Mua Sao Bang
01-06-2007, 10:40 AM
Hoa bất tử
AT - Năm lớp 10. Mẹ cho tôi lên Sài Gòn học phổ thông. Mẹ bảo: “Lên đây học cho bằng người ta”. Thế là tôi, một con bé gầy gò ốm yếu bắt đầu những tháng ngày tự lập xa nhà.
Những lần đau ốm, tôi chưa bao giờ một lần gọi điện về cho mẹ. Tự mình đi bác sĩ, tự mình mua thuốc uống. Bố mẹ mua cho tôi một căn nhà nhỏ để tiện việc học hành. Tôi đã sớm tự lập, và biết tự lo cho mình. Lúc nào tôi cũng bảo: “Con khỏe lắm. Bố mẹ yên tâm” dù đang sốt đến 39 độ.
Có một lần, mẹ đột ngột lên thăm, vừa nhìn thấy tôi mẹ đã hỏi.
Con bệnh mà sao giấu mẹ?
Thế là mẹ giận tôi. Không hiểu bằng cách nào mẹ đã biết. Mẹ đã khóc, nói tôi cái gì cũng làm theo ý mình, lỡ có gì thì sao, có thương mẹ không? Tôi im lặng. Từ đó, mẹ lên thăm tôi thường xuyên hơn.
Tôi học trong lớp chuyên toán của một trường danh tiếng nhất nhì thành phố. Bao bỡ ngỡ ban đầu của một đứa tỉnh lẻ rồi cũng qua, tôi bắt đầu quen dần, nhưng chưa bao giờ tôi nói chuyện được với quá hai người bạn ngồi hai bên mình. Tôi giống như một chiếc bóng, lặng lẽ ngồi trong lớp. lặng lẽ về. Nhiều lúc nghĩ, có phải tôi tự cô lập mình với mọi người không, nhưng ngoảnh đi ngoảnh lại, tôi thấy mình như thế đã là may. Cô bạn ngồi cuối lớp, chưa bao giờ nói chuyện với bất kỳ ai. Nói cứ như đùa, bạn bè trong lớp suốt ba năm, vậy mà chẳng có kỷ niệm gì, chẳng có những lần hẹn nhau đi ăn uống. Cả thầy chủ nhiệm cũng không nhớ mặt hết 40 thành viên trong lớp. Chỉ có học và học. Đây là lớp tuyển chọn học sinh giỏi để đi thi, cho nên khác các lớp khác.
Giờ nghĩ lại, tôi thấy nuối tiếc thời phổ thông của mình quá, học giỏi để làm gì khi không có nổi một đứa bạn thân?
Tôi ấn tượng về thầy dạy Lý bởi đó là người duy nhất trong số rất nhiều thầy cô cấp III dạy chúng tôi. Thầy hơn tôi 10 tuổi. Lần đó, tôi đã giật thót mình khi thầy gọi:
- Hải Ngô, em quê miền Tây phải không?
Tôi bối rối đứng dậy trả lời: “Dạ đúng gồi ạ!”, lớp cười rần. Tôi rất ngại mỗi lần có ai đó gọi tên mình, Một cái tên dành cho một đứa con trai thì đúng hơn và ngại nói bằng cái giọng miền Tây. Lũ bạn trong lớp vẫn hay gọi tôi bằng “Biển bắp”. Có đứa nói trỏng lên: “Nó là bắp miền tây đó thầy”, lại một tràng cười nữa. Tôi đỏ mặt cúi đầu. Thầy nhìn tôi cười.
- Thầy từng về miền tây rồi! Thầy thích miền tây lắm!
Rồi thầy lại tiếp tục bài giảng. Buổi hôm ấy, tôi nhớ mãi về hình ảnh một người thầy có khuôn mặt rất khó chịu khi nở nụ cười thì rất dễ thương.
Và sau đó, tôi để ý, thầy không chỉ nhớ tên của riêng tôi, thầy nhớ tên của từng thành viên, nhớ cả từng thói quen của mỗi đứa. Như thằng Hoàng hay cắn móng tay, nhỏ Như hay vuốt lỗ tai mỗi lần suy nghĩ. Tôi náo nức trông chờ đến mỗi tiết học của thầy, buồn khi thầy rời khỏi lớp. Mỗi lần gặp thầy, tim tôi đập loạn cả lên và cúi đầu chào bối rối.
Cuối năm lớp 10. Năm ấy, hoa phượng rơi đỏ rực cả sân trường. Tôi về muộn đứng ở ban công nhìn ra sân trường, miệng lẩm nhẩm bài “Hạ trắng” của Trịnh Công Sơn.
- Còn bé thế đã mê nhạc Trịnh rồi sao?
Giật mình nhận ra tiếng nói quen thuộc. Là thầy. Tôi cười và hỏi:
- Sao thầy về muộn quá vậy thầy?
- Câu đó thầy hỏi em đúng hơn! Thầy cô về muộn là chuyện thường mà!
Sau đó thì cả tôi và thầy đều im lặng. Chúng tôi nhìn về phía sân trường. Rồi thầy thở dài: “Tuổi học trò qua nhanh! Thấy mấy đứa học như thế này, thầy thấy tội quá! Còn gì là cái tuổi đẹp nhất nữa?”. Bao người dạy tôi trong cái trường chuyên này, có người nào nói với học trò được câu nói đó? Tôi chỉ từng nghe: “Các em phải học và học, vào lớp này nhắm học không nổi thì rút ra, nhưng các em theo được thì sẽ chắc chắn đậu đại học!”. Tôi cũng thở dài, bất giác quay sang hỏi thầy.
- Thầy thích nhạc Trịnh hả thầy?
- Ừ, thầy bắt đầu nghe nhạc Trịnh từ hồi còn nhỏ lắm!
- Em cũng thích nhạc Trịnh. Chỉ mới nghe dạo gần đây!
- Còn nhỏ sao nghe nhạc buồn nhiều vậy em? Nếu thích mai mốt thầy cho mượn!
- Thật hả thầy!
- Không lẽ thầy nói dối em? Thôi đi về đi...
Tôi cúi đầu chào thầy. Đi ra cổng trường, ngoái lại nhìn, vẫn thầy đứng lặng lẽ ở đó...
***
Tôi ngày càng thân với thầy hơn. Tôi cố gắng học giỏi môn học đó vì thầy.
Năm 11. Thầy bắt đầu dạy kèm môn lý cho tôi tại nhà. Và sau đó, từ bao giờ, chúng tôi xưng hô với nhau là bố-con. Thầy bảo: “Ở trên này có một thân một mình, có thêm một người bố sẽ tốt hơn!”. Bố để ý lo lắng đến tôi một cách âm thầm, làm lắm lúc tôi ngạc nhiên. Có lần bị viêm họng, trong buổi hôm đó tôi ít nói đi. Nhưng hôm sau, khi thầy dạy về, tôi để ý trên bàn có một mẩu giấy nhỏ và một bọc thuốc. “Đừng ỷ lại vào sức khỏe của mình quá. Uống thuốc đều đặn nhe! Bố của con”.
Có những ngày cuối tuần, việc học hành đè nặng. Bố nhìn tôi bảo: “Thôi, hôm nay nghỉ sớm, bố dẫn con đi cà phê!”. Đó là lần đầu tiên tôi cùng bố ngồi uống cà phê. Bố uống cà phê đen, còn tôi thì uống cà phê sữa. Quán Du Miên với tôi kể từ đó đã trở thành một nơi thật đặc biệt. Tôi len lén nhìn người-đàn-ông-lớn-hơn-mình-10-tuổi. Thầy không đơn giản chỉ là thầy. Bố không chỉ đơn giản là bố. Bố tâm sự với tôi nhiều, về chuyện tình cảm, về chuyện bố đã từng yêu, từng đính hôn, rồi người yêu bỏ đi nước ngoài. Về chuyện bố đã từng thi rớt đại học, về chuyện ước mơ của bố từng là một kỹ sư...
Một hôm, bố chợt hỏi tôi:
- Có phải con đang yêu phải không?
Tôi hốt hoảng hỏi bố:
- Sao bố lại hỏi vậy?
- Vì bố là bố của con mà! Nhìn vào mắt con, bố cảm thấy điều đó! Yêu gì yêu, con phải ráng đậu đại học nha con! Bố thấy con hay tha thẩn một mình trong trường, và mỗi lần bố đến nhà, con đều nghe nhạc Trịnh cả...
Tôi cười:
- Bố lầm rồi, không có chuyện đó đâu!
***
Hết năm 12. Tôi đậu đại học vào một trường danh tiếng. Điểm môn lý của tôi là 9.5. Bố gọi điện thoại bảo: “Con gái bố để dành nửa điểm đó lại cho giám khảo hả?”. Thế là chấm dứt những tháng ngày được bố dạy kèm. Tôi bắt đầu bước vào một môi trường mới. Tôi ít gặp bố. Bố dạo này bận rộn hơn. Chương trình ngày càng nặng hơn dù cải cách càng nhiều. Bố đi dạy lu bù, thi thoảng nhắn vài tin nhắn hỏi thăm tôi.
Tôi bắt đầu có thói quen đi cà phê một mình. Và nơi tôi thường ngồi là những quán cà phê mà bố đã từng dẫn tôi đi. Tôi ít khi ngồi lại chỗ đã từng ngồi với bố. Vì mỗi lần như thế, không hiểu sao nước mắt tôi lại chảy.
***
Rồi những tháng ngày sinh viên cũng qua. Trong suốt bốn năm đại học, có nhiều người theo đuổi tôi. Và tôi cũng có vài mối tình trôi qua đời mình. Nhưng cuộc tình nào rồi cũng tan vỡ. Có lẽ là tại tôi. Họ đều bảo: “Em có thật sự yêu anh? Vì sao lúc nào em cũng buồn, vì sao trong những trang blog của em, luôn nhắc đến một người là X, không phải anh? Đó là ai? Là ai? Em nói đi, rồi ta vẫn tiếp tục yêu nhau”. Nhưng rồi tôi im lặng.
- Anh là người tốt, rồi anh sẽ tìm được tình yêu cho mình, đừng yêu em nữa!
Rồi chia tay. Rồi trở thành hai kẻ đi về mỗi phía của con đường. Đêm về, nằm ngủ mà nước mắt cứ băng qua sống mũi rơi xuống gối. Tôi nghĩ về những cuộc tình đã qua. Nghĩ về người đàn ông khiến tôi không thể nào yêu thật sự ai khác được... Tôi định bụng, một ngày sẽ nói cho người đó biết. Nhưng lại sợ, sợ mất đi những gì quá tốt đẹp đang có.
***
25 tuổi. Tôi đã được làm leader của một bộ phận trong một công ty nước ngoài.
Quần quật một ngày về mỏi mệt, mở điện thoại ra thấy tin nhắn của bố: “Con đi làm về chưa? Đừng tham công tiếc việc quá!”
Ngày xưa, khi còn là cô bé 17, 18 tuổi, tôi đã hồ nghi tự hỏi những gì tôi đối với bố có phải là tình yêu hay không? Có lẽ đó cũng chỉ giản đơn là những rung cảm đầu đời rồi cũng qua. Vậy mà càng lớn lên, câu hỏi đó tôi vẫn không thể nào đáp một cách rõ ràng được. Dù tôi có đi với ai, có làm gì, cũng không một người nào làm cho tôi rung động được. Có những thói quen được hình thành do bố. Đến khi đã trở thành một cô gái 25 tôi vẫn giữ. Tôi thích mặc áo đen vì bố thích màu đen, tôi thích đi cà phê ở Du Miên cũng vì đó là nơi đầu tiên bố dẫn tôi đi...
Một tối thứ bảy. Bố gọi điện thoại rủ tôi đi cà phê. Tôi đã chọn bộ quần áo đẹp nhất.
Bố lúc nào cũng đến quán trước. Đặt người xuống ghế, cảm giác thân thuộc về những tháng ngày phổ thông cùng bố đi cà phê làm tôi không dưng ấm lòng lạ.
- Bố sắp kết hôn!
Tôi ngước mắt lên nhìn bố. Bố bối rối rõ:
- Con ngạc nhiên lắm hả? Ừ, bố muốn con là người đầu tiên biết tin này...
Tôi cười to:
- Con vui quá, không nói ra lời luôn! Vậy là con có mẹ rồi. Đến bây giờ bố mới chịu thực hiện lời hứa!
Hôm đó, tôi và bố nói với nhau nhiều, nhưng tôi không nhớ gì nhiều. Tôi chỉ nhớ mỗi câu nói: “Bố sắp kết hôn”, thế thôi.
- Thế còn con thì sao? 25 tuổi rồi, con gái à! Con gái chỉ có một thời!
- Con còn muốn lo cho sự nghiệp bố à! Con bận rộn quá, thời gian chăm sóc mình còn không có, huống hồ gì yêu ai?
Bố bảo: “Con gái giỏi giang quá khó có người yêu lắm đó con! Làm việc cho lắm vào, ngoảnh đi ngoảnh lại sẽ thấy mình già”. Tôi bật cười, khi nào tới hãy hay bố à.
Bố lườm: “Bố đã thực hiện lời hứa của con, cho con có mẹ rồi! Vậy sao con không cho bố thằng rể hả?”. Tôi vẫn cười: “Khi nào có con sẽ bảo bố biết. Tình yêu của con là tình yêu bền bỉ. Con yêu ai là yêu suốt một đời. Bố có biết bông hoa bất tử không? Hoa bất tử không bao giờ tàn. Con sẽ tặng bông hoa bất tử cho người nào con yêu. Đó sẽ là bông hoa duy nhất trong cuộc đời con, bố à. Người con yêu từ trước đến nay chỉ có một thôi...”.
Bố cười, bảo: “Con của bố chung tình quá, nhưng đời người không dài đâu con. Ngắn lắm. Đối với người con gái thì càng ngắn hơn!”. Bố nói con sẽ khổ vì tình. Tôi cười, không có khổ sao có hạnh phúc được hả bố? Bố thở dài, con gái bố lúc nào cũng thế.
***
Ngày tôi đi làm việc ở nước ngoài, tôi để lại mỗi người một món quà nho nhỏ. Tất nhiên bố cũng thế. Bố cùng bạn bè tiễn tôi ra sân bay. Lũ bạn đứa nào cũng khóc. Có cả anh, người yêu cũ của tôi, anh cũng nhìn tôi bằng một đôi mắt rất buồn. Anh bảo: “Em cứ đi mãi... Sao em không chịu dừng?”. Tôi cười. Nước mắt muốn trào ra quá. Anh nắm lấy tay tôi: “Anh đợi em, nhé!”. Tôi vùng ra khỏi tay anh: “Đừng đợi em...”.
Bố thì không nói gì, ngoài cái bắt tay rất chặt. “Bố chúc con hạnh phúc, chỉ thế thôi!”. Tôi mỉm cười nhìn bố. Thế là tôi đi. Khi quay lưng, tôi biết có rất nhiều người đang khóc vì tôi. Cả ba mẹ cũng thế, đã nức nở và gào gọi tên tôi. Tôi vẫn không chảy giọt nước mắt nào. Nhưng lòng lại đau rạn vỡ...
***
Khi về nhà, người thầy của cô học trò mở món quà ra. Trong đó, có một bông hoa bất tử bé nhỏ, nằm yên lặng lẽ...
HÀ THANH PHÚC (ĐH Ngoại Thương TP.HCM)
AT - Năm lớp 10. Mẹ cho tôi lên Sài Gòn học phổ thông. Mẹ bảo: “Lên đây học cho bằng người ta”. Thế là tôi, một con bé gầy gò ốm yếu bắt đầu những tháng ngày tự lập xa nhà.
Những lần đau ốm, tôi chưa bao giờ một lần gọi điện về cho mẹ. Tự mình đi bác sĩ, tự mình mua thuốc uống. Bố mẹ mua cho tôi một căn nhà nhỏ để tiện việc học hành. Tôi đã sớm tự lập, và biết tự lo cho mình. Lúc nào tôi cũng bảo: “Con khỏe lắm. Bố mẹ yên tâm” dù đang sốt đến 39 độ.
Có một lần, mẹ đột ngột lên thăm, vừa nhìn thấy tôi mẹ đã hỏi.
Con bệnh mà sao giấu mẹ?
Thế là mẹ giận tôi. Không hiểu bằng cách nào mẹ đã biết. Mẹ đã khóc, nói tôi cái gì cũng làm theo ý mình, lỡ có gì thì sao, có thương mẹ không? Tôi im lặng. Từ đó, mẹ lên thăm tôi thường xuyên hơn.
Tôi học trong lớp chuyên toán của một trường danh tiếng nhất nhì thành phố. Bao bỡ ngỡ ban đầu của một đứa tỉnh lẻ rồi cũng qua, tôi bắt đầu quen dần, nhưng chưa bao giờ tôi nói chuyện được với quá hai người bạn ngồi hai bên mình. Tôi giống như một chiếc bóng, lặng lẽ ngồi trong lớp. lặng lẽ về. Nhiều lúc nghĩ, có phải tôi tự cô lập mình với mọi người không, nhưng ngoảnh đi ngoảnh lại, tôi thấy mình như thế đã là may. Cô bạn ngồi cuối lớp, chưa bao giờ nói chuyện với bất kỳ ai. Nói cứ như đùa, bạn bè trong lớp suốt ba năm, vậy mà chẳng có kỷ niệm gì, chẳng có những lần hẹn nhau đi ăn uống. Cả thầy chủ nhiệm cũng không nhớ mặt hết 40 thành viên trong lớp. Chỉ có học và học. Đây là lớp tuyển chọn học sinh giỏi để đi thi, cho nên khác các lớp khác.
Giờ nghĩ lại, tôi thấy nuối tiếc thời phổ thông của mình quá, học giỏi để làm gì khi không có nổi một đứa bạn thân?
Tôi ấn tượng về thầy dạy Lý bởi đó là người duy nhất trong số rất nhiều thầy cô cấp III dạy chúng tôi. Thầy hơn tôi 10 tuổi. Lần đó, tôi đã giật thót mình khi thầy gọi:
- Hải Ngô, em quê miền Tây phải không?
Tôi bối rối đứng dậy trả lời: “Dạ đúng gồi ạ!”, lớp cười rần. Tôi rất ngại mỗi lần có ai đó gọi tên mình, Một cái tên dành cho một đứa con trai thì đúng hơn và ngại nói bằng cái giọng miền Tây. Lũ bạn trong lớp vẫn hay gọi tôi bằng “Biển bắp”. Có đứa nói trỏng lên: “Nó là bắp miền tây đó thầy”, lại một tràng cười nữa. Tôi đỏ mặt cúi đầu. Thầy nhìn tôi cười.
- Thầy từng về miền tây rồi! Thầy thích miền tây lắm!
Rồi thầy lại tiếp tục bài giảng. Buổi hôm ấy, tôi nhớ mãi về hình ảnh một người thầy có khuôn mặt rất khó chịu khi nở nụ cười thì rất dễ thương.
Và sau đó, tôi để ý, thầy không chỉ nhớ tên của riêng tôi, thầy nhớ tên của từng thành viên, nhớ cả từng thói quen của mỗi đứa. Như thằng Hoàng hay cắn móng tay, nhỏ Như hay vuốt lỗ tai mỗi lần suy nghĩ. Tôi náo nức trông chờ đến mỗi tiết học của thầy, buồn khi thầy rời khỏi lớp. Mỗi lần gặp thầy, tim tôi đập loạn cả lên và cúi đầu chào bối rối.
Cuối năm lớp 10. Năm ấy, hoa phượng rơi đỏ rực cả sân trường. Tôi về muộn đứng ở ban công nhìn ra sân trường, miệng lẩm nhẩm bài “Hạ trắng” của Trịnh Công Sơn.
- Còn bé thế đã mê nhạc Trịnh rồi sao?
Giật mình nhận ra tiếng nói quen thuộc. Là thầy. Tôi cười và hỏi:
- Sao thầy về muộn quá vậy thầy?
- Câu đó thầy hỏi em đúng hơn! Thầy cô về muộn là chuyện thường mà!
Sau đó thì cả tôi và thầy đều im lặng. Chúng tôi nhìn về phía sân trường. Rồi thầy thở dài: “Tuổi học trò qua nhanh! Thấy mấy đứa học như thế này, thầy thấy tội quá! Còn gì là cái tuổi đẹp nhất nữa?”. Bao người dạy tôi trong cái trường chuyên này, có người nào nói với học trò được câu nói đó? Tôi chỉ từng nghe: “Các em phải học và học, vào lớp này nhắm học không nổi thì rút ra, nhưng các em theo được thì sẽ chắc chắn đậu đại học!”. Tôi cũng thở dài, bất giác quay sang hỏi thầy.
- Thầy thích nhạc Trịnh hả thầy?
- Ừ, thầy bắt đầu nghe nhạc Trịnh từ hồi còn nhỏ lắm!
- Em cũng thích nhạc Trịnh. Chỉ mới nghe dạo gần đây!
- Còn nhỏ sao nghe nhạc buồn nhiều vậy em? Nếu thích mai mốt thầy cho mượn!
- Thật hả thầy!
- Không lẽ thầy nói dối em? Thôi đi về đi...
Tôi cúi đầu chào thầy. Đi ra cổng trường, ngoái lại nhìn, vẫn thầy đứng lặng lẽ ở đó...
***
Tôi ngày càng thân với thầy hơn. Tôi cố gắng học giỏi môn học đó vì thầy.
Năm 11. Thầy bắt đầu dạy kèm môn lý cho tôi tại nhà. Và sau đó, từ bao giờ, chúng tôi xưng hô với nhau là bố-con. Thầy bảo: “Ở trên này có một thân một mình, có thêm một người bố sẽ tốt hơn!”. Bố để ý lo lắng đến tôi một cách âm thầm, làm lắm lúc tôi ngạc nhiên. Có lần bị viêm họng, trong buổi hôm đó tôi ít nói đi. Nhưng hôm sau, khi thầy dạy về, tôi để ý trên bàn có một mẩu giấy nhỏ và một bọc thuốc. “Đừng ỷ lại vào sức khỏe của mình quá. Uống thuốc đều đặn nhe! Bố của con”.
Có những ngày cuối tuần, việc học hành đè nặng. Bố nhìn tôi bảo: “Thôi, hôm nay nghỉ sớm, bố dẫn con đi cà phê!”. Đó là lần đầu tiên tôi cùng bố ngồi uống cà phê. Bố uống cà phê đen, còn tôi thì uống cà phê sữa. Quán Du Miên với tôi kể từ đó đã trở thành một nơi thật đặc biệt. Tôi len lén nhìn người-đàn-ông-lớn-hơn-mình-10-tuổi. Thầy không đơn giản chỉ là thầy. Bố không chỉ đơn giản là bố. Bố tâm sự với tôi nhiều, về chuyện tình cảm, về chuyện bố đã từng yêu, từng đính hôn, rồi người yêu bỏ đi nước ngoài. Về chuyện bố đã từng thi rớt đại học, về chuyện ước mơ của bố từng là một kỹ sư...
Một hôm, bố chợt hỏi tôi:
- Có phải con đang yêu phải không?
Tôi hốt hoảng hỏi bố:
- Sao bố lại hỏi vậy?
- Vì bố là bố của con mà! Nhìn vào mắt con, bố cảm thấy điều đó! Yêu gì yêu, con phải ráng đậu đại học nha con! Bố thấy con hay tha thẩn một mình trong trường, và mỗi lần bố đến nhà, con đều nghe nhạc Trịnh cả...
Tôi cười:
- Bố lầm rồi, không có chuyện đó đâu!
***
Hết năm 12. Tôi đậu đại học vào một trường danh tiếng. Điểm môn lý của tôi là 9.5. Bố gọi điện thoại bảo: “Con gái bố để dành nửa điểm đó lại cho giám khảo hả?”. Thế là chấm dứt những tháng ngày được bố dạy kèm. Tôi bắt đầu bước vào một môi trường mới. Tôi ít gặp bố. Bố dạo này bận rộn hơn. Chương trình ngày càng nặng hơn dù cải cách càng nhiều. Bố đi dạy lu bù, thi thoảng nhắn vài tin nhắn hỏi thăm tôi.
Tôi bắt đầu có thói quen đi cà phê một mình. Và nơi tôi thường ngồi là những quán cà phê mà bố đã từng dẫn tôi đi. Tôi ít khi ngồi lại chỗ đã từng ngồi với bố. Vì mỗi lần như thế, không hiểu sao nước mắt tôi lại chảy.
***
Rồi những tháng ngày sinh viên cũng qua. Trong suốt bốn năm đại học, có nhiều người theo đuổi tôi. Và tôi cũng có vài mối tình trôi qua đời mình. Nhưng cuộc tình nào rồi cũng tan vỡ. Có lẽ là tại tôi. Họ đều bảo: “Em có thật sự yêu anh? Vì sao lúc nào em cũng buồn, vì sao trong những trang blog của em, luôn nhắc đến một người là X, không phải anh? Đó là ai? Là ai? Em nói đi, rồi ta vẫn tiếp tục yêu nhau”. Nhưng rồi tôi im lặng.
- Anh là người tốt, rồi anh sẽ tìm được tình yêu cho mình, đừng yêu em nữa!
Rồi chia tay. Rồi trở thành hai kẻ đi về mỗi phía của con đường. Đêm về, nằm ngủ mà nước mắt cứ băng qua sống mũi rơi xuống gối. Tôi nghĩ về những cuộc tình đã qua. Nghĩ về người đàn ông khiến tôi không thể nào yêu thật sự ai khác được... Tôi định bụng, một ngày sẽ nói cho người đó biết. Nhưng lại sợ, sợ mất đi những gì quá tốt đẹp đang có.
***
25 tuổi. Tôi đã được làm leader của một bộ phận trong một công ty nước ngoài.
Quần quật một ngày về mỏi mệt, mở điện thoại ra thấy tin nhắn của bố: “Con đi làm về chưa? Đừng tham công tiếc việc quá!”
Ngày xưa, khi còn là cô bé 17, 18 tuổi, tôi đã hồ nghi tự hỏi những gì tôi đối với bố có phải là tình yêu hay không? Có lẽ đó cũng chỉ giản đơn là những rung cảm đầu đời rồi cũng qua. Vậy mà càng lớn lên, câu hỏi đó tôi vẫn không thể nào đáp một cách rõ ràng được. Dù tôi có đi với ai, có làm gì, cũng không một người nào làm cho tôi rung động được. Có những thói quen được hình thành do bố. Đến khi đã trở thành một cô gái 25 tôi vẫn giữ. Tôi thích mặc áo đen vì bố thích màu đen, tôi thích đi cà phê ở Du Miên cũng vì đó là nơi đầu tiên bố dẫn tôi đi...
Một tối thứ bảy. Bố gọi điện thoại rủ tôi đi cà phê. Tôi đã chọn bộ quần áo đẹp nhất.
Bố lúc nào cũng đến quán trước. Đặt người xuống ghế, cảm giác thân thuộc về những tháng ngày phổ thông cùng bố đi cà phê làm tôi không dưng ấm lòng lạ.
- Bố sắp kết hôn!
Tôi ngước mắt lên nhìn bố. Bố bối rối rõ:
- Con ngạc nhiên lắm hả? Ừ, bố muốn con là người đầu tiên biết tin này...
Tôi cười to:
- Con vui quá, không nói ra lời luôn! Vậy là con có mẹ rồi. Đến bây giờ bố mới chịu thực hiện lời hứa!
Hôm đó, tôi và bố nói với nhau nhiều, nhưng tôi không nhớ gì nhiều. Tôi chỉ nhớ mỗi câu nói: “Bố sắp kết hôn”, thế thôi.
- Thế còn con thì sao? 25 tuổi rồi, con gái à! Con gái chỉ có một thời!
- Con còn muốn lo cho sự nghiệp bố à! Con bận rộn quá, thời gian chăm sóc mình còn không có, huống hồ gì yêu ai?
Bố bảo: “Con gái giỏi giang quá khó có người yêu lắm đó con! Làm việc cho lắm vào, ngoảnh đi ngoảnh lại sẽ thấy mình già”. Tôi bật cười, khi nào tới hãy hay bố à.
Bố lườm: “Bố đã thực hiện lời hứa của con, cho con có mẹ rồi! Vậy sao con không cho bố thằng rể hả?”. Tôi vẫn cười: “Khi nào có con sẽ bảo bố biết. Tình yêu của con là tình yêu bền bỉ. Con yêu ai là yêu suốt một đời. Bố có biết bông hoa bất tử không? Hoa bất tử không bao giờ tàn. Con sẽ tặng bông hoa bất tử cho người nào con yêu. Đó sẽ là bông hoa duy nhất trong cuộc đời con, bố à. Người con yêu từ trước đến nay chỉ có một thôi...”.
Bố cười, bảo: “Con của bố chung tình quá, nhưng đời người không dài đâu con. Ngắn lắm. Đối với người con gái thì càng ngắn hơn!”. Bố nói con sẽ khổ vì tình. Tôi cười, không có khổ sao có hạnh phúc được hả bố? Bố thở dài, con gái bố lúc nào cũng thế.
***
Ngày tôi đi làm việc ở nước ngoài, tôi để lại mỗi người một món quà nho nhỏ. Tất nhiên bố cũng thế. Bố cùng bạn bè tiễn tôi ra sân bay. Lũ bạn đứa nào cũng khóc. Có cả anh, người yêu cũ của tôi, anh cũng nhìn tôi bằng một đôi mắt rất buồn. Anh bảo: “Em cứ đi mãi... Sao em không chịu dừng?”. Tôi cười. Nước mắt muốn trào ra quá. Anh nắm lấy tay tôi: “Anh đợi em, nhé!”. Tôi vùng ra khỏi tay anh: “Đừng đợi em...”.
Bố thì không nói gì, ngoài cái bắt tay rất chặt. “Bố chúc con hạnh phúc, chỉ thế thôi!”. Tôi mỉm cười nhìn bố. Thế là tôi đi. Khi quay lưng, tôi biết có rất nhiều người đang khóc vì tôi. Cả ba mẹ cũng thế, đã nức nở và gào gọi tên tôi. Tôi vẫn không chảy giọt nước mắt nào. Nhưng lòng lại đau rạn vỡ...
***
Khi về nhà, người thầy của cô học trò mở món quà ra. Trong đó, có một bông hoa bất tử bé nhỏ, nằm yên lặng lẽ...
HÀ THANH PHÚC (ĐH Ngoại Thương TP.HCM)