tibuidoi
15-10-2006, 12:03 AM
Móng có tác dụng che chở các mô, bảo vệ đầu ngón tay, chân khỏi bị tổn thương. Móng được tạo nên từ nhiều thành phần. Chúng có màu trong mờ, bên dưới màu hồng nhạt nhờ mạng lưới mạch máu. Móng còn là một mô sống nên những thức ăn, thực phẩm bạn đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của chúng.
Vitamin A
Móng tay giòn, dễ gẫy là biểu hiện của sự thiếu vitamin A. Bạn đừng quên bổ sung vitamin A cho cơ thể bằng các thực phẩm: lươn, gan lợn, trứng vịt lộn, đu đủ, cà rốt, rau ngót, rau dền...
Vitamin B7 và B4
Hai loại vitamin này giúp làm dài móng. Nguồn cung cấp vitamin B7 và B4 chủ yếu là bắp cải, bơ, đậu nành, hạt hướng dương, khoai lang và các loại ngũ cốc.
Vitamin B12
Vitamin B12 giúp hình thành các tế bào móng. Sắc hồng khỏe mạnh trên những chiếc móng có "công" của vitamin B12. Nguồn cung cấp vitamin này nhiều nhất là sữa, trứng, thực vật biển như tảo.
Canxi
Đây là khoáng chất góp phần vào sự sinh trưởng của răng, xương và móng. Nguồn cung cấp canxi chủ yếu là đậu hũ, cải xanh, bắp cải, các sản phẩm từ sữa, bơ.
Protein
Protein là chất chủ yếu tạo nên lớp sừng, rất cần cho sự tăng trưởng của móng. Protein có nhiều trong trứng, sữa bò, sữa đậu nành, phô mai, rau xanh, ngũ cốc...
Silic
Chất này giúp móng hấp thụ canxi một cách hiệu quả và làm móng khỏe. Silic được tìm thấy trong lá đinh lăng, tiêu, đậu nành, cải xanh, các loại ngũ cốc.
Lưu huỳnh
Lưu huỳnh có mặt ở tóc, móng, cơ bắp, và những tế bào da. Bạn có thể bổ sung lưu huỳnh bằng bắp cải, sữa, trứng, tỏi, đậu đỏ, củ cải...
Kẽm
Kẽm góp phần không nhỏ trong quá trình sinh trưởng và hoạt động của các tế bào, chủ yếu là giúp cho móng và da khỏe. Thiếu kẽm, móng tay sẽ xuất hiện "hạt gạo". Nguồn cung cấp kẽm chính là lòng đỏ trứng, đậu đỏ, ngô, hạt hướng dương.
A-xít Folic
Những chỗ xước da ở cạnh móng là dấu hiện cho biết bạn cần nạp thêm axit folic. Các loại rau xanh, ngũ cốc và đậu đều giàu chất này
Vitamin A
Móng tay giòn, dễ gẫy là biểu hiện của sự thiếu vitamin A. Bạn đừng quên bổ sung vitamin A cho cơ thể bằng các thực phẩm: lươn, gan lợn, trứng vịt lộn, đu đủ, cà rốt, rau ngót, rau dền...
Vitamin B7 và B4
Hai loại vitamin này giúp làm dài móng. Nguồn cung cấp vitamin B7 và B4 chủ yếu là bắp cải, bơ, đậu nành, hạt hướng dương, khoai lang và các loại ngũ cốc.
Vitamin B12
Vitamin B12 giúp hình thành các tế bào móng. Sắc hồng khỏe mạnh trên những chiếc móng có "công" của vitamin B12. Nguồn cung cấp vitamin này nhiều nhất là sữa, trứng, thực vật biển như tảo.
Canxi
Đây là khoáng chất góp phần vào sự sinh trưởng của răng, xương và móng. Nguồn cung cấp canxi chủ yếu là đậu hũ, cải xanh, bắp cải, các sản phẩm từ sữa, bơ.
Protein
Protein là chất chủ yếu tạo nên lớp sừng, rất cần cho sự tăng trưởng của móng. Protein có nhiều trong trứng, sữa bò, sữa đậu nành, phô mai, rau xanh, ngũ cốc...
Silic
Chất này giúp móng hấp thụ canxi một cách hiệu quả và làm móng khỏe. Silic được tìm thấy trong lá đinh lăng, tiêu, đậu nành, cải xanh, các loại ngũ cốc.
Lưu huỳnh
Lưu huỳnh có mặt ở tóc, móng, cơ bắp, và những tế bào da. Bạn có thể bổ sung lưu huỳnh bằng bắp cải, sữa, trứng, tỏi, đậu đỏ, củ cải...
Kẽm
Kẽm góp phần không nhỏ trong quá trình sinh trưởng và hoạt động của các tế bào, chủ yếu là giúp cho móng và da khỏe. Thiếu kẽm, móng tay sẽ xuất hiện "hạt gạo". Nguồn cung cấp kẽm chính là lòng đỏ trứng, đậu đỏ, ngô, hạt hướng dương.
A-xít Folic
Những chỗ xước da ở cạnh móng là dấu hiện cho biết bạn cần nạp thêm axit folic. Các loại rau xanh, ngũ cốc và đậu đều giàu chất này