PDA

Xem đầy đủ chức năng : Tin khẩn AIDS/HIV



co_nang_buong_binh1218
12-10-2006, 04:02 AM
anh chị nào có bài viết bề HIV/AIDS thì cung cấp cho em với.em đang cần tài liệu để làm bài thuyết trình.Cảm ơn anh chị rát nhiều em đang cần gấp nên sớm chừng nào tốt chừng đó. Có gì em sẽ đền ơn sau

Kawa
12-10-2006, 04:52 AM
ugh số luongwj người nhiễm hay nguyên nhân nhiễm, hay mô tả cách phát triển bệnh ... bao nhiêu là vấn đề .. nói chung chung HIV/AISD thế thì ai bít được mà giúp chứ
Ngoài ra thuyết trình bao nhiêu phút << cái nè quan trọng để còn biết mah tóm gọn hoặc bôi ra cho nhiều chứ ...
hỏi kỹ lại đi nha

co_nang_buong_binh1218
12-10-2006, 06:31 AM
em hơi tham lam vì vậy em cần tất cả những vấn đề trên càng nhiều càng tốt.cũng không phải là một bài thuyết trình mà là em làm một bài báo tường đề dự thi Cấp Quận nên cần thông tin về chúng càng nhiều càng tốt nói chung cái gì lien quan đến HIV/AIDS.Thank

Kawa
12-10-2006, 06:45 AM
AIDS (Hội chứng Suy giảm Miễn dịch Mắc phải, viết tắt từ Acquired Immunodeficiency Syndrome hay từ Acquired Immune Deficiency Syndrome của tiếng Anh, đôi khi được viết là Aids; còn gọi là SIDA hay SIĐA theo cách viết tắt từ Syndrome d'ImmunoDéficience Acquise của tiếng Pháp) là một bệnh xẩy ra cho cơ thể con người đặc trưng bởi sự huỷ hoại dần dần của hệ miễn dịch trong cơ thể. HIV (virus làm suy giảm sự miễn dịch ở người, viết tắt từ Human Immunodeficiency Virus của tiếng Anh) được nhiều khoa học chấp nhận là nguyên nhân gây ra AIDS, mặc dù giả thuyết này không phải là không bị tranh cãi. AIDS hiện được xem là không chữa trị được; ở những nơi mà sự điều trị không có sẵn (hầu hết ở các nước nghèo nhất) hầu hết các nạn nhân đều chết trong vòng một vài năm sau khi nhiễm bệnh. Ở các nước phát triển, sự điều trị đã cải thiện đáng kể qua những thập kỉ vừa qua, và người bệnh đã có thể sống với AIDS trong 10 đến 20 năm.
------------------------
Hội chứng Suy giảm Miễn dịch Mắc phải:

Hội chứng: nhóm các biểu hiện (triệu chứng) như : sốt, tiêu chảy, sụt cân, nổi hạch v.v... do một căn bệnh nào đó gây ra,

Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch là hệ thống phòng ngự bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể, suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch trở nên bị yếu kém.

Mắc phải: Không do di truyền mà do bị lây nhiễm trong cuộc sống

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng đến cuối năm 2004 sẽ có 37,2 triệu người lớn và 2,2 triệu trẻ em sống với HIV. Trong năm 2004, 4,9 triệu người đã bị nhiễm và 3,1 triệu chết vì AIDS. Từ năm 1981, AIDS đã giết 23,1 triệu người trong tổng cộng 79,9 triệu trường hợp. Ở Châu Phi, tuổi thọ đã giảm trong các thập kỉ vừa qua chỉ vì tử vong do AIDS và ung thư Kaposi, một khối u xuất hiện ở bệnh nhân AIDS, hiện nay là khối u phổ biến nhất được báo cáo ở các nước hạ Sahara.
----------------------
Triệu chứng
Biểu tượng Ruy băng Đỏ được dùng đại diện cho cuộc chiến chống AIDS trên thế giới.
Biểu tượng Ruy băng Đỏ được dùng đại diện cho cuộc chiến chống AIDS trên thế giới.

HIV được lây truyền qua các dịch cơ thể, như máu, tinh dịch, sữa mẹ, và chất tiết âm đạo. Nó gây bệnh bằng cách nhiễm vào các tế bào T giúp đỡ CD4+, một loại bạch cầu tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch chống lại nhiễm trùng và ung thư. Khi số lượng tế bào T CD4+ giảm, người đó dễ mắc một số bệnh mà cơ thể người khoẻ mạnh bình thường đủ sức chống lại. Các bệnh này bao gồm các ung thư và nhiễm trùng cơ hội, thường là nguyên nhân tử vong ở người mắc AIDS. HIV cũng nhiễm vào các tế bào não, gây một số rối loạn thần kinh.

Trước đây AIDS được chẩn đoán dựa trên các bệnh cơ hội mắc ở bệnh nhân. Ngày nay, chẩn đoán dựa vào số lượng tế bào T CD4+. Điều này cho phép đưa ra chẩn đoán sớm hơn.
-----------------
Nguồn gốc của HIV

HIV, một retrovirus, có liên hệ chặt chẽ với các virus gây suy giảm miễn dịch ở khỉ (SIV, simian immunodeficiency virus). SIV là các lentivirus, cũng như HIV, đang gây nội dịch ở nhiều loài khỉ tại Châu Phi, tuy nhiên phần lớn chúng không có triệu chứng. Hầu hết các nhà khoa học tin rằng một hoặc nhiều SIV lây truyền từ sinh vật khác sang loài người vào khoảng đầu thế kỉ 20. Khảo sát tiến hành năm 1999 tại Đại học Alabama nhận thấy rằng HIV-1 rất giống SIV tinh tinh (SIVcpz). Nguồn gốc động vật, thời gian và địa điểm chính xác của sự lây truyền (hoặc thật sự đã có bao nhiêu lây truyền) hiện vẫn chưa rõ và là đề tài cho các cuộc khảo sát và tranh luận. Cũng có thể cả người và tinh tinh nhiễm từ một nguồn thứ ba.

Giả thuyết lây truyền tự nhiên cho rằng SIV được truyền sang người do sự tiếp xúc tự nhiên giữa loài người và loài khỉ. Một giả thuyết, được gọi là "người thợ săn bị thương" (cut hunter), giải thích bằng sự lây truyền từ máu sang máu khi người đi săn bị thương va chạm vào khỉ cũng bị thương. Một đường khác là việc tiêu thụ thịt sống, được coi là lây truyền theo đường miệng.

Nhiều cuộc nghiên cứu đã đưa đến giả thuyết là lúc đầu HIV lan rộng ở Tây Phi, nhưng có thể có vài nguồn xuất phát khác, tương ứng với các chủng khác nhau của HIV (HIV-1 và HIV-2). Mẫu dịch đầu tiên ở người được biết có chứa virus này được lấy vào năm 1959 từ một thuỷ thủ Anh, người này rõ ràng đã nhiễm bệnh ở vùng ngày nay là Cộng hoà Dân chủ Congo. Các mẫu khác gồm các mẫu từ một người đàn ông Mỹ chết năm 1969 và từ một thuỷ thủ Na Uy vào năm 1976. Cái chết do AIDS ở Tây phương được ghi nhận sớm nhất là của BS. Grethe Rask, một nhà phẫu thuật Đan Mạch đã làm việc ở Congo trong đầu thập niên 1970.

Người ta tin rằng HIV được lan rộng qua các hoạt động tình dục, có thể bao gồm giới mại dâm, trong các vùng đô thị đang phát triển nhanh chóng của Châu Phi. Khi những người nhiễm virus - nhưng chưa có triệu chứng - di chuyển, virus này lan từ thành phố này sang thành phố khác; hơn thế nữa, các khách hàng không đã mang virus này tới các lục địa khác.

Một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho rằng HIV có thể đã được tạo ra bởi chương trình chủng ngừa bại liệt bằng đường uống (oral polio vaccination, OPV) của Liên Hiệp Quốc vào cuối thập niên 1950. Giả thuyết OPV AIDS biện luận rằng việc dùng các bộ phận cơ thể của khỉ và tinh tinh để bào chế vắc-xin, như là vắc-xin bại liệt, đã cung cấp một cơ chế khả dĩ để đưa SIV vào con người, nhất là khi xét đến sự kiện vắc-xin được áp dụng cho một triệu người, nhiều người trong số đó là các trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn yếu. Quan điểm này chiếm một thiểu số rất nhỏ trong cộng đồng nghiên cứu HIV.

AIDS được lưu ý lần đầu tiên ở những người đàn ông đồng tính luyến ái và những người tiêm ma tuý vào tĩnh mạch vào thập niên 1980. (Xem đồng tính luyến ái và y học.) Sang thập niên 1990 hội chứng này đã trở thành một dịch toàn cầu và vào năm 2004 58 phần trăm người bị AIDS là phụ nữ. Mặc dù những người đồng tính luyến ái nam và những người gốc Phi tiếp tục hứng chịu tỉ lệ AIDS theo đầu người cao nhất, phần lớn nạn nhân hiện nay là những người dị tính luyến ái nam và nữ, và trẻ em, ở các nước đang phát triển.
---------------------
Hiểu biết y học hiện nay về AIDS

Hiện nay đường lây HIV thường gặp nhất là qua sinh hoạt tình dục không được bảo vệ và dùng chung kim tiêm ở người dùng ma tuý đường tĩnh mạch. Virus ít khi lây từ mẹ sang con trong dạ con, nhưng HIV có thể lây truyền lúc sinh con hoặc khi cho con bú. Truyền máu và sử dụng các chế phẩm của máu cho điều trị bệnh máu khó đông cũng từng là con đường gây nhiễm chính trong quá khứ, dẫn đến các biện pháp tầm soát gắt gao hơn (nhưng dù có các biện pháp mới này thỉnh thoảng vẫn có một số ca lây bệnh được báo cáo).

Không phải mọi bệnh nhân nhiễm HIV đều được xem là đã mắc AIDS. Thực ra các nhà khoa học hàng đầu về AIDS vẫn chưa thống nhất về việc liệu HIV (lúc đầu được phát hiện với tên gọi LAV tức là virus liên hệ với bệnh tuyến lympho (lymphadenopathy-associated virus)) có đủ để làm cạn kiệt tế bào T ở người hay không. Tiêu chuẩn chẩn đoán AIDS thay đổi giữa các vùng, nhưng một chẩn đoán điển hình cần có:

* số lượng CD4 tuyệt đối dưới 200 /mm3, hoặc
* có nhiễm khuẩn cơ hội, do các tác nhân thường không thể gây gệnh ở người khoẻ mạnh

Một người nhiễm HIV được gọi là HIV+ (HIV dương tính hay huyết thanh dương tính), đôi khi cũng được gọi là PWH (Person With HIV). Người không nhiễm được gọi là HIV- (HIV âm tính hay huyết thanh âm tính). Người HIV+ thường không biết về tình trạng HIV của họ. Người mắc AIDS (PWA, Persons With AIDS) cũng được gọi là HIV+. PWH và PWA đôi khi được gọi chung là PWA hay PWH/A. Trong những năm gần đây thuật ngữ có tính lạc quan hơn "người sống chung với AIDS" (PLWA, People Living With AIDS) được các nhóm hoạt động AIDS và cả nhiều người mắc AIDS thích dùng.

Nhiễm HIV nguyên phát được gọi là chuyển đổi huyết thanh (seroconversion), và đi kèm với nó là "bệnh chuyển đổi huyết thanh" (trước đây gọi là "tiền chứng AIDS"). Triệu chứng của bệnh chuyển đổi huyết thanh bao gồm các biểu hiện giống cúm như sốt, đau cơ khớp, đau họng và nổi hạch, nhưng cũng có thể có các triệu chứng khác như phát ban. Không phải ai có chuyển đổi huyết thanh đều trải qua bệnh chuyển đổi huyết thanh, và cũng có người không biểu hiện triệu chứng gì ở giai đoạn này. Người mới nhiễm có khả năng gây nhiễm cao nhất ở giai đoạn bệnh chuyển đổi huyết thanh vì khi đó lượng virus trong máu cao nhất.

Dù có hay không có các triệu chứng ban đầu, tất cả những người mới nhiễm đều trải qua giai đoạn không biểu hiện triệu chứng. Vào giai đoạn này, virus tiếp tục tăng sinh nhanh chóng và không bị kiểm soát vì cơ thể chưa tạo đủ kháng thể chống virus để đạt đến trạng thái cân bằng.

Trong giai đoạn không triệu chứng, hàng tỉ hạt HIV được sản sinh mỗi ngày kèm theo giảm, ở nhiều mức độ khác nhau, số lượng tế bào T CD4+. Virus không hiện diện trong máu, nhưng lại có trong khắp cơ thể, đặc biệt là ở hạch bạch huyết, não và chất tiết sinh dục. Trong giai đoạn này, hệ miễn dịch tích cực chống lại HIV, nhưng vì đại đa số những người mắc bệnh không được điều trị, đáp ứng miễn dịch không đủ mạnh vì virus tấn công trực tiếp vào hệ miễn dịch và đột biến nhanh chóng.

Thời gian từ lúc nhiễm HIV đến lúc có chẩn đoán AIDS khá thay đổi. Một số bệnh nhân biểu hiện triệu chứng sau vài tháng nhiễm, trong khi một số khác lại không biểu hiện triệu chứng đến 20 năm. Những người không triệu chứng trong 7 đến 12 năm và duy trì số lượng CD4 trên 600, không mắc bệnh liên hệ tới HIV và không nhận điều trị kháng retrovirus thường được gọi là những người nhiễm HIV không tiến triển trong thời gian dài (HIV long-term nonprogressors) [1]. Tại sao những người này không biểu hiện AIDS và tại sao tốc độ chuyển sang giai đoạn AIDS khác nhau hiện vẫn chưa rõ và là đề tài cho các nghiên cứu đang được thực hiện. Nếu không được điều trị, thời gian trung bình từ lúc bắt đầu nhiễm đến giai đoạn AIDS là từ 8 đến 10 năm.
---------------------
Điều trị và chủng ngừa

Hiện tại không có điều trị và chủng ngừa nào cho HIV và AIDS. Tuy nhiên, các điều trị hiện nay đóng vai trò làm trì hoãn khởi phát của AIDS, loại bỏ hoàn toàn virus ra khỏi cơ thể nếu mới phơi nhiễm, giảm triệu chứng và kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. Trong các thập kỉ vừa qua, điều trị chống retrovirus nhằm kéo dài thời gian và cải thiện chất lượng sống cho người mắc AIDS đã đạt được thành công ngoạn mục.

Lựa chọn điều trị lí tưởng hiện tại bao gồm các kết hợp ("cocktail") hai hay nhiều loại thuốc kháng retrovirus như hai chất ức chế reverse transcriptase giống nucleoside (nucleoside analogue reverse transcriptase inhibitor, NRTI), và một chất ức chế protease hoặc một chất thuốc ức chế reverse transcriptase non-nucleoside (non-nucleoside reverse transcriptase inhibitor, NNRTI). Với điều trị như vậy, kết quả cho thấy HIV không phát hiện được (âm tính) lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng nếu ngưng điều trị lượng virus trong cơ thể sẽ tăng nhanh chóng. Cũng có lo ngại cuối cùng sẽ xuất hiện đề kháng thuốc với phác đồ đó. Những năm gần đây thuật ngữ "điều trị kháng retrovirus tích cực cao" (highly-active anti-retroviral therapy, HAART) thường được dùng để chỉ cách thức điều trị này. Tuy nhiên, điều không may là phần lớn số người bệnh trên thế giới không tiếp cận được các điều trị HIV và AIDS.

Hiện đang có các nghiên cứu tìm vắc-xin ngừa HIV và phát triển thuốc mới kháng retrovirus. Cũng đang có một số thử nghiệm ở người. Liệu pháp gene được đề nghị là biện pháp khả thi để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm HIV. VRX496, một thành phần di truyền có vai trò ức chế HIV (đặc biệt ở kiểu trị liệu đối mã (antisense therapy)) có ở lentivirus đã bị biến đổi, đang được thử nghiệm lâm sàng pha I năm 2003—lần đầu tiên dùng vector lentivirus trên người.

Nghiên cứu nhằm cải thiện các điều trị đang có bao gồm giảm tác dụng phụ của thuốc, đơn giản hoá phác đồ để tăng mức tuân thủ và xác định trình tự điều trị tốt nhất để tránh đề kháng thuốc.

Kể từ khi AIDS được cộng đồng ý thức, nhiều phương thức y học thay thế đã được dùng để điều trị triệu chứng. Trong thập kỉ đầu tiên khi chưa có biện pháp điều trị hữu hiệu, nhiều bệnh nhân AIDS dùng nhiều loại điều trị thay thế như mát-xa, thảo dược và châm cứu. Không biện pháp nào trong số đó cho thấy hiệu quả thực sự hoặc lâu dài trên virus ở các thử nghiệm có kiểm soát, nhưng chúng có lẽ nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Hiện chúng được dùng phối hợp với điều trị quy ước để cải thiện triệu chứng, như đau, ăn mất ngon... Chúng vẫn được sử dụng đơn thuần bởi những người tin rằng AIDS không phải do HIV gây ra.

Năm 2005 Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật của Hoa Kì khuyến cáo phác đồ thuốc HIV 28 ngày cho những người tin là họ đã tiếp xúc với virus. Phác đồ này đã được chứng minh có hiệu quả ngăn ngừa virus gần 100% nếu bệnh nhân áp dụng điều trị trong vòng 24 giờ sau phơi nhiễm. Độ hiệu quả giảm còn 52% nếu áp dụng điều trị trong 72 giờ; phác đồ này không được khuyến cáo dùng nếu quá 72 giờ sau phơi nhiễm.

Pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS (sửa đổi) sẽ được trình Chính phủ cuối năm nay

Ngày 18/11/2004. Cập nhật lúc 16h 58'

Đã 9 năm trôi qua kể từ khi Pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS được ban hành. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đại dịch HIV/AIDS cũng có những diễn biến mới phức tạp dẫn đến nhiều quy định của pháp lệnh không còn phù hợp, cần được bổ sung hoặc ban hành mới.

Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được ghi nhận (năm 1989) đến nay, nhận thức của cộng đồng về đại dịch đã có những thay đổi đáng kể. Đặc biệt là nhận thức của các cấp lãnh đạo và bản thân những người có HIV. Nếu như trong thời gian trước, người có HIV thường được gọi bằng các danh tính như người nhiễm HIV, đối tượng nhiễm HIV/AIDS... thì nay danh tính ấy cần được đổi lại bằng cách gọi ít mang tính kỳ thị hơn, nhiều ý kiến cho rằng nên thay bằng “người có HIV”. Khi nhận thức về HIV/AIDS cao hơn, vấn đề quyền của người có HIV cũng như trách nhiệm của xã hội với cộng đồng này càng hay được nhắc đến. Những vấn đề như chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người có HIV được đòi hỏi bổ sung cụ thể hơn nữa. Người có HIV nếu bị kỳ thị, phân biệt đối xử, bị cho thôi việc hoặc từ chối khám chữa bệnh sẽ phải khiếu nại ở cơ quan tổ chức nào - đó là câu hỏi mà một người có HIV đang làm việc cho một tổ chức phi chính phủ đặt ra. Câu chuyện về sự nhầm lẫn ở Hoành Bồ (Quảng Ninh) vẫn còn nóng hổi tính thời sự và vấn đề quy định labô nào được phép công bố kết quả xét nghiệm HIV đang được đề cập tới. Pháp lệnh (sửa đổi) cần bổ sung thêm cả vấn đề giữ bí mật thông tin cho người xét nghiệm HIV, trong trường hợp thông tin bị lộ thì cũng cần có quy định xử phạt cụ thể. Nếu Pháp lệnh đã “bảo đảm” quyền của người nhiễm HIV/AIDS thì cũng có nghĩa là sẽ cần áp dụng chế tài xử phạt đối với những người hay cơ quan vi phạm các quyền này. Bên cạnh đó, để bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, cũng cần bổ sung thêm khoản nghiêm cấm người có HIV dựa vào bệnh của mình để đe dọa người khác.

Những vấn đề đang thu hút sự quan tâm của Chính phủ và người dân như đề nghị hợp pháp hóa việc cung cấp bơm kim tiêm sạch (BKTS) và bao cao su (BCS) trong các hoạt động liên quan đến tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, vấn đề thuốc điều trị cho người có HIV/AIDS cũng cần đưa vào Pháp lệnh (sửa đổi).

Theo đề xuất của ban soạn thảo dự thảo Pháp lệnh, các vấn đề mà Pháp lệnh hiện hành quy định cần được loại bỏ bao gồm vấn đề về xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS đối với người có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS khi khám sức khỏe định kỳ, quy định khai báo tình trạng nhiễm HIV/AIDS của người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, chế độ bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp cho người trực tiếp quản lý chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS, quy định về ngành nghề người nhiễm HIV/AIDS không được làm, vấn đề quản lý nhà nước về công tác phòng chống nhiễm HIV/AIDS, khen thưởng và xử lý vi phạm. Một số vấn đề được kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình mới như quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV; vấn đề xét nghiệm bắt buộc; xét nghiệm tự nguyện; an toàn truyền máu; vấn đề vô khuẩn, phòng, chống lây chéo HIV trong cơ sở y tế; vấn đề quản lý, chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS; trách nhiệm của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp trong công tác phòng chống AIDS...

Trong dự thảo Pháp lệnh (sửa đổi) sẽ có thêm một số những quy định mới như quy định về vấn đề trẻ em nhiễm HIV/AIDS bị bỏ rơi; vấn đề tiếp cận thuốc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS, về chế độ cho người bị phơi nhiễm với HIV, người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; về nghiên cứu khoa học và đạo đức trong nghiên cứu sản xuất vacxin, sinh phẩm chẩn đoán HIV, thuốc điều trị HIV/AIDS; vấn đề tạm đình chỉ chấp hành phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS; phòng chống HIV/AIDS trong các nhóm dân cư di biến động; vấn đề quỹ phòng chống HIV/AIDS.

Dự án Pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS (sửa đổi) đang được Bộ y tế tiến hành và sẽ được trình Chính phủ vào cuối tháng 12/2004 và đầu năm 2005, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét để ban hành Pháp lệnh này. Việc trưng cầu ý kiến của các bộ, ban ngành, các cấp cũng như ý kiến của những người có HIV là rất cần thiết để Pháp lệnh mới đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS.

Phòng chống HIV/AIDS: Cần thay đổi cách truyền thông
15:57' 01/12/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) -Đã đến lúc cần thay biện pháp truyền thông về HIV/AIDS. Tháng 12 này, sẽ có một chương trình truyền hình mà trong đó người không nhiễm sánh vai cùng người nhiễm...

Trong 15 năm qua (1990-2005), truyền thông về HIV/AIDS ở Việt Nam ít nhiều đạt được những thành công nhất định, như giúp người dân hiểu biết hơn về ba đường lây truyền chính của căn bệnh (thay vì trước đây người ta đã cho rằng HIV/AIDS là căn bệnh của nước ngoài, HIV được “nhập khẩu” và lây truyền ở Việt Nam là do những người nằm trong nhóm tệ nạn xã hội); đi sâu vào từng tầng lớp như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, công nhân, sinh viên, học sinh; Đặc biệt, truyền thông cũng giúp cho các tuyên truyền viên tiếp cận được nhiều hơn nữa với đối tượng đích, là “cội nguồn” của sự lây truyền.

Bên cạnh những điều đạt được, truyền thông về HIV/AIDS trong thời gian qua vẫn nặng tính “hù dọa” hơn là giải thích. Thật sự chưa làm thay đổi hành vi cũng như động viên cộng đồng trong toàn xã hội tham gia tích cực vào việc phòng, chống HIV/AIDS.

Lệch đường ray

Qua các kênh thông tin, truyền thông về HIV/AIDS thường đưa ra các tiểu phẩm, hình ảnh, pano áp phích rùng rợn về căn bệnh thế kỷ. Những chương trình về HIV/AIDS trên ti vi, báo chí, sân khấu, ca nhạc, tranh ảnh, pano áp phích, tờ rơi tuyên truyền...chúng ta có thể bắt gặp những hình ảnh ghê sợ như đầu lâu xương chéo, quả cầu gai hay những thân hình người gầy guộc, tiều tụy...

Những hình ảnh này tuy giúp người dân cảnh giác với HIV và nhận biết sự nguy hiểm của mại dâm ma túy, nhưng vô hình trung tạo ra trong tiềm thức mọi người sự né tránh con ếch với một tâm lý ghê sợ, làm tăng sự kỳ thị với người mắc bệnh.

Điều đó vô tình làm suy yếu những cố gắng tốt đẹp của chương trình phòng chống HIV/AIDS nhằm làm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV. Và ngày nay các cơ quan ban ngành phải lên tiếng tìm mọi cách để xóa bỏ khoảng cách, xoá bỏ sự kỳ thị với những người nhiễm HIV. Đây cũng là rào cản khá lớn của việc phòng chống HIV/AIDS trong thời điểm hiện tại.

TS. Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS Quốc gia:

Sắp tới chúng tôi sẽ không đi theo kiểu “hù dọa” bằng những khẩu ngữ, pano áp phích mà tuyên truyền mang tính chất đi sâu vào từng đối tượng. Cụ thể, cuối tháng 12 này sẽ có một chương trình truyền hình, trong đó những người nhiễm HIV và những người bình thường cùng đi chơi, uống bia, tâm sự và tham gia công tác xã hội...

Trong luật pháp có qui định rõ, có công bố tình trạng nhiễm hay không là do người nhiễm quyết định. Không ai có quyền công bố hình ảnh của họ với bất kỳ hình thức nào khi chưa có ý kiến của họ, trong thời gian tới vẫn thế. Gần đây, đặc biệt là chuẩn bị cho ngày Quốc tế phòng chống HIV/AIDS 1/12 - đã có nhiều người công bố tình trạng nhiễm của mình. Theo tôi, đấy là dấu hiệu tốt.

Qua đây, chúng tôi cũng mong muốn các kênh truyền thông góp phần hơn nữa để chống lại sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người có HIV. Bản thân những người nhiễm HIV/AIDS là những bệnh nhân đang cần sự giúp đỡ, cộng đồng nên dang tay ra đón lấy và giúp đỡ họ. Nên xóa bỏ hình ảnh người có nhiễm HIV/AIDS là hình ảnh của một người ma túy, mại dâm.

Thực tế, những người nhiễm HIV còn khỏe mạnh vẫn có thể đóng góp nhiều cho cộng đồng. Thế nhưng truyền thông trong thời gian qua thường hay tập trung miêu tả phần đen tối nhất trong cuộc sống của người nhiễm HIV mà quên đi những điều họ đã làm và đóng góp cho xã hội, chủ yếu đi sâu về họ ở giai đoạn AIDS. Điều này khiến cộng đồng ngộ nhận người có nhiễm virus là vô dụng. Truyền thông chưa hoặc quên mất đi hình ảnh những người nhiễm HIV còn có nhiều khả năng kéo dài sự sống, sống khỏe mạnh để làm việc và cống hiến nhiều cho xã hội.

Ở Việt Nam thời gian qua, có thể nói truyền thông và HIV/AIDS đã đi lệch đường ray vì đã gắn HIV/AIDS với tệ nạn xã hội bằng nhiều hình thức. Trong nhiều bức tranh, những chữ ma túy, mại dâm và HIV/AIDS thường đi liền nhau, ngụ ý những hiện tượng này là bạn đồng hành và HIV cũng là tệ nạn.Không ít người từ lớn tuổi đến những trẻ em ở độ tuổi học sinh tiểu học đều thuộc lòng câu “ma túy, mại dâm là mầm sida”. Ma túy, mại dâm là hai đối tượng trong nhóm tệ nạn xã hội đã, đang lên án. Đây lại là cội nguồn của sự lây nhiễm, từ một cách suy luận phổ thông nhất vẫn hiểu người có HIV/AIDS đều bước ra từ tệ nạn.

Câu khẩu ngữ đã bắt người đọc đánh đồng nạn nhân và tệ nạn là một.

Đấy là những nguyên nhân khiến người có mang HIV/AIDS bị miệt thị, xa lánh.

Tích cực

Đã đến lúc, việc phải lập tức thay đổi cách thức truyền thông về AIDS là điều cần thiết. Các tranh ảnh, tiểu phẩm, ca khúc, phóng sự về HIV xuất hiện trên các kên thông tin truyền thông của báo, đài cũng cần đến lúc phải đưa ra những mảng màu cuộc sống của người có HIV tươi sáng hơn. Vì vậy, truyền thông về HIV/AIDS không nên chỉ dừng lại, dựa vào các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến mà cần có sự giao tiếp giữa các cá nhân trong cộng đồng với nhau.

Và đây cũng là thời điểm cần phải gỡ bỏ các họa phẩm, những panô ap phích cũ nơi công cộng, thay vào những bức tranh mới với thông điệp luôn cảnh giác với HIV/AIDS nhằm tuyên truyền rằng HIV cũng là một căn bệnh, không phải tệ nạn, người nhiễm HIV vẫn sống bình thường và không gây hại cho cộng đồng nếu biết cách phòng ngừa.

Trong thời gian dài vừa qua, thông điệp và hình thức truyền thông về HIV/AIDS cho thanh thiếu niên còn mang tính chung nhất, chưa tác động lớn tới nhận thức về HIV/AIDS. Cần xây dựng thông điệp cũng như phương thức truyền thông có hiệu quả của quốc tế đến với tất cả người dân từ thành phố đến nông thôn nói chung, trong thanh thiếu niên nói riêng, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Điều này cần được thực hiện thường xuyên, liên tục tránh cảm giác tuyên truyền theo kiểu “đến hẹn lại lên” để nhằm đối phó và vì thành tích.

Điều mà cộng đồng đang mong muốn hiện nay là: truyền thông tuyên truyền về HIV/AIDS phải hướng tới yếu tố tích cực, từ đó giúp cộng đồng có cái nhìn bình đẳng với người hiện đang chung sống với HIV/AIDS tại Việt Nam.

Cần có biện pháp mạnh: kim tiêm, bao cao su và Methadone

(Trao đổi với TS Lê Trần Lâm - chuyên viên Project Policy Việt Nam)

- Xin ông cho biết tốc độ lan truyền của HIV/AIDS ở VN hiện nay so với thế giới và khu vực?

Rất nhanh, đặc biệt so với Thái Lan và Trung Quốc. Tốc độ lan truyền của HIV/AIDS ở VN hiện nay gần giống với ở Thái Lan cách đây 13 năm, và có phần mạnh mẽ hơn. Do VN nằm trong vùng ma túy, tam giác vàng Myanma - Thái Lan - Trung Quốc. VN lại có tới 25 tỉnh giáp biên giới.

Phía Bắc giáp các tỉnh có tỷ lệ người nhiễm HIV - AIDS trong nhóm ma túy rất cao của TQ. Nguồn lây nhiễm xuất phát cả từ những gái mại dâm hoạt động 2 bên biên giới Việt Trung lẫn những người đàn ông buôn bán ma túy qua lại 2 nơi đó. Từ phía Tây, hoạt động mại dâm ở 9 tỉnh giáp biên giới Campuchia diễn ra rất mạnh mẽ, đặc biệt ở những vùng Hậu Giang, Kiên Giang... Những cô gái hành nghề mại dâm cũng "phát tán" mầm bệnh lên cả TP.HCM và ra Hà Nội. Phía Lào buôn bán ma túy và mại dâm cũng diễn ra sôi động.

Rõ ràng, VN bị "đánh" từ cả 4 phía, cả từ các vùng biên giới và trong nội bộ.

Anh đánh giá như thế nào về đội ngũ tư vấn ở VN?

- Nhìn chung vẫn còn yếu nếu xét cả từ 2 cấp độ. Những cán bộ y tế cấp cao làm công tác y tế công cộng thì chưa được đào tạo nghiệp vụ và chưa gần gũi người bệnh.

Các bác sĩ điều trị thì tuy có bằng cấp chuyên môn nhưng chưa được tập huấn về nghiệp vụ tư vấn, về xã hội học hay tâm lý học. Các nước như Thái Lan, Trung Quốc rất chú trọng bồi dưỡng công tác xã hội học và tâm lý học cho đội ngũ bác sĩ tư vấn HIV/AIDS. Hiện giờ, nếu cần, bệnh nhân có thể đến bệnh viện để được tư vấn miễn phí nhưng thường thì buổi tư vấn chỉ rất ngắn và sơ sài.

Những người bị nhiễm HIV, khi bị sốt, sẵn sàng ra hiệu thuốc mua kháng sinh và uống theo hướng dẫn của bà bán thuốc hơn là theo đơn của bác sĩ. Rõ ràng việc tư vấn ở VN đang bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý.

Hiện nay, Luật đã có chế độ riêng cho người làm công tác tư vấn miễn phí hay chưa?

- Chưa. Vì có người cho rằng, công tác tư vấn phải gắn với các bác sĩ, y tá chứ không phải người làm công tác y tế công cộng. Đội ngũ làm y tế công cộng chưa được đề cao đúng mức.

Hiện nay, nhiều tổ chức phi chính phủ làm công tác tư vấn rất tốt nhưng ít người bệnh biết để tìm đến. Mối liên kết giữa các tổ chức cũng rất lỏng lẻo. Truyền thông đã không làm được việc cung cấp các địa chỉ tư vấn cho bệnh nhân.

Lâu nay chúng ta vẫn nói nhiều về vấn đề chống sự kỳ thị người lây nhiễm. Nhưng liệu có mâu thuẫn giữa việc bảo đảm tính nhân văn với người bị nhiễm HIV và bảo vệ quyền lợi cộng đồng? Nếu giấu thông tin về người bị bệnh thì cộng đồng có thể bị phơi nhiễm khi tiếp xúc với bệnh nhân mà không biết?

- Đây là vấn đề tâm lý. Không chỉ ở châu Á mà cả châu Mỹ, tâm lý con người cũng giống nhau thôi. Nếu chúng ta bí mật thông tin, người nhiễm HIV sẽ nghĩ về những điều tốt đẹp. Nhưng trên thực tế ở cộng đồng, ngay cả những người ruột thịt cũng rất e ngại tiếp xúc với người bị bệnh.

Trên thế giới đã có những nghiên cứu lớn cho thấy, việc kỳ thị của cộng đồng càng gây nhiều tác hại, ví dụ, tỷ lệ tội phạm gia tăng.

Vậy nên, với cộng đồng bị nhiễm, nên dấy lên một phong trào, rằng xã hội không hề kỳ thị nếu các anh chị sống an toàn và không để lây nhiễm ra xã hội.

Hiện chúng ta đang tiến hành các biện pháp an toàn như phát bao cao su và kim tiêm sạch cho những người bị nhiễm bệnh. Liệu chúng ta có nên khoanh vùng đối tượng để tránh bị hiểu nhầm là đang khuyến khích cho việc lây lan ra cộng đồng hay không?

- Đây là những biện pháp đã được nhiều nước tiên tiến thực hiện. Các điều tra xã hội học đã chứng minh rằng, việc phát kim tiêm sạch cho người bị bệnh đã làm giảm hẳn tỷ lệ lây nhiễm ra cộng đồng. Ví dụ bên Thái Lan, người ta tiến hành chương trình 100% bao cao su, phát không miễn phí cho gái mại dâm và bất kỳ người khách qua đường nào. Chỉ vướng chương trình Methadone chưa được Chính phủ phê duyệt.

Anh có thể nói rõ hơn về thuốc Methadone?

- Đây là một loại thuốc gây nghiện nhưng nhẹ hơn heroin. Khi bệnh nhân lên cơn, cho họ uống Methadone, họ sẽ quên đi heroin và không còn trộm cắp hay phá phách để mua bằng được heroin nữa.

Trong hơn một năm vừa rồi, chúng tôi đã cố gắng chứng minh hiệu quả thực tế và khoa học của thuốc Methadone. Nếu đưa vào sử dụng, thuốc sẽ giúp hạn chế tỷ lệ tội phạm. Bởi heroin rất đắt và liều "phê" cực nặng, nếu dùng nó, người ta sẽ càng lấn sâu vào tội lỗi.

Tóm lại chúng ta cần có những biện pháp nào để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của HIV/AIDS?

- Phải huy động tổng lực. Trước hết, truyền thông phải mạnh mẽ, cụ thể, phụ thuộc vào bối cảnh văn hóa vùng miền. Không nên dùng những khẩu hiệu mạnh kiểu: "Đừng dùng kim tiêm bẩn" mà phải là những khẩu hiệu có tính chất khuyến khích trách nhiệm. Hơn nữa, phải cung cấp thêm hiểu biết cho người bệnh. Ví dụ, với những người đã bị lây nhiễm, không thể ngăn cản họ thôi dùng heroin. Vô ích! Nên đưa cho họ địa chỉ cung cấp miễn phí bơm kim tiêm sạch và thuốc Methadone, khuyên họ nên đối xử với "bạn tình" có trách nhiệm.

Thứ 2, tư vấn cũng phải rất cụ thể và tùy bối cảnh. Hiện chúng ta chưa có một đội ngũ tư vấn ở cộng đồng để làm chi tiết như lên lịch uống thuốc, lên lịch khám chữa bệnh, tìm hiểu tác dụng phụ của việc điều trị. Bởi thuốc điều trị HIV/AIDS phải kiên trì dùng cả đời.

Hiện, bệnh nhân vẫn được đưa vào khoa lây để điều trị bệnh truyền nhiễm. Nhưng đội ngũ của chúng ta đang còn mỏng nên chưa thể làm được hết.

Hơn nữa, chúng ta cần có biện pháp can thiệp mạnh: Bơm kim tiêm, bao cao su và thuốc Methadone.

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), mỗi ngày thế giới có 14.000 người nhiễm HIV, trong đó 95% người nhiễm mới thuộc các nước đang phát triển. Toàn cầu hiện có 44,3 triệu người nhiễm HIV, đã có hơn 30 triệu người đã tử vong do AIDS; Việt Nam đã có 100.000 người nhiễm HIV, trong đó 16.000 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Chủ đề “Quyết tâm ngăn chặn AIDS: biến cam kết thành hiện thực” được lựa chọn năm nay nhằm nhấn mạnh quyết tâm ngăn chặn đại dịch AIDS tại mỗi quốc gia.

Cùng ngày đã diễn ra lễ trao giải “Hội thi thông điệp qua ảnh: chúng tôi nói về chúng tôi” do Tạp chí AIDS và cộng đồng, Tổ chức ActionAID tổ chức với hơn 400 tác phẩm tham dự, đều do những người nhiễm HIV chụp, phản ánh đời sống, công việc của những người nhiễm HIV, những mô hình hay, những tấm gương tốt trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Ban Tổ chức đã trao giải nhất cho Hồ Hải Phong (TP.HCM) cùng 15 giải thưởng cho các tác giả khác.

Ngày AIDS thế giới (1-12): đại dịch vẫn gia tăng

TTO - Hôm nay 1-12, hơn 190 nước trên khắp thế giới kỷ niệm ngày thế giới phòng chống AIDS. Bất chấp các nỗ lực của Liên hiệp quốc cũng như của các nước, căn bệnh này vẫn đang gia tăng.

Theo số liệu do Liên hiệp quốc công bố, số người bị nhiễm HIV toàn thế giới là 40,3 triệu người, và theo nhận định của Liên hiệp quốc thì châu Phi là nơi dịch bệnh này hoành hành dữ dội nhất.

Tuy nhiên các nước châu Á đang là khu vực “tiềm tàng”, trong đó có các nước Trung Á, Indonesia... Hôm 29-11, Irina Savchenko, điều phối viên chương trình chống AIDS (UNAIDS) của Liên hiệp quốc tại Trung Á cho biết mặc dù số ca nhiễm HIV và AIDS không được ghi nhận thường xuyên ở châu Á, đại dịch vẫn đang gia tăng ở khu vực này do nghiện ma tuý, tình dục không an toàn và các nhân tố khác.

Các con số thống kê cho thấy 5 quốc gia Trung Á gồm Kazakhstan, Turkmenistan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan hiện đã có khoảng 50.000 bệnh nhân HIV/AIDS, trong đó 1/3 thuộc Kazakhstan.

Isidora Erasilova, người đứng đầu trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa AIDS quốc gia của Kazakhstan cho biết nước này ghi nhận có 5.440 bệnh nhân HIV, 313 trong số đó đã phát triển thành AIDS và 65 người thiệt mạng vì căn bệnh thế kỷ. Trong 10 tháng đầu năm nay, Kazakhstan có 747 bệnh nhân HIV, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lời cảnh báo cũng được đưa ra đối với Indonesia, quốc gia đông dân thứ tư trên thế giới. Peter Piot, một quan chức hàng đầu của UNAIDS cho biết Indonesia cần tăng cường hợp tác trong cuộc chiến chống lại đại dịch toàn cầu này. “Tôi cảm thấy Indonesia là một vị trí mới của đại dịch AIDS và tôi rất lo lắng khi chứng kiến sự yếu ớt trong phản ứng với AIDS ở nước này”, ông nói. Chỉ tính riêng tỉnh Papua ở cực đông Indonesia đã có 90.000-130.000 người nhiễm HIV, chiếm 30% số ca nhiễm HIV của cả nước.

LHQ cho rằng số tiền 3,7 tỷ USD của Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét chưa đáp ứng được 50% số tiền tối thiểu cần thiết.

Cầu nguyện cho bệnh nhân AIDS tại Nam Kinh, Trung Quốc

Trong ngày 1-12, LHQ tổ chức một số hoạt động, trong đó nổi bật là tổ chức cho 10 triệu trẻ em từ 60 nước cùng đồng loạt học về phòng chống AIDS thông qua hệ thống tình nguyện viên thuộc tổ chức Phong trào toàn cầu vì trẻ em (GMC).

Tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Y tế Gao Qiang cho biết mục tiêu 5 năm tới của Trung Quốc trong phòng chống AIDS là giữ số người bị nhiễm virus HIV dưới mức 1,5 triệu người vào năm 2010. Từ ngày 1-12, Trung Quốc sẽ chính thức phát động chương trình giáo dục về AIDS, tập trung vào số lao động di cư, nông dân và sinh viên, là những đối tượng có nguy cơ lây bệnh cao.

Tại Nhật Bản, các nhân viên y tế đã phát bao cao su miễn phí; tại Ấn Độ, một công ty phần mềm đã bắt đầu các trò chơi tăng cường các cảnh báo qua điện thoại di động vào ngày AIDS thế giới. Ấn Độ cũng tập trung tuyên truyền vào các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao là gái mại dâm nghèo và đội ngũ lái xe liên tỉnh...

-----------------------
26,7 triệu USD phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên
18:18' 09/09/2006 (GMT+7)

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số Gia đình & Trẻ em Lê Thị Thu vừa cho biết, Việt Nam sẽ triển khai Dự án phòng chống HIV/AIDS dành riêng cho thanh niên từ năm 2006-2011 với tổng kinh phí lên tới 26,7 triệu USD.
Soạn: AM 890231 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Việt Nam sẽ triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên với tổng kinh phí 26,7 triệu USD

Vốn thực hiện dự án do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hỗ trợ 20 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Dự án phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên, được triển khai ngày 8/9, tại Hà Nội, gồm các hoạt động tuyên truyền giáo dục ở 15 tỉnh, thành phố trọng điểm.

Giai đoạn I dự án được triển khai tại 5 tỉnh phía Bắc gồm Hà Nội, Quảng Ninh, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Tây; giai đoạn 2 mở rộng thêm 10 tỉnh gồm Hải Dương, Điện Biên, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Dương, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Hoạt động của dự án nhằm nỗ lực phòng ngừa, ngăn chặn và bước đầu làm giảm sự lây lan của HIV/AIDS ra cộng đồng, đồng thời góp phần tăng khả năng tiếp cận của thanh niên tới những phương tiện phòng ngừa hiệu quả.

---------------------
Tổng kết 10 năm công tác phòng chống HIV/AIDS


Hà Nội ( Ttxvn 5/4/2001)

Trong hai ngày từ 5/4 đến 6/4, ủy ban quốc gia phòng chống Aiđs và phòng chống tệ nạn ma túy mãi dâm đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống Hiv/aids giai đoạn 1990-2000.

Đến dự có bà Nguyễn Thị Bình, Phó Chủ tịch nước, ông Phạm Gia Khiêm Phó thủ tướng, Chủ tịch ủy ban Quốc gia Phòng chống Aids và tệ nạn ma túy mãi dâm và đại diện của nhiều sứ quán, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ quốc tế đóng tại Việt Nam.

Trong báo cáo tại Hội nghị, Bộ Trưởng Bộ Y tế Đõ Nguyên
Phương, Phó Chủ tịch ủy ban quốc gia phòng chống Aids cho biết mục tiêu phòng chống Aids của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005 là hạn chế tốc độ lây truyền Hiv/aids trong công đồng dân cư; làm chậm quá trình tiến triển của Hiv thành Aids và giảm tác hại của Hiv/aids đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

Trong đó một số mục tiêu cụ thể cần đạt được trong giai đoạn này là trên 90% cán bộ, viên chức nhà nước, cán bộ các đoàn thể, lực luợng vũ trang học sinh sinh viên; trên 80% nhân dân ở thành thị, 70% nhân dân ở các vùng miền núi, nông thôn có hiểu biết và có thái độ tích cực đối với công tác phòng chống Aids.

Đến năm 2005, 90% người nhiễm Hiv/aids được quản lý, chăm sóc và tư vấn. Tất cả các bà mẹ mang thai bị nhiễm Hiv đều được
tư vấn và chăm sóc thích hợp. 40 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có khả năng tự đánh giá và tự dự báo về diễn biến của nhiễm Hiv/aids ở địa phương , đảm bảo tất cả các túi máu được sàng lọc Hiv trước khi truyền ở tất cả các tuyến. Xây dựng các phòng thí nghiệm chuẩn cho tất cả các tỉnh thành phố, thành lập các trung tâm điều trị chăm sóc các bệnh nhân Aids có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, xây dựng và củng cố hệ thống điều trị, cải thiện các dịch vụ y tế trong chăm sóc bệnh nhân Aids, khuyến khích việc áp dụng các thuốc đông y trong điều trị bệnh nhân Aids và phát triển các loại hình tự chăm sóc giữa nhóm người nhiễm và lấy gia đình làm nền tăng cho việc chăm sóc người nhiễm.

Ông Phương cho biết trong thời gian qua, công tác thông tin giáo dục truyền thông về phòng chống Aids ngày càng được triển khai rộng khắp, huy động được nhiều lực lượng và phương tiện truyền thông và đến nay mức độ hiểu biết cần thiết về phòng tránh Hiv/aids của nhân dân trong độ tuổi 15-49 đạt từ 60 đến 70%. Sự kỳ thị và sợ hãi đối với người nhiễm Hiv/aids giảm: đã có 54% gia đình có người nhiễm Hiv/aids chấp nhận chăm sóc người nhiễm Hiv tại nhà. Tỷ lệ người nhiễm Hiv/aids được quản lý - chăm sóc - tư vấn tăng từ 10% năm 1994 lên 65% năm 1999. 77,4%
người nhiễm đã được cán bộ y tế chăm sóc, gần 90% được hỗ trợ về thuốc men y tế và gần 40% được hỗ trợ vật chất. Nhiều mô hình giảm thiểu nguy cơ được thử nghiệm ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh đã được rút kinh nghiệm và mở rộng ra 30 tỉnh thành phố. Tỷ lệ người nghiện chích ma túy, gái mãi dâm biết sử dụng những biện pháp phòng tránh lây nhiễm Hiv tăng.

Mặc dầu vậy, công tác thông tin giáo dục tuyên truyền vẫn chưa đến được các đối tượng, chưa đáp ứng được kịp thời diễn biến nhanh và phức tạp của tình hình dịch. Mạng lưới truyền thông trực tiếp , tư vấn tạicộng đồng còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Nhận thức của dân còn chưa đầy đủ so với yêu cầu. Công tác an tòan trong truyền máu và an toàn trong dịch vụ y tế dịch vụ xã hộ chưa được giám sát chặt chẽ, nhất là trong các dịch vụ xã hội. Ngành Y tế chưa đạt được mục tiêu tất cả các chai máu được sàng lọc trước khi truyền. Còn nhiều tỉnh chưa có khả năng chẩn đoán mẫu nhiễm Hiv.

Ông Phương cảnh báo rằng đến năm 2005, ở Việt Nam sẽ có khoảng 200.000 người nhiễm Hiv, trên 50.000 trường hợp chuyển sang giai đọan Aids và có trên 45.000 người chế do Aids. Đại dịch Hiv/aids ở Việt Nam vẫn trong xu thế phát triển và chứa đựng nhiều nguy cơ gây bùng nổ ở một số nơi, đồng thời sẽ gây nên những hậu quả khó lường về kinh tế xã hội nếu không có một chiến lược phòng chống thích hợp và có hiệu quả.

Từ năm 1990, khi trường hợp nhiễm Hiv đầu tiên được phát hiện
đến ngày 31/12/2000, tổng số người nhiễm Hiv đã được phát hiện là 28.661, trong đó có 4.728 người đã chuyển thành Aids và 2510 người đã tử vong do Aids. Chỉ tính riêng năm 2000, tính trung bình mỗi ngày ở Việt Nam phát hiện được thêm 33 người. Phần lớn các trường hợp nhiễm nằm trong đối tượng nghiện chích ma túy và người mại dâm và khoảng 70 đến 80% số người nhiễm Hiv đang ở độ tuổi dưới 30. Hiện nay Hiv/aids đã lan ra cộng đồng dân cư bình thường. Tỷ lệ thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự tăng từ 0% năm 1994 lên 0,96% vào năm 2000; tỷ lệ nhiễm Hiv trong phụ nữ mang thai tăng từ 0,02% vào năm 1994 lên 0,20% năm 2000./.