PDA

Xem đầy đủ chức năng : Câu lạc bộ thiên văn học



.chiwaWa.
06-06-2006, 06:26 PM
chào các bạn câu lạc bộ thiên văn học mở ra nhằm giúp các bạn yêu thích môn này tìm hiểu sâu hơn những điều nằm ngoài tầm nhìn của trái đất............
bây giờ nhóc sẽ post 1 số hình ảnh đẹp về vũ trụ của chúng ta cho mọi người cùng sem............
http://www.bph.ruhr-uni-bochum.de/~axelm/astrofoto/konventionell/adler.jpg
http://www.bph.ruhr-uni-bochum.de/~axelm/astrofoto/konventionell/californianebel.jpg
http://www.bph.ruhr-uni-bochum.de/~axelm/astrofoto/konventionell/i_2177_a.jpg
http://www.bph.ruhr-uni-bochum.de/~axelm/astrofoto/konventionell/i_2177_a.jpg
http://www.bph.ruhr-uni-bochum.de/~axelm/astrofoto/konventionell/i_2948_a.jpg
http://www.bph.ruhr-uni-bochum.de/~axelm/astrofoto/konventionell/kohlensack.jpg
http://www.bph.ruhr-uni-bochum.de/~axelm/astrofoto/konventionell/komet_hale-bopp.jpg

.chiwaWa.
06-06-2006, 06:30 PM
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/12/3B9CE629/a3.jpg
cơn bão từ lớn nhất từ trước đến giờ hôm 4/11 gây thiệt hại cho thiết bị vô tuyến và các vệ tinh

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/12/3B9CE629/a4.jpg
ngôi sao V8338 monocerrotis bất chợt bùng nổ và ohanr chiếu những ánh sáng lên những đám bụi vây quanh nó tạo nên màn trình diễn tuyệt vời.
http://www.bph.ruhr-uni-bochum.de/~axelm/astrofoto/konventionell/n_0224_a.jpg

http://www.bph.ruhr-uni-bochum.de/~axelm/astrofoto/konventionell/n_1976_a.jpg

http://www.bph.ruhr-uni-bochum.de/~axelm/astrofoto/konventionell/n_2070_a.jpg

http://www.bph.ruhr-uni-bochum.de/~axelm/astrofoto/konventionell/n_1976_b.jpg

http://www.bph.ruhr-uni-bochum.de/~axelm/astrofoto/konventionell/n_2070_b.jpg

.chiwaWa.
06-06-2006, 06:33 PM
http://www.bph.ruhr-uni-bochum.de/~axelm/astrofoto/konventionell/komet_hyakutake.jpg

http://www.bph.ruhr-uni-bochum.de/~axelm/astrofoto/konventionell/komet_levy.jpg

http://www.bph.ruhr-uni-bochum.de/~axelm/astrofoto/konventionell/mondaufgang_2.jpg

http://www.bph.ruhr-uni-bochum.de/~axelm/astrofoto/konventionell/n_0104_a.jpg

cong đây là trái đất...............
http://i49.photobucket.com/albums/f289/kungfumaster284/vl/01a.jpg
là những hình đc chụp từ vệ tinh

http://i49.photobucket.com/albums/f289/kungfumaster284/vl/02b.jpg

http://i49.photobucket.com/albums/f289/kungfumaster284/vl/03b.jpg

.chiwaWa.
06-06-2006, 06:38 PM
http://i49.photobucket.com/albums/f289/kungfumaster284/vl/05b.jpg

iceland
http://i49.photobucket.com/albums/f289/kungfumaster284/vl/06b.jpg

biển đen
http://i49.photobucket.com/albums/f289/kungfumaster284/vl/07b.jpg

biển đỏ
http://i49.photobucket.com/albums/f289/kungfumaster284/vl/08b.jpg

trái đất của chúng ta vào đêm hình cuối cùng ở bài dưới đây chúng ta có thể nhìn thấy nhật bản.
http://i49.photobucket.com/albums/f289/kungfumaster284/vl/09b.jpg
http://i49.photobucket.com/albums/f289/kungfumaster284/vl/10.jpg
http://i49.photobucket.com/albums/f289/kungfumaster284/vl/11.jpg
http://i49.photobucket.com/albums/f289/kungfumaster284/vl/12.jpg

.chiwaWa.
06-06-2006, 06:45 PM
bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về sao thổ bạn nào có kiến thức về những ngôi sao hay đơn giản là những điều liên quan đến mon này các bạn có thể chia sẻ với tôi:
http://i62.photobucket.com/albums/h81/thanhtung_bbp/THien%20van/st1.jpg
Sao Thổ (hay Thổ Tinh) là hành tinh thứ sáu tính từ Mặt Trời trở ra và cũng là hành tinh lớn thứ nhì của Hệ Mặt Trời. Sao Thổ cũng là loại hành tinh cấu tạo bằng các chất khí ở thể lỏng do đó không có đất và đá giống như Trái Đất. Tuy lớn thứ nhì sau Sao Mộc nhưng khối lượng của Sao Thổ chưa bằng 1/3 khối lượng của sao Mộc.

Tên của Sao Thổ dựa vào nguyên tố thổ của Ngũ Hành; chữ Nho viết là 土星. Các văn hóa Tây phương dùng tên của người khổng lồ Saturn trong thần thoại La Mã cho Sao Thổ; trong thần thoại Hy Lạp tên này là Cronus (viết là Κρόνος).

Hình ảnh của Sao Thổ rất nổi bật vì một vòng đai nhiều mầu xung quanh xích đạo. Chính vì vòng đai này làm cho Galileo Galilei lầm tưởng là Sao Thổ có hai "tai", hay hai "quai".




CẤU TẠO & KHÍ QUYỂN:
http://i62.photobucket.com/albums/h81/thanhtung_bbp/THien%20van/st2.jpg
Cũng giống như Sao Mộc, Sao Thổ là một khối hình cầu với một lõi bằng đá và nhiều lớp khinh khí (H2) ở cả ba thể nằm ở trên. Ngay trên lõi là một lớp khinh khí ở thể đặc, với nhiều tính chất vật lý giống như một kim loại. Lớp khinh khí đặc đó biến dần dần sang thể lỏng đặc, thể lỏng thường, thể khí đặc, rồi thể khí thường của những lớp nằm bên trên.

Nhìn từ xa bầu khí quyển của Sao Thổ có nhiều vành nằm song song với xích đạo giống như Sao Mộc tuy rằng rộng hơn và không có mầu đậm bằng các vành của Sao Mộc. Sao Thổ cũng có nhiều cơn lốc khổng lồ giống như Đốm Đỏ Lớn của Sao Mộc nhưng không tồn tại lâu bằng – vào năm 1990 viễn vọng kính Hubble đã khám phá một vết tương tự ở gần xích đạo của Sao Thổ nhưng 4 năm sau thì vết này biến mất, trong khi Đốm Đỏ Lớn vẫn còn sau hơn 300 năm nay. Trong 4 năm đó, các nhà khoa học đã đặt tên cho vết này là Đốm Trắng Lớn.

Sao Thổ là hành tinh độc nhất trong Hệ Mặt Trời có tỉ trọng kém hơn tỉ trọng của nước.



VẬN TỐC QUAY CỦA HÀNH TINH:
http://i62.photobucket.com/albums/h81/thanhtung_bbp/THien%20van/st3.jpg
Giống như trường hợp của Sao Mộc, những vùng khác nhau trên Sao Thổ quay với một vận tốc khác nhau. Vùng chung quanh xích đạo, còn gọi là System I của Sao Thổ, quay một vòng trong 10 giờ 14 phút trong khi vùng gần hai cực, còn gọi là System II của Sao Thổ, quay chậm hơn 25 phút, hay 10 giờ 39 phút 24 giây.

.chiwaWa.
07-06-2006, 07:40 PM
ừ vậy bạn là thành viên trong này rồi hãy cố gắng tham gia tích cực và thường xuyên hơn góp cho pic này lớn mạnh nhé ......................cám ơn các bạn đã và sắp là thành viên của pic này........................


nói tiếp về sao thổ nhé:VÒNG ĐAI
http://i62.photobucket.com/albums/h81/thanhtung_bbp/THien%20van/st4.jpg

Vào năm 1610, Galileo Galilei là người đầu tiên quan sát Sao Thổ qua viễn vọng kính và để ý là hành tinh này có hai mẩu ánh sáng nhỏ đi kèm hai bên. Lúc đó ông cho rằng Sao Thổ bao gồm ba phần: hành tinh chính ở giữa và hai phần phụ ở hai bên mà nhiều khi ông ta gọi là hai "tai", hay hai "quai", của Sao Thổ. Hai năm sau Sao Thổ đứng thẳng lên song song với Trái Đất nên vòng đai, vì nằm trên cùng một mặt phẳng với xích đạo, tựa như biến mất. Những năm sau Sao Thổ từ từ nghiêng về phía Trái Đất và, do đó, vòng đai của nó lại xuất hiện trở lại. Các sự kiện này đã gây nhiều thắc mắc cho Galileo mà ông không giải thích được.

Hơn 40 năm sau, 1655, Christiaan Huygens, vì có viễn vọng kính tốt hơn, đã giải thích rõ vì sao một người tại Trái Đất có khi nhìn thấy vòng đai của Sao Thổ, có khi không.

Vào năm 1675 Giovanni Domenico Cassini xác định rằng vòng đai của Sao Thổ bao gồm nhiều vòng đai nhỏ với những khoảng hở ở giữa chúng. Khoảng hở lớn nhất, do đó, được đặt tên là Khoảng hở Cassini.

Cho đến nay (2004), có hai giả thuyết về nguồn gốc của các vòng đai này. Một giả thuyết, được phát biểu bởi Édouard Roche từ thế kỷ 19, cho rằng một vệ tinh của Sao Thổ đã vỡ ra vì ảnh hưởng trọng lực của hành tinh này. Giả thuyết thứ hai, không được nhiều nhà khoa học chấp nhận, cho rằng vệ tinh đó vỡ ra khi va chạm với một sao chổi.

Cấu tạo của các vòng đai này là các viên đá, sắt hay băng đá có kích thước từ nhỏ như hạt bụi đến lớn như chiếc xe. Với kỹ thuật tân tiến hiện nay, vòng đai của Sao Thổ có thể được quan sát qua các viễn vọng kính bán cho các người nghiên cứu về thiên văn học một cách tài tử.




KHẢ NĂNG CÓ DẤU HIỆU CỦA SỰ SỐNG TRÊN VỆ TINH TITAN
Một số bức ảnh do tàu Cassini cung cấp gần đây[1] cho thấy có dấu vết của protein và amino axit trên vệ tinh Titan, nơi có bầu khí quyển dày gồm nitơ và methane rất giống với khí quyển Trái đất trước khi sự sống bắt đầu cách đây hơn 3,8 tỷ năm.[2] Một giả thuyết được đưa ra là một vài vi sinh vật đã di trú từ Trái đất lên Titan sau một vụ va chạm của Trái đất với thiên thạch cách đây 65 triệu năm.[3] Tuy nhiên, khả năng tìm thấy các sinh vật sống trên Titan là rất xa vời, bởi Titan rất lạnh. Nhiệt độ của nó ở vào khoảng -180°C nên rất hiếm nước ở thể lỏng, đồng thời hạn chế các phản ứng hoá học cần cho sự sống.

Ngoài ra, tàu thăm dò Cassini cũng cho thấy trên vệ tinh Enceladus của sao Thổ cũng có nước ở dạng lỏng:[4] các cột nước ngầm và mảnh băng vụn ở cực nam của mặt trăng Enceladus. Mặt trăng Enceladus của sao Thổ có đường kính 502 km, là vật thể sáng nhất trong Hệ mặt trời. Theo ghi nhận của các nhà khoa học, mặt trăng này đã biến đổi rất tích cực về địa lý và cực Nam của nó đang ấm lên một cách bất thường (hiện là -183°C, cao hơn 20°C so với khu vực lân cận). Những kết quả này cho phép ta có thể thêm Enceladus vào danh sách ít ỏi các hành tinh trong Hệ mặt trời có thể có sự sống bên ngoài Trái đất. Sự sống này có thể là những vi khuẩn hoặc các tổ chức sinh vật nguyên thủy có khả năng tồn tại trong điều kiện cực kỳ khắc nghiệt.

SAO HỎA
http://i62.photobucket.com/albums/h81/thanhtung_bbp/THien%20van/sh1.jpgSao Hỏa (hay Hỏa Tinh) là hành tinh gần Mặt Trời thứ tư của Hệ Mặt Trời và cũng là hành tinh đầu tiên có quỹ đạo nằm ở ngoài quỹ đạo của Trái Đất. Sao Hỏa giống Trái Đất về nhiều điểm: bốn mùa, hai cực có băng đá, một bầu khí quyển có mây, gió, bão cát, một ngày dài độ 24 giờ,... Vì sự có mặt của một khí quyển tương đối dầy nên nhiều người tin là có thể có sự sống ở đây. Vì sự hiện diện của nhiều lòng sông khô nên nhiều nhà khoa học chắc chắn rằng trong quá khứ đã có một thời nước chảy trên bề mặt của Sao Hỏa. Hỏa Tinh có hai vệ tinh tự nhiên là Diemos và Phobos.

Tên tiếng Việt của hành tinh này dựa vào nguyên tố hỏa của Ngũ Hành; chữ Nho viết là 火星 (Hỏa Tinh). Vì sao Hỏa phản chiếu ánh sáng mầu đỏ, các văn hóa Tây phương dùng tên Mars của vị thần chiến tranh trong thần thoại La Mã để đặt tên cho hành tinh này; trong thần thoại Hy Lạp tên của vị thần này là Ares (viết là Άρης). Ngoài ra Sao Hỏa cũng được nghiên cứu bởi nhiều nền văn hóa cổ khác như Trung Hoa, Ấn Độ, Ai Cập, Ả Rập...

Sao Hỏa cũng là nguồn gốc của nhiều truyện giả tưởng nói đến "người Sao Hỏa" và các giả thuyết khoa học như "kênh đào", sự hiện diện của nước ở thể lỏng và của sự sống trên Sao Hỏa. Trong khi "người sao Hỏa" cũng như các "kênh đào" đã được chứng nghiệm là không có, sự hiện diện của nước và của sự sống trên Sao Hỏa – nhất là dưới dạng của vi khuẩn – được một số nhà khoa học chấp nhận sau những khám phá vào năm 2004.





KHÍ QUYỂNSao Hỏa có một bầu khí quyển mỏng với một áp suất ít hơn 1% áp suất tại Trái Đất. Hơn 95% của khí quyển là thán khí hay cacbon điôxít (CO2), tiếp đến là 3% đạm khí (N2) và 1,6% agon (Ar). Bầu khí quyển của Sao Hỏa chứa rất nhiều bụi, điều này làm nền trời của hành tinh này có một mầu hồng cam nhạt.

Sự khám phá của mêtan (CH4) trong bầu khí quyển của Sao Hỏa vào năm 2003 là một điều ngạc nhiên đối với các nhà khoa học vì thường thường mêtan chỉ được tạo ra bởi núi lửa hay bởi các sinh vật.



NHIỆT ĐỘ VÀ ÁNH SÁNG TỪ MẶT TRỜI.
Trong tất cả các hành tinh của Hệ Mặt Trời, nhiệt độ tại bề mặt của Sao Hỏa gần giống tại Trái Đất nhất: mùa hè tại Sao Hỏa lạnh tương đương với mùa đông tại Nam Cực. Vì ở xa Mặt Trời hơn, nên Sao Hỏa chỉ nhận được 1/2 phần ánh sáng khi so sánh với Trái Đất. Thêm vào đó là một bầu khí quyển mỏng nên nhiệt độ trên Sao Hỏa bình thường ở dưới -110°C trong mùa đông.





BỀ MẶT
http://i62.photobucket.com/albums/h81/thanhtung_bbp/THien%20van/sh2.jpg
Bề mặt của Sao Hỏa là một sự pha trộn giữa các dãy núi và các đồng bằng rộng lớn. Các đồng bằng tại bắc bán cầu được phủ dầy bằng một lớp bụi ôxít sắt nằm trên một lớp dung nham đông đặc. Trong khi đó các cao nguyên tại nam bán cầu thì đầy các hố lởm chởm. Nhìn từ Trái Đất, Sao Hỏa tựa như có hai vùng đất với độ phản chiếu ánh sáng khác nhau. Những vùng sáng hơn thường là những bình nguyên phủ bởi bụi sắt rỉ và thường bị lầm tưởng là các châu hay các đảo lớn của hành tinh. Trái lại, những khu vực tối hơn, vì phản chiếu ít ánh sáng, bị lầm là các biển hay đại dương. Sự sai lầm này đã có ảnh hưởng trong việc đặt tên cho các vùng này.

Hai cực của Sao Hỏa được che bằng một lớp băng đá tạo ra khi nước và thán khí đóng băng. Hai tảng băng đá này tăng lên hay co lại tùy theo mùa. Tại xích đạo có một vùng có nhiều núi lửa gọi là Tharsis. Sau khi nghiên cứu vùng này người ta biết rằng các núi lửa của Sao Hỏa không còn hoạt động nữa. Nằm trong dẫy Tharsis là núi Olympus Mons: ngọn núi cao nhất của Hệ Mặt Trời hiện nay, với một chiều cao khoảng 27 km. Những ngọn núi cao khác của dẫy núi là Ascraeus Mons, Pavonis Mons và Arsia Mons.

Về phía đông có Valles Marineris, đây là một thung lũng khổng lồ, lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, dài 4000 km, rộng 250 km tối đa và sâu 7 km


CÁC VỆ TINH
Sao Hỏa có hai vệ tinh tự nhiên. Vệ tinh nhỏ được gọi là Deimos, có một hình thù không đều đặn, không lớn hơn 7,5 × 6 × 5,5 km. Vệ tinh lớn có tên là Phobos, có một hình thù giống như củ khoai tây, không lớn hơn 14,5 × 11 × 10 km. Phobos nằm gần Sao Hỏa hơn với quỹ đạo cỡ 9 ngàn km trong khi Deimos có quỹ đạo cỡ 23 ngàn km. Cả hai đều tự quay một vòng chung quanh chính mình với một thời gian bằng một vòng xung quanh Sao Hỏa, nên luôn luôn có một mặt hướng về Sao Hỏa và một mặt quay đi – trường hợp giống như Mặt Trăng đối với Địa Cầu. Các nhà khoa học cho rằng hai vệ tinh này là các tiểu hành tinh hay các tảng đá bay trong không gian bị giữ lại bởi trọng lực của Sao Hỏa.

Theo thần thoại Hy Lạp thì Phobos và Deimos là tên của hai người con trai kéo xe cho vị thần chiến tranh của hành tinh này. Cả hai vệ tinh được khám phá bởi Asaph Hall vào năm 1877.

okie_xinmailabanthan
10-06-2006, 07:02 AM
Lỗ đen và nghịch lý Hawking
Stephen Hawking là một khoa học gia nổi tiếng nhất hành tinh.Sách khoa học được nhiều người biết đến của ông là cuốn A Brief History of Time (Sơ lược Lịch sử Thời gian) khi phát hành đã trở thành hiện tượng.Cuốn sách đứng nguyên trong danh sách những cuốn sách bán chạy nhất lâu hơn bất kỳ cuốn sách nào khác trong lịch sử.Nhưng đằng sau khuôn mặt được nhiều người biết đến ấy là những lý luận đã gây nhiều tranh cãi suốt 30 năm.Hawking đột nhiên trở nên nổi tiếng trong giới vật lý học khi ông đưa ra bằng chứng toán học cho thuyết “Big Bang”.Thuyết này cho rằng toàn bộ vũ trụ đều bắt nguồn từ một điểm, một điểm không xác định với một độ dày đặc vô hạn và một sức hút vô hạn. Hawking chứng minh điều này bằng kỹ thuật toán học được Roger Penrose phát triển.Tuy nhiên, kỹ thuật toán học của Penrose được phát triển không phải để lý giải sự bắt đầu của vạn vật mà để lý giải hố đen.Khoa học đã từ lâu dự báo rằng nếu một ngôi sao đủ lớn bị mất đi, tất cả những vật chất còn lại của ngôi sao đó sẽ bị đẩy vào một điểm nhỏ vô định với sức hút vô hạn và độ dày đặc vô hạn.Hawking nhận ra rằng vũ trụ chẳng qua là một vũ trụ lỗ đen; thay bằng việc vật chất bị nén vào một điểm vô định, vũ trụ hình thành khi một điểm nào đó được mở rộng ra để tạo nên vạn vật mà chúng ta nhìn thấy ngày nay - từ những vì sao đến những hành tinh và con người.Hawking nhận thấy rằng để có thể hiểu được vũ trụ một cách thấu đáo, ông phải làm sáng tỏ những bí hiểm của lỗ đen.Hawking và các nhà vật lý học cùng làm việc với ông đã tham gia vào một cuộc thám hiểm tri thức kỳ bí – tìm hiểu lỗ đen.Thời kỳ từ đầu những năm 70 đến đầu những năm 80 được biết đến là “thời hoàng kim” của những nghiên cứu về lỗ đen.Dần dần, các nhà vật lý đi đến hiểu rõ hơn về tự nhiên.Nhưng Hawking nhận thấy vẫn còn thiếu một cái gì đó cho bức tranh toàn cảnh. Tất cả những nghiên cứu về lỗ đen đến khi này đã sử dụng lý thuyết vật lý về vũ trụ.Sau nhiều tháng nghiên cứu, Hawking đã có một phát hiện tuyệt vời. Những đẳng thức toán học cho ông thấy có một cái gì đó đã nảy ra từ lỗ đen.Điều này tưởng chừng không thể xảy ra - bởi tất cả mọi người đều cho rằng đối với các lỗ đen, chỉ có vật rơi vào đó, chứ không thể có gì lại từ đó đi ra, kể cả ánh sáng.Càng kiểm tra, Hawking càng tin rằng ông đã đúng. Ông có thể thấy có bức xạ tỏa ra từ lỗ đen. Bức xạ này về sau được gọi là bức xạ Hawking.Điều này đưa ông đến kết luận rằng những bức xạ này sẽ làm lỗ đen bay hơi và cuối cùng sẽ biến mất.Mặc dù lý thuyết của Hawking về lỗ đen mang tính cách mạng, nhưng chúng cũng nhanh chóng được chấp nhận rộng rãi.Phát hiện gây sốcHawking cảm thấy rằng nghiên cứu của ông có thể còn có những kết quả rộng lớn hơn.Năm 1976, ông cho in một bài viết trong Physical Review D có tựa đề “Sự thất bại của tính dự báo trong sự sụp đổ của lực hấp dẫn.''Trong bài viết này, ông nói không chỉ có lỗ đen mới biến mất.Theo ông thông tin về mọi thứ đã từng ở trong lỗ đen cũng biến mất.Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đã quen với việc mất thông tin, nhưng theo các nhà vật lý, điều này không xảy ra, bởi vì theo họ, thông tin không bao giờ thực sự mất đi mà chỉ trở nên khó tìm mà thôi.Lý do các nhà vật lý bám lấy ý tưởng rằng thông tin không thể mất đi là bởi sự liên hệ của chúng với quá khứ hoặc tương lai. Nếu thông tin bị mất đi, các nhà khoa học sẽ không bao giờ biết được quá khứ và đoán biết được tương lai.Trong nhiều năm, không ai chú ý đến ý tưởng của Hawking, cho đến cuộc họp định mệnh đó tại San Francisco.Hawking trình bày ý kiến của mình với một vài trong số những nhà vật lý hàng đầu thế giới, và trong số người nghe còn có hai nhà vật lý hạt là Gerard t’Hooft và Leonard Susskind.Hai người này đã rất bất ngờ. Họ đều há hốc mồm trước việc lý thuyết của Hawking không chỉ được áp dụng cho lỗ đen mà còn cho tất cả các quá trình trong vật lý.Theo Susskind, nếu ý tưởng của Hawking là đúng thì nó sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ nền vật lý; sẽ không còn những liên hệ trực tiếp giữa nguyên nhân và kết quả. Vật lý sẽ trở nên bất lực. Kể từ cuộc hội thảo đó, “nghịch lý thông tin” đã được coi là một trong những vấn đề cơ bản nhất và cũng phức tạp nhất trong vật lý.
Diemdam Sưu tầm

GS Hawking nhận sai lầm


HIện chỉ có thông tin về khối lượng, hạt và chiều quay của lỗ đen
Các nhà vật lý quốc tế về họp ở Dublin vào hôm qua vừa được chứng kiến một thay đổi quan trọng trong ngành vật lý thiên văn, khi giáo sư Stephen Hawking đưa ra lý thuyết mới về lỗ đen, để thay cho lý thuyết cũ mà ông công bố đúng 30 năm trước, nhưng bây giờ bị coi là sai.
Giáo sư Stephen Hawking là nhà khoa học nổi tiếng với dáng vẻ bề ngoài của một người tàn tật phải ngồi xe lăn và phát tiếng nói thông qua một hệ thống máy tính trợ giúp.

Quyển sách về thiên văn học của ông được trích dẫn rất nhiều kể cả trong các công trình khoa học lẫn tạp chí khoa học thường thức.

Tuy nhiên, giáo sư Stephen Hawking không hề ngại nhận là mình đã sai.

30 năm trước khi nghiên cứu về lỗ đen trong vũ trụ ông giải thích đây là khu vực mà tất cả mọi vật thể rơi vào đều bị phá hủy và không bao giờ xuất hiện trở lại.

Người ta cho rằng ở nơi đó muốn thoát ra cần phải có tốc độ lớn hơn tốc độ ánh sáng, còn bên trong vật chất trở nên đông đặc lại càng lúc càng nhỏ.

Nhận sai lầm


Sau 30 năm tiếp tục nghiên cứu, bây giờ giáo sư Stephen Hawking tuyên bố là thuyết cũ đã sai và ông đưa ra một lối giải thích mới.


GS Hawking nhận sai lầm trong lý thuyết của 30 năm trước

Giáo sư Stephen Hawking nói nhiều người muốn tin là thông tin có thể thoát ra khỏi lỗ́ đen nhưng họ không giải thích được cách vận hành cho chuyện đó, và ông đã tìm ra được câu trả lời.

Theo ông vật thể lọt vào lỗ đen có thể thoát ra nhưng bị biến dạng nham nhở đến nỗi không nhận ra được.

Tất cả những thông tin người ta ghi nhận được từ lỗ đen chỉ là khối lượng, hạt và chiều quay.

Nếu theo như lý thuyết cũ của giáo sư Hawking, cho rằng lỗ đen sau khi hình thành sẽ mất dần trọng lượng do phóng xạ ra tia Hawking, tức là một loại tia ngẫu nhiên và vô định, hay nói cách khác là thông tin về vật chất rơi vào lỗ đen sẽ bị mất kèm theo đó.

Giải thích như vậy trái với thuyết lượng tử, vì thuyết đó cho rằng thông tin không bao giờ biến mất cả.

Bây giờ thì thuyết mới của giáo sư Hawking không gây ra mâu thuẫn như thế nữa, vì ông cho rằng lỗ đen không tiêu hủy hoàn toàn mọi vật rơi vào, mà các vật đó vẫn còn tiếp tục phóng xạ thêm một thời gian nữa.

Cùng với việc công nhận mình đã sai lầm, nhà khoa học này còn mua một quyển sách về môn thể thao Baseball để trả món nợ thua cá cược với chuyên gia Johyn Preskill từ Viện kỹ thuật California (Caltech) quanh đề tài khoa học này.

Tuy nhiên, ông Preskill sau buổi thuyết trình có nói là không hiểu bài giảng vừa nghe và sẽ chờ đến khi đọc xong quyển sách mà giáo sư Hawking sẽ xuất bản vào tháng tới

♥ PlanetVN ♥
11-06-2006, 08:26 AM
Giới thiệu với các bạn một phầm mềm để nhìn toàn bộ Hệ Mặt Trời trên máy tính nè: Solar System 3D Silmulator

http://www.sciencefair-projects.org/solarsystem/solarsystem.gif

Với phần mềm này, các bạn có thể cài vào máy để xem các hành tinh trong Hệ Mặt Trời chuyển động tương đối với nhau như thế nào ở mọi góc độ mà các bạn muốn xem. Ngoài ra, xem chi tiết các hành tinh thì sẽ có thêm các thông tin hữu ích nữa như kích thước, số vệ tinh, cấu tạo, thời gian tự quay,... :)

http://www.sciencefair-projects.org/solarsystem/solarsystem1.gif

Download ngay nào: Solar System 3D Simulator (http://software-files.download.com/sd/QpeQMcQqdVBKAgTl6Pe3IWdpt-5GtMn5HmyuxKVqkUjPs-H0vluyZ0SCTSVtVlrmG1OsGbfIa2z2kPK78LftzoLQysDjhGud/software/10477539/10477538/3/solarsystem.***?lop=link&ptype=3000&ontid=2054&siteId=4&edId=3&pid=10477539&psid=10477538) :3nhay:

Nếu link die các bạn lên Google tìm là thấy!!! :)

.chiwaWa.
16-06-2006, 06:42 PM
thiên hà gần với ta nhất và giống với ta nhất:
http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/astronomie/images/galaxyandromede.jpg

đặc điểm của 1 kính thiên văn tốt;
* Phải có kính chính (kính sơ cấp) thật tốt, rất khó làm. Thí dụ chỉ một sai sót nhỏ trong lúc sản xuất đã làm cho kính Hubble trở nên cận thị, những hình ảnh nó cho ra bị mờ. Khi một kính thiên văn được bay vào quỹ đạo, phải sửa nó bằng cách thêm những dụng cụ sửa sai để làm cho nó thấy rõ bình thường, cũng như những người bị cận thị đeo kính để nhìn rõ vậy.

* Kính tốt phải có độ phóng đại lớn, nên kính phải dài, điều này cũng không phải dễ. Thí dụ mặt kiếng của kính thiên văn Hale trong đài thiên văn trên đỉnh núi Palomar có độ dài tiêu cự là 16,8m, có nghĩa là ống kính phải dài ít nhất 16,8m. Vấn đề này được giải quyết từng phần khi có sự xuất hiện của loại kính Cassegrain, kính ngắn hơn mà có cùng độ dài tiêu cự.

* Một kính thiên văn tốt còn phải có một đường kính lớn, lại thêm một giới hạn bởi vì những dụng cụ cấu thành kính thiên văn đều nặng, nên dễ bị lệch, làm mất đi phẩm chất của hình. Tuy nhiên khi đường kính gương lớn, khả năng tiếp nhận ánh sáng của nó cao, sẽ cho ra những hình ảnh rõ ràng, có nhiều chi tiết nhỏ. Nó cò thể nhận được những vật ít được chiếu sáng trong thời gian rất ngắn nên thời gian quan sát được giảm bớt do đó người ta có thể quan sát được nhiều vật hơn trong cùng một đêm.

Kính thiên văn lớn còn cho phép ta tránh được những vấn đề do nhiễu xạ gây nên sẽ làm hình ảnh có độ chính xác cao bởi vì khỏi cần phóng đại quá nhiều.

Sự nhiễu xạ xảy ra khi ánh sáng đổi chiều sau khi gặp một chướng ngại vật hay một độ mở của ống kính có kích thước tương đương với độ dài sóng của tia sáng. Những khuyết điểm rất nhỏ từ bề mặt cho đến độ mở của ống kính cũng đủ để làm ánh sáng nhiễu xạ làm rối loạn hình ảnh
http://vietsciences.free.fr/lichsu/images/telescope_anh_uc.jpg
kính thiên văn úc
http://vietsciences.free.fr/lichsu/images/hubble.jpg
kính thiên văn hube

Khí quyển là một chướng ngại quan trong chính yếu cho sự quan sát thên văn. Trước tiên là những turbulences atmosphériques (sự rối loạn khí quyển) làm ảnh hường lớn trong độ chính xác hình ảnh. Turbulences khí quyển là những khối khí di chuyển. Những khối khí nóng thì bay lên và khối khí lạnh thì xuống thấp. Những khấi khí này có tỷ trọng không đống đều nên gây ra nhiễu xạ và làm cho ánh sáng thay đổi chiều. hình ành nhận được sẽ mờ, có khi có vẻ như đang "nhảy". Chính ví những turbulences này mà những ngôi sao có vẻ như chớp nháy và thay đổi màu. Ðể giải quyết vấn đề trên, người ta xây những đài thiên văn trên đỉnh núi cao, nơi đó không khí loãng hơn và nhiệt độ tương đối không đổi do đó ít có sự hính thành của turbulence

Như vậy có nghĩa là kính thiên văn đặt nơi cao độ chừng nào thì nó càng tiếp nhận nhiều tia sáng hơn và càng ít nguồn ánh sáng thứ cấp làm rối nhiễu hình ảnh. Sự ô nhiễm ánh sáng là đề tài làm bận lòng các nhà vật lý thiên văn. Hiện tượng này gây ra bởi sự khuếch tán ánh sáng bởi không khí và hơi nước trong khí quyển. Ánh sáng từ những đèn đường, đèn trong thành phố khuếch tán ra làm sáng bầu trời. Bởi vậy trong thành phố trời ban đêm ít khi tối và trở nên hơi hồng khi có nhiều mây. Ở nhà quê ta thấy nhiều sao hơn ở thành phố bởi vì ở thành phố, ánh sáng thứ cấp làm sáng bầu trời và những ngôi sao có ánh sáng yếu ớt sẽ biến mất trong ánh sáng mờ thành phố. Vì vậy mà những đài thiên văn được đặt ở nơi cao, xa thành phố. Nơi cao không khí khô hơn nên nguồn sáng thứ cấp sẽ khuếch tán ít hơn , sự quan sát thiên văn sẽ hoàn hảo hơn.

Vì những lý do trên mà những nhà thiên văn đã quyết định đặt một đài quan sát lên khỏi tầng khí quyển, đó là kính Thiên Văn Không Gian Hubble HST. Nhờ nó mà ta có thể có những hình ảnh mà độ phân tích hình cao gấp 20 lần hơn là đặt ở mặt đất cho dù đường kính nhỏ hơn. Những đài thiên văn bay trong quỹ đạo còn có thể quan sát được những nguồn sáng mà khí quyển hâp thu hết. Ðó là trường hợp tia X, tia cự tím và tia hồng ngoại. Bởi vậy người ta đã gởi lên quỹ đạo những đài thiên văn hầu tièm hiểu thêm về vũ trụ của chúng ta. Có người còn muốn xây một đài thiên văn khổng lố trên phần "che giấu" của mặt trăng (phần mà các nhà quan sát thiên văn không thấy mặt trăng được vì chuyển động quay của mặt trăng và trái đất đồng thời với nhau) để tránh sự ô nhiễn âm thanh (pollution radio) mà ta thấy ở trái đất.

* Cuối cùng, phải xây đài thiên văn ở nơi mà khí hậu hiền lành như Hawaii chẳng hạn. Ðài thiên văn đặt trên những miệng núi lửa đã ngưng hoạt động. Những vùng đó dễ chịu các nhà quan sát thiên văn, đi lại dễ dàng và ít mấy, hơn là phải lên tận đỉnh Himalya

okie_xinmailabanthan
17-06-2006, 04:52 AM
Thiên hà gần ta nhất là thiên hà duy nhất con người mơ ước liên lạc với người ngoài trái đất. Vào nhưng năm 70 người ta đã cố liên lạc với người ngoài trái đất bằng sóng radio

okie_xinmailabanthan
20-06-2006, 08:41 AM
Einstein đã " bỏ qua " những gì?
Le Nouvel Observateur: Chúng ta bắt đầu bằng một chi tiết quan trọng đó là việc Einstein đã hoàn toàn bỏ qua các" lỗ đen".....Tuy nhiên hiện tượng này lại đúng với các nguyên lý của ông (sau này đã được kiểm chứng), theo đó vật chất làm biến dạng không gian. Einstein đã không thấy được " kết quả" các nguyên lý của ông.?
Jean Eisenstaedt: Đúng vậy, Einstein chưa bao giờ đề cập đến các " lỗ đen". Tuy được ghi nhận trong các phương trình của ông, nhưng ý tưởng đó mới được xuất hiện sau năm 1960. Mặt khác có lẽ ông đã bỏ qua, nhưng thông thường sau khi một lý thuyết nào đó xuất hiện, nó thường kéo theo một loạt các đánh giá. Lý thuyết ấy sẽ bị mổ sẻ: người ta chấp nhận nó, khám phá nó trên mọi khía cạnh và từ đó tìm ra được những vấn đề mà chính người sáng tạo lý thuyết ấy không hề nghĩ ra.
N.O: Còn vấn đề thứ 2 là sự giãn nở của vũ trụ. Đối với nhà bác học thiên tài Albert Einstein, vũ trụ của chúng ta ở trong trạng thái tĩnh, ít ra là vào năm 1917?
J.Eisenstaedt: Quả vậy. Năm 1917 Einstein xuất bản một tài liệu được coi là hồ sơ sáng lập ngành vũ trụ học hiện đại. Trong đó ông miêu tả một vũ trụ tĩnh có tỷ trọng không đồng nhất và khép kín. Nhưng đúng là các phương trình của ông đã không đưa ra được một giải pháp phù hợp cho một vũ trụ như thế. Do đó tác giả đã thêm vào một hằng số vũ trụ, gọi là lambda và coi thế là ổn. Có được một vũ trụ tĩnh khép kín và đồng nhất Einstein đã hài lòng ( tạm hài lòng thôi vì sau này ông tiếc "hùi hụt" cái hằng số khó chịu đó! ). Từ đó kiểu vũ trụ mà ông vẽ ra đã bij mổ xẻ: người ta dựng lại trên giấy nhiều kiểu vũ trụ khác nhau, kể cả kiểu vũ trụ về lý thuyết hoàn toàn không có vật chất! Theo nhà thiên văn học ngưòi Hà Lan Willem de Sitter, kiểu vũ trụ như thế có thể cùng lúc vừa kiểm chứng được các phương trình của Einstein vừa giữ chó nó một sự tồn tại và một dạng hình học.
N.O: và do đó đã gây ra một cú sốc?
J.Eisenstaedt: Vâng, cuộc tranh luận thật sôi nổi. Một ý tưởng như vậy tức là khả năng ( về mặt lý thuyết) có một vũ trụ không có vậy chất mà lại có một cấu trúc hình học và hình dạng- là điều không thể chấp nhận được, đồng thời làm Einstein bực tức. Ông cho rằng chính vật chất đã tạo ra vũ trụ và cho nó một không gian hình học. Nói đúng hơn không thể không cso cái này mà lại có cái kia! Cũng theo Einstein nếu không có vật chất vũ trụ sẽ bị "co quắp" và chẳng ra hình thù gì cả, xét về phương diện hình học. Do đó Einstein đã công kích mạnh mẽ illem de Sitter, cho đó là một ý tưởng tồi và một kiểu vũ trụ như thế không thể tồn tại ( đến nỗi Willem de Sitter cho rằng mình phải nhìn nhận " sai lầm " này....... mặc dù ông ta vẫn có lý ).
N.O: Nhưng sau cùng cả 2 đã giải hòa với nhau?
J.Eisenstaedt: Đúng vậy và thậm chí họ còn xuất bản chung một tài liệu về một kiểu vũ trụ được gọi là " kiểu Einstein - Willem de Sitter " và năm 1932. theo đó một vũ trụ không có độ cong, không có áp suất và không có hằng số vũ trụ.
N.O: thật thú vị. Nhưng vẫn còn câu hỏi ban đầu: một vũ trụ không có vật chất thì sẽ ra sao?
J.Eisenstaedt: Thực tế người ta vẫn luôn dùng tới nó. Họ đã để qua một bên vấn đề siêu hình học và chuyển vấn đề này sang vấn đề nghiên cứu vũ trụ.... thực của chúng ta. Trước hết phải nói đến nhà toán học người Nga Alecxandrow Friendman. Ông chỉ ra các phương trình về sức hấp dẫn của Einstein- khi không có hằng số vũ trụ - là những tiên đoán về những vũ trụ không ở trạng thái tĩnh. Chỉ bằng một con tính nhỏ Einstein muốn chứng minh là Friendman lầm lẫn, song chính con số nhỏ của Einstein là sai và ông đã phải đính chính lại ( tuy vậy trong thâm tâm Einstein vẫn chưa chấp nhận các kiểu vũ trụ động của Friendman)
Năm 1927, Georges Henri Lemaitre nhảy vào cuộc. Chính Lemaitre hình dung ra một vụ nổ Big- bang dưới tên gọi là "nguyên tử đầu tiên". Lemaitre dùng các phương trình của Einstein kết hợp với các quan sát thiên văn học. Einstein tỏ ra không hài lòng và khi gặp nhau tại một hội nghị, Einstein đã đánh giá công việc của Lemaitre là vô ích.
N.O:Nhưng Einstein hẳn là có cá tính riêng của mình
J.Eisenstaedt: Hoàn toàn đúng, ông có cách nhìn riêng. Hơn nữa một ngày nọ ông đã tuyên bố về Michele Besso - bạn ông, một người không sáng chói lắm:" Besso là một nhà nhân văn học, có một tư tưởng đại đồng, say xưa với quá nhiều việc nên không thể trở nên độc đoán được. Chỉ những người độc đoán mới đạt được cái mà người ta gọi chung là kết quả!". Trở lại vấn đề vũ trụ học, phải nói rằng trước kia cho đến đầu những năm 1920, vũ trụ được coi như chỉ gói gọn trong thiên hà của chúng ta như một loại "đảo nổi" trong không gian trống rỗng, tức là phần rất nhỏ của cái tổng thể. Việc quan sát còn rất giới hạn trong khoảng không gian hẹp này, khiến người ta có thể tranh cãi " thỏa thích " trên mặt các lý thuyết. Nhưng đến năm 1928 cũng chính Hubble( Người Mỹ) đã ghi nhận được rằng: có nhiều khối thiên hà trong vũ trụ. Và năm 1929 cũng chính Hubble đã cho ra đời" định luật nổi tiếng, đề cập đến việc các vật thể vũ trụ cách xa nhau theo vận tốc tương ứng với khoảng cách giữa chúng. Thế là sự giãn nở thực sự của vũ trụ đã được ghi nhận! Các nhà lý thuyết buộc phải xem lại và Einstein là người đầu tiên!
N.O: Dù có một vài sai lầm nhưng nói chung các nguyên lý của Einstein đã trưởng thành hơn khi phải đối đầu với thực tế được quan sát sau này. Đến nay các lý thuyết đó được kiểm chứng lại một cách hệ thống.
J.Eisenstaedt: Hoàn toàn đã được kiểm chứng. Giải nobel vật lý được trao cho Hulse và Taylỏ do việc khám phá ra một ( nguồn phát xạ thiên hà ) đôi PSR ( 1913+16) cho phép kiểm tra lại thuyết tương đối tổng quát của Einstein , không còn trong những điều kiện vật lý bình thường của hệ Mặt trời, mà trong các điều kiện ngoại lai
N.O: Về thuyết tương đối như vậy là đã ổn, nhưng phải chăng Einstein đã không vượt qua được thành công của mình?
J.Eisenstaedt: Đúng vậy. Thuyết tương đối tổng quát đã ổn, Nhưng các lý giải về sức hấp dẫn và nhất là về tính trơ của khối lượng, vẫn còn là một ẩn số. Từ những nghi vấn của Einstein người ta đã tìm ra được " quả lắc Foucault " - trong đó sơ đồ dao động do ảnh hưởng của những khối lượng xa xôi trong vũ trụ thay đổi theo vòng quay của trai đất. Trong số nhiều câu họi nghi vấn được đạt ra, một câu hỏi quan trọng là tại sao các khối lượng hút nhau? Chưa ai biết điều đó và chưa có nhà vật lý nào có thể trả lời cho câu hỏi phát sinh từ nghi vấn của Einstein.
N.O: Theo ông phải chăng Einstein đã " vô tình " khám phá được nhiều vấn đề cơ bản và tuyệt vời trong khi ông đi tìm kiếm những vấn đề khác.
J.Eisenstaedt: Đầu tiên Einstein đã tìm thấy điều mà ông muốn tìm, đó là nguyên lý mới về lực hấp dẫn. Nhưng khởi đầu, ông đã không nhận ra như thế. Trong lĩnh vực khoa học cũng như mọi mặt khác, người ta luôn không tìm thấy cái muốn tìm mà tìm thấy cái mà họ không tìm. Cuộc sống là như thế

.chiwaWa.
21-06-2006, 06:46 PM
muốn tham gia thì hãy viết bài nhé bạn.........................

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/12/3B9CE629/a9.jpg sao thủy như một cái chấm trên nền mặt trời ,cuộc gặp gỡ này rất hiếm sau 13 thế kỷ.

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/12/3B9CE629/a6.jpgmột vệ tinh bay tới gần một ngôi sao và lớp khí của nó bị thổi bạt đi.

giot_nho_nhung
24-06-2006, 01:26 PM
Tinh vân
http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/2006/01/18/Orion.jpg
Tinh vân theo như cách hiểu đơn giản và chính xác thì đó là các đám mây khí và bụi trong không gian được quan sát do chúng sáng hơn hoặc tối hơn nhiều nền bao quanh. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta hiểu tinh vân theo một nghĩa rộng hơn. Do trước đây với các kính thiên văn quang học còn kém, các nhà thiên văn đã xác định và đặt tên cho một số tinh vân mà thực chất chúng không phải các đám khí bụi mà là cả một thiên hà. Ví dụ như tinh vân M31 thường được gọi là tinh vân tiên nữ (Andromeda) thực chất không phải một tinh vân theo định nghĩa trên mà là một thiên hà, thiên hà Andromeda là thiên hà lớn nhất trong cụm thiên hà địa phương của chúng ta. thiên hà Milkyway của chúng ta chỉ lớn thứ hai và thứ 3 là một thiên hà nữa cũng bị hiểu nhầm là tinh vân - M33.
Do vậy, hiện nay khái niệm tinh vân như nhắc đến ở trên được áp dụng đối với các tinh vân mới phát hiện, còn các thiên hà đã từng bị hiểu nhầm là tinh vân thì vẫn tiếp tục được gọi bằng cái tên là "tinh vân".

Tinh vân có thể là những đám bụi tập hợp lại với nhau do hấp dẫn (khối lượng chưa đủ để tạo thành một ngôi sao hay một thiên thể lớn) như trên đã nói, cũng có thể là vật chất được phóng ra do sự kết thúc của một ngôi sao (các nova và supernova). Tinh vân do một nova bình thường là một tinh vân hành tinh (Planetary Nebula), ngôi sao sau khi hết năng lượng, phóng ra xung quanh toàn bộ lớp vỏ khí của mình tạo thành các tinh vân hành tinh. Còn các vụ nổ supernova chỉ để lại các tàn tích rải rác phát xạ ra xung quanh, chúng trở thành các tinh vân phát xạ.

1 - Tinh vân sáng có thể có 2 nguyên nhân:
+ Tinh vân phát xạ: loại tinh vân mà thành phần khí và bụi của nó khi ở gần các ngôi sao lớn bị kích thích mạnh dẫn đến bị ion hoá và phát ra ánh. Nhiệt độ ở tâm các tinh vân này có thể lên đến 8000 - 10000K, đường kính khoảng vài chục đến vài trăm LY (Light Year - năm ánh sáng). Một số tinh vân loại này tương đối nổi tiếng là tinh vân Orion (M42), tinh vân đại bàng (Eagle Nebula - M16).

http://thienvanvietnam.com/kienthuc/tinhvan_files/image004.jpg
Một trong các loại tinh vân sáng chúng ta đã biết đến là tinh vân phản chiếu. Đây là những tinh vân có được ánh sáng so với xung quanh do phản xạ ánh sáng đến từ các ngôi sao gần đó. Loại tinh vân này gồm các khí và bụi có khả năng phản xạ tốt ánh sáng. Ánh sáng của loại tinh vân này không mạnh như của các tinh vân phát xạ. Tuy nhiên loại tinh vân này có quang phỏ kiên tục (do ánh sáng là ánh sáng phản xạ) còn tinh vân phát xạ thì quang phổ có các vạch phát xạ (do sự phát xạ kích thích)
Ví dụ: tinh vân tua rua (Pleiades) - M45


2-Tinh vân tối: là loại tinh vân gồm khí và bụi không trong suốt, nó có thể cản hoặc hấp thụ ánh sáng đến với nó. Trên bầu trời, nó hiện lên là một bóng đen do ánh sáng từ các ngôi chiếu đến đã bị khí hấp thụ gần hết. Một ví dụ rất nổi tiếng về loại tinh vân này là tinh vân đầu ngựa trong chòm sao Orion (horse head nebula).

Trong nhiều trường hợp, các đám tinh vân hành tinh phát ra do các vụ nổ nova cũngcó thể tập hopự lại thành các hành tinh hay các ngôi sao trẻ mới do hấp dẫn bản thân của chúng. Lại một lần nữa chúng ta nhắn tới từ "hấp dẫn", nó có một vai trò quả thật hết sức quan trọng và can thiệp vào hầu như mọi hình thái vật chất của vũ trụ, nó liên kết các đám khí bụi lại thành các tinh vân và lại liên kết chúng chặt chẽ hơn nữa để chúng trở thành các ngôi sao, các hành tinh. Cũng chỉ có hấp dẫn mới cho phép chúng ta tồn tại trước hết là để chúng ta không bị bay mất vào vũ trụ mỗi khi nhún chân và hơn thế nữa là nó liên kết cả chúng ta, Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh như Hỏa tinh, Kim tinh, Mộc tinh... thành một hệ thống nhất - hệ Mặt Trời. Nó buộc chúng at luôn phải chuyển động, phải quay quanh Mặt Trời đỏ rực của chúng ta. Nó buộc chặt chúng ta vào hành tinh Trái Đất thân yêu, buộc Trái Đất vào Mặt Trời và rồi nó lại buộc Mặt Trời cùng toàn bộ hệ thống của chúng ta vào môt hệ thống rộng lớn và vĩ đại hơn nữa


sưu tầm :cungly:

It's Never Too Late
24-06-2006, 06:27 PM
Mình cũng rất thích thiên văn học ... :) Rất vui khi được đóng góp cùng CLB ...


Vào đúng dịp kỷ niệm 15 năm hoạt động, kính thiên văn vũ trụ Hubble của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã truyền về Trái đất 2 bức ảnh mới về vũ trụ, một ảnh về khu vực đang tạo sao đậm đặc trong vũ trụ và một ảnh về thiên hà Whirlpool.


http://img154.imageshack.us/img154/3541/images56856anh23mj.jpg (http://imageshack.us)

Thiên hà Whirlpool

http://img67.imageshack.us/img67/9887/images56858anh10lf.jpg (http://imageshack.us)

Khu vực đang tạo sao đậm đặc trong vũ trụ

Ngày 25-4-1990, tàu vũ trụ con thoi Thám hiểm đã đưa kính Hubble lên quỹ đạo, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử ngành hàng không vũ trụ. Trong 15 năm hoạt động, kính thiên văn Hubble đã chụp và gửi về Trái Đất 750.000 bức ảnh về vũ trụ, tạo ra những cơ hội chưa từng có giúp các nhà khoa học "nhìn sâu" vào vũ trụ và tìm hiểu về sự bắt đầu của thời gian tới.


http://img67.imageshack.us/img67/5702/images56860hubble3ov.jpg (http://imageshack.us)

Kính thiên văn Hubble

Theo các nhà khoa học của NASA, kính thiên văn vũ trụ Hubble đã giúp xác định chính xác tuổi của vũ trụ là 13,7 tỷ năm và khẳng định vũ trụ đang "nở" rất nhanh. Nhờ những bức ảnh từ kính thiên văn Hubble gửi về, các nhà khoa học đã thấy được tác động của các thiên thạch đối với sao Mộc, khẳng định sự tồn tại của các hố đen siêu khổng lồ trong vũ trụ đồng thời quan sát được sự bùng nổ các tia gam-ma ở tận nguồn gốc của chúng là các thiên hà xa xôi trong vũ trụ.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, kính thiên văn vũ trụ này chỉ có thể duy trì hoạt động đến năm 2008 và sau đó có nó có thể bị rơi trở lại và vỡ vụn trong bầu khí quyển Trái Đất.

okie_xinmailabanthan
30-06-2006, 10:23 PM
Con người đã biết gì về mặt trời. Trên lý thuyết thì gần như là tất cả. Vào nhưng năm về trước con người mới chỉ quan sát được các vết trên mặt trời. Những hiện tượng duy nhất có thể thấy được bằng kính viễn vọng ở ánh sáng trắng. Thế là họ đành phỏng đoán là đã có điều gì đó ở quanh quả cầu lửa, trên cao độ hàng nghìn kilomet nhằm giải thích vòng sáng bí mật quanh mặt trời ( Nhật Hoa). Khi vệ tinh Yoko của Nhật Bản chụp được đã giúp họ đi gần đến kết luận là có những vụ nổ trên mặt trời.
Những gì người ta biết cho đến nay: Mặt trời là một quả cầu khí khổng lồ với nhân sôi sục ( hơn 15 triệu độ C) Không ngừng phát ra năng lượng dưới dạng ánh sáng và nhiệt. Người ta cũng biết được hành trình phát ra năng lượng ấy. Khi đi khỏi trung tâm mặt trời trước khi đến được bề mặt, năng lượng này gặp phải thứ rào cản dày đặc nên phải tăng gấp đôi sức mạnh để phá vỡ chúng. Khi lên đến bề mặt nó bùng nổ tạo thành các bóng khí. Nhưng ở giai đoạn này nhiệt độ đã giảm đi nhiều, chỉ còn 6000oC. Càng đi vào không gian nhiệt độ này càng giảm.
Ở cách mặt trời hàng nghìn kilomet nhiệt độ lại tăng lên đáng kể. Nó đạt đến nhiều triệu độ C, tạo thứ quầng sáng nóng bỏng mà ngươi ta gọi là Nhật hoa. Người ta đã dự đoán rằng chính nơi đây đã xảy ra các vụ phún xuất vô hình.
Bề mặt của mặt trời là sự sục sôi không ngừng với các bóng khí khổng lồ và nguồn năng lượng luôn dâng trào. Bóng khí tạo ra từ trường cuốn đi các phân tử và điện. Từ trường xoắn lại, phát triển tạo thành các nơ thắt ( Kiểu như sợi dây chun sắp đứt ) để tự giải phóng, nhằm tìm lại hình dáng ban đầu. Có lẽ những lần tan vỡ của từ trường tạo ra các vụ phún xuất trên mặt trời. Đây là giả thuyết đầy táo bạo của các nhà vật lý và thiên văn.
Các vụ phún xuất là tác giả của hiện tượng cực quang ( Những quầng sáng trên bầu trời địa cực).

.chiwaWa.
02-07-2006, 05:32 PM
quan sát bầu trời tháng 6:
http://tdlinh.501megs.com/17-6-06_skymap.jpg
- Tối 15/6: Sao Hỏa sẽ nằm ngay trên vị trí cụm sao mở M44 (còn gọi là cụm sao tổ ong) sát ngay bên Sao Thổ. M44 là một cụm sao mở cách trái đất 600 năm ánh sáng và có độ sánh biểu kiến là 3.7 nên có thể dễ dàng quan sát bằng ống nhòm hoặc kính thiên văn nhỏ. Vì sao Hỏa có độ sáng gấp 16 lần các sao xung quanh nên nó trông giống như cảnh tượng của một vụ nổ của một sao siêu mới màu đỏ trong một cụm sao - một cảnh tượng đẹp đáng để chụp lại.

http://science.nasa.gov/headlines/y2006/images/starsandplanets/westlake1_med.jpg
- Vào giữa tháng 6 này, nếu thời tiết tốt, các bạn cũng có thể nhận ra sao Thuỷ xuất hiện tại đường chân trời phía tây sau khi mặt trời lặn.

- Đáng chú ý nhất vào ngày 17/6, sao Hoả và Sao Thổ trông rất gần nhau như có vẻ chúng...va chạm . Nó sát nhau đến nỗi, bằng cách duỗi thẳng tay, ta đưa ngón út lên vị trí sao Thổ và Hỏa, ta sẽ thấy chúng nằm gọn sau ngón út của ta.

- Sao Mộc trong tháng này sẽ di chuyển dần ra xa trái đất nhưng vẫn còn khá sáng để chúng ta quan sát bằng kính thiên văn nhỏ, đặc biệt là 4 vệ tinh Galileo.

- Trăng tròn: 12/6 1:03 am

+ Quan sát vệ tinh nhân tạo:

Trong tháng này có khá nhiều ngày có thể quan sát được vệ tinh chạy và các đốm sáng Iridium Flares* (độ sáng có cái lên đến -8!) để biết thêm chi tiết, các bạn có thể lên trang http://www.heavens-above.com/ để tham khảo. Điển hình như ở TpHCM:

6pm45 - 2/6 : Iridium 60 (Mag = -2)

6pm47 - 3/6 : Iridium 96 (-3)

4am34 - 4/6 : Iridium 47 (-8) => rất đáng xem

6pm32 - 6/6 : Iridium 94 (-7) => cũng rất đáng xem

6am09 - 7/6 : Iridium 33 (-8.3) => Mặc dù lúc 6:09, mặt trời đã mọc nhưng chúng ta vẫn có thể thấy được vì độ sáng biểu kiến của nó lên đến -8.3!

.....

endless_love_410
02-07-2006, 08:06 PM
Mình nghe nói hôm nay :3/7 có 1 hành tinh hay 1 vì sao nào đó bay qua trái đất mà mình có thể nhìn bằng mắt . Có ai biết không ?:)

okie_xinmailabanthan
06-07-2006, 05:15 AM
Hôm trước xem trên ti vi có nói tới
Nhưng mà đã qua mà chẳng thấy hiện tượng gì xảy ra cả
Có lẽ là do không có đủ thông tin nên không biết được

.chiwaWa.
06-07-2006, 11:58 PM
hì cái này là do sưu tầm trân các web khác ý mà biết thì ít ít thôi sưu tầm là chính mà bạn , 1 khi đã vào đây và đóng góp bài hco mục này là bạn thành 1 thành viên trong clb này òi , đóng góp bài vở nhiều nhá.

.chiwaWa.
19-07-2006, 07:06 PM
hiện tượng 3 mặt trời đc phát hiện vào nhũng năm 34 , sau này ở trung quốc cũng có hiện tượng đó . thực ra hiện tượng này là do các quầng sáng mặt trời giao nhau tại các điểm giao nhau xuất hiện 1 đốm sáng ,đó chính là mặt trời giả mà người thời đó vẫn thấy trên trời có 3 mặt trời.

It's Never Too Late
20-07-2006, 04:12 AM
Năm 1967, các nhà thiên văn bỗng nhận được một sóng điện kỳ lạ. Sóng điện này cứ 1-2 giây lại phát một lần, giống như mạch đập của người. Người ta đã tưởng đó là lời kêu gọi của vũ trụ, chấn động một thời. Về sau, nhà khoa học người Anh - Anthony Hewish đã làm rõ được sóng điện từ đó là gì. Đó là sóng điện phát ra từ một định tinh đặc biệt trước đó chưa hề biết, được gọi là định tinh mạch xung (Pulsars). Phát hiện này đã khiến ông được nhận giải Nobel vật lý năm 1974.

http://www.thanhtung.com/images/khoahoc/mohinhsongdien.jpg

Mô hình sóng điện phát ra của sao neutron (Ảnh: stardate.org)

Hiện nay đã phát hiện 300 định tinh mạch xung. Chúng đều ở trong hệ Ngân hà. Trung tâm tinh vân Cua cũng có một định tinh mạch xung.

Sao mạch xung là một trong bốn phát hiện thiên văn lớn của thập kỷ 60 (thể sao, phân tử hữu cơ của sao và bức xạ vi ba 3K của vũ trụ là 2 phát hiện còn lại). Mạch xung từ đó phát ra liên tục và gián đoạn rất ổn định, độ chính xác về thời gian không kém gì đồng hồ điện tử. Chu kỳ khác nhau đối với từng sao, dài có thể tới 3,7 giây; ngắn chỉ là 0,033 giây.

http://www.thanhtung.com/images/khoahoc/anthony_hewish.jpg

Nhà khoa học Anthony Hewish nhận giải Nobel vật lý năm 1974
(Ảnh: physik.uni-frankfurt)

Sao xung mạch là sao neutron tự quay. Sao neutron rất nhỏ, đường kính thường chỉ khoảng 10km, nhưng trọng lượng ngang với Mặt trời, đó là định tinh nặng có tỷ trọng còn cao hơn tỷ trọng của sao lùn trắng.

Tiền thân của sao neutron thường là một định tinh lớn hơn Mặt trời. Trong quá tình ép nổ đã sản ra áp suất lớn khiến cho kết cấu vật chất của nó thay đổi hẳn. Không những vỏ nguyên tử bị phá mà nhân cũng bị phá, proton và neutron ép lại với nhau, proton và electron ép vào nhau thành neutron. Cuối cùng neutron ép lại với nhau biến thành sao neutron. Trên sao neutron, mỗi khối 1cm3 vật chất nặng 1 tỷ tấn.

http://www.thanhtung.com/images/khoahoc/subucxa.jpg

Sự bức xạ năng lượng của sao Neutron
(Ảnh: spaceflightnow)

Sau khi định tinh co lại quay sao neutron, tốc độ tự quay tăng nhanh, mỗi giây từ mấy vòng đến mấy chục vòng. Đồng th ời sao neutron biến thành một "thỏi nam châm" cực mạnh, một bộ phận nào đó của "thỏi nam châm" phát sóng ra ngoài. Khi nó tự quay với tốc độ lớn như vậy, giống như ngọn tháp đèn biển, quét sóng điện về phía Trái đất một cách có quy luật và liên tục. Khi bộ phận phát sóng quay về hướng Trái đất, chúng ta thu được tín hiệu, khi bộ phận đó quay lệch đi theo bản thân ngôi sao, chúng ta không thu được tín hiệu. Sóng điện ta thu được có đoạn ngừng, hiện tượng này gọi là "hiệu ứng tháp đèn".

http://www.thanhtung.com/images/khoahoc/neutron_star400.jpg

(Ảnh: tqnyc)

Năng lượng bức xạ của sao neutron gấp 1 triệu lần Mặt trời. Tổng năng lượng bức xạ của nó trong 1 giây nếu được chuyển thành điện năng đủ để Trái đất sử dụng trong mấy tỷ năm.

Sao neutron không phải là trạng thái cuối cùng của định tinh, nó sẽ còn bước tiếp. Vì nhiệt độ rất cao, năng lượng tiêu hao cũng nhanh, vì vậy tuổi thọ của nó chỉ được vài trăm triệu năm. Khi năng lượng của nó đã tiêu hết, sao Neutron sẽ trở thành sao lùn đen không phát sáng.


(Theo Những ngôi sao trong vũ trụ)

PlanetVN
21-07-2006, 02:51 AM
Tớ nghe đồn tháng 8 này sao Hoả sẽ rất sáng vì đó là thời điểm nó ở gần Trái Đất nhất nên sẽ phản chiếu ánh sáng mặt trời lớn nhất. Ai có thông tin gì chính xác về vụ này cho tớ biết với... :1_question:

.chiwaWa.
11-08-2006, 06:47 AM
vụ này ko rõ mà nếu có chắc gì mình đã xem đc

giot_nho_nhung
11-08-2006, 11:08 AM
mình có nghe nói về một hành tinh mới tên là xena , nó lớn hơn pluto và người ta đã nói là có thể xena sẽ thay thế pluto và nằm vào trong hệ mặt trời.

minh chỉ đọc được thế thôi ai biết nhiều thì nói cho mọi người nghe nha

4everwanderer
11-08-2006, 10:33 PM
Neutron Stars la` 1 trong 2 thu' hi`nh tha`nh sau khi 1 ngo^i sao co' kho^i luong ga^p nhie^`u La6`n mat tro`i no^ hay co`n go.i SuperNova .... da.ng thu' 1 hi`nh tha`nh la Black Hole ...

PlanetVN
13-08-2006, 08:07 AM
Tình hình là một trong những hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất trong năm đã bị Planet bỏ lỡ đêm qua... Sài Gòn ban đêm mưa tầm tã... Mặt trăng còn không thấy chứ đừng nói gì đến mưa sao băng nhé... Hix... :rain: Bài viết và của ThienVanVietNam.Com...

Rạng sáng ngày 13/8, chúng ta sẽ có cơ hội quan sát một trong những trận mưa sao băng lớn nhất diễn ra hàng năm - mưa sao băng Perseids (Perseids Meteor Shower). Năm nay - 2006, mưa sao băng Perseids khi quan sát từ Việt Nam có thể sẽ không lớn như trận mưa của những năm trước nhưng cũng là một trận mưa sao băng rất đáng chú ý. VACA đang có dự định sẽ tổ chức quan sát hiện tượng này.


http://www.strudel.org.uk/blog/astro/images/20050804_perseids.jpg

Sao băng (falling star / meteor) vốn là những mảnh thiên thạch nhỏ bay rải rác khắp hệ Mặt Trời. Các thiên thạch này có thể là các mảnh vụn còn sót lại trong quá trình hình thành hệ Mặt Trời, đuôi của các ngôi sao chổi hoặc hậu quả của các vụ va chạm giữa các tiểu hành tinh. Khi 1 mảnh thiên thạch như vậy vô tình bay qua hoặc nằm trên đường chuyển động của Trái Đất, nó sẽ bị hấp dẫn của Trái Đất hút vào. Trong khi lao vào tầng khí quyển Trái Đất, mảnh thiên thạch cọ xát rất mạnh với các lớp không khí. Sự cọ xát đó làm cả mảnh thiên thạch lẫn lớp không khí bao quanh nó bốc cháy ngay trên bầu trời như những vệt sáng kéo dài. Hiện tượng đó từ lâu đã được con người biết đến và gọi nó là Sao băng.

Trên quĩ đạo của Trái Đất có một số đám thiên thạch và bụi nhỏ. Chúng là kết quả để lại sau những lần xuất hiện của các sao chổi. Khi một ngôi sao chổi cắt ngang quĩ đạo của Trái Đất, nó có thể để lại một phần "cái đuôi" của mình, đó là rất nhiều các mảnh thiên thạch có kích thước nhỏ ở lại như một đám mây chắn ngang đường đi của Trái Đất.

Hàng năm, khi Trái Đất đi ngang qua vùng quĩ đạo có những đám mây này, rất nhiều mảnh thiên thạch nhỏ bị hấp dẫn của Trái Đất hút về phía mình. Chúng lao qua khí quyển của chúng ta và cháy sáng thành hàng ngàn ngôi sao băng nối tiếp nhau. Đó là hiện tượng mưa sao băng

Mưa sao băng Perseids là một trong những trận mưa sao băng lớn nhất diễn ra hàng năm với số lượng, mật độ cũng như độ sáng của các sao băng là khá lớn. Mặt khác, với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam thì thời điểm diễn ra trận mưa sao băng này hàng năm là thời gian thời tiết khá đẹp, ít mây, và đó là điều kiện rất tốt để quan sát bầu trời đêm.

Năm 2006 này, mưa sao băng Perseids sẽ có cực điểm vào khoảng 23h UT, tương ứng với 6h sáng giờ Việt Nam. Bạn sẽ khong thể quan sát cực điểm của trận mưa sao băng này do 6h là lúc trời đã sáng rất rõ. Tuy nhiên nếu quan sát từ 3-4h sáng thì đó cũng là 1 khoảng thời gian khá tốt để bạn quan sát được khá nhiều sao băng, thậm chí nếu không có điều kiện thức đêm, bạn vẫn có thể thấy các sao băng của Perseids từ tối hôm trước, tức là tối 12/8.


http://dibonsmith.com/per_con.gif

Khoảng 3h rạng sáng ngày chủ nhật 13/8, chòm sao Perseus sẽ nằm cao khoảng 60 độ trên chân trời phía Đông, vị trí rất thuận lợi cho việc quan sát do mưa sao băng có tâm điểm là chòm sao Perseus này. Một điều hơi bất lợi một chút cho việc quan sát là vào khoảng giờ này, Mặt Trăng sẽ tương đối sáng phía trên cao hơn chòm Perseus một chút và sẽ là một nguồn sáng đáng kể cản trở khả năng quan sát của bạn.

Để quan sát thuận tiện nhất, bạn có thể tìm một vị trí thoáng, góc nhìn rộng, không có ánh đèn cao áp (làm giảm khả năng quan sát bầu trời) và nằm ngửa mặt lên trời sao cho mắt hướng về hướng Đông, khoảng từ 3h đến 4h30 hẳn bạn sẽ thấy khá nhiều ngôi sao vụt qua. Người ta thường nói mỗi ngôi sao băng mang theo một điều ước, Vậy bạn đừng bỏ lỡ cơ hội để biến rất rất nhiều ước muốn của mình thành sự thật!

redstar
22-11-2006, 02:20 AM
Thời tiết chung:
- Miền Nam: Hiện nay (cuối tháng 7) thời tiết miền Nam vẫn khá xấu và rất thất thường nên cơ hội quan sát được bầu trời sao đầy đủ vào thời điểm này là rất thấp, thông thường nếu may mắn miền Nam chỉ có thể thấy được một khoảng trời trong trẻo nhưng chỉ là trong khoảnh khắc thôi. Thế nhưng bù lại, cái trong trẻo của bầu trời đêm cuối hè đầu Thu lại thật tuyệt, trong trẻo theo đúng nghĩa của nó chứ không bị sương mù cản trở như cái quang đãng thường có của mùa đông. Khi bước sang tháng 8, có lẽ thời tiết không sáng sủa hơn là mấy, thậm chí còn tệ hơn nữa vì tiết Mưa Ngâu, mình nhớ có một câu thơ rằng “Tháng Bảy mưa ngâu bắt cầu Ô Thước” … gợi lại chuyện Ngưu Lang – Chức Nữ thật buồn …
- Miền Bắc: “…Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội … Hồ gươm xanh như mái tóc em xanh…” Nhanh thật, nhớ Hà Nội mới vào Thu ngày nào nay đã một năm trôi qua . Nhớ dịp ra Bắc năm trước, có người đã cho mình biết trời Hà Nội đẹp nhất là lúc vào Thu, một màu “xanh ngắt mấy tầng mây”, không biết có đúng vậy không nữa, thôi dù sao cũng chúc cho các bạn miền Bắc có nhiều đêm ngắm sao thật thú vị.

Quan sát:
Cuối tháng 7:
- Sau khi mặt trời vừa lặn khuất ở chân trời Tây các bạn có thể quan sát được sao Hỏa và phần đuôi của chòm Sư Tử (Leo), hãy tranh thủ thời gian này để quan sát chúng đồng thời nói lời tạm biệt vì khoảng 1 tháng sau chúng ta sẽ không thể nhìn thấy chúng nữa. Mặt trời sẽ đi vào chòm Leo khoảng giữa tháng 8.
- Các chòm như Nam Thập (Crux) và Nhân Mã (Centaurus) cũng đã bắt đầu trở nên khó quan sát vì chúng đã qua điểm cao nhất từ lúc chập tối và lặn rất sớm ở phương Nam.
- Ở phương Bắc, Gấu Lớn (Ursa Major) cũng mất dần vị trí chiếm lĩnh phương Bắc và mờ dần dưới lớp khí quyển dày đặc gần chân trời Tây bắc khoảng 21h.
- Mặt trăng sẽ bắt đầu tuần trăng mới vào 27/7, những ngày sau đó nó xuất hiện mỗi lúc một cao hơn ở hướng Tây sau khi mặt trời lặn, vào 28/7 (10%) và 29/7 (15%), hãy dành chút ít thời gian để quan sát trăng non rất đẹp lúc chiều tối nhé các bạn.http://img.photobucket.com/albums/v216/orion_don/cuoithang7_1.jpg


Tháng 8 :
Mình xin viết về các chòm sao vào khoảng thời gian trung bình là khoảng giữa tháng 8 vào lúc 20h - 21h, các bạn hãy luôn nhớ nguyên tắc các chòm sao không ở yên một chổ mà luôn chuyển động về hướng Tây trong suốt đêm và mỗi ngày cả bầu trời sẽ dịch chuyển về hướng Tây một ít so với ngày trước đó.
Để thuận tiện hơn mình xin nêu các đối tượng chính của tháng này, xem như là các “chìa khóa” để “giải” ra các chòm sao mờ khác: Sao Mộc (Jupiter), Bọ Cạp (Scorpius), sao Cực Bắc (Polaris), Tam giác mùa Hè bao gồm 3 chòm: Thiên Cầm (Lyra), Thiên Nga (Cygnus) , Đại Bàng ( Aquila) .
- Hướng Nam và Tây Nam:
Lúc này chòm Bọ Cạp đang ở độ cao khoảng 40 độ trên chân trời, rất dễ nhận ra cái dáng cong cong hình chữ S của nó, phần giữa là trái tim rực lửa được đánh dấu bằng sao Antares. Trông Bọ cạp như đang “bò” ngang trời vậy. Nếu lần theo phần đầu của Bọ cạp về phía tay phải ta sẽ dễ dàng bắt gặp 2 ngôi sao alpha và beta của chòm Cái cân (Libra) và ngay cạnh đó là sao Mộc rất sáng màu vàng. Chếch xuống chân trời Tây một chút, nếu may mắn bạn có thể bắt gặp lại sao Spica của chòm Trinh Nữ (Virgo), một chòm đã rất quen thuộc trong tháng 7 vừa qua. Tuy nhiên độ sáng của sao Spica có thể sẽ giảm nhiều khi gần chân trời. 3 thiên thể: sao Mộc, sao Antares và sao Spica nằm trải dài khoảng 50 độ trên một đường hơi cong kéo xiên xuống chân trời từ trái sang phải.http://img.photobucket.com/albums/v216/orion_don/tay_taynam8.jpg

Lần ngược về phần đuôi Bọ cạp về phía Trái sang hướng Nam ta cũng sẽ gặp lại Cung Thủ Nhân Mã (Sagittarius) và Nam Miện (Corona Australis) có dáng cong cong nhưng rất khó nhận biết vì quá mờ. Nam Miện chính là chú vịt đang bơi mà anh Fairy đã nhắc đến trong tháng 7. Nếu có ống nhòm hoặc KTV các bạn hãy quan sát thử khu vực chòm Nhân Mã và phần đuôi Bọ Cạp nhé, bảo đảm sẽ không khỏi bàng hoàng vì các sao chi chít và lấp lánh ở phần dày đặc của Dãy Ngân Hà này. Ta cũng có thể thử xác định 2 cụm sao M6 và M7 ở phần đuôi Bọ cạp. M7 cực kì hoành tráng khí nhìn qua kính thiên văn.Thực ra khu vực này còn nhiều nhiều tinh vân nữa, nhất là chòm Nhân Mã nổi tiếng sở hữu nhiều tinh vân nhất trong các chòm sao nhưng chúng đều thuộc loại rất mờ và nằm ngoài phạm vi quan sát của ống nhòm và KTV nghiệp dư. Ước gì mình có cái kính chừng 8 inch nhỉ !http://img.photobucket.com/albums/v216/orion_don/tay_taynam81.jpg


- Hướng Tây và Tây Bắc:
Sáng nhất ở vùng trời này là sao Arctuarus thuộc chòm Mục Đồng (Bootes) rất dễ nhận biết với màu đỏ cam, trông Arctuarus khá giống với Antares của Bọ Cạp nhưng độ sáng của nó có phần nhỉnh hơn. Ngoài Arctuarus thì các sao còn lại ở vùng trời này đều thuộc loại mờ, bạn có thể dựa vào ngôi sao nổi bật này để lần ra các sao còn lại của chòm, bắt đầu với 2 sao phía chân Mục Đồng. Cao hơn khoảng 30 độ là vị trí của chòm Hẹc Quyn (Hercules) cũng khá dễ nhận ra với hình của một “cái nơ” gồm 6 ngôi sao chính có độ sáng xấp xỉ nhau, Trong chòm Hẹc Quyn có một cụm sao hình cầu rất nổi tiếng là M13 mang cấp 5.9 có thể quan sát qua kính thiên văn. Cụm sao vĩ đại này là một tập hợp gồm khoảng 100 000 sao nhỏ.http://img.photobucket.com/albums/v216/orion_don/tay_taybac8.jpg

Từ Hẹc Quyn nhìn chếch qua trái về phía Nam sẽ là khu vực chòm Nhân xà (Ophiuchus) và Con Rắn (Serpens). (Đọc lại bài viết tháng 7 về 2 chòm này) . Đối với Nhân Xà bạn đừng cố nhìn bao quát nó vì như vậy sẽ rất khó nhớ, thay vào đó hãy chia nó ra làm nhiều phần nhỏ, mỗi phần là một cụm vài ngôi sao chính (tương đối sáng) gần nhau và nhớ theo trí tưởng tượng của mình, như vậy sẽ dễ dàng hơn. Đây cũng là kinh nghiệm chung cho các chòm sao diện tích rộng nhưng lại ít sao sáng khác.

- Hướng Bắc:
Các sao trong vùng trời này thoạt trông khá vắng vẻ, nhìn thoáng qua tưởng chừng không có sao nào hết vì chòm Gấu Lớn quen thuộc với cái gàu gồm 7 ngôi sao sáng đã lặn khuất. Nhưng khoan đã, đừng vội thất vọng nhé ! bạn hãy tắt hết đèn và giảm tối đa ánh sáng đi, đợi khoảng 5-10 phút cho mắt bạn thật quen với bóng tối. Nếu có ống nhòm hổ trợ thì càng hay. Ta hãy thử xác định các chòm sao mờ nhưng rất nổi tiếng này xem, sẽ thú vị lắm đấy. Này nhé, bạn hãy xác định chính xác hướng chính Bắc, từ chân trời nhìn lên cao khoảng 10 độ (miền Nam) hoặc 20 độ (đối với miền Bắc) nhất định bạn sẽ bắt gặp một vì sao mờ đang nhấp nháy liên tục, đó chính xác là sao Cực Bắc (Polaris) đấy. (luôn nhớ chiều rộng của bàn tay bạn lúc dang thẳng tay trước mặt vào khoảng 10 độ). Lần từ sao Polaris lên khoảng 10 độ nữa và hơi chếch và phía Trái một chút, nhìn thật kĩ và chăm chú bạn sẽ bắt được 2 ngôi sao beta và gamma có độ sáng yếu ớt của chòm Gấu Nhỏ (Ursa Minor). Theo kinh nghiệm của mình thì với mắt thường ta chỉ có thể thấy được 3 ngôi sao đó của Gấu Nhỏ thôi. Nếu có ống nhòm bạn có thể lần ra 4 ngôi sao còn lại của chòm.http://img.photobucket.com/albums/v216/orion_don/bac8.jpg

Ta hãy tiếp tục với Thiên Long (Draco) nhé: Để tìm Thiên Long cũng tương tự, ta bắt đầu từ phần sáng nhất của nó là phần đầu chú rồng. Xác định đầu cũng từ sao Cực Bắc ta lần lên khoảng gần 40 độ nữa (rất cao đấy), cũng hơi chếch về bên trái bạn sẽ xác định được một cái tứ giác nho nhỏ, đó chính là đầu rồng với ngôi sao Alpha mang tên Eltanin. Từ đầu rồng ấy bạn có thể lần từ từ ra cái thân uốn khúc của nó từng sao từng sao một, nếu may mắn bạn có thể định vị được ngôi sao Thuban nổi tiếng đấy (độ cao của Thuban ngang với phần thân Gấu nhỏ).
Nằm phía phải của chòm Gấu Nhỏ là chòm Thiên Vương (Cepheus) có hình một cái nhà ngược với phần mái nhà quay xuống dưới. Theo truyền thuyết thì ông vua này cùng bà Hoàng hậu (Cassiopeia) có con là Công chúa Andromeda, người có sắc đẹp khiến thần linh phải ghen tị. Ta sẽ có thể quan sát được 2 chòm Andromeda và Cassiopeia vào tháng tới.

- Hướng Đông:
Ở vùng trời này không có nhiều sao sáng nên bạn có thể nhận ra được 4 ngôi sao khá đơn độc tạo thành một hình vuông rất lớn (mỗi cạnh vào khoảng 15 độ), đây chính là phần thân của chòm Phi Mã (Pegasus), xác định được phần thân rồi bạn có thể tìm ra cái đầu và 2 chân trước của Phi mã, lúc này nó đang phi thẳng lên …. Thiên đỉnh. Thường nói đến Phi Mã phải gắn liền với Công chúa Andromeda nhưng do thời gian này nó còn quá thấp so với chân trời nên sẽ rất khó quan sát. 2 chòm Phi Mã và Andromeda khá đặc biệt vì có một sao chung mang tên Alpheratz (1 trong 4 ngôi sao của hình vuông nói trên)
Chếch về Đông nam một chút là 2 chòm Bảo Bình (Aquarius) và Dương Cưu (Capricornus).http://img.photobucket.com/albums/v216/orion_don/dong8.jpg


- Thiên Đỉnh:
Gần thiên đỉnh lúc này là Chòm Aquila của Tam giác mùa hè. Tam giác mùa hè đã được nhắc đến trong bài viết tháng trước với 3 sao alpha của 3 chòm Đại Bàng (Aquila), Thiên Nga (Cygnus), Thiên Cầm (Lyra) tạo thành. Ta có thể hình dung nó gần giống như một Tam giác vuông với góc vuông nằm ở sao Vega của Thiên cầm, cạnh huyền là 2 sao Deneb - Altair quay về hướng Đông, cạnh góc vuông Deneb – Vega quay về hướng Bắc, còn Vega – Altair chỉ hướng Tây. Nếu có thiết bị quan sát bạn hãy nhớ chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền ảo của vùng Ngân Hà nơi này, chòm Thiên Nga rất vĩ đại với đôi cách dang rộng của nó. Ở độ bội giác >30x của kính thiên văn loại tốt bạn sẽ dễ dàng phân biệt được sao đôi Albireo ở ngay đầu thiên nga, một đối tượng rất được ưa thích của những ngưởi quan sát thiên văn nghiệp dư. Mình đã quan sát vùng trời này rất nhiều nhưng chưa hề chán, mỗi lần lại cho một cảm xúc riêng, bạn hãy thử ngồi tĩnh lặng và đắm mình dưới sự lộng lẫy của nó xem ! Sẽ không là phí thời gian chút nào với cái cảm giác hòa mình vào vũ trụ, cảm giác lành lạnh trước những gì mình nhìn thấy … rất xúc động ! http://img.photobucket.com/albums/v216/orion_don/thiendinh8.jpg


“Cơm thêm” cho các bạn siêng dậy sớm:
Hướng Đông sẽ là sự trở lại của vùng trời sao rất đẹp của mùa Đông, đó là vùng của Lục giác mùa Đông (Orion, Auriga, Gemini, Taurus, Canis Major & Minor). Bắt đầu từ 5:00 bạn có thể nhìn thấy Sao Kim rất thấp khoảng 10 độ trên chân trời trước khi Mặt trời mọc.
Hướng Bắc lúc này Chòm Thiên Hậu Cassiopeia giống hệt một chữ M.
Rất cao ở hướng Tây chòm Phi Mã và Công chúa Andromeda có thể nhìn thấy rất rõ, nếu thời tiết tốt (miền Nam buổi sáng thường trời rất trong) bạn có thể dùng ống nhòm hoặc KTV để tìm M31 nổi tiếng.http://img.photobucket.com/albums/v216/orion_don/sangsom8.jpg


Mặt trăng và các hành tinh:
- Mặt trăng: Trăng thượng huyền vào ngày 2/8, rằm vào ngày 9/8, hạ huyền vào 16/8.
- Sao Mộc (Jupiter): Vị trí giữa chòm Libra và Virgo (cấp -2)
- Sao Kim (Venus): Nằm trong chòm Con Cua (Cancer), mọc rất sớm ngay trước lúc bình mình


HI`. CAI NAY EM COPY O TREEN MANG. XEM PHEP CAC BACCHO EM POST LEEN

Arien - Nàng Tiên Cá
21-12-2006, 02:44 AM
Tam Viên nằm ở khu vực giữa của bầu trời – Bắc Thiên Cực. Khu vực dải nằm giữa con đường mà mặt trăng đi qua ban đêm và mặt trời đi qua ban ngày được phân chia theo 28 chòm – 28 Tòa nhà của sao, tức Nhị thập bát Tú. Trong mỗi chòm có một Ngôi sao là chủ tinh, là ngôi nằm gần nhất Bạch đạo, dù ngôi sao đó có thể không phải là sáng nhất.

Có tài liệu nói rằng ghi chép về Nhị thập bát tú đã được tìm thấy có từ thời Chiến quốc, 400 TCN ở Hồ Bắc, và khẳng định nó có sớm nhất là vào thế kỷ 5 TCN, trong Sử Ký cũng viết về các chòm. Nhưng việc phân chia thành các cung theo Ngũ hành thì phải đến đời Tần mới có, và việc gán tên các con vật thì còn muộn hơn, có thể là chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, giống như gán các con giáp vào các chi vậy. Điều đáng lưu ý là trong kinh điển Ấn Độ cổ cũng đề cập đến các chòm sao quanh Bạch đạo, và cũng nêu con số 27 hoặc 28. Tuy các chòm không trùng nhau, nhưng trong mối quan hệ giao lưu văn hóa thông qua Phật giáo, chúng cũng được gọi chung là Nhị thập bát Tú.

17-11-2007, 04:31 PM
Diêm Vương Tinh- tiểu hành tinh 134340
Từ 16 đến 24 tháng 8 năm 2006, 3.000 nhà thiên văn học và nhà khoa học thuộc Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) đã gặp nhau tại Praha, Cộng hòa Séc để thảo luận về định nghĩa hành tinh. Tổ chức này có kế hoạch chính thức đưa ra định nghĩa hành tinh, và từ đó để xác định Sao Diêm Vương là hành tinh, hành tinh lùn (dwarf planet) hay là một thiên thể vành đai Kuiper (KBO)[1][2]. Ban đầu, tổ chức này có ý định phân loại Sao Diêm Vương cùng với 2003 UB313 và các thiên thể hình cầu thuộc loại thiên thể ngoài Sao Hải Vương mà có thể sẽ được phát hiện ra, là các hành tinh, mặc dù chúng rất "gần gũi" với Sao Diêm Vương. Ceres và vệ tinh tự nhiên Charon của sao Diêm Vương, cũng được xem như là các hành tinh lùn.

Tuy nhiên, đến ngày 24 tháng 8 năm 2006, dự định ban đầu đã có thay đổi. Theo nghị quyết 5A được thông qua, 3 tiêu chí để một thiên thể được coi là hành tinh trong Hệ Mặt Trời như sau [3]:

1. Thiên thể phải có quỹ đạo quanh Mặt Trời và bản thân nó không phải là một ngôi sao.
2. Thiên thể phải có khối lượng đủ lớn để lực hấp dẫn của chính nó tạo cho nó dạng cân bằng thuỷ tĩnh (gần như hình cầu).
3. Thiên thể phải có khối lượng vượt trội so với các thiên thể khác quanh vùng quỹ đạo của mình. (cleared the neighbourhood around its orbit)

Sao Diêm Vương không đáp ứng được tiêu chí thứ ba, vì quỹ đạo rất dẹt của nó cắt quỹ đạo Sao Hải Vương, là hành tinh lớn hơn nó nhiều [4].

Theo nghị quyết 6A, sao Diêm Vương được phân loại là hành tinh lùn (dwarf planet) (cùng loại với nó là Ceres và 2003 UB313). Ngày 7 tháng 9 năm 2006, sao Diêm Vương đã được ấn định số tiểu hành tinh 134340, do Trung tâm Minor Planet, cơ quan chính thức chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu về các tiểu hành tinh và sao chổi trong hệ mặt trời, đưa ra. Nó được công nhận là hình mẫu cho một loại thiên thể mới gồm các thiên thể phía ngoài sao Hải Vương [3].

http://vi.wikipedia.org/wiki/Sao_Di%C3%AAm_V%C6%B0%C6%A1ng

blacklead_ammye_hongque
20-11-2007, 01:09 AM
chà cuối cùng cũng tìm thấy người co cùng đam mê giống mình đó
mình yêu thiên văn lắm mọi người trong lớp bảo mình viễn tưởng wa,mình đã làm một cái kính thiên văn rồi tiêu cự 130-10 nên chỉ nhìn được mấy miệng núi trên mặt trăng thui,sắp có thực hành tráng gương mình định tráng một cái gương cầu lõm để làm kình phản xạ cho chất lượng nhìn tốt hơn
chắc bạn cũng là thành viên của VACA?sau mỗi lần học là mình vác kính ra zoom trời khá lạnh nên cũng chỉ ngắm được một dạo

blacklead_ammye_hongque
20-11-2007, 01:16 AM
mọi người nè ,ai có hiểu biết về định luật tương đối (rộng và hẹp)chỉ giúp mình với,hôm nọ đọc báo viết về lỗ đen mình đọc hơi khó hỉu!!!

20-11-2007, 01:18 AM
Mình cũng rất thích tìm hiểu về các vì sao. Nhưng chủ yếu hiện tại là trên sách báo , các tư liệu chứ chưa thực sự tìm hiểu bằng mắt hay đi sâu. Mình cũng rất thích ngắm sao. Có gì bạn chỉ bảo cách để có thể làm một kính thiên văn cho mình nhé.

blacklead_ammye_hongque
20-11-2007, 01:29 AM
chà bạn chỉ cần mua một chiếc kình lão nhẹ nhất ở cửa hàng kính mắt ống nhựa cho vừa với cái kính của bạn còn về thị kính có tiêu cự nỏ thì bạn mua cái kính lúp nặng nhất (đấy là khi bạn không có cái nào tốt hơn)còn không bạn lấy cái kình tiêu cự 1-4cm ở mấy dung cụ quang học khác
ống nhựa ban có thể mở rộng cái nối để có thể kéo dài hoặc rút ngắn như cái kình của mình dài 1m4 kéo lại chỉ có 80 cm
tổng chi la 30-40k

mình nghĩ nếu bạn có điều kiện nên làm kính phản xạ như của niuton vừa nhỏ vừa nhẹ lại phóng đại 30 lầnhttp://360.yahoo.com/blacklead_c8


mấy bạn in lấy cái bản đồ sao (gần đúng thôi)tối tranh thủ 30' ngắm sao
bây giờ bạn ngắm sao lúc 9-11h có thể thấy chòm Tiên hậu phía bắc,chòm TRáng sĩ phía đông đấy là những chòm dễ nhìn thấy nhất , mà nhiều khi thời tiết cũng không thuận lợi lắm
Nè thỉng thoảng có sao băng rơi tha hồ mà ước nhé ,yêu thiên văn có lợi đấy chứ hehe

ººFull House®
21-11-2007, 02:05 AM
Top 100 ảnh đẹp nhất từ kính thiên văn không gian Hubble

http://www.spacetelescope.org/images/archive/top100/

PlanetVN
09-12-2007, 05:46 AM
Mưa sao băng Geminids - Trận mưa sao băng lớn nhất cả năm. Thứ 6 - 14/12

Mưa sao băng Geminids bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỉ 19 và cho đến nay nó là một trong những trận mưa sao băng lớn nhất của năm. Trong một thời gian dài nguồn gốc của mưa sao băng Geminids khá bí ẩn, các nhà thiên văn cố gắng kiếm tìm sao chổi đã gây ra trận mưa sao băng này. Nhưng sự việc chỉ được sáng tỏ vào năm 1983, khi NASA phát hiện ra vật thể 3200 Phaethon có lẽ chính là nguồn gốc gây ra mưa sao băng Geminids hàng năm từ 7/12 đến 17/12.

Nguồn gốc

Sao băng xuất hiện khi các mảnh vật chất nhỏ bị Trái Đất hấp dẫn và bốc cháy tạo thành vệt dài khi xuyên qua bầu khí quyển. Mỗi trận mưa sao băng hàng năm đều có nguồn gốc từ một ngôi sao chổi.
Các sao chổi trên hành trình của nó tiến lại gần Mặt Trời, nhiệt độ tăng làm vật chất của sao chổi bốc hơi và dưới áp suất của gió Mặt Trời, tạo nên các đuôi bụi, băng và khí. Các vật chất nhỏ gồm bụi và băng phát tán từ sao chổi vương vãi xung quanh quĩ đạo của nó.
Khi Trái Đất trong quĩ đạo quay quanh Mặt Trời của mình đi vào vùng bụi này sẽ xuất hiện các trận mưa sao băng. Chúng ta có các trận mưa sao băng lớn của năm như Perseids vào tháng 8 có nguồn gốc từ các đám bụi của sao chổi Swift - Tuttle, mưa sao băng Leonids vào tháng 11 mới đây có nguồn gốc từ sao chổi Tempel - Tuttle.

Với vật thể 3200 Phaethon nguyên nhân gây ra sao băng Geminids, hiện nay nó không giống một ngôi sao chổi mà như là một tiểu hành tinh với cấu tạo bằng vật chất rắn hơn là băng và nước. Nhưng các nhà thiên văn tin rằng 3200 Phaeteon là nhân của một sao chổi xa xưa vốn đã bị gió mặt trời thổi bay hết lớp vỏ bên ngoài.

Hằng năm khi Trái Đất đi vào vùng bụi đo 3200 Phaeteon tạo ra trước đây, khoảng từ 7/12 đến 17/12 sẽ xuất hiện các sao băng từ hướng chòm Gemini (Song Tử).

Mưa sao băng Geminids năm nay . Đêm thứ 6 - 14/12/2007

Năm nay theo dự báo của IMO (International Meteor Ogranization - imo.net) sao băng Geminids diễn ra cực điểm vào khoảng 16h53 giờ UTC với sai số +/- 2,3 tiếng. Khi đó như thống kê hằng năm nếu trời tốt có thể đếm được đến 120 sao băng trong 1giờ quan sát.

Với thời gian như trên là vào 23h53phút đêm ngày thứ 6 -14/12 theo giờ Việt Nam. Năm nay còn có một điều kiện thuận lợi là trăng ngày mùng 5 sẽ lặn ngay khi chòm Gemini đã lên cao ở hướng Đông . Các bạn có thể quan sát sao băng Geminids từ 21h tối, lúc này chòm Gemini đã lên cao hơn 20 độ ở chân trời Đông (từ chân trời đến đỉnh đầu là 90 độ). Mỗi lúc chòm Gemini sẽ lên cao dần và sao băng cũng sẽ xuất hiện ngày càng nhiều khi vào thời gian cực điểm như dự báo (23h53 +/- 2,3h).

Các bạn không biết chòm Gemini ? Đừng e ngại, một ngôi sao rực sáng màu đỏ đang nằm trong chòm này. Đó chính là Sao Hỏa một hành tinh, đang ở vị trí gần Trái Đất và có độ sáng cực đại trong chu kì khoảng hai năm vào tháng 12 này.

http://www9.ttvnol.com/uploaded2/fairydream/geminids20072.jpg

Hướng đông vào khoảng nửa đêm là vùng trời lưu tâm nhất ngoài Gemini tâm điểm của sao băng còn có chòm Orion (Thợ Săn) và các chòm sao sáng cùng với các tên quen thuộc Tam Giác Mùa Đông, Lục Giác Mùa Đông, hãy dùng một bản đồ sao và khám phá vẻ đẹp của các chòm sao. (các bạn xem lại bài giới thiệu về các chòm sao tháng 10)

Sao băng Geminids là trận mưa sao băng có thời gian quan sát dài nhất các bạn có thể dõi theo chòm Gemini vào lúc 21h tối ở hướng Đông và theo sự dịch chuyển của thiên cầu do nhật động chòm Gemini sẽ lên cao dần và chuyển sang phía Tây đến tận khi trời sáng.

Sao băng sẽ có mật độ nhiều nhất khi vào cực điểm đêm Thứ 6 nhưng các đêm khác gần với ngày có cực điểm các bạn cũng có thể xem Geminids với mật độ sao băng khá nhiều. (từ 7/12 đến 17/12)

Chúc các bạn một đêm ngắm sao băng hạnh phúc. Và nếu như mỗi ngôi sao băng là một điều ước, thì mong sao các bạn sẽ có một đêm bội thu những điều ước an lành.

[Nguồn: Fairydream - Trái Tim Việt Nam Online]