seerin
10-05-2007, 01:49 AM
Bánh bột lọc gói
VẬT LIỆU + THỰC HÀNH:
1. Lá gói bánh:Lá chuối rửa sạch, lau khô, cắt miếng cỡ 10 X 15cm. Mỗi bánh chỉ cần một miếng lá chuối. tùy thích chuẩn bị ít nhiều. Nếu muốn làm sẵn lá, sau khi có lá và cắt xén, lau sạch, xếp cuốn lại , để chỗ thoáng qua ngày hôm sau vẫn làm được, không cần cho vào tủ lạnh
2. Nhân bánh :
- 200gr tôm đất tươi hoặc tép bạc, chọn tôm con nhỏ, để vỏ, dùng kéo cắt đầu râu, chân, để vỏ đuôi cho đẹp mắt, rửa sạch, để ráo.
- 300gr ba chỉ cắt miếng mỏng bằng cỡ ½ so với thân tôm.
- 100gr hành ta, băm nhuyễn.
- 50gr nấm mèo ngâm nước cho nở lớn, cắt bỏ gốc rễ, xắt sợi nhuyễn (tùy thích có hay không).
- Ướp trộn tất cả với 2/3 muỗng cà phê muối + 1 muỗng nhỏ tiêu + ½ muỗng nhỏ bột ngọt nếu thích, để qua 30 phút, xào chín đều tôm thịt với 2 muỗng súp dầu ăn
3. Bột bánh:
2 chén bột năng + 2 chén nước lạnh + 2 muỗng súp dầu ăn + ½ muỗng cà phê muối, khuấy đều hỗn hợp cho tan hết bột rồi mới bắc lên bếp, để lửa rất nhỏ, khuấy đều tay và liên tục cho đến khi bột đặc lại, không chảy nhão nhưng vẫn ở trong dạng dẽo sệt là được, gói bánh ngay khi bột còn đang nóng.
4. Gói bánh:
Dùng một cái muỗng súp để múc bột cho có phân lượng cố định, bánh gói ra sẽ đều hơn. Đặt ngửa một miếng lá chuối, múc vào một muỗng súp bột, kéo bột mỏng ra, đặt vào giữa bột một con tôm + 1 miếng thịt + ít nấm, hành… Gấp 2 mép lá theo chiều dọc xếp chồng lên nhau rồi bẻ ngược hai đầu lá dư ra sau, vuốt nắn cho bánh tròn đều. Khi múc bột vào, múc sao cho đều tay để bánh lớn nhỏ đều nhau. Cột từng hai cái đâu lưng lại với nhau bằng một sợi lá chuối. Xếp bánh đã gói vào xửng, hấp 30 phút sau khi nước sôi là bánh chín.
5. Yêu cầu:
- Bánh vừa hấp xong bánh còn ướt, chưa se bánh; để khoảng 3 giờ sau khi hấp bánh mới ngon.
- Bánh dai cứng có nhiều lý do: Hoặc bột bị pha; hoặc gói bánh khi bột đã quá nguội – phải gói ngay khi bột còn nóng; hoặc cháo bột quá đặc… Bánh đạt yêu cầu là để trong ngày vẫn mềm, bột bánh rất trong, giòn chứ không dai.
- Nước chấm bánh bột lọc: 200 gr tôm đất tươi, lột vỏ, lấy phần vỏ thân, bỏ vỏ đầu, phần nạc tôm dùng làm món khác. Lấy vỏ nấu với ít nước vừa sấp mặt vỏ, để sôi khoảng 3 phút, đổ qua một cái rây hoặc vải thưa lấy nước luộc vỏ tôm. Tùy chất lượng nước mắm đang có, pha 1 phần nước mắm + 2 hoặc 3 phần nước vỏ tôm + 1 phần nước lọc tùy ý. Sau khi pha nước mắm + nước vỏ tôm, để qua một giờ sau, hỗn hợp mới lắng trong, lấy phần lắng trong này nêm vào chút đường, khi ăn vắt thêm vào ít chanh + ớt tươi, tỏi tùy khẩu vị. Nước mắm pha phải thơm dịu vị chua ngọt, mặn rất nhẹ và loãng .
- Khẩu vị nêm nếm khi pha nước mắm sẽ quyết định chất lượng món ăn, nước chấm pha vừa ăn là có thể thả ngập cả miếng bánh trong nước chấm để húp cả nước chấm khi ăn. Có người còn thích chấm bánh với nước mắm nguyên chất, chỉ dầm vào ít tỏi ớt với vài giọt chanh. Nếu dùng làm món ăn đi đường có người nêm tôm thịt hơi mặn một chút để lột bánh ra là ăn ngay mà không cần dùng nước chấm.
Hình ảnh:
http://www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/dataimages/normal/images381173_BANH_BOT_LOC.jpg
Gỏi Cuốn tôm thịt - Nam Bộ
Nguyên Liệu:
_250 g tôm tùy thích nhiều hay ít
_thí dụ 40 bánh tráng
_250 g thịt ba rọi
_Xà lách, rau sống, hẹ, giá, ớt, me, tỏi, rượu trắng, đường cát, dấm, đậu phọng, tưong y, chè đậu, bún
_Cách Làm:
a. Tôm rửa sạch: Cho 1/2 chén dấm + 1/3 chén nước lạnh + 1 muỗng rượu đế + 2 muỗng cafe muối vào soong, bắt lên bếp nấu cho sôi, cho tôm vào luộc (luộc như thế tôm mới đỏ và ngọt.) tôm chín đem lột vỏ.
b. Thịt ba rọi: Luộc chín xắt mỏng.
c. Đậu phộng rang vàng đâm nát.
d. Tương: đổ 1 ít nước vào tương y để lắng cát (độ 1/2 giờ) vớt hột tương ra, lượt nước tương còn lại, đâm nhuyễn các hột tương, chè đậu đâm nhỏ, cho vào hột tương đâm nhuyễn chế nước tương đã lọc sạch vào luôn. ( nếu ko làm được thì dùng tương đen cũng được, siêu thị nào cũng có bán)Tỏi đâm nhuyễn (5 tép tỏi) cho vào hỗn hợp trên. Cho hỗn hợp trên vào soong, nấu sôi cho sền sệt. Cho đường nước me chín, dấm vào, nêm vừa ăn là được múc ra chén. Bầm ớt nhỏ cho lên mặt tương, sau cùng cho đồ chua và rắc đậu phộng lên mặt.
_Cách cuốn gỏi.
Bánh tráng cắt bỏ rìa cứng ở ngoài, thấm sơ nước cho bánh tráng dẻo, để xà lách, rau sống, bún lên bánh tráng, thịt và tôm để phía ngoài, hẹ cắt làm 2 để ló ra ngoài mộ ít, cuốn lại thât chặt.
Gỏi này ăn với tương ngọt.
Hình ảnh:
http://www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/dataimages/original/images689272_GOI_CUON_1.jpg
BÁNH CHƯNG:
Nguyên liệu (10 chiếc bánh)
- Gạo nếp: 5 kg
- Đậu xanh: 1,5 kg
- Thịt lợn ba chỉ: 1 kg
- Muối, hạt tiêu
Cách làm - Gạo nếp vo kỹ, ngâm 8-10 giờ vào mùa đông, 4-5 giờ vào mùa hè (thay nước vài lần khi ngâm). Vớt gạo, dội nước cho sạch, để ráo, xóc muối đều.
- Đậu xanh vỡ đôi, ngâm nước 2- 4 giờ, đãi sạch vỏ, nấu chín với ít muối, giã nhỏ mịn, nắm thành từng nắm.
- Thịt thái miếng to, ướp muối tiêu.
- Đặt lá dong, cho 1 bát ăn cơm gạo (250g), bẻ 1/2 nắm đậu dàn mỏng đều lên gạo, xếp 2 miếng thịt vào giữa rồi tiếp tục cho nốt phần đậu còn lại, phủ gạo nốt lên trên cùng, bẻ gập lá gói vuông, cao thành, buộc lạt (hoặc dây) chéo chữ thập.
- Xếp bánh vào nồi có lót cuống lá dong ở đáy nồi, đổ ngập nước, đun lửa to đều. Cạn nước, đổ thêm nước sôi vào để giữ bánh luôn ngập nước. Nấu khoảng 8- 10 giờ. Vớt ra nhúng vào nước lã rồi nén chặt 8- 10 giờ cho bánh rền.
- Khi ăn bóc lá, dùng lạt (hoặc dây) cắt miếng.
Bánh gói kín, vuông, đều, đẹp, rền. Khi bóc, bánh có màu xanh của lá dong, vị thơm ngon của đậu xanh, thịt, hạt tiêu, vị vừa ăn.
Hình ảnh:
http://www.dep.com.vn/gallery/albums/dep_series84/T133_3200.jpg
BÁNH TÉT:
Nguyên liệu
- Gạo nếp: 4 kg
- Đậu xanh: 1,5kg
- Thịt lợn sấn: 1,5kg
- Dừa già: 1 quả
- Hạt tiêu: 0,01 kg
- Muối: 0,05 kg
- Lá chuối, lạt hoặc dây buộc đủ dùng
Cách làm
- Gạo nếp đãi sạch, ngâm chừng 2 giờ, vớt ra để ráo nước.
- Dừa nạo sợi, cho ít nước sôi vào bóp kỹ, vắt lấy nước. Cho nước dừa và ít muối vào gạo xóc đều
- Thịt mỡ thái thành thỏi dài, ướp muối, hạt tiêu.
- Đậu xanh xay vỡ đôi, ngâm đãi sạch vỏ, đem hấp chín mềm, trộn với muối rồi giã nhuyễn. Nắm đậu thành từng nắm dài, giữa đặt thỏi mỡ (mỗi nắm đậu là nhân của một chiếc bánh).
- Lá chuối rửa sạch, lau khô, xếp hai lượt lá ngang, 2 lượt lá dọc xen kẽ nhau. Xúc gạo đổ vào lá, dàn đều, cho nắm nhân vào giữa, cầm hai mép lá hai bên theo chiều dọc gấp lại và cuộn cho bánh tròn (giống gói giò), bắt gập hai đầu bánh lại rồi lấy lạt buộc cách đều, chặt tay.
- Xếp bánh vào nồi, mỗi lượt xếp một chiều rồi đổ ngập nước, đun đều lửa và liên tục trong 10- 12 giờ. Giữ bánh ngập nước suốt thời gian luộc. Vớt bánh, rửa qua nước nguội, để ráo.
Ở Huế còn có món Bánh tét đậu đen (dùng 2 phần nếp, 1 phần đậu đen). Đậu đen ngâm vào nước một đêm, vo sạch, để ráo nước. Trộn đều đậu đen vào gạo. Nhân bánh tét đậu đen không khác nhân bánh tét thường.
Hình ảnh:
http://www.vaced.org/banhchung.gif
BÁNH DẦY:
Nguyên liệu
- Gạo nếp cái: 0,5 kg
- Óc lợn: 0,025 kg
- Một ít lá chuối tươi cắt tròn
Cách làm- Gạo vo, đãi sạch, ngâm khoảng 1 đêm. Vớt ra dội nước vài lần, để ráo, cho vào chõ hấp chín, trong hạt.
- Óc lợn ngâm vào nước lã, bóc hết màng, đem hấp chín, đánh nhuyễn cùng ít mỡ.
- Giã xôi nhanh tay bằng chày đã bọc vỉ buồm ở đầu và xoa óc lợn. Khi xôi đã nhuyễn và mịn bóng, dùng tay đã xoa óc lợn, bắt thành bánh hình tròn, đặt lên từng miếng lá chuối. Khi bánh nguội, úp hai chiếc vào nhau cho khỏi khô mặt.
Bánh trắng mịn, bắt tròn đều, không chảy xệ, ăn dẻo, thơm hương nếp.
Hình ảnh:
http://www.funcdeli.com/IMG_2331.jpg
CÁC LOẠI BÁNH KEM ĐẶC BIỆT!
1/Giăng tơ
Chuẩn bị:
Giấy cacton cắt thành hình tròn lượn sóng, kem vani màu nâu, màu cam, bánh bông lan nhỏ.
Thực hiện:
Rải kem cam đều trên mặt bánh làm nền. Sau đó, dùng đầu nặn nhỏ để nặn màu trắng thành những đường tơ. Cuối cùng nặn kem nâu thành thân và chân nhện.
Trình bày:
Để bánh lên trên giấy cac tông đã được cắt hoa.
Hình ảnh:
http://www.dep.com.vn/gallery/albums/horos/T138.02jpg_1.jpg
2/Bạch nhân:
Chuẩn bị:
Bánh bông lan nhỏ, kẹo rắc kem (có ở các siêu thị và hiệu bánh), kem vani màu tím, nâu, lòng trắng trứng, đường.
Thực hiện:
Đánh lòng trắng trứng và đường để thành hỗn hợp kem trắng.
Pha kem màu tím rồi nặn lên trên mặt bánh, rắc kẹo xung quanh viền bánh, nặn kem trắng lên trên thành hình nhân, chú ý để kem ở nhiệt độ vừa phải, nóng quá sẽ bị chảy, nặn màu nâu thành mắt mũi miệng.
Để đảm bảo hình nhân không bị biến dạng thành nước, nên cho vào tủ lạnh trước khi dùng.
Hình ảnh:
Ko có
3/Kem Dơi
Chuẩn bị:
Kem sôcôla, kem vani màu vàng, bánh bông lan nhỏ
Giấy cứng cắt thành hình chú dơi xòe cánh.
Thực hiện:
Làm tan chảy sôcôla bằng lò vi sóng, cho vào khuôn nặn rồi nặn lên bề mặt miếng giấy hình chú dơi, tùy vào lượng bánh để có số lượng dơi thích hợp. Để khô sôcôla rồi tách miếng giấy ra khỏi sôcôla.
Kem vani để nguyên màu vàng sáng nặn trên mặt bánh thành những hình tròn, không cần phẳng, sau đó cắm chú dơi lên trên, cũng có thể cắm 2 chú dơi trên một bánh.
Hình ảnh:
http://www.dep.com.vn/gallery/albums/horos/T138.03jpg.jpg
4/Mắt bọ
Chuẩn bị:
Bánh bông lan nhỏ, loại có giấy bọc tròn phía dưới
Kem vani
Bột màu thực phẩm (xanh, vàng)
Kẹo sôcôla nâu dạng viên nhỏ
Thực hiện:
Pha màu kem thành màu xanh lá cây vừa phải, pha thêm một ít màu vàng.
Cho hỗn hợp kem xanh lá cây vào khuôn nặn, (khuôn chính là túi nylon được khoét một lỗ nhỏ ở góc) nặn từ đỉnh bánh xuống thành những tháp núi. Nặn những hình tròn vàng trên bề mặt kem xanh, ấn kẹo vào trên các viên vàng để tạo thành những cái nhân ngộ nghĩnh.
Hình ảnh:
http://www.dep.com.vn/gallery/albums/horos/T138.01jpg_1.jpg
VẬT LIỆU + THỰC HÀNH:
1. Lá gói bánh:Lá chuối rửa sạch, lau khô, cắt miếng cỡ 10 X 15cm. Mỗi bánh chỉ cần một miếng lá chuối. tùy thích chuẩn bị ít nhiều. Nếu muốn làm sẵn lá, sau khi có lá và cắt xén, lau sạch, xếp cuốn lại , để chỗ thoáng qua ngày hôm sau vẫn làm được, không cần cho vào tủ lạnh
2. Nhân bánh :
- 200gr tôm đất tươi hoặc tép bạc, chọn tôm con nhỏ, để vỏ, dùng kéo cắt đầu râu, chân, để vỏ đuôi cho đẹp mắt, rửa sạch, để ráo.
- 300gr ba chỉ cắt miếng mỏng bằng cỡ ½ so với thân tôm.
- 100gr hành ta, băm nhuyễn.
- 50gr nấm mèo ngâm nước cho nở lớn, cắt bỏ gốc rễ, xắt sợi nhuyễn (tùy thích có hay không).
- Ướp trộn tất cả với 2/3 muỗng cà phê muối + 1 muỗng nhỏ tiêu + ½ muỗng nhỏ bột ngọt nếu thích, để qua 30 phút, xào chín đều tôm thịt với 2 muỗng súp dầu ăn
3. Bột bánh:
2 chén bột năng + 2 chén nước lạnh + 2 muỗng súp dầu ăn + ½ muỗng cà phê muối, khuấy đều hỗn hợp cho tan hết bột rồi mới bắc lên bếp, để lửa rất nhỏ, khuấy đều tay và liên tục cho đến khi bột đặc lại, không chảy nhão nhưng vẫn ở trong dạng dẽo sệt là được, gói bánh ngay khi bột còn đang nóng.
4. Gói bánh:
Dùng một cái muỗng súp để múc bột cho có phân lượng cố định, bánh gói ra sẽ đều hơn. Đặt ngửa một miếng lá chuối, múc vào một muỗng súp bột, kéo bột mỏng ra, đặt vào giữa bột một con tôm + 1 miếng thịt + ít nấm, hành… Gấp 2 mép lá theo chiều dọc xếp chồng lên nhau rồi bẻ ngược hai đầu lá dư ra sau, vuốt nắn cho bánh tròn đều. Khi múc bột vào, múc sao cho đều tay để bánh lớn nhỏ đều nhau. Cột từng hai cái đâu lưng lại với nhau bằng một sợi lá chuối. Xếp bánh đã gói vào xửng, hấp 30 phút sau khi nước sôi là bánh chín.
5. Yêu cầu:
- Bánh vừa hấp xong bánh còn ướt, chưa se bánh; để khoảng 3 giờ sau khi hấp bánh mới ngon.
- Bánh dai cứng có nhiều lý do: Hoặc bột bị pha; hoặc gói bánh khi bột đã quá nguội – phải gói ngay khi bột còn nóng; hoặc cháo bột quá đặc… Bánh đạt yêu cầu là để trong ngày vẫn mềm, bột bánh rất trong, giòn chứ không dai.
- Nước chấm bánh bột lọc: 200 gr tôm đất tươi, lột vỏ, lấy phần vỏ thân, bỏ vỏ đầu, phần nạc tôm dùng làm món khác. Lấy vỏ nấu với ít nước vừa sấp mặt vỏ, để sôi khoảng 3 phút, đổ qua một cái rây hoặc vải thưa lấy nước luộc vỏ tôm. Tùy chất lượng nước mắm đang có, pha 1 phần nước mắm + 2 hoặc 3 phần nước vỏ tôm + 1 phần nước lọc tùy ý. Sau khi pha nước mắm + nước vỏ tôm, để qua một giờ sau, hỗn hợp mới lắng trong, lấy phần lắng trong này nêm vào chút đường, khi ăn vắt thêm vào ít chanh + ớt tươi, tỏi tùy khẩu vị. Nước mắm pha phải thơm dịu vị chua ngọt, mặn rất nhẹ và loãng .
- Khẩu vị nêm nếm khi pha nước mắm sẽ quyết định chất lượng món ăn, nước chấm pha vừa ăn là có thể thả ngập cả miếng bánh trong nước chấm để húp cả nước chấm khi ăn. Có người còn thích chấm bánh với nước mắm nguyên chất, chỉ dầm vào ít tỏi ớt với vài giọt chanh. Nếu dùng làm món ăn đi đường có người nêm tôm thịt hơi mặn một chút để lột bánh ra là ăn ngay mà không cần dùng nước chấm.
Hình ảnh:
http://www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/dataimages/normal/images381173_BANH_BOT_LOC.jpg
Gỏi Cuốn tôm thịt - Nam Bộ
Nguyên Liệu:
_250 g tôm tùy thích nhiều hay ít
_thí dụ 40 bánh tráng
_250 g thịt ba rọi
_Xà lách, rau sống, hẹ, giá, ớt, me, tỏi, rượu trắng, đường cát, dấm, đậu phọng, tưong y, chè đậu, bún
_Cách Làm:
a. Tôm rửa sạch: Cho 1/2 chén dấm + 1/3 chén nước lạnh + 1 muỗng rượu đế + 2 muỗng cafe muối vào soong, bắt lên bếp nấu cho sôi, cho tôm vào luộc (luộc như thế tôm mới đỏ và ngọt.) tôm chín đem lột vỏ.
b. Thịt ba rọi: Luộc chín xắt mỏng.
c. Đậu phộng rang vàng đâm nát.
d. Tương: đổ 1 ít nước vào tương y để lắng cát (độ 1/2 giờ) vớt hột tương ra, lượt nước tương còn lại, đâm nhuyễn các hột tương, chè đậu đâm nhỏ, cho vào hột tương đâm nhuyễn chế nước tương đã lọc sạch vào luôn. ( nếu ko làm được thì dùng tương đen cũng được, siêu thị nào cũng có bán)Tỏi đâm nhuyễn (5 tép tỏi) cho vào hỗn hợp trên. Cho hỗn hợp trên vào soong, nấu sôi cho sền sệt. Cho đường nước me chín, dấm vào, nêm vừa ăn là được múc ra chén. Bầm ớt nhỏ cho lên mặt tương, sau cùng cho đồ chua và rắc đậu phộng lên mặt.
_Cách cuốn gỏi.
Bánh tráng cắt bỏ rìa cứng ở ngoài, thấm sơ nước cho bánh tráng dẻo, để xà lách, rau sống, bún lên bánh tráng, thịt và tôm để phía ngoài, hẹ cắt làm 2 để ló ra ngoài mộ ít, cuốn lại thât chặt.
Gỏi này ăn với tương ngọt.
Hình ảnh:
http://www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/dataimages/original/images689272_GOI_CUON_1.jpg
BÁNH CHƯNG:
Nguyên liệu (10 chiếc bánh)
- Gạo nếp: 5 kg
- Đậu xanh: 1,5 kg
- Thịt lợn ba chỉ: 1 kg
- Muối, hạt tiêu
Cách làm - Gạo nếp vo kỹ, ngâm 8-10 giờ vào mùa đông, 4-5 giờ vào mùa hè (thay nước vài lần khi ngâm). Vớt gạo, dội nước cho sạch, để ráo, xóc muối đều.
- Đậu xanh vỡ đôi, ngâm nước 2- 4 giờ, đãi sạch vỏ, nấu chín với ít muối, giã nhỏ mịn, nắm thành từng nắm.
- Thịt thái miếng to, ướp muối tiêu.
- Đặt lá dong, cho 1 bát ăn cơm gạo (250g), bẻ 1/2 nắm đậu dàn mỏng đều lên gạo, xếp 2 miếng thịt vào giữa rồi tiếp tục cho nốt phần đậu còn lại, phủ gạo nốt lên trên cùng, bẻ gập lá gói vuông, cao thành, buộc lạt (hoặc dây) chéo chữ thập.
- Xếp bánh vào nồi có lót cuống lá dong ở đáy nồi, đổ ngập nước, đun lửa to đều. Cạn nước, đổ thêm nước sôi vào để giữ bánh luôn ngập nước. Nấu khoảng 8- 10 giờ. Vớt ra nhúng vào nước lã rồi nén chặt 8- 10 giờ cho bánh rền.
- Khi ăn bóc lá, dùng lạt (hoặc dây) cắt miếng.
Bánh gói kín, vuông, đều, đẹp, rền. Khi bóc, bánh có màu xanh của lá dong, vị thơm ngon của đậu xanh, thịt, hạt tiêu, vị vừa ăn.
Hình ảnh:
http://www.dep.com.vn/gallery/albums/dep_series84/T133_3200.jpg
BÁNH TÉT:
Nguyên liệu
- Gạo nếp: 4 kg
- Đậu xanh: 1,5kg
- Thịt lợn sấn: 1,5kg
- Dừa già: 1 quả
- Hạt tiêu: 0,01 kg
- Muối: 0,05 kg
- Lá chuối, lạt hoặc dây buộc đủ dùng
Cách làm
- Gạo nếp đãi sạch, ngâm chừng 2 giờ, vớt ra để ráo nước.
- Dừa nạo sợi, cho ít nước sôi vào bóp kỹ, vắt lấy nước. Cho nước dừa và ít muối vào gạo xóc đều
- Thịt mỡ thái thành thỏi dài, ướp muối, hạt tiêu.
- Đậu xanh xay vỡ đôi, ngâm đãi sạch vỏ, đem hấp chín mềm, trộn với muối rồi giã nhuyễn. Nắm đậu thành từng nắm dài, giữa đặt thỏi mỡ (mỗi nắm đậu là nhân của một chiếc bánh).
- Lá chuối rửa sạch, lau khô, xếp hai lượt lá ngang, 2 lượt lá dọc xen kẽ nhau. Xúc gạo đổ vào lá, dàn đều, cho nắm nhân vào giữa, cầm hai mép lá hai bên theo chiều dọc gấp lại và cuộn cho bánh tròn (giống gói giò), bắt gập hai đầu bánh lại rồi lấy lạt buộc cách đều, chặt tay.
- Xếp bánh vào nồi, mỗi lượt xếp một chiều rồi đổ ngập nước, đun đều lửa và liên tục trong 10- 12 giờ. Giữ bánh ngập nước suốt thời gian luộc. Vớt bánh, rửa qua nước nguội, để ráo.
Ở Huế còn có món Bánh tét đậu đen (dùng 2 phần nếp, 1 phần đậu đen). Đậu đen ngâm vào nước một đêm, vo sạch, để ráo nước. Trộn đều đậu đen vào gạo. Nhân bánh tét đậu đen không khác nhân bánh tét thường.
Hình ảnh:
http://www.vaced.org/banhchung.gif
BÁNH DẦY:
Nguyên liệu
- Gạo nếp cái: 0,5 kg
- Óc lợn: 0,025 kg
- Một ít lá chuối tươi cắt tròn
Cách làm- Gạo vo, đãi sạch, ngâm khoảng 1 đêm. Vớt ra dội nước vài lần, để ráo, cho vào chõ hấp chín, trong hạt.
- Óc lợn ngâm vào nước lã, bóc hết màng, đem hấp chín, đánh nhuyễn cùng ít mỡ.
- Giã xôi nhanh tay bằng chày đã bọc vỉ buồm ở đầu và xoa óc lợn. Khi xôi đã nhuyễn và mịn bóng, dùng tay đã xoa óc lợn, bắt thành bánh hình tròn, đặt lên từng miếng lá chuối. Khi bánh nguội, úp hai chiếc vào nhau cho khỏi khô mặt.
Bánh trắng mịn, bắt tròn đều, không chảy xệ, ăn dẻo, thơm hương nếp.
Hình ảnh:
http://www.funcdeli.com/IMG_2331.jpg
CÁC LOẠI BÁNH KEM ĐẶC BIỆT!
1/Giăng tơ
Chuẩn bị:
Giấy cacton cắt thành hình tròn lượn sóng, kem vani màu nâu, màu cam, bánh bông lan nhỏ.
Thực hiện:
Rải kem cam đều trên mặt bánh làm nền. Sau đó, dùng đầu nặn nhỏ để nặn màu trắng thành những đường tơ. Cuối cùng nặn kem nâu thành thân và chân nhện.
Trình bày:
Để bánh lên trên giấy cac tông đã được cắt hoa.
Hình ảnh:
http://www.dep.com.vn/gallery/albums/horos/T138.02jpg_1.jpg
2/Bạch nhân:
Chuẩn bị:
Bánh bông lan nhỏ, kẹo rắc kem (có ở các siêu thị và hiệu bánh), kem vani màu tím, nâu, lòng trắng trứng, đường.
Thực hiện:
Đánh lòng trắng trứng và đường để thành hỗn hợp kem trắng.
Pha kem màu tím rồi nặn lên trên mặt bánh, rắc kẹo xung quanh viền bánh, nặn kem trắng lên trên thành hình nhân, chú ý để kem ở nhiệt độ vừa phải, nóng quá sẽ bị chảy, nặn màu nâu thành mắt mũi miệng.
Để đảm bảo hình nhân không bị biến dạng thành nước, nên cho vào tủ lạnh trước khi dùng.
Hình ảnh:
Ko có
3/Kem Dơi
Chuẩn bị:
Kem sôcôla, kem vani màu vàng, bánh bông lan nhỏ
Giấy cứng cắt thành hình chú dơi xòe cánh.
Thực hiện:
Làm tan chảy sôcôla bằng lò vi sóng, cho vào khuôn nặn rồi nặn lên bề mặt miếng giấy hình chú dơi, tùy vào lượng bánh để có số lượng dơi thích hợp. Để khô sôcôla rồi tách miếng giấy ra khỏi sôcôla.
Kem vani để nguyên màu vàng sáng nặn trên mặt bánh thành những hình tròn, không cần phẳng, sau đó cắm chú dơi lên trên, cũng có thể cắm 2 chú dơi trên một bánh.
Hình ảnh:
http://www.dep.com.vn/gallery/albums/horos/T138.03jpg.jpg
4/Mắt bọ
Chuẩn bị:
Bánh bông lan nhỏ, loại có giấy bọc tròn phía dưới
Kem vani
Bột màu thực phẩm (xanh, vàng)
Kẹo sôcôla nâu dạng viên nhỏ
Thực hiện:
Pha màu kem thành màu xanh lá cây vừa phải, pha thêm một ít màu vàng.
Cho hỗn hợp kem xanh lá cây vào khuôn nặn, (khuôn chính là túi nylon được khoét một lỗ nhỏ ở góc) nặn từ đỉnh bánh xuống thành những tháp núi. Nặn những hình tròn vàng trên bề mặt kem xanh, ấn kẹo vào trên các viên vàng để tạo thành những cái nhân ngộ nghĩnh.
Hình ảnh:
http://www.dep.com.vn/gallery/albums/horos/T138.01jpg_1.jpg