PDA

Xem đầy đủ chức năng : Việc thi cử năm 2008 +tuyển sinh 2007



player
02-01-2007, 07:17 AM
Mục này mong các bạn có thông tin nào mới về tuyển sinh thì hãy post lên vì giá trị của nó đôi lúc rất lớn đối với những người chuẩn bị kì thi tốt nghiệp và đại học năm nay .Các bạn nhớ ghi rõ ngày tháng tin tức mà các bạn có được nhé vì có như thế chúng ta mới biết tin tức nào là mới nhất là chính xác nhất

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long:

Đề thi 2007 sẽ tăng tính sáng tạo

01-01-2007 11:18:52 GMT +7
Sáng 31-12, phóng viên Báo NLĐ đã trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long chung quanh quyết định thi trắc nghiệm thêm 3 môn lý, hóa, sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH 2007

. Phóng viên: Ngay sau khi Bộ GD-ĐT có quyết định thêm các môn thi trắc nghiệm lý, hóa, sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH 2007, nhiều sở GD-ĐT, trường THPT có sự lúng túng. Họ cho rằng việc bộ thông báo các môn thi trắc nghiệm lúc này là hơi muộn?

- Thứ trưởng Bành Tiến Long: Trong hội nghị tuyển sinh ĐH, CĐ đầu năm 2005, Bộ GD-ĐT đã thông báo lộ trình áp dụng phương pháp thi trắc nghiệm, theo đó năm 2007 sẽ triển khai thi thêm 3 môn lý, hóa, sinh; năm 2008 tiếp tục tổ chức thi trắc nghiệm 3 môn còn lại là toán, sử và địa. Riêng môn văn, vẫn thi theo phương thức tự luận hoặc có thể kết hợp với một phần trắc nghiệm.

Năm ngoái các trường đã làm quen thi trắc nghiệm với môn ngoại ngữ, về mặt kỹ thuật là không có gì bỡ ngỡ, còn về nội dung thi thì vẫn bám sát chương trình nên tôi nghĩ không có gì đáng ngại ở các trường. Tinh thần là các sở, trường cần có chuẩn bị, chủ động.

. Có một thực tế trong không ít nhà trường hiện nay là đề ra kiểu gì thì sẽ dạy kiểu ấy. Từ đầu năm, các trường dạy theo kiểu tự luận, nay đổi sang trắc nghiệm khiến trở tay không kịp. Ý kiến của thứ trưởng về vấn đề này như thế nào?

- Từ đầu năm, bộ đã có chủ trương học thực chất, thi thực chất, bởi vậy dù có thay đổi hình thức bài thi thì các trường vẫn phải dạy đầy đủ chương trình. Tôi nghĩ chỉ một bộ phận giáo viên vẫn dạy theo cách cũ lúng túng. Cần lưu ý thêm, trong thông báo các môn thi trắc nghiệm vừa qua, bộ chủ trương sẽ thay đổi mạnh cấu trúc đề tự luận theo hướng tăng việc kiểm tra tính sáng tạo, kỹ năng thực hành của thí sinh; mỗi đề thi gồm nhiều câu hỏi riêng biệt. Nếu nơi nào còn dạy và học theo cách cũ sẽ khó cho kết quả cao.

.Dẫu sao thì công bố môn thi trắc nghiệm vào đầu năm học sẽ tạo sự yên tâm hơn. Năm 2008 bộ có làm được không?

- Năm ngoái, đến tháng 2-2006 mới công bố môn trắc nghiệm ngoại ngữ. Năm nay, thời điểm công bố có sớm hơn. Tôi cũng muốn nói thêm với phụ huynh là khi chuyển sang thi trắc nghiệm, khi học sinh nắm vững phương thức làm bài và nội dung học thì khi bước vào phòng thi áp lực sẽ nhẹ hơn vì thời gian làm bài chỉ từ 60-90 phút, thay vì 180 phút như thi tự luận. Việc công bố các môn thi còn lại vào đầu năm 2008, chúng tôi có thể làm được. Vào dịp hội nghị tuyển sinh năm nay ngày 9-1-2007, nếu thuận lợi chúng tôi sẽ cho công bố luôn các môn thi trắc nghiệm 2008.

Ken X
06-01-2007, 09:40 AM
TP - Hôm qua, 5/1, Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) đã hoàn tất bản hướng dẫn cách làm bài thi các môn trắc nghiệm năm 2007.


Trước đó, Bộ GD&ĐT đã thông báo các môn Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học sẽ được thi trắc nghiệm trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT (nếu có các môn này) và thi đại học, cao đẳng.

Thời gian làm bài thi trắc nghiệm

Đối với mỗi môn thi trắc nghiệm tốt nghiệp, thời gian làm bài là 60 phút. Đối với mỗi môn thi trắc nghiệm tuyển sinh, thời gian làm bài là 90 phút.

Phiếu trả lời trắc nghiệm

Thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm được in sẵn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bài làm của thí sinh (phiếu trả lời trắc nghiệm) được chấm bằng máy chấm chuyên dụng (mẫu phiếu trả lời trắc nghiệm tham khảo kèm theo trong Phụ lục).

Đề thi

Đối với cả 02 loại đề thi trắc nghiệm và tự luận:

1. a) Trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (bao gồm cả bổ túc trung học phổ thông), có đề thi riêng cho: Thí sinh học chương trình THPT phân ban thí điểm; Thí sinh học chương trình THPT không phân ban; Thí sinh học chương trình bổ túc THPT.

b) Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng: có phần chung cho tất cả thí sinh và phần riêng cho thí sinh phân ban thí điểm, phần riêng cho thí sinh không phân ban (thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 phần riêng của đề thi).

2. Cấu trúc đề thi tự luận được thay đổi mạnh theo hướng tăng việc kiểm tra tính sáng tạo, kỹ năng thực hành của thí sinh; mỗi đề thi gồm nhiều câu hỏi riêng biệt.

3. Đề thi trắc nghiệm cũng được in sẵn, phát cho từng thí sinh; tất cả các câu trắc nghiệm trong đề thi đều có 4 lựa chọn: A, B, C, D. Số phiên bản đề thi do máy tính xáo trộn là nội dung được bảo mật đến khi thi xong.

Việc đáp ứng các yêu cầu của đề thi, phạm vi kiến thức, thang điểm và yêu cầu về giám sát, bảo mật đối với đề thi trắc nghiệm được thực hiện theo quy định như đối với đề thi tự luận.

Đối với các trường cao đẳng thi tuyển sinh đợt 3, Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục (CLGD) đáp ứng về đề thi như năm 2006 cho tất cả các môn thi trắc nghiệm.

Hướng dẫn trả lời câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn

Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn có hai phần, phần đầu (được gọi là phần dẫn) nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi; phần sau là các phương án để chọn (được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D).

Trong các phương án để chọn chỉ có duy nhất một phương án đúng (trong các kỳ thi hiện nay chỉ dùng loại này); các phương án khác được đưa vào có tác dụng “gây nhiễu” đối với thí sinh.

Nếu không nắm vững kiến thức về vấn đề đã nêu, thí sinh sẽ không nhận biết được trong các phương án để chọn đâu là phương án đúng.

Thí dụ (câu trắc nghiệm môn Tiếng Anh):

Chọn cụm từ thích hợp với phần để trống trong câu sau:

If he had listened to our advice, he............his examination.

A. won’t fail B. would not have failed C. would not fail D. did not fail

Trả lời: chọn B

Đề thi trắc nghiệm do Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn. Các câu trắc nghiệm trong đề thi đều có 4 lựa chọn A, B, C, D.

Đề thi được in sẵn và có nhiều phiên bản (mỗi phiên bản có một mã đề thi), do máy tính tự động xáo trộn thứ tự câu cũng như thứ tự các phương án A, B, C, D. Số phiên bản đề thi là nội dung được bảo mật đến khi thi xong.

Phiếu trả lời trắc nghiệm

Thí sinh làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm được in sẵn theo quy định của Bộ GD-ĐT, để chấm bằng hệ thống tự động (gồm máy quét và máy tính với phần mềm chuyên dụng).

Tham khảo mẫu phiếu trả lời trắc nghiệm dùng cho thí sinh thi tốt nghiệp và mẫu phiếu trả lời trắc nghiệm dùng cho thí sinh thi tuyển sinh trong Box.

Những điều thí sinh cần lưu ý khi thi làm bài trắc nghiệm

1. Ngoài những vật dụng được mang vào phòng thi như quy định trong Quy chế thi, để làm bài trắc nghiệm, thí sinh cần mang theo bút chì đen (loại mềm: 2B,...6B), dụng cụ gọt bút chì, tẩy chì, bút mực hoặc bút bi (mực khác màu đỏ).

Nên mang theo đồng hồ để theo dõi giờ làm bài.

2. Ngay sau khi nhận được phiếu trả lời trắc nghiệm, thí sinh dùng bút mực hoặc bút bi điền đầy đủ bằng chữ vào các mục để trống từ số 1 đến số 8; ghi số báo danh với đầy đủ các chữ số (kể cả chữ số 0 ở đầu số báo danh, nếu có) vào các ô vuông nhỏ trên đầu các cột của khung số báo danh (mục 9).

Sau đó, chỉ dùng bút chì, lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu cột. Lưu ý chưa ghi mã đề thi (mục 10).

3. Khi nhận được đề thi, thí sinh ghi tên và số báo danh của mình vào đề thi. Phải kiểm tra để đảm bảo rằng: đề thi có đủ số lượng câu trắc nghiệm như đã ghi trong đề; nội dung đề được in rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét; tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi (ở cuối trang). Nếu có những chi tiết bất thường, thí sinh phải báo ngay cho giám thị để xử lý.

Đề thi có mã số riêng. Thí sinh xem mã đề thi (in trên đầu đề thi) và dùng bút mực hoặc bút bi ghi ngay 3 chữ số của mã đề thi vào 3 ô vuông nhỏ ở đầu các cột của khung chữ nhật (mục số 10 trên phiếu trả lời trắc nghiệm); sau đó chỉ dùng bút chì lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu mỗi cột.

4. Khi trả lời từng câu trắc nghiệm, thí sinh cần đọc kỹ nội dung câu trắc nghiệm. Phải đọc hết trọn vẹn mỗi câu trắc nghiệm, cả phần dẫn và bốn lựa chọn A, B, C, D để chọn phương án đúng (A hoặc B, C, D) và chỉ dùng bút chì tô kín ô tương ứng với chữ cái A hoặc B, C, D trong phiếu trả lời trắc nghiệm.

Chẳng hạn, thí sinh đang làm câu 5, chọn C là phương án đúng thì thí sinh tô đen ô có chữ C trên dòng có số 5 của phiếu trả lời trắc nghiệm.

5. Cần đặc biệt chú ý những điều sau đây:

a) Làm đến câu trắc nghiệm nào thí sinh dùng bút chì tô ngay ô trả lời trên phiếu trả lời trắc nghiệm, ứng với câu trắc nghiệm đó. Tránh làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm, vì dễ bị thiếu thời gian.

b) Tránh việc chỉ trả lời trên đề thi hoặc giấy nháp mà quên tô trên phiếu trả lời trắc nghiệm.

c) Chỉ tô các ô bằng bút chì. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, thí sinh dùng tẩy tẩy thật sạch chì ở ô cũ, rồi tô ô khác mà mình mới lựa chọn.

d) Số thứ tự câu trả lời mà thí sinh làm trên phiếu trả lời trắc nghiệm phải trùng với số thứ tự câu trắc nghiệm trong đề thi. Tránh trường hợp trả lời câu trắc nghiệm này nhưng tô vào hàng của câu khác trên phiếu trả lời trắc nghiệm.

e) Tránh việc tô 2 ô trở lên cho một câu trắc nghiệm (vì câu trắc nghiệm chỉ được chấm nếu chỉ có 1 phương án trả lời).

g) Không nên dừng lại quá lâu trước một câu trắc nghiệm nào đó; nếu không làm được câu này thí sinh nên tạm thời bỏ qua để làm câu khác; cuối giờ có thể quay trở lại làm câu trắc nghiệm đã bỏ qua, nếu còn thời gian.

6. Khi thi trắc nghiệm, thí sinh phải tuân thủ các quy định chung trong Quy chế thi hiện hành và những yêu cầu về thi trắc nghiệm:

a) Chỉ có phiếu trả lời trắc nghiệm mới được coi là bài làm của thí sinh. Bài làm phải có 2 chữ ký của 2 giám thị.

b) Trên phiếu trả lời trắc nghiệm chỉ được viết một thứ mực không phải là mực đỏ và tô chì đen ở ô trả lời; không được tô bất cứ ô nào trên phiếu trả lời trắc nghiệm bằng bút mực, bút bi.

c) Khi tô các ô bằng bút chì, phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô; không gạch chéo hoặc chỉ đánh dấu vào ô được chọn.

d) Ứng với mỗi câu trắc nghiệm chỉ được tô 1 ô trả lời.

đ) Để cho bài làm của thí sinh được chấm (bằng máy) thí sinh phải giữ phiếu sạch sẽ, không làm rách, làm nhàu hoặc có vết gấp, mép giấy bị quăn.

e) Ngoài 10 mục cần ghi trên phiếu bằng bút mực và các câu trả lời tô chì, thí sinh tuyệt đối không được viết gì thêm hoặc để lại dấu hiệu riêng trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Bài có dấu riêng sẽ bị coi là phạm quy và không được chấm điểm.

g) Thí sinh có thể viết nháp trên giấy nháp, nhưng không được chép lại bất cứ câu trắc nghiệm nào của đề thi ra giấy. Không được tháo rời từng tờ của đề thi.

h) Thí sinh làm xong bài phải ngồi tại chỗ, không nộp bài trắc nghiệm trước khi hết giờ làm bài.

i) Khi hết giờ làm bài thi trắc nghiệm, có lệnh thu bài, thí sinh phải ngừng làm bài, bỏ bút xuống, úp sấp đề thi và phiếu trả lời trắc nghiệm xuống mặt bàn, chờ nộp phiếu trả lời trắc nghiệm và đề thi theo hướng dẫn của giám thị.

Thí sinh không làm được bài vẫn phải nộp phiếu trả lời trắc nghiệm và đề thi. Khi nộp phiếu trả lời trắc nghiệm, thí sinh phải ký tên vào danh sách thí sinh nộp bài.

k) Thí sinh chỉ được rời khỏi chỗ của mình sau khi giám thị đã kiểm đủ số phiếu trả lời trắc nghiệm của cả phòng thi và cho phép thí sinh ra về.

l) Thí sinh được đề nghị phúc khảo bài thi trắc nghiệm của mình; để được phúc khảo, thí sinh làm các thủ tục theo quy chế.

Giới thiệu cấu trúc một số đề thi trắc nghiệm năm 2007 (dự kiến)

Ghi chú:

- Thời gian làm bài đối với thi tốt nghiệp trung học phổ thông (bao gồm cả bổ túc trung học phổ thông) là 60 phút, đối với thi tuyển sinh đại học, cao đẳng là 90 phút.

- Chữ số trong ngoặc đơn là số lượng (dự kiến) câu trắc nghiệm của từng phần.

player
09-01-2007, 08:52 AM
Thứ Ba, 09/01/2007, 17:07 (GMT+7)

Tuyển sinh ĐH-CĐ 2007

Những thông tin mới nhất về tuyển sinh 2007

Hội nghị thi và tuyển sinh năm 2007 qua mạng và cầu truyền hình - Ảnh chụp tại đầu cầu TP.HCM - Quốc Dũng

TTO - Sáng nay 9-1, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị thi và tuyển sinh toàn quốc năm 2007 bằng hình thức cầu truyền hình tại bốn điểm trong cả nước dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bành Tiến Long.

Có nhiều vấn đề được đặt ra để lấy ý kiến đại biểu, nhưng gây chú ý nhất vẫn là chuyện không tuyển thẳng đối với học sinh giỏi quốc gia, đề thi trắc nghiệm nên mở rộng thêm một số môn, nâng lệ phí tuyển sinh, tự chủ chỉ tiêu và mở rộng vùng tuyển...

Học sinh giỏi quốc gia năm 2006 vẫn được bảo lưu kết quả tuyển thẳng

Hầu hết các ý kiến từ các trường ĐH, CĐ, các sở GD-ĐT đều nhất trí với việc không tuyển thẳng đối với học sinh giỏi quốc gia, đối tượng này sẽ được các trường ĐH, CĐ ưu tiên xét tuyển theo quy định của từng trường. Tuy nhiên, "Ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi quốc gia cần đưa khung ưu tiên như thế nào, không nên đưa chung chung vì như thế sẽ rất dễ xảy ra tiêu cực" - ông Hoàng Bá Cơ, Sở GD-ĐT Quảng Bình nêu ý kiến.

PGS-TS Nguyễn Chu Hùng, Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM, thì cho rằng: "Một khi đã bỏ chế độ tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia rồi thì không nên giao ưu tiên xét tuyển cho các trường. Điểm chuẩn các trường và điểm sàn chênh lệch nhau rất nhiều, nếu ưu tiên xét đối với các em trên sàn thì không ổn. Nên chăng, Bộ giao cho các trường được xét tuyển thẳng chứ không phải xét trên điểm sàn như quy định hoặc là đã không xét tuyển thẳng thì thôi luôn".

Trong khi đó, giám đốc ĐH Đà Nẵng - GS-TSKH Bùi Văn Ga nói: "Bộ nên giao quyền tuyển thẳng cho trường. Đối với những học sinh đạt học sinh giỏi quốc gia do Bộ tổ chức thì đó là những học sinh rất giỏi, thiết nghĩ không cần phải bắt các em thi nữa. Nếu các em vẫn phải thi thì chúng ta không khuyến khích được học sinh đến với các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, phát huy trí tuệ các lĩnh vực khoa học khác nhau. Nên chăng chúng ta giao quyền tuyển thẳng những học sinh này do các trường tự quyết định. Chúng ta đã tổ chức kỳ thi rất chặt chẽ, các em đạt điểm cao như thế thì không có lý do gì để bắt các em thi thêm một lần nữa".

Nên tạo điều kiện để sinh viên được thi tiếp ĐH

"Theo điều 5 của quy chế tuyển sinh thì sinh viên không được phép thi tiếp một trường ĐH khác nếu không có ý kiến của hiệu trưởng cho phép dự thi. Bộ nên có quy chế rõ ràng hơn về vấn đế này, kẻo thiệt thòi cho thí sinh.

Sinh viên thi lại ĐH phần lớn là do chưa đạt được nguyện vọng ngay kỳ thi năm đầu, nên năm sau cần tạo điều kiện đi thi, không phải xin ý kiến hiệu trưởng".

PGS-TS NGUYỄN NGỌC HỢI, hiệu trưởng ĐH Vinh
PSG-TS Thái Bá Cần, hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho rằng: Nếu bỏ tuyển thẳng là chúng ta đang đi ngược lại tiêu chí lâu nay vẫn làm, tận dụng những kết quả học và thi phổ thông vào ĐH. Một học sinh đã có giải thưởng như thế thì xứng đáng. Sai lầm của chúng ta là đặt các em vào nơi không đúng chỗ chứ không phải các em không giỏi. Nếu giao các em lại cho các trường, đặt vào đúng chỗ thì sẽ khuyến khích các em học giỏi hơn.

Ý kiến của PGS-TS Đỗ Văn Xê, phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, có lẽ là ý kiến cương quyết nhất khi đề nghị "Nên bỏ hoàn toàn tuyển thẳng đối với học sinh giỏi quốc gia, vì năng lực thực thụ sẽ thể hiện trong thi tuyển".

Riêng hiệu trưởng Trường ĐH Tây Nguyên, PGS-TS-bác sĩ Nguyễn Xuân Thao đề nghị: "Nên cộng điểm đối với học sinh giỏi quốc gia khi thi vào ĐH, CĐ như trước đây chúng ta cộng điểm tốt nghiệp loại giỏi để khuyến khích, nếu Bộ quyết định không tuyển thẳng đối tượng này. Bộ cần thống nhất mức cộng điểm cụ thể, không nên để mỗi trường tự ý".

Kết luận xung quanh việc này, Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) Nguyễn An Ninh khẳng định: Các thí sinh đạt giải trong kỳ thi quốc gia chọn học sinh giỏi theo chương trình THPT lớp 12, sau khi thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT ngay trong năm đạt giải, có kết quả thi từ điểm sàn trở lên, không có môn nào bị điểm 0, được các trường ĐH, CĐ ưu tiên xét tuyển theo quy định của từng trường.

Cục trưởng Nguyễn An Ninh cũng nhấn mạnh, riêng các thí sinh đạt giải trong kỳ thi quốc gia chọn học sinh giỏi năm 2006 (học sinh lớp 11 năm học 2005-2006) được bảo lưu kết quả tuyển thẳng trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2007.

Thi trắc nghiệm bốn môn và đề nghị tăng lệ phí dự thi

GS-TS-bác sĩ Nguyễn Xuân Thao, hiệu trưởng Trường ĐH Tây Nguyên - Ảnh: Quốc Dũng
PGS-TS Nguyễn Ngọc Hợi, hiệu trưởng Trường ĐH Vinh, đăng đàn trước tiên khi "Hoan nghênh Bộ và ủng hộ việc cho thi trắc nghiệm môn Lý, Hóa, Sinh như môn Ngoại ngữ đã thi lần đầu năm 2006. Năm tới nên thi thêm một số môn nữa".

Trong khi đó, ông Hoàng Bá Cơ, Sở GD-ĐT Quảng Bình, có nhiều tâm tư: "Đề thi trắc nghiệm dễ xảy ra tiêu cực, quay cóp. Nên tăng số lượng đề thi". Ông đã đưa ra giải pháp "Tốt nhất một thí sinh nên có một đề thi, vì hiện nay đề thi Ngoại ngữ chỉ có năm đề".

Ngoài ra, một ý kiến cũng đáng lưu tâm của ThS Lê Hiển Dương, hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Đồng Tháp: "Thi trắc nghiệm mở rộng nên công bố sớm hơn, tốt nhất ngay từ đầu năm học để các trường chuẩn bị cho giáo viên, học sinh". PGS-TS Đỗ Văn Xê, phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, đề nghị "Đề thi trắc nghiệm nên không có phần tự chọn".

Một vấn đề cũng được bàn thảo nhiều nhất là việc có nên tăng lệ phí dự thi không? Sau phát pháo của PGS-TS Nguyễn Ngọc Hợi, hiệu trưởng Trường ĐH Vinh, thì hầu hết các ý kiến của đại diện các trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, ĐH Huế, ĐH Tây Nguyên, ĐH Sư phạm Đồng Tháp... đều cho rằng lệ phí dự thi hiện nay thấp, các trường còn phải chi cho rất nhiều việc, vì vậy đề nghị Bộ GD-ĐT nên làm việc với Bộ Tài chính để điều chỉnh.

Cùng với công tác tuyển sinh chung, PGS-TS-bác sĩ Nguyễn Xuân Thao, hiệu trưởng Trường ĐH Tây Nguyên, tha thiết đề nghị: "ĐH Tây Nguyên đề nghị được tuyển sinh cả nước, không chỉ phục vụ khu vực Tây Nguyên như hiện nay". Ông Thao bày tỏ rằng, có một lượng lớn thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 ở các trường top trên, mong muốn được vào ĐH Tây Nguyên nhưng ngặt nỗi không nằm trong vùng tuyển...

Điểm sàn nên thế nào?

"Về vấn đề điểm sàn, Bộ cần tập hợp điểm trước để có cơ sở xác định điểm sàn. Nhưng nếu chúng ta công bố điểm thi trước rồi công bố điểm chuẩn để xét tuyển sẽ có nhiều áp lực hơn, dẫn tới ban tuyển sinh xác định điểm chuẩn có sự lệch lạc. Nên chăng chúng ta giữ bí mật điểm tuyển sinh đến phút chót".

PGS-TS ĐỖ VĂN XÊ,
phó hiệu trưởng
Trường ĐH Cần Thơ
Dứt lời của PGS-TS-bác sĩ Nguyễn Xuân Thao, PGS-TS Đỗ Văn Xê, phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, cũng xin cho ĐH Cần Thơ tuyển sinh trong cả nước, không chỉ khu vực đồng bằng sông Cửu Long như hiện nay.

Nguyên tắc ra đề thi năm 2007

Đối với đề thi tuyển sinh ĐH, Bộ GD-ĐT tổ chức ra đề thi chung cho các trường ĐH. Các môn Ngoại ngữ (khối D: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung), Vật lý, Hóa học và Sinh học ra theo phương pháp trắc nghiệm, các môn còn lại ra theo phương pháp tự luận. Các môn thi năng khiếu các trường ĐH tự ra đề thi.

Đối với tuyển sinh CĐ, Bộ GD-ĐT tổ chức ra đề thi cho các trường CĐ có tổ chức thi theo phương pháp trắc nghiệm 4 môn: Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học và Sinh học. Các môn còn lại, các trường CĐ tự ra đề thi. Bộ GD-ĐT khuyến khích các trường CĐ dựa vào kết quả thi ĐH theo đề thi chung để xét tuyển. Các trường CĐ không dùng kết quả thi theo đề thi chung để xét tuyển sẽ tổ chức thi tuyển sinh trong hai ngày 15 và 16-7-2007.

Nội dung đề thi ĐH, CĐ bám sát chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12, không quá khó, không phức tạp, không đánh đố, phù hợp với thời gian làm bài, có khả năng phân loại thí sinh.

Đề thi gồm hai phần: Phần câu hỏi bắt buộc đối với tất cả thí sinh và phần câu hỏi tự chọn theo nội dung chương trình THPT phân ban và chương trình không phân ban. Thí sinh chỉ được làm một lựa chọn. Nếu làm cả hai lựa chọn (dù làm hết hay không hết) bài làm coi như phạm quy và không được chấm.

Đề thi tự luận được thay đổi mạnh theo hướng tăng việc kiểm tra tính sáng tạo, kỹ năng thực hành của thí sinh; mỗi đề thi gồm nhiều câu hỏi riêng biệt.

Quy trình và thời hạn thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi

- Học sinh đang học lớp 12 THPT tại trường nào thì nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) tại trường đó.

Các đối tượng khác nộp hồ sơ ĐKDT tại các địa điểm do Sở GD-ĐT quy định. Các địa điểm này không thu hồ sơ ĐKDT của học sinh đang học lớp 12.

- Thời gian thu nhận hồ sơ ĐKDT theo hệ thống của Sở GD-ĐT: từ 10-3-2007 đến 10-4-2007. Tại các trường tổ chức thi: từ 11-4-2007 đến 17-4-2007.

Các Sở GD-ĐT và các trường ĐH, CĐ không được tùy tiện thay đổi thời hạn, không được kết thúc việc nhận hồ sơ ĐKDT trước hoặc sau thời hạn quy định.

Đợt thi và lịch thi tuyển sinh

- Đợt 1: ngày 4-7-2007 và 5-7-2007 thi ĐH khối A, V. Thí sinh thi khối V, sau khi dự thi môn Toán, Lý, thi tiếp năng khiếu vẽ đến 8-7-2007.

- Đợt 2: ngày 9-7-2007 và 10-7-2007 thi ĐH khối B, C, D, N, H, T, R, M. Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hóa (khối H, N thi Văn theo đề thi khối C; khối M thi Văn, Toán theo đề thi khối D; khối T thi Sinh, Toán theo đề thi khối B; khối R thi Văn, Sử theo đề thi khối C), thi tiếp các môn năng khiếu đến 14-7-2007.

- Đợt 3: ngày 15-7-2007 và 16-7-2007 thi CĐ. Các trường CĐ có thi các môn năng khiếu kéo dài thêm đến 22-7-2007.

Vẫn phát hành cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2007

Trước thông tin Bộ GD-ĐT sẽ không phát hành cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2007, trong hội nghị tuyển sinh sáng nay (9-1-2007), Vụ trưởng Vụ ĐH & sau ĐH Trần Thị Hà cho biết, năm nay Bộ GD-ĐT cho phép các trưởng tự chủ chỉ tiêu nên phải chờ đến cuối tháng 2 Bộ mới tổng hợp được chỉ tiêu của các trường.

Hàng năm, cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2007 được phát hành vào ngày 5-3 thì năm nay có thể phát hành trước ngày 10-3, sau khi Bộ nhận dữ liệu của các trường. Như vậy thí sinh vẫn biết được toàn cảnh chỉ tiêu, ngành học, địa chỉ của các trường... để nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào ngành, trường phù hợp.

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=181786&ChannelID=13

player
13-01-2007, 10:10 AM
13/1/2007

Thi trắc nghiệm: làm thế nào cho đúng?


TT - Hội nghị thi và tuyển sinh toàn quốc năm 2007 đã thống nhất chủ trương áp dụng hình thức thi trắc nghiệm đối với bốn môn ngoại ngữ, vật lý, hóa và sinh. Nhưng để làm tốt bài thi bằng hình thức này, thí sinh cần chuẩn bị gì từ bây giờ?

Chỉ một phương án đúng

Đề thi trắc nghiệm được sử dụng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ 2007 do Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn, gồm nhiều câu hỏi. Kiểu đề thi được sử dụng là trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Mỗi câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn có hai phần. Phần đầu được gọi là phần dẫn, nêu vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi. Phần sau là bốn phương án để chọn, được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D.

Tất cả đề thi được in sẵn và có nhiều phiên bản do máy tính tự động xáo trộn cả thứ tự câu lẫn thứ tự các phương án A, B, C, D. Mỗi phiên bản có một mã đề thi riêng. Trong các phương án để chọn chỉ có một phương án đúng. Các phương án khác được đưa vào có tác dụng “gây nhiễu”. Ví dụ câu trắc nghiệm môn tiếng Anh:

Chọn cụm từ thích hợp với phần để trống trong câu sau: If he had listened to our advice, he............ his examination. A. won't fail B. would not have failed C. would not fail D. did not fail. Trả lời: chọn B.

Khi dự thi, thí sinh (TS) làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm được in sẵn theo qui định chung. Trên phiếu trả lời trắc nghiệm có đủ 10 mục cho TS điền thông tin: 1. Tỉnh/thành phố (hoặc trường) ………..; 2. Hội đồng coi thi (hoặc điểm thi) ………………; 3. Phòng thi ……………; 4. Họ và tên thí sinh……………; 5. Ngày sinh……………; 6. Chữ ký của thí sinh………..; 7. Môn thi…………….; 8. Ngày thi……………; 9. Số báo danh (có sáu cột ghi chữ số)…………; 10. Mã đề thi………… (có ba cột ghi chữ số).

Riêng đối với thi tuyển sinh, trong mục 1, khi ghi tên trường, TS phải ghi kèm ký hiệu trường. Ví dụ: Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội có ký hiệu NHF. Với mục 9, TS cần ghi phần chữ số của số báo danh và thêm các chữ số 0 vào bên trái (nếu chưa đủ) cho đủ sáu chữ số.

Bút chì: yêu cầu bắt buộc!

Thi trắc nghiệm có một số yêu cầu tương đối khác so với hình thức thi tự luận. Do vậy, TS cần hết sức chú ý để không mắc phải những sai lầm không đáng có. Đầu tiên là những vật dụng được mang vào phòng thi. Ngoài những vật dụng như qui định trong qui chế thi, để làm bài trắc nghiệm, TS cần mang theo bút chì đen (loại mềm: 2B,...6B), dụng cụ gọt bút chì, tẩy chì, bút mực hoặc bút bi (mực khác màu đỏ).

Ngay sau khi nhận được phiếu trả lời trắc nghiệm, TS điền đầy đủ bằng chữ vào các mục để trống từ số 1 đến số 8; ghi số báo danh với đầy đủ các chữ số, kể cả chữ số 0 ở đầu số báo danh, nếu có, vào mục 9. Sau đó, TS chỉ dùng bút chì, lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu cột.

Khi nhận được đề thi, TS ghi tên và số báo danh của mình vào đề thi. Đề thi có mã số riêng. TS xem mã đề thi in trên đầu đề thi và ghi ngay ba chữ số của mã đề thi vào mục số 10 trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Sau đó, chỉ dùng bút chì lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu mỗi cột.

Khi bắt đầu làm bài, TS cần đọc kỹ nội dung câu trắc nghiệm. Phải đọc hết trọn vẹn mỗi câu trắc nghiệm, cả phần dẫn lẫn bốn lựa chọn A, B, C, D để chọn ra một phương án đúng. Khi đã quyết định chọn, TS chỉ dùng bút chì tô kín ô tương ứng với chữ cái A hoặc B, C, D trong phiếu trả lời trắc nghiệm.

Một điều cần lưu ý là khi làm đến câu nào, TS nên dùng bút chì tô ngay ô trả lời trên phiếu trả lời trắc nghiệm ứng với câu trắc nghiệm đó, tránh làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, TS dùng tẩy tẩy thật sạch chì ở ô cũ, rồi tô ô mà mình mới lựa chọn. TS tuyệt đối không tô hai ô trở lên cho cùng một câu.

Những người có kinh nghiệm trong việc thi trắc nghiệm khuyên không nên dừng lại quá lâu trước một câu trắc nghiệm nào đó. Trường hợp không làm được câu này TS nên tạm chuyển sang làm câu khác. Ngoài ra, cũng như hình thức thi tự luận, trên phiếu trả lời trắc nghiệm chỉ được viết một thứ mực không phải là mực đỏ và tô chì đen ở ô trả lời.

Đối với các ô phương án, khi tô bằng bút chì TS phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô, không gạch chéo hoặc đánh dấu. Ngoài 10 mục cần ghi trên phiếu bằng bút mực và các câu trả lời tô chì, TS tuyệt đối không được viết gì thêm hoặc để lại dấu hiệu riêng trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Bài có dấu riêng sẽ bị coi là phạm qui và không được chấm điểm. Bên cạnh đó, để bài làm được chấm, TS phải giữ phiếu sạch sẽ, không rách, nhàu hoặc có vết gấp, mép giấy bị quăn.

player
16-01-2007, 03:34 AM
Link http://www3.tuoitre.com.vn/Tuyensinh/Index.aspx?ArticleID=181209&ChannelID=230

Cấu trúc đề thi trắc nghiệm tốt nghiệp THPT và tuyển sinh 2007

Thí sinh xem lại bài thi trắc nghiệm môn Ngoại ngữ trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2006 - Ảnh: T.Đ.
TTO - Tuổi Trẻ Online gửi đến bạn đọc cấu trúc đề thi trắc nghiệm năm 2007 (dự kiến) do Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) hướng dẫn ban hành các môn thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2007.

>> Thông tin tuyển sinh ĐH-CĐ-TCCN 2007
>> Ngành gì? Trường gì? Làm gì?
>> Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2006
>> Điểm chuẩn và điểm NV2, 3 năm 2006
>> Điểm chuẩn và điểm NV2, 3 năm 2005
>> Đề thi - đáp án tuyển sinh ĐH-CĐ

Cấu trúc này hướng dẫn bốn môn thi trắc nghiệm hoàn toàn là Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc), Vật lý, Hóa học, Sinh học cho cả hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ 2007 (chương trình phân ban và không phân ban).

Thời gian làm bài thi trắc nghiệm đối với mỗi môn thi trắc nghiệm tốt nghiệp THPT là 60 phút; đối với mỗi môn thi trắc nghiệm tuyển sinh ĐH-CĐ là 90 phút. Thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm được in sẵn theo quy định của Bộ GD-ĐT. Bài làm của thí sinh (phiếu trả lời trắc nghiệm) được chấm bằng máy chấm chuyên dụng.

Về đề thi, đối với cả hai loại đề thi trắc nghiệm và tự luận, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT (bao gồm cả bổ túc THPT), có đề thi riêng cho thí sinh học chương trình THPT phân ban thí điểm; chương trình THPT không phân ban và chương trình bổ túc THPT.

Đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ có phần chung cho tất cả thí sinh và phần riêng cho thí sinh phân ban thí điểm, phần riêng cho thí sinh không phân ban (thí sinh chỉ được làm một trong hai phần riêng của đề thi).

Cấu trúc đề thi tự luận được thay đổi mạnh theo hướng tăng việc kiểm tra tính sáng tạo, kỹ năng thực hành của thí sinh; mỗi đề thi gồm nhiều câu hỏi riêng biệt.

Lưu ý: Chữ số trong ngoặc đơn là số lượng (dự kiến) câu trắc nghiệm của từng phần.

Môn: Tiếng Anh (thi tốt nghiệp)

LANGUAGE STRUCTURE
Phonetics (5)

§ Stressing, and/or

§ Vowels & consonants
Grammar & cultural tips (20)

§ Tenses & sequence of tenses

§ Syntactical structures

§ Connectives

§ Simple communicative functions, and others
Vocabulary (5)

§ Word formation

§ Word choice/collocations


SKILLS
Reading skills (10)

§ General cloze procedures (1 text, ±150-word long)

§ Reading comprehension: 1 text (± 200-word long) with questions that require short responses (cultural tips welcomed)
Writing skills (10)

§ Transformational writing (completion: phrase>clause level)

§ Writing error identification & correction



Môn: Tiếng Anh (thi tuyển sinh)

LANGUAGE STRUCTURE
Phonetics (5)

· Stressing, and/or

· Vowels & consonants
Grammar & cultural tips (10)

· Tenses & sequence of tenses

· Syntactical structures

· Connectives

· Simple communicative functions, and others
Vocabulary (10)

· Word formation

· Word choice/collocations


SKILLS
Reading skills (40)

· General cloze procedures (2 texts, ±200-word long)
· Reading comprehension: 2 texts (each being ± 400-word long) with questions that require short responses (cultural tips welcomed)
Writing skills (15)

· Transformational writing (completion: phrase>clause level)

· Writing error identification & correction

· Synonymous sentences

---------------



Môn: Tiếng Nga (thi tốt nghiệp)

1- Bài tập ngữ pháp (15)

1.1. Giới từ

1.2. Danh từ

1.3. Động từ

1.4. Tính từ

1.5. Đại từ

1.6. Số từ

1.7. Liên từ

2- Bài tập từ vựng (5)

3- Tìm lỗi (5)

3.1. Đổi cách

3.2. Thể động từ

3.3. Chia động từ

3.4. Giới từ

3.5. Từ vựng


4- Bài tập tình huống (5)

5- Điền từ/cụm từ (5)

5.1. Giới từ

5.2. Ý nghĩa từ vựng

5.3. Thể động từ

5.4. Liên từ

5.5. Tính từ/đại từ

6- Đọc hiểu (Bài khóa khoảng 150 từ) (5)

7- Bài tập câu (10)

7.1. Kết thúc câu

7.2. Câu đồng nghĩa

7.3. Dựa vào từ gợi ý viết câu



Môn: Tiếng Nga (thi tuyển sinh)

1- Bài tập ngữ pháp (30)

1.1. Giới từ

1.2. Danh từ

1.3. Động từ

1.4. Tính từ

1.5. Đại từ

1.6. Số từ

1.7. Liên từ

2- Bài tập từ vựng (5)

3- Tìm lỗi (10)

3.1. Đổi cách

3.2. Thể động từ

3.3. Chia động từ

3.4. Giới từ

3.5. Từ vựng


4- Bài tập tình huống (5)

5- Điền từ/cụm từ (10)

5.1. Giới từ

5.2. Ý nghĩa từ vựng

5.3. Thể động từ

5.4. Liên từ

5.5. Tính từ/đại từ

6- Đọc hiểu (Bài khóa khoảng 150 từ) (5)

7- Bài tập câu (15)

7.1. Kết thúc câu

7.2. Câu đồng nghĩa

7.3. Dựa vào từ gợi ý viết câu

---------------



Môn: Tiếng Pháp (thi tốt nghiệp)

1- Đọc hiểu (Bài khóa khoảng 120-200 từ) (10)

2- Ngữ pháp (22)

2.1. Danh từ, mạo từ, giới từ

2.2. Tính từ, trạng từ

2.3. Đại từ

2.4. Động từ

2.5. Cấu trúc câu

2.6. Từ nối (từ thay thế, từ chỉ thời gian, chỉ quan hệ...)


3- Từ vựng (10)

3.1. Cấu tạo từ

3.2. Từ cùng nhóm

3.3. Từ đồng nghĩa, trái nghĩa

3.4. Chọn từ

4- Viết (8)

4.1. Hoàn thành câu

4.2. Tình huống

4.3. Sắp xếp từ thành câu có nghĩa

4.4. Chọn câu tương ứng



Môn: Tiếng Pháp (thi tuyển sinh)

1- Kiến thức tiếng:

1.1- Ngữ pháp (24)

· Từ nối

· Giới từ

· Động từ

· Đại từ

· Tính từ

· Cấu trúc câu

1.2- Từ vựng (8)

· Cấu tạo từ

· Từ cùng nhóm

· Từ đồng nghĩa, trái nghĩa

· Chọn từ


2- Đọc hiểu: (32)

· 1 bài test closure

· 1 bài texte

· 1 bài texte

3- Viết: (16)

· Tìm câu có trật tự đúng

· Chọn câu tương ứng

· Tìm lỗi viết

---------------



Môn: Tiếng Trung Quốc (thi tốt nghiệp)

1- Kiểm tra kiến thức ngữ âm (5)

1.1. Kiểm tra thanh mẫu

1.2. Kiểm tra vận mẫu

1.3. Kiểm tra thanh điệu

2- Kiểm tra kiến thức từ vựng (5)

2.1. Kiểm tra từ đồng nghĩa

2.2. Kiểm tra giải nghĩa từ

3- Kiểm tra kiến thức từ loại (20)

3.1. Danh từ

3.2. Lượng từ

3.3. Động từ

3.4. Tính từ

3.5. Phó từ

3.6. Giới từ


4- Kiểm tra kiến thức cú pháp (20)

4.1. Trong 4 vị trí của mỗi câu cho trước, chọn 1 vị trí đúng ứng với A hoặc B, C, D (kiểm tra kiến thức về câu đơn)

4.2. Điền từ cho sẵn vào chỗ trống:

4.2.1. Kiểm tra kiến thức câu đơn

4.2.2. Kiểm tra kiến thức câu phức



Môn: Tiếng Trung Quốc (thi tuyển sinh)

1- Ngữ âm (10)

1.1. Thanh mẫu

1.2. Vận mẫu

1.3. Thanh điệu

2- Từ vựng và ngữ nghĩa (15)

2.1. Giải nghĩa từ

2.2. Từ đồng nghĩa

2.3. Giải nghĩa cụm từ

3- Từ loại (5)

4- Chức năng cú pháp (10)

4.1. Chức năng cú pháp từ

4.2. Chức năng cú pháp cụm từ


5- Câu phức (10)

5.1. Từ nối

5.2. Cặp từ nối

6- Cách dùng của từ loại (20)

6.1. Thực từ (10 loại)

6.2. Hư từ (4 loại)

7- Bài đọc kĩ năng thực hành (10)



---------------



Môn: Vật lý (thi tốt nghiệp, chương trình không phân ban)

1- Dao động cơ học (5)

· Đại cương về dao động điều hòa

· Con lắc lò xo

· Con lắc đơn

· Tổng hợp dao động

· Dao động tắt dần

· Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng

2- Sóng cơ học, âm học (3)

· Đại cương về sóng cơ học

· Sóng âm

· Giao thoa

· Sóng dừng

3- Dòng điện xoay chiều (7)

· Đại cương về dòng điện xoay chiều

· Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện

· Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch không phân nhánh

· Công suất của dòng điện xoay chiều

· Máy phát điện xoay chiều một pha

· Dòng điện xoay chiều ba pha

· Động cơ không đồng bộ ba pha

· Máy biến thế, sự truyền tải điện năng

· Máy phát điện một chiều

· Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều

4- Dao điện từ, sóng điện từ (3)

· Mạch dao động, dao động điện từ

· Điện từ trường

· Sóng điện từ

· Sự phát và thu sóng điện từ

5- Sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng (5)

· Gương phẳng

· Gương cầu

· Sự khúc xạ ánh sáng và chiết suất

· Hiện tượng phản xạ toàn phần

· Lăng kính

· Thấu kính mỏng

6- Mắt và các dụng cụ quang học (3)

· Máy ảnh

· Mắt

· Kính lúp

· Kính hiển vi

· Kính thiên văn

7- Tính chất sóng của ánh sáng (5)

· Tán sắc ánh sáng

· Giao thoa ánh sáng

· Bước sóng mà màu sắc ánh sáng

· Máy quan phổ

· Quang phổ liên tục

· Quang phổ vạch

· Tia hồng ngoại

· Tia tử ngoại

· Tia Rơn ghen

8- Lượng tử ánh sáng (4)

· Hiện tượng quang điện ngoài

· Thuyết lượng tử ánh sáng

· Hiện tượng quang dẫn, quang trở, pin quang điện

· Mẫu Bo và Nguyên tử Hydrô

9- Vật lí hạt nhân (5)

· Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, đơn vị khối lượng nguyên tử

· Sự phóng xạ

· Phản ứng hạt nhân

· Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng. Độ hụt khối, năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng

· Năng lượng hạt nhân



Môn: Vật lý (thi tốt nghiệp, chương trình phân ban)

1- Dao động cơ học (5)

· Đại cương về dao động điều hòa

· Con lắc lò xo

· Con lắc đơn

· Tổng hợp dao động

· Dao động tắt dần

· Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng

2- Sóng cơ học, âm học (3)

· Đại cương về sóng cơ học

· Sóng âm

· Giao thoa

· Sóng dừng

3- Dòng điện xoay chiều (7)

· Đại cương về dòng điện xoay chiều

· Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện

· Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch không phân nhánh

· Công suất của dòng điện xoay chiều

· Máy phát điện xoay chiều một pha

· Dòng điện xoay chiều ba pha

· Động cơ không đồng bộ ba pha

· Máy biến thế, sự truyền tải điện năng

· Máy phát điện một chiều

· Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều

4- Dao điện từ, sóng điện từ (3)

· Mạch dao động, dao động điện từ

· Điện từ trường

· Sóng điện từ

· Sự phát và thu sóng điện từ

5- Chuyển động của vật rắn (8)

· Chuyển động của một vật rắn quanh một trục cố định

· Mômen lực, mô men quán tính của một vật

· Phương trình động lực học của vật rắn, mô men động lực của vật rắn. Định luật bảo toàn mô men động lượng

· Chuyển động của khối vật rắn. Động năng của vật rắn chuyển động tịch tiến

· Động năng của vật rắn quanh một trục

· Cân bằng tĩnh của vật rắn

· Hiệu lực của các lực song song. Ngẫu lực, cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song

· Cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định. Mặt chân đế

6- Tính chất sóng của ánh sáng (5)

· Tán sắc ánh sáng

· Giao thoa ánh sáng

· Bước sóng mà màu sắc ánh sáng

· Máy quan phổ

· Quang phổ liên tục

· Quang phổ vạch

· Tia hồng ngoại

· Tia tử ngoại

· Tia Rơn ghen

7- Lượng tử ánh sáng (4)

· Hiện tượng quang điện ngoài

· Thuyết lượng tử ánh sáng

· Hiện tượng quang dẫn, quang trở, pin quang điện

· Mẫu Bo và Nguyên tử Hydrô

8- Vật lí hạt nhân (5)

· Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, đơn vị khối lượng nguyên tử

· Sự phóng xạ

· Phản ứng hạt nhân

· Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng. Độ hụt khối, năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng

· Năng lượng hạt nhân



Môn: Vật lý (thi tuyển sinh)

1- Dao động cơ học (6)

· Đại cương về dao động điều hòa

· Con lắc lò xo

· Con lắc đơn

· Tổng hợp dao động

· Dao động tắt dần

· Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng

2- Sóng cơ học, âm học (4)

· Đại cương về sóng cơ học

· Sóng âm

· Giao thoa

· Sóng dừng

3- Dòng điện xoay chiều (9)

· Đại cương về dòng điện xoay chiều

· Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện

· Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch không phân nhánh

· Công suất của dòng điện xoay chiều

· Máy phát điện xoay chiều một pha

· Dòng điện xoay chiều ba pha

· Động cơ không đồng bộ ba pha

· Máy biến thế, sự truyền tải điện năng

· Máy phát điện một chiều

· Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều

4- Dao điện từ, sóng điện từ (4)

· Mạch dao động, dao động điện từ

· Điện từ trường

· Sóng điện từ

· Sự phát và thu sóng điện từ

5- Sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng (6)

· Gương phẳng

· Gương cầu

· Sự khúc xạ ánh sáng và chiết suất

· Hiện tượng phản xạ toàn phần

· Lăng kính

· Thấu kính mỏng

6- Mắt và các dụng cụ quang học (4)

· Máy ảnh

· Mắt

· Kính lúp

· Kính hiển vi

· Kính thiên văn

7- Tính chất sóng của ánh sáng (6)

· Tán sắc ánh sáng

· Giao thoa ánh sáng

· Bước sóng mà màu sắc ánh sáng

· Máy quan phổ

· Quang phổ liên tục

· Quang phổ vạch

· Tia hồng ngoại

· Tia tử ngoại

· Tia Rơn ghen

8- Lượng tử ánh sáng (5)

· Hiện tượng quang điện ngoài

· Thuyết lượng tử ánh sáng

· Hiện tượng quang dẫn, quang trở, pin quang điện

· Mẫu Bo và Nguyên tử Hydrô

9- Vật lí hạt nhân (6)

· Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, đơn vị khối lượng nguyên tử

· Sự phóng xạ

· Phản ứng hạt nhân

· Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng. Độ hụt khối, năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng

· Năng lượng hạt nhân

---------------



Môn: Hóa học (thi tốt nghiệp, chương trình không phân ban)

1- Rượu – phenol-amin (3)

2- Andehit-Axit-Este (4)

3- Glixerin-Lipit (1)

4- Gluxit (2)

5- Amino axit và protit (1)

6- Hợp chất cao phân tử và vật liệu polime (2)


7- Nội dung tổng hợp các chương của hoá hữu cơ (7)

8- Đại cương về kim loại (4)

9- Kim loại các phân nhóm chính I, II và Al (6)

10- Sắt (3)

11- Nội dung tổng hợp các chương của hoá vô cơ và đại cương (7)



Môn: Hóa học (thi tốt nghiệp, chương trình phân ban)

Phần 1: (33)

· Cacbohidrat (hoặc gluxit)

· Amin – Aminoaxit

· Polime

· Đại cương kim loại

· Kim loại kiềm-kiềm thổ-nhôm

· Sắt

· Tổng hợp vô cơ

· Tổng hợp hữu cơ


Phần 2: (7)

· Crom, đồng, niken, Ag, Cu

· Phân tích hoá học

· Tổng hợp vô cơ



Môn: Hóa học (thi tuyển sinh)

Phần 1: (43)

· Đại cương kim loại

· Kim loại cụ thể (nhóm I, II, III, Al, Fe)

· Phi kim và hợp chất

· Hidrocacbon

· Cacbohidrat (hoặc Gluxit)

· Amin – Aminoaxit, protit

· Polime

· Ancol – phenol

· Andehit, axit cacboxylic

· Este-Lipit

· Tổng hợp vô cơ

· Tổng hợp hữu cơ


Phần 2: (7)

· Crom, đồng, niken, chì, kẽm, bạc, vàng.

· Dãy thế điện cực chuẩn

· Xeton

· Phân tích hoá học

· Hoá học và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường



---------------



Môn: Sinh học (thi tốt nghiệp, chương trình không phân ban)

1- Biến dị (10)

1.1. Đột biến gen

1.2. Đột biến nhiễm sắc thể

1.3. Thường biến

2- Ứng dụng di truyền học vào chọn giống (8)

2.1. Kĩ thuật di truyền

2.2. Đột biến nhân tạo

2.3. Lai + ưu thế lai

3- Di truyền học người (3)

4- Sự phát sinh sự sống (3)


5- Sự phát triển của sinh vật (2)

6- Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa (10)

6.1. Thuyết Lamac

6.2. Thuyết DacUyn

6.3. Di truyền học quần thể

6.4. Các nhân tố tiến hoá

6.5. Sự hình thành loài

7- Phát sinh loài người (2)

8- Lớp 11 (2)



Môn: Sinh học (thi tốt nghiệp, chương trình phân ban)

1- Biến dị (8)

1.1. Gen và đột biến gen

1.2. Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể

2- Qui luật di truyền (7)

2.1. Định luật di truyền Menđen

2.2. Tương tác gen

2.3. Liên kết + HVG + liên kết giới tính

3- Di truyền người (4)


4- Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá (8)

4.1. Nhân tố tiến hoá

4.2. Hình thành quần thể tự nhiên + loài

5- Nguồn gốc loài người (2)

6- Sinh thái học: Cá thể và quần thể (5)

7- Quần xã và hệ sinh thái (6)

7.1. Quần xã và hệ sinh thái

7.2. Trao đổi chất + dòng NL





Môn: Sinh học (thi tuyển sinh)

1- Biến dị (12)

1.1. Đột biến gen

1.2. Đột biến nhiễm sắc thể

1.3. Thường biến

2- Ứng dụng di truyền học vào chọn giống (9)

2.1. Kĩ thuật di truyền

2.2. Đột biến nhân tạo

2.3. Các phương pháp lai + ưu thế lai

3- Di truyền học người (5)

4- Sự phát sinh sự sống (3)


5- Sự phát triển của sinh vật (2)

6- Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá (12)

6.1. Thuyết Lamac

6.2. Thuyết ĐacUyn

6.3. Di truyền học quần thể

6.4. Các nhân tố tiến hoá

6.5. Sự hình thành loài

7- Phát sinh loài người (2)

8- Lớp 11: Các quy luật di truyền (4)

9- Lớp 10: (1)

sachhay
29-03-2007, 10:08 PM
Em nghĩ thông tin này quan trọng cho các thí sinh chuẩn bị thi đại hoc. Pro nghĩ sao!

Chào các bạn.

Website: ***************** Xin thông báo

Hiện tại chúng tôi đã ký hợp đồng phân phối Bộ phần mềm ôn thi đại học của các môn Văn, Toán, Lý Hóa, Sinh và Tiếng Anh dưới dạng trắc nghiệm của Công ty Tư vấn và Phát triển Công nghệ Adcom

Với một máy tính có cấu hình thấp bạn có thể học và thực hành các bài thi trắc nghiệm với thời gian thực. Tập làm quen với môi trường thựcđể đến lúc thi không phải mất thời gian. ( Hơn hẳn ôn bằng sách)

Bộ phần mềm Ôn Thi Đại Học của Công ty Tư vấn và Phát triển Công nghệ là sản phẩm đã nhận được bằng khen giải thưởng Sao Khuê do Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam trao tặng.


Chúng tôi sẽ giao hàng MIỄN PHÍ tận tay trên địa bàn nội thành Hà nội, và gửi qua bưu điện MIỄN PHÍ trên toàn quốc.

Hãy nhanh lên. Cổng trường đại học đang chờ các bạn!

Có thể xem thêm chi tiết tại
Website: ***************** Chuyên mục : SẢN PHẨm GIÁO DỤC

Hoặc theo đường link sau:

http://*****************:8080/search.do?search_type=3&txtSearch=

Để được tư vấn về hướng dẫn sử dụng xin hãy liên lạc với số điện thoại:

Công ty TNHH Trần Lê Nguyễn
37 Ngõ 353 Nguyễn Khang Cầu Giấy Hà nôi.
[email protected]
Cell: 04. 2184116
Mobile:0989345330

sieunhantaithe
31-03-2007, 12:46 AM
cho minh hoi vay cuoi cung la nam nay thi tot nghiep nhung mon nao vay??

sơn té
03-04-2007, 06:39 AM
toan,van, anh,ly , hoa ,su

player
04-04-2007, 06:08 AM
Kỳ thi quốc gia sau THPT: có còn các khối A, B, C, D?

Các đại biểu thuộc các Sở GD-ĐT, các trường ĐH, CĐ thuộc 32 tỉnh thành phía Nam đang được tập huấn về chấm thi trắc nghiệm tại Hội thảo - Tập huấn về thi năm 2007 do Bộ GD-ĐT tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sáng 4-4-2007 - Ảnh: Minh Đức

TTO - Sáng nay 4-4, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội thảo tập huấn về thi năm 2007 tại TP.HCM với hơn 500 đại biểu là các sở GD-ĐT, các trường ĐH, CĐ và Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng tham dự. Nhiều băn khoăn về công tác chuẩn bị cho mô hình "Kỳ thi quốc gia sau THPT" vào năm 2008 đã được nêu ra.

Theo “Đề án tổng thể về đổi mới công tác thi và tuyển sinh” do Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) soạn thảo, thì đây là kỳ thi chung giữa tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH vào năm 2008!

Một năm chuẩn bị cho kỳ thi, liệu có ổn?

TS Nguyễn Đức Nghĩa - phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, mở đầu với dẫn chứng: “Từ năm 2002 chúng ta đã thi theo phương án ba chung (chung đề, chung lịch thi, chung kết quả thi), như vậy là đã sáu năm. Thế nhưng, đùng một cái chỉ có một năm chuẩn bị cho một kỳ thi lớn, liệu có khả thi và quá sớm?”.

PGS-TS Nguyễn Xuân Thao - hiệu trưởng Trường ĐH Tây Nguyên, đồng ý quan điểm: “Hiện tại chưa có một thông tin gì, lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét ĐH năm 2008 là quá sớm, chưa có gì rõ ràng cả! Tôi ủng hộ kết hợp hai kỳ thi, nhưng lấy năm 2008 thì có phù hợp không? Bộ cần nghiên cứu lại”.

Còn PGS-TS Thái Bá Cần - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, thì cho rằng: “Chúng ta phải trả lời được câu hỏi kỳ thi của chúng ta giữ gì, bỏ gì? Kết quả của kỳ thi sẽ cho ai sử dụng? Hiện nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT có thực sự cần thiết không? Một kỳ thi mà chỉ có 3-4% học sinh bị trượt thì chúng ta muốn đánh giá gì?”. Vì thế, TS Cần đề nghị: “Nên chăng chỉ cấp chứng chỉ cho những học sinh vừa xong lớp 12, và các trường ĐH có cách xét tuyển của riêng mình”.

Riêng TS Nguyễn Đức Nghĩa vẫn còn băn khoăn: “Một thí sinh không trúng tuyển còn có được xét tuyển nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 không? Thí sinh được nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào mấy trường? Việc chuyển điểm từ trường này qua trường khác như thế nào? Bộ GD-ĐT đã công bố thì phải công bố cho rõ lộ trình từng tháng từng năm, ai làm gì, nhiệm vụ như thế nào”.

Bàn về việc tăng cường công tác kiểm tra cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, TS Nghĩa khẳng định: “Việc có sự giám sát của lực lượng giảng viên các trường ĐH, CĐ nếu mang tính lâu dài cho những năm về sau thì nên, còn chỉ áp dụng cho năm 2007 thì không nên. Chúng ta chỉ nên ghép giảng viên giám sát thi tốt nghiệp THPT khi hai kỳ thi này là một”.

TS Trương Chí Hiền - phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) thắc mắc: “Khâu coi thi là khâu yếu nhất mà lại gần nơi thí sinh học tập, vậy có dễ phát sinh tiêu cực không? Phối hợp giữa các trường THPT và các trường ĐH, CĐ, TCCN trong công tác tổ chức kỳ thi mà không có sự phối hợp của cơ quan công an thì không được”.

Cùng quan điểm này, TS Nguyễn Đức Nghĩa nói tiếp: “Trách nhiệm của hội đồng coi thi là lớn nhất và tính chất nghiêm túc là do chúng ta. Trong khi đó, chúng ta xử lý kỷ luật chưa xứng đáng, tiêu cực tại Nghệ An, Hà Tây xử lý chưa đủ nặng, khiến các trường ĐH, CĐ, TCCN chưa tin cậy kết quả thi tốt nghiệp THPT”.

Không còn khối thi A, B, C, D?

Theo đề án của Bộ GD-ĐT, sẽ chuyển việc tuyển sinh theo khối thi (A, B, C, D) sang việc xét tuyển theo ngành, căn cứ vào kết quả thi của thí sinh đối với một nhóm môn thi cần cho (đầu vào) từng ngành đào tạo.

PGS-TS Lê Bảo Lâm - hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM phân loại: “Có những kỳ thi để đánh giá quá trình giảng dạy. Có những kỳ thi có yêu cầu khác. Vì thế cần thay đổi nội dung đề thi, đề thi cần có những câu đánh giá được kiến thức của người học”.

Theo TS Lâm, hiện nay với điểm chuẩn tính theo tổng ba môn là chưa tạo được khuynh hướng ngành nghề chính xác. Với cách thi, cách xét tuyển chúng ta đang làm thì các trường ĐH, CĐ mới chỉ tuyển được người giỏi chứ chưa chọn được người phù hợp với từng ngành nghề.

Với nhận xét như thế, TS Lâm đề nghị: “Nên tổ chức một kỳ thi quốc gia chung, còn việc tuyển chọn vào các trường ĐH, CĐ thì để các trường tổ chức xét tuyển. Có thể, các trường sẽ căn cứ vào đòi hỏi của ngành nghề mà chọn điểm ở những môn khác nhau, và có kỳ kiểm tra nhỏ cho riêng mình”.

Cùng đồng tình với ý kiến này, TS Trương Chí Hiền, cho rằng: "Việc xét tuyển vào ĐH, CĐ nên để các trường tự xét. Có như thế trường mới tuyển được đúng yêu cầu đào tạo. Cùng một khối thi, nhưng có những sinh viên phù hợp với ngành này không hợp với ngành khác. Các ngành học cũng yêu cầu khác nhau, có ngành chọn học sinh giỏi Toán, có ngành lại đòi hỏi học sinh giỏi Lý...".

Về việc đề thi sẽ chuyển từ hình thức tự luận sang hình thức trắc nghiệm khách quan đối với các môn thi (trừ phần Văn học của môn Ngữ văn), PGS-TS Bùi Mạnh Nhị - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, tâm tư: “Thi trắc nghiệm khách quan tôi hoàn toàn ủng hộ, nhưng không khéo sẽ làm chệch mục tiêu đào tạo của chúng ta khi học sinh ngày càng hạn chế diễn đạt, ít suy luận”.

Nhận xét về mô hình đề thi, TS Trương Chí Hiền nói: "Không nên ghi sử dụng thay thế môn Ngoại ngữ nếu không học đủ ba năm bằng một môn khác, vì chúng ta đang ở thời hội nhập, phải để môn Ngoại ngữ là môn thi chính thức. Như vậy đề án mới thực sự đổi mới".

PGS-TS Lê Bảo Lâm đề xuất "Bộ nên đưa tỉ lệ chỉ tiêu ước lượng, không nên bắt các trường phải đúng tỉ lệ vì rất khó cho trường, đâu phải lúc nào cũng tuyển đủ theo chỉ tiêu để bằng tỉ lệ phần trăm!". TS Trương Chí Hiền cũng nêu ý kiến: "Xét tuyển ĐH, CĐ Bộ cần dành cho trường quyền xét tuyển, quyền tự chủ; các trường sẽ đưa tiêu chí xét tuyển riêng".

QUỐC DŨNG

rain_8x
18-05-2007, 10:27 PM
có ai có chương trình thi tốt nhiệp môn anh không vậy post lên đi ,xin các bạn đó .Cố gắng giúp mình nha

player
19-05-2007, 02:22 AM
có ai có chương trình thi tốt nhiệp môn anh không vậy post lên đi ,xin các bạn đó .Cố gắng giúp mình nha

Cái này mình đã post bên dưới rồi đó bạn.Bạn kéo xuống mà coi tốt nghiệp năm 2007.Còn năm 2008 hiển nhiên là chưa có rồi ^_^

dakhapgianghokhongdichthu
27-11-2007, 08:42 PM
bạn nào có thể cho mình bít :năm 2008 bổ túc văn hoá thi gồm những môn nào ko?