán xây dựng Cổ Loa làm quốc đô thì nơi này từng có người cư trú, không phải chỉ mới dăm chục năm hay dăm trăm năm trước đó mà tới nghìn năm hoặc hơn. Khảo cổ học đã khai quật nhiều điểm trong và ngoài khu thành Cổ Loa, đã có kết quả là ở Đồng Vông (phía nam vòng Thành Ngoại), vào nửa đầu thiên niên kỷ II trước CN, đã có cư dân sinh sống, công cụ chủ yếu là thời đồ đá mới và sơ kỳ đồ đồng, thuộc giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, cách nay khoảng 40 thế kỷ, tức trước Cổ Loa chừng mười mấy thế kỷ. Rồi đến Xuân Kiều (nằm ngay dưới chân vòng Thành Ngoại là nơi có dân cư thuộc thời đại đồng thau mở đầu giai đoạn văn hóa khảo cổ Đồng Đậu (cách nay 3000 năm). Như vậy là có một thời tiền Cổ Loa dài tới hai nghìn năm.

http://i17.photobucket.com/albums/b97/cutcut/250px-MC5A9i_tC3AAn_C491E1BB93ng.jpg
Mũi tên đồng được tìm thấy tại thành Cổ Loa

hoatimuoi
14-06-2007, 08:20 AM
hoàn toàn thật đấy ah2

hoasaudongvn
14-06-2007, 11:49 PM
mình nghe nhiều về Thành Cổ Loa nhưng chưa đi bao giờ , dịp hè này cố xếp time đi mới được

m2mnamtuocbongtoi
16-06-2007, 01:34 AM
............. ặc em đến rùi đẹp lắm nhắt là buôi> sáng...................

Linh_Hiphop
18-06-2007, 07:48 PM
dzậy câu chuyện trọng thủy mị châu có thật hả bạn.dzậy mà mình cứ tưởng là chuyện thần thoại

Hiennie*
19-06-2007, 02:25 PM
wow...Nhìn cŨng hay hay...Nhưng Nhớ lại cái dzụ đi dô cổ loa thành ở suối tiên...sợ wah'...:D

!!*Sun Bill*!!
03-07-2007, 10:19 PM
hơi thô....................

dragon_ball005
05-09-2010, 09:31 PM
ko đâu mình nghe cô mình nói An Dương Vương mất nước là có thật còn Mị Châu chỉ là truyền thuyết thôi !!