sontungbg
23-01-2007, 11:21 AM
Hôm nay đi học về muộn, tôi thấy hơi mệt liền lên giường nghỉ và thiếp đi lúc nào không biết. Tôi mơ một giấc mơ thật đẹp – Tôi là sinh viên năm cuối của một trường ĐH danh tiếng…
…Bây giờ đã là giữa mùa thu, chàng sinh viên năm cuối đang thong thả đạp xe đến thư viện trường. Khốn thật! Có được 2 ngày nghỉ mà ông giáo cũng không tha. Sau nửa tiếng TronHoc.comc lọi, tôi dám cược rằng mấy đứa cùng lớp sẽ làm bài chay thôi, đề tài “độc” quá mà. Tôi ngán ngẩm bước tới cửa ra thì chợt thấy cô lớp trưởng khoa Ngữ Văn bước vào, trên tay là quyển “Một chuyện chép ở bệnh viện”
- Cậu mà cũng vào đây hả Trung? – cô ta nhìn tôi như nhìn một người Việt không biết đến Hồ Chí Minh
- Ỉt ra mình cũng biết đọc mà, vào không được sao?
- Chắc là anh Hai Lúa mới lên thư viện lần đầu chứ gì?
- Ừ thì… giới thiệu cho anh Hai vài cuốn được không?
- Anh Hai biết chị Tư Hậu chứ? – cô đưa quyển sách cho tôi xem
Tư Hậu? Hai tiếng này gợi cho tôi nhớ về một nhà duy tân trong quan hệ thầy trò, cô đã chứng minh cho tôi thấy “cai trị” phải lấy “nhân” làm gốc. Tôi như rơi vào cơn mê, mọi ký ức về cô giáo có cái tên trong trang sách bỗng hiện về…
Lớp tôi trước khi cô lên làm chủ nhiệm luôn đội sổ trong các phong trào. Thành tích học tập của lớp không thuyết phục được người ngoài rằng đây là lớp chọn. Tôi cũng chỉ là một cái bóng so với tôi trước đây trong cái lớp ấy. Trong mắt tôi cuộc đời mang màu vàng của ánh đèn đường, một màu có vẻ hào nhoáng nhưng ẩn chứa bên trong là nỗi buồn ảm đạm. Tôi đã đi chơi suốt mùa hè nhưng không thể làm cái màu vàng ấy tan biến đi. Trong ngày họp lớp đầu tiên, tôi và mấy đứa bạn thân chia sẻ cho nhau cảm nghĩ về năm học trước, một khoảng thời gian hết sức tệ hại, chẳng ai muốn nó lại xảy ra một lần nữa. Nhưng “sau cơn mưa trời lại sáng”, cô đã mang đến cho lớp luồng sinh khí mới; Có lẽ tôi sẽ đề cử cô làm bộ trưởng bộ Giáo dục – Đào tạo. Cô biến lớp thành một xã hội XHCN thu nhỏ bằng những cách làm chẳng giống ai nhưng rất hợp tình hợp lý. Cô tuyên bố rằng cô sẽ luôn bảo vệ “quyền lợi hợp pháp” của các em và cô đã làm đúng những gì đã hứa. Mấy tay ngang tàng trong lớp cũng phải tâm phục khẩu phục, bọn này thú nhận chưa bao giờ có ý định chọc phá cô dù rằng đây là “nghề” của mấy đứa.
Trong ngày kỷ niệm 40 năm thành lập trường, ban giám hiệu cho học sinh làm gian hàng và ở lại trường. Do không tính toán nên lớp đã bị đói cả ngày. Cô đã chia sẻ những gói mì tôm cùng chúng tôi lúc đêm khuya và ở lại cho đến sáng dù nhà cô cách trường không bao xa. Kể từ hôm ấy, tôi biết rằng tôi đã có một gia đình thứ hai. Cô không phải là một người đứng đầu chỉ biết chỉ tay năm ngón, cô luôn ở đó chung vai sát cánh với chúng tôi.
Một khi đã thu phục được nhân tâm, cô luôn nhận được sự nhất trí của 44 anh em trong lớp mỗi khi phát động bất cứ phong trào nào. Tôi có thể cảm nhận được cái khí thế của nhân dân ta 70 năm về trước, một tinh thần đoàn kết sẵn sàng cống hiến không biết mệt mỏi cho đất nước. Tôi đã từng mong ước cả tuần không có ngày nghỉ để có thể luôn sống trong cảm giác ấy. Hy vọng cô không đọc được những gì tôi đang viết, nếu không cô sẽ nhéo tai tôi vì cái tội nịnh bợ mất thôi, cô rất ghét bọn “luồn cúi vào vòng lợi danh”…
- Ê! Sao thừ người ra vậy?
- Sao? À, ừ, Tư Hậu hả? Anh Hai còn gặp chị ấy nữa cơ đấy!
- Cha này xạo quá! - lớp trưởng lắc đầu bỏ đi.
Tôi lại trở về với dòng suy tưởng. Không biết dạo này cô ra sao rồi, chắc hẳn vẫn tiếp tục truyền bá CNXH trong nhà trường. 20/11 này, tôi sẽ rủ bọn bạn về quậy nhà cô, tôi sẵn sàng để cho cô nhéo tai. Chúng tôi sẽ ôn lại những kỷ niệm khó quên của tuổi học trò. “Màu vàng” giờ đã chuyển sang màu đỏ, màu của sự đoàn kết trong khó khăn hoạn nạn, màu của những ký ức không bao giờ phai. Tôi bước ra cửa với câu hát:
“Cuộc đời vẫn đẹp sao…”
...
- “Dậy ăn cơm con! Định nhịn đói ngủ à?”
Nghe tiếng mẹ gọi, tôi choàng dậy, mỉm cười. Thì ra là mơ thôi, mình vẫn chỉ là “anh Hai Lúa” của lớp 11/1 chứ mấy! Nhưng chuyện về “gia đình thứ hai” là thật đấy! Ấn tượng mà giấc mơ để lại khiến tôi thật vui, tôi ăn một bữa cơm nguội thật ngon với tiếng thở phào nhẹ nhõm: “Tạ ơn trời! Hôm nay không phải là thứ bảy”
…Bây giờ đã là giữa mùa thu, chàng sinh viên năm cuối đang thong thả đạp xe đến thư viện trường. Khốn thật! Có được 2 ngày nghỉ mà ông giáo cũng không tha. Sau nửa tiếng TronHoc.comc lọi, tôi dám cược rằng mấy đứa cùng lớp sẽ làm bài chay thôi, đề tài “độc” quá mà. Tôi ngán ngẩm bước tới cửa ra thì chợt thấy cô lớp trưởng khoa Ngữ Văn bước vào, trên tay là quyển “Một chuyện chép ở bệnh viện”
- Cậu mà cũng vào đây hả Trung? – cô ta nhìn tôi như nhìn một người Việt không biết đến Hồ Chí Minh
- Ỉt ra mình cũng biết đọc mà, vào không được sao?
- Chắc là anh Hai Lúa mới lên thư viện lần đầu chứ gì?
- Ừ thì… giới thiệu cho anh Hai vài cuốn được không?
- Anh Hai biết chị Tư Hậu chứ? – cô đưa quyển sách cho tôi xem
Tư Hậu? Hai tiếng này gợi cho tôi nhớ về một nhà duy tân trong quan hệ thầy trò, cô đã chứng minh cho tôi thấy “cai trị” phải lấy “nhân” làm gốc. Tôi như rơi vào cơn mê, mọi ký ức về cô giáo có cái tên trong trang sách bỗng hiện về…
Lớp tôi trước khi cô lên làm chủ nhiệm luôn đội sổ trong các phong trào. Thành tích học tập của lớp không thuyết phục được người ngoài rằng đây là lớp chọn. Tôi cũng chỉ là một cái bóng so với tôi trước đây trong cái lớp ấy. Trong mắt tôi cuộc đời mang màu vàng của ánh đèn đường, một màu có vẻ hào nhoáng nhưng ẩn chứa bên trong là nỗi buồn ảm đạm. Tôi đã đi chơi suốt mùa hè nhưng không thể làm cái màu vàng ấy tan biến đi. Trong ngày họp lớp đầu tiên, tôi và mấy đứa bạn thân chia sẻ cho nhau cảm nghĩ về năm học trước, một khoảng thời gian hết sức tệ hại, chẳng ai muốn nó lại xảy ra một lần nữa. Nhưng “sau cơn mưa trời lại sáng”, cô đã mang đến cho lớp luồng sinh khí mới; Có lẽ tôi sẽ đề cử cô làm bộ trưởng bộ Giáo dục – Đào tạo. Cô biến lớp thành một xã hội XHCN thu nhỏ bằng những cách làm chẳng giống ai nhưng rất hợp tình hợp lý. Cô tuyên bố rằng cô sẽ luôn bảo vệ “quyền lợi hợp pháp” của các em và cô đã làm đúng những gì đã hứa. Mấy tay ngang tàng trong lớp cũng phải tâm phục khẩu phục, bọn này thú nhận chưa bao giờ có ý định chọc phá cô dù rằng đây là “nghề” của mấy đứa.
Trong ngày kỷ niệm 40 năm thành lập trường, ban giám hiệu cho học sinh làm gian hàng và ở lại trường. Do không tính toán nên lớp đã bị đói cả ngày. Cô đã chia sẻ những gói mì tôm cùng chúng tôi lúc đêm khuya và ở lại cho đến sáng dù nhà cô cách trường không bao xa. Kể từ hôm ấy, tôi biết rằng tôi đã có một gia đình thứ hai. Cô không phải là một người đứng đầu chỉ biết chỉ tay năm ngón, cô luôn ở đó chung vai sát cánh với chúng tôi.
Một khi đã thu phục được nhân tâm, cô luôn nhận được sự nhất trí của 44 anh em trong lớp mỗi khi phát động bất cứ phong trào nào. Tôi có thể cảm nhận được cái khí thế của nhân dân ta 70 năm về trước, một tinh thần đoàn kết sẵn sàng cống hiến không biết mệt mỏi cho đất nước. Tôi đã từng mong ước cả tuần không có ngày nghỉ để có thể luôn sống trong cảm giác ấy. Hy vọng cô không đọc được những gì tôi đang viết, nếu không cô sẽ nhéo tai tôi vì cái tội nịnh bợ mất thôi, cô rất ghét bọn “luồn cúi vào vòng lợi danh”…
- Ê! Sao thừ người ra vậy?
- Sao? À, ừ, Tư Hậu hả? Anh Hai còn gặp chị ấy nữa cơ đấy!
- Cha này xạo quá! - lớp trưởng lắc đầu bỏ đi.
Tôi lại trở về với dòng suy tưởng. Không biết dạo này cô ra sao rồi, chắc hẳn vẫn tiếp tục truyền bá CNXH trong nhà trường. 20/11 này, tôi sẽ rủ bọn bạn về quậy nhà cô, tôi sẵn sàng để cho cô nhéo tai. Chúng tôi sẽ ôn lại những kỷ niệm khó quên của tuổi học trò. “Màu vàng” giờ đã chuyển sang màu đỏ, màu của sự đoàn kết trong khó khăn hoạn nạn, màu của những ký ức không bao giờ phai. Tôi bước ra cửa với câu hát:
“Cuộc đời vẫn đẹp sao…”
...
- “Dậy ăn cơm con! Định nhịn đói ngủ à?”
Nghe tiếng mẹ gọi, tôi choàng dậy, mỉm cười. Thì ra là mơ thôi, mình vẫn chỉ là “anh Hai Lúa” của lớp 11/1 chứ mấy! Nhưng chuyện về “gia đình thứ hai” là thật đấy! Ấn tượng mà giấc mơ để lại khiến tôi thật vui, tôi ăn một bữa cơm nguội thật ngon với tiếng thở phào nhẹ nhõm: “Tạ ơn trời! Hôm nay không phải là thứ bảy”