
Một mùa Trung Thu sắp đến. Ra ngoài phố, ta có thể bắt gặp những cửa hàng bán bánh Trung thu với sắc màu rực rỡ. Một phần không thể thiếu của Trung Thu nữa đó là lồng đèn. Với sự có mặt của đèn Trung Thu nhập khẩu từ Trung Quốc, và một phần vì lý do kinh tế, mà những chiếc lồng đèn Trung Thu lằm bằng tre nữa và giấy bóng kiếng, được thắp sáng bằng những ngọn nến lung linh, nay đã ít dần trên những đôi tay trẻ thơ. Xóm tôi ngày trước, vốn là 1 xóm dân di cư từ Hà Nam vào, quanh năm gắn liền với nghề dệt, nhuộm, làm lồng đèn mỗi mùa Trung Thu và Noel. Nay cả xóm chỉ còn nhà ông Động là bám với nghề.
Sâu trong 1 con hẻm thuộc phường 13, Quận Gò Vấp. Trong ngôi nhà bé, tất cả gia đình, từ hai vợ chồng đến gần 5 người con trong gia đình đều tham gia làm đèn. Gia đình ông Động quanh năm chỉ 2 mùa đèn, mùa Trung Thu và Noel. Có dịp ghé thăm, nói chuyện tôi hiểu phần nào, vì sao nghề làm đèn Trung Thu bây giờ hiu quạnh như vậy.

Ông Động là người đã làm đèn mấy chục năm nay. Ông tự tay lựa từng miếng nứa, chẻ chúng thành từng cây nan nhỏ

Kinh nghiệm làm đèn mách bảo ông tính chất quan trọng của công đoạn đầu tiên. Chiếc đèn có bền, đẹp, dễ dàng cho các công đoạn sau hay không chính là nhờ sự tỉ mỉ của công đoạn tách nứa này.

Tạo hình dáng cho chiếc đèn. Mỗi năm trung thu có hàng chục mẫu đèn khác nhau. Nào là bướm, thuyền, xe tăng, ông sao, cá chép, Đoremon, Hugo, Tôn Ngộ Không... Tất cả chỉ để phục vụ cho những thượng đế nhí

Sau khi đèn được bọc giấy kính màu bóng, chúng sẽ được nghệ nhân vẽ hoạ tiết lên. Ở nhà ông Động chỉ có người chị cả đảm nhận công đoạn này vì đây đòi hỏi tự tỉ mỉ, tinh tế, thẩm mĩ rất cao.

Hoàn thiện những chi tiết cuối cùng của chiếc lồng đèn bươm bướm. Do số lượng đèn lên đến hàng ngàn chiếc cho mỗi kiểu nên sau Tết âm lịch là cả nhà ông động đã bắt tay làm để chuẩn phục vụ cho mùa trung thu. Mọi ngóc ngách trong nhà đều được tận dụng để treo lồng đèn và vật dụng. Nhiều khi phải gửi nhờ nhà hàng xóm.

Đèn treo kín trần nhà.

Đèn được đếm kĩ trước khi giao cho các cửa hàng.

Giao hàng.