diemxua
13-09-2006, 11:28 AM
Bánh hỏi
Bánh hỏi bày bán ở khắp chợ quê ở Bình Định, giá chỉ 4.000-5.000 đồng một ký. Mỗi bữa ăn sáng cả nhà chỉ cần một ký bánh với vài cái bánh tráng nướng cũng đủ no bụng. Nếu tiếp đãi bạn bè, bà con thân thuộc thêm vài đĩa thịt heo luộc nữa thì tuyệt.
Ăn món bánh này chẳng cần có rau thơm mà chỉ cần nước chấm với mắm cái hay nước mắm nhĩ thơm ngon, trong khi người miệt đồng thì dùng nước chấm bằng mắm cua đồng hay nước mắm chấm lạc. Nhiều gia đình còn dùng bánh thay các bữa cơm, no bụng lại rẻ tiền.
Bánh hỏi làm bằng bột gạo, phải chọn gạo lúa cũ đem xay lấy bột rồi "sú" để qua đêm cho bột nở đều. Sau đó đem nhồi thành từng khối lớn hình bầu dục, gọi là "vặn", nặng chừng một ký.
Khuôn bánh làm bằng thiếc hay bằng đồng hình khối lăng trụ cao từ hai đến ba gang tay, đường kính chừng một gang tay. Khuôn bánh được gắn vào khung gỗ vững chắc có bề cao vừa tầm thắt lưng. Trên khung còn gắn thêm đòn nén bằng gỗ. Phía đáy khuôn được đục thành nhiều lỗ nhỏ li ti đều đặn để bột bánh khi bị nén sẽ thoát ra ngoài. Khi làm bánh người thợ bỏ một "vặn" bột vào khuôn rồi dùng đòn nén nén thật chặt. Bột bánh thoát ra khỏi khuôn thành từng sợi dài. Người bắt bột chỉ ngồi chờ sẵn, nhẹ nhàng đưa tay bắt lấy từng đoạn xếp lên chiếc vỉ nan tre. Khi nào sắp đủ một vỉ thì đưa đi hấp cách thuỷ.
Bánh chín đưa ra để nguội dùng dầu lạc đã khử sẵn thoa lên mặt bánh để khỏi bị khô và dính chùm lẫn nhau. Sau đó, xếp bánh ngay ngắn thành nhiều lớp trong chiếc thúng tre đã lát sẵn lá chuối rồi đậy kín. Khi nào có ai mua, người bán mới bắt bánh sắp lên đĩa, rồi thoa lên mặt một lớp lá hành hay lá hẹ thái nhỏ đã xào dầu bay mùi thơm phức.
Bánh ngon là khô ráo, sợi nhỏ, vừa dai và dẻo, không bị nhão hoặc bị chua. Nghề làm bánh đòi hỏi nhiều công sức và kinh nghiệm trong nghề, quan trọng nhất là khâu chọn gạo và sú bột.
Bánh hỏi rất được người Bình Định ưa thích. Trong các bữa tiệc ở nông thôn thường có món bánh hỏi thịt heo luộc, nếu sang hơn thì có món thịt heo quay vừa bình dân nhưng cũng vừa trang trọng. Thực khách vừa ăn vừa thăm hỏi lẫn nhau, rôm rả, thắm đượm tình bà con làng xóm.
Bánh hỏi bày bán ở khắp chợ quê ở Bình Định, giá chỉ 4.000-5.000 đồng một ký. Mỗi bữa ăn sáng cả nhà chỉ cần một ký bánh với vài cái bánh tráng nướng cũng đủ no bụng. Nếu tiếp đãi bạn bè, bà con thân thuộc thêm vài đĩa thịt heo luộc nữa thì tuyệt.
Ăn món bánh này chẳng cần có rau thơm mà chỉ cần nước chấm với mắm cái hay nước mắm nhĩ thơm ngon, trong khi người miệt đồng thì dùng nước chấm bằng mắm cua đồng hay nước mắm chấm lạc. Nhiều gia đình còn dùng bánh thay các bữa cơm, no bụng lại rẻ tiền.
Bánh hỏi làm bằng bột gạo, phải chọn gạo lúa cũ đem xay lấy bột rồi "sú" để qua đêm cho bột nở đều. Sau đó đem nhồi thành từng khối lớn hình bầu dục, gọi là "vặn", nặng chừng một ký.
Khuôn bánh làm bằng thiếc hay bằng đồng hình khối lăng trụ cao từ hai đến ba gang tay, đường kính chừng một gang tay. Khuôn bánh được gắn vào khung gỗ vững chắc có bề cao vừa tầm thắt lưng. Trên khung còn gắn thêm đòn nén bằng gỗ. Phía đáy khuôn được đục thành nhiều lỗ nhỏ li ti đều đặn để bột bánh khi bị nén sẽ thoát ra ngoài. Khi làm bánh người thợ bỏ một "vặn" bột vào khuôn rồi dùng đòn nén nén thật chặt. Bột bánh thoát ra khỏi khuôn thành từng sợi dài. Người bắt bột chỉ ngồi chờ sẵn, nhẹ nhàng đưa tay bắt lấy từng đoạn xếp lên chiếc vỉ nan tre. Khi nào sắp đủ một vỉ thì đưa đi hấp cách thuỷ.
Bánh chín đưa ra để nguội dùng dầu lạc đã khử sẵn thoa lên mặt bánh để khỏi bị khô và dính chùm lẫn nhau. Sau đó, xếp bánh ngay ngắn thành nhiều lớp trong chiếc thúng tre đã lát sẵn lá chuối rồi đậy kín. Khi nào có ai mua, người bán mới bắt bánh sắp lên đĩa, rồi thoa lên mặt một lớp lá hành hay lá hẹ thái nhỏ đã xào dầu bay mùi thơm phức.
Bánh ngon là khô ráo, sợi nhỏ, vừa dai và dẻo, không bị nhão hoặc bị chua. Nghề làm bánh đòi hỏi nhiều công sức và kinh nghiệm trong nghề, quan trọng nhất là khâu chọn gạo và sú bột.
Bánh hỏi rất được người Bình Định ưa thích. Trong các bữa tiệc ở nông thôn thường có món bánh hỏi thịt heo luộc, nếu sang hơn thì có món thịt heo quay vừa bình dân nhưng cũng vừa trang trọng. Thực khách vừa ăn vừa thăm hỏi lẫn nhau, rôm rả, thắm đượm tình bà con làng xóm.