PDA

Xem đầy đủ chức năng : Lý lớp 8



tieu_tho_vui_tinh
20-03-2007, 05:58 AM
1 trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây , cách nào là đủng
A Đồng , nước , thủy ngân, không khí
B Đồng , thủy ngân, nước, không khí
C Thủy ngân, đồng , nước , không khí
D Không khí, nước, thủy ngân, đồng
2.Trong sự dẫn nhiệt , nhiệt tự truyền
A từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn
B từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn
C từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn
D Cả ba câu trên đều đúng
3. Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi vỡ khi rót nước sôi vào thì làm như thế nào?
4.Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ chóng sôi hơn?
5. Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng đống ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ? Có phải vì nhiệt độ của đồng thấp hơn nhiệt độ của gỗ không?
6* Một hòn bi chuyển động nhanh va chạm vào một hòn bi chuyển động chậm hơn sẽ truyền một phần động năng của nó cho hòn bi này và chuyển động chậm đi trong khi hòn bi chuyển động chậm hơn sẽ chuyển động nhanh lên.Hiện tượng này tương tự như hiện tượng truyền nhiệt năng giữa các phân tử trong sự dẫn nhiêt.
Hãy dùng sự tương tự này để giải thích hiện tượng xảy ra khi thả một miếng đồng được nung nóng vào một cốc nước lạnh.

Champion
20-03-2007, 07:09 AM
1 trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây , cách nào là đủng
A Đồng , nước , thủy ngân, không khí
B Đồng , thủy ngân, nước, không khí
C Thủy ngân, đồng , nước , không khí
D Không khí, nước, thủy ngân, đồng
2.Trong sự dẫn nhiệt , nhiệt tự truyền
A từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn
B từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn
C từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn
D Cả ba câu trên đều đúng
3. Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi vỡ khi rót nước sôi vào thì làm như thế nào?
4.Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ chóng sôi hơn?
5. Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng đống ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ? Có phải vì nhiệt độ của đồng thấp hơn nhiệt độ của gỗ không?
6* Một hòn bi chuyển động nhanh va chạm vào một hòn bi chuyển động chậm hơn sẽ truyền một phần động năng của nó cho hòn bi này và chuyển động chậm đi trong khi hòn bi chuyển động chậm hơn sẽ chuyển động nhanh lên.Hiện tượng này tương tự như hiện tượng truyền nhiệt năng giữa các phân tử trong sự dẫn nhiêt.
Hãy dùng sự tương tự này để giải thích hiện tượng xảy ra khi thả một miếng đồng được nung nóng vào một cốc nước lạnh.

1.B
2,C
3.bó tay (học lâu nên quên rùi)
4.nhôm
5.không vì đồng hấp thu nhiệt lớn hơn gỗ,gỗ hấp thụ kém thì đương nhiên đồng sẽ lanh hơn gỗ
6.không hiểu

player
20-03-2007, 10:57 AM
3. Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi vỡ khi rót nước sôi vào thì làm như thế nào?

=> cốc dày dễ vỡ là do khi nước sôi đổ vào đột ngột thì thuỷ tinh bên trong cốc tiếp xúc với nước nóng trước sẽ nở ra ,trong khi đó sự truyền nhiệt của thuỷ tinh kém ,lớp thuỷ tinh bên ngoài chưa kịp nở do vậy mà vỡ.Còn cốc mỏng thì do lớp thuỷ tinh mỏng nên sự truyền nhiệt sẽ lẹ hơn do vậy lớp thuỷ tinh bên trong và bên ngoài nở như nhau => không vỡ

Muốn cốc khỏi vỡ khi rót nước sôi vào thì làm như thế nào?=> đổ tí nước nóng vào trước (nhớ là một tí thôi) để cho thuỷ tinh nó nở đều ra trước và khi nó gặp nước sôi sẽ không nở ra đột ngột và sẽ không vỡ.Không tin thì lấy ly ra làm thí nghiệm hehehehe.Học lý phải thí nghiệm mới vui

5. Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng đống ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ? Có phải vì nhiệt độ của đồng thấp hơn nhiệt độ của gỗ không?
Đầu tiên phải hiểu bản chất khi nào ta cảm thấy lạnh.Đó chính là nhiệt độ của bàn tay mình,các giác quan trên ngón tay.Do vây khi chạm vào miếng đồng thì sẽ có sự trao đổi nhiệt giữa tay và miếng đồng.Và sự trao đổi nhiệt giữa tay và đồng nhanh hơn giữa tay và gỗ.nên nhiệt độ của tay sẽ hạ thấp lẹ hơn vì truyền nhiệt cho đồng do đó sẽ cảm thấy lạnh hơn so với chạm vào gỗ

hinata
21-03-2007, 09:14 AM
đây toàn là bài trong SBT, em vừa làm xong.

Champion
22-03-2007, 10:03 AM
tui gà rồi cam ơn player đã hướng dẫn thx

friendship_gl
22-03-2007, 04:50 PM
câu 6 mình nghĩ rắng khi mà cho miếng đồng nóng voà cốc nước lạnh thì xảy ra hiện tượng như sau các phân tử đống bị kích động do nhiệt nên nó chuyển động nhanh hơn các phân tử nước khi mà các phân tử đồng ở bề mặt miếng đồng tiếp xúc với phân tử nước thì nó cũng bị va đập và truyền động năng làm cho các phần tử nước cũng chuyển động nhanh hơn va như vậy làm nhiệt độ nước tăng

Nhoc_okie_h2t
22-03-2007, 11:56 PM
6. Miếng đồng được nung nóng sé có một lượng nhiệt nhất định. Đó là tổng động động lượng của tất cả các nguyên tử trong miếng đồng. Khi cho vào cốc nước thì nó truyền động năng.
Các phân tử của miếng đồng truyền động năng của mình cho các phân tử nước
Vì vậy tổng động năng của các phần tử nước sẽ lớn hơn trước.
Cốc nước sẽ nóng lên
- Khi mới chạm và nước thì phần đầu tiên của nước có tổng động năng đạt quá 1 ngưỡng là nhiệt độ sôi. Các phân tử nước thoảt khỏi lực liên kết phân tử và liên kết hiđro vì vậy nước lúc đầu sẽ bốc hơi lên
Khi miếng đồng chìm xuống thì nếu nó truyền đủ động năng cho các phân tử nước thì sự sôi diễn ra. Bọt khí không lên được tới bề mặt cốc vì khi nó đi lên thì các phân tử nước thoát khỏi liên kết đó lại truyền trở lại vào nước lạnh nên nó lại trở về trạng thái ban đầu

tuandoi1
28-03-2007, 09:51 AM
theo tôi giải thích đơn giản thôi vật có nhiệt độ cao hơn sẽ truyền nhiệt cho vật có nhiệt độ thấp hơn