ngoisao_tinhban_thuylinh
07-06-2006, 11:32 PM
Trong con mắt say đắm của chị, anh là một đạo diễn phim tài hoa. Chị từng nghĩ không thể yêu ai khác ngoài anh. Chị gần như nghiền cả mùi mồ hôi hoi nồng đặc trưng của anh. Tuy nhiên anh không hẳn yêu mình chị. Quanh anh còn bao phụ nữ trẻ đẹp, hấp dẫn...
Kiếp trước chắc chị mắc nợ tình anh! Chị khao khát có con với người mình yêu. Thèm một lần làm đàn bà đau đẻ. Thấy bảo đau kinh lắm. Như bẻ xương hông, như rách toác người ra. Nhưng đau cỡ nào mà được làm mẹ, chị cũng chịu. Anh không muốn. Cuộc tình của họ kéo dài kiểu “già nhân ngãi non vợ chồng”.
Một hôm, My, cô em họ chị, ào tới. Vốn không ưa người đàn ông của chị, nó giãy lên: “Bấy năm trời cung cúc, banh thân xả thịt vì hắn sá gì đứa con, hắn còn tiếc! Thôi, kiếm con nuôi cho nhẹ bụng!”.
Theo hẹn, chị cùng My đến gặp bà cụ đang nuôi một bé sơ sinh, mẹ nó bị bệnh mới mất. My thản nhiên ngồi bói lá chứ không bứt nát cánh hồng như mọi khi, rồi ngẩng mặt bảo: “Đi! Hôm nay được. Mà nghĩ kỹ chưa? Con nuôi nhiễu! Rồi khổ”. Chị bảo: “Số cả em ạ. Mình hết lòng thương nó. Mất đi đằng nào!”. Nhờ sự sốt sáo của My, ít lâu sau chị bế về thằng cu năm tháng tuổi, đặt tên nó là Thiên Trường.
Chị hết lòng yêu chiều nó. Bao vất vả, thấm thoắt thằng bé đã lên bảy, hồng hào tươi mưởi. Chị vui lắm. Có điều, càng ngày nó càng hay hỏi tại sao nó không có bố... Bất kể người đàn ông nào đến nó đều reo toáng: “Bố về! Bố về...!”. Rồi rối rít sà đến, nhìn cảnh đó chị rối cả gan ruột. Chiều nọ, bà hàng xóm sưng sỉa xách tai cu Trường ấn vào cửa: “Lấy chồng mà dạy nó! Không đâu nhảy vào cấu xé thằng Bi nhà này”.
Quất cu Trường mấy roi, chị ôm mặt khóc. Cu Trường ngó chị, mặt nghiêm rúm lại hệt cụ non: “Con muốn có bố, cả hẻm đứa nào cũng có bố. Mẹ phải lấy chồng! Lấy chú Tấn xì ke cũng được. Tụi nó bảo mẹ không chồng, phải làm nghề gì... bậy lắm mới sinh con”. Nó gào lên, dúi chị tờ giấy ghi hai chữ tèm lem “Làm đĩ” rồi mếu máo bắt chị giải thích.
Chị mất ngủ. Nỗi mặc cảm không bố lâu nay bám riết hành hạ thằng bé hay chị lấy quách một tấm chồng! “Đến nước này tiếc gì không cho nó một người bố”.
Chị chuyển nhà đến cuối con hẻm sát ngoại ô. Rồi đăng tin tìm chồng, nhiều người thấy chị tươi giòn thì thích, nhưng nhìn thằng con nghịch ngợm, quậy tưng họ lại ngại. Một chiều, có người đàn ông cao gầy, đen nhẻm gõ cửa. Cu Trường chạy ra reo toáng: “Chú Tấn xì ke”.
Vài tháng trước, Tấn chuyển về xóm cũ của chị thuê nhà ở. Thấy hắn lêu nghêu đen thùi, mọi người liền gọi là “Tấn xì ke”. Hắn tối ngày chạy xe ôm nuôi thân, có điều trong túi hắn luôn có một cuốn sách nào đó. Hắn cưng lũ trẻ, cho chúng cưỡi lưng nhong nhong thỏa thích. Cu Trường khoái, lén mang cho hắn tảng bánh kem to tướng. Hắn chia hết cho lũ trẻ. Đặc biệt hắn tết những cánh diều bằng lá sa kê tuyệt đẹp.
Trước chị, lời lẽ chắc nịch tỉnh bơ, hắn thẳng thừng nói lời đề nghị “khiếm nhã” muốn làm bố cu Trường, khiến chị suýt ngất vì tức cười hoặc vì cảm thấy trái tim kiêu hãnh bị thương tổn. Nhìn nét mặt bình thản và những lời chân thành vụng về của hắn, chị bắt đầu nghĩ lại. Ba ngày sau, chị cho gọi hắn cùng ký vào bản thỏa thuận do chị soạn thảo suốt một đêm. Nội dung bản thỏa thuận mật giữa hai người được ký kết như sau:
Phú Hữu ngày... tháng... năm... Sau khi điều nghiên, chúng tôi cùng ký tên dưới đây, cam kết thực hiện nghiêm túc, thiện chí những điều khoản trong bản hợp đồng sau, tin rằng... sẽ mang lại lợi ích khả dĩ cho cả đôi bên:
1. Bên A - bà Nguyễn Hải Yến chấp thuận đề nghị của bên B - ông Phan Tấn, chứng minh nhân dân số 692... cấp tại... được giả làm cha của bé Nguyễn Thiên Trường, đồng thời được giả làm chồng của bà Hải Yến.
2. Ông Phan Tấn có trách nhiệm gần gũi bé Trường để bé và những người xung quanh tin đó chính là bố của bé Trường.
3. Bù lại, ông Tấn được quyền trú ngụ tại căn nhà của mẹ con bà Yến, cụ thể sẽ sinh hoạt, ăn ngủ tại gian chái sau bếp.
Ông Phan Tấn cam kết, không tự ý can thiệp vào bất cứ việc riêng tư nào của gia đình bà Yến.
Hợp đồng này được thực hiện trong vòng 5 năm. Bên nào cố ý làm trái, coi như hai bên không còn gì ràng buộc. Ông Tấn sẽ rời khỏi nhà bà Hải Yến ngay sau đó...
Cu Trường khoái cười hỉ hả, đem quay gỗ, tò he đất bố Tấn làm cho khoe khắp xóm. Chả hiểu hắn thủ thỉ thế nào, lâu sau cu Trường đằm tính, ít hẳn quậy phá ngang ngược. Chị mừng, nhìn hắn thấy bớt đen thùi xấu xí, dường như hắn còn có vẻ gì đó rất đàn ông với cặp vai nâu săn chắc.
Chị bị cảm nằm bẹp. Hắn lụi hụi nấu cháo tía tô, rắc tiêu bắt chị ăn. Hắn pha trò: “Nào ăn... ngoan, muỗng này vì mẹ, muỗng này... vì con trai, vì...” Cu Trường vỗ tay cười ngất. Chị trào nước mắt, lòng nao nao lạ. Trước chị yêu anh thế, đã khi nào được nghe một lời vô tư mà gần gũi đến vậy đâu.
Một lần gã xin “ngắt quãng hợp đồng” một tuần về quê lo việc gì đó. Cu Trường lăn xuống đất gào: “Con ứ đi học. Bố Tấn đâu rồi!”. Chiều chiều dọn cơm, mẹ con nhìn nhau, nhà cửa chợt lặng ngắt. Chị giật mình: “Thôi chết!”. Sao bỗng dưng chị thấy nhơ nhớ hắn. Chị lẩn thẩn đếm từng ngày. Tự cười mình dễ tin người. Nhìn cu Trường ngủ thấp thỏm, mớ kêu tên hắn... “bố... bố”, lòng chị dâng nỗi âu lo trống trải mơ hồ...
Trưa ngày thứ tám, chị phóng xe như ma đưa lối về nhà. Chị quẳng xe, suýt ôm chầm lấy hắn. Chị lại cười mình: “Ta mừng thay cho con trai ta...”.
Ngày cuối đông, anh từ đâu hiện về. Chị cuống quýt, vẻ mặt anh phớt lạnh, khi xưa từng hút hồn chị, giờ sao tẻ ngắt, xa lạ. Chị bật khóc như đã mất đi thứ gì quý giá. Nhớ lời hẹn năm xưa, khi xin anh đứng tên cha cho thằng bé, chị dắt tay con thì thầm: “Bố. Bố con đấy...!”. Chị phát hoảng khi thằng bé lùi phắt lại, nó nheo mắt, giọng nhấm nhẳng: “Mẹ nói dối! Bố dỏm!”.
Đêm. Chị khóc trong vòng tay anh, bất động trơ trơ như cánh đồng hoang trước con chiến mã lâu ngày xổ chuồng quần thảo. Ba ngày sau, anh từ biệt chị, giọng buồn bã: “Tha lỗi cho anh. Thật tiếc. Mọi sự luôn trượt đi ngoài ý muốn!”.
Chị đẩy cánh cửa sắt nặng trịch, nó rít lên ầm ĩ mặc dù trước đó hắn mới bôi đầy dầu trơn. Phía sau, tiếng cu Trường cười nắc nẻ. Hắn thường cù lườn thằng bé mỗi khi tắm cho nó và hát toáng những câu chả đâu vào đâu: “Trong nhà đầy ắp tiếng cười/ Hãy cười... Trong gian khó tiếng cười mới quý làm sao/ Nó vút cao trầm bổng... Nó làm trái tim ấm áp... ấm áp.../ Nụ cười quý hơn những thang thuốc... lá... la...”.
Loáng cái lại Trung thu. Đã ba Trung thu từ khi hắn nhận làm bố giả, chồng giả. Trước đó hắn làm hàng chục đèn lồng nhuộm xanh đỏ, dắt cu Trường chia cho trẻ khắp xóm. Trước đêm Trung thu, canh cu Trường học toán xong, khuya lắc, hắn đem chai rượu chát hôm sinh nhật chị tặng, rót đầy hai ly, rồi khẩn khoản: “Trăng rớt xuống đầy vườn cổ tích. Xin chị đừng từ chối, rượu lóng lánh đến đẹp, nó chả tội tình gì đâu!”. Chị bật cười. Lần đầu chị uống với hắn. Những tán lá sẫm màu run rẩy bởi làn gió mạnh lướt qua làm ánh trăng vỡ vụn... Chợt hắn nghiêng đầu nắm lấy bàn tay mềm của chị. Hắn siết từng ngón, từng ngón nồng nàn, say đắm. Có luồng điện ngọt ngào như chảy qua sống lưng chị. Chị muốn tan chảy, quên đi tất cả, cả bản hợp đồng kỳ quái chính tay chị viết. Nhưng, chị bỗng rụt phắt tay lại, hất mớ tóc dày rủ xuống, chị nói như con nít ăn vụng bị phát giác: “Không, không phải thế đâu, không bao giờ!”. Giọng hắn rung lên mơ hồ mạnh mẽ, chị nghe rõ từng lời: “Rồi xem nhất định là thế đấy! Chị đừng cãi, nhìn mắt chị tôi biết...”.
Đêm Trung thu xanh biếc, ánh trăng lóa cả góc vườn. Cu Trường rước đèn tới lui, chốc chốc lại hét: “Bố. Bố về !” khiến chị nhỏm khỏi ghế mấy lần. Khuya lắm, cu Trường chơi chán, ngoẹo cổ ở xa-lông chờ bố Tấn. Ruột rối tơi bời... chị cứ ngóng về phía đầu hẻm chờ tiếng xe quen thuộc. Đúng lúc sự kiên nhẫn tưởng đã cạn kiệt, chị giật thót nghe chuông điện thoại đổ dồn. Người ta báo khi bế thốc đứa bé tránh một xe tải, hắn gặp nạn...
Suốt dọc đường đến bệnh viện chị khóc tấm tức như đứa trẻ. Chị trách ông trời đã định mang hắn đến cho mẹ con chị, giờ không lẽ vội cướp hắn, không để chị nói thêm vài lời. Giá đêm qua, giá mà kim đồng hồ quay ngược lại được, chị sẽ nói với hắn những lời hoàn toàn khác, để hắn nắm mãi bàn tay chị, để hắn khỏi cần nhìn vào mắt chị mà vẫn biết chị đã yêu thương hắn, có lẽ từ mùa trăng năm trước, đúng là mùa trăng năm trước
Kiếp trước chắc chị mắc nợ tình anh! Chị khao khát có con với người mình yêu. Thèm một lần làm đàn bà đau đẻ. Thấy bảo đau kinh lắm. Như bẻ xương hông, như rách toác người ra. Nhưng đau cỡ nào mà được làm mẹ, chị cũng chịu. Anh không muốn. Cuộc tình của họ kéo dài kiểu “già nhân ngãi non vợ chồng”.
Một hôm, My, cô em họ chị, ào tới. Vốn không ưa người đàn ông của chị, nó giãy lên: “Bấy năm trời cung cúc, banh thân xả thịt vì hắn sá gì đứa con, hắn còn tiếc! Thôi, kiếm con nuôi cho nhẹ bụng!”.
Theo hẹn, chị cùng My đến gặp bà cụ đang nuôi một bé sơ sinh, mẹ nó bị bệnh mới mất. My thản nhiên ngồi bói lá chứ không bứt nát cánh hồng như mọi khi, rồi ngẩng mặt bảo: “Đi! Hôm nay được. Mà nghĩ kỹ chưa? Con nuôi nhiễu! Rồi khổ”. Chị bảo: “Số cả em ạ. Mình hết lòng thương nó. Mất đi đằng nào!”. Nhờ sự sốt sáo của My, ít lâu sau chị bế về thằng cu năm tháng tuổi, đặt tên nó là Thiên Trường.
Chị hết lòng yêu chiều nó. Bao vất vả, thấm thoắt thằng bé đã lên bảy, hồng hào tươi mưởi. Chị vui lắm. Có điều, càng ngày nó càng hay hỏi tại sao nó không có bố... Bất kể người đàn ông nào đến nó đều reo toáng: “Bố về! Bố về...!”. Rồi rối rít sà đến, nhìn cảnh đó chị rối cả gan ruột. Chiều nọ, bà hàng xóm sưng sỉa xách tai cu Trường ấn vào cửa: “Lấy chồng mà dạy nó! Không đâu nhảy vào cấu xé thằng Bi nhà này”.
Quất cu Trường mấy roi, chị ôm mặt khóc. Cu Trường ngó chị, mặt nghiêm rúm lại hệt cụ non: “Con muốn có bố, cả hẻm đứa nào cũng có bố. Mẹ phải lấy chồng! Lấy chú Tấn xì ke cũng được. Tụi nó bảo mẹ không chồng, phải làm nghề gì... bậy lắm mới sinh con”. Nó gào lên, dúi chị tờ giấy ghi hai chữ tèm lem “Làm đĩ” rồi mếu máo bắt chị giải thích.
Chị mất ngủ. Nỗi mặc cảm không bố lâu nay bám riết hành hạ thằng bé hay chị lấy quách một tấm chồng! “Đến nước này tiếc gì không cho nó một người bố”.
Chị chuyển nhà đến cuối con hẻm sát ngoại ô. Rồi đăng tin tìm chồng, nhiều người thấy chị tươi giòn thì thích, nhưng nhìn thằng con nghịch ngợm, quậy tưng họ lại ngại. Một chiều, có người đàn ông cao gầy, đen nhẻm gõ cửa. Cu Trường chạy ra reo toáng: “Chú Tấn xì ke”.
Vài tháng trước, Tấn chuyển về xóm cũ của chị thuê nhà ở. Thấy hắn lêu nghêu đen thùi, mọi người liền gọi là “Tấn xì ke”. Hắn tối ngày chạy xe ôm nuôi thân, có điều trong túi hắn luôn có một cuốn sách nào đó. Hắn cưng lũ trẻ, cho chúng cưỡi lưng nhong nhong thỏa thích. Cu Trường khoái, lén mang cho hắn tảng bánh kem to tướng. Hắn chia hết cho lũ trẻ. Đặc biệt hắn tết những cánh diều bằng lá sa kê tuyệt đẹp.
Trước chị, lời lẽ chắc nịch tỉnh bơ, hắn thẳng thừng nói lời đề nghị “khiếm nhã” muốn làm bố cu Trường, khiến chị suýt ngất vì tức cười hoặc vì cảm thấy trái tim kiêu hãnh bị thương tổn. Nhìn nét mặt bình thản và những lời chân thành vụng về của hắn, chị bắt đầu nghĩ lại. Ba ngày sau, chị cho gọi hắn cùng ký vào bản thỏa thuận do chị soạn thảo suốt một đêm. Nội dung bản thỏa thuận mật giữa hai người được ký kết như sau:
Phú Hữu ngày... tháng... năm... Sau khi điều nghiên, chúng tôi cùng ký tên dưới đây, cam kết thực hiện nghiêm túc, thiện chí những điều khoản trong bản hợp đồng sau, tin rằng... sẽ mang lại lợi ích khả dĩ cho cả đôi bên:
1. Bên A - bà Nguyễn Hải Yến chấp thuận đề nghị của bên B - ông Phan Tấn, chứng minh nhân dân số 692... cấp tại... được giả làm cha của bé Nguyễn Thiên Trường, đồng thời được giả làm chồng của bà Hải Yến.
2. Ông Phan Tấn có trách nhiệm gần gũi bé Trường để bé và những người xung quanh tin đó chính là bố của bé Trường.
3. Bù lại, ông Tấn được quyền trú ngụ tại căn nhà của mẹ con bà Yến, cụ thể sẽ sinh hoạt, ăn ngủ tại gian chái sau bếp.
Ông Phan Tấn cam kết, không tự ý can thiệp vào bất cứ việc riêng tư nào của gia đình bà Yến.
Hợp đồng này được thực hiện trong vòng 5 năm. Bên nào cố ý làm trái, coi như hai bên không còn gì ràng buộc. Ông Tấn sẽ rời khỏi nhà bà Hải Yến ngay sau đó...
Cu Trường khoái cười hỉ hả, đem quay gỗ, tò he đất bố Tấn làm cho khoe khắp xóm. Chả hiểu hắn thủ thỉ thế nào, lâu sau cu Trường đằm tính, ít hẳn quậy phá ngang ngược. Chị mừng, nhìn hắn thấy bớt đen thùi xấu xí, dường như hắn còn có vẻ gì đó rất đàn ông với cặp vai nâu săn chắc.
Chị bị cảm nằm bẹp. Hắn lụi hụi nấu cháo tía tô, rắc tiêu bắt chị ăn. Hắn pha trò: “Nào ăn... ngoan, muỗng này vì mẹ, muỗng này... vì con trai, vì...” Cu Trường vỗ tay cười ngất. Chị trào nước mắt, lòng nao nao lạ. Trước chị yêu anh thế, đã khi nào được nghe một lời vô tư mà gần gũi đến vậy đâu.
Một lần gã xin “ngắt quãng hợp đồng” một tuần về quê lo việc gì đó. Cu Trường lăn xuống đất gào: “Con ứ đi học. Bố Tấn đâu rồi!”. Chiều chiều dọn cơm, mẹ con nhìn nhau, nhà cửa chợt lặng ngắt. Chị giật mình: “Thôi chết!”. Sao bỗng dưng chị thấy nhơ nhớ hắn. Chị lẩn thẩn đếm từng ngày. Tự cười mình dễ tin người. Nhìn cu Trường ngủ thấp thỏm, mớ kêu tên hắn... “bố... bố”, lòng chị dâng nỗi âu lo trống trải mơ hồ...
Trưa ngày thứ tám, chị phóng xe như ma đưa lối về nhà. Chị quẳng xe, suýt ôm chầm lấy hắn. Chị lại cười mình: “Ta mừng thay cho con trai ta...”.
Ngày cuối đông, anh từ đâu hiện về. Chị cuống quýt, vẻ mặt anh phớt lạnh, khi xưa từng hút hồn chị, giờ sao tẻ ngắt, xa lạ. Chị bật khóc như đã mất đi thứ gì quý giá. Nhớ lời hẹn năm xưa, khi xin anh đứng tên cha cho thằng bé, chị dắt tay con thì thầm: “Bố. Bố con đấy...!”. Chị phát hoảng khi thằng bé lùi phắt lại, nó nheo mắt, giọng nhấm nhẳng: “Mẹ nói dối! Bố dỏm!”.
Đêm. Chị khóc trong vòng tay anh, bất động trơ trơ như cánh đồng hoang trước con chiến mã lâu ngày xổ chuồng quần thảo. Ba ngày sau, anh từ biệt chị, giọng buồn bã: “Tha lỗi cho anh. Thật tiếc. Mọi sự luôn trượt đi ngoài ý muốn!”.
Chị đẩy cánh cửa sắt nặng trịch, nó rít lên ầm ĩ mặc dù trước đó hắn mới bôi đầy dầu trơn. Phía sau, tiếng cu Trường cười nắc nẻ. Hắn thường cù lườn thằng bé mỗi khi tắm cho nó và hát toáng những câu chả đâu vào đâu: “Trong nhà đầy ắp tiếng cười/ Hãy cười... Trong gian khó tiếng cười mới quý làm sao/ Nó vút cao trầm bổng... Nó làm trái tim ấm áp... ấm áp.../ Nụ cười quý hơn những thang thuốc... lá... la...”.
Loáng cái lại Trung thu. Đã ba Trung thu từ khi hắn nhận làm bố giả, chồng giả. Trước đó hắn làm hàng chục đèn lồng nhuộm xanh đỏ, dắt cu Trường chia cho trẻ khắp xóm. Trước đêm Trung thu, canh cu Trường học toán xong, khuya lắc, hắn đem chai rượu chát hôm sinh nhật chị tặng, rót đầy hai ly, rồi khẩn khoản: “Trăng rớt xuống đầy vườn cổ tích. Xin chị đừng từ chối, rượu lóng lánh đến đẹp, nó chả tội tình gì đâu!”. Chị bật cười. Lần đầu chị uống với hắn. Những tán lá sẫm màu run rẩy bởi làn gió mạnh lướt qua làm ánh trăng vỡ vụn... Chợt hắn nghiêng đầu nắm lấy bàn tay mềm của chị. Hắn siết từng ngón, từng ngón nồng nàn, say đắm. Có luồng điện ngọt ngào như chảy qua sống lưng chị. Chị muốn tan chảy, quên đi tất cả, cả bản hợp đồng kỳ quái chính tay chị viết. Nhưng, chị bỗng rụt phắt tay lại, hất mớ tóc dày rủ xuống, chị nói như con nít ăn vụng bị phát giác: “Không, không phải thế đâu, không bao giờ!”. Giọng hắn rung lên mơ hồ mạnh mẽ, chị nghe rõ từng lời: “Rồi xem nhất định là thế đấy! Chị đừng cãi, nhìn mắt chị tôi biết...”.
Đêm Trung thu xanh biếc, ánh trăng lóa cả góc vườn. Cu Trường rước đèn tới lui, chốc chốc lại hét: “Bố. Bố về !” khiến chị nhỏm khỏi ghế mấy lần. Khuya lắm, cu Trường chơi chán, ngoẹo cổ ở xa-lông chờ bố Tấn. Ruột rối tơi bời... chị cứ ngóng về phía đầu hẻm chờ tiếng xe quen thuộc. Đúng lúc sự kiên nhẫn tưởng đã cạn kiệt, chị giật thót nghe chuông điện thoại đổ dồn. Người ta báo khi bế thốc đứa bé tránh một xe tải, hắn gặp nạn...
Suốt dọc đường đến bệnh viện chị khóc tấm tức như đứa trẻ. Chị trách ông trời đã định mang hắn đến cho mẹ con chị, giờ không lẽ vội cướp hắn, không để chị nói thêm vài lời. Giá đêm qua, giá mà kim đồng hồ quay ngược lại được, chị sẽ nói với hắn những lời hoàn toàn khác, để hắn nắm mãi bàn tay chị, để hắn khỏi cần nhìn vào mắt chị mà vẫn biết chị đã yêu thương hắn, có lẽ từ mùa trăng năm trước, đúng là mùa trăng năm trước