PDA

Xem đầy đủ chức năng : ......... đề thi tốt nghiệp...........



m2mnamtuocbongtoi
31-05-2007, 11:20 AM
Thí sinh chọn một trong hai đề sau:

ĐỀ I
Câu 1 (2 điểm)
Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Lui Aragông.

Câu 2 (3 điểm)
Nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân.

Câu 3 (5 điểm)
Phân tích cái hay, cái đẹp trong đoạn thơ sau:
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai ?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.

(Trích Việt Bắc-Tố Hữu, Văn học 12-tập một,

tr.154-155, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005)


ĐỀ II


Câu 1 (2 điểm)

Chỉ mẹ là niềm vui, ánh sáng diệu kì
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước.
(Trích Thư gửi mẹ - Êxênin, Văn học 12-tập hai tr.55, NXB Giáo dục}

Anh, chị hiểu hai câu thơ trên như thế nào?


Câu 2 (3 điểm)
Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành


Câu 3 (5 điểm)
Phân tích vẻ đẹp người lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân.


…….. Hết…..


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.


BÀI LÀM
ĐỀ I

Câu 1 (2 điểm)


Lui Aragông lớn lên ở Paris, mê văn chương nhưng theo học y khoa. Năm 1918 nhập ngũ, sau một năm thì xuất ngũ, theo đuổi văn chương, lúc đầu theo trường phái siêu thực, nổi lọan. Sau đó, tìm thấy cái đẹp lí tưởng cộng sản, gia nhập đảng cộng sản Pháp năm 1927. Năm 1928 gặp và yêu Elsa Triolet (cô gái Nga gốc Do Thái) và năm 1932 thì cưới nàng. Tình yêu Elsa đã chấp cánh thơ. Trong thế chiến thứ hai (1939 – 1945), ông nhập ngũ chống phát xít Đức. Năm 1953 được bầu vào ban chấp hành đảng cộng sản Pháp. Năm 1957 được trao giải thưởng hòa bình mang tên Lênin.
Sự nghiệp văn chương của L.Aragông đồ sộ gồm: thơ, tiểu thuyết, bình luận văn học. Tác phẩm tiêu biểu: tiểu thuyết “Những người cộng sản” ( 6 tập); Thơ “Đôi mắt Elsa”, “Anh chàng say đắm Elsa”…


Câu 2 (3 điểm)
I. Đặt vấn đề:
- Giới thiệu tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt.
- Một trong những thành công của tác phẩm Vợ nhặt là nhà văn đã sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo.
II. Giải quyết vấn đề:
1. Tóm tắt tình huống truyện:

Tràng – một anh nông dân nghèo, xấu trai lại là dân ngụ cư, vậy mà chỉ vài câu hò buâng quơ và mấy bát bánh đúc mà có vợ hẳn hoi theo về.
2. Nhận xét:
Đây là một tình huống lạ, hiếm thấy nhưng lại có giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật cao:
- Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã đẩy nhân dân ta đến nạn đói khủng khiếp năm 1945, dìm con người xuống tận đáy xã hội.
- Trong bất kỳ hòan cảnh nào con người vẫn khát khao sống, khát khao hạnh phúc, vẫn tin tưởng vào tương lai với một niềm tin lạc quan.
- Với tình huống truyện độc đáo mà tác phẩm trở nên hấp dẫn. Đó là một điều kiện tốt để bộc lộ tâm trạng, tính cách.

III. Kết thúc vấn đề:
Với tình huống cấu trúc truyện độc đáo thể hiện trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Câu 3 (5 điểm)
- Yêu cầu thí sinh biết cách làm bài phân tích một đọan thơ để cảm nhận được vẻ đẹp, cái hay, đặc sắc của đọan thơ. Bố cục mạch lạc, hành văn trôi chảy.

- Bài làm gồm các ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đọan trích: Việt Bắc là bài thơ hay, đặc sắc của Tố Hữu và của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Thông qua lời hát đối đáp mang âm hưởng đối đáp giao duyên trong ca dao, dân ca, tác giả bộc lộ tình cảm lớn của thời đại, ân tình cách mạng và ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM trong 9 năm kháng chiến đầy gian khổ ở Việt Bắc. Đọan trích để phân tích là tâm trạng của người ở lại Việt Bắc rất thương nhớ và sắc son chung thủy với người cán bộ kháng chiến về xuôi.
2. Cái hay cái đẹp trong đọan thơ: Cái hay cái đẹp chung của tòan bài thơ Việt Bắc: thể thơ lục bát, truyền thống của dân tộc được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn, điêu luyện trong lối hát đối đáp giao duyên như trong ca dao dân ca, đặc biệt chọn lựa và sự dụng cặp từ nhân xưng “mình – ta” thật phù hợp, thân thiết mà không sổ sàng; kín đáo mà không xa vời. Ở đoạn thơ này người ở lại Việt Bắc với nhân xưng là “mình”.
- Bốn câu lục bát trên: với những câu hỏi đã bộc lộ tấm lòng quyến luyến, nhớ thương, đồng thời gợi lên những kỷ niệm ân tình gắn bó trong 9 năm kháng chiến gian khổ ở núi rừng Việt Bắc. Cùng chịu đựng sẻ chia gian khổ “miếng cơm chấm muối” và cùng chung mối căm thù giặc cao độ “mối thù nặng vai”.
- Bốn câu lục bát dưới: tác giả khéo léo sử dụng nghệ thuật ẩn dụ “ rừng núi nhớ ai, trám bùi để rụng, măng mai để già” và “hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”.
Cũng như hình thức điệp từ “nhớ” để bộc lộ tấm lòng thủy chung son sắc của người ở lại Việt Bắc đối với người cán bộ kháng chiến về xuôi với cách mạng.
3. Cái hay, đẹp của đọan thơ là qua tám câu thơ với giọng tâm tình tha thiết, đậm đà màu sắc dân tộc, nhà thơ đã bộc lộ tấm lòng quyến luyến và thủy chung son sắc của đồng bào dân tộc Việt Bắc với người cán bộ kháng chiến về xuôi, với cách mạng, với đảng và Bác Hồ. Đó cũng là tình cảm lớn, ân tình thời đại của quân và dân ta.


ĐỀ II


Câu 1 (2 điểm)
Hai caâu thô treân khaúng ñònh mẹ là người đàn bà vĩ đại nhất trong đời của người con. Vai trò người mẹ không thể thay thế được. Mẹ là người duy nhất mang lại cho con niềm vui và những điều tốt đẹp như: “ánh sáng diệu kỳ”. “Ánh sáng diệu kỳ”có thể hiểu như những phép lạ của một bà tiên ban cho những cuộc đời hẩm hiu.

“Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước” khẳng định thêm mẹ là người duy nhất giúp con tự tin vững vàng bước đi trên đường đời nhiều gian nan. Nếu không có mẹ, có thể người con đã bị gục ngã trên những đọan đường đời gập ghềnh nào đó.

Câu 2 (3 điểm): Mỗi người dân là một cây xà nu, cả dân tộc là một rừng xà nu. Hình ảnh cây xà nu và rừng xà nu trong truyện có tác dụng tạo nền cho câu chuyện. Bằng hình tượng nghệ thuật có giá trị tạo hình, có ý nghĩa tượng trưng và bằng thủ pháp nhân hóa làm cho cây xà nu cũng như rừng xà nu hiện hình sống động trước mắt người đọc: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão”.

Thế nhưng “Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”. Và có khi “cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây non mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”.

Bức tranh phong cảnh sống động như được khắc, được chạm thành đường nét chắc khỏe, những hình khối vững chãi với những màu sắc và mùi vị đặc biệt: “Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè, gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn…”.

Cây xà nu là một loại cây đặc biệt sinh trưởng nơi núi rừng Tây Nguyên, là loại cây “ham ánh sáng mặt trời” như con người Tây Nguyên luôn vươn tới ánh sáng chân lí. Nó lại có sức sống vững bền: Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn…” như con người Tây Nguyên luôn quật khởi kiên cường. Cây xà nu, rừng xà nu đã gắn bó với con người Tây Nguyên tự bao đời nay, như một lẽ tự nhiên và khi cần “rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…” Ở một tầng nghĩa cao hơn, rừng xà nu tiêu biểu cho sức sống bất diệt, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên. Các thế hệ cây xà nu nối tiếp nhau lớn lên tượng trưng cho các thế hệ dân làng Xô-man, nói rộng ra là các thế hệ nhân dân Việt Nam.

Câu 3 (5 điểm):
Nhân vật người lái đò được Nguyễn Tuân nhìn như là đối tượng của cái Đẹp. Theo Nguyễn Tuân, không cứ gì cứ là người hoạt động ở các ngành nghệ thuật họ mới là kẻ tài hoa nghệ sĩ. Mà những con người xung quanh chúng ta biết tôn trọng cái Đẹp đều có thể ứng xử Đẹp và tự giác sáng tạo ra cái Đẹp. Những người uống trà trong sương sớm, những kẻ biết thưởng thức thức “hương cuội”… đều là những nghệ sĩ tài hoa. Và do vậy “Người lái đò sông Đà “ là người lái đò – nghệ sĩ. Chờ đò, lái đò là cả một nghệ thuật.
Nghệ thuật ở đây chính là nó đã nhập thân vào người lái đò cả phương diện hình thức lẫn tính cách. “Trên thác hiên ngang một người lái đò sông Đà có tự do, vì người lái đò ấy nắm được qui luật tất yếu của dòng sông Đà.
Hình ảnh người lái đò sông Đà được Nguyễn Tuân dựng tượng khiến cho ta như sờ mó được. Bức tượng ấy không phải là con người chung chung mà nó tạo dáng hết sức riêng biệt không thể đặt tên gì khác hơn là “người lái đò sông Đà”. Bức tượng hắt chiếu ra tính cách bên trong của con người này.
- Để làm nổi bật tài nghệ của ông lái đò, Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một cuộc vượt thác của ông như là một viên tướng ngày xưa lao vào một trận đồ bát quái của Khổng Minh với biết bao nhiêu cạm bẫy, hết vòng này đến vòng khác, và mỗi vòng, đá trên thác sông Đà đều có những viên tướng mưu trí chỉ huy.
Đây là lối liên tưởng tạt ngang, nối kết hai sự kiện rời nhau dường như chúng không có sự tương đồng. Câu chuyện nói về “nước” lại được liên tưởng với “lửa”. Câu chuyện nói về “đá thác” ở đây là liên tưởng tới “đàn trâu” và “rừng bị cháy”.
Ta cũng lưu ý thuật kể đầy hồi hộp, đầy kịch tính căng thẳng, vốn tri thức về quân sự và võ thuật được đưa ra ứng dụng. Quả là “ông lái đã nắm chắc được binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc qui luật phục kích của lũ đá…, Ông đã “cưỡi”lên thác sông Đà: “Nắm chặt lấy cái bờm sóng”, “bám chắc lấy luồng nước” lúc “phóng nhanh” lúc “lái miết”, nhớ mặt bọn đá “đứa thì ông tránh” “đứa thì ông đè xấn lên”…
Ông lái đò quả là vị tướng đầy thao lược tài ba.
Ông đang trình diễn nghệ thuật của mình với qui luật thiên nhiên khắc nghiệt. Nếu thiếu một chút bình tĩnh, thiếu một chút chính xác, ông phải trả giá bằng mạng sống của mình

Nguyễn Tuân quả là ưa khai thác những cảm giác mạnh để tác động những ấn tượng không phai mờ trong tâm não của độc giả!
Qua nhân vật người lái đò, Nguyễn Tuân cho rằng chủ nghĩa anh hùng đâu phải tìm kiếm đâu xa lạ. Nó có trong cuộc sống tìm miếng cơm manh áo của nhân dân lao động đấy thôi. Những người bình dị có trí dũng tài ba họ có thể viết nên những thiên anh hùng ca, có thể tạo hình tạc mẫu cho nghệ thuật. Họ là đối tượng của cái đẹp, của ánh sáng thẩm mỹ mới.

TRẦN NGỌC HỒNG


(Giảng viên ĐHKHXH & NV)


BÀI THI MÔN SỬ



A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

Trình bày nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Vì sao nói sự ra đời của Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam ?

Câu 2 (4.0 điểm)

Trình bày âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh. Những thắng lợi quân sự chủ yếu trên các chiến trường miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia của quân dân ba nước Đông Dương đoàn kết chống Mĩ (từ năm 1969 đến năm 1972)

B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3.0 điểm)
Diễn biến chính của cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949). Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1 – 10 – 1949) có ý nghĩa như thế nào?

ĐỀ II

A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 ñieåm)

Caâu 1 (3,0 điểm): Trình bày những khó khăn của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công.

Caâu 2 (4,0 điểm): Khái quát diễn biến của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của quân dân ta ở miền Nam.

B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3.0 điểm)
Diễn biến chính của cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949). Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1 – 10 – 1949) có ý nghĩa như thế nào?


GỢI Ý LÀM BÀI

ĐỀ I

A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

1. Nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930:

- Nguyễn Ái Quốc đã phân tích tình hình thế giới và trong nước, phê phán những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức Cộng sản và đề nghị thống nhất thành một Đảng Cộng sản duy nhất.

- Các đại biểu nhất trí thống nhất các tổ chức Cộng sản thành một Đảng duy nhất, tên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Thông qua chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo.

- Cử ban chấp hành Trung ương Đảng lâm thời.

- Ngày 24 – 2 – 1930: Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Sự ra đời của Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam:

a. Đảng ra đời đã chấm dứt cuộc khủng hoảng lãnh đạo cách mạng nước ta kéo dài hàng mấy chục năm trời. Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một chính Đảng chân chính duy nhất lãnh đạo, chính Đảng của giai cấp công nhân. Đó là nhân tố đầu tiên quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

b. Đảng đã vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam để đề ra đường lối đúng đắn, đưa cách mạng nước ta tiến lên giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Vì vậy, Đảng ra đời đã mở ra giai đoạn thắng lợi cho cách mạng Việt Nam.

c. Đảng ra đời đã đánh dấu cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Từ đây, cách mạng Việt Nam nhận được sự ủng hộ của cách mạng thế giới, đồng thời cách mạng Việt Nam cũng góp phần mình cho cách mạng thế giới.

Câu 2 (4.0 điểm)

a. Âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mỹ:

Để thực hiện chiến lược toàn cầu “ngăn đe thực tế”, Mỹ ra chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh.

- “Việt Nam hóa” chiến tranh được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu cộng với một bộ phận lực lượng chiến đấu Mỹ và do Mỹ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự, vũ khí phương tiện chiến đấu của Mỹ để chống lại lực lượng cách mạng của nhân dân ta.

- Trong thời kỳ đầu của “Việt Nam hóa” chiến tranh, quân Mỹ còn quan trọng, cùng với quân ngụy là hai lực lượng chiến lược nhưng về sau, quân viễn chinh và quân chư hầu rút dần khỏi Miền Nam, tăng cường quân đội tay sai, để giảm dần dần xương máu người Mỹ, thực hiện âm mưu “Dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam”.

b. Biện pháp thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh của đế quốc Mỹ.

- Tăng viện trợ quân sự để quân đội tay sai tự đứng vững và tự gánh vác chiến tranh.

- Tăng viện trợ kinh tế để quân ngụy đẩy mạnh “bình định” nhằm chiếm đất giành dân.

- Tăng đầu tư vốn phát triển kinh tế Miền Nam để giảm gánh nặng cho Mỹ.

- Mở rộng chiến tranh phá hoại Miền Bắc để hổ trợ cho chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh.

- Bắt tay cấu kết với các nước nhằm cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Quân đội tay sai Miền Nam còn được Mỹ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971) nhằm thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. Nhưng chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh của đế quốc Mỹ đã bị quân dân Miền Nam đánh bại bằng cuộc tiến công chiến lược năm 1972. c. Những thắng lợi quân sự chủ yếu của quân dân 3 nước Đông Dương (từ 1969 đến 1972):

- 30/4/1970: phối hợp với dân quân Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của Mĩ – ngụy.

- Nửa đầu 1970: phối hợp với dân quân Lào đập tan cuộc hành quân lấn chiếm cánh đồng Chum và giải phóng Nam Lào.

- Từ tháng 2 đến 3-1971: đập tan cuộc hành quân chiếm giữ đường 9 Nam Lào của Mĩ – ngụy.

- Ngày 30-3-1972: mở cuộc tiến công chiến lược chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.

- Những thắng lợi quân sự này đã làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh của đế quốc Mĩ.

B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3.0 điểm)

1. Diễn biến chính:

- Sau chiến tranh chống Nhật kết thúc, lực lượng quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc phát triển mạnh.

- Liên Xô giúp chuyển giao vùng đông bắc của Trung Quốc, vùng công nghiệp có vị trí chiến lược. Giúp toàn bộ vũ khí thu được của hơn 1 triệu quân Quan Đông.

- Tập đoàn Tưởng Giới Thạch phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc và phong trào cách mạng Trung Quốc. Họ cấu kết chặt chẽ với Mỹ. Mỹ âm mưu biến Trung Quốc thành thuộc địa kiểu mới.

- Ngày 20 – 7 – 1946, Tưởng Giới Thạch đã huy động toàn bộ lực lượng quân đội chính quy tấn công toàn diện vào các vùng giải phóng do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

- Từ tháng 7 -1946 đến tháng 6 – 1947, quân giải phóng thực hiện chiến lược phòng ngự.

- Từ tháng 6 -1947, quân giải phóng chuyển sang phản công.

- Từ tháng 9 -1948 đến tháng 1 -1949, quân giải phóng lần lượt mở ba chiến lược lớn.

- Tháng 4 – 1949, Quân giải phóng vượt sông Trường Giang. Ngày 23 – 4, Nam Kinh – trung tâm thống trị tập đoàn quốc dân được giải phóng, nền thống trị quốc dân Đảng chính thức sụp đổ.

- 1 – 10 – 1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố chính thức thành lập, cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hình thành.

2. Ý nghĩa:

- Đánh dấu sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc.

- Với diện tích bằng 1/4 châu Á và chiếm gần 1/4 dân số thế giới thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.

- Ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc thế giới.


ĐỀ II

A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày những khó khăn của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công.

Đáp án gợi ý:

Sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, có nhiều khó khăn hiểm nghèo:

- 10 ngày sau cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công, những đội quân của các nước trong phe Đồng minh đã lũ lượt kéo vào nước ta dưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật.

+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch ồ ạt vào Hà Nội và hầu khắp các tỉnh. Dã tâm của quân Tưởng là: tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương, phá tan Việt Minh, lật đổ chính quyền cách mạng và lập một chính quyền phản động làm tay sai cho chúng. Các tổ chức phản động: Việt Nam quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) hùa theo làm tay sai cho quân Tưởng, lập chính quyền phản động ở một số nơi như: Yên Bái, Vĩnh Yên, Móng Cái, tuyên truyền kích động chống chính quyền cách mạng, gây ra các vụ cướp bóc, giết người…

+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân đội của đế quốc Anh đã dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương. Các lực lượng phản cách mạng ở miền Nam như: Đại Việt, Tờrốtxkít, bọn phản động trong các giáo phái ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp.

- Trên đất nước ta lúc bấy giờ còn 6 vạn quân Nhật. Một bộ phận lực lượng này đã theo lệnh của đế quốc Anh chống lại lực lượng vũ trang của ta, tạo điều kiện cho thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng.

- Nhà nước cách mạng mới thành lập gặp thêm nhiều khó khăn. Ngân sách trung ương lúc này chỉ có 1.230.000 đồng, trong đó gần một nửa là tiền rách nát, không lưu hành được. Nhà nước chưa kiểm soát được Ngân hàng Đông Dương. Quân Tưởng tung ra các loại tiền “quốc tệ”, “quan tệ”, “quan kim” đã mất giá trị, càng làm nhiễu loạn thị trường tài chính của nước ta.

- Nền kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nạn đói do Nhật – Pháp gây ra cuối năm 1944 đầu năm 1945 vẫn chưa được khắc phục. Nạn lụt lớn tháng 8-1945 làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ, mùa màng thất thu. Tiếp đó là nạn hạn hán kéo dài, làm cho 50% ruộng đất không cày cấy được. Sản xuất công nghiệp đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt. Nguy cơ về nạn đói mới đe dọa đời sống người dân.

- Di sản văn hóa của chế độ thực dân và phong kiến để lại rất nặng nề: hơn 90% dân số không biết chữ; cùng với các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút… còn rất phổ biến.


Câu 2: (4,0 điểm)

Diễn biến:

a. Chiến dịch Tây Nguyên:

- Khu vực và mục tiêu tiến công lớn của ta là Tây Nguyên và Buôn Ma Thuột.

- Đầu tháng 3/1975, đánh nghi binh vào Plây Cu, Kon Tum.

- 10/3/1975, với cách đánh táo bạo, thọc sâu, ta bất ngờ tiến công Buôn Ma Thuột. Sau 2 ngày, ta tiêu diêt toàn bộ quân địch và làm chủ thị xã.

- 14/3/1975, sau các cuộc phản công thất bại, địch rút chạy hoảng loạn khỏi Tây Nguyên. Ta chặn đánh, truy kích, tiêu diệt toàn bộ quân rút chạy và giải phóng Tây Nguyên (24/3/1975).

- Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của ngụy quân, ngụy quyền.

- Chớp lấy thời cơ, ngày 25/3/1975, Bộ chính trị đã sáng suốt đề ra quyết định giải phóng Miền Nam trước tháng 5.

- Từ cuộc tiến công chiến lược, ta phát triển thành tổng tiến công chiến lược.

b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng:

- 19-3-1975, giải phóng toàn bộ Quảng Trị.

- 21-3-1975, ta tấn công Huế và ngăn chặn đường rút chạy của địch, giải phóng Huế (25-3-1975).

- Cùng thời gian này ta giải phóng thị xã Tam Kỳ, Quản Ngãi, Chu Lai… để uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam.

- Sáng ngày 29-3-1975, ta tấn công Đà Nẵng, sau 32 giờ, ta tiêu diệt trên 10 vạn quân địch, giải phóng Đà Nẵng.

- Trong thời gian chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, ta giải phóng một số tỉnh còn lại ven biển miền Trung, phía Nam Tây Nguyên, Nam Bộ và các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

c. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử:

- Cuối tháng 3 – 1975, Bộ chính trị đã quyết định giải phóng miền Nam trước tháng 5.

- Từ ngày 14 – 4 – 1975 đến 16 – 4 – 1975, ta chiếm Phan Rang tiếp đó giải phóng Bình Thuận, Bình Tuy.

- 18 – 4 – 1975, tổng thống Mỹ ra lệnh di tản người Mỹ.

- 21-4-1975, Nguyễn Văn Thiệu từ chức tổng thống. Đến 28-4-1975, Dương Văn Minh lên làm tổng thống

- 17 giờ ngày 26-4-1975, ta nổ súng mở chiến dịch Hồ Chí Minh, năm cánh quân tiến vào Sài Gòn.

- Từ 27-4-1975 đến 28-4-1975, ta bao vây tiêu diệt địch ở vòng ngoài vừa đánh thọc sâu vào trung tâm Thành phố, chiếm các cơ quan đầu não của chúng.

- 29-4-1975, tổng công kích vào sào huyệt cuối cùng của địch.

- 11 giờ 30, ngày 30-4-1975, thành phố Sài Gòn hoàn toàn giải phóng, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng.

- Đến ngày 2-5-1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng.

B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3.0 điểm) : Giống Đề I
LÊ CÔNG TÂM

(Giảng viên ĐH Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn)



ĐỀ THI MÔN VẬT LÝ ( em dang phê em post thui nha...........}

m2mnamtuocbongtoi
31-05-2007, 07:48 PM
1
0/1 Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với.
A. nước Br2.
B. dung dịch NaCl.
C. dung dịch NaOH.
D. dung dịch HCl.


2
--/1 Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là (H = 1, C = 12, Cl = 35,5)
A. 0,85 gam.
B. 7,65 gam.
C. 8,10 gam.
D. 8,15 gam.

3
--/1 Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất
A. bị oxi hóa.
B. nhận proton.
C. cho proton.
D. bị khử.
4
--/1 Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là:
A. quặng boxit.
B. quặng manhetit.
C. quặng pirit.
D. quặng đôlômit.

5
--/1 Saccarozơ và glucozơ đều có
A. phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
B. phản ứng với Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng.
C. phản ứng với dung dịch NaCl.
D. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam.

6
--/1 Đốt cháy hoàn toàn m gam rượu no đơn chức mạch hở, sau phản ứng thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam nước. Công thức của rượu no đơn chức là (H = 1, C = 12, O = 16)
A. C2H5OH.
B. C4H9OH.
C. C3H7OH.
D. CH3OH.

7
--/1 Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
A. Ca2+, Mg2+.
B. HCO3-, Cl-.
C. Na+, K+.
D. SO42-, Cl-.

8
--/1 Để bảo quản natri, người ta ngâm natri trong:
A. rượu etylic.
B. dầu hỏa.
C. nước.
D. phenol lỏng.

9
1 Công thức cấu tạo của glixerin là
A. HOCH2CHOHCH3.
B. HOCH2CH2OH.
C. HOCH2CH2CH2OH.
D. HOCH2CHOHCH2OH.
10
--/1 Thuốc thử dùng để phân biệt giữa axit axetic và rượu etylic là:
A. Kim loại Na.
B. dung dịch NaNO3.
C. quỳ tím.
D. dung dịch NaCl.
11
--/1 Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại
A. Zn.
B. Cu.
C. Sn.
D. Pb.


12
--/1 Một muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm, muối đó là A. MgCl2.
B. NaCl.
C. Na2CO3.
D. KHSO4.

13
--/1 Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là A. Fe, Al, Mg.
B. Al, Mg, Fe.
C. Mg, Fe, Al.
D. Fe, Mg, Al.

14
--/1 Thủy phân este X trong môi trường kiềm thu được natri axetat và rượu etylic. Công thức của X là
A. CH3COOC2H5.
B. CH3COOCH3.
C. C2H5COOCH3.
D. C2H3COOC2H5.

15
--/1 Một chất khi thủy phân trong môi trường axit đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là:
A. tinh bột.
B. xenlulozơ.
C. saccarozơ.
D. protit.

16
--/1 Cho phản ứng:
a Fe + b HNO3 c Fe(NO3)3 + d NO + e H2O
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Tổng a + b bằng.
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 6.

17
--/1 Chất X có công thức C2H4O2, cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra muối và nước. Chất X thuộc loại
A. este no đơn chức.
B. axit no đơn chức.
C. axit không no đơn chức.
D. rượu no đa chức.

18
--/1 Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.

19
--/1 Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư). Sau phản ứng thu được 0,336 lít khí hidro (ở đktc). Kim loại kiềm là (Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85)
A. K.
B. Na.
C. Li.
D. Rb.

20
--/1 Cho các phản ứng:
H2N-CH2-COOH + HCl H3N+-CH2-COOHCl-.
H2N-CH2-COOH + NaOH H2N-CH2-COONa + H2O.
Hai phản ứng trên chứng tỏ axit amino axetic
. A. có tính oxi hóa và tính khử.
B. chỉ có tính axit.
C. chỉ có tính bazơ.
D. có tính chất lưỡng tính.
21
--/1 Dãy gồm các hợp chất chỉ có tính oxi hóa là
A. FeO, Fe2O3.
B. Fe2O3, Fe2(SO4)3.
C. Fe(NO3)2, FeCl3.
D. Fe(OH)2, FeO.

22
--/1 Dãy các hidroxit được xếp theo thứ tự tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là . A. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.
B. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH.
C. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2.
D. Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3.

23
--/1 Chất không có tính chất lưỡng tính là
A. Al(OH)3.
B. AlCl3.
C. NaHCO3.
D. Al2O3.

24
--/1 Polivinyl clorua (PVC) được điều chế từ vinylclorua bằng phản ứng.
A. axit - bazơ.
B. trùng hợp.
C. trao đổi.
D. trùng ngưng.

25
--/1 Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có
A. kết tủa trắng xuất hiện.
B. bọt khí bay ra.
C. bọt khí và kết tủa trắng.
D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.

26
--/1 Trung hòa 6,0 gam một axit cacboxylic no đơn chức, mạch hở cần dùng 100 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của axit là (H = 1, C = 12, O = 16)
A. CH3COOH.
B. CH2=CH-COOH.
C. HCOOH.
D. C2H5COOH.

27
--/1 Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. tơ capron.
B. tơ nilon - 6,6.
C. tơ visco.
D. tơ tằm.

28
--/1 Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là (Cho H = 1, C = 12, O =16).
A. 250 gam.
B. 300 gam.
C. 270 gam.
D. 360 gam.

29
: --/1 Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p6 là
A. Rb+.
B. Li+.
C. Na+.
D. K+.

30
--/1 Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
31
--/1 Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. dung dịch AgNO3 và dung dịch KCl.
B. dung dịch NaOH và Al2O3.
C. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2.
D. K2O và H2O.

32
--/1 Axit no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là
A. CnH2n(COOH)2 (n 0).
B. CnH2n-3COOH (n 2).
C. CnH2n+1COOH (n 0).
D. CnH2n-1COOH (n 2).

33
--/1 Một chất tác dụng với dung dịch natri phenolat tạo thành phenol. Chất đó là: A. Na2CO3.
B. NaCl.
C. C2H5OH.
D. CO2.

34
--/1 Chất không phản ứng với NaOH là:
A. axit axetic.
B. phenol.
C. axit clohidric.
D. rượu etylic.
35
--/1 Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường, tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là
A. Be, Na, Ca.
B. Ba, Fe, K.
C. Na, Ba, K.
D. Na, Fe, K.

36
--/1 Công thức chung của oxit kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II là:
A. RO.
B. R2O.
C. R2O3.
D. RO2.

37
--/1 Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là (H = 1, O = 16, Na = 23, S = 32).
A. 23,0 gam.
B. 20,8 gam.
C. 25,2 gam.
D. 18,9 gam.

38
--/1 Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hidro (ở đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là (Cho H = 1, Fe = 56, Cu = 64).
A. 5,6 gam.
B. 4,4 gam.
C. 6,4 gam.
D. 3,4 gam.

39
--/1 Hòa tan 5,4 gam Al bằng một lượng dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí hidro (ở đktc). Giá trị của V là (Cho H = 1, Al = 27)
A. 6,72 lít.
B. 3,36 lít.
C. 2,24 lít.
D. 4,48 lít.

40
--/1 Chất phản ứng với Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng tạo ra Ag là
A. glixerin.
B. anđehit axetic.
C. axit axetic.
D. rượu etylic.

m2mnamtuocbongtoi
31-05-2007, 08:12 PM
1
--/1 Công thức cấu tạo của glixerin là
A. HOCH2CHOHCH2OH.
B. HOCH2CHOHCH3.
C. HOCH2CH2OH.
D. HOCH2CH2CH2OH.

2
--/1 Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất
A. bị oxi hóa.
B. bị khử.
C. nhận proton.
D. cho proton.

3
--/1 Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hidro (ở đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là (Cho H = 1, Fe = 56, Cu = 64)
A. 5,6 gam.
B. 6,4 gam.
C. 4,4 gam.
D. 3,4 gam.

4
--/1 Cho các phản ứng:
H2N-CH2-COOH + HCl H3N+-CH2-COOHCl-.
H2N-CH2-COOH + NaOH H2N-CH2-COONa + H2O.
Hai phản ứng trên chứng tỏ axit amino axetic
A. chỉ có tính axit.
B. có tính oxi hóa và tính khử.
C. chỉ có tính bazơ.
D. có tính chất lưỡng tính.

5
--/1 Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. dung dịch AgNO3 và dung dịch KCl.
B. dung dịch NaOH và Al2O3.
C. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2.
D. K2O và H2O.

6
--/1 Thuốc thử dùng để phân biệt giữa axit axetic và rượu etylic là:.
A. quỳ tím.
B. dung dịch NaNO3.
C. dung dịch NaCl.
D. Kim loại Na.

7
--/1 Để bảo quản natri, người ta ngâm natri trong:
A. phenol lỏng.
B. dầu hỏa.
C. nước.
D. rượu etylic.

8
1 Một muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm, muối đó là
A. NaCl.
B. MgCl2.
C. KHSO4.
D. Na2CO3.

9
--/1 Polivinyl clorua (PVC) được điều chế từ vinylclorua bằng phản ứng.
A. trùng ngưng.
B. axit - bazơ.
C. trùng hợp.
D. trao đổi.

10
--/1 Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là (H = 1, C = 12, Cl = 35,5)
A. 8,10 gam.
B. 0,85 gam.
C. 7,65 gam.
D. 8,15 gam.

11
--/1 Thủy phân este X trong môi trường kiềm thu được natri axetat và rượu etylic. Công thức của X là
A. CH3COOC2H5.
B. C2H3COOC2H5.
C. CH3COOCH3.
D. C2H5COOCH3.

12
--/1 Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4

13
--/1 Chất phản ứng với Ag2O trong dung dịch NH3, đun nóng tạo ra Ag là
A. rượu etylic.
B. anđehit axetic.
C. axit axetic.
D. glixerin.

14
--/1 Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion.
A. SO42-, Cl-.
B. Na+, K+.
C. Ca2+, Mg2+.
D. HCO3-, Cl-.

15
--/1 Hòa tan 5,4 gam Al bằng một lượng dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí hidro (ở đktc). Giá trị của V là (Cho H = 1, Al = 27)
A. 6,72 lít.
B. 3,36 lít.
C. 4,48 lít.
D. 2,24 lít.

16
--/1 Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường, tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là
A. Na, Ba, K.
B. Be, Na, Ca.
C. Ba, Fe, K.
D. Na, Fe, K.

17
--/1 Trung hòa 6,0 gam một axit cacboxylic no đơn chức, mạch hở cần dùng 100 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của axit là (H = 1, C = 12, O = 16)
A. CH2=CH-COOH.
B. CH3COOH.
C. HCOOH.
D. C2H5COOH.

18
--/1 Công thức chung của oxit kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II là:.
A. R2O3.
B. RO.
C. R2O.
D. RO2.

19
--/1 Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là:
A. quặng đôlômit.
B. quặng manhetit.
C. quặng boxit.
D. quặng pirit.

20
--/1 Chất X có công thức C2H4O2, cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra muối và nước. Chất X thuộc loại
A. axit không no đơn chức.
B. axit no đơn chức.
C. rượu no đa chức.
D. este no đơn chức.

m2mnamtuocbongtoi
31-05-2007, 08:17 PM
.......... để hôm nòa post tiếp nha..............

Ken X
01-06-2007, 06:44 AM
Tình hình là Văn với Sử xác định rồi. Hơi ức chế môn Văn :rain: Văn mà lại chấm điểm theo công thức :rain: Gò bó quá :rain: Chán !

ngayqua
03-06-2007, 02:52 PM
Ngayqua cũng được biết năm nay thi tốt nghiệp sớm và trắc nghiêm. Trắc nghiệm cũng có cái dễ mà cũng có cái khó. hihi hinh vọng dàn em thi tốt :D.

minhtuan0_0
03-06-2007, 11:11 PM
=)) thi cử thành công rồi :D

Ken X
04-06-2007, 05:57 PM
Không thành công thì cũng thành nhân. Ha ha !

Ngày Hôm Qua
10-06-2007, 11:57 PM
Hầu như năm nào, Hóa cũng là môn dễ nhất !!!!!