ot_hiem
26-01-2007, 12:12 AM
Quả thật cô nhỏ đã hớp hồn tôi, đã khiến tôi lờ đờ, dở chết dở sống mỗi bận em tuyên bố có người theo đuổi, tặng quà, mời uống nước, nghe nhạc. Và tôi như hồi sinh, mỗi lần nghe em nói: "Hết rồi! Thôi hết rồi người đã xa tôi".
1. Cô nhỏ cười, nụ cươì hiền lành, ngây thơ, vô xố tội, khi lắc lắc cây viết trên tay, nghiêng cái đầu bum-bê trước mặt tôi:- Tối hôm qua tui buồn, tui đi chơi với một củ khoai. Củ khoai này có máu bảy mươi chia hai, cho nên hắn có một bàn tay vờ như lơ đãng, luồn vô trong váy tui...
Trái tim tôi thót lại, đập sai đi một nhịp, nhưng cái miệng vẫn điềm nhiên, tự tại:
- Thế cô có cho hắn một cái tát tai không?
Cây viết dời lên, gõ gõ nơi má:
- Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ đó. Tui lấy tay hắn ra và thốt lên cười.
- Cười?
Cổ tôi như mắc nghẹn, như con gà nuốt phải sợi dây thun; trong khi cô nhỏ vẫn nhăn hàm răng trắng muốt ra:
- Chứ sao! Vô ích mà. Tui đã già tra già chát, đủ để coi khinh cái thói sỗ sàng của bọn phàm phu. Đàn ông, toàn là một lũ như nhau hết. Ông nghĩ, có phải không?
Một ngón tay đưa lên, lắc lắc, và thoắt cái, cô nhỏ mở cửa phòng đi ra, như không thèm đếm xỉa đến câu trả lời "Ông nghĩ, có phải không?", bỏ lại tôi một mình, tức tối, nhức nhối. Cô nhỏ làm như tôi không phải là đàn ông. Làm như tôi không hề có lấy chút tự ái của một đấng mày râu. Luôn luôn, cô nhỏ cắng đắng và cay nghiệt. Luôn luôn, cô nhỏ xem đàn ông là một thứ chẳng ra gì. Và tôi là người, tự bấy lâu nay, đã là chỗ cho cô nhỏ trút cuồng điên thịnh nộ, phong ba bão táp lên đầu. Ai oán thay, chính tôi là kẻ xung phong, chịu lãnh đạn; cho nên chưa bao giờ có thể hở môi kêu ca một tiếng.
2. Tôi là trưởng phòng. Cô nhỏ là nhân viên. Cô nhỏ làm việc trong xí nghiệp đã lâu, còn tôi thì mới đổi về. Ngay ngày đầu tiên, khi cô nhỏ gõ cửa bước vào phòng, chưa kịp nói năng gì, thì tôi đã muốn toát mồ hôi trán. Vì em chính là "cô tiểu thư" mà tôi đã khắc ghi hình ảnh trong tim, suốt bao nhiêu năm thời trung học. Nói khác đi, cô nhỏ đã là "đối tượng", bóp nát có lẽ không ít con tim của thằng con trai mới lớn là tôi, khi bất ngờ cô bé chuyển về Sài gòn học, giữa năm lớp mười.
- Tôi là Trúc Sơn, trợ lý của Trưởng phòng cũ. Nếu cần gì, Trưởng phòng cứ tùy nghi sai bảo, trong khi chờ thay trợ lý mới.
Cô nhỏ nói trong lúc đôi tay bận bịu với mớ hồn sơ trình ký. Khi dứt lời, nhìn tôi, thì đôi mắt mở lớn ra, kinh ngạc:
- Thôi chết, ông là...
Một bàn tay đưa ngang miệng, ấp úng.
- Đúng vậy. Tôi là Lộc, học chung với nhỏ ở Bình Dương. Không ngờ nhỏ vẫn còn nhớ.
Đôi mày hơi cau lại. hai con mắt chớp lia, rồi cụp xuống. Tiếng nói thốt ra, yếu xìu, như than với chính mình:
- Khó làm việc! - Rồi đột nhiên cao giọng - Tôi muốn nói với ông điều này. Vui lòng đừng gọi tôi là nhỏ. Cũng vui lòng, đừng nói với bất kỳ một ai, là tôi với ông quen nhau. Được không?
Một ngón tay út chìa ra. Tôi đưa ngón tay út của mình, định bắt lấy, thì một bàn tay cô nhỏ đã đưa ngang, chặt ở giữa, không cho chạm đến tay mình:
- Được rồi. Rất cám ơn ông.
Cô nhỏ thật nghiêm trang và đài các, đúng như một cô Ký Điệu. Tôi nghĩ thầm, thời tỉnhlỵ, cô nhỏ có biệt danh là "cô tiểu thư" vì bất cứ ngày nắng hay mưa, học sáng hay học chiều, hay đi sinh hoạt, cô vẫn có người đưa rước, không sót một lần. Bây giờ, sau mấy năm xa cách, cô nhỏ dường như chẳng lớn thêm được chút nào. Vẫn nhỏ nhắn, mỏnh mảnh. Đi đứng nhẹ nhàng, khoan thai. Khác đi một chút, là khi xưa tóc cô nhỏ dài ngang lưng, mược mà. Còn bây giờ, tóc tém lên sau gáy, làm cho đôi mát như lớn thêm ra, trong suốt.
3. Chừng dăm bữa sau, trong lúc tôi trầm tư nhìn ngắm cô nhỏ đang soạn hồ sơ ở cái tủ trước mặt, thì chợt cô nhỏ quay ngoắt lại, cáu kỉnh:
- Sao ông chưa chịu đổi trợ lý?
Hú vía! Không phải là cau có, vì bắt gặp tôi nhìn trộm. Tôi đáp vội vàng, nhưng rành rọt:
- Cô làm việc này đã lâu, quen rồi. Tôi là người mới, cần cô tiếp tay, nên tôi sẽ không đổi trợ lý.
Cánh cửa tủ chưa kjp đóng lại, cô nhỏ đã bỏ ra khỏi phòng. Điều gì làm cô nhỏ có nhiều thay đổi, không còn nói năng dịu dàng, khép ép như xưa? Trước kia, cô hiền lành và nhu mì. Hoàng, trưởng lớp 9, đã có lần kêu lên: "Nhỏ Trúc đúng là hiền như ma sơ". Còn bây giờ cô lạnh lùng, làm ra vẻ ta đây. Một hôm, khi đưa trả hồ sơ, tôi hỏi cô nhỏ:
- Lập gia đình chưa?
Tứ thì cô nhỏ phùng man trợn mắt:
- Không nói chuyện riêng trong giờ làm việc.
Cô nhỏ làm tôi cụt hứng. Tôi muốn thân thiện, nhưng cô nhỏ lại cách xa. Tôi cố gắng hòa đồng:
- Gặp bạn cũ, không mừng sao?
Cô nhỏ vẫn ngang bướng, đốp chát:
- Mừng gì? Người ta sẽ nói, thấy người sang bắt quàng làm họ.
Tôi cười:
- Sang gì? tôi về đây sau Trúc mà. tôi là hậu sinh, cần thỉnh giáo nhiều điều.
Cô nhỏ cong một cánh môi:
- Hậu sinh khả...
Rồi quảy quả bước ra khỏi phòng, mang chữ cuối cùng đi theo. Nhưng tôi không thể nào lầm được, cô nhỏ muốn nói: Hậu sinh khả ố. Trời đất, tôi chỉ là một tên hậu sinh khả ố trong mắt nhìn ngang ngược của cô nhỏ.
4. Cô nhỏ cứng ngắn, khô khan. Tôi cũng nghiêm trang, lạnh nhạt. Cô cố làm ra vẻ xa cách. Tôi cũng làm mặt cách xa, cho dù mỗi ngày, tôi và cô nhỏ gặp nhau hàng chục bận. Có đâu xa, bàn viết của cô nhỏ án ngữ trước cửa phòng tôi, mở cửa ra là thấy. Với lại nhiệm vụ trợ lý ủa cô là làm việc trực tiếp với trưởng phòng. Trưởng phòng! Cô nhỏ có vẻ cay cú với hai tiếng trưởng phòng. Đôi lúc còn dằn dỗi: Trưởng phòng, thưa ông! Không hiểu sao cô nhỏ lại cáng đáng với tôi, bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Làm như tôi với nhỏ là địch thủ, là mặt trời mặt trăng, là lửa với nước. Tôi chưa thấy cô nhỏ cười với tôi, suốt cả mấy tháng dài. Cái mặt lúc nào cũng nghiêm nghị, lạnh lùng. Chẳng lẽ tôi với nhỏ có mối thù nào từ muôn kiếp trước. Há tôi với nhỏ chưa từng học chung nhau từ năm lớp 6 đến năm lớp 10 sao? Tôi đâu có làm điều chi thất lễ với cô nhỏ. Kẻ nội thù. Chắc cô nhỏ xem tôi như là một kẻ nội thù, chì vì tô bây giờ là xếp của nhỏ? Tôi đâu muốn làm xếp của cô nhỏ. Tôi đâu muốn cô nhỏ làm mặt lạ với tôi!
1. Cô nhỏ cười, nụ cươì hiền lành, ngây thơ, vô xố tội, khi lắc lắc cây viết trên tay, nghiêng cái đầu bum-bê trước mặt tôi:- Tối hôm qua tui buồn, tui đi chơi với một củ khoai. Củ khoai này có máu bảy mươi chia hai, cho nên hắn có một bàn tay vờ như lơ đãng, luồn vô trong váy tui...
Trái tim tôi thót lại, đập sai đi một nhịp, nhưng cái miệng vẫn điềm nhiên, tự tại:
- Thế cô có cho hắn một cái tát tai không?
Cây viết dời lên, gõ gõ nơi má:
- Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ đó. Tui lấy tay hắn ra và thốt lên cười.
- Cười?
Cổ tôi như mắc nghẹn, như con gà nuốt phải sợi dây thun; trong khi cô nhỏ vẫn nhăn hàm răng trắng muốt ra:
- Chứ sao! Vô ích mà. Tui đã già tra già chát, đủ để coi khinh cái thói sỗ sàng của bọn phàm phu. Đàn ông, toàn là một lũ như nhau hết. Ông nghĩ, có phải không?
Một ngón tay đưa lên, lắc lắc, và thoắt cái, cô nhỏ mở cửa phòng đi ra, như không thèm đếm xỉa đến câu trả lời "Ông nghĩ, có phải không?", bỏ lại tôi một mình, tức tối, nhức nhối. Cô nhỏ làm như tôi không phải là đàn ông. Làm như tôi không hề có lấy chút tự ái của một đấng mày râu. Luôn luôn, cô nhỏ cắng đắng và cay nghiệt. Luôn luôn, cô nhỏ xem đàn ông là một thứ chẳng ra gì. Và tôi là người, tự bấy lâu nay, đã là chỗ cho cô nhỏ trút cuồng điên thịnh nộ, phong ba bão táp lên đầu. Ai oán thay, chính tôi là kẻ xung phong, chịu lãnh đạn; cho nên chưa bao giờ có thể hở môi kêu ca một tiếng.
2. Tôi là trưởng phòng. Cô nhỏ là nhân viên. Cô nhỏ làm việc trong xí nghiệp đã lâu, còn tôi thì mới đổi về. Ngay ngày đầu tiên, khi cô nhỏ gõ cửa bước vào phòng, chưa kịp nói năng gì, thì tôi đã muốn toát mồ hôi trán. Vì em chính là "cô tiểu thư" mà tôi đã khắc ghi hình ảnh trong tim, suốt bao nhiêu năm thời trung học. Nói khác đi, cô nhỏ đã là "đối tượng", bóp nát có lẽ không ít con tim của thằng con trai mới lớn là tôi, khi bất ngờ cô bé chuyển về Sài gòn học, giữa năm lớp mười.
- Tôi là Trúc Sơn, trợ lý của Trưởng phòng cũ. Nếu cần gì, Trưởng phòng cứ tùy nghi sai bảo, trong khi chờ thay trợ lý mới.
Cô nhỏ nói trong lúc đôi tay bận bịu với mớ hồn sơ trình ký. Khi dứt lời, nhìn tôi, thì đôi mắt mở lớn ra, kinh ngạc:
- Thôi chết, ông là...
Một bàn tay đưa ngang miệng, ấp úng.
- Đúng vậy. Tôi là Lộc, học chung với nhỏ ở Bình Dương. Không ngờ nhỏ vẫn còn nhớ.
Đôi mày hơi cau lại. hai con mắt chớp lia, rồi cụp xuống. Tiếng nói thốt ra, yếu xìu, như than với chính mình:
- Khó làm việc! - Rồi đột nhiên cao giọng - Tôi muốn nói với ông điều này. Vui lòng đừng gọi tôi là nhỏ. Cũng vui lòng, đừng nói với bất kỳ một ai, là tôi với ông quen nhau. Được không?
Một ngón tay út chìa ra. Tôi đưa ngón tay út của mình, định bắt lấy, thì một bàn tay cô nhỏ đã đưa ngang, chặt ở giữa, không cho chạm đến tay mình:
- Được rồi. Rất cám ơn ông.
Cô nhỏ thật nghiêm trang và đài các, đúng như một cô Ký Điệu. Tôi nghĩ thầm, thời tỉnhlỵ, cô nhỏ có biệt danh là "cô tiểu thư" vì bất cứ ngày nắng hay mưa, học sáng hay học chiều, hay đi sinh hoạt, cô vẫn có người đưa rước, không sót một lần. Bây giờ, sau mấy năm xa cách, cô nhỏ dường như chẳng lớn thêm được chút nào. Vẫn nhỏ nhắn, mỏnh mảnh. Đi đứng nhẹ nhàng, khoan thai. Khác đi một chút, là khi xưa tóc cô nhỏ dài ngang lưng, mược mà. Còn bây giờ, tóc tém lên sau gáy, làm cho đôi mát như lớn thêm ra, trong suốt.
3. Chừng dăm bữa sau, trong lúc tôi trầm tư nhìn ngắm cô nhỏ đang soạn hồ sơ ở cái tủ trước mặt, thì chợt cô nhỏ quay ngoắt lại, cáu kỉnh:
- Sao ông chưa chịu đổi trợ lý?
Hú vía! Không phải là cau có, vì bắt gặp tôi nhìn trộm. Tôi đáp vội vàng, nhưng rành rọt:
- Cô làm việc này đã lâu, quen rồi. Tôi là người mới, cần cô tiếp tay, nên tôi sẽ không đổi trợ lý.
Cánh cửa tủ chưa kjp đóng lại, cô nhỏ đã bỏ ra khỏi phòng. Điều gì làm cô nhỏ có nhiều thay đổi, không còn nói năng dịu dàng, khép ép như xưa? Trước kia, cô hiền lành và nhu mì. Hoàng, trưởng lớp 9, đã có lần kêu lên: "Nhỏ Trúc đúng là hiền như ma sơ". Còn bây giờ cô lạnh lùng, làm ra vẻ ta đây. Một hôm, khi đưa trả hồ sơ, tôi hỏi cô nhỏ:
- Lập gia đình chưa?
Tứ thì cô nhỏ phùng man trợn mắt:
- Không nói chuyện riêng trong giờ làm việc.
Cô nhỏ làm tôi cụt hứng. Tôi muốn thân thiện, nhưng cô nhỏ lại cách xa. Tôi cố gắng hòa đồng:
- Gặp bạn cũ, không mừng sao?
Cô nhỏ vẫn ngang bướng, đốp chát:
- Mừng gì? Người ta sẽ nói, thấy người sang bắt quàng làm họ.
Tôi cười:
- Sang gì? tôi về đây sau Trúc mà. tôi là hậu sinh, cần thỉnh giáo nhiều điều.
Cô nhỏ cong một cánh môi:
- Hậu sinh khả...
Rồi quảy quả bước ra khỏi phòng, mang chữ cuối cùng đi theo. Nhưng tôi không thể nào lầm được, cô nhỏ muốn nói: Hậu sinh khả ố. Trời đất, tôi chỉ là một tên hậu sinh khả ố trong mắt nhìn ngang ngược của cô nhỏ.
4. Cô nhỏ cứng ngắn, khô khan. Tôi cũng nghiêm trang, lạnh nhạt. Cô cố làm ra vẻ xa cách. Tôi cũng làm mặt cách xa, cho dù mỗi ngày, tôi và cô nhỏ gặp nhau hàng chục bận. Có đâu xa, bàn viết của cô nhỏ án ngữ trước cửa phòng tôi, mở cửa ra là thấy. Với lại nhiệm vụ trợ lý ủa cô là làm việc trực tiếp với trưởng phòng. Trưởng phòng! Cô nhỏ có vẻ cay cú với hai tiếng trưởng phòng. Đôi lúc còn dằn dỗi: Trưởng phòng, thưa ông! Không hiểu sao cô nhỏ lại cáng đáng với tôi, bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Làm như tôi với nhỏ là địch thủ, là mặt trời mặt trăng, là lửa với nước. Tôi chưa thấy cô nhỏ cười với tôi, suốt cả mấy tháng dài. Cái mặt lúc nào cũng nghiêm nghị, lạnh lùng. Chẳng lẽ tôi với nhỏ có mối thù nào từ muôn kiếp trước. Há tôi với nhỏ chưa từng học chung nhau từ năm lớp 6 đến năm lớp 10 sao? Tôi đâu có làm điều chi thất lễ với cô nhỏ. Kẻ nội thù. Chắc cô nhỏ xem tôi như là một kẻ nội thù, chì vì tô bây giờ là xếp của nhỏ? Tôi đâu muốn làm xếp của cô nhỏ. Tôi đâu muốn cô nhỏ làm mặt lạ với tôi!