Ðăng Nhập

Xem đầy đủ chức năng : Về một thời đã qua ... - Mái trường neo bên dòng sông Kiến - ...



Thienmy
05-11-2006, 08:15 PM
Thời gian dần trôi ... cuộc sống vẫn tấp nập, hối hả ngược xuôi ... khi quyết định tách mình ra khỏi guồng xoáy một thời gian ... tìm lại chính mình. Ghé thăm mảnh đất Quảng Bình anh hùng, được nghe kể lại khoảng thời gian gian khổ nhất, được đến thăm những nơi kỷ niệm đẹp đẽ một thời của các mẹ, các dì, các dượng ... trong trái tim dâng trào lên những cảm xúc thật khó tả ... Thử hỏi mình đã làm được gì trong cuộc sống hôm nay? mình sẽ phải làm gì?
Đến thăm trường cấp III Lệ Thủy ... ngôi trường bây giờ thật khang trang, yên bình neo bên dòng sông Kiến Giang. Được gặp gỡ và trò chuyện với những người đi trước, những người một thời đã chứng kiến, tham gia vào lịch sử hình thành và phát triển của ngôi trường, mình như cảm thấy được sống lại trong những giờ phút ấy ...
Ngày 20/11 sắp đến rồi, xin được viết lại những dòng tâm sự, những cảm xúc về một thời gắn bó ... mạn phép mượn lời các tác giả trong bài, xin gửi đến các thầy cô giáo nói chung và các thầy cô giáo một thời xây dựng nên ngôi trường cấp III Lệ thủy nói riêng, những lời chúc chân thành nhất, chúc các thầy cô giáo dồi dào sức khỏe, tiếp tục sự nghiệp "trăm năm trông cây" ươm nên những mần xanh của đất nước ....

Chúc mừng thầy cô (http://www.hoahoctro.com/4rum/showthread.php?p=2321950#post2321950)



***

MÁI TRƯỜNG NEO BÊN DÒNG SÔNG KIẾN


TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LỆ THỦY - NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG

Lê Văn Thiên
(Quyền Hiệu Trưởng)

Vào tháng 8 năm 1962, Trường cấp III Lệ Thủy (nay là Trường PTTH Lệ Thủy) được thành lập. Buổi đầu sơ khai, nhà trường được xây dựng bốn phồng cấp 4 trên ba sào đất mạ bên dòng Kiến Giang giáp rìa làng Phan Xá địa điểm kho A39 bây giờ. Trường có hai lớp 8, 86 học sinh, 6 thầy cô giáo do thầy Vũ Xuân Dương quê ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh làm hiệu trưởng. Đến năm học 1964-1965 trường phát triển dần lên 7 lớp: 3 lớp 8, 2 lớp 9, 2 lớp 10. Khóa học đầu tiên kết thúc hầu hết các em học sinh đều được vào Đại học, có em được tuyển đi học nước ngoài.
Những năm chống Mỹ cứu nước (1965-1975) trường cấp III Lệ Thủy vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dậy và học. Để đảm bảo an toàn trường phải sơ tán nhiều nơi như: An Thủy, Đông Thành (Liên Thủy) , Hồng Thủy ... Ở các địa điểm này thầy và trò đã bỏ ra nhiều công sức làm lớp học, đào hầm hào tránh máy bay Mỹ. Chiến tranh ngày càng ác liệt, Quảng Bỉnh trở thành tuyến lửa, trường được lệnh sơ tán ra vùng Ngư Hóa (Tuyên Hóa). Trên vai ba lô, giáo án sách vở, gạo muối ... thầy và trò đã vượt qua chặng đường dài gần 200 km qua nhiều trọng điểm ác liệt (sông Long Đại, Ba Trại ....) nhiều đèo cao dốc thẳm (Mồng Gà, Blukin) thế nhưng không một ai bỏ cuộc nửa chừng. Những ngày trường đóng trên miền cao Ngư Hóa đã trở thành những kỷ niệm khó quên. Cuộc sống kham khổ thiếu ăn thiếu mặc nhưng thầy và trò vẫn dạy tốt học tốt, lấy tiếng hát át tiếng bom.
Trong chiến tranh, cùng với cả nước các thế hệ học sinh của trường đã hăng hái học tập sẵn sàng xếp bút nghiên lên trường ra trận. Ngay trong khóa 1964-1965 đã có nhiều học sinh tình nguyện lên đường nhập ngũ như Phan Xuân Đồng, Phạm Xuân Sắp, Nguyễn Văn Lãnh, Lê Văn Chăng ...
Năm 1969 trường lại về nơi cũ, soi bóng mình trên dòng sông Kiến Giang trong xanh, một lần nữa, thầy và trò lên rừng đốn gỗ, bứt tranh dựng trường lớp. Nhiệm vụ lúc này là vừa học tập vừa sản xuất. UBND huyện giao cho vùng đất Mè Mè (Tam Hương, Phú Thủy) để thày trò tự cày cuốc gieo trồng, tăng thêm lương thực. Phong trào “vừa học vừa làm” đã đượ hưởng ứng mạnh mẽ đạt được nhiều thành tích xuất xắc, do đó được Thủ Tướng Chính phủ hai lần tặng bằng khen (1966, 1969)
Năm 1971 – 1973 đế quốc Mỹ trở lại đánh phá ác liệt miền Bắc, trường đã phải sơ tán, học vào ban đêm. Đêm đêm, thầy trò phân ra từng nhóm để học. Thầy Trương Huy Hoàng đã bị trúng bom hy sinh khi đi kiểm tra việc học tập của học sinh tại thôn Quảng Cư (Xuân thủy)
Đất nước thống nhất trường khẩn trương xây dựng lại trường lớp. Biết bao nhiêu khó khăn dồn xuống đôi vai của tất cả thầy trò sau chiến tranh. Các lớp học của trường vẫn nhà trường vẫn nhà tranh vách đất, lại luôn bị bão lụt tàn phá, nhưng nhà trường vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
Năm 1989 Quảng Bình trở lại địa giới cũ, từ trường TH số 1 Lệ Ninh, trường được mang tên THPT Lệ Thủy, Hiện nay cơ sở vật chất của trường đã được xây dựng khang trang đàng hoàng. Có 2 nhà cao tầng, 16 phòng học, nhà thư viện truyền thống, đủ các phòng chức năng như phòng tin học, thực hành, phòng lab ... Trường có 29 lớp, 1.400 học sinh, 63 cán bộ công nhân viên.
Trong thời gian qua, trường đã tuyển 15.500 học sinh, 38 khóa tốt nghiệp với 12.430 em. Gần 300 thầy cô giao, cán bộ nhân viên và một vạn rưỡi học sinh đã làm rạng rỡ truyền thống nhà trường. Nhiều thầy cô đã đạt danh hiệu cao quý: Nhà giáo Ưu tú, giáo viên giỏi, chiến sỹ thi đua của ngành, Trong 10 năm lại đây có 25 đồng chí được công nhận giáo viên dạy giỏi. Đặc biệt các thế hệ học sinh là niềm tự hào của nhà trường và địa phương. Nhiều người thành đạt là cán bộ chủ chốt của các cấp Đảng và Chính quyền, là cán bộ trung cao cấp của Quân đội và Công an nhân dân, là tiến sỹ, thạc sỹ, nhà giáo, nhà văn, nhà báo, Nhà doanh nghiệp làm kinh tế giỏi ... Với bề dày hơn 40 năm qua, trường đã vinh dự nhiều lần được Bộ GT – ĐT , Trung Ương, ĐTNCS Hồ Chí Minh, UBTDTT, UBND Tỉnh, Sở GD – ĐT tặng nhiều cờ, bằng khen, 36 năm năm được công nhận trường tiên tiến và sáu năm liền là trường xuất sắc!

redstar
05-11-2006, 08:34 PM
Nghe ChỊ Arien NÓi ThiÊn My LÀ 1 Ng` ĐẶc BiỆt

Thienmy
05-11-2006, 08:49 PM
Nghe ChỊ Arien NÓi ThiÊn My LÀ 1 Ng` ĐẶc BiỆt

Thế à ..... My cảm thấy mình cũng bình thường như bao người khác thôi mà!



TRƯỜNG CẤP III LỆ THỦY TRONG TÔI

TRẦN CHẤN
(Hiệu trưởng 1963 – 1966)

Tôi về công tác ở trường cấp III Lệ Thủy từ tháng 8/1963 đến tháng 8/1966 - một nửa thời gian hòa bình, một nửa thời gian chiến tranh phá hoại.
Hồi đó nhà trường mới có một dãy trường ngói ba phòng học tiếp quản của trường VHTT Lệ Thủy. Bên phải hai phòng học mái tranh, bên trái là một nhà tranh vừa là bếp, vừa là xưởng rèn, chỗ ăn tập đoàn, phòng ở cho một giáo viên, trước là một sân hẹp, sau là vườn trường. Trường nằm sát sông Kiến Giang, thôn Phan Xá.
Tôi ở trường 3 năm, đã chứng kiến một trận bão làm bay ngói, sập các nhà tranh và một trận lụt, nước vào chảy qua sân trường như thác đổ, hư hỏng nhà cửa. Trường phải nghỉ học 10 ngày. Hè nào thầy trò cũng phải lên rừng chặt gỗ, cắt tranh làm lại, làm thêm lớp học, nhà ở. Khi chiến tranh phá hoại nổ ra, trường di chuyển qua Liên Thủy, công việc cũng khá dồn dập, khẩn trương trong điều kiện phải tổ chức phòng tránh tốt bảo đảm nhanh chóng đưa nhà trường vào học ở địa điểm mới.
Đời sống học trò gian khổ. Điển hình các em ở Sen Thủy, hàng tuần chỉ mang theo 6 lon gạo, còn lại là sắn khô. Mỗi tháng chỉ tốn một đồng mua một chai nước mắm (0,8đ) và muối để rắc lên khi cơm cạn. Thầy trò vẫn lạc quan trong cuộc sống.
Năm đó tôi 30 tuổi, làm việc không biết mệt. Chúng tôi trong hội đồng thương yêu, gắn bó với nhau; gần gũi thân thiết với học sinh, quan hệ chặt chẽ với cha mẹ các em; miệt mài, tận tụy với công tác giảng dạy, chỉ đạo lao động, thực hành, vì vậy đã xây dựng môi trường giáo dục, không khí sư phạm tốt. Và nhờ vậy việc vận động một số em bỏ học trở lại trường ở Mai Thủy, Phú Thủy, Sơn Thủy, An Thủy ...v..v... có kết quả. Riêng tôi là hiệu trưởng, đã đến nhà học sinh các xã, hiểu biết nhiều gia đình học sinh, giúp cho công tác giáo dục tốt và công tác tuyển sinh sát đúng. Nhà trường là niềm vui, nguồn động viên các em tự giác học tập, rèn luyện tham gia các hoạt động xã hội.
Ngày nay, mỗi lần gặp lại một học sinh cũ, thày trò đều có chung ý nghĩ về những kỷ niệm đẹp và niềm tự hào đó, không phân biệt người đó giữ cương vị xã hội nào.
Nhiệm vụ chính trị, xã hội của địa phương, nhà trường đều chủ động ghi vào kế hoạch. Đặc biệt việc phục vụ nông nghiệp của Lệ Thủy là một trọng điểm của tỉnh, nhà trường đã nhận thức đúng. Vì vậy nhà trường đã phục vụ kịp thi đua của huyện cho trường cấp 3.
Các đội học sinh ở các xã là một tổ chức tự quản tốt. Các đội (gọi là xã đoàn học sinh) đã có tác dụng rèn luyệnđạo đức, thúc đẩy học tập, quản lý lao động, bồi dường tích cực xã hội cho học sinh. Tình thày trò, tình bạn có cơ sở thông qua sự gần gũi, sâu sát trong các hoạt động thực tế, sống động. Thày trò là những người bạn thực sự.
Quan hệ giữa nhà trường với huyện, các xã, hội phụ huynh thật gần gũi, cởi mở, hợp tác, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền. Hình ảnh bác Duật, anh Kính, anh Vượng, anh Đàm, bác Ngụ, chị Mỹ, anh Lý, anh Dê, anh Triển, anh Thắc, bác Biêm, bác Điền, bác Tường ...v..v... là những hình ảnh đẹp của nhà trường, đồng thời nhà trường cũng là niềm tin của địa phương.
Những năm tôi cồn tác ở trường cấp 3 Lệ Thủy, giáo dục lao động được chuyển mạnh. Bên cạnh việc tổ chức các đợt lao động xây dựng trường, gây quỹ, nhà trường coi trọng lao động sản xuất. Qua đây nhà trường và các HTX có quan hệ gắn bó và phts huy dụng, gắn học với hành. Những đám ruộng thí nghiệm ở Phan Xá và Đông Liễu với kết quả thực tế của nó đã chứng mình điều đó.
Lệ Thủy không xa Vĩnh Linh, nơi có giới tuyến tạm thời, thường xuyên có sự liên hệ, đã thúc giục nhân dân và thầy trò thực hiện “Mỗi người làm việc bằng hai” vì miền Nam ruột thịt, sẵn sàng đi giải phóng miền Nam. Mấy đợt tiễn học sinh lên đường nhập nhũ, tuy đơn giản nhưng thiêng liêng. Thầy Nhạc đã vào cùng đơn vị với một em. Bài hát của thầy Dược sáng tác tiễn đưa thầy trò lên đường thật xúc động!
Nổi bật trong hoạt động của nhà trường để lại trong tôi nhiều kỷ niệm sâu sắc là gương mặt, việc làm và kết quả đóng góp vào sự tiến bộ nhà trường của cán bộ, nhân viên nhà trường. Tôi đã trưởng thành trong tập thể sư phạm này. Đã hớn 40 năm nhưng như mới hôm qua, hôm kia. Thày Quát, thày Mộng Hòa, thày Khanh, thày Quang Thuần - những người anh mẫu mực; Thày Cán, thày Nhạc, thày Mục, thày Ngữ, thầy Đức Thuần, thày Hải, thầy Lợi, thầy Tâm, thầy Trình, thầy Dược, thầy Phong, thầy Thu, thầy Sa ... tận tâm tận lực. Thầy Hoàn say mê với thực hành, gần gũi nhân dân, thầy Xuyên hoạt bát hăng hái, bác Hều, bác Sinh cần mẫn, thương yêu anh chị em. Chị Trình tận tụy, chịu khó chăm sóc đời sống các thầy.
Trường cấp 3 Lệ Thủy ra đời mở ra một thời kỳ mới, mở rộng việc đào tạo nhân lực cho quê hương, đất nước. Tôi có vinh dự được đóng góp công sức vào những năm tháng đầu có một ý nghĩa lịch sử đó. Các học sinh hồi đó nay đã trên 50 tuổi, nhiều người đã thành đạt. Nhiều thế hệ thầy giáo học sinh nối tiếp làm vẻ vang truyền thống nhà trường và quê hương Lệ Thủy.
Là cán bộ quản lý có mặt vào những năm đầu của trường, tôi xin bày tỏ một số suy nghĩ và tình cảm, góp một “viên gạch” vào lịch sử nhà trường.



Hiệu trưởng nhà trường qua các thời kỳ:
1. Vũ Xuân Dương : 1962 – 1963
2. Trần Chấn : 1963 – 1965
3. Trương Quang Thuần : 1966 – 1975
4. Nguyễn Văn An : 1967 – 1968 (Trường B)
5. Đinh Ngọc Thương : 1968 – 1969 (Trường B)
6. Nguyễn Đình Thuật : 1975 – 1983
7. Dương Viết Tuynh : 1983 – 1989
8. Phạm Xuân Thanh : 1989 – 2002
9. Lê Văn Thiên : 2002 –

redstar
05-11-2006, 10:07 PM
thi em nghe chi arien noi the ma

Thienmy
05-11-2006, 10:58 PM
thi em nghe chi arien noi the ma

Thì nghe điều gì cũng nên kiểm chứng rùi mới kết luận, không là nhầm đó
--------------------------------------------------------------------------------------



TỪ NGÔI TRƯỜNG NÀY CHÚNG TÔI ĐÃ LỚN LÊN

TS. NGUYỄN HỮU HOÀI
(giám đốc Sở Khoa học, Công Nghệ và Môi trường Quảng Bình)

Trong mỗi chúng ta, không ai có thể quên hình ảnh một ngôi trường thân thương với bao kỷ niệm đẹp của tuổi cắp sách tới trường – nơi đã chắp cánh ước mơ của chúng ta trên bước đời đi tới. Với tôi, ngôi trường bình dị, thân yêu có tên gọi là Trường cấp 3 Lệ Thủy!
Năm 1972, cùng với đám bạn làng trong độ tuổi 15-16, chúng tôi vào lớp 8G của trường. Có thể nói đây là thời điểm gian nan, cực khổ nhất của quê hương, khi mà cả miền Bắc dốc lòng, dốc sức chi viện cho tiền tuyến lớn với miền nam với mục tiêu “Tất cả vì miền Nam ruột thịt” “Tất cả vì miền Nam thắng Mỹ” ... Nhớ lại những ngày đầu đi học, chúng tôi không khỏi bùi ngùi xúc động. Dẫu không phải chịu cảnh bom đạn giặc Mỹ bắn phá ác liệt như những năm trước đó những để đến được lớp học đúng giờ qui định của nhà trường là cả một chặng đường đầy cam go, thử thách đối với chúng tôi. Từ Dương Thủy xa xôi, những học trò nghèo như chúng tôi phải đi bộ từ 7-8 km mới đến được trường, đường đi lối lại còn lắm khó khăn, lại còn gặp phải đò giang cách trở. Những buổi chợ đông, đám học trò ở bến đò Xuân Bồ nhốn nháo trong cảnh chen lấn, đôi khi đò chìm, áo quần, sách vở đều ướt sũng nước, chúng tôi bị muộn từ 1-2 tiết học. Có hôm qua mưa bão, lũ lụt, đò không chèo được, chúng tôi phải ngồi đợi đến 9-10 giờ khuya, chờ trời tạnh mới về được đến nhà. Những tiếng gọi đò lanh lảnh ở bên sông của đám học trò chúng tôi đã trở nên thân thuộc với bác chèo đò lúc đó. Gian nan cực khổ đến vậy mà đám học trò cấp 3 chúng tôi vẫn cảm thấy vui, ham học, ham đến trường, đến lớp. Những ngày phải học thêm, những buổi đi lao động, mỗi đứa chúng tôi ai cũng mang một mo cơm to đùng, đến giờ ăn, đám bạn quê chúng tôi ngồi ăn riêng một chỗ, bởi phần cơm mình phải độn nhiều khoai sắn. Tiếng là học ở trường cấp 3 nhưng lớp học của chúng tôi còn quá tạm bợ, mái tranh vách đất, sau này có một số phòng được lợp ngói nhưng phên đất vẫn chưa được thay, nền không dám tôn cao vì sợ bão. Cứ đến độ tháng 7,8,9 âm lịch khi mùa lụt tràn về và thế là trường bị ngập. Nước ngập đến đâu, vách đất tụt lở đến đó. Ngày nước rút, đám học sinh chúng tôi, một đầu là sách vở. một đầu là rơm cột trên một cây tre dài đến lớp vừa học, vừa tu sửa lại phên lớp, lại lụt, lại phải làm. Có năm thời tiết khắc nghiệt, mưa lụt nhiều lần, thế là chúng tôi phải nhiều lần tu sửa lại trường lớp. Gian khó nhọc nhằn mà vẫn yêu trương, yêu lớp, yêu thương bạn bè, kính trọng thầy cô. Vượt lên cả cam go thử thách, thầy vẫn dạy tốt, trò vẫn học giỏi. Khóa học 1972-1975 của tôi lúc đó có rất nhiều bạn học giỏi, đã góp phần làm rạng danh ngôi trường và có rất nhiều thầy cô giáo trở thành những giáo viên dạy giỏi nổi tiếng. Chính các thầy các cô đã góp phần thổi bùng lên ngọn lửa ham học, ham hiểu biết trong mỗi chúng tôi lúc đó. Các thầy, các cô đã vượt lên những khó khăn thường nhất trong cuộc sống để miệt mài vì học sinh thân yêu. Ở trường các thầy, các cô không chỉ dạy chúng tôi bằng những bài văn, bài toán, những kiến thức phổ thông đơn thuần mà chính các thầy, các cô đã dạy chúng tôi cách làm người có ích cho xã hội bằng chính tấm gương của các thầy cô trong cuộc sống. Sau này, khi đã là sinh viên đại học và khi đã trưởng thành, những những giờ học của thầy Thuần, thầy Cần dạy toán; thầy Thạch dạy lí; thầy Mông, thầy Trang dạy văn ..., lời khuyên bảo chân thành của các thầy cô luôn in đạm trong kí ức chúng tôi. Chính mảnh đất nhọc nhằn, nghèo khó quê tôi, những buổi lao động bì bõm cấy lúa ở An Thủy và những giờ học cuốn hút của thầy thầy Thuần dạy toán, thầy Vu dạy hóa, thầy Minh dạy sinh đã giúp tôi tự tin thi vào trường đại học Nông Nghiệp I Hà nội và chọn ngành nông học làm nghề mình chuyên sau. Không riêng gì tôi mà nhiều bạn học cùng thời với tôi giờ đây đều đã thành đạt, trở thành những kỹ sư, bác sỹ giỏi, góp phần làm rạng danh ngôi trường và đang là những người có ích, cống hiến hết mình cho quê hương đất nước.
Mới ngày nào tíu tít đến trường, giờ đây chúng tôi đều đã trưởng thành nhưng những biệt danh ngộ nghĩnh, trẻ con của cái tuổi học trò không phai mờ theo năm tháng. Hình ảnh ngôi trường nhỏ bên dòng sông Kiến Giang có tên gọi bình dị: Trường cấp 3 Lệ Thủy vẫn đi theo chúng tôi suốt cả cuộc đời bởi từ ngôi trường này chúng tôi đã lớn lên trên con đường khoa học của mình và trong cuộc sống.,.

Arien - Nàng Tiên Cá
06-11-2006, 12:26 AM
Cho Arien mượn lời chút nha: Tuy rằng chưa một lần Arien về Quảng Bình nhưng qua những bài học, những đoạn phim, Arien đã hiểu được phần nào về mảnh đất một thời bom lửa ... về những cô gái Ngư Thủy ..... Cám ơn Thiên My đã giúp hiểu sâu thêm nữa

Nhân ngày 20/11 Arien xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô giáo

Thienmy
06-11-2006, 12:28 AM
THẦY LÊ CÔNG MỤC – GIÁO VIÊN DẠY VĂN

ĐƯA TIỄN CÁC EM ĐI
(Tăng các em học sinh cấp III Lệ thủy sơ tán ở Ngư Hóa lên đường)

Đưa tiễn các em đi, lòng thày sao xao xuyến quá
Có phải không em vì đắng cay vất vả
Gian khổ nhiều nên mới nhớ thương sâu
Hai năm trời chung sống cùng nhau
Bao kỷ niệm in vào trong tâm trí
Đêm Cự Nẫm lạc đường trên đầu tàu bay Mỹ
Bom đạn xé trời, còn nhớ nữa không em?
Đò Phù Kinh, Phù Hựu, suối cây Lim
Thăm thẳm rừng dày những gai cùng vắt
Dốc Lâm Lang nắng thiêu lửa đốt
Đèo Mồng Gà quây bốn bề sương
Ngư Hóa lòng dân dựng lại mái trường
Em lớn em khôn bên thầy bên bạn
Chia hạt dẻ rừng, bẻ đôi củ sắn
Chung chiếc chăn chiên khi rét buốt đêm thâu
Khi thiếu cơm, hạt muối. sương gió ốm đau
Các em gửi thầy cả niềm tin hy vọng
Thay mẹ, thay cha, chăm em từng viên thuốc uống
Thức suốt canh dài khi em khóc, em rên
Đau xót cùng em mỗi khi nghe tin
Khi bom Mỹ ném quê hương em tan nát
Các em đã lớn lên rồi trong hai năm trời chống Mỹ
Sung sướng gì bằng khi nhìn lại các em
Những cánh đại bàng vun vút bay lên
Lướt gió, rẽ mây bay khắp thế giới
Trung Quốc, Liên Xô, những chân trời mới
Ấp ủ bao lần trong những ước mơ
Hà nội huy hoàng qua tiếng hát lời thơ
Đang xích lại gần em từng giờ, từng phút
Đồng ruộng mênh mông cánh cò trắng muốt
Soi bóng nhìn và vẫy gọi các em
Bà mẹ kiên cường, em bé miền Nam
Bên lũy thép còn chờ em tiếp sức.
Vinh dự nào hơn được tiếp lời non nước
Đâu Đảng cần nơi đó có các em

Nhưng em ơi!
Dù Hà nội thân yêu lộng lẫy ánh đèn
Quên sao được những đêm dài Ngư Hóa
Sống giữa hầm sâu bên ngọn đèn dầu hỏa
Mở cuốn sách đời em chép thêm trang
Có nhớ các thầy cặm cụi canh khuya
Sửa chữa cho em từng câu, từng chữ.
Vui Mát-xcơ-va chớ quên bom đạn Mỹ
Dội xuống trường thầy Tuyến đã hy sinh
Máu đọng trên trang giáo án còn nguyên
Nhớ lấy thù này dồn lên lưỡi cuốc
Bổ xuống cánh đồng cho lúa khoai xanh tốt
Khơi tiếp mương dài cho nước ngọt về quê
Dồn cả thù này lên mũi súng lưỡi lê
Khi được gọi vào miền Nam chiến đấu
Bắt giặc Mỹ phải đền nợ máu
Cho cả người thân Nam, Bắc hai miền
Cho mái trường rực sáng ánh đèn
Cho các bạn ngày ngày đến lớp
Rực rỡ áo hoa rộn ràng tiếng hát
Cho sách nhà trường thêm những vần thơ
Cho nước Kiến Giang xanh mướt bóng dừa
Cho Quy Hậu đẹp tươi nón trắng
Cho điện Cẩm Ly bốn mùa tỏa sáng
Soi tỏa bóng em, soi cả lòng em
Thuyền Đại Phong xuôi ngược đêm đêm
Cho hạnh phúc chở đầy hoa chiến thắng
Cho Ngư Thủy buồm căng lướt sóng
Chở nặng đầy khoang cá trở về
Cho Mỹ Dương xanh lại đồi chè
Cho những tán cây rợp xanh đường đến lớp

Xa thầy cô các em ghi nhớ
Sáng mãi Quảng Bình, Lệ Thủy quê ta!

redstar
06-11-2006, 09:22 AM
hì! chi arien đấy hả! em doc mà tra hiểu gì hết! nhưng mà bây h mới có 6/11 còn lâu nữa mới tới 20/11 mạ chị chuc sơm như vậy ko có quà cho các cô thì các cô bùn lăm

Thienmy
06-11-2006, 07:32 PM
Phạm Xuân Thiết

ĐỌC THƠ EM MỪNG THỌ

Tuổi đời nay đã tròn bảy mươi
Sống thác đã từng về nghỉ ngơi
Nay đọc thơ em gửi “Mừng thọ”
Mắt thầy sáng lại những vần thơ

Em ngắt nhành hoa gửi tặng thầy
Chúc thầy trăm tuổi sống yên vui
Cùng đàn con trẻ quanh lửa ấm
Thỏa mãn lòng thầy những ước mong

Nhành hoa em ngắt trong vườn xưa
Thầy ươm năm nao giữa “trời mưa”
Hoa cúc, hoa lan, hoa phượng đỏ
Nay hoa đua nở rực trời mây

Em đợi ngày nào thầy yên nghỉ
Hoa kết thành thơ phủ lòng thầy
Đền đáp công ơn thầy dạy bảo
Thỏa mãn lòng em cảm ơn thầy


Bài này trả lời cho bài thơ “Mừng thọ thầy giáo tuổi bảy mươi” của học sinh Nguyễn Thiên Sơn

Thienmy
07-11-2006, 08:03 PM
Lâm Thị Mỹ Dạ

NÓN CHỊ

Chiếc nón chị chằm cho em chưa rách
Những sợi tơ vàng thêu những ước mơ
Khi nhớ chị em nhìn lên nón sáng
Nụ cười xinh như nở tự bao giờ

Trong lòng nón em tìm mắt chị
Nón sáng trong in mãi bóng quê hương
Nón bền đẹp qua bao ngày mưa nắng
Nón bài thơ của quê Mẹ - nón Sông Hương

Rồi bỗng chiều nay trên bến sông
Tin như sét đánh dội ngang đồng
Chị không còn nữa vì bom giặc
Đau đớn uất căn nghẹn ngang lòng

Chị của em ơi tuổi đời trong trắng
Mười chín đôi mươi chớm nở yêu đương
Từ buổi anh đi chị càng thêm thêm dày dạn
Đảm nhận thay anh giữ ngọn súng trường

Nón sáng trong như cuộc đời của chị
Nghiêng bóng trong tô vẻ đẹp quê hương
Chiều ngả nắng em đến thăm mộ chị
Gửi lòng thành qua làn khói nén hương!

Lệ Thủy. tháng 9 – 1965






Đỗ Quý Doãn
(Thứ trưởng bộ văn hóa)

THƯ HÀ NỘI

Gửi về Trường cấp III Lệ Thủy

Thư viết cho em từ Hà nội
Trời đã cuối thu lá nhuốm vàng
Muốn gửi cho em chùm hoa sữa
Như lòng anh vậy, nhớ mênh mang ...

Khoảng cách chúng mình trắc trở quá
Nhịp tim sao thấy cứ chơi vơi
Ngổn ngang nỗi nhớ đánh dấu chặt
Anh sợ lòng em vướng bụi đời

Em giống như là ngôi sao xanh
Nhấp nháy trời xa vẫy gọi anh
Muốn đến bên em không thể được
Để niềm ao ước hóa mong manh

Hà nội chiều nay trời trở lạnh
Lá rơi vàng cả lối đi về
Chiều thu nỗi nhớ càng da diết
Ở phía trời xa ... em có nghe?

Hàn Cát Nhi
08-11-2006, 12:24 AM
Thật buồn cho chính mình....Mình là người con của đất Quảng...là học sinh cũ của trường cấp III Lệ Thủy mà không biết ngay cả cái lịch sử hình thành của ngôi trường chứa đựng những năm tháng đẹp đẽ của thời học sinh.....Không biết ai đã từng dạy nơi đây ...buồn thay ....buồn thay



Kỉ niềm về bạn bè nhiều đó ...nhưng những kỉ niệm về thầy cô còn nhiều hơn .....Và khi nhắc đến thầy cô ..thì người mà Cát nhớ nhất là thầy chủ nhiệm của mình ...Thầy Nguyễn Chấn

.......


Thầy Chấn ơi ..! Có nhớ con nhóc bí thư rắc rối này không thầy ...có nhớ tập thể A5 - " đại đại ca " của trườngkhông thầy .....Chắc là có đâu thầy nhỉ . Lớp mình nghịch đấy nhưng đôi khi lại rất tình cảm ....Lớp ngỗ ngược đó ..nhưng chỉ là một vài người thôi ....Nhà trường coi lớp mình là con sâu trong nồi canh ...nhưng thầy thì không như thế ...Cứ mỗi lần lớp xếp thứ 29 ...30 ...em vẫn biết thầy buồn lắm ...nhưng vẫn an ủi chúng em ...Thầy nói thứ hạng không quan trọng ...kệ nó đi ...chỉ có điều lớp mình cố gắng học chăm là được ...Bọn con gái thương thầy lắm ...và có lẽ lũ con trai cũng thế , chỉ có điều sáng hứa sửa chửa thì trưa lại nhau nhau nói chuyện ....Lũ học trò chúng em bất trị quá phải không thầy ....Thầy từ bỏ chức vụ hiệu trưởng trường cấp III danh tiếng ở Sài Gòn ...trở về Lệ Thủy ...và rồi chủ nhiệm lớp mình suốt 3 năm ...Thầy hi sinh cho chúng em rất nhiều ... .Em vẫn không bao giờ quên hình ảnh của thầy ...một con người nhỏ nhắn mà kiên nghị ..mái tóc gần bạc trắng với thời gian ...Thầy luôn luôn bám lớp dầu cho ngày gió ngày mưa ...


Có lẽ dù có đi suốt bốn phương trời ...dẫu cho cuộc đời này có xả ra những cái gì to tát đi nữa thì em cũng không bao giờ quên ngày 25/2 đó ...cái ngày mà thầy từ giã sự nghiệp giáo dục ....về nghỉ hưu ...Thầy biết không lớp mình đã trách thầy Thiên hơn một tháng vì ..đã cho thầy về hưu sớm ...thầy đã hứa là sẽ đưa chúng em qua hết con sông tri thức rồi mới về hưu mà thầy ...chỉ còn hơn hai tháng nữa thôi mà ...thầy ơi sao vậy ...???


Buổi chia tay đầy nước mắt và tiếc nuối ....tại sao một khi đã mất đi cái gì thì người ta mới nhận ra giá trị của nó ....khi mất thầy rồi bọn emmới biết ...thầy thực sự quan trọng với bọn em ...những ngày tháng cuối cấp ...chủ nhiệm mới ...chẳng có gì ....bọn em chỉ đi học cho qua ngày mà thôi ...lớp vui hơn ..đòan kết hơn ...Nhưng mỗi lần chào cờ ...có đứa lại nhìn lên hàng ghế quen thuộc ...và rồi thấy hụt hẫng vì không thấy bóng thầy ....Thầy ơi ! Kỉ niệm mãi ngủ yên ..thời gian sẽ mãi không quay trở lại ...em chưa kịp nói lời xin lỗi muộn màng phải không thầy . Và em cũng biết rằng ....thầy sẽ hiểu cho em ...Em mong thầy sẽ có cuộc sống hạnh phúc ..càng già càng dẻo dai ...mong thầy mãi khỏe mạnh ...để sau này mỗi lần ghé qua Phong Thủy ...em sẽ lại được thấy thầy cười ..




p/s : một chút cho kỉ niệm

Nhớ những ngày mưa mình vã lũ bạn đạp xe đi học...có bữa gặp mưa đá....có bữa gió quật mạnh lắm...thế nhưng vẫn cứ an ủi nhau mà đạp tiếp...Vẫn nhớ những câu an ủi mà mình dành cho bọn chúng..." Cố lên bọn bây ơi..còn hai bước nữa là tới trường rồi đó " ( mà thật ra..còn những 3 cây số nữa cơ....Mỗi lần đi học ngược gió mệt lắm...ai cũng mong đạp cho thấu nhà của chú Quân ở giữa đồng...bởi đến đó là lại được nghỉ ngơi...gió không thể vượt qua được...và rồi ta lại có thêm chút sinh khí để đạp tiếp ...Ôi nhớ lại những ngày qua ...thật không dám tin là mình có đủ sức để vượt qua quãng đường không dài mà khó khăn ấy


- Gửi Thienmy : .. lần trước nhận được tin nhắn của My nhưng hộp tin của my đã đầy nên Cát không nhắn lại được ...sry nghe

Thienmy
08-11-2006, 08:07 PM
@ Cát Nhi: Thực sự My cũng không biết nhiều cho đến một thời gian My về đó để tìm lại chính mình .... My được gặp lại những người được từng tham gia trong thời gian lịch sử đó, được nghe kể lại những chuyện đã qua ..... Trong người My cũng mang dòng máu đất Quảng Bình , My mạn phép gửi những tài liệu về thời kỳ đầu của ngôi trường đến những ai đó muốn tìm hiểu ... đến những ai đã từng có một thời nhưng chưa có dịp trở lại ..... bây giờ họ có mặt trên khắp mọi miền nhưng trong tim vẫn còn lưu giữ những kỷ niệm thật đẹp đẽ .......







Trần Quang Đạo

THƯA THẦY ...

Kính tặng các thầy cô giáo Trường cấp III Lệ Thủy


Thưa thầy ...!
Có thể thầy không nhận ra con
Đứa học trò ngày nào không có gì đáng nhớ
Con lẫn vào đám học trò nghèo!

Những năm đạn bom đói khổ chất chồng
Rau tàu bay cũng cằn không kịp lớn
Không có tiền trọ học
Con đi bộ ngày ngày hai mươi cây số
đến trường!

Thưa thầy ...!
Đã bao lần con định thôi học
Không phải vì đói nghèo mà vì thương ba mạ
Lam lũ ngày ngày
Nếu không có mắt thầy như hạt lúa

Nếu không có mắt thầy như hạt lúa
Chở con qua những mùa thất học
Chở con qua những nỗi nhọc nhằn
Vì con hiểu đời thầy cũng nhọc nhằn vất vả

Cũng như con, lên lớp thầy mang áo vá
Chân đi dép cao su
Cơm tập thể chỉ có ngô thay gạo
Mà ước mơ thầy truyền từ sâu thẳm trái tim yêu

Thưa thầy ...!
Có thể thầy không nhận ra con
Đứa học trò năm xưa không có gì đáng nhớ
Những con biết suốt đời mình mang nợ
Ánh mắt thầy - hạt lúc những mùa gieo ...

Hà nội, 23/7/2002






Trần Quang Đạo

KỶ NIỆM

Neo bên dòng sông Kiến
Mái trường bao nhiêu kỷ niệm
Những vách đất ngày ấy đâu rồi
Lỗ thủng nhìn sang 10C
Loan tóc dài mắt bồ câu lóng lánh
Mấy thằng tranh nhau nhìn trộm
Thầy bắt được, tai nóng đến bây giờ!

Những buổi tan trường
Từ sông Kiến tỏa đi
Liễu sang bến đò ông Vân qua Liên Thủy
Vinh ngược dòng sông
Yến theo hướng gió Lào ...
Những đôi mắt nhìn theo, lao xao ... lao xao ...

Ta như cánh diều
Hồn mãi buộc mái trường bên sông Kiến
Đi đến đâu cũng dò hỏi bạn bè
Những lứa đi học trần đi đất
Đạn bom sơ tán bao lần
Để đầy thêm những kỷ niệm thân yêu

Giờ ở đâu những Yến, Liễu, Vinh?
Và Loan nữa mắt bồ câu lóng lánh
Bao “cậu nhóc” ngày xưa tinh nghịch
Mãi ôm những kỷ niệm ngày nào
Đi suốt cuộc đời, lao xao ... lao xao ...

Thienmy
10-11-2006, 02:56 AM
Hải Kỳ

ƠI BÓNG MÁT CỦA NGÀY THƠ DẠI


Hãy ngồi lại uống cùng nhau li nữa
Đường dù xa, trăng sáng ngại ngần chi
Rượu đầy trăng ánh vàng diệu vợi
Ta nhớ về sóng sánh những mùa thi

Ơi trường lớp tuổi học trò xa lắc
Mùa hè thơm như sóng nhạc ngân nga
Đi học sớm mẹ cha thường trách
Cây đã già bóng mát đứng chờ ta

Ta thảng thốt mỗi lần nghe trái rụng
Con sáo trong lồng nhớ tra đa nâu
Ơi bóng mát của ngày thơ dại
Có còn không khi nắng dội trên đầu

Giờ đã lớn bỗng nhớ về quá khứ
Tuổi học trò gội nắng tóc vàng hoe
Bao kỷ niệm nuôi lòng ta xanh mãi
Trên cánh chuồn chở nắng chớm thu kia

Hãy ngồi lại uống cùng nhau li nữa
Tuổi học trò ta giã biệt từ lâu
Ơi bóng mát của ngày thơ dại
Con sáo trong lồng nhớ trái đa nâu





Lê Đình Ty

BÀI CA NGÀY HỘI TRƯỜNG

Yêu quý tặng các bạn cùng lớp 8c-9c ...
(Khóa 1965-1968 Trường cấp III Lệ Thủy

Tôi như chim bay về tổ
Bao nhiêu năm xa quê hương
Trời xanh khát ngày hội ngộ
Áo mới tôi mang tựu trường

Giờ đây, tóc ngả màu sương
Tôi qua trong đời nắng gió
Qua bao buồn vui gian khổ
Hồn tuổi học trò còn nguyên

Bên tôi bạn bè thân quen
Cùng nhau tìm về lối cũ
Nào đâu bàn ghế thời mình?
Đâu dấu tên ghi, mực đỏ?

Học trò những năm khói lửa
Đến trường những năm khói, bom ...
Lớp học bao lần sơ tán
Mái hầm kín lá ngụy trang

Lớp tôi mê lý - thầy Ban
Mê văn - thầy Thu, thầy Cán
Mê toán - thầy Phong, thầy Trình
Thầy Xuyên dạy địa, thầy Hoàn dạy sinh ...

Chao ôi những năm chiến tranh
Bạn bè, thầy cô gắn bó
Niềm vui, nỗi buồn chia se
Lương tâm tựa ánh trăng rằm!

Lớn khôn từ dưới mái trường
Giờ là kỹ sư, tiến sỹ
Thành bao nhà giáo, nhà văn
... Biết bao anh hùng liệt sỹ ...

Tôi như chim bay về tổ
Líu lưỡi bài ca hội trường
Bạn bè thầy cô một thủa
Trong tôi ngàn vạn tình thương!





Trương Kiến Giang

TRỞ LẠI KIẾN GIANG

Ta về thăm lại trường xưa
Bảng đen bụi phấn đến giờ còn vương
Bàn chân muôn nẻo tứ phương
Lối về líu ríu sân trường lạ quen

Nhìn nhau nhớ nhớ quên quên
Biết mình qua tuổi hoa niên mất rồi
Tranh nhau nói nói cười cười
Học trò trường Huyện một thời say mê

Giờ thành ông nọ, bà tê
Với thầy, cô - lại trở về học sinh
Với nhau – còn lại chữ tình
Mấy mươi năm trước – chúng mình đồng môn!

Ta về tìm vết mực son
Một thời ngỗ nghịch nay còn hay phai?
Chỗ ta ngỗi cũ, nay ai?
Mặt bàn còn giữ dấu tay đến giờ?

Ta về tìm thủa ngu ngơ
Câu thơ viết vội cuối giờ lớp tan
Trống trường điểm nhịp thời gian
Tờ thư quên dưới hộc bàn ... còn không?

Cấp 3 Lệ Thủy. 2002

Thienmy
12-11-2006, 07:42 PM
Nguyễn Trọng Tạo

MỘT LỚP HAI THẦY, NĂM THI SỸ

Tôi đọc thơ họ đã lâu, biết thơ họ cũng sớm. Những mãi đến năm 1988 chuyển hẳn về Hội văn nghệ Bình Trị Thiên làm việc, trong một dịp sinh hoạt câu lạc bộ Thơ tôi mới biết là hơn 20 năm trước họ đã học cùng thầy, cùng lớp ở trường cấp 3 Lệ Thủy vùng “đất lửa” Quảng Bình! Năm nhà thơ bạn học ấy là Lâm Thị Mỹ Dạ, Ngô Minh, Hải Kỳ, Đỗ Hoàng, Lê Minh Ty .
Một lớp học trường huyện mà góp cho đời 5 thi sỹ có thơ được giải thưởng quốc gia, thơ được chọn in vào các tuyển tập thơ của tỉnh, của miền, của Trung Ương, của nước ngoài thì quả là một lớp học “xưa nay hiếm”. Hơn nữa, ở cái lớp học ấy lại nằm trong hoàn cảnh chiến tranh trên bom, dưới đạn không được đàng hoàng tọa lạc nơi thị trấn mà phải sơ tán tận một làng quê hẻo lánh có tên là làng Cổ Liễu bốn bề đồng nước, mái lớp lợp tranh, tường lớp đắp ụ đất dày như công sự hào lũy cảu lính trận, và năm con người ấy đều là trai quê, gái quê mới vào trường huyện, mới trở thành bạn đồng môn liền 3 niên học (1965 – 1968). Phải chăng đấy cũng nhờ ở cơ duyên tụ hội? Chẳng biết có đúng hay không, những mỗi lần kể về “xuất xứ” đời thơ của mình họ đều khẳng định là có được cái “máu thơ ca” đều nhờ hai thầy giáo dạy văn thủa ấy: thầy Lương Duy Cán và thầy Phan Ngọc Thu! Thầy Cán thủa ấy đã là một nhà thơ nổi tiếng với bút danh Hà Nhật. Bài thơ “Bài thơ tình của người thủy thủ” thầy viết khi còn dạy ở Hải Phòng đã được nhạc sỹ Hoàng Vân phổ nhạc thành bài hát rất được ưa thích: “Nhổ neo ra khơi đêm nay khi trăng mọc, tàu anh sẽ nhổ neo ra khơi ...”. Không biết nhạc sỹ còn nhớ tác giả Hà Nhật là ai không, nhưng bài hát phổ thơ ấy cho đến nay vẫn còn nhiều người nhớ như in, không chỉ vì đây là một bài hát hay mà còn là bài hát bị cấm thủa bấy giờ với lý do “mơ hồ quan điểm lập trường”! Người thủy thủ ra đi mà lại nói với người yêu rằng “em ơi ... đừng hỏi vì sao anh ra đi”! Và tác giả bài thơ đã bị lao đao vì cách nhìn văn nghệ ấu trĩ ấy, anh buộc phải rời khỏi Hải Phòng trở về dạy học ở quê. Cũng chính ở trường huyện này, người thầy thi sỹ ấy đã truyền cho học sinh ngọn lửa thơ ca từ trái tim mình. Còn thầy Thu cũng là người đam mê văn chương hơn cả cơm áo, sau này thầy làm chủ nhiệm Khoa văn trường Đại học sư phạm Huế, là hội viên nghiên cứu văn học của hội văn nghệ, nhưng thủa ấy thầy đã làm thơ và có bài thơ “Tiếng đêm” đoạt giải thưởng ở tỉnh. Theo năm nhà – thơ - bạn - học kể lại thì khi biết tin thầy trúng giải, thầy Thu phấn khích đến nỗi buổi dạy hôm đó thầy bỏ cả bài giảng văn đã soạn, mà chỉ say sưa nói về thơ khiến cả lớp cứ há mồm tròn mắt lằng nghe. Vậy mà gần đây, thầy Thu cho rằng nghiệp văn chương đối với thầy vẫn chỉ là nghiệp chướng!
Mà quả thế thật, hai thầy đều gặp số phận lao đao bởi văn chương. Năm học trò yêu quý của các thầy cũng gặp nhiều lận đận. Lê Minh ty đang học nửa chừng cấp 3 thì “tạt” sang ngành công an cầm máy ảnh. Nhưng làm công an mà cứ xách máy ảnh đi săn ảnh nghệ thuật, rồi làm thơ tình hết bài thơ này đến bài thơ khác. Vì cái tội “lãng mạn” như vậy mà anh phải chuyển ngành. Rủi ro lại hóa may, giờ Ty đã có một hành trang văn nghệ thật quý: Hai lần đoạt giải thưởng ảnh nghệ thuật của hội nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam (Hồn rừng – 1992; Thanh thản – 1996) và hai tập thơ (Tôi về áo ướt, Khoảng vắng) ra đời được bạn đọc chú ý. Hải Kỳ và Đỗ Hoàng vì “lý lịch có vấn đề” không vào được đại học phải vào học sư phạm cấp tốc 2 tháng ra gõ đầu trẻ. Mãi sau nhờ xã hội đổi mới cái nhìn và sự phấn đấu của bản thân mới được học qua đại học. hai tập thơ Ngọn gió đi tìm và Đồng vọng đã đưa Hải Kỳ vào Hội nhà văn Việt nam, dù anh tiếp tục dạy học ở địa phương. Còn Đỗ Hoàng trở thành một nhà báo, sau này được kết nạp vào Hội nhà văn Việt nam, đã từng cho ra mắt bạn đọc hai cuốn tiểu thuyết dày dặn (Phí một đời trai, Cuộc chiến vừa tan) cùng 3 tập thơ “nặng ký”: Khi em xa Huế, Tuổi mười tám và Khácg trọ. Lâm Thị Mỹ Dạ phải mười một năm sau mới được vào đại học và nổi tiếng tài thơ: giải nhất thi báo văn nghệ 1972 – 1973 (Bài Khoảng trời và hố bom), giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 1984 (Tập Bài thơ không năm tháng), và hiện nay chị là thành viên Ban chấp hành Hội nhà văn. Chỉ riêng Ngô Minh là được vào thẳng đại học Thương Nghiệp dạo đó, nhưng việc “vào thẳng” đại học cũng chẳng suôn sẻ gì. Anh phải nhờ thầy giáo lặn lộ về quê thuyết phục xã đồng ý mới được vào! Chả là đại học thời đó không phải thi như bây giờ!
Trong năm nhà – thơ - bạn - học, có lẽ Ngô Minh là người làm thơ muộn nhất. Anh cầm súng vào chiến trường giữa năm cuối cùng vào đại học (tất nhiên được tốt nghiệp đặc cách), đến sau ngày giải phóng Miền nam, thơ anh mới xuất hiện trên báo. Đến nay anh đã xuất bản năm tập thơ, đoạt nhiều giải thưởng thơ và gần đây tập thơ Chân ló sáng của anh lại được Ủy ban Liên Hiệp Văn học Việt nam trao giải năm 1995. hiện nay anh là Phó ban phóng viên của báo Thương mại thường trú tại Miền Trung.
Năm – nhà – thơ - bạn - học ấy, bốn người đã có con vào đại học và đều là những những học trò giỏi, may mắn và thuận lợi hơn nhiểu so với thế hệ Cha Mẹ trước đây. Thỉnh thoảng có dịp, họ lại gặp nhau, kể cho nhau về con cái, đọc cho nhau nghe những bài thơ mới, và vẫn “mi – tau”, có thể kể hết ngày mà không hết chuyện chốn trường huyện từng có “một lớp hai thầy năm thi sỹ, thật dễ thương.

Thienmy
13-11-2006, 10:01 PM
TỪ TRƯỜNG CẤP III LỆ THỦY, TÔI ĐÃ ĐẾN VỚI THƠ

Ngô Minh

Năm 1964, giặc Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc, làng Thượng Luật của tôi bị bom na-pan hủy diệt. Đó cũng là năm tôi lên cấp 3 (vào lớp 8C) trường cấp 3 Lệ Thủy. Mỗi lần đi học tôi phải đi bộ gần 20 cây số vượt qua động cát cao, vượt qua những trọng điểm bom dọc quốc lộ 1A, đến chợ Cưỡi mới lên huyện. Hoặc là theo đường đê trên đồng, từ Cam Thủy lên, gần hơn, những lụt lội nguy hiểm. Mỗi lần lụt, mấy anh em “kẻ biển” chúng tôi phải gói sách vở quần áo, lương thực trong nilon, bơi hàng chục cây số đồng nước mới đến Xuân Hồi để sang nơi ở. Do bom đạn ác liệt, chúng tôi không được học tại trường Xuân Thủy mà đi sơ tán, ở trong nhà dân ở thôn Cổ Liễu, xã Liên Thủy. Sáng thứ hai chúng tôi thức dậy ra đi từ 2 giờ sáng, mới kịp giờ vô lớp. Mạ tôi bới cho mỗi đứa nửa lon gạo và một nắm khoai khô để nấu cơm độn. Kèm theo là một lọ mắm một đoạn dương liễu khô, khi đi thì làm đong gánh, đến nơi thì chẻ ra làm củi đun nấu trong tuần. Toàn học bằng đèn dầu leo lét, vì vặn đèn to thì sợ máy bay. Buổi học sáng thứ bảy nào cũng “mắt tròn, mắt dẹt” nhìn bóng nắng, hễ thầy tuyên bố hết giờ là ù chạy ra đường. Thế mà mãi đến nửa đem chuún tôi mới về đến nhà ở làng biển. Nơi trường sơ tán ở thôn Cổ Liễu ấy cứ lụt về là ngập. Có bữa các thầy giáo người Hà nội như thầy Hoàn dạy sinh, thầy Xuyên dạy địa “một mũi tên lên tức là phát triển, hai mũi tên lên là rất phát triển” , bị trượt chân “tùm” xuống giao thông hào, ướt mèm. Thế mà thầy vẫn dạy sôi nổi, trò vẫn học chăm chỉ. Có lần tôi về nhà đêm thứ bảy, chiều hôm sau chưa kịp lên trường thì máy bay Mỹ ập đến. Chúng thả bom na-pan, bom bi làng Thượng Luật của tôi bị cháy rùng rùng. Các anh tôi đều đi vận tải biển phục vụ chiến đấu, vì thế khi nàh bị bom cháy tôi chỉ biết lao vào ôm từng ôm sách vứt xuống hầm, nhưng ôm không hết sách. Sau đó ngồi khóc mấy ngày vì những cuốn sách không cứu được, cháy thành tro từng cục như xác chứ. Học được hai năm ở Cổ Liễu, chúng tôi phải làm cuộc hành trình đi bộ hàng trăm cây số, sơ tán toàn trường từ huyện ra tận Ngư Hóa, minh Hóa, giáp Kỳ Anh, Hà Tĩnh học năm cuối cùng cấp 3! Gian khổ nguy hiểm đến thế, nhưng chúng tôi vẫn ham học. Lý thú nhất là ở lớp 8C ấy, tôi bắt đầu làm thơ ...
Trong lớp 8C cấp 3 Lệ Thủ hồi ấy có nhiều bạn học giỏi văn như Lê Đình Ty, Đỗ Hữu Lời (nay là nhà thơ Đỗ Hoàng), Trần Văn Hải ( nhà thơ Hải Kỳ), Lâm Thị Mỹ Dạ, Phạm Hữu Xường ... Thầy giáo dạy chúng tôi lúc đó là các thầy nổi tiếng như Lương Duy Cán (nhà thơ Hà Nhật), thầy Phan Ngọc Thu, dạy văn hay đến mức học trò như bị hớp hồn, bỏ bùa mê. Các thầy hay đọc thơ của những nàh thơ nổi tiếng cho học sinh nghe. Nhiều khi suốt hai giờ giảng văn, các thầy chẳng gì mà chỉ đọc thơ và bình thơ của Hàn Mặc Tử hay Nguyễn Bính. Thầy Hà Nhật là cây bút thơ tình nổi tiếng của Quảng Bình lúc đó. Thầy có bài thơ rất hay có tựa đề là “ Bài thơ tình của người thủy thủ”, nhạc sỹ Hoàng Vân phổ nhạc. Đó là bài hát hay, rất phổ biến trong thanh niên thời đó. Thầy dạy cho cả lớp hát, buổi sinh hoạt nào chúng tôi cũng hát bài hát phổ thơ thầy. Thầy kể rằng thầy làm bài thơ này từ năm 1961, ký tên là Mai Liêm rồi ghi địa chỉ của chị Chiến (vợ nhà thơ Bàng Hải sau này) lúc đó đang là học sing cấp 3 Đồng Hới, vì lúc đó bút danh Hà Nhật của thầy thì đang gặp rắc rối. Sau đó nhạc sỹ phổ nhạc lại bỏ mất tên tác giẻ bài thơ và bài hát cũng bị cấm phổ biến vì “ủy mị, xét lại”. Nhưng chúng tôi vẫn hát, vẫn thuộc. Rồi các thầy tổ chức thi thơ của trường. Không khí thơ chiếm hết hồn tôi. Ở lớp tôi hồi đó có Lê Đình Ty là chủ soái thơ. Lê Đình Ty là người làng Xuân Hồi, Liên Thủy lúc đó đã viết được cả một tập thơ tình chép tay nắn nót trong vở học trò. Bây giờ anh vẫn làm thơ rất sôi nổi ở Hội Văn nghệ Quảng Bình. Ở lớp ngaòi tờ báo tường của chi đoàn, chúng tôi tổ chức báo tường riêng của lớp. tôi làm bài thơ “Quê Mẹ” theo “kiểu thơ” Tố Hữu, viết về đại đội pháo Ngư Thủy quê tôi bắn cháy tàu chiến Mỹ. Khi bài thơ được đăng lên báo tường, ngay ngày hôm sau đã có bài “phê bình” của Ty kết luận rất đúng “môt” của “nhà phê bình” bấy giờ: “Anh sẽ tiến xa hơn nữa trên con đường thơ ca!” Rồi nhà trường tổ chức thi thơ. Lâm Thị Mỹ Dạ được giải thưởng của trường với bài thơ “Nón chị”. Bài thơ được thầy Phan Ngọc Thu chọn gửi đi gửi thi thơ của Hội Văn nghệ Quảng Bình cùng với nhiều bài khác. Kết quả bài thơ “Nón chị” được giải ba, bài thơ “Tiếng đêm” của thầy Phan Ngọc Thu viết về tiếng máy bơm trên đồng làng trong đem chiến tranh được giải khuyến khích. Đó là thắng lợi làm chúng tôi xúc động muôn phần. Tờ báo tường với cái tên rất oai phong “VĂN HỌC” của chúng tôi tồn tại cho đến hết năm lớp 10 (tức là năm cuối cùng của cấp 3). Lúc đó trường tôi phải sơ tán ra Ngư Hóa, Tuyên Hóa miền Tây Quảng Bình để tránh bom đạn. . Chúng tôi phải đi bộ hai trăm cây số từ Lệ Thủy ra, rồi trèo một ngày vượt qua đèo Mồng Gà mới đến chỗ học. trèo lên bở hơi tai, thế mà “nhóm văn học” của lớp lại ngồi làm thơ trước cảnh đèo cao mây phủ trùng trùng. “Nhớ quê con mượn vần thơ / Nhìn mây con đứng thẫn thờ: Biển ơi!”. Năm lớp 10 này trong đội thi học sinh giỏi văn tỉnh Quảng Bình của trường cấp 3 Lệ Thủy có tôi, Lâm Thị Mỹ Dạ và Trần Văn Hải (Hải Kỳ). Còn đội thi của học sinh giỏi toán của trường lúc đó có tôi, Đỗ Hữu Lời và một bạn khác. Tổ học sinh giỏi văn của chúng tôi chỉ đoạt giải khuyến khích tập thể của tỉnh mà đứa nào cũng mình rơn ....
Đã hơn 38 năm qua trôi qua, kể từ ngày “học trò trường huyện” ấy, tôi, Lâm thị Mỹ Dạ, Hải Kỳ, Đỗ Hoàng, Lê Minh Ty vẫn thủy chung với thơ, đứa nào cùng xuất bản năm bảy tập thơ văn, có đứa nhận được nhiều giải thưởng, được bạn yêu thơ cả nước yêu mến. Bốn đứa chúng tôi đã trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt nam. Có lẽ là một lớp cấp 3 hy hữu nhất. Tôi nhận ra điều hệ trọng là: nhóm bạn văn cùng lớp cấp 3 với tôi đều có nỗi buồn đứt ruột từ thủa ấu thơ, có phải vì thế mà chúng tôi ai cũng lấy văn thơ làm cứu cánh? Học hết cấp 3 hầu hết không có đứa nào được đi đạo học, phải về làng. Có thể nỗi buồn ấy đã dắt chúng tôi tìm nơi trú ngụ trong thơ? Hay đến thơ để chia sẻ an ủi? Chúng tôi tuổi Tý, tuổi Sửu nghĩa là bây giờ này đứa nào cũng năm ba năm tư tuổi rồi, mà gặp nhau vẫn ríu rít “mi – tau” , vẫn ngây ngất thơ phú. Mới hay văn chương đã có trong máu, trong nỗi buồn số phận của chúng tôi từ thủa học trò, không thể rũ bỏ được ... Cám ơn trường cấp 3 Lệ Thủy, ngôi trường đã chắp cánh cho chúng tôi tròn cuộc hành trình đến với thơ ...

Huế, 6/2002





Võ Văn Hà

THẦY GIÁO CHÚNG EM YÊU

Kính tặng thầy Hoàng Thái


Ai chẳng lớn khôn từ những mái trường
Có biết bao nhiêu thầy cô dắt dìu, nâng bước
Chúng em không bao giờ quên được
Tấm lòng thầy giáo kính yêu

Không dễ gì đâu một sớm chiều
Mà những chuyện cuộc đời lắng sâu thành kỷ niệm
Chúng em đến với thầy như trăm sông về với biển
Chẳng ồn ào gì đâu mà muôn đợt sóng yêu thương ... vỗ mãi trong lòng

Có cần chi mọi lý thuyết dài dòng
Thầy đến với chúng em bằng tấm lòng nhân ái
Tình thương đó là “cây đời xanh tươi mãi mãi”
Tỏa bóng mát che đời và nhân giống đến mai sau

Tháng ngày qua thầy trò sống xa nhau
Chúng em vẫn nhớ về thầy da diết
Nhớ nét chữ nghiêng nghiêng trên bảng đen thầy viết
Nhớ giọng thầy say sưa trong từng tiết giảng bài

Nghĩa tình thầy vẫn sống mãi không phai
Trong lớp lớp học trò đã bay vào cuộc sống
Dù đi đến những chân trời cao rộng
Ai cũng nhớ về người thầy giáo kính yêu

Thầy đã cho chúng em hiểu biết bao điều
Nhưng có một điều khắc sâu vào tâm trí
Có một điều chúng em hằng suy nghĩ
Phải biết làm người như thầy giáo chúng em yêu!

Thienmy
15-11-2006, 01:16 AM
Trần Văn Khởi

CÁNH TAY THẦY GIÁO

Tặng thầy Đạt – Giáo viên dạy hóa

Một cánh tay thầy để lại nơi chiến trường
Thầy ơi!
Sự mất mát tháng năm dài chiến đấu
Để chúng em có ngày hôm nay ...

Nét chữ thầy ngỡ như mây trắng bay
Trên đỉnh Trường Sơn trong những ngày thầy ra trận
Dấu ngang dọc như đường hào vây hấn
Sự cân bằng như giá trị mất, còn
Mới hôm qua trong trận chiến công đồn
Cách tay kia đã làm nên bão lửa
Cánh tay ấy làm cho quân thù khiếp sợ
Sao hôm nay mềm mại yêu thương
Vẫy gọi về những đàn chim bốn phương

Cánh tay thầy về lại với mái trường
Dắt chúng em tới chân trời cao rộng
Cũng bàn tay ấy trong giờ lao động
Dạy cho em cầm cuốc cầm bay
Tô đẹp hơn cuộc sống trường này ...

Ôi! Hai cánh tay để hai đầu đất nước
Dẫu là vậy ... những thầy ơi ... niềm mong ước!
Cho Tổ quốc hòa bình xanh đẹp hơn xưa
Hai cánh tay thầy ôm cuộc sống tuổi thơ ...

Lệ Thủy – 1978

Thienmy
16-11-2006, 03:23 AM
http://www.mooseyscountrygarden.com/garden-journal-05/wattle-flowers-sunny-yellow.jpg


KHÔNG QUÊN NGÀY ẤY

Đỗ Hoàng

Tôi thi đỗ vào lớp 8 trường cấp 3 Lệ Thủy, năm 1964-1965. Xã Mỹ Thủy tôi có Phạm Mão, Nguyễn Văn Phúc cũng thi đỗ. Được vào cấp 3 trường huyện ngày ấy là vinh dự lắm. Nhưng học xong lố 8 vì nhà nghèo quá tôi đành phải nghỉ học. Năm 1996-1967 tôi xin vào học lớp 9 (vì hồi lớp 8 tôi được lên lớp), Đến học lớp 9 rất là vui vì gặp nhiều bạn bè như Ngô Minh Khôi, Trần Văn Hải, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Đình Ty một lứa tuổi ti toe làm thơ với nhau. Lại được thầy Hà Nhật, thầy Phan Ngọc Thu dạy văn rất thích thú. Sau đó thầy Hà Nhật (Lương Duy Cán) chuyển đi trường khác, thầy Phan Ngọc Thu ở lại mở tờ báo tường VƯỜN XUÂN của lớp 9C. tôi và nhóm bạn thơ lần đầu tiên được in thơ ở đó.
Những năm đầu cấp 3 máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc, trường sơ tán nhiều nơi, một bộ phận sang Cổ Liễu. Chúng tôi được học trong nhà hầm cuối làng Cổ Liễu.
Năm lớp 9 xã Mỹ Thủy có thêm nhiều học sinh: Trần Văn Hải, Võ Chí Thắng, Trần Tả Ngạn, Hoàng Thị Vóc, chúng tôi đi bộ từ nàh đến trường từ 8 đến 10 cây số. Hàng ngày vượt qua cầu máng Qui Hậu thường chịu trận máy bay ném bom tạ xuống cầu.
Tình hiành máy bay ném bom ác liệt quá nên năm học lớp 10 (1967-1968) học sinh Lệ Thủy được sơ tán ra xã Ngư Hóa, huyện tuyên Hóa học tập.
Chúng tôi “hành quân” bộ theo đường giao liên trường Sơn tám ngày ròng rã đến địa điểm mới. Rồi thì thầy và trò tự vào rừng chặt gỗ, bứt tranh, tự đào hầm làm lớp học và phòng ở
Năm lớp 10 lịch sử, địa lý không học, chúng tôi tập trung học văn toán. Thời giờ tất cả tập trung cho học bài nên ai nấy đều tiến bộ vượt trội trông thấy. Tôi vẫn học vững vàng môn toán, môn văn. Môn toán trội hơn cả là Võ Mạnh hà, Võ Chí Thắng, Trần Duy Trụt,Ngô Minh Khôi; môn Văn trội hơn cả là Lâm Thị Mỹ Dạ, Trần Văn Hải. Thầy Phan Ngọc Thu vẫn dậy chúng tôi và chúng tôi rất thích học văn của thầy. Thời học sơ tán không còn mở báo tường nữa những chúng tôi đứa nào cũng sáng tác thơ đầy sổ.
Năm học 1967-1968 không phải thi đại học, ai đỗ được chuyển thẳng lên đại học. Tỷ lệ đi học nước ngoài rẩt cao. Trần Thanh Hà, Đỗ Văn Đồng, Phan Thị Nhật Lệ có giấy báo đi học nước ngoài ngay khi tốt nghiệp. Riêng xã Lệ Thủy không có ai được đi học vì người nào lý lịch cũng có vấn đề nên xã không đồng ý cho đi.Thật đáng tiếc! Cán bộ Võ Chí Thắng, trần Văn Hải, Trần Hải Cảng, Trần Tả Ngạn, Hoàng Thị Vóc được thầy Hải quen với ban tuyển sinh tỉnh nên xin cho đi mười rô hai (10+2tháng) ra dạy cấp hai. Riêng tôi vì lí lịch có vấn đề nặng quá nên phải trở về quê lao động.
Tôi là người cuối cùng trong lán học chờ lấy giấy cắt hộ khẩu chuyển về quê. Hàng ngày nhìn bạn bè ba lô túi xách lên đường đi học lòng trĩu nặng buồn thương. Thầy Nguyện thế Phong dạy Toán ghi trong trong sổ nhật ký của tôi hết sức động viên: “Thầy đã tâm sự với em nhiều về cách sống lao động ở quê hương, thầy biết em có năng lực và quyết tâm. Đáng lẽ em sẽ được như bạn bè, nhưng lỗi đâu tại em. Thầy mong em tỉnh táo và vươn lên.”
Thầy Phan Ngọc Thu cũng viết nhiều trong sổ nhật ký hết sức cảm thông và cũng hết sức động viên tôi. Một lần thầy về quê tôi, thấy tôi cùng đám bạn thanh niên làng lao động thủy lợi chân tay, mặt mũi be bét bùn đất, thầy nói với tôi: “ Em có những trường học của em đó!”
Tôi là người mơ ước học môn Toán và học được môn toán. Những ra trường, ước vọng của mình không thực hiện được, tôi lại trở thành nhà thơ.
Như lời động viên của các thầy, tôi đã được học nhiều trường đại học trong đời!


Hà nội, ngày 28/7/2002

Thienmy
17-11-2006, 03:32 AM
http://www.hoernersburg.net/images/Flowers/Roses/Sun%20Flare%20Rose.JPG

HAI NĂM TRONG BỐN MƯƠI NĂM

Nguyện Hữu Việt

Những dòng này tôi viết về trường B yêu dấu. Trong khoảng thời gian 1967-1969, Lệ Thủy có hai trường cấp 3: Trường A và trường B. A và B không phải là sự chia tách rồi sát nhập đơn thuần. Nếu lịch sử hơn bốn mươi năm qua ví như một dòng chảy của sự kiện, thì sự phân thủy và hợp long này, tạo nên trường B lấp lánh sắc màu huyền thoại, làm phong phú và rực rỡ thêm giao dục truyền thống huyện nhà.
Khi bom Mỹ ồ ạt dội xuống Cẩm Ly, xuống Mỹ Đức, những ngả đường, những thôn xóm bình yên Lệ Thủy, chìm trong khói lửa chiến tranh. Để bảo tồn và đầu tư trí tuệ cho một cuộc chiên lâu dài, mùa hè năm 1967 trường cấp 3 Lệ Thủy ra đời. Học sinh của một vùng rộng lớn phía tả ngạn sông Kiên Giang, qui tụ về thôn Ngô Xá xã Sơn Thủy đào đất, xây nền, dựng lớp. Giặc Mỹ tiếp tục bước leo thang điên cuồng, thầy trò được lệnh sơ tán ra Ngư Hóa huyện Tuyên Hóa
Và cuộc hành quân gian khổ bắt đầu!
Từ đây, khúc bi tráng về một mái trường, hiển hiện trong những chường cảm khái. Con đường giao liên qua hun hút xóm thôn, đồi hoang, truông dài, rừng rậm. Những đứa tre 14,15 lần đầu xa nhà, ba lô trĩu nặng bờ vai, bàn chân sưng tấy. Trời chiều nhuộm tóc đỏ dốc Lâm Làn, những nam thanh nữ tú mệt mỏi bơ phờ, không dám ngân nga bài “Màu hoa sim tím”. Vượt qua sông Gianh, Mai Hóa chìm dần vào hoàng hôn, ngước mắt nhìn đỉnh Mồng Gà cao vời vợi, con đường gập ghềnh mong manh như sợi chỉ, mờ sương, dã thấy ù tai và hoa mắt. Tiếc là thời ấy “Tây Tiến” của Quang Dũng chưa được lưu hành!
Bu Lu và Kịch, hai thôn nghèo khuất dưới đại ngàn, ngoài kia là Kỳ Hà xa xôi, dưới kia là Quảng Hợp cách trở, ngập ngừng đón thầy, đón trò. Rồi trường mọc lên. Tiếng hát học trò vòng qua năm tháng, xuyên qua chiến tranh. Gian khó đắng cay lùi vào ký ức.
Xin được thắp nén hương lòng, cùng bạn bè ở tận cuối đất, cùng trời, mặc niệm trước hương hồn thầy giáo liệt sỹ Phạm Hồng Tuyến, thầy giáo hiệu trưởng Đinh Ngọc Thương.
Xin được kết vòng hoa học trò, thương xót nghiêng mình trước bạn bè đồng môn, anh linh liệt sỹ Trần Văn Thoan, Trần Thanh Sơn ...
Xin được cúi đầu tạ lỗi vì những khờ dại, nông nổi của những học sinh, một thời lo ăn hơn lo học, trước các thầy, bao dung hơn cả những người cha, người mẹ: Thầy Nguyễn Văn An, thầy Nguyễn Thế Hiệu, thầy Hoàng Quý Đôn, Cô Phan Trang Điểm, thầy Ngô Xuân Hanh ...
Và nữa, xin được tỏ lòng ngưỡng mộ trước thầy Lê Công Mục, thầy Nguyễn Văn Dược, thầy Bùi Mạnh Khoát, những thần tượng tài hoa mà lời thơ, bài hát, nét chữ cứ tồn tại vĩnh hằng trong tâm khảm học sinh bao thế hệ.
Giá như có một phép màu nào đó, được dùng ngôn từ với đạo quân chữ, dựng tượng đài về chân dung các thầy giáo trường B, thì đó là một tượng đài lung linh nhiều bình diện!
Mùa hè năm 1969, tạm biệt Ngư Hóa, đồng nghĩa với vai trò lịch sử trường cấp 3 Lệ Thủy. Hai năm, một khaỏng khắc diệu kỳ.
Bậy giờ, số phận đưa đẩy những bạn bè trường B mỗi người một hướng, một cảnh ngộ, nhưng dù trong ngột ngạt của chiến tranh, của cơ chế thị trường, chúng ta đã không phụ lòng nhau, vẫn vượt lên hoàn cảnh để thành người có ích
Như Nguyễn Văn Luyện thành giáo sư, tiến sỹ, hiệu trưởng một trườn đại học lớn, và biết bao nhiêu người nữa có học hàm, học vị cao. Bàn chân giẫm đá Mồng Gà đã đặt lên những đại lộ chốn phồn hoa nơi Pari, Băng Cốc.
Khi chạy giặc, tránh bom, dưới tán cây rừng ngơ ngác nhắm sao đêm, có ai ngờ, Ngô Mậu Chiến, Ngô Đức Phương, Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Trung Hải ... bàn tay học trò thành bàn tay cầm súng, dạn dày chiến trận, lập bao chiến công, trở thành sỹ quan cao cấp của quân đội nhân dân.
Cùng với những giám đốc tài ba như Hoàng Viết Ái, Vương Công San, Nguyễn Minh Tuân, trường B tự hào có những học trò giữ cương vị cao trong cơ quan Nhà nước nhân dân như Đỗ Quí Doãn, Bùi Thị Hồng Tuyến, Võ Khắc Hòa, Trương Tấn Viên ...
Mỗi lần hội trường là mỗi dịp để chúng ta làm sống lại một quá khứ hào hùng của trường.
Hai năm, khaỏng khắc ngắn ngủi mà diệu kỳ. Hẹn Gặp Lại! Đến lúc đó, dường như xa hơn, sức như yếu hơn. Hãy hát vang bài ca đã từng làm ta xao xuyến: “Sáng ở Rào Son, chiều qua Khe Trổ, rừng cây, hốc đá, mẹ thương” Lấy kỷ niệm trương B làm hành trang, bạn sẽ thấy chân cứng đá mềm dù đường đời vạn dặm.

Lệ Thủy 7/2002

Thienmy
19-11-2006, 09:13 PM
http://my.opera.com/SerbianFighter/homes/albums/68657/photo_90.jpg


NHỚ MÃI THẦY CÔ BÈ BẠN

Phạm Xuân Loan

Trong cuộc đời mỗi người nếu suôn sẻ có những mười lăm năm ngôi học liên tục trên ghế nhà trường. Chừng ấy năm mỗi người trong chúng ta gắn bó với biết bao thầy cô giáo đã tận tình dạy dỗ nâng cánh ước mơ cho mình. Lứa tuổi chúng tôi đã bước qua tuổi ngũ tuần, mỗi người một số phận, không ít người đã công thành danh toại, con cháu đề huề. Nhưng làm sao có thể quên được các thầy cô đã từng gắn bó với học trò trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, sống chết kề bên, cùng chia sẻ những khó khăn gian khổ như người thân ruột thịt. Làm sao có thể quên những người thầy mẫu mực, tài hoa trong từng tiết dạy.
Thầy hiệu trường Trương Quang Thuần đã để lại một cánh tay trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Người con trai đầu lòng của thầy được sinh ra tại Ngư Hóa. Thầy nổi tiếng là người nghiêm khắc của người cha giàu lòng nhân ái, bao giờ cũng muốn cho con cái nên người. Từ con người đến nét chữ, thầy luôn luôn bày vẽ cho các trò hướng đến cái đẹp nhất của nhà giáo ưu tú cho sự nghiệp trông người của trường cấp 3 Lệ Thủy.
Sau này chúng tôi vẫn bảo nhau: Hồi đấy sao lắm thầy giỏi thế? Sách vở, tài liệu hiếm hoi nhưng thầy giảng dạy đâu ra đấy. Từ cách trình bày bảng đến cách dẫn dắt, giọng nói truyền cảm của các thầy và nghề dạy học trở thành thần tượng của chúng tôi. Chúng tôi vẫn thường mơ ước: Giá như bây giờ ở mỗi trường cấp 3 có được một đội ngũ thầy cô như ngày ấy. Dạy khoa học tự nhiên có các thầy Nguyễn Thế Phong, thầy Nguyễn Công Khanh, thầy Khang, thầy Quỳnh.... dạy các môn xã hội có các thầy Lường Duy Cán (Hà nội), thầy Phan Ngọc Thu, thầy Trần Xuân Quỳ, thầy Võ Bá Duyên, thầy Quách Nha Trang, thầy Nguyễn Quang Mông, thầy Nguyễn Vĩnh Xuyên, thầy Chu Văn Sa ..... Hình ảnh những người thầy không chỉ dạy giỏi mà còn hết mực thương yêu học trò, lại đàn hát rất hay, chơi thể thao điệu nghệ, lắm tài vặt mãi mãi là thần tượng, ước mơ của học trò.
Bạn bè chúng tôi vẫn nhớ kỷ niệm về trường cấp 3 Lệ Thủy và thời gian trường sơ tán ra Ngư Hóa (Tuyên Hóa). Nhiều bạn đã ngã xuống chiến trường chống Mỹ, không ít bạn đã thành danh, những ai hôm nay còn giữ lại vẫn tươi nguyên những năm tháng học trò thời chiến tranh?

Lệ Thủy, 8/2002

Những lời thân thương chân thành xin được trân trọng gửi tới các thày cô giáo, dành cả một đời làm người lái đò đưa những mầm xanh của đất nước qua con sông trí thức đến với những bến bờ thành đạt!

"Rồi một ngày ta sẽ phải chia xa
Ngày hôm nay sẽ trở thành kỷ niệm
Một con người vẫn im hơi lặng tiếng
Sao giờ đây lại muốn nói thật nhiều
................................................"

Người Điên Yêu Thơ
19-11-2006, 09:41 PM
Mình biết về miền Trung qua Huế mộng mơ, Quảng Trị và Quảng Bình khói lửa nhưng mình chỉ biết về sông Hương và sông Thạch Hãn chứ chưa từng biết đến Kiến Giang. May nhờ có My mà mình biết thêm về miền Trung, về nỗ lực phi thường của thầy trò trường THPT Lệ Thủy trong và sau chiến tranh, thành thật cảm ơn My về điều đó. Giống như ai kia vừa nói, My thật sự rất phi thường.

Lethuy2003
11-12-2007, 06:24 AM
Minh đang xây dựng một trang web cho trường cấp 3 lệ thủy nếu các bạn quan tâm thì ghé thăm nhé . http://thpt-lethuy.dayhoc.vn

Alek
13-12-2007, 12:17 AM
TM con` nho' Alek la` ai ko ? :rain: chắc chắn là TM quên rồi..vỳ e đổi nik :D em Alek đây..Mất liên lạc với TM từ lâu lắm rồi..ko tìm cách nào để gặp được TM..
Em rất buồn..h lại xuất hiện NK..e càng mún gặp TM..nc với TM hơn :)

Nếu đọc dc những dzòng chữna`y thì nt vào hộp thư cho e :) YH của TM