PDA

Xem đầy đủ chức năng : Cố Đô Huế



bupbenhatban
01-06-2005, 06:56 AM
Cố Đô Huế


Tỉnh Thừa Thiên - Huế là tỉnh thuộc dải đất Miền Trung của Việt Nam. Thừa Thiên Huế có diện tích rộng 5.900 km2 với dân số trên 1 triệu người (1.064.000 người - số liệu năm 2000). Tỉnh Thừa Thiên Huế có các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới và thành phố Huế.

Huế là một trong những vùng có nhiều di sản văn hoá. Đến nay, không còn một vùng nào có một số lượng lớn các di tích mà những di tích này vẫn giữ được hình dạng vốn có của nó như ở cố đô này. Ở bờ phía Bắc của sông Hương là một di tích gồm những lâu đài được xây dựng theo kiểu phòng thủ tạo thành một đường vòng cung dài 11Km. Công trình quí giá này gồm hơn một 100 tác phẩm kiến trúc, đã thực sự phản ánh được cuộc sống của vua quan nhà Nguyễn. Giữa những quả đồi ở bờ Nam sông Hương là những lăng tẩm rất đẹp của các vua Nguyễn. Trong số đó nổi tiếng nhất là bốn lăng tẩm mà mỗi lăng được biết đến với cái tên phù hợp với tính cách của mỗi vua và kiểu kiến trúc của mỗi lăng. Đó là lăng Gia Long uy nghi, lăng Minh Mạng oai phong, lăng Tự Đức thơ mộng và lăng Khải Định tráng lệ..

Huế đồng thời còn là một trung tâm quan trọng của Đạo Phật. ở Huế và những vùng lân cận vẫn còn tồn tại hàng chục chùa đã được xây dựng cách đây trên 300 năm và hàng trăm đền, chùa được xây dựng đầu thế kỷ..

Ngoài ra, Huế còn được xem như là nơi bắt nguồn của nhạc cung đình, là nơi có nhiều món ăn truyền thống nổi tiếng và nghề thủ công tinh xảo..

Là thành phố duy nhất trong nước vẫn còn giữ được dáng vẻ của một thành phố thời Trung cổ và nguyên vẹn kiến trúc của một nền quân chủ. Huế đã trở thành một bảo tàng lớn và vô giá. Chính vì vậy, chính phủ đã xếp hạng các di tích ở cố đô Huế như là một tài sản vô cùng quí giá và tháng 12 năm 1993 Huế đã được UNESCO xếp hạng là di tích văn hóa thế giới..

Lăng Gia Long (Khởi công năm 1814 – Hoàn thành năm 1820).

(Thiên Thọ Lăng) .

Đến thăm lăng Gia Long, du khách có thể đi thuyền theo sông Hương khoảng 18Km rồi cập bến lăng, hoặc đi theo đường bộ chừng 16Km, xuống bến đò Kim Ngọc, đi thêm vài cây số nữa thì tới..

Lăng Gia Long thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến. Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ, trong đó có Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và là tên gọi của cả quần sơn này..

Lăng bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất. Từ bờ sông Hương đi vào lăng có con đường rộng hai bên trồng thông và sầu đông cao vút, xanh um, tạo ra một không khí trong mát, tĩnh mịch. Hai cột trụ biểu uy nghi nằm ở ngoài cùng báo hiệu khu vực lăng..

Lăng tẩm nhà vua nằm trên một quả đồi bằng phẳng, rộng lớn. Trước có ngọn Đại Thiên Thọ án ngữ, sau có 7 ngọn núi làm hậu án. Bên trái có 14 ngọn núi làm "tả thanh long" và bên phải có 14 ngọn làm "hữu bạch hổ”..

Lăng Gia Long là một bức tranh tuyệt vời giữa thiên nhiên và kiến trúc đã tạo nên nét hùng vĩ hoành tráng của cảnh quan..

Lăng Minh Mạng (khởi công 1840 – hoàn thành năm 1843).

(Hiếu lăng).

Lăng thuộc địa phận núi Cấm Kê, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch tạo thành sông Hương chảy qua Tp. Huế. Lăng cách Tp. Huế 12Km..

Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc qui mô gồm khoảng 40 công trình lớn nhỏ gồm Cung điện, lâu đài, đình tạ,... được bố trí cân đối trên một trục dọc từ Đại Hồng Môn (ở ngoài cùng) tới chân tường của La Thành sau mộ vua. Các công trình được phân bố trên ba trục lớn song song với nhau mà đường Thần Đạo là trung tâm..

Lăng Minh Mạng với Bi đình, Hiểu đức môn, điện Sùng Ân, Minh Lâu và gần 60 ô chữ chạm khắc các bài thơ trên đó là một bảo tàng thơ chọn lọc của nền thi ca Việt Nam đầu thế kỷ XIX... Ngoài tính cách đăng đối uy nghi, đường bệ, lăng Minh Mạng còn có những nét quyến rũ của thiên nhiên đã được cải tạo để làm bối cảnh cho các công trình kiến trúc. .

Lăng Tự Đức (khởi công năm 1864 – hoàn thành năm 1867).

(Khiêm lăng.

Lăng được xây dựng ở Hữu ngạn Sông Hương, trên núi Dương Xuân, làng Dương Xuân Thượng (cách Huế chừng 8km) giữa một rừng thông bát ngát..

Trong số 13 vua Nguyễn, vua Tự Đức là người uyên thâm nhất về nền học vấn Đông phương, nhất là Nho học. Vua giỏi về cả sử học, triết học, văn học nghệ thuật và đặc biệt là rất sính thơ. Tư chất ấy cũng biểu lộ rõ trên nghệ thuật kiến trúc của lăng vua. Sử cho biết chính nhà vua đã "chuẩn định" (décider) mô thức xây dựng nó. Trong vòng La thành rộng khoảng 12 ha, gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành cụm trên những thế đất phức tạp cao thấp hơn nhau chừng 10m. Nhưng, các hệ thống thống bậc cấp lát đá thanh, các lối đi quanh co lát gạch bát tràng đã nối tất cả các công trình kiến trúc lại thành một thể thống nhất, tương quan, gần gũi..

Lăng Tự Đức là một bài thơ tuyệt tác, một bức tranh sơn thủy hữu tình, gợi cho du khách một "hồn êm thơ mộng" (une douce rêverie)..

Lăng Khải Định (khởi công năm 1920 – hoàn thành năm 1931).

(ứng lăng).

Lên ngôi năm 1916, vua Khải Định chọn triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) cách Huế 10 km để xây dựng lăng mộ. Lăng khởi công ngày 4/9/1920 và kéo dài 11 năm mới hoàn thành..

So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có diện tích nhỏ hơn nhiều (117m x 48,5m) nhưng rất công phu và tốn nhiều thời gian. Nó là kết quả hội nhập của nhiều dòng kiến trúc: Á, Âu, Việt Nam cổ điển và hiện đại.

Lăng Khải Định thực sự là một công trình có giá trị nghệ thuật và kiến trúc. Nó làm phong phú và đa dạng thêm quần thể lăng tẩm ở Huế..

Suza
01-06-2005, 11:07 AM
wowowowow, có người lại làm mình nhớ huế rồi, hic hic, cho hỏi bupbenhatban ở đâu dzị, có phải ở nhật bản ko đó :D:D
Thanks bbnb vì bài post này nhé

bupbenhatban
01-06-2005, 02:07 PM
Ngọ Môn - Huế

http://www.vietscape.com/travel/hue/images/ngo_mon2.jpg

http://www.terragalleria.com/images/vietnam/viet8194.jpeg

Vừa là cổng chính, vừa là bộ mặt Ðại Nội, được xây dựng vào năm 1833 khi Minh Mạng cho quy hoạch lại mặt bằng và hoàn chỉnh hóa tổng thể kiến trúc trong Ðại Nội. Ngọ Môn là một tổng thế kiến trúc đa dạng, phía trên là lầu Ngũ Phụng với chức năng như một lễ đài, dùng để tổ chức một số lễ nghi trọng thể như duyệt binh, lễ xướng tên những người thi đỗ tiến sĩ, lễ ban sóc hàng năm và đây cũng là nơi diễn ra lễ thoái vị của vua Bảo Ðại - vị vua cuối cùng của Việt Nam vào ngày 30/8/1945.

Theo kinh dịch thì các vị vua bao giờ cũng quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ, cho nên ngay từ thời Gia Long (1802-1819), khi xây dựng kinh đô Huế, các nhà kiến trúc đã cho hệ thống thành quách và cung điện ở vào vị thế tọa càn hướng tốn (Tây Bắc - Ðông Nam) cũng có nghĩa là hướng Bắc - Nam, thuộc Ngọ trên trục Tý - Ngọ, do đó Minh Mạng đã đặt tên cho chiếc cổng mới xây ở chính giữa mặt trước hoàng thành là Ngọ Môn, thay cho tên cũ là Nam Khuyết đài..

Hệ thống nền đài cao gần 5m, xây trên mặt bằng chữ U vuông góc, đáy dài 57,77m và cánh 27,06m. Ở phần giữa của nền đài trổ ba lối đi. Ngọ Môn dành cho vua đi, Tả và Hữu Giáp Môn dành cho các quan văn võ theo hầu trong đoàn ngự đạo. Tả và Hữu Dịch môn nằm ở hai cánh của nền đài, dành cho lính tráng và voi ngựa đi..

Hệ thống lầu ngũ phụng có hai tầng, lầu gồm chín bộ mái lợp ngói hoàng lưu ly và thanh lưu ly, lầu dựng trên nền cao 1,14m xây trên nền đài. Ở tầng trên, mái lầu chia ra thành 9 bộ khác nhau.

Tổng thể Ngọ Môn nhìn từ xa như một tòa lâu đài đồ sộ nguy nga, nhưng khi tiếp cận, nó trở thành một công trình kiến trúc xinh xắn, đáng yêu, gần gũi với phong cảnh thiên nhiên và tâm hồn, tình cảm của con người xứ Huế..

An Định Cung - Huế



Cung An Định trước năm 1945 .

Vua Khải Ðịnh (1916-1925) đã cho xây cung điện này từ một vương phủ nhỏ vốn là tiềm để của ông ta . Công trình chưa xong,nhà vua băng hà. Hoàng tộc dùng An Ðịnh Cung làm nơi tiếp khách nước ngoài. Sau đó bà Từ Cung ở đó năm 1945-1950-1968-1975. Cung điện vẫn còn nét kiến trúc truyền thống của nhà Nguyễn cộng với kiến trúc gôtích in đậm trong những phong cách trang trí và các chi tiết kiến trúc như cột trụ, vòm cửa..

Vật liệu xây dựng cũng tây hóa như bất kỳ một công trình nào được xây trong gian đoạn đó. Ði sâu vào lâu đài ta có cảm giác như đi vào một tòa lâu đài của một nhà quý tộc Tây Âu bởi sự phong phú về những phòng ốc, cầu thang, bởi những họa tiết hầu như xa lạ và truyền thống. Lá nho thay thế rồng phụng, hoa hồng thay thế hoa cúc, hoa sen. Ðằng sau cái cống Bêtông-tòa nhà bát giác có tên là Trung lập đình, tòa nhà xinh xắn trong đó để pho tượng đứng của vua Khải Ðịnh nay để ở lăng Khải Ðịnh..

Nội thất Ðại Sảnh gồm 20 phòng nhưng phòng khách và hai phòng chiêu đãi ở tầng 1 là nơi đáng lưu ý. Trên tường phòng khách là sáu bức tranh vẻ cảnh lăng các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức, Khải Ðồng, Ðồng Khánh. Tranh vẽ bột màu trên nền tường và những bộ khung thếp vàng bao quanh- 26 vòm cửa của cả căn phòng làm bằng gỗ mạ vàng với những hoa văn chạm trỗ rất tinh vi, sinh động. .

Có lẻ đây là nơi bảo lưu nhiều kiệt tác sơn son thếp vàng- chính những bức tranh này cùng các họa tiết thếp vàng đã đem lại cho chúng ta sự quen thuộc ấm áp kéo chúng ta ra khỏi cảm giác lọt vào lâu đài phương Tây. Từ tầng này có cầu thang dẫn lên tầng 2,3 nơi trước đây là chỗ ở của bà Từ Cung và thờ thần linh..

Trong An Ðịnh Cung trước đây có nhà Cửu Tư Ðài một công trình kiến trúc nổi tiếng có nội thất trang trí sành sứ ghép- Lọai hình phổ biến thời Khải Ðịnh, góp phần mang lại danh hiệu cho ông vua "Người con của những mảnh sành" mà người Pháp đã tặng cho ông..

Sau tòa nhà chính là vườn nuôi nai, cá sấu. Trên ban công một bức bình phong ở tầng 2 còn lưu lại dấu vết bài ngự chế An Ðịnh Cung do vua Khải Ðịnh viết vào mùa thu năm Canh Thân (1920) được khắc trên xi măng vôi vữa..

Cửu vị thần công - Huế.

[cente]rTrong hàng ngàn khẩu súng thần công bằng đồng được đúc dưới thời các chúa Nguyễn và vua Nguyễn, chín khẩu súng đúc thời Gia Long có kích thước lớn nhất và được trang trí đẹp nhất..

Sau khi đã đánh đổ vương triều Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, vua Gia Long hạ lệnh tập trung các mảnh khí bằng đồng tịch thu được của triều đại này đem nấu chảy và đúc thành 9 khẩu súng lớn để làm kỷ niệm muôn đời . Tên mỗi khẩu đại bác được đặt trước, gọi tên bốn mùa (tứ thời) trong năm Xuân - Hạ - Thu - Ðông và năm yếu tố tự nhiên (ngũ hành) là Kim - Mộc - Thủy - Hoả - Thổ rồi khắc thành chữ ở nuốm từng đuôi súng. Năm 1816, chín khẩu súng này còn được triều đình Gia Long tặng thêm tên mới là Thần oai vô địch thượng tướng quân cửu vị..

Súng có chiều dài 5,10m, đường kính nòng 0,23m, nòng dày 0,105m, trọng lượng khẩu nặng nhất là 18.400kg, khẩu nhẹ nhất là 17.000kg. Mỗi khẩu súng đặt trên một cái giá bằng gỗ chạm trỗ rất công phu. Hai bên giá có 4 bánh xe gỗ viền sắt để tiện cho việc di chuyển..


Ngoài giá trị lịch sử, Cửu vị Thần công còn mang giá trị nghệ thuật cao. Kỹ thuật đúc đồng, nghệ thuật trang trí và chạm khắc trên đồng cũng như trên 9 giá gỗ đều rất điêu luyện, tin.

bupbenhatban
02-06-2005, 09:12 AM
Cửu vị thần công - Huế

http://vnthuquan.net/sharenhac/easyman/Foto/Co%20Do%20Hue/1.JPG

http://vnthuquan.net/sharenhac/easyman/Foto/Co%20Do%20Hue/thancong.gif

http://vnthuquan.net/sharenhac/easyman/Foto/Co%20Do%20Hue/baotangcovat.jpg


Trong hàng ngàn khẩu súng thần công bằng đồng được đúc dưới thời các chúa Nguyễn và vua Nguyễn, chín khẩu súng đúc thời Gia Long có kích thước lớn nhất và được trang trí đẹp nhất.

Sau khi đã đánh đổ vương triều Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, vua Gia Long hạ lệnh tập trung các mảnh khí bằng đồng tịch thu được của triều đại này đem nấu chảy và đúc thành 9 khẩu súng lớn để làm kỷ niệm muôn đời . Tên mỗi khẩu đại bác được đặt trước, gọi tên bốn mùa (tứ thời) trong năm Xuân - Hạ - Thu - Ðông và năm yếu tố tự nhiên (ngũ hành) là Kim - Mộc - Thủy - Hoả - Thổ rồi khắc thành chữ ở nuốm từng đuôi súng. Năm 1816, chín khẩu súng này còn được triều đình Gia Long tặng thêm tên mới là Thần oai vô địch thượng tướng quân cửu vị..

Súng có chiều dài 5,10m, đường kính nòng 0,23m, nòng dày 0,105m, trọng lượng khẩu nặng nhất là 18.400kg, khẩu nhẹ nhất là 17.000kg. Mỗi khẩu súng đặt trên một cái giá bằng gỗ chạm trỗ rất công phu. Hai bên giá có 4 bánh xe gỗ viền sắt để tiện cho việc di chuyển..

Ngoài giá trị lịch sử, Cửu vị Thần công còn mang giá trị nghệ thuật cao. Kỹ thuật đúc đồng, nghệ thuật trang trí và chạm khắc trên đồng cũng như trên 9 giá gỗ đều rất điêu luyện, tinh xảo..

casper
05-06-2005, 04:01 AM
mấy khẩu súng này còn được phong tước , trước đây bắn ko nổ thì phải nhờ thầy thuốc đổ thuốc vào súng , rùi trước khi bắn còn cúng thần súng nữa chứ

bupbenhatban
09-06-2005, 05:15 AM
Cầu Tràng Tiền Huế



http://img42.photobucket.com/albums/v129/xiujie/Hue/Cau_Trang_Tien.jpg[/center


Ngọ Môn

http://img42.photobucket.com/albums/v129/xiujie/Hue/Ngo_mon.jpg

http://img42.photobucket.com/albums/v129/xiujie/Hue/Ngo_mon2.jpg

Cảnh Hoàng Hôn Huế

http://tln.free.fr/cartes-postales/hoang-hon.jpg

bupbenhatban
09-06-2005, 05:56 AM
http://www.terragalleria.com/images/vietnam/viet7665.jpeg

http://www.terragalleria.com/images/vietnam/viet8195.jpeg

http://www.nonsong.com/scene/hue/ngomon3.jpg

http://www.terragalleria.com/images/vietnam/viet8318.jpeg


http://www.terragalleria.com/images/vietnam/viet8202.jpeg

http://www.nonsong.com/scene/hue/linhmu4.jpg

http://www.nonsong.com/scene/hue/linhmu2.jpg

http://www.nonsong.com/scene/hue/linhmu3.jpg

bupbenhatban
09-06-2005, 06:06 AM
http://www.terragalleria.com/images/vietnam/viet8203.jpeg

http://www.terragalleria.com/images/vietnam/viet7672.jpeg

http://www.terragalleria.com/images/vietnam/viet7673.jpeg

http://www.nonsong.com/scene/hue/songhuong.jpg

Suza
09-06-2005, 09:36 AM
hic hic, BBNB làm Suza nhớ huế quá trời luôn á, mấy tấm hình đẹp dzã man thiệt. Hè này về Huế chụp nhiều nhiều hình lên post cho mọi người xem mới được :)

Miki
09-06-2005, 11:58 AM
chừng nào thì bro về VN vậy bro, tuần sau là chỉ có nhóc và 2 bro của nhóc ở nhà thôi, hihi...mommy and daddy sắp về VN rồi:)

Suza
09-06-2005, 12:26 PM
tội nghiệp nhóc ghê, ko được về cùng à, bro đến đầu tháng 7 mới về nhóc à, khi đó chắc là ít dzô HHT lắm á, vì còn lo đi chơi mà :)

Miki
09-06-2005, 12:41 PM
hihi..cuối tháng 6 là nhóc đi học và có cái plan, cho nên không thể về, nhưng mà dịp này mommy and daddy về là về đặc biệt lắm, hihi..nhóc sắp có chị rùi, vui quá:)
hông biết đầu tháng 7 này nhóc có vào HHT thường xuyên không, tại vì lúc đó học chắc là căng lắm, 6 tuần, phải học xong lớp đó^_^