PDA

Xem đầy đủ chức năng : Du HỌc GiỜ Ko NhƯ XƯa - 1 CuỘc SỐng MỚi Khi TrƯỢt Dh Trong NƯỚc



kho_vi_dep_trai_(^_^)_
19-04-2006, 09:37 AM
Du học trời Tây: Ai nên về, ai nên ở lại?
21:24' 09/10/2005 (GMT+7)
Chủ đề du học sinh sau khi đi học nước ngoài nên về hay ở lại đã được thảo luận khá sôi nổi trên VietNamNet thời gian qua. Bài viết của tác giả Châu Hồng Lĩnh sẽ góp thêm một tiếng nói mạnh mẽ, có thể gây ra nhiều tranh luận. Nhưng, nhiều điều bạn Lĩnh nói, chúng ta đã từng nghĩ đến, từng trăn trở băn khoăn.

Để cung cấp cho bạn đọc những góc nhìn khác nhau, chúng tôi đưa ý kiến này, và mời các bạn cùng tranh luận với bạn Lĩnh.

Sống ở trên đời nên biết mình là ai


Du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản .

Trước hết, các bạn lưu học sinh nên xác định xem mình là ai, mình muốn làm gì, mình muốn trở thành người như thế nào? Chỉ khi những điều này đã rõ ràng rồi, thì các bạn mới có thể quyết định được việc ở hay về cho bản thân.

Du học sinh, các bạn là ai? Thế nào cũng có người bảo: "Hỏi gì mà lạ thế?". Du học sinh là những người đi học nước ngoài, theo nhiều cách: được mời đi do tài năng, do có "cách" xin học bổng, do cơ quan nhà nước hay trường Đại học có suất cử đi, hoặc do hoàn cảnh gia đình khá giả.

Nhưng dù đi theo bất kỳ dạng nào, học bất kỳ ngành gì, và lấy bất kỳ bằng cấp nào, các bạn cũng nên xác định một cách rõ ràng, rằng mình chỉ là người đi học. Học ở trường là bước đầu tiên nhằm cung cấp kiến thức, khả năng tư duy và phương pháp luận để sau này các bạn ra trường đi làm. Chứ không phải cứ tốt nghiệp, có cái bằng là các bạn đã thành nhân tài xuất chúng, phải được yêu thương, kính trọng và lễ phép.

Giữa học ở trường và thực tế là... khoảng cách

Giữa việc học hành ở trong trường với nghiên cứu khoa học trong thực tế và làm việc trong công nghiệp là cả khoảng cách... một trời một vực.

Để nhận xét đó có trọng lượng hơn, tôi sẽ đưa ra một ví dụ "trực quan sinh động". H., ông anh quen biết của tôi, được giải Toán quốc tế 1 năm nào đó (cũng lâu lắm rồi nên tôi không nhớ chính xác). Sau khi đoạt giải, anh được mời đi học Toán tại trường Lomonosov ở Nga, rồi được Harvard mời sang Mỹ học Ph.D Kinh tế. Ngày đặt chân vào Harvard, anh tuyên bố một câu xanh rờn "H. đi học ở Harvard là vinh dự cho Harvard, chứ không phải vinh dự cho H.". Quả thật kết quả học tập của anh "trên mức tuyệt vời". Luận văn ra trường của anh làm cho không chỉ giáo sư Harvard mà giáo sư nhiều trường khác nữa thán phục. Rất tự tin, anh ôm hồ sơ lên một công ty Thị trường chứng khoán của người Do thái ở New York để xin việc. Hôm phỏng vấn, anh được đưa một model - mà hàng ngày công ty vẫn dùng dự báo Chứng khoán - để phân tích. Lúc đó anh chưa nghĩ ra, ba ngày sau lên gặp họ lại vẫn nghĩ chưa ra. Tuy thế, công ty vẫn nhận với lý do "Dù anh nghĩ không ra, nhưng thấy anh có khả năng tư duy, nên chúng tôi tuyển vào làm". Làm một vài năm, thấy không lại được với những người kinh doanh trong thực tế, anh bỏ về Việt Nam kinh doanh, bây giờ là một triệu phú tiền "đôla" khá nổi tiếng.

Thỉnh thoảng lại thấy có tin cậu sinh viên này, cô sinh viên kia thực tập ở NASA hoặc một nhóm công nghệ cao (hightech) nào đó. Nhưng các bạn cũng nên tỉnh táo để biết, dù có thực tập ở "trên trời" thì người ta cũng chỉ giao cho các bạn làm những việc nhỏ mà rất nhiều người làm được. Không phải cứ thực tập ở NASA ra là các bạn làm được tàu vũ trụ. Cho nên, tự nghĩ, hoặc tự nhận mình là nhân tài, có sớm quá không?


THEO VIETNAMNET

♥_Vampire_♥
19-04-2006, 11:23 PM
Ồ học ở Harvard à,ngôi trường chất lượng số 1 thế giới đây

Thỉnh thoảng lại thấy có tin cậu sinh viên này, cô sinh viên kia thực tập ở NASA hoặc một nhóm công nghệ cao (hightech) nào đó. Nhưng các bạn cũng nên tỉnh táo để biết, dù có thực tập ở "trên trời" thì người ta cũng chỉ giao cho các bạn làm những việc nhỏ mà rất nhiều người làm được. Không phải cứ thực tập ở NASA ra là các bạn làm được tàu vũ trụ. Cho nên, tự nghĩ, hoặc tự nhận mình là nhân tài, có sớm quá không?

Đúng là như vậy thì hơi sớm vì nhân loại không ngừng thay đổi và phát triển,gải sử hôm nay anh ta làm ở trạm NaSa nhưng ngày mai sẽ có 1 loại tàu mới,anh ta sẽ không được nhận vào làm đơn giản vì anh ta không biết gì,như vậy thì chưa hẳn là nhân tài,nhân tài là có thể biết tất cả và luôn theo kịp mọi thời đại tức nhiên là khi còn sống.Vì vậy với câu chuyện trên mà đã vội nhận mình là nhân tài.....có mà tài dóc tổ,phù phiếm:type:

♥ PlanetVN ♥
20-04-2006, 12:21 AM
Hix,... Mình thật sự chưa bao giờ nghĩ đến chuyện rời VN này... Dù là để... lấy vợ chứ đừng nói là du học... Du học có gì vui đâu... :) Học ở VN vẫn sướng hơn...

kho_vi_dep_trai_(^_^)_
20-04-2006, 09:40 AM
Nhiều người chưa đi thì háo hức và chỉ muốn rời xa vn, chỉ khi đi rồi mới biết, chả đâu hơn được quê hương, nếu có tài năng thì ở vn vẫn phát huy được, vn toàn bị chảy máu chất sám vì thế mà thôi
du học 1 con đường cụt khi trượt d h ở vn

♥_Vampire_♥
20-04-2006, 09:45 AM
Nhiều người chưa đi thì háo hức và chỉ muốn rời xa vn, chỉ khi đi rồi mới biết, chả đâu hơn được quê hương, nếu có tài năng thì ở vn vẫn phát huy được, vn toàn bị chảy máu chất sám vì thế mà thôi
du học 1 con đường cụt khi trượt d h ở vn

Sao mà chí lý thế,thật đạt tình đạt lý,à mà ông bạn ngầm giúp Ali kí vụ thư tình phải hông nè,nhờ thế mà hổng có ai bị Ban nick,cảm ơn nhiều nha,khờ khờ:cungly: :haha:

phuongb
20-04-2006, 09:48 AM
Nhiều người chưa đi thì háo hức và chỉ muốn rời xa vn, chỉ khi đi rồi mới biết, chả đâu hơn được quê hương, nếu có tài năng thì ở vn vẫn phát huy được, vn toàn bị chảy máu chất sám vì thế mà thôi
du học 1 con đường cụt khi trượt d h ở vn
hok phải roài ! du học cũng ko phải là con đường cụt đâu , thực ra cũng vì khoản lương lậu thôi , nhân tài thì có nhìu nhưng lương hok cao , du học có tấm bằng của trường nước ngoài để khi trở về VN thì có lẽ sẽ khá hơn , tiếp xúc với nền văn hoá nước ngoài rất tốt ( trừ trường hợp đi theo xu hướng )

kho_vi_dep_trai_(^_^)_
21-04-2006, 06:22 AM
thì bây giờ toàn đi theo xu hướng mà
có khi sang đó để học cách tiêu tiền chứ ko phải để kiếm tiền
giờ mới hiểu du học nn sinh viên vn rất bị ghét hehe

Tamika
21-04-2006, 06:26 AM
híc, mình cũng mún đi du học để theo đuổi 1 ngành ..... but hổng có xiền ........:rain:

kho_vi_dep_trai_(^_^)_
21-04-2006, 07:05 AM
cứ học tốt ở vn thì sướng lắm bạn à, sang nn khổ lắm
chưa đi thì nghĩ sướng đi rồi thì cắm đầu mà học và mong sớm được về đấy

me_luv_mit
21-04-2006, 07:36 AM
Du học trời Tây: Ai nên về, ai nên ở lại?
21:24' 09/10/2005 (GMT+7)
Chủ đề du học sinh sau khi đi học nước ngoài nên về hay ở lại đã được thảo luận khá sôi nổi trên VietNamNet thời gian qua. Bài viết của tác giả Châu Hồng Lĩnh sẽ góp thêm một tiếng nói mạnh mẽ, có thể gây ra nhiều tranh luận. Nhưng, nhiều điều bạn Lĩnh nói, chúng ta đã từng nghĩ đến, từng trăn trở băn khoăn.

Để cung cấp cho bạn đọc những góc nhìn khác nhau, chúng tôi đưa ý kiến này, và mời các bạn cùng tranh luận với bạn Lĩnh.

Sống ở trên đời nên biết mình là ai


Du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản .

Trước hết, các bạn lưu học sinh nên xác định xem mình là ai, mình muốn làm gì, mình muốn trở thành người như thế nào? Chỉ khi những điều này đã rõ ràng rồi, thì các bạn mới có thể quyết định được việc ở hay về cho bản thân.

Du học sinh, các bạn là ai? Thế nào cũng có người bảo: "Hỏi gì mà lạ thế?". Du học sinh là những người đi học nước ngoài, theo nhiều cách: được mời đi do tài năng, do có "cách" xin học bổng, do cơ quan nhà nước hay trường Đại học có suất cử đi, hoặc do hoàn cảnh gia đình khá giả.

Nhưng dù đi theo bất kỳ dạng nào, học bất kỳ ngành gì, và lấy bất kỳ bằng cấp nào, các bạn cũng nên xác định một cách rõ ràng, rằng mình chỉ là người đi học. Học ở trường là bước đầu tiên nhằm cung cấp kiến thức, khả năng tư duy và phương pháp luận để sau này các bạn ra trường đi làm. Chứ không phải cứ tốt nghiệp, có cái bằng là các bạn đã thành nhân tài xuất chúng, phải được yêu thương, kính trọng và lễ phép.

Giữa học ở trường và thực tế là... khoảng cách

Giữa việc học hành ở trong trường với nghiên cứu khoa học trong thực tế và làm việc trong công nghiệp là cả khoảng cách... một trời một vực.

Để nhận xét đó có trọng lượng hơn, tôi sẽ đưa ra một ví dụ "trực quan sinh động". H., ông anh quen biết của tôi, được giải Toán quốc tế 1 năm nào đó (cũng lâu lắm rồi nên tôi không nhớ chính xác). Sau khi đoạt giải, anh được mời đi học Toán tại trường Lomonosov ở Nga, rồi được Harvard mời sang Mỹ học Ph.D Kinh tế. Ngày đặt chân vào Harvard, anh tuyên bố một câu xanh rờn "H. đi học ở Harvard là vinh dự cho Harvard, chứ không phải vinh dự cho H.". Quả thật kết quả học tập của anh "trên mức tuyệt vời". Luận văn ra trường của anh làm cho không chỉ giáo sư Harvard mà giáo sư nhiều trường khác nữa thán phục. Rất tự tin, anh ôm hồ sơ lên một công ty Thị trường chứng khoán của người Do thái ở New York để xin việc. Hôm phỏng vấn, anh được đưa một model - mà hàng ngày công ty vẫn dùng dự báo Chứng khoán - để phân tích. Lúc đó anh chưa nghĩ ra, ba ngày sau lên gặp họ lại vẫn nghĩ chưa ra. Tuy thế, công ty vẫn nhận với lý do "Dù anh nghĩ không ra, nhưng thấy anh có khả năng tư duy, nên chúng tôi tuyển vào làm". Làm một vài năm, thấy không lại được với những người kinh doanh trong thực tế, anh bỏ về Việt Nam kinh doanh, bây giờ là một triệu phú tiền "đôla" khá nổi tiếng.

Thỉnh thoảng lại thấy có tin cậu sinh viên này, cô sinh viên kia thực tập ở NASA hoặc một nhóm công nghệ cao (hightech) nào đó. Nhưng các bạn cũng nên tỉnh táo để biết, dù có thực tập ở "trên trời" thì người ta cũng chỉ giao cho các bạn làm những việc nhỏ mà rất nhiều người làm được. Không phải cứ thực tập ở NASA ra là các bạn làm được tàu vũ trụ. Cho nên, tự nghĩ, hoặc tự nhận mình là nhân tài, có sớm quá không?


THEO VIETNAMNET

câu chiện hay thiệt.. đó cũng có thể nói..dù là ở đâu..cũng phải về nơi mình đã sống nhỉ. Chàng sinh viên đó cũng trở về Việt nam chứ đâu..Chẳng hiểu nổi...