Trọng Nghiêm nhìn quanh căn phòng rồi mới kéo ghế ngồi:
- Dạ thưa, đây là lịch họp trong ngày của giám đốc, ông có cần gì không?
Trọng Nghiêm chẳng buồn nhìn lên, ông cầm xấp hồ sơ trên bàn giở ra xem rồi nói:
- Gọi cậu Tân vào cho tôi gặp.
- Dạ.
- Sang bên kế hoạch kêu cô Thu đưa số liệu của bản kế hoạch A vào cho tôi luôn.
- Dạ.
An Vân đẩy cửa bước ra rồi lẩm bẩm:
- Chú Phi nói không sai, ông ấy khó đăm đăm, lại chẳng thèm nhìn người đối thoại lấy một lần. Dù gì hôm nay cũng là ngày đầu tiên mình đến làm, mặt mũi mình ra sao, ông ấy cũng chẳng cần biết.
Trọng Nghiêm khẽ vươn vai cho đỡ mỏi rồi mới cầm lấy tách trà chanh nhấp một ngụm:
- Chậc! Ngon lắm!
Ông sảng khoái bật lời khen thì An Vân quay lại mỉm cười hỏi:
- Dạ, nếu giám đốc thích uống thì để tôi pha thêm ạ!
Trọng Nghiêm nhìn cô gái vừa lên tiếng, rồi khẽ cau mày, lúc này phòng hợp đã trở lại yên ắng vì tất cả mọi người đã ra về, ông hỏi:
- Cô là...
- Dạ, tôi là An Vân, nhân viên mới vào làm hôm nay.
- Thì ra là vậy...
Xì! Cả buổi rồi, ông ấy mới biết đến mình, mô phật! Từ sáng đến giờ xoay mình cứ như chong chóng, hết việc này rồi đến việc khác.
- Cô là người đến thay ông Long?
- Dạ phải.
- Thôi được, cô nhập mớ tài liệu này vào máy rồi nghỉ.
- Dạ.
Nói rồi, Trọng Nghiêm cầm chiếc áo đứng lên khoác vào người.
- Tôi sang bên Hoa Lư, có cần thì điện cho tôi, công việc ở đây cô giải quyết được
không?
Vân gật đầu đáp:
- Dạ được.
- Không hiểu thì hỏi ông Phi, ông ấy sẽ chỉ dẫn cho.
- Dạ.
Căng tin trong giờ ăn trưa thật náo nhiệt. An Vân tìm một chỗ rồi ngồi xuống, vừa lúc ông Phi và một nhân viên trong công ty cũng bước vào.
- Cô Vân, chúng tôi ngồi chung được chứ?
- Dạ, mời chú.
- Sao? Ngày đầu tiên đi làm có khó khăn gì không?
Vân lắc đầu:
- Dạ không, cám ơn chú. Cũng nhờ có chú chỉ dẫn, nên cũng không có gì.
- Thế thì phải đãi tôi bữa cơm này đó.
Vân cười đáp:
- Dạ không thành vấn đề.
- Cả chúng tôi nữa.
- phải đó, coi như lễ ra mắt các đàn anh, đàn chị cùng phòng.
Ông Phi bật cười:
- Tụi bây đừng có thừa nước đục thả câu.
- Làm gì có chú.
Anh Tú là người vừa lên tiếng nheo mắt với Vân:
- Phải không Vân? Cô sẵn lòng mời chúng tôi chứ?
Vân cười, rồi chun mũi nhún vai ra vẻ cam chịu, cô đáp:
- Tôi nói không, được sao?
- Trời, có vài đĩa cơm căng tin thôi mà, cô đừng có tính toán, không có lỗ đâu, còn biết bao công việc cô phải nhờ chúng tôi hỗ trợ trong tương lai mà.
- Thì tôi có nói không đâu, các anh cứ gọi đi.
- Thế có được không, tôi là Tú. Còn đây là cô Lệ Hoa, anh Tùng, còn chú này thì cô biết rồi đó. Chúng ta là đồng nghiệp từ đây, có gì thì cứ liên tiếng.
- Cám ơn các anh chị.
Tú nói tiếp sau khi đã gọi xong phần ăn cho mọi người:
- Thật ra sáng nay thấy cô đến làm, tôi đã nghỉ thầm trong bụng là không biết là
cô có...
Vân nghiêng đầu cắt lời Tú:
- Có khả năng làm việc không chứ gì?
Tú cười hì hì:
- Phải. Trông cô tiểu thư lại...
- Khờ khờ...
Tú vội xua tay:
- Không có, tôi không có ý đó. Chỉ vì thấy cô như một cô bé học trò chưa vướng
bụi đời, chẳng hiểu có nắm giữ nổi chức vụ này không?
- Nếu như không có khả năng thì tôi đã bị đuổi về ngay từ buổi đầu phỏng vấn rồi.
- Cũng phải!
Vân vênh mặt nói:
- Cho nên anh không cần lo giùm tôi.
- Nhưng biết thêm vài thông tin về sếp của mình cũng tốt hơn phải không? Nè, hỏi
thật nhé, từ sáng đến giờ cô đã có nhận xét gì nào?
- Anh nói về ai?
- Thì còn ai ngoài giám đốc của mình?
Vân nhún vai:
- Tôi chẳng thấy có vấn đề gì, ngoài một điều là giám đốc rất nghiêm túc khi làm việc.
- Thế thôi à?
- Phải.
- Không tin được.
- Thế là sao?
- Những ai vừa mới tiếp xúc với ông ấy đều sợ và than thở, chỉ có cô là không.
- Tôi thấy ông ấy cũng hai mắt, hai tai như người ta có gì phải sợ. Còn than thì
than về điều gì? Chúng ta vào đây để làm việc chứ có phải vào đây để ngồi chơi
đâu.
Cả bọn nhìn nhau rồi cùng quay nhìn Vân một lượt khiến cho Vân thấy nhột nhạt, cô nhướng mày hỏi họ:
- Tôi nói sai điều gì à?
Anh Tú lắc đầu chưa kịp đáp thì Tùng đã khoát tay nói:
- Cô không sai, nhưng vì bọn chúng tôi bị cô làm cho bất ngờ thô.
Vân có vẻ bất bình kêu lên:
- Sao lại vậy, trông tôi không không có bản lãnh à?
Tú đáp:
- Là vậy, một cô bé nhỏ nhắn vô tư như cô, lại có những suy nghĩ nghiêm túc như thế, khiến cho chúng tôi hơi bất ngờ.
Vân nhìn Tú như đo lường xác xuất lời anh vừa nói xem ra nó được bao nhiêu chân thật.
- Tôi không có ý chế giễu cô đâu, là thật đó.
- Tôi thấy những gì tôi nghĩ và tôi nói rất là bình thường, có gì khiến cho mọi người bất ngờ chứ. Đúng ra các anh chị đang muốn chế giễu tôi thôi.
- Làm gì có.
Thế nhưng Vân đã làm nghiêm không muốn tiếp tục câu chuyện với Tú, cô cúi xuống ăn nốt phần cơm trong dĩa của mình rồi đứng lên trở về phòng trước.
Tú nhìn theo cô rồi nhún vai ra vẻ anh không có trách nhiệm gì trước cơn giận của Vân. (p14)
Ông Phi thấy thế thì lên tiếng:
- Có ăn thì ăn đi, nói nhiều làm gì cho phiền người ta, tụi bây thật là...
Tú đáp:
- Nhưng chú thấy đó, tụi tôi chỉ định đùa một tí cho vui thôi. Thế mà cô ấy lại khó chịu như thế..
- Người ta không thích nói đùa.
- Làm sao mà biết, trông thế mà chẵng dễ chịu chút nào.
- Bởi vì cô ấy nghĩ là cô ấy đang bị coi thường trước thái độ của tụi bây, thôi ăn đi rồi còn lên làm, đừng có chọc ghẹo người ta nữa.
- Tôi còn dám sao?
Tú ngập ngừng khi đi ngang qua chỗ Vân ngồi làm, anh định dừng lại nói dăm câu hòa hưỡn với cô, nhưng thấy gương mặt xinh đẹp nghiêm nghị của cô đang chăm chú làm việc thì anh lại thôi.
Chẳng mấy chốc, nắng đã về chiều, giờ tan sở cũng đã điểm, Vân thu xếp giấy tờ trên bàn cho hộc tủ đóng lại rồi mới đứng dậy chuẩn bị ra về.
Mọi người đã chen vai nhau trên dãy hành lang dẫn ra thang lầu.
- Cô Vân!
Vân dừn lại và quay hỏi Tú:
- Anh gọi tôi?
Tú cười giả lả rồi gật:
- Phải, có phải cây viết của cô làm rớt không?
Vân nhìn cây bút rồi lắc đầu:
- Không phải.
- Vậy à?
Nói rồi, Vân quay đi, nhưng Tú đã không bỏ lỡ cơ hội, anh tiến lên sóng vai cùng cô bắt chuyện.
- À, cô Vân này! Nhà cô ở xa lắm không?
Vân lạnh nhạt đáp:
- Không xa lắm.
- Cô đi xe nhà hay taxi vậy?
- Tôi có xe nhà.
Nói rồi, Vân vẫn đều bước không có ý muốn trò chuyện cùng Tú, khiến cho anh cứ bẽ bàng bối rối đi theo bên cạnh cô. Mãi một lúc sau, anh mới ngập ngừng lên tiếng:
- Là thế này, cô Vân à. Thật ra chuyện trong bữa cơm trưa vừa rồi chúng tôi không có ý xấu gì đâu, chẳng qua thấy cô mới vào nên muốn đùa một chút cho vui thôi, nào ngờ lại khiến cô không vui. Thôi thì cho tôi xin lỗi được không?
- ...
- Chúng ta cùng làm chung một phòng, tôi không muốn gây bất đồng cùng cô, mỗi ngày ra vào gặp nhau, xa cách lạnh nhạt quá coi cũng kỳ, thật ra chúng tôi rất cởi mỡ và hòa đồng.
Nghe đến đó thì Vân dừng lại quay nhìn Tú, vẻ mặt của cô vẫn lạnh lùng và không thay đổi, cô nói:
- Nếu như anh thấy tôi là người không được cởi mở hòa đồng thì đừng tiếp xúc với tôi nữa, còn về chuyện xa cách lạnh nhạt gì đó, thì tôi thấy chẳng có lý do gì mà phải gần gủi thân thiết với anh.
- ...
- Tôi cũng nói luôn với anh là tôi đến đây để làm việc , tuy nhiên không hẳn là tôi không muốn giao tiếp với mọi người, nếu như mọi người thật lòng muốn kết giao cùng tôi. Còn nếu như có ai đó đã có ý coi thường và chế nhạo tôi thì tôi sẽ không bao giờ chấp nhận điều đó, tôi sẽ cho họ thấy là họ đã sai lầm và đã quá ấu trĩ, nông cạn. Tôi phải đi lấy xe, chào anh.
- Hơ... h... ơ....
Tú nhìn theo Vân cho đến khi cô gõ mạnh gót giày mất hút ở đàng xa, anh mới thở hắt ra, lẩm bẩm:
- Mình có nói gì sai đâu. Lạ ghê! Chợt không lại nổi nóng với mình. Người gì mà khó chịu quá.
Vừa lúc Hoa xuất hiện lên tiếng gọi Tú:
- Anh Tú, sao lại ngơ ngẩn đứng đây? Nhìn người đẹp nào mà mất cả hồn vậy?
- Ai đâu?
- Còn chối. Nè, có phải cô An Vân gì đó không?
Tú nhún vai:
- Thì sao? Người gì mà khó chiều quá.
Hoa lúng liếng cặp mắt trêu cợt Tú:
- À, thì ra là vì người đẹp mới vào làm đó. Định trồng cây si à?
- Cây sầu riêng thì có, vừa gai góc vừa khó chạm vào, cho tôi xin đi. Có về không, tôi cho quá giang?
- Cám ơn.
- Tôi biết mà, cô chỉ nhờ có thế.
- Chậc! Đỡ tốn hai chặng xe buýt mai lại có tiền ăn tô bún riêu.
- Tính quá già cả người chẳng ai thèm lấy đâu.
- Thế nếu như không ai lấy tôi, anh có chịu làm phước lấy tôi không?
- Tôi không phải là người hảo tâm tình yêu đâu có làm từ thiện.
Lệ Hoa thở hắt, thất vọng:
- Ứ hự! Anh nói thế thì tôi đâu còn hy vọng gì.
- Cô làm như chỉ có mình tôi vậy.
- Còn phải nói. Anh là người tệ duy nhất còn sót lại chưa ai thèm cưới, thế mà cũng từ chối tôi.
- Hơ! Cô có tin là tôi cho cô đi bộ về nhà không?
- Nếu thế thì càng chứng minh điều tôi vừa nói, anh tệ hết biết.
- Hơ! Cái cô này! Đúng là làm ơn mắc oán mà.
Lệ Hoa bật cười ôm lấy lưng Tú:
- Đùa thôi, chở tôi đến cầu tàu đi, tôi đãi anh ăn bò viên.
- Thật không?
- Thật mà! Tôi quá giang anh cũng nhiều rồi, tổng cộng số tiền tiết kiệm để trả tiền xe đó, bây giờ đã kha khá, tôi cũng phải đãi anh một chầu chứ. Bần quá coi sao được. Đúng không?
- Nghe giống con người nói rồi đó, có điều đừng có ôm eo tôi như thế, người ta lại tưởng lầm thì chết.
Hoa nghe Tú nói dứt thì choàng cả hai tay qua lưng Tú, kêu lên:
- Thế thì càng nên để cho họ hiểu lầm, biết đâu anh nghĩ lại. Thôi thì thuận theo miệng đời, cưới quách tôi cho xong.
- Ối trời đất ơi!
- Nè, tôi đâu có tệ dữ vậy? Anh làm cứ như bị ma ám không bằng.
- Bị cô ám còn hơn cả ma ám nữa.
Hoa giẫy nẩy lên:
- Anh ác miệng vừa thôi nhé.
- Ha ha ha! Có giận thì cũng phải đãi tôi chầu bò viên rồi hẵng giận nhé.
- Hứ!
Hoa giận dỗi buông vòng lưng Tú rồi ngồi ra xa:
- Hơ! Sao lại bỏ tay ra vậy? Ôm vào đi, đúng là cái miệng hư chuyện mà, đang được ôm ấp là thế, uổng cả ngày công bày mưu xí gạt cô nãy giờ.
Hoa chợt hiểu ra ý đồ của Tú, cô đấm vào lưng anh mấy cái rồi mắng:
- Anh đúng là đồ quỷ! Làm cho tôi bị thiệt thòi, đáng ghét!
- Hì hì! Cũng bù lại chút đỉnh chứ, chẳng lẽ cho cô quá giang không vậy sao? Vả lại, nếu không để cô ôm tôi, người ta nhìn vào lại tưởng tôi là "xe ôm" chở cô lấy tiền ư?
Hoa phì cười hỏi:
- Vậy ra anh cũng đâu có vô tình với tôi, không cần viện dẫn lý do, tôi hiểu mà.
Đến lúc này, thì tới phiên Tú kêu lên:
- Nè, cô nói gì vậy?
Hoa ngả đầu dựa vào vai Tú tình tứ trêu anh, cô hỏi:
- Thế này được không? Cũng giống lắm phải không?
- Ối, trời ơi! Ớn xương sống quá! Làm ơn ngồi xích ra giùm đi, kẻo lạc tay lái chết cả đám bây giờ.
- Bình tĩnh đi anh, đừng hồi hộp quá không sao đâu. - Hoa đùa dai.
- Ý...
Tú rùng mình kêu lên:
- Làm ơn đi! Hừ hừ!
Ho cười khanh khách khoái chí:
- Cho anh biết thế nào là bị lợi dụng, cái cảm giác ấy đâu có dễ chịu phải không? Hì hì!
( p23)
An Vân trở về nhà, khi cái nắng của buổi cuối ngày đã tắt ở chân trời, cánh cổng sắt vừa đóng lại sau lưng, thì cô đã nghe người giúp việc là bà Hai lên tiếng:
- Cô thay áo rửa mặt rồi xuống dùng cơm, hôm nay ông bà có nhà.
Vân nhăn mặt hỏi:
- Ba tôi có nhà à?
- Dạ, ông nói khi nào cô về thì nói cô ở nhà ăn cơm với ông bà.
- Lại chuyện gì đây?
- ...
- Được rồi, tôi sẽ xuống.
An Vân thay chiếc áo xong thì ít phút sau, cô đã có mặt ở phòng ăn, ông Nhân cùng vợ đã ngồi chờ sẵn bên bàn, cô cúi chào cha:
- thưa ba.
Ông Nhân gật đầu chỉ ghế cho con gái rồi nói:
- Ngồi đi.
- Dạ.
Bà Cúc vợ ông Nhân ngọt ngào hỏi Vân:
- con vừa đi làm về đó à, có mệt không?
Vân cúi đầu không nhìn bà, cô đáp:
- Dạ không.
- Lâu lắm rồi, gia đình ta không cùng ăn cơm, hôm nay ba con muốn cả nhà quây quần bên nhau cho vui, dì có dặn bà Hai nấu mấy món ăn mà con thích.
- Cám ơn dì!
- Thôi, cầm đũa đi.
Vân vẫn lầm lì không mấy thích khi phải ngồi đối mặt với cha, cô cắm cúi ăn chăm chú như chẳng quan tâm đến việc gì ngoài mấy đĩa thức ăn trên bàn.
Thái độ của cô khiến cho không khí quanh phòng trở nên ngột ngạt. Ông Nhân cũng không kém gì con gái, gương mặt của ông nghiêm nghị lộ vẻ bực tức giận dữ. Duy chỉ có bà Cúc là cố cứu vãn hòa khí bằng những câu độc thoại của mình.
- Ông ăn thử chút thịt gà này xem, bà Hai hôm nay nấu ngon hơn mọi lần đó.
- ...
- Vân à! Khổ qua nè con, dì biết con thích ăn món này lắm, ăn nhiều đi con, dạo này con ốm lắm. Có muốn giữ eo thì cũng không nên để mất sức.
- ...
- Ông uống soda chanh không, tôi nói bà Hai pha cho.
Ông Nhân thấy vợ cứ huyên thuyên thì chau mày ngắt ngang lời của bà.
- Bà ăn đi, ở nhà này ai cũng lớn khôn cả rồi, không cần bà lo lắng.
Bà Cúc phật ý, thở dài nhìn chồng hờn dỗi:
- Ông nói gì vậy?
- Tôi nói bà lo cho bà thì tốt hơn, cốt yếu là cả nhà vui vẻ thì tôi vui lắm rồi.
- Hừ!
- Ông đừng vậy mà, lâu lắm rồi cả gia đình mới ngồi ăn chung như thế này.
- Hừ! Thà là đừng ngồi chung thì hơn.
Vân cắn môi cúi đầu khó chịu. Nãy giờ cô lặng lẽ ăn và ngồi nghe lời đối thoại của hai người, cô biết ba cô sẽ ám chỉ điều gì rồi, cô ngẩng đầu lên rồi lầm lì đáp:
- Nếu như ba thấy không vui khi có con ngồi ăn cùng, thì ba cứ lên tiếng.
Ông Nhân quay lại nhìn con gái với ánh nhìn nghiêm khắc giận dữ:
- Nếu như ba không vui thì ba đã không kêu con ngồi ăn chung với ba, nhưng thấy thái độ của con thật đáng trách, con thử nghỉ và xét lại bản thân mình đi.
- Con chẳng thấy có gì phải tự kiểm cả.
- con cho là thế à?
- Phải.
- Hừ! Ba không hiểu vì sao con không tiếp nhận những điều tốt đẹp cho bản thân mình, mà lại cứ ngang bướng cứng đầu, làm trái ý của ba như thế. Con cho thế là niềm tự hào của con sao?
- con không có, con chỉ muốn chứng tỏ bản thân mình thôi.
- chứng tỏ bằng những lời chống đối, bằng những việc làm ngu ngốc hành hạ thân xác mình thế sao?
- Con không thấy những điều gì mà ba vừa gán ép cho con, những gì con làm đều là những gì con mong muốn và thích.
- Mong muốn... Hừ! Mong muốn những chuyện cực khổ hạ thấp giá trị của chính mình.
Vân tức giận nhìn cha:
- Ba không nên có nhận xét sai lệch về công việc của con, con có làm điều gì sai trái mà ba cho là hạ thấp giá trị chứ. Chẳng lẽ con muốn tự lập không được sao? Con đi làm bằng chính khối óc và sức khoẻ của con mà.
- Nhưng đó không phải là công việc của con, của con gái của ông Thành Nhân.
Vân cười chua chát:
- Nếu như ba thấy xấu hổ về con thì ba cứ xem như con là một kẻ không thân thích đi.
- Con thách đố ba đó à?
- Con không có. Ba thử nghĩ đi, gần hai mươi năm qua, con đã sống trong cái danh vị "là con gái ông Thành Nhân rồi", con đã được gì chứ? Ba có biết là con vui hay buồn, con sung sướng hay là đau khổ chăng?
Ông Nhân cau mày lặng đi:
- Chẳng lẽ làm con gái của ba thì con khổ sở lắm sao?
Văn nhếch môi đau khổ đáp:
- Gần hai mươi năm qua con luôn sống theo sự xếp đặt của ba, con phải thế này, phải thế kia, cả đến bộ váy áo, đến cả cách ăn nói sao cho hợp với thân phận của con gái ông Thành Nhân, một thương gia giàu có tiếng tăm, lừng lẫy khắp mọi miền cũng khiến cho con khổ lắm rồi.
- ...
- Con phải làm việc gì cũng phải nghỉ đến ba trước tiên, xem điều con làm có hợp ý của ba hay không, có làm cho ba vui lòng hay không? Ba có biết có những lúc con rất bực tức, rất không muốn nhưng phải cố động viên, cố kiềm chế mình, có lúc con còn phải dọa nạt chính bản thân mình, nếu như mày không làm theo ý ba mày thì mày sẽ trở thành đứa con bất hiếu, ngỗ nghịch, mày sẽ bị bỏ rơi, bị hất hủi. Đó! Ba thấy đó, thật sự là con rất mệt mỏi, rất khổ sở, khi là con của ông Thành Nhân.
Ông Nhân lắc đầu kinh ngạc nhìn con gái như nhìn một quái nhân ở hành tinh khác xuống.
- Ba không ngờ con lại có suy nghĩ đó, ba đã cho con một cuộc sống mà con thèm muốn ước ao. Ba chưa từng để cho con thiếu thốn điều gì, có phải vì quá thừa mứa sự sung sướng mà con lại trở nên như vậy chăng? Chẳng lẻ lo cho con đầy đủ hơn người là cái lỗi của ba sao?
- Con không biết nói sao cho ba hiểu, tiền bạc không thể thay thế và bù đắp những tình cảm trong con.
- vậy là con trách ba không thương con.
- con không có nói vậy.
Ông Nhân giận dữ kêu lên:
- Vậy thì là thế nào?
- Con biết ba yêu con, nhưng cái cách yêu thương của ba khiến cho con rất mệt mỏi, vì lúc nào con cũng phải gắng sức làm cho ba vui lòng.
- Thế thì sao, như thế mà con cho là khổ ư? Làm một đứa con hiếu thảo vâng lời cha mẹ là khổ lắm sao con?
......
Vân chán chường trước giọng nói mỉa mai tra hỏi của cha, cô ngước lên nhìn ông, cô thật không muốn tranh cãi với ông, nhưng cô biết nếu như hôm nay cô không nói ra , thì sẽ không có cơ hội thứ hai để cho cô nói nữa, nghĩ thế rồi cô mới trầm tĩnh lên tiếng:
- Ba à! Con không muốn tranh cãi với ba, con biết cho dù con có làm gì thì ba cũng không hài lòng, nhưng bây giờ con đã khôn lớn rồi, con tự biết mình phải làm gì, con muốn tự lo cho bản thân mình, ba không cần bận tâm về con.
- Hừ!
- Con chỉ xin ba hãy nghĩ đến cảm nhận của con, con sẽ không làm gì cho ba phải hổ thẹn vì con đâu.
- Con nói giỏi lắm, thế cái công việc mà con đang làm đó, có vẻ vang gì không, con có biết là ba phải bẽ mặt với các bạn bè xung quanh ba vì con không? Chỉ cần biết là con gái của ông Thành Nhân đi làm nhân viên cho cái công ty ấy thì họ đã cười nhạo ba rồi. Chẳng lẽ ba không lo nỗi cho con, không cho con được một công việc trong trung tâm thương mại của ba sao?
- Bởi chính vì thế mà con phải tách ra khỏi ba, con không muốn dựa vào ba.
Ông cười gằn nhắc lại lời con:
- Không muốn dựa vào ba. Hừ! Nhưng con cũng không bao giờ chối bỏ điều bất di bất dịch con là con gái của ba.
- Con không chối bỏ điều đó, con cám ơn ba đã cho con cuộc sống và gần hai mươi năm dưỡng dục, giờ đây con muốn tự khẳng định mình, con muốn tương lai của con là do tự con nắm giữ, ba hãy để cho con tự do đi. Ba đừng quản thúc con nữa, những việc mà ba sắp đặt cho bon không hợp với con, con không thể làm theo ý ba, con ăn đã đủ rồi, con xin phép ba, con lên phòng.
- Hừ! An Vân!
Thế nhưng cô đã đi nhanh lên lầu trước ánh mắt giận dữ của ông Nhân. Ông dằn mạnh đôi đũa xuống bàn nói với bà Cúc:
- Đó, bà thấy đó, bà còn khuyên tôi nên ngọt ngào với nó nữa, thái độ của nó là thế đó. Con với cái, lo cho nó khôn lớn giờ thì nó chọc tức lại thôi.
*********************
Bà Cúc nhỏ nhẹ khuyên chồng:
- Ông cũng biết nói là nó khôn lớn, thì ông cứ để nó tự làm theo ý nó đi, nó cũng đâu có làm sai điều gì. Bây giờ nó không còn là đứa bé lên năm lên mười mà ông bắt nó phải thế này, thế nọ theo ý của ông.
- Hừ! Bà còn nói thêm cho nó à?
- Ông rầy tôi thì tôi chịu, nhưng tôi cũng phải nói, con Vân nó là một đứa có hiểu biết, suy nghĩ, nó không làm xấu mặt gia đình đâu, còn chuyện nó ra ngoài làm việc tôi thấy có gì sai, công việc kinh doanh không phù hợp với nó nên nó không làm cho ông, nó thích làm công cho người ta thì cứ để nó làm.
- Nhưng nó làm mất mặt tôi.
- Có gì đâu mà ông nổi nóng, ai có nói thì ông bảo là nó muốn ra ngoài va chạm học hỏi để rút kinh nghiệm. Ai nói gì mình chứ. Lời nói là của mình, lỗ tai cũng của mình, muốn nghe thì nghe muốn không thì không, ai bắt được ai, đừng giận nữa, công việc làm không nổi thì còn có tôi phụ ông.
Ông Nhân dịu xuống sau những lời khuyên của vợ:
- Ăn cơm đi.
- Tôi không muốn ăn nữa.
- Vậy thì để tôi đưa ông ra ngoài kiếm cái gì ăn, ăn xong thì chúng ta đi dạo hay ra bờ sông hóng mát được không? Đã lâu rồi tôi không uống cà phê, chúng ta đến cái quán lúc trước đi, ở đó yên tịnh, cảnh lại đẹp và thoáng mát.
Ông nhìn vợ rồi khẽ mỉm cười:
- Cũng được, tôi đưa bà ra ngoài cho khuây khỏa. Lâu rồi hai vợ chồng chúng ta ít đi dạo.
Bà Cúc chớp mắt hài lòng vì thấy chồng đã nguôi giận và nghe theo lời bà.
*
* *
Trọng Nghiêm cởi chiếc áo vest móc lên giá treo rồi kéo ghế ngồi xuống bàn, tất cả đã được xếp đặt sẵn từ cây bút đến xấp hồ sơ ông cần đọc và duyệt trước, đã nằm ngay ngắn có thứ tự trước mặt ông.
Ông cắm cúi làm việc cho đến lúc thấy mệt mỏi, ông định gọi tách cà phê như thường lệ thì ánh mắt của ông đã nhận ra nó đã được đặt sẵn bên cạnh ông và đang bốc mùi thơm hấp dẫn, ông có thoáng ngạc nhiên rồi mới cầm lên nhấp một ngụm nhỏ.
Vẻ mặt của ông hiện rõ sự hài lòng, ông đặt cái tách xuống bàn khẽ gật gù sảng khoái, ông cảm thấy cơn mệt lui bớt nửa phần. Xấp hồ sơ đã được ông ký duyệt vừa xong, ông xếp lại và nhận ra tờ giấy đặt dưới bài hồ sơ lộ ra. Ông cầm lên đọc rồi khẽ mỉm cười. Những hàng chữ nắn nót rất đẹp kia đã tạo cho ông một chút ấn tượng, ông khẽ thốt:
- Chu đáo lắm.
Vừa lúc có tiếng gõ cửa phòng ông:
- Cứ vào!
An Vân xuất hiện rồi chào ông:
- thưa ông, xe đã chờ sẵn ông đi bây giờ chứ?
Ông nhìn đồng hồ rồi gật, gương mặt của ông lại nghiêm nghị trở lại, ông nhìn Vân một thoáng rồi nói như không cần câu trả lời:
- tất cả công việc hôm nay là do cô sắp xếp phải không? Cố gắng làm tốt việc của mình.
- Dạ.
Vân chớp mắt nhìn lén lên vẻ mặt nghiêm nghị của ông rồi nghỉ: Có muốn khen thì ông cứ khen một tiếng đi, tôi có nhảy cẩng lên vì vui sướng đâu. Nghĩ thế, nhưng Vân chi nhẹ nhàng khép lại cánh cửa rồi đi theo sau ông, sau khi lễ phép dạ một tiếng.
Ông Nghiêm không nhìn Vân, ông hỏi khi đã cùng cô lên xe ngồi.
- Cô có đem đủ giấy tờ theo không?
- Dạ đủ.
- Thế kế hoạch chiều nay thế nào?
- Dạ, sau khi ký xong hợp đồng, chúng ta mời khách ăn cơm, tôi đã đặt bữa ở nhà hàng Tây Đô.
- Tây Đô!
Ông Nghiêm khẽ cau mày hỏi lại thì Vân đã lên tiếng:
- Tôi biết mọi khi ông hay chiêu đãi khách ở Cát Tiên, nhưng người khách này họ rất thích món ăn Pháp, Tây Đô nấu món ăn Pháp rất ngon, tôi tin là khách hàng sẽ vui lòng. Vả lại, ăn ở đó có món gà hấp vang mà ông rất thích.
Ông Nghiêm có phần sửng sốt trước sự am hiểu của cô, ông kêu lên:
- Thế à?
- Dạ phải.
- Cô cũng chịu khó tìm hiểu sở thích của cấp trên lắm.
Vân đáp:
- Tôi chỉ muốn làm tốt trách nhiệm và bổn phận của mình, ngoài ra không có ý gì khác.
Ông Nghiêm khẽ cười:
- Được lắm, tôi nghĩ là cô trung thực trong câu nói vừa rồi, bởi vì tôi rất ghét những kẻ làm việc chỉ đê làm vui lòng cấp trên.
Vân chợt thấy khó chịu trước giọng điệu của ông, cô khẽ lén nhìn xéo ông rồi kín đáo ngồi dịch ra xa ông, im lặng nhìn ra ngoài cửa xe, ông Nghiêm nhận ra cử chỉ ấy của cô, nhưng không nói gì, chiếc xe vẫn lăn nhanh trên con đường phía trước.
Thời gian qua đi, buổi họp đã kết thúc với kết quả tốt đẹp, ông Nghiêm có vẻ rất hài lòng.
Ông nói khi cùng với Vân sóng đôi ra về:
- Hôm nay cô nhận được rất nhiều lời khen.
Vân vui vẻ mỉm cười đáp:
- Dạ không.
Ông Nghiêm nhìn nét mặt hớn hở vui của Vân rồi nói:
- Trông cô có vẻ tự đắc quá. Đó chẳng qua là những lời xã giao thôi, đừng lấy đó làm điều mãn nguyện.
Vân bị ông làm cho cục hứng, cô xầm mặt thôi không cười nữa. Bây giờ cô mới cảm thấy những lời nói của bạn đồng nghiệp hôm nọ rất đúng. Ông Nghiêm quả là một ông xếp khó chịu.
***
Qua hôm sau...
Vừa vào đến chỗ ngồi thì Vân nhận ra có một nhánh hồng nhung đặt sẵn trên bàn của cô.
Cô sửng sốt nhìn quanh như muốn hỏi, thì Tú đã bước nhanh đến.
Anh nói:
- Là của tôi đó, đẹp không?
Vân lạnh lùng trả lời:
- Nếu là của anh thì anh đem về bàn của anh đi.
- Tôi tặng cô mà.
Vân nghiêm mặt đáp:
- Tôi thấy chẳng có lý do gì để tôi nhận cành hồng này cả. Anh đem về đi.
- Phụ nữ rất thích hoa, chẳng lẽ cô không phải là phụ nữ?
Vân quay ngoắt lại nhìn Tú:
- Phải, tôi rất thích hoa, nhưng phải là hoa do tôi mua hoặc do người tôi thích tặng tôi mới nhận.
- Cô muốn nói là không thích tôi à?
- Anh có cách suy diễn rất đúng.
Tú nhún vai, anh cảm thấy mặt mình đang bừng nóng.
- Hôm nay dường như tôi không được may mắn, muốn tặng hoa cho người ta để tỏ thiện ý cũng bị từ chối.
Nói rồi, Tú cầm nhánh hoa đem về bàn của mình, trong khi An Vân bực bội lẩm bẩm:
- Thật là kỳ cục!
Trong khi đó, bên bàn của Tú, Lệ Hoa bước đến bên cạnh anh hỏi:
- Sao vậy? Trông anh có vẻ buồn và ngượng nghịu quá. Đem hoa vào tặng ai thế? Có phải tặng tôi không?
Tú nhướng mày ngước nhìn Lệ Hoa trả lời:
- Không được, nếu cô thích thì để tôi mua cành khác tặng cho cô, còn cành này thì không được.
Nói rồi, Tú cầm cành hoa cất vào trong hộc tủ dưới bàn mình, khiến cho Lệ Hoa có chút bẽ bàng.
- Thì ra hoa đã có chủ rồi. Nhưng sao nó còn ở chỗ của anh, chắc bị người ta từ chối ư? Một nhánh hồng đỏ đầy ý nghĩa lại bị cất vào trong hộc tủ. Thật chẳng vui vẻ gì.
- Đừng phá tôi!
Lệ Hoa mỉm môi cười:
- Hôm nay là ngày lễ tình nhân thì phải. Thì ra là vậy.
Hoa cúi xuống sát mặt Tú, lơ lửng trêu ghẹo:
- Xem ra năm nay anh lại chẳng có ai để đưa đi chơi rồi, thôi thì như mọi năm vậy, tôi chịu thiệt thòi đi với anh. Sao?
- Chậc!
Tú né gương mặt kề sát của Hoa rồi nói:
- Để tan sở rồi tính.
Lệ Hoa bĩu môi:
- Còn hy vọng à?
- Đã nói đừng phá tôi nữa.
- Hừ! Nếu như anh không hẹn trước thì tối nay tôi không chờ đâu. Sao?
- ...
- Cứ thế nhé!
Tú khẽ thở dài rồi lật tập hồ sơ ra bắt đầu một ngày làm mới. Anh khẽ liếc sang bàn của An Vân, cô dường như chẳng hề quan tâm đến gì ngoài số giấy tờ và màn hình vi tính trước mặt, Tú trộm nhìn cô một lúc rồi cắn môi tư lự đăm chiêu.
Chẳng lẽ anh lại chịu buông xui trước vẻ mặt lạnh lùng kia của cô sao, anh không tin mình lại thất bại. Chưa bao giờ anh thất bại trước người phụ nữ nào, họ vây quanh anh còn không đủ chỗ huống chi là được anh đeo đuổi.
Anh nhìn chiếc mũi thon thả cao cao nằm trên bờ môi nhỏ xinh xắn của VÂn rồi khẽ thở dài ao ước một ngày nào đó anh sẽ đặt môi mình lên trên bờ môi ấy, anh sẽ cho cô biết thế nào là sự say đắm ngọt ngào của nụ hôn. Ôi chao! Không hiểu lúc ấy, gương mặt kia của nàng sẽ ra sao. Cái vẻ lạnh lùng đáng ghét kia sẽ trốn chỗ nào nhỉ?
Nghĩ đến đó, Tú khẽ mỉm cười thích thú, vừa lúc bên kia bàn, Vân cũng đứng dậy, ánh mắt của cô chạm vào vẻ mặt nhăn nhở khoái chí của Tú thì cô sa sầm mặt chau mày khó chịu.
- Thật không chịu nổi loại người này!
Nói rồi, cô giậm mạnh gót giày bỏ đi, sau khi đã cho Tú một cái nhìn vừa đủ để cho Tú phải bẽn lẽn tắt ngấm nụ cười trên môi.
- Hừ!
Không bao lâu sau, Tú đã được giám đốc triệu vào phòng, anh thắc mắc nghĩ.
Có chuyện gì vậy kìa? Không lẽ cô ấy mách với giám đốc chuyện lúc nãy? Chậc! Không có gì đâu, mà mình cũng đâu có làm gì thất thố với cô ấy chứ.
Nghĩ thế, nhưng Tú cũng đẩy cửa vào phòng ông Nghiêm, anh lên tiếng:
- Dạ thưa anh cho gọi tôi.
Ông Nghiêm gật:
- Ừ, vào đi.
Tú đưa mắt nhìn Vân dò xét rồi mới ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh bàn. Gương mặt của Vân vẫn lạnh lùng nghiêm nghị như thường lệ chẳng biểu lộ điều gì.
Ông Nghiêm nói:
- Là thế này, tôi nghe cô Vân nói...
À, thì ra đúng là thế. Anh đoán không lầm, cô ấy đã nói về anh. Chậc! Cần gì phải nghiêm trọng vậy. Chỉ là chuyện không đáng mà cũng làm cho to ra. Một vài câu đùa vui thôi. Hừ, chắc lại ghép tội anh không nghiêm túc trong giờ làm việc đây. Nhỏ mọn quá.
Ông Nghiêm vẫn lên tiếng không biết được những suy nghĩ trong lòng Tú:
- Tôi nghe cô Vân nói anh là người có khả năng để theo dõi bản kế hoạch này, tôi giao cho anh.
- Ủa!
Tú kêu lên ngỡ ngàng, mình đã hiểu lầm cô ấy rồi. Chậc! Hồ đồ quá! May mà mình chưa tỏ thái độ gì.
Ông Nghiêm hỏi:
- Anh có ý kiến gì không?
Tú đáp:
- Dạ không.
- Muốn nắm rõ tình hình thì anh phải tiếp cận thị trường sâu sát mới lên kế hoạch chi tiết được. Tôi chờ kết quả của anh.
- Dạ, tôi hiểu. Tôi xin phép anh ra ngoài làm việc.
- Ừ, anh đi đi, công việc đang làm chuyển qua qua cho anh Tùng làm thay cho.
- Dạ.
Tú chờ cho Vân ra cùng anh mới nói khẽ bên tai cô:
- Cô dùng chiêu này để đẩy tôi ra khỏi văn phòng cũng hay lắm. Chậc. Có điều tôi thật miễn cưỡng khi không được ngồi ngắm cô mỗi ngày, nhưng tôi sẽ chờ cô ngoài cổng, như thế sẽ dễ chịu hơn phải không?
Vân làm thinh không đáp. Cô lách qua Tú bước đi, nhưng Tú vẫn không chịu thôi, anh đuổi theo cô:
- dù sao tôi vẫn phải cảm ơn cô chứ.
- Nếu như anh thấy còn rảnh rổi, tôi sẽ đề nghị ông Nghiêm giao thêm việc cho anh.
Tú nhún vai:
- Cô cũng biết cách hù dọa người khác ghê.
- Tôi làm việc nghiêm túc không thích đùa giỡn.
- Như thế sẽ chán lắm, chiều nay tôi mời cô đi uống nước nhé.
- Cám ơn anh.
- Cô lại từ chối rồi, tôi thật tình không có ý gì khác. Dù sao có thêm một người bạn vẫn hơn mà.
Vân nhìn Tú rồi nghĩ sao cô đáp:
- Chiều nay tôi không đi được, để hôm khác vậy.
Tú khẽ nhếch môi cười nhìn theo Vân đi khuất về phía trước.
Dù sao thì cũng có chút cơ hội rồi, coi như câu nói vừa rồi của cô là một tiến triển tốt đẹp.
*
* *
Ông Nghiêm mệt mỏi ngồi dựa lưng trên chiếc ghế đặt ngoài ban công sau một ngày làm việc bận rộn.
Căn nhà yên ắng hôm nay không đem lại cho ông sự thư giãn như thường ngày, trái lại, nó đã khiến cho ông cảm thấy trống trải cô đơn hơn.
Tiếng bước chân nhẹ nhàng, rón rén của người giúp việc đến gần ông. Bà Út lên tiếng thưa:
- Đã có cơm rồi, cậu chủ ăn tôi dọn.
Ông Nghiêm uể oải đáp:
- Tôi không muốn ăn, chị ăn rồi đi nghỉ đi.
Bà Út lo lắng hỏi:
- Cậu không khoẻ sao, hay là để tôi nấu cháo cho cậu ăn.
- Không cần, lát nữa tôi ra ngoài ăn cũng được.
- Ở ngoài thức ăn không bằng ở nhà nấu đâu.
Ông Nghiêm khẽ cười khi biết bà giúp việc lại đang muốn lằng nhằng về việc ăn uống của ông.
- Chị không cần lo, nói như chị những quán ăn ngoài chắc là bán ế hết quá.
- Nhưng mà...
- Được rồi, chị xuống làm việc đi.
- Cậu cứ bỏ cơm như thế làm gì có sức mà làm việc. Hừ! Kiếm tiền thì cũng đâu đến nỗi lo lắng đêm ngày như thế, phải chi có vợ có con thì còn nói là phải nuôi vợ, nuôi con. Đằng này chỉ có một thân một mình cần gì phải lo làm giàu như thế. Tiền kiếm nhiều để cho ai xài chứ?
Ông Nghiêm không phải là không nghe những câu cằn nhằn của bà Út, đây cũng không phải là lần đầu bà nói những lời như thế với ông.
- Ông không trách giận bà vì ông biết bà thật tâm lo cho ông, bà đã làm cho ông được hơn mười năm rồi, từ lúc bà còn là một cô gái quê nghèo bị số phận bạc đãi, má của ông đã đưa bà ở luôn trong gia đình ông xem như người cùng một nhà. Bà lo lắng chu đáo công việc gia đình không có chút sai sót nào.
- Hay là để tôi pha cho cậu ly sữa?
Ông chắc lưỡi, lắc đầu:
- Đã bảo với chị là tôi không muốn ăn uống gì ca3s.
- Không ăn, lỡ bệnh thì sao?
- Tôi biết lo cho mình mà, chị lộn xộn quá.
- Cậu mắng tôi, tôi chịu, nhưng tôi vẫn phải lo cho cậu, giờ chỉ còn có cậu và tôi, lỡ cậu có bề gì, tôi biết sống làm sao, ăn nói làm sao với bà chứ?
- ...
- Nếu như lúc xưa bà không thương tình cho tôi về nhà ở, thì giờ này tôi chẳng biết phiêu bạt nơi nào, bà giao bổn phận cho tôi lo cho cậu thì tôi phải lo tròn.
- Chậc! Có ai trách gì chị đâu.
- Nhưng cậu cứ bỏ cơm như vậy lỗi cũng do tôi, chắc là tôi nấu nướng không vừa miệng cậu phải không?
- hừ!
- Cậu muốn ăn gì cậu cứ nói tôi làm cho cậu ăn.
- Tôi chịu thua chị luôn.
- Tôi biết cậu phiền tôi nói nhiều, nhưng biết sao được. Phải chi cậu lấy vợ thì tôi đỡ phải lo nhiều như vậy.
- Hơ! Đang chuyện ăn uống lại bắt quàng sang chuyện vợ con gì đây? Thôi để tôi ra phố kiếm cái gì ăn được chưa? Chị đi làm việc của chị đi.
Nói rồi ông Nghiêm lắc đầu cười trừ trước vẻ mặt nhăn nhó của bà Út, ông cầm chìa khoá rồi bước ra xe.
*********
Cuộc sống về đêm của đô thị thiệt nhộn nhịp náo nhiệt, nhất là ở các quán ăn uống, người ta tập trung đến để tận hưởng vị kỳ mỹ của các món ngon vật lạ như để bù trừ cho một ngày vất vả vì làm việc.
Ông Nghiêm đi quanh rồi chọn một quán ăn đông người nhất vào ngồi, ông muốn cái không khí ồn ào náo nhiệt trong quán xua đi sự cô đơn trống trải trong lòng ông lúc này.
Trong lúc ngồi chờ thức ăn được mang tới, ông đưa mắt nhìn quang cảnh chung quanh, tất cả các bàn đều chật kín khách, may cho ông là còn tìm được một chỗ khiêm tốn như thế này, kể ra chủ quán thật đang có thời làm ăn, chỉ có mỗi một món mì hải sản xào thôi mà thu hút được bao nhiêu người đến ủng hộ. Không phải lần đầu tiên ông đến đây ăn, thế nhưng dĩa mì của quán này luôn khiến cho ông háo hức thích thú.
- Ông à! Ông có thể cho tôi ngồi chung không?
Ông Nghiêm ngạc nhiên nhìn người khách nữ mới đến, rồi ngạc nhiên la lên:
- Là cô à? Cô Vân!
Người vừa lên tiếng hỏi ngồi chung với ông không ai khác hơn là Vân, cô cũng sửng sờ khi nhận ra giám đốc của mình, cô ngại ngần gật đầu chào ông.
- Giám đốc, tình cờ quá! Tôi...
Ông Nghiêm không chờ cho Vân nói hết câu, ông kéo ghế cho cô ngồi xuống rồi nói:
- Ngồi đi!
- Tôi...
- Sao? Lúc nãy cô xin tôi cho cô được ngồi chung bàn mà, chẳng lẽ cô không muốn ăn nữa à? Ngồi đi! Quán đông khách quá, không còn bàn trống nữa đâu.
Vân ngập ngừng rồi cũng ngồi xuống.
- Cảm ơn giám đốc.
Ông Nghiêm chau mày:
- Ở đây đừng gọi tôi là giám đốc, đây đâu phải là công ty. Tôi làm việc suốt mấy tiếng đồng hồ chưa đủ hay sao mà cô còn nhắc tôi nhớ đến cái trách nhiệm đó của mình.
Vân cúi đầu lí nhí:
- Tôi... dạ tôi quen miệng rồi.
Ông Nghiêm bật cười:
- Cô chống chế dở quá, tính ra cô vừa mới vào làm đây thôi mà làm sao mà quen miệng được. Thôi, gọi thức ăn đi, cô dùng gì?
- Dạ, tôi rất thích ăn mì ở đây.
- Được rồi, một dĩa mì xào có thêm tương ớt không?
- Dạ có.
Ông Nghiêm lại vui vẻ nói:
- Thế là tôi và cô cùng sở thích rồi, thêm một chút hương vị tương ớt cay cay sẽ làm cho khẩu vị người ta ngon hơn.
- Dạ phải.
Vân trả lời rồi len lén nhìn ông, trong khi ông đang gọi bồi bàn đem thức ăn đến cho cô, trông ông thật khác xa với ông giám đốc mà Vân đã biết qua mấy hôm nay, ông không có vẻ nghiêm khắc lạnh lùng, khiến cho người ta e sợ khép nép.
Tối nay ông mặc chiếc sơ mi bằng lụa màu mỡ gà ngắn tay có những hoa văn nổi cùng màu rất trang nhã và trẻ trung. Gương mặt của ông rạng rỡ với nụ cười tươi vui thu hút. Ông có đôi mắt rất đẹp, đây là lần đầu tiên Vân mới dám nhìn kỹ ông, đôi mắt mà mỗi khi cười, nó chợt trở nên sống động, linh hoạt như biết nói, đôi mắt có cái đuôi dài nheo nheo thật quyến rũ. Chưa kể đến khuôn miệng rất có duyên mỗi khi ông cười.
Nói chung, nếu như ông không lầm lỳ, nghiêm khắc như lúc ở công ty thì ông không phải là người khó thân thiện, tựa như lúc này vậy, Vân cảm thấy cái khoảng cách giữa ông và cô không đến nỗi khó gần mấy.
- À, Vân này, cô thường đến đây ăn mì lắm à?
- Dạ. Cũng thường lắm. Mì ở đây rất ngon. Thế còn ông?
- Tôi cũng thế, cứ mỗi khi ngán cơm thì tôi đến đây, không khí ở đây náo nhiệt không khiến cho người ta cảm thấy lẻ loi trống trải.
Vân chớp mắt nhìn lên ông, cô cảm nhận được một chút tâm tư của ông sau câu nói trên. Cô dè dặt hỏi:
- Ông thích chốn đông người náo nhiệt à?
- Không hẳn. Nhưng... có lẽ náo nhiệt vẫn hơn là phải ở một mình giữa căn nhà trống trải không một tiếng động.
- Vậy... gia đình của ông chắc là ít người lắm.
- Chỉ có tôi và bà Út thôi.
Vân tròn mắt nhìn ông ngạc nhiên lẫn tò mò, ông ấy nói cứ như ông ấy bỏ quên bà vợ của mình vậy. Thế còn con cái của ông ấy thì sao? Vân đang đăm chiêu suy nghĩ thì ông Nghiêm đã lên tiếng hỏi:
- Cô nghĩ gì thế?
- Ơ... Vân mỉm cười rồi đáp - Dạ không. Tôi... tôi thấy ông đi ăn có một mình. Bà giám đốc không đi cùng ông sao?
Ông Nghiêm à lên một tiếng, vẻ mặt của ông có một chút thay đổi, ông nói:
- Không.
Vừa lúc thức ăn đã được đem đến, ông đẩy đĩa mì đến trước mặt cô rồi lên tiếng.
- Cô ăn đi cho nóng.
Vân cầm đũa mà trong lòng cô vẫn còn thắc mắc, tuy nhiên thấy ông đang ăn, cô không tiện hỏi tiếp. Cái tiếng "không" của ông chưa đủ thỏa mãn trí tò mò của cô.
Sau bữa ăn, Vân áy náy khi thấy ông trả tiền cho mình.
- Để tôi gởi tiền lại cho ông.
Ông Nghiêm sầm mặt:
- Có một dĩa mì thôi, cô không nên làm thế, được có người cùng ngồi chung với tôi, tôi đã thấy vui lắm rồi.
- Ông nói cứ như tôi có công với ông vậy.
- Nếu như cô còn áy náy thì cố gắng làm việc bù lại cho tôi khi đến công ty là được rồi. Cô còn đi đâu không?
- Dạ cũng không biết nữa, nhưng về nhà lúc này...
- Thì buồn lắm phải không?
Vân cười trừ chưa kịp trả lời thì ông Nghiêm đã vui vẻ hỏi:
- Thế không gọi bạn trai đưa đi chơi à?
Vân lắc đầu:
- Tôi... chưa có bạn trai.
- ...
- Chắc là ông đang ngạc nhiên lắm thì phải, ông nhìn tôi khiến cho tôi thấy như mình đang mắc phải sai lầm gì đó.
Ông Nghiêm bật cười:
- Không. Đúng là tôi có một chút ngạc nhiên khi nghe cô nói thế, nhưng đó là một phản ứng tự nhiên thôi, một cô gái xinh xắn như cô mà chưa có bạn trai thì chắc là có đòi hỏi cao lắm.
Vân cười rồi lắc đầu:
- Ông là người đầu tiên tôi thú nhận điều đó, chẳng qua vì tôi vô duyên thôi, ông biết đó, mỗi lần ra đường tôi rất sợ có người hỏi mình câu đó, từng tuổi này rồi mà vẫn chưa có bạn trai, nhiều lúc cũng tủi lắm, nhưng biết làm sao được. Nói dối thì nói không xong, mà thú thật thì sợ mất thể diện.
Ông Nghiêm phá lên cười thì Vân nhìn ông đỏ mặt hỏi:
- Sao ông lại cười?
- Tôi không cười cô, chỉ vì thấy cô có lối nghĩ lạ lạ, nếu như vì không có bạn trai mà bị mất thể diện thì tôi đã mất thể diện lâu quá rồi.
- Chẳng phải sao, cũng như lúc nãy khi nghe tôi nói không có bạn trai phản ứng của ông cũng thế.
- Vậy sao?
- Cứ mỗi khi thấy người ta nhìn mình sau lời thú nhận thì tôi lại có cảm giác như họ đang đánh giá mình vậy.
- Cô nghĩ thế nào?
- Tôi nghĩ họ đang cho là tôi làm cao quá, đòi hỏi quá, hoặc họ cho tôi là một cô gái quá tệ, có vấn đề nên chẳng ai thèm chú ý quan tâm. Khổ lắm! Đó đâu phải là cái tội mà tôi lại phải gánh chịu chứ. Cho nên tôi không bao giờ thú nhận với ai là tôi chưa có bạn trai, điều đó như một điều tệ hại, tôi tự nhận là mình thất bại so với người khác.
- Thế sao hôm nay cô lại chịu thú nhận cùng tôi.
- Vì tôi biết là ông không cười tôi.
- Chuyện tình cảm là chuyện không thể cưỡng cầu, nhưng miệng lưỡi thiên hạ rất lợi hại và cay độc.
- Thế ông có sở dư luận không?
- Nói là sợ thì không đúng, nhưng nó rất phiền, đôi lúc nó cũng chi phối cuộc sống và trí não của ta. Có một người mẹ rất tin yêu con trai mình, con của bà rất hiền lành và hiếu thảo, thế nhưng có một hôm có người đến báo tin cho bà, biết là con trai bà đã phạm tội giết người, lần đầu bà đã mắng họ và khẳng định con trai bà không làm điều ác đó, đến lần thứ hai có người đến báo con bà giết người, bà lại mắng và đuổi đi, cho là con mình không thể phạm tội ác tày trời ấy, nhưng đến lần thứ ba, lại có người nói là con bà giết người, đến lần này thì bà đã hoang mang lo sợ, rồi phải thu xếp hành lý bỏ trốn. Cô thấy đó miệng lưỡi người đời rất ảnh hưởng đến chúng ta. Cũng như tôi đây, tôi hỏi thật cô thấy tôi có nghiêm khắc khó khăn không?
Vân ngập ngừng chưa trả lời thì ông Nghiêm đã động viên cô:
- Cô cứ nói thật, tôi đã hỏi thì tôi muốn biết sự thật, cô không phải ngại.
- Dạ, thật ra nếu như hôm nay không gặp ông ở đây thì chẳng bao giờ tôi dám bắt chuyện cùng ông.
- Đó, thì đúng là cô cũng cho tôi là một người khó tính. Nhưng tôi không phải vậy. Cũng tại người ta cứ bảo là tôi "chằng chịt" khó khăn, ban đầu thì tôi cho qua, dần dà, mỗi ngày tôi đều nghe họ gán cho mình cái tánh nghiêm khắc ấy, lâu dần tôi chợt thấy mình đành phải nghiêm khắc cho đúng với lời họ nói.
Nói đến đó, ông Nghiêm khẻ mỉm môi cười rồi nói tiếp:
- Giờ thì tôi đã trở thành một người khó khăn nghiêm khắc thế là họ không còn xầm xì nữa.
- Ý của ông là khi chúng ta để cho dư luận thỏa mãn thì họ sẽ buông tha cho ta.
- Chúng ta càng sợ dư luận thì dư luận càng bám riết lấy chúng ta để chứng minh là họ đúng. Thôi thì cứ cho họ đúng đi, lúc đó họ sẽ chán nản và thôi không lấy chúng ta làm tiêu đề gì nữa.
- Nói như ông chẳng lẽ họ gán ép cho chúng ta những việc xấu xa tệ hại, ta cũng cam chịu sao?
- điều ấy thì lại khác, cô phải đấu tranh để giành phần đúng về mình thôi, tôi chỉ nói đến những chuyện không phương hại đến bản thân và danh dự của mình.
VÂn nhún vai nói:
- Cuộc sống thật lắm điều phiền não.
- Như thế mới là cuộc sống nếu như không có những phiền não thì chúng ta đang ở thiên đường rồi.
- cũng phải! Nếu như chúng ta được sống ở thiên đường nhỉ!
- Cô đừng ao ước. Cuộc sống ở thiên đường chưa chắc đã đem đến nhiều thú vị cho chúng ta đâu. Cô không thấy tiên cũng phá lệ xuống trần để chịu hỉ, nộ, ái ố sao? Cho nên có vui thì phải có buồn, cũng như các món ăn của chúng ta có đủ vị cay, ngọt, đắng trộn lẫn, như thế mới tạo nên một sức hấp dẫn tuyệt vời chứ.
- Nói như thế chắc ông là người không có buồn chán?
- Có chứ.
- Thế thì ông đã mâu thuẫn với chính lời ông nói rồi.
- Không có. Tôi không có mâu thuẫn vì tôi là một con người nên tôi có đủ cảm nhận, tôi không ở thiên đường và không là tiên, nếu tôi là tiên thì cô nói thế tôi xin chịu.
Vân bật cười:
- Ông làm tôi rối tinh lên rồi.
- Có gì đâu, làm người thì không thể tránh được phiền não, chuyện vui buồn là điều tất nhiên cho nên chúng ta phải có ý chí để làm chủ cảm xúc của mình.
Vân nghiêng đầu mỉm cười nói đùa:
- Nói như ông thì khi có điều gì vui quá, tôi muốn cười to lên, thì tôi phải nhắc nhở mình đừng cười to quá phải không?
- Không cần, nếu vui thì cứ vui, niềm vui đem lại rất nhiều bổ ích cho con người, chỉ có nỗi buồn là có hại cho con người ta mà thôi. Nếu có buồn thì hãy dùng lý trí mà kiềm chế lại.
Vân vờ thở dài:
- Rắc rối quá! Vui thì cho vui mà buồn thì lại không cho, trong khi tôi hay buồn hơn vui. Thế còn ông, ông hay vui không hay là hay buồn?
- Tôi bận rộn lắm, không có thời gian để vui hay buồn.
- Thế nhưng tôi lại thấy có nhiều người lao vào công việc để quên buồn.
Ông NGhiêm cười đùa:
- Tôi không phải là loại người đó.
- Vậy thì tôi cảm nhận sai rồi.
Ông Nghiêm bật cười:
- thế cô còn cảm nhận ra điều gì về tôi nữa?
Vân nhún vai rất điệu:
- Tôi chưa biết.
- Tức là sẽ còn?
- Có lẽ thế.
- Mong là cô không cảm nhạn những điều xấu về tôi.
VÂn cười theo ông và cứ thế, cả hai lại tiếp tục trò chuyện rất tâm đắc, câu chuyện của họ không đi sâu vào vấn đề nào, mà chỉ loanh quanh về các đề tài giải trí thời sự để tìm cho nhau những nụ cười sảng khoái.
***************
Ông Phi nhận lấy xấp hồ sơ do ông Nghiêm giao cho rồi vẫn chưa có ý quay ra, ông ngập ngừng rồi lên tiếng:
- Thưa giám đốc.
Ông Nghiêm hỏi:
- Còn chuyện gì nữa?
- Tôi muốn hỏi anh về việc cô Vân, không hiểu là cô ấy có làm được việc không?
- À, cô ấy làm việc rất tốt, chú có thể chấm dứt thời hạn hợp đồng cho cô ấy rồi.
- Dạ, vậy là cô ấy được chính thức làm nhân viên trong công ty, cô ấy sẽ mừng ghê lắm đây, cám ơn giám đốc.
- Có gì đâu, cô ấy có khả năng mạ
- thật ra lúc mới nhận cô ấy vào hợp đồng tôi cứ lo, không biết cô ấy có làm được mấy ngạy Cô ấy hông có kinh nghiệm lại mới ra trường còn trẻ quá.
- Năng lực đâu chỉ ở người lớn tuổi.
- Dạ phải.
Ông Phi lui ra ngoài và báo tin vui cho Vân biết. Tuy nhiên trái với dự đoán của ông, Vân không có vẻ gì mừng rỡ, cô chỉ đón nhận thông tin any61 bằng một thái độ đúng mực và lời cám ơn ông.
Sau khi trở về bàn của mình, Vân khẽ chau mày đăm chiêu, cô cầm tờ quyết định trên tay suy nghĩ, không hiểu cuộc hội ngộ tình cờ đêm qua giữa cô và ông Nghiêm có ảnh hưởng gì đến quyết định này hay không. Nhưng dù sao thì cô cũng yêu thích công việc này, cô sẽ cố gắng không để mất nó.
Bà Cúc bước xuống phòng ăn, nhìn qua mâm cơm rồi chau mày nhìn người giúp việc.
- Vân không ăn cơm à?
Người giúp việc lễ phép thưa:
- Dạ không, cô Hai về rồi lên phòng luôn, tôi có hỏi, nhưng cô ấy bảo là không ăn cơm.
- Lại bỏ cơm.
Nói rồi, bà bước lên phòng của Vân gõ cửa:
- Ai vậy?
Vân hỏi vọng ra, bà Cúc lên tiếng:
- Là dì đây.
Vân khẽ nhíu mày rồi cũng mở cửa cho bà, cô lạnh lùng hỏi:
- Dì tìm con có việc gì không?
Bà Cúc bước vào nhìn quanh rồi đáp:
- Cũng không có gì, mấy hôm nay ba con bận rộn việc công ty quá, dường như ông không được khoẻ.
Vân không rõ bà muốn nói gì với mình, cô nhìn bà rồi đáp:
- Con nghĩ ba đã có dì lo rồi.
- Phải, đó là bổn phận của dì, dì có nói ba con nghỉ ngơi và đã nấu đồ bổ cho ba con ăn, ông cũng tạm ổn rồi.
- Thế dì nói với con làm gì?
- Dì muốn con quan tâm đến ba một chút, ba con đã lớn tuổi rồi lại phải làm việc nhiều, ba con không nên suy nghĩ lo phiền thêm nữa.
Vân chau mày phật ý, cô khó chịu hỏi bà:
- ý dì cho là con gây ra mọi chuyện phiền não cho ba con?
- Dì không hẳn nói thế.
Vân tức giận cao giọng nói:
- Tức là có chứ gì?
Bà Cúc thở dài trước thái độ gắt gỏng của Vân.
- Dì không có ý quy trách nhiệm cho con, càng không muốn làm cho con bực tức khó chịu, dì chỉ muốn gia đình được hòa thuận vui vẻ, sống chan hòa với nhau.
Vân vẫn không dịu được cơn giận, cô cau có gắt lên:
- Nói tóm lại, dì vẫn cho là vì con gây ra tất cả chứ gì? Thật ra, con đã làm gì chứ? Con đã cố tránh trò chuyện, lên tiếng trong nhà này, đến nỗi hết giờ tan sở, con cũng không dám về nhà sớm, sợ gặp mặt con, ba và dì sẽ không vui, vậy bây giờ con phải làm sao nữa? Hay là để con dọn ra ngoài như thế căn nhà này sẽ nhẹ nhõm, thoải mái hơn.
- An Vân! Con hiểu sai ý dì rồi. Con có biết là những gì con đang làm đó đã khiến cho ba con không được vui không?
Vân tức giận quắc mắt nhìn bà:
- Ba không vui hay dì không vui?
- Vân!
- Dì không cần lấy ba con ra làm tấm bình phong che dậy những suy nghĩ của dì, con biết trước mắt dì con là một cái gai mà dì muốn nhổ bỏ.
- Sao con lại nói dì như thế?
- Dì không cần phải tử tế, dì không cần làm ra vẻ đạo đức. Con biết dì rất ghét con.
- Không có đâu Vân.
Vân sầm mặt lạnh lùng nói với sự căm giận oán hờn:
- Cho dù dì có nói gì, có làm gì cho con, con cũng không thể chấp nhận và quên được nguyên nhân cái chết của mẹ con.
Bà Cúc tái mặt sững sờ, bà đau khổ kêu lên:
- An Vân! Con... con...
Thế nhưng Vân đã quắc mắc nhìn bà, ánh mắt của cô chất chứa đầy sự oán hận đau đớn, ánh mắt đó khiến cho bà Cúc bàng hoàng nghẹn lời, bà run rẩy bước thụt lui về phía sau như muốn trốn chạy, bà lắp bắp không ra lời:
- Con... con...
Và Vân đã cắt ngang lời bà không cho bà nói tiếp, bằng một giọng đanh thép giận dữ:
- dì sẽ không đạt được những điều mà dì toan tính đâu. Suốt cuộc đời này dì sẽ luôn phải sống trong sự dằn vặt, tự vấn lương tâm.
- ...
- cho dù dì có cố công tạo ấn tượng tốt với mọi người, cố lấy lòng ba, cố làm ra vẻ yêu thương tử tế với con cũng bằng vô ích.
Bà Cúc đau khổ, bà kêu lên uất ức:
- An Vân, con không được nói với dì những lời như thế. Con thật quá đáng mà. Dì không ngờ, càng lớn con càng tệ hại không biết suy nghĩ, bao nhiêu năm qua, dì lo lắng nuôi dạy con, ngỡ là con lớn khôn, con sẽ có sự hiểu biết chính chắn, nào ngờ con thật hỗn hào, lúc nào cũng coi dì như một kẻ thù. Tại sao vậy chứ? Tại sao con lại lấy ơn trả oán? Nếu như bao năm qua không có sự chăm sóc của dì, con sẽ ra sao?
- Dì không cần kể công, dì săn sóc cho con, cũng vì muốn dành thêm tình yêu của ba con cho dì thôi. Dì đâu có thua thiệt, dì đã chiếm được ba con rồi, thế nhưng dì sẽ không được hạnh phúc đâu, suốt đời này dì sẽ phải trả lời trước lương tâm của dì, trả lời trước con suốt đời, dì hiểu không? Con sẽ không để cho dì mãn nguyện.
Bà Cúc đau khổ kêu lên:
- Tại sao con đối xử với dì như thế?
- Không phải là con mà là cái quả từ cái nhân mà dì đã gieo ngay lúc đầu, dì gieo nhân xấu thì phải nhận lấy hậu quả của nó.
- Nói như con dì là một người thật xấu xa, tồi tệ.
- Điều đó dì tự hiểu.
Bà Cúc thẫn thờ đứng sững nhìn VÂn lạnh lùng quăng vào mặt bà lời nói cay nghiệt ấy. Bà không ngờ là sau bao nhiêu năm, bà chăm sóc lo lắng cho cô, để được cô trả ơn bằng thái độ căm ghét tàn nhẫn như thế.
Bà vừa thấy đau lòng vừa nghe tức giận, nhưng có lẽ nỗi đau đã lấn át tâm hồn bà nhiều hơn là giận dữ. Bà đã yêu thương Vân bằng hết cả tấm lòng mình, tình yêu của bà đã không được đền đáp lại.
- An Vân!
Bà buồn bã nhìn Vân bằng ánh mắt thương đau và nói:
- Có lẽ con đã không hiểu dì. Có lẽ là do dì không biết cách biểu lộ tình cảm chân thật của mình với con, dì yêu con thật sự và không hề có toan tính, dì đến với ba con một phần cũng vì con.
Vân vừa nghe dứt câu nói của bà thì liền phá lên cười mai mỉa, tiếng cười của cô khiến cho bà Cúc phải chau mày và phiền muộn hơn.
Cô nói:
- Thà là dì đừng nói ra những lời giả dối ấy, con còn có thể chấp nhận nhưng những điều mà dì vừa nói ra khiến cho con thật tức cười, nó như trong truyện cổ tích, trong phim vậy. Dì có muốn nói dối thì cũng nên tìm những lý do hợp lý có thể chấp nhận được, dì giả tạo trắng trợn quá làm cho con thấy hổ thẹn giùm cho dì đó.
Bà Cúc đau lòng kêu lên:
- An Vân. Con... con...
- Chuyện gì thế?
Câu hỏi đột ngột của ông Nhân khiến cho cả bà Cúc và An Vân đều giật mình quay lại. Ông Nhân bước vào với ánh mắt dò xét. Ông nhìn vợ và con gái rồi hỏi lại:
- Có chuyện gì mà bà và con Vân lời qua tiếng lại gay gắt như vậy, tôi đứng ngoài kia còn nghe thấy. Vòn bà nữa, sao mắt đỏ hoe thế?
Ông đã kịp nhận ra vẻ mặt khác thường của vợ, ông hỏi rồi không chờ cho bà trả lời, ông quay lại phía con gái, với cái nhìn nghiêm khắc ông hỏi:
- con lại gây ra chuyện gì nữa vậy Vân?
Vân xầm mặt đáp:
- Tại sao ba lại hỏi con như do con gây ra mọi chuyện vậy?
- Thế thì chuyện gì đã xảy ra? Con nói đi.
Vân đanh mặt trả lời cha:
- Sao ba không hỏi dì ấy?
Ông Nhân giận dữ:
- Hừ, vậy là đúng là do con rồi phải không?
Vân không kém phần tức giận, cô đáp:
- Phải. Tất cả những chuyện không vui đều do con gây ra, trong nhà này con là kẻ gây ra tất cả mọi chuyện đó. Ba có muốn mắng chửi thì cứ mắng chửi con đi.
Ông Nhân trừng mắt nhìn con gái, cơn giận khiến cho ông mất cả bình tĩnh, ông không nghĩ là Vân lại có thái độ thách thức hỗn láo như vậy với ông.
Ông quát lên:
- Câm miệng, càng ngày càng mất dạy! Hừ! chẳng còn tôn ti trật tự gì trong cái nhà này nữa. Cho con ăn học cũng bằng không. Càng lớn con càng tệ.
- Cái chữ tệ ấy dường như ba và dì rắp tâm đổ hết cho con. Chẳng lẽ ngoài con ra, chẳng còn ai đáng để nhận hai chữ đó ư? Con đã làm gì? Có thật là ba có coi con là con của mình hay không? từ khi mẹ chết đi, ba xem con như một phần nợ của mình vậy. Con biết thân mình nên cố sống an phận, không dám đòi hỏi, vòi vĩnh hay cả mong ba yêu thương con.
- ...
Vân tiếp nước mắt, nghẹn ngào tủi thân, cô vừa khóc vừa nói:
- Trước mặt ba con cố co mình lại, có nhiều khi con ước ao mình biến mất khỏi cuộc đời này trước mỗi cái cau mày nhăn mặt của ba. Cứ mỗi khi ba không vui, con lại muốn tan thành mây khói, biến thành vô hình để khỏi làm chướng mắt ba, nhưng con lại không thể. Suốt bao năm qua, con sống trong căn nhà này như sống trong một bụi gia xoay nghiêng, xoay dọc đều thấy bị châm chích.
- ...
- Sống mà cứ phải dựa vào sự vui buồn của người khác, lúc nào cũng thấy như mình là người tội lỗi mà chẳng rõ mình đã phạm lỗi gì, con rất khổ, ba biết không?
Ông Nhân lạnh lùng nói:
- Đó là tự con chuốc lấy không ai gây cho con cả.
- Phải. Ba nói phải là do con tự mình gây ra, còn ba thì không có trách nhiệm gì cả.
- Con nói vậy là sao? Chẳng lẽ ba cũng có phần trong suy nghĩ của con ư? Ba cặm cụi làm việc để mưu cầu cho con sự sung sướng ấm no, chẳng lẽ lại không đúng. Bao nhiêu năm lao lực khổ trí để giờ con lại trách ba thiếu trách nhiệm với con. Hừ, thật là không thể hiểu được ra làm sao nữa. Lúc nào con cũng muốn chống đối ba, gây phiền não cho ba. Ba bảo con vào công ty làm phụ ba con lại bỏ ra ngoài làm công cho người ta.
- con không muốn dựa vào ba.
- Hừ! Không muốn dựa vào ba thế bao nhiêu năm qua, con đã dựa vào ai để sống đến ngày giờ này.
- vì lúc đó con chưa thể tự lập.
Ông Nhân tức giận quắc mắc nhìn con:
- Thế bây giờ con đã đủ lông đủ cánh để không cần ba chứ gì? Có phải con có ý nghĩ đó không?
- ...
- Hừ! con muốn tự lập, muốn làm công cho người ta, muốn để cho người ta cười chê ba chứ không muốn dựa vào cha ruột của mình. Con có biết là việc làm của con đã khiến cho ba rất hổ thẹn không dám nhìn mặt ai không?
Vân lầm lì đáp:
- Ba yên tâm đi, con ra ngoài làm việc không ai biết con là con của ông Thành Nhân và con cũng không dám vỗ ngực xưng tên là con của ba.
- Con giỏi lắm, làm con của ba chẳng lẽ là một điều hổ thẹn hay sao?
- Chẳng qua vì ba không muốn nhìn nhận con.
- Tại vì con làm những điều trái ý ba, con luôn chống đối với ba, con muốn làm cho ba tức chết con mới hài lòng.
- Ba đừng gán tội lỗi ấy cho con. Thật ra con không làm gì sai trái cả. Nếu như ba không vui vì con thì con sẽ dọn ra ngoài ở và ba cứ xem như chưa từng có con.
- Được, con đi đi. Nếu như con muốn thế. Ba ân hận là sao lúc trước ba không có thêm vài đứa con nữa để bây giờ cho ba đỡ đau lòng.
Vân đau khổ đáp:
- Con biết. Con biết điều đó. Con biết nếu như dì ấy sanh cho ba một đứa con, thì con đã không tồn tại trong ngôi nhà này cho đến ngày hôm nay.
Nói rồi, Vân quắc mắt nhìn bà Cúc giận dữ nói tiếp:
- Nhưng ông trời đã có mắt, không cho dì ấy được toại nguyện, nếu không thì cả ba và cả cái gia tài này sẽ chẳng thoát khỏi tay dì ấy. Nhưng thật ra con cũng không muốn tranh giành gì đâu, con sẽ tự sức mình làm nên, ba cứ yên tâm lo cho dì ấy. Một ngày nào đó, ba sẽ biết ai là người thật sự quan tâm đến ba.
Ông Nhân tức giận kêu lên:
- Hừ! Ba chống mắt xem con làm được trò trống gì.
Bà Cúc thấy ông không có ý ngăn cản An Vân thì bà lo lắng lên tiếng:
- Anh à, anh phải giữ con ở lại, không được cho nó đi.
Ông nạt bà:
- Mặc kệ nó, nó muốn làm gì thì làm, nó đã lớn rồi, không cần lo cho nó.
- Ông đừng vậy mà, dù sao thì ông chỉ có mỗi mình nó là con, nó lại là thân gái ra ngoài ở không tiện đâu.
- Đó là ý của nó. Cứ để cho nó ra ngoài tự lập để nó biết thế nào là sung sướng.
- Ông...
- Bà không cần nói thêm nữa.
Bà Cúc nấn ná ở lại rồi nhỏ nhẹ khuyên Vân:
- con nghĩ lại đi, đừng dọn ra ngoài được không? Coi như dì có lỗi cũng được. Nếu như con không bằng lòng điều gì thì cứ lên tiếng, dì sẽ chiều theo ý con.
- Không cần dì lo.
- con không nên nói thế, tại sao dì lại không lo cho con được chứ, ba chỉ có mỗi mình con, còn dì thì đã nuôi nấng con bao nhiêu năm qua, dì không lo cho con thì lo cho ai, con đừng đi Vân ạ. Thân gái một mình ở ngoài không tiện đâu, rồi cơm nước ăn uống ai lo chứ?
Vân nhếch môi cười khỉnh:
- Hứ! Dì cứ nói như thật ấy.
Bà Cúc thở dài buồn bã nói tiếp:
- con muốn nói dì giả dối cũng được, nhưng đây là nhà của con, tại sao con lại phải dọn đi?
- Nhà của con ư? Nếu như không có mặt của dì, nếu thật sự là nhà của con thì chỉ có ba con, mẹ con và con thôi, không có người thứ ba.
Bà Cúc cúi đầu, vầng trán của bà chợt hằn sâu những nét ưu tư sầu muộn.
- Dì không phải là người thứ ba, dì chỉ thay thế mẹ con lo cho con mà thôi.
- Dì nghĩ dì có thể thay thế mẹ tôi được ư?
- Dì đã cố hết sức rồi.
- Và dì sẽ khogn6 bao giờ làm được điều đó, dì đừng cố nữa. Suốt đời này tôi sẽ không bao giờ chấp nhận dì. Tôi biết tôi bỏ đi là một điều khờ khạo, tôi đã để cho dì đạt được ý nguyện, nhưng tôi tin là mình quyết định đúng khi không phải đối mặt với dì, tôi sẽ tự đứng vững trên đôi chân của mình.
Bà Cúc thẫn thờ nhìn An Vân xách hành lý bỏ ra khỏi nhà, nước mắt bà lăn dài trên má. BÀ đã thất bại rồi khi để vuột khỏi tay đứa con mà bà từng yêu quý.
Tại sao nó lại căm ghét bà dường ấy? Bà tự xét lại lòng mình bao nhiêu lần thế mà ba vẫn không hiểu mình đã sai chỗ nào. Bà luôn yêu thương, lo lắng cho nó, chăm sóc cho nó, thế mà nó lại trả ơn lại bà bằng lòng căm ghét hận thù.
- Bà sao vậy?
Bà quay sang khi bàn tay của chồng đặt lên vai bà. Bà lắc đầu buồn bã nói:
- con Vân nó đã đi rồi.
Ông Nhân đáp:
- Tôi biết, cứ mặc nó đi, đừng buồn nữa, cứ để cho nó ra đời lăn lộn khổ sở một thời gian để nó biết gia đình là một chỗ dựa cần thiết đối với nó.
- Tôi lo cho nó quá.
- Với bản tính của nó, chắc là không xảy ra chuyện đâu.
- Nó là con gái mà ra ngoài ở như thế dễ bị sa ngã lắm. Ông hãy tìm cách mà kêu nó về đi, nếu như... nếu như nó không muốn ở chung với tôi, thì tôi... tôi sẽ đi.
- Bà nói cái gì vậy?
- Ông không thấy sao? Nó không yêu tôi, nó luôn xem tôi là một bà mẹ ghẻ ác độc. Tôi đã làm hết sức rồi vẫn không khiên cho nó thay đổi. Tôi thật thất bại. Từ ngày chị Huệ chết, tôi ngỡ khi tôi dang rộng vòng tay đón chờ nó, yêu thương lo lắng cho nó thì nó sẽ dựa vào tôi. Nào ngờ nó luôn muốn tự chứng tỏ mình, tôi càng quan tâm đến nó thì nó càng làm ra vẻ không cần và xa lánh tôi.
Ông thở dài an ủi vợ:
- Bản tính nó ương bướng nên như vậy, bà đừng suy nghĩ nữa. Rồi nó sẽ hiểu ra ai là người thân của nó.
Bà lắc đầu buồn bã:
- Không đâu, ông có biết là... nó cho tôi là nguyên nhân gây ra cái chết cho chị Huệ.
Ông Nhân sửng sốt nhìn bà:
- Nó nói với bà như thế à?
Bà buồn bã gật đầu:
- Phải, chính nó đã nói với tôi như thế.
- Nó nghĩ thế nào mà cho là vì bà chứ?
- Tôi không biết là do đâu, nó còn mắng tôi là kẻ thứ ba làm tan vỡ gia đình nó.
- Trời ơi! Thật là quá quắt, không rõ trong đầu nó còn chứa bao nhiêu điều tệ hại như thế nữa.
Ông Nhân phiền muộn ngồi phịch xuống ghế, ôm đầu.
Thảo nào ma 2bao lâu nay nó luôn chống đối bà Cúc và oán ghét bà. Ai đã gieo cho nó cái tư tưởng đó? Ông không thể biết được.
*
* *
Vân kéo chiếc valy trên lề đường, cô không biết mình sẽ đi đâu. Lúc nãy, vì nóng nãy cô đã hấp tấp bỏ đi mà không suy nghĩ. Cô muốn thoát ra khỏi căn nhà đó, muốn chứng tỏ cho ba cô thấy rằng cô không cần ông nhưng nhưng giờ đây khi đứng bên lề con đường vắng, cô mới thấy mình quá nông nổi, cô chưa có nơi đến lại không có tiền trong tay.
Vân ủ rủ ngồi xuống chiếc băng đá bên đường, bạn bè không có ai đủ thân để cô có thể đến gõ cửa ở nhờ. Thôi thì phải mướn tạm khách sạn ở một đêm rồi mai sẽ tìm nhà trọ vậy.
Vân ngập ngừng đứng trước một khách sạn không lớn lắm và cũng không quá xập xệ phức tạp, cô ngần ngừ rồi dợm bước vào thì ông Nghiêm tình cờ đi qua và nhận ra cô. Ông lên tiếng hỏi:
- Cô Vân, cô đi đâu thế này?
Vân bối rối nhìn ông rồi ấp úng.
- Dạ...
- Còn cả hành lý nữa, cô định mướn phòng à?
Ánh mắt của ông khiến cho Vân càng lúng túng hơn, thái độ của cô khiến cho ông Nghiêm phải chau mày lấy làm lạ.
- Cô định vào mướn phòng phải không?
Vân cúi mặt lí nhí:
- Ơ... không... Tôi... tôi chỉ vô tình đi qua đây thôi.
Ông Nghiêm hồ nghi nói:
- Thế à? Nhưng còn chiếc valy và hành lý, dường như cô đang định đâu xa lắm vậy.
- Ơ không...
Ông Nghiêm nhìn cô dò xét rồi nói:
- Chắc là có chuyện gì không ổn phải không?
- Dạ... không.
- Cô không nói dối chứ?
- Dạ không có.
- thôi được, cô đi theo tôi.
- Ơ...
- Đừng cãi tôi, theo tôi qua đây.
Nói rồi, ông bước vào cái quán giải khát gần đó, khiến cho Vân đành líu ríu đi theo sau ông.
- Ngồi đi!
- ...
- Cô uống gì? Thôi, để tôi gọi cho cô vậy.
- ...
- Nào, giờ thì có nói đi, có chuyện gì cần tôi giúp nào?
Vân cúi đầu ấp úng:
- Không có.
- Đừng giấu nữa, cứ nói với tôi, nếu có thể tôi sẽ giúp cô, đừng ngại.
- Tôi...
Ông thân thiện động viên:
- Nói đi.
- Tôi... tôi... muốn nhờ ông tìm giúp cho tôi một chỗ ở.
Vân cắn môi khi quyết định lên tiếng nhờ ông, quả thật cô không còn biết nhờ cậy ai nữa, mặc dù cô rất ái ngại và lúng túng không muốn mình xuất hiện trong tình cảnh này trước mặt ông.
Ông Nghiêm khẽ chau mày rồi nói:
- Đột nhiên cô hỏi tôi, tôi không biết tìm đâu ra.
Vân e dè nói:
- Tôi chỉ cần một chỗ để ở thôi, không cần cao sang lắm, chỉ cần lâu dài và yên tĩnh, an toàn.
Ông Nghiêm suy nghĩ rồi nói:
- Hay là thế này, cô đến nhà tôi đi, tôi còn mấy căn phòng để trống.
- ...
- Không có gì phải ngại, nhà tôi rất rộng và yên tĩnh, nếu như cô muốn có một chỗ trọ an toàn, yên tĩnh là được rồi.
- Nhưng sợ làm phiền...
- Phiền thì tôi đã không lên tiếng.
Vân ngập ngừng suy nghĩ rồi dè dặt nói:
- Ông không hỏi vì sao tôi lại tìm nhà ở trọ ư?
Ông Nghiêm lắc đầu:
- Đó là chuyện riêng của cô, tôi không tiện tò mò, cuộc sống của các thanh thiếu niên như cô bây giờ rất tự do.
Vân sợ ông hiểu lầm cô liền lên tiếng đính chính:
- Tôi không phải là tầng lớp thanh thiếu niên tự do như ông nói, thật ra... thật ra tôi có vấn đề riêng, nên mới dọn ra ngoài ở.
- Vậy à? Từ bao lâu nay cô vẫn sống với gia đình.
- Phải - Vân thở dài mặt thoáng nét buồn, cô nói - Tôi có xích mích và bất đồng với gia đình nên muốn ra ngoài ở.
- À...
Ông NGhiêm bật cười khẽ:
- Thì ra là giận hờn gia đình?
- Đại loại là như thế.
Ông nhìn Vân với nụ cười chưa tắt trên môi, khiến cho Vân khẽ cau mày khó chịu:
- có phải ông đang cho tôi là một đứa con ngỗ nghịch?
- ...
- Tôi không phải như ông nghĩ đâu.
- Ồ, tôi có nghĩ thế đâu.
- Thật ra... mẹ tôi đã chết lâu rồi.
- ...
- Tôi sống với ba và dì tôi.
Ông Nghiêm thoáng trầm đi một lúc rồi nói:
- Thôi được rồi, cứ quyết định thế đi, cô đến nhà tôi ở nếu như không thích thì cô có thể dọn đi lúc nào cũng được. Chứ bây giờ muốn kiếm một chỗ tương đối gấp gáp như thế này cũng khó lắm.
- ...
- Chúng ta uống nước rồi về, chiều rồi, nếu không bà Út lại đợi rồi cằn nhằn tôi, khó lắm.
*************
Vân bỡ ngỡ đứng trước tòa nhà rộng lớn của ông Nghiêm, nó được kiến trúc bởi những đường nét rất độc đáo, nhưng lại rất sang trọng không nặng nề về hình thức phô trương.
Tòa nhà nằm trên con đường rộng có hai hàng dây đại thụ che rợp bóng mát, nó thuộc về khu vực của tầng lớp thượng lưu và không gian thật yên tĩnh, êm ả.
Vân bước lên bậc tam cấp vào nhà, mặc dù gia đình cô cũng thuộc vào hạng giàu có, không thua kém ai, nhưng so với lối thiết kế trong phòng khách của ông Nghiêm, thì nhà cô thật còn thua xa cả về mặt trang nhã và sang trọng.
- Cô ngồi đi!
Ông Nghiêm chỉ ghế cho cô rồi nhóng vào trong, thì vừa lúc bà Út xuất hiện. Bà lên tiếng và chưa nhận ra sự có mặt của An Vân.
- Cậu mới về đó à?
Ông Nghiêm cười vui vẻ đáp:
- Tôi tưởng bà đi đâu rồi chứ?
Bà Út có phần ngạc nhiên trước câu hỏi khác ngày thường của ông, có bao giờ ông để ý đến chuyện bà có hay không ở nhà đâu, hôm nay ông lại có vẻ quan tâm cũng lạ. Bà hỏi:
- Có chuyện gì à?
Ông Nghiêm đưa mắt nhìn bà rồi nhìn về phía Vân. Đến lúc này, bà Út mới nhận ra sự có mặt của VÂn, bà tròn mắt ngẩn ra ngạc nhiên nhìn cô không chớp.
Lần đầu tiên bà thấy ông Nghiêm đưa người lạ về nhà, mà lại là một cô gái vừa trẻ, vừa xinh đẹp dường ấy.
Cô gái ngồi khép nép một góc ghế với cái nhìn bỡ ngỡ rụt rè, tuy nhiên theo nhận xét của bà, cô không phải là hạng gái lăng nhăng tự do, trông qua bộ quần áo và cốt cách của cô thì cũng đủ biết cô thuộc tầng lớp có giáo dục và... giàu sang nữa, nếu không lầm thì quần áo của cô mặc là hàng của hiệu thời trang Ý, cả chiếc xách tay giả da đúng model, trông thật hài hòa trang nhã.
Ông Nghiêm thấy bà cứ đứng nhìn cô không chớp thì có vẻ ngượng, ông khẽ tằng hắng nói vừa đủ bà nghe:
- Bà nhìn đủ chưa?
- Hơ... hơ... tôi có nhìn gì đâu.
- Ư hừm! Bà đừng có làm cho người ta ngượng.
- Ờ... dạ...
Nói rồi, ông mới ra dấu cho bà nên nghiêm chỉnh lại:
-Đây là bà Út quản gia của tôi.
Vân đứng dậy chào bà trong khi ông Nghiêm đã nói thêm:
- Còn đây là cô Vân, cô ấy sẽ là khách trọ ở nhà chúng ta từ hôm nay, bà sắp xếp nơi ở cho cô ấy giùm tôi.
Bà Út vội vàng sởi lởi:
- Dạ dạ, cậu yên tâm. Tôi đi dọn phòng liền bây giờ, cô chờ một chút thôi, tôi xuống đưa cô lên phòng.
Bà vừa dợm quay đi thì ông Nghiêm đã lừ mắt gọi bà lại:
- Bà không rót nước mời khách ư?
Bà đứng lại vỗ trán mình chắc lưỡi:
- Ôi, tôi thật đãng trí quá. Xin lỗi cậu, chả là vì nhà này chưa bao giờ có khách đến chơi nên tôi sơ xuất thôi.
Ông nhăn mặt càu nhàu:
- Bà lắm lời quá, đi đi.
- Dạ.
Ông lắc đầu rồi quay lại cười với Vân, phân bua:
- Bà ấy là thế đó, lôi thôi lắm. Nay mai cô ở đây chắc là bị bà ấy quấy nhiều luôn cho xem.
- ...
- Hôm nọ má còn lừa dẫn em đến cho họ coi mắt nữa, từ hôm đó đến nay em phải trốn nhà đi ra ngoài không dám gặp má nữa.
- Dạo này má làm sao đó.
- Anh Hai đi làm nên không biết má qua lại với mấy người trong xóm họ lại là người không tốt, đủ thứ tật xấu, họ dỗ ngọt má rồi rủ má đánh bài, chơi đề đủ thứ.
- Cũng không trách má được.
- Anh còn bênh nữa sao?
- Em nghĩ đi. Má chịu cực bao năm qua, lo ăn, lo mặc, lo nuôi anh em mình, ăn uống tằn tiện kham khổ, má có được vui chơi hưởng thụ điều gì đâu, giờ tuổi đã lớn, cuộc sống kinh tế gia đình đã khấm khá, anh em mình đã khôn lớn trưởng thành, má có muốn giải trí cũng không nên phiền trách má, tuy nhiên má đã không biết chọn thú vui bổ ích cho chính bản thân mình, mình phải làm cho má nhận ra điều đó, chứ không được trách phiền má.
- ...
- Em đừng bỏ đi ra ngoài nữa, như thế không phải cách, mà còn khiến cho ba lo buồn. Thay vì vậy, em ra bán hàng phụ ba, để ba một mình vất vả tính toán không được. Ba là đàn ông, lại cũng già rồi, nghe lời anh đừng đi chơi nữa.
- Em biết.
- Còn chuyện má ép em lấy chồng Đài Loan, em cứ kiên quyết từ chối phân tích cho má nghe không nên trốn tránh, anh sẽ nói chuyện này cho má rõ. Bây giờ về được chưa?
- Dạ được.
Tú thở phào nhẹ nhõm, dù sao thì em gái của anh cũng chưa phải là đứa hư đốn, bướng bỉnh. Mấu chốt vấn đề là do má anh mà ra.
*
* *
An Vân đỡ lấy xấp hồ sơ mà ông Nghiêm đã ký và trao cho nàng. Cô dợm quay đi thì ông Nghiêm đã nói:
- Cô có về thì tôi cho cô quá giang, cũng hết giờ rồi.
Vân lắc đầu:
- Dạ thôi, cám ơn giám đốc.
- Cô ngại à?
- Dạ không, nhưng tôi sợ người ta lại xầm xì khi thấy tôi đi chung xe với ông. Họ không biết tôi đang ở nhờ nhà ông, tôi sợ ảnh hưởng đến danh tiếng của ông.
Ông Nghiêm có vẻ hài lòng, ông nhìn Vân và nói:
- Cô còn nhỏ mà suy nghĩ chín chắn không như những người khác, thích phô trương cậy thế dựa hơi.
- Tôi chỉ sống đúng theo nguyên tác của tôi thôi.
- Thôi được, vậy hẹn gặp cô ở nhà trong bữa cơm chiều.
Vân ngập ngừng nói :
- Dạ, có lẽ tôi không dùng cơm với ông được.
- Sao vậy? Cô có hẹn à?
- Dạ không, nhưng được ông cho ở nhờ là tốt quá rồi, tôi không thể lợi dụng lòng tốt của ông thêm.
Ông Nghiêm bật cười:
- Cô lợi dụng tôi ư? Làm gì có. Đáng lý ra tôi còn phải mang ơn cô nữa thì có. Từ khi có cô cùng ăn chung, tôi mới ở nhà và bà Út cũng rất cám ơn cô, nhờ có cô, tôi không phải lẻ loi ăn uống một mình.
- Ông nói thế chứ tôi rất áy náy đã ở nhờ nữa, tôi không dám.
- Thôi được, về vấn đề này, cô không phải lo, tôi sẽ bàn lại với bà Út, nhưng bữa cơm chiều nay, cô nhất định phải có mặt, tôi nghe bà Út nói, bà ấy có làm nhiều món mà cô thích, cô mà bỏ cơm thì liệu mà trả lời với bà ấy, tôi nghĩ sẽ gay go lắm đây.
Vân lưỡng lự ngại ngần:
- Vậy chiều nay tôi phải có mặt rồi.
- Tùy cô suy nghĩ, tôi đã báo trước rồi đó.
Vân thở dài:
- Thôi thì tôi sẽ ăn cơm nhà.
- Tốt. Cô về trước, tôi ghé qua Sanh Ký mua cái bánh, tối chúng ta uống trà.
- ...
Vân tần ngần đứng nhìn theo ông, cho đến khi ông khuất sau hành lang trước mắt.
- An Vân!
Vân nhận ra tiếng gọi của Tú, cô quay lại chào:
- Anh chưa về sao?
- Tôi cũng đang định về, nhưng thấy cô nên đến hỏi thế thôi, cô về chưa?
- Tôi cũng chuẩn bị đây.
- Vậy tôi chờ cô.
- Không cần.
- Tôi muốn mời cô ly nước mà thôi, vả lại tôi có chuyện muốn nhờ cô.
- ...
- Nói ở đây không tiện, chúng ta ra quán ngồi uống nước rồi nói được không?
Thấy Vân còn đắng đo lưỡng lự thì Tú lại lên tiếng:
- Chỉ cần nửa tiếng thôi, không mất thời giờ nhiều đâu.
- Thôi được, nhưng không biết là tôi có giúp được anh không nữa.
- Tôi nghĩ có mà.
- Chúng ta đi thôi.
Vân khuấy nhẹ ly nước rồi nói với Tú:
- Có chuyện gì, anh nói đi.
- Tôi nghe nói cô được giám đốc phân công làm chủ nhiệm dự án phân bố hàng sắp tới, tôi có đứa em gái muốn nhờ cô nhận nó vào đội ngũ tiếp thị của cô.
- Vậy à?
- Nó có năng lực lắm, cô không phải lo, thật ra làm thế này cũng gây khó khăn cho cô, nhưng bức thiết quá, tôi mới lên tiếng, nó đang cần một công việc, tôi tin là nó không làm cho cô khó xử hay thất vọng đâu.
- Thôi được rồi, chuyện này không lớn, tôi có thể giúp anh. Ngày mai anh đưa cô ấy đến gặp tôi, mai cũng có người đến nhận việc rồi, tôi sẽ sắp xếp cho cô ấy.
- Cám ơn cô nhiều.
Tú vui mừng lên tiếng:
- Ngày mai tôi mời cô ăn cơm tối?
Vân cười hiền:
- Không cần, anh đừng làm thế, đồng nghiệp cả mà, mai này biết đâu tôi lại có việc nhờ anh.
- Nhưng cũng phải mời cô một bữa cơm chứ.
- Trả tiền ly nước này cho tôi là được rồi.
- Cô tốt quá.
- Có gì đâu, nếu như cô ấy làm việc tốt, tôi còn phải cám ơn ngược lại anh nữa đó, chúng ta về thôi.
- Tôi đưa cô về.
Vân thoáng bối rối, cô từ chối:
- Không cần.
- Nhưng giờ này đón xe khó lắm.
- Tôi lo liệu được mà, anh về đi.
- Nhưng...
- Tôi nói không cần, anh về trước đi.
Vân lẹ làng quay gót, sau khi thấy Tú thôi không theo sau cô mới an tâm thở phào, nếu như có ai biết được chuyện cô đang ở nhờ nhà ông Nghiêm, không rõ là họ sẽ dị nghị ra thế nào. Cô thật là không muốn làm đề tài cho họ bàn tán, có lẽ cô phải tìm một chỗ trọ khác thôi. Làm phiền ông ấy mấy ngày qua, cô cũng thấy ái ngại lắm.
- An Vân!
Cô quay lại và ngỡ ngàng khi nhận ra chiếc xe của ông Nghiêm đang dừng lại bên cạnh mình:
- Lên xe đi!
Cô nhìn quanh rồi mới bước lên ngồi:
- Sao ông còn ở đây?
Ông Nghiêm cho xe lăn bánh rồi đáp:
- Tôi đi mua bánh, đi ngang qua thấy cô nên mới gọi, cô chưa về sao?
- À chưa, tôi ghé uống nước với đồng nghiệp.
- Ra vậy.
Nói rồi, ông Nghiêm lặng im thôi không nói nữa, sự im lặng đột ngột của ông khiến cho Vân áy náy không yên, cô khẽ lén nhìn sang ông, cô cảm thấy như ông có cái gì đó khang khác ngày thường, dường như ông đang... giận dỗi vậy.
Cô ngập ngừng hồi lâu rồi lên tiếng hỏi:
- Ông... ông mua bánh rồi à? BÁnh gì vậy?
- Tôi mua rồi, bánh nướng nhân sầu riêng, hôm nọ... cô rất thích ăn, tôi thấy cô thích nên hôm nay mới đi mua.
Vân chớp mắt lặng đi:
- Ông... tốt quá!
Ông Nghiêm khẽ cười:
- Cô biết là tốt rồi, chỉ mong là cô đừng đòi bỏ đi. Từ hôm có cô đến ở căn nhà như ấm cúng hơn, nó tạo cho tôi một cảm giác gia đình.
- ...
- Lúc này tôi rất háo hức nôn nóng mỗi khi giờ tan sở, tôi muốn về nhà thật nhanh để được nhìn thấy bà Út lăng xăng chuẩn bị bữa ăn, để được thấy cô dịu dàng cười nói, và để được thấy không khí ấm cúng khi cùng cô ngồi bên mâm cơm nóng sốt thơm ngon. Có thể nói đó là một diễm phúc.
- ...
- Cho nên tôi rất mong là cô đừng có ý định dời đi, tôi làm tất cả mọi chuyện là để lấy lòng cô.
- Ông không cần phải lao tâm tốn sức như thế, tôi là người được ông giúp đỡ, tôi cám ơn ông mới đúng, có đâu còn khiến cho ông bận tâm vì tôi. Vả lại, không ở nhờ nhà ông, tôi còn có thể đi đâu, dù sao đây cũng là một chỗ trọ rất an toàn và... - Vân mỉm cười nói tiếp - Và không phải trả tiền thuê. Lương tôi đâu đủ ra ngoài mướn nhà chứ.
- Ồ! Ông Nghiêm bật cười - Tôi định lên lương cho cô mà nghe cô nói thế, thôi thì đành hoãn lại. Vậy nếu cô không có đủ tiền mướn nhà, đến lúc đó, có phải là tôi tự làm hại mình không?
- Như thế là không công bằng rồi, điều đó tôi xứng đáng được nhận mà.
- Thì coi như tôi giữ hộ cô vậy.
- Nếu biết thế, tôi đã không nói gì. Đúng là cái miệng hại cái thân.
- Yên tâm đi, tôi sẽ tính lãi nghiêm chỉnh cho cô. Không thua thiệt đâu.
- Không tin ông cũng không được.
Cả hai nhìn nhau rồi khẽ cười.
Trong khi đó từ lúc Vân lên xe của ông Nghiêm, cô không biết là Tú đã mục kích rõ. CHẳng vì anh không đành lòng thấy cô đón xe ngoài, anh định chạy theo sau cô một đoạn rồi mới lên tiếng mời thêm lần nữa, nào ngờ đi được một đoạn thì anh nhận ra chiếc xe quen thuộc của ông Nghiêm đã đổ lại bên cạnh cô và cô đã nghiễm nhiên leo lên...
Anh có một chút hụt hẫng, rồi chua chát thất vọng. Lời nói của Lệ Hoa hôm nào lại văng vẳng bên tai anh.
" Người ta biết phân nặng nhẹ mà anh đừng hy vọng hão huyền, anh không có "cửa" đâu".
Đoạn đường về nhà hôm nay đối với anh sao nó cứ thăm thẳm dài. Anh uể oải dựng xe vào góc nhà, thì cũng vừa lúc anh nghe có tiếng cãi nhau của cha và má anh vọng ra:
- Bà lại đi đánh bài chứ gì?
- Ông đừng vu oan cho tôi.
- Không, thì số tiền thằng Tú mới đưa cho bà đâu, tại sao hôm nay hóa đơn nợ gởi về nhà? Bà chưa đưa cho người ta à?
- Ừ... tôi quên.
- Quên hay là nướng vào sòng bạc hết rồi.
- Làm gì có!
- Trời ơi! Bà có đổ đốn ra từ bao giờ vậy? Lúc xưa bà đâu có tệ hại như bây giờ?
- Tôi...
- Còn chối ư? Cái nhà này đang bị bà làm cho tan nát đó.
Bà Hậu cau mày, rồi bực bội nạt lại chồng:
- Đừng có đổ cho tôi. Hừ! Có vài triệu mà ông lu loa lên như tôi giết ông vậy, cứ coi như tiền bù đắp cho những ngày tôi hầu hạ ông, chăm sóc cho cha con ông đi.
- Bà nói thế mà nghe được à? Nếu như tôi mướn người ta thì đã không mướn bà, không lo cho bà được như ngày nay, bà nhớ lại đi, lúc đó bà thế nào?
- À, thì ra bây giờ ông mới nói.
- Chẳng phải ư? Nếu như tôi không đưa bà về nhà chăm sóc cho thằng Tú thì ngày giờ này bà có thể ngồi đó mà sung sướng lớn tiếng với tôi sao?
- Phải - Bà Hậu mai mỉa - Tôi đội ơn ông! Chẳng qua vì ông cần có người vú em nuôi con trai ông, chứ ông tử tế gì với tôi?
- Bà im đi!
- Tôi nói phải quá mà, ông lợi dụng tôi thôi, một con ở không công, tận tụy lo lắng cho cha con ông. Hừ! Ông có thiệt thòi gì chứ. Chỉ có tôi thôi, thế mà bây giờ ông phủi công tôi. Hừ! Tôi chỉ đòi lại những gì mà tôi được hưởng thôi.
- Bà... Hừ!
- Không phải sao?
- Trời ơi!
Tú bực bội bước vào lớn tiếng can thiệp:
- Ba má thôi đi, sao ngày nào cũng cãi nhau vậy? Ba má không thấy xấu hổ với láng giềng hàng xóm ư?
Bà Hậu trề môi:
- Hừ! Xấu hổ gì chứ, thiên hạ ai cũng rõ cái nhà này rồi.
- Thì cũng do má nói ra họ mới biết, mới cười.
- Hơ! Mày đổ thừa cho tao đó à?
- Con không có!
- Mày còn nói, bây giờ thì mày giỏi rồi, mày cũng như ba mày, muốn phủi ơn tao, ở cái nhà này, tao là vật thừa rồi. Cha con mày bây giờ đâu cần tao nữa. Được, tao cũng không cần ở lại, tao đi!
- Má!
- Đừng gọi tao là má, tao không phải là má mày, tao chỉ là một vú em của mày thôi.
- Má!
- Nhưng trước khi tao đi, tao cũng phải lấy đủ phần của tao, tao không ngu dại bỏ đi tay không đâu.
- Má! Má đừng làm vậy.
Thế nhưng ông Hậu đã ngán ngẩm ngăn cản con:
- Cứ mặc cho bà ấy muốn làm gì thì làm, càng ngăn cản bà ấy càng lấn tới.
Bà Hậu giận dữ vào phòng lôi Mai dậy, khiến cho Mai kêu ca ầm lên:
- Má làm gì vậy?
- Dậy theo tao.
- Trời ơi! Má nổi cơn bắt con theo má đi đâu chứ?
- Tao bảo mày theo tao, không ở trong cái nhà này nữa.
- má có muốn đi thì đi, mắc gì má lôi theo con.
- A, mày chống đối tao à? Tao là mẹ ruột của mày mà.
Mai vẫn kiên quyết:
- Nhưng ba cũng là ba của con, má đừng quậy nữa được không?
- Trời ơi là trời! Đến cả con ruột của tôi mà nó cũng không bênh tôi, thật là vô phước mà. Thật ra tôi đã làm gì nên tội mà phải chịu cảnh khổ tâm này.
Mai kéo chăn trùm kín đầu, còn Tú và ba anh ngán ngẩm rút lui, mặc cho bà Hậu than khóc. Cả nhà đều biết bà làm trận làm thượng một lúc rồi cũng lên giường ngủ thôi.
*
* *
Tú thấy Mai hớt hải tìm mình thì anh đã biết có chuyện xảy ra ở nhà.
- Anh Hai, nguy rồi! Anh mau về đi.
- Chuyện gì vậy?
- Là má đó. Má thiếu nợ người ta, giấy tờ nhà cửa má đem thế chấp cả rồi, ba mới phát giác ra, nhưng má đã bỏ trốn không biết là má đi đâu nữa.
Tú lo lắng cau mày:
- Má đi đâu được chứ? Em đã tìm hết mấy chỗ quen chưa?
- Em đã hỏi rồi, nhưng không có. Ba lo lắm.
- Chậc! Tại sao má lại bỏ đi em? Má có quen biết ai đâu?
- Bây giờ không biết tìm má ở chỗ nào nữa
- Thôi được, để anh về nhà cùng em.
Nói rồi, Tú quay vào gặp Hoa dặn dò và kể sơ chuyện gia đình cho Hoa rõ. Hoa lo lắng nói:
- Hay để Hoa đi theo anh cùng tìm bác?
- Không cần đâu, Hoa nói lại với giám đốc giùm tôi.
- Được rồi, anh đi đi. Hết giờ làm việc, Hoa ghé nhà anh.
Vừa lúc đó, Tú bỏ đi thì Vân bước ra, cô hỏi Hoa:
- Có chuyện gì mà anh Tú lại bỏ về vào giờ này vậy chị Hoa? Chưa đến giờ tan sở mà.
Lệ Hoa vội đáp:
- À, gia đình anh ấy có việc nên anh ấy xin về sớm.
Vân nghiêm mặt quay hỏi ông Phi.
- Anh Tú có xin nghỉ không?
Ông Phi ngơ ngác đáp:
- Ai cơ? Tôi có nghe có gì đâu?
Hoa chau mày giải thích với ông Phi:
- Gia đình anh ấy có việc, anh ấy nói con xin phép chú cho anh ấy về sớm, con chưa kịp nói.
Vân nhìn Hoa rồi nói với ông Phi:
- Chú quản lý nhân viên lại giùm cho tôi, không thể tự tiện bỏ về trong giờ làm việc như thế này.
Ông Phi e dè đáp:
- Tôi hiểu.
- Ngày mai, chú nói anh ta kiểm điểm lại thái độ làm việc của mình, công việc của anh ấy chú làm thay.
Nói rồi, Vân bỏ vào phòng. Sau lưng cô, Lệ Hoa trề môi đáp:
- Làm phách thấy ớn! Chưa gì đã lên mặt rồi, chẳng qua giỏi bợ đỡ thôi, mà cũng phải thôi, đẹp như thế không làm xiêu lòng giám đốc cũng lạ.
Ông Phi nhăn trán ngăn Hoa:
- Ăn nói cẩn thận kẻo "tai vách mặt rừng", lại mang họa vào thân. Dù sao thì cậu Tú cũng có lỗi.
- Nhưng gia đình anh ấy xảy ra chuyện mà.
- Mình biết, nhưng ở trên họ không cần biết, làm việc đi!
- Thấy mà chướng mắt.
Ông Phi lắc đầu chắc lưỡi rồi mới quay về bàn của mình.
Qua hôm sau...
Tú thở dài khi từ phòng giám đốc đi ra, Hoa liền chạy đến hỏi:
- Sao? Cô ta nói gì anh?
Tú lắc đầu:
- Làm tự kiểm, nếu sai phạm lần nữa thì trừ lương, ngoan cố thì đuổi việc.
Hoa tức giận liếc xéo về phòng của Vân:
- Làm phách quá vậy? Có cần vậy không?
- Cũng đúng thôi, cô Hoa về bàn làm việc đi.
- Nhưng gia đình người ta có việc cũng phải có tình một chút chứ.
- Tôi không sao, Hoa về làm việc đi.
- Vậy hôm qua anh có tìm được bác gái chưa?
Tú lắc đầu:
- Má tôi đi đâu cũng không rõ nữa. Hừ! Tôi đã tìm hết mọi chỗ quen biết rồi.
- Nếu như không ở nhờ nhà người quen thì chỉ có ở khách sạn.
- Khách sạn thì má tôi không đủ tiền thuê đâu.
- Thì ở trọ, chúng ta đến phòng trọ hỏi.
- Trời đất! Ở thành phố có bao nhiêu là phòng trọ, biết kiếm nơi nào.
- Một mình anh thì không nổi, nhưng có thêm Hoa nữa thì khác. CHúng ta chỉ cần tìm đến từng khu vực nhờ công an tra sổ đăng ký tạm trú là ra thôi.
- Phải đó. Sao tôi không nghĩ ra nhỉ?
- Tôi có quen mấy anh ở khu vực sẽ mau chóng tìm thấy thôi mà.
- Cám ơn Hoa.
- Có gì đâu, bạn bè hoạn nạn có nhau mà, anh đang gặp khó khăn, tôi há đừng nhìn sao?
Tú cảm kích mỉm cười:
- Hoa thật tốt.
- Xì! Giờ mới nhận ra. Đáng ghét.
- Muộn vẫn không hơn à.
- Tha cho anh một lần.
Vân chau mày khi thấy Tú và Hoa đang châu đầu nói cười, cô cầm xấp hồ sơ bước đến nghiêm mặt lên tiếng.
- Hai người đã làm xong việc rồi à?
Lệ Hoa liếc xéo Vân rồi hậm hực nói với Tú:
- Hoa về bàn đây, sau giờ làm việc gặp lại ngoài cổng, nếu không lại bị làm tự kiểm rồi đuổi việc không chừng. Mình không giỏi bợ đỡ, lại không có ai chống lưng đành nhịn thôi.
Vân cau mày nhìn Hoa ngoe nguẩy bỏ đi rồi cô nói với Tú:
- Dường như lúc nãy tôi cảnh cáo anh chưa đủ mức?
Tú nhún vai:
- Lệ Hoa nói không thích giữ lời, tánh của cô ấy thẳng như thế đó.
- Tôi đang nói về anh.
- Tôi có chống chế gì đâu.
- Tôi ghét những kẻ sai phạm mà còn đem rêu rao cái lỗi của mình và chỉ trích cấp trên, cứ làm như mình bị oan ức lắm vậy?
- Hơ...
- Anh còn nói không?
Tú nhún vai ra vẻ cam chịu:
- Cô muốn sao cũng được.
- Tôi không muốn mà là anh tự chuốc lấy.
- Hừ.
- Anh nhập hết số liệu này vào máy cho tôi và hãy nghiêm túc làm việc.
Tú mỉa mai trả lời cô:
- Dạ tôi rõ.
...............
Chẳng mấy chốc đã hết giờ làm việc, Vân trở về nhà với vẻ mặt không vui, lúc nãy khi cố bước ra khỏi văn phòng của mình, cô cảm thấy như tất cả nhân viên trong phòng đều nhìn cô một cách nghi ngại, e dè.
Ông Nghiêm lên tiếng khi thấy Vân:
- Thức ăn không vừa miệng cô à?
- Ồ không!
- Thế sao trông cô có vẻ uể oải quá, cô không khoẻ ư?
- Không, chẳng qua có vài điều không vui ở công ty đem về.
- Chuyện gỉ Công việc khó khăn và nhiều quá à.
- Không phải, chẳng qua tôi thấy như mình bị họ phân biệt, tách rời hẳn ra một chỗ vậy.
- Chẳng qua vì cô là "ma mới" thôi.
- Không phải vậy.
- Tâm lý mà, thời gian sẽ qua thôi.
- Tôi không nghĩ đơn giản và lạc quan như ông.
- Thế đã xảy ra chuyện gì?
- Sáng nay tôi có lên tiếng chỉnh lại thái độ làm việc của một nhân viên.
- Là ai?
- Anh Tú!
- Tú à! Anh ấy cũng có năng lực và cũng nhiệt tình lắm.
- ...
- Anh ta đã làm sai điều gì?
- Chiều qua, anh ta bỏ ngang buổi làm việc để về nhà.
- Anh ta chưa hề làm thế bao giờ, mặc dù tánh tình có chút bông lơn, tự phụ một chút, nhưng anh ta có khả năng và cơ sở để tự cao.
- Tự cao ả
- Chúng ta cần người làm được việc, còn tính xấu của họ thì không thành vấn đề.
-...
- Tôi biết anh ấy, chắc là có chuyện nghiêm trọng lắm, nên anh ta mới phạm lỗi thế đó.
- Tôi nghe nói về chuyện gia đình.
Ông NGhiêm chắc lưỡi:
- Anh ấy sống với người cha và một bà mẹ kế, cùng đứa em gái khác me. Bà mẹ kế cũng phiền phức lắm, có lẽ là do bà ấy gây ra rội
Vân có phần ngạc nhiên:
- Ông hiểu rõ gia cảnh của anh ta quá.
- Không chỉ riêng anh Tú, nhân viên làm việc dưới quyền tôi, tôi đều tìm hiểu về hoàn cảnh của họ, như thế mình mới hiểu rõ họ và giúp họ phát huy hết năng lực của mình.
Vân nhìn ông rồi ngập ngừng hỏi.
- Vậy... còn tôi? Ông đã tìm hiểu tôi rõ chưa?
Ông Nghiêm mỉm cười:
- Cô à! Tôi để cho cô tự bộc lộ mình.
- Điều đó chắc là khó.
- Nhưng tôi sẽ nhận ra.
- Ông tự tin quá !
- Nếu không tự tin thì tôi đâu có ngồi ở vị trí này.
Vân nhún vai:
- Tôi không có ý kiến, ông đang là người thành đạt mỹ mãn, lời nói của ông đều được chấp nhân.
- Nhưng tôi có thấy cô chịu chấp nhận đâu. Cô cũng cứng đầu lắm, tuy nhiên tôi lại thích thu phục những người có cá tính như cô. Cô sẽ phải tâm phục khẩu phục tôi.
Vân nhếch môi:
- Tôi sẽ chờ xem ông làm thế nào. Nhất là khi ông lại báo trước với tôi, ông đã sai lầm rồi.
- KHông đâu, tôi là người rất công bằng, tôi sẽ cùng cô đánh cược, rồi cô sẽ phải chấp nhận thua cuộc thôi.
- Tự cao dễ dẫn đến thất bại lặm
Ông Nghiêm mỉm môi cười:
- Tôi chỉ tự tin thôi.
Vân khẽ chớp mắt cúi đầu, cô cảm thấy trong ánh mắt của ông có một điều gì đó, nó khiến cho cô cảm thấy bối rối hoang mang. Và nó cũng khiến cho cô thấy lòng mình chợt bâng khuân xao xuyến. Ánh mắt của người đàn ông từng trải này thật quyến rũ...
Cô chợt đỏ mặt vì ý nghĩ thầm kín của mình, cô vừa sợ vừa luống cuống hổ thẹn, cô đứng vội lên rồi cáo từ ông để trở về phòng. Không hiểu là ông Nghiêm có nhận ra cử chỉ bối rối khác thường của cô không, chỉ thấy ông mơ màng đăm chiêu ngồi lặng đi sau khi cô bỏ đi.
Đêm nay trăng thật đẹp, cảnh vật huyền ảo lung linh rất gợi cảm, dễ tạo cho tâm hồn con người những cảm xúc thi vị, lãng mạn và đến gần với nhạu
*
* *
Vân đang đi quanh tìm mua ít vật dụng cá nhân cho mình, thì cô gặp Tú. Cô chủ động lên tiếng hỏi anh. Hôm nay gương mặt của anh trông thật bơ phờ hốc hác.
- Anh Tú!
Tú dừng lại và có chút ngỡ ngàng trước lời nói của VÂn:
- À, cô Vân.
Vân nhìn Tú dò xét và hỏi:
- Anh có chuyện gì à? Trông anh mệt mỏi quá, có cần tôi giúp gì không?
Tú nhếch môi nghi ngại đáp:
- Không cận
Vân hiểu thái độ của Tú dành cho mình, cô nói:
- Anh giận vì chuyện tôi phê bình anh hôm nọ à?
- ...
- Thật ra tôi làm việc không nhân nhượng ai, chẳng phải để lấy lòng cấp trên, càng không phải ra trù dập đồng nghiệp, tôi chỉ làm đúng theo những gì tôi thấy thôi.
- Tôi có nói gì đâu?
- Tôi biết anh có chuyện buồn, anh cứ lên tiếng tôi không ngại đâu.
- Không có gì, tôi tự giải quyết được mà.
- Trông anh không khoẻ.
- Cám ơn cô quan tâm.
Vân thở dài:
- Tôi thật lòng mà, anh không tin sao?
Tú gượng cười:
- Cô không giúp được tôi đâu.
Vừa lúc đó Tú nhìn ra dáng của bà Hậu đi đàng trước, anh vội vã băng theo, quên cả cáo từ Vân, cử chỉ của anh khiến cho Vân cũng vội đuổi theo anh.
Cả hai chạy đuổi một lát thì Tú dừng lại dáo dác nhìn quanh, anh thất vọng khi để mất bóng bà Hậu.
Vân thở dốc khi bắt kịp Tú :
- Anh đuổi theo ai vậy?
Tú lưỡng lự rồi đáp:
- Là má tôi!
- Là... má anh à?
- Nói đúng ra là mẹ kế của tôi, bà giận gia đình bỏ đi mấy hôm nay, tôi kiếm bà khắp chốn, nhưng không gặp, lúc nãy tôi thấy bà, thế mà đuổi đến đây lại mất dấu.
Vân nhìn quanh rồi suy nghĩ:
- Khu vực này cũng không lớn là bao, có ai là người quen của gia đình anh ở đây không?
- Không.
- Vậy thì bà đang ở trọ quanh đây thôi, chúng ta tìm đi, hỏi người ở quanh đây xem có chỗ nào cho mướn phòng trọ, tôi tin chắc là bà đang trú ngụ gần đây.
- Cũng phải.
Chẳng bao lâu sau, quả nhiên đúng như suy đoán của VÂn, cả hai đã tìm ra chỗ bà Hậu ở.
Bà Hậu kinh ngạc khi nhận ra Tú.
- Má !
- Hơ... sao... sao con lại biết má ở đây?
- Con cũng đi tìm thôi. Má à! Má về nhà đi má.
- ...
- PHòng này chật hẹp quá, làm sao má ở được, mấy hôm nay má ăn uống ra sao, má ốm đi nhiều. Chậc! Má lại ngủ dưới đất, cái bệnh thấp khớp của má chắc sẽ trở chứng cho xem.
Bà Hậu tủi thân rưng rưng nước mắt, thật lòng mà nói, mấy hôm nay, bà sống ở đây rất khổ. Ăn uống thất thường, ngủ thì không giường chiếu, gối chăn, bà rất muốn trở về nhưng không tìm ra lý do, bây giờ Tú đến bà cảm thấy rất mừng.
- Về đi má! Chuyện gì cũng giải quyết được mà, ba lo cho má lắm, mấy hôm nay cả nhà đều đi tìm má.
- Hic hic... Con tưởng là má muốn vậy lắm sao, nhưng mặt mũi nào má trở về, ba con làm sao tha thứ cho má được.
- Má yên tâm, ba không nói gì đâu, má đi rồi, ai cũng lo buồn, cái nhà chẳng còn ra cái nhà nữa.
Bà Hậu cúi đầu hổ thẹn không dám nhìn Tú.
- Nhưng má đã thế chấp hết nhà cửa lấy tiền đi... đánh bac. Má sợ ba con thấy má sẽ nổi cơn giận lên cho coi.
- Tiền bạc là của ngoài thân, chủ yếu là má khỏa mạnh trở về, từ từ tụi con làm cũng trả nợ hết mà.
- COn... con không trách má sao?
- Không đâu, con chỉ tự trách mình sao vô dụng đến thế, không kiếm thêm được nhiều tiền chút nữa, để cho má khỏi phiền não, lo toan. Nếu như con có tiền, cho má giải trí thoải mái thì tốt biết bao, má đã chịu cực bao nhiêu năm rồi, má phải được hưởng nhàn, phải được sung sướng mới đúng.
Bà Hậu khóc òa cảm động:
- Má không ngờ con lại có hiếu như vậy. Má đúng là tệ hại, má phạm tội lớn như thế mà con không một lời oán trách má. Còn đối xử tốt với má nữa.
Tú cười đôn hậu:
- Má là má của con mà.
- Má xấu hổ lám.
- Cho dù thế nào thì má cũng lo cho con. Từ nhỏ, nếu như không có má làm sao con sống được như ngày nay.
- Tú à! Con tốt quá.
- Má thu xếp rồi con đưa má về. Ba thấy má về chắc là vui mừng lắm. Cả em Mai nữa.
Vân đứng bên lặng lẽ chứng kiến tình cảm của hai mẹ con bà Hậu, cô xúc động trước tấm lòng hiếu thuận của Tú dành cho bà mẹ kế, rồi cô chạnh lòng nghĩ đến phận mình.
Quả thật so với Tú, cô thấy hổ thẹn, nếu như ở vào địa vị của cô, chắc là cô sẽ không thể có cách cư xử ôn hòa rộng lượng như Tú, trong lòng cô chợt dậy lên một cảm giác kính phục anh.
Sự u ám buồn bã tan biến trong gương mặt Tú, anh hớn hở vui mừng đi bên cạnh Vân.
- Cám ơn cô nhiều, nếu như không có cô, chắc là tôi cũng chưa tìm được má tôi.
- Là do anh tận tâm tận lực chứ tôi có công cán chi, anh thương mẹ kế anh lắm à?
Tú cười hồn nhiên:
- Đã là mẹ rồi thì sao không thương.
- Nhưng bà đâu phải mẹ ruột.
- Mẹ ruột cũng như mẹ nuôi, tôi được bà nuôi dạy từ bé, người ta nói mẹ sanh không bằng mẹ dưỡng, bà cực khổ bao nhiêu năm, tôi yêu bà như chính mình vậy.
- Nhưng người ta nói: "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng", trong khi mẹ kế của anh lai...
- Cô muốn nói bà bài bạc xấu tánh chứ gì?
Vân lúng túng:
- Tôi xin lỗi.
- Có gì đâu, là sự thật thôi, bà mê đánh bài lắm, lại lắm điều đòi hỏi. Đôi khi tôi cũng điên đầu vì bà mỗi khi về đến nhà nghe bà cãi vã với ba, la mắng em gái, tôi chịu cũng không nổi nữa.
- Thế sao anh lại còn đối xử tốt với bà như thế?
- Tôi chỉ làm tròn bổn phận làm con của tôi thôi, cho dù má tôi có sai phạm thì đó là sự sai lầm của người trên, tôi là phận con, biết làm sao được.
..............
Vân bất bình nhún vai:
- Tôi không hiểu sao anh lại có thể chịu đựng được .
- Tôi có nói là tôi chịu được bao giờ, tuy nhiên, tôi không thể không kính trọng và yêu thương bà. Dù sao bà vẫn là má của tôi. Tôi tin nếu như mình thật lòng quan tâm lo lắng cho bà và giữ đúng đạo làm con, một ngày nào đó ắt bà sẽ nhận ra và nghĩ lại. Thật ra má tôi lúc xưa rất chân chất hiền lành, bà trở nên ngày hôm nay chẳng qua vì bị lôi kéo thôi. Vả lại, bà đã cam chịu cực khổ bao lâu nay rồi, bây giờ cái gì bà cũng muốn biết, muốn thử, đam mê dễ khiến cho bà bị sa ngã.
- Anh là người con thật khoan dung độ lượng, tôi phục anh đó. Nếu như là tôi, tôi không dễ dàng tha thứ đâu.
- Tha thứ là hạnh phúc của con người, sống đừng để nhiều thù hận oán hờn chất chứa trong lòng, làm mất đi ý nghĩa của cuộc sống.
- Nếu như tôi làm được một phần như anh, có lẽ tôi sẽ thanh thản hơn.
- Cô có tâm sự à?
- Tôi...
Vân định nói, nhưng lại thôi, đối với Tú, tình cảm giữa cô và anh chưa đủ để cô có thể bộc bạch tâm sự của mình với anh. Cô cười gượng đáp:
- Thật ra ai cũng có nỗi khổ riêng, tôi rất mong được một phần như anh, nhưng có lẽ rất khó.
- Mọi gúc mắc đều có chỗ gỡ, chỉ sợ chúng ta không muốn kiên nhẫn và tìm tòi thôi, nếu như cô muốn nói, tôi là người sẵn sàng chia sẻ với cô.
- Không, tôi không có gì muốn nói cả.
- Tôi rất muốn làm bạn với cô, một người bạn đúng nghĩa. Không có ý đồ.
- Tôi có nói anh có ý đồ gì đâu.
- Thật ra, tôi hay bông đùa với các đồng nghiệp, nhưng chỉ để cho bớt căng thẳng trong giờ làm việc thôi. Kể cả cô cũng thế, tôi biết mấy ngày đầu cô vào làm tôi đã khiến cho cô bực bội có ác cảm với tôi, nhưng tôi không tệ lắm đâu, làm bạn với tôi cũng thú vị lắm. Tôi dễ chia xẻ, hay động viên và làm vui lòng người khác.
Vân phì cười:
- Anh tiếp thị cũng sâu sát quá, có khoa trương không vậy?
Tú nhướng mày:
- Làm gì có, tôi nói thật mà cô cứ đùa.
- Ôi, vậy sao? Tôi xin lỗi.
Vân cố nén cười trước vẻ cố tình hờn giận của Tú.
- Vậy là cô đồng ý kết giao với tôi rồi phải không?
Vân cười:
- Tôi có nói là không đâu.
Tú vui mừng kêu lên:
- Vậy hôm nay là ngày song hỉ của tôi.
- Cái gì?
- Ý tôi nói là tôi có hai niềm vui, một là tôi đã đưa được má tôi về, hai là có người bạn gái tốt như cô, để ăn mừng tôi mời cô ăn cơm.
- Tôi không ăn cơm, chỉ muốn ăn một tô bún bò Huế thôi.
- Được. Nhưng mà cay lắm đó.
- Để tôi thử xem sức chịu đựng của anh thế nào.
- Tôi ăn cay dỡ lắm.
- Còn tôi thì rất thích ăn cay. Chúng ta không đồng sở thích rồi.
- Vậy thì sẽ bù trừ cho nhau.
- Không hấp dẫn chút nào.
- có mà, tôi nhìn cô ăn mà thán phục, cô không thích hơn sao?
Vân bật cười:
- Thử xem anh có làm cho tôi thích không đã.
- Chắc chắn rồi.
Thế rồi cả hai vui vẻ đi bên nhau, với những mẫu chuyện nhỏ rôm rả suốt quãng đường.
Vân về đến nhà thì đã quá giờ cơm. Cô vô tư lên phòng thay áo, lúc cô bước ra thì bà Út đã gặp cô ở cửa phòng, bà nói:
- Hôm nay cô về trễ quá.
- Dạ phải, tôi có chút việc.
Bà Út nhìn cô rồi ngập ngừng như trách:
- Cậu Nghiêm chờ cô từ chiều đến giờ.
Vân sửng sốt hỏi lại bà:
- Ông ấy chưa ăn cơm sao?
- Tôi có nói nhưng cậu ấy nhất định không ăn, bảo là đợi cô về.
- Sao lại vậy?
- Cậu nói ăn một mình cậu không ăn được, vả lại cậu lo cho cô. Tôi thấy cậu gọi điện thoại tìm cô mấy lần.
- Tôi... thôi được, để tôi xuống gặp ông ấy.
Ông Nghiêm quay lại khi nghe có tiếng chân bước vào, ánh mắt ông rực sáng khi nhận ra Vân.
- Cô về rồi à?
Vân đáp:
- Tôi mới về.
- Tốt quá! Tôi cứ lo cho cô, không biết là xe cộ có trục trặc gì không, mà cô lại về trễ quá, tôi điện về công ty, họ bảo là cô về từ sớm.
- À, tôi có việc.
Ánh mắt của ông khiến cho Vân phải nói thêm :
- Lúc tan sở tôi ra phố mua sắm ít vật dụng, tình cờ gặp một người bạn đồng nghiệp tôi đã cùng anh ấy đi làm một số việc.
- Cô ăn cơm chưa?
- À, tôi được anh ấy mời ăn cơm rồi.
Mặt ông Nghiêm thoáng nét buồn và thất vọng. Vân hỏi ông:
- Ông chờ cơm tôi à?
Ông Nghiêm cười gượng đáp :
- Tôi chờ cô về ăn chung cho vui.
- Lần sau ông đừng làm thế, thật ra tôi chỉ là một người khách trọ thôi, ông làm thế ngại lắm.
- Có gì đâu, thêm đôi đũa thôi mà, không có cô thì bà Út cũng nấu nướng bấy nhiêu đó, có cô cùng ăn, bà ấy còn mừng thêm, vì thức ăn không bị bỏ thừa, vả lại... có cô, tôi ăn cơm thấy ngon hơn và vui hơn.
- ...
- Lúc nãy chờ cô, bà Út giục tôi ăn trước, nhưng lúc ngồi một mình đối diện với mâm cơm, tôi thấy rất buồn, tôi không thể, quả là những ngày qua có cô, tôi đã quen rồi!
- Ông... ông...
- Thật đó cô Vân. Những ngày qua tôi rất vui. Sự xuất hiện của cô khiến cho căn nhà này trở nên ấm cúng rất nhiều. Lúc nãy ngồi chờ cô về, tôi nghĩ bỗng dưng vì một lý do nào đó, cô không còn ở lại trong nhà tôi nữa, tôi sẽ không còn gặp lại cô, cái cảm giác ấy thật đáng sợ, nó làm cho tôi bồn chồn bấn loạn.
Vân ngạc nhiên đứng lặng đi nhìn ông. Ánh mắt của ông hôm nay như thật lạ, nó da diết, nó như muốn cuốn chặt lấy cô. Ông vẫn lên tiếng với một giọng trầm ấm dịu dàng:
- Cái cảm giác lo sợ ấy vẫn còn bám riết lấy tôi, cho đến khi tôi nghe được bước chân của cô. Tôi không thể kiềm chế mình. Tôi muốn nói với cô về cái cảm giác đó.
- ...
Không gian như lặng đi sau khi ông Nghiêm thố lộ tâm sự mình. Cả hai người đều đang rất xúc động, họ nhìn nhau nhưng không thốt ra lời. Ánh mắt của họ cuống quýt lẩn tránh nhau, rồi lại cuống quýt lấy nhau. Vân thấy tim mình như đập dồn trong lồng ngực. Cô vừa ngỡ ngàng, vừa bàng hoàng thảng thốt.
Ánh mắt của Nghiêm như đang chế ngự cô, ánh mắt thật đẹp, thật nồng nàn, nó khiến cho cô run rẩy bấn loạn, tựa như một luồng điện chạy xuyên qua người cô vậy.
Cô chớp mắt rồi cúi đầu, vừa lúc cô nhận ra anh đã đến sát cô tự lúc nào rồi, mùi hương đàn ông từ người của ông phủ trùm lên cô, cái mùi hương thật kỳ lạ quyến rũ. Cô giật bắn người lên khi tay ông chạm vào người cô.
- Tôi làm em sợ à?
Vân như hụt hơi nói không liền câu:
- Tôi... tôi... tôi không biết.
Giọng nói của ông thật ấm, cô cảm nhận được làn hơi của ông phả lên tóc mình, ông nói:
- Em đừng đi đâu nhé. Nếu như không có em, tôi chẳng biết mình sẽ ra sao nữa.
- ...
- Tôi không biết có làm cho em sợ hay không, nhưng tôi chắc là tôi không bao giờ muốn làm cho em sợ. Tôi chỉ muốn nói với em là tôi rất cần em. Gần hai mươi năm qua, em là người con gái đầu tiên khiến cho tôi quan tâm và lo sợ chừng ấy.
- ...
- Từ ngày gặp em, tôi có cảm giác thật lạ, tôi đã không dám nhìn em, tôi vờ như không nhận ra sự hiện diện của em bên tôi, nhưng tôi đã thua, tôi không thể kiềm chế được tình cảm của mình. Tôi đành phải đối diện với em và lắng nghe lý lẽ con tim mình. Và nó đã thắng. Tôi không cưỡng lại được dòng chảy mãnh liệt của sự nhớ mong đang cuồn cuộn trong huyết quản của mình. Em không từ chối tôi chứ?
- ...
- Em nói một điều gì đó đi, sự im lặng của em làm cho tôi lo lắng.
Vân ấp úng và càng lúc cô càng run rẩy hơn khi cô cảm nhận được cái ấm áp ngọt ngào hơn từ cơ thể ông truyền sang cho cô. Bàn tay ông siết chặt hơn bờ vai cô khi ông đang khẩn trương chờ đợi câu trả lời của cô.
- Em nói gì đi, đừng để tôi như một kẻ điên độc thoại một mình.
- Nếu như ông vì tôi mà trở thành một người điên thì tôi rất đau lòng. Tôi không muốn thế đâu.
Nghiêm khẽ mỉm môi cười. Nụ cười thật đẹp và quyến rũ. Nghiêm khẽ kéo VÂn vào lòng, mái đầu xinh đẹp của cô ngã lên lồng ngực rắn chắc của Nghiêm. Cô chợt thấy lòng mình đang trở về chính ngôi nhà của mình, cái cảm giác đó thật an toàn.
Những ngày sau...
Ông Nghiêm chờ cho Vân lên xe xong mới cho xe lăn bánh.
Vân hỏi:
- Anh chờ em lâu không?
- Có chờ em suốt đời, anh cũng không dám than van. Chúng ta đi đâu đây?
- Anh biết nhiều hơn em, anh quyết định đi.
- Vậy chúng ta ra ngoại ô nhé , ở đó khung cảnh thoáng mát, yên tĩnh.
- Cũng được, càng ít người càng tốt.
-...
- Lúc nãy khi từ công ty ra xe, em rất lo có người nhìn thấy.
- Em sợ à?
- Miệng lưỡi thiên hạ độc địa lắm.
Mặt Nghiêm có vẻ buồn :
- Nếu như thế thì... em nghỉ làm đi.
Vân sửng sốt:
- Sao lại thế? Em không thể bỏ công việc này.
- Nhưng cứ khiến cho em lo lắng như vậy, anh không đành lòng.
- Biết sao được. Chúng ta cố giữ gìn thôi. Nếu không thì họ sẽ đồn ầm lên cho mà xem. Quan hệ của anh và em sẽ là một đề tài lớn đó.
- Anh không quan tâm. Tại sao chúng ta lại phải lén lút vụn trộm chứ.
VÂn nhìn ông rồi nói :
- Anh không quan tâm thật sao?
- Anh luôn nói thật với em.
- Thế mà em cứ sợ ảnh hưởng đến danh tiếng của anh.
- Tại sao em lại có suy nghĩ ấy nhỉ? Anh yêu em thì có gì là xấu xa?
- Không phải em sợ cho em, mà chính vì cho anh, em chỉ sợ dư luận làm ảnh hưởng đến uy tín của anh, với cương bị của anh, họ không dễ buông tha, đó là một đề tài hấp dẫn họ, trong khi em thì chỉ là một con bé nhân viên mới vào làm.
Nghiêm nói:
- Thì ra cả hai chúng ta đều lo sợ cho nhau, anh thì sợ anh làm cho em hổ thẹn.
- Tại sao thế?
- Anh vừa già... vừa xấu...
Vân bật cười:
- Cũng phải. Tại sao em lại không nhận ra nhỉ?
Nghiêm phá lên cười. Vân hỏi:
- Tại sao anh cười?
- Cười vì em trông thế mà cũng dễ bị lừa. Thì ra bao lâu nay em đâu có thấy anh xấu, anh già.
.....................
Vân đỏ mặt, cung nắm tay nhỏ nhắn lên đấm vào vai Nghiêm:
- Được người ta yêu mà còn cười nhạo người ta à?
- Anh hỏi thật nhé, em yêu anh ở chỗ nào thế? Cứ mỗi lần nghĩ đến anh lại mơ hồ không hiểu nổi.
- Vì cái chức giám đốc của anh đó.
- Anh hoàn toàn không tin em là hạng người đó, đừng gạt anh. Nói thật đi, để anh cố phát huy thêm ưu điểm của mình.
- Ừm! Anh muốn biết lắm ư?
- Ựm
- Thật ra... VÂn khẽ mỉm môi cười rồi khẽ lén nhìn Nghiêm. Đôi mắt của cô ánh lên những tia sáng nồng nàn đắm đuối - Em yêu anh ở cái vẻ lạnh lùng của anh.
- Hơ...
- Mỗi khi đối diện với gương mặt lạnh như tiền của anh, em rất ghét. Từ cái ghét ấy, em muốn chinh phục anh, khiến cho anh phải khuất phục em, em muốn biết sau cái vẻ lạnh lùng ấy, anh còn có những gì.
- Vậy em đã được gì rồi?
- Em đã tìm được một người đàn ông rất nồng nhiệt, rất si tình và quyến rũ.
- Thật tuyệt vời! Anh chết vì những gì em nói. Chết vì em mất!
- Em chỉ muốn anh sống vì em thôi.
Nghiêm âu yếm tìm tay cô và ấp vào ngực mình, Nghiêm nói:
- Anh sẽ suốt đời sống bên cạnh em không có gì để ngăn cách và thay đổi.
Vân chớp mắt cảm động, cô ngả đầu vào vai Nghiêm thỏ thẻ:
- Yêu em suốt đời nhé!
- Nhất định rồi.
- Em nói thật, có đôi lúc em rất sợ.
- Em sợ điều gì?
- Sợ là em quá non nớt, không đủ từng trải để giữ chân anh. Sợ là anh quá nhiều kinh nghiệm để gạt em, sợ một ngày nào đó rồi anh sẽ chán em.
- Em điên quá! Tại sao em lại có những suy nghĩ đó chứ.
- Bởi vì em quá yêu anh, tình yêu dành cho anh quá mãnh liệt, nó đã âm thầm hiện hữu và dồn nén trong lòng em kể từ lúc đầu gặp anh. Bây giờ thì em có thể lý giải vì sao em có thể nói ra những điều thầm kín của mình cho anh nghe một cách dễ dàng như vậy. Tại sao em có thể tâm sự với anh, tin tưởng anh và theo anh về nhà không một chút nghi kỵ, lo sợ. Tất cả những hành vi ấy của em đều xuất phát từ tình yêu ẩn giấu trong lòng, mà em đã dành cho anh.
Nghiêm siết chặt tay cô hơn:
- Còn anh thì cũng không lý giải được hành động của mình, mỗi sáng anh trông chờ em bằng một sự háo hức khó tả, hôm nào em đi làm muộn một chút là anh cảm thấy bực bội, bức xúc. Anh cáu gắt với tất cả mọi người. Những ngày nghỉ cuối tuần, anh mong cho nó mau trôi qua, để đầu tuần anh lại được nhìn thấy em rạng rỡ xinh đẹp bước vào căn phòng với nụ cười dịu ngọt trên môi.
- ...
- Cho đến khi em nhận về ở trọ nhà anh, suốt đêm ấy anh vui mừng đến không ngủ được.
Vân mơ màng khẽ nói:
- Em nhớ rồi, sáng hôm đó mắt anh thâm quầng cả. Em đã muốn hỏi, nhưng lại ngại anh, cho là em quá tò mò, mới đến ở trọ mà đã tọc mạch, dòm ngó đến chủ nhà một cách vô phép.
- Nếu lúc ấy mà em hỏi anh thì anh sung sướng biết bao, vì anh biết là em có quan tâm đến anh, thế mà em lại dửng dưng như không có chút cảm tình nào dành cho anh, khiến cho anh phải e dè ôm kín nỗi nhớ thương vào lòng không dám thố lộ.
- thế tại sao em lại nói ra?
- Tại vì hôm đó anh quả thật rất lo sợ khi không thấy em về, cứ nghĩ ra là em không còn xuất hiện trong nhà nữa là anh như muốn điên lên và anh đã can đảm bộc bạch tình yêu cảu mình.
Vân vờ thở dài:
- Nếu biết thế thì em đã sớm không về đúng giờ rồi, anh làm cho em chờ đợi quá lâu.
Nghiêm mỉm cười điểm mặt người yêu:
- Em cũng lém lỉnh, tinh quái thật.
- Anh à!
- Hử!
- Bà Út có biết chuyện chúng ta không anh?
- Em nghĩ thế nào?
- Em không biết mới hỏi anh, yêu anh em thật khổ.
- Không thể đâu cô bé, bà Út chẳng đã trả lời với em rồi ư?
Vân chau mày xét lại, mấy hôm nay bà Út rất lạ, bà cứ luôn nhìn cô, rồi lén cười một mình. Nụ cười của bà trông thật "gian". Phải rồi, chắc bà ấy đã biết, trong mỗi bữa cơm bà như quan tâm, chăm sóc cho cô hơn, trên mâm cơm có nhiều món ăn mà cô ưa thích xuất hiện. Giường chiếu của cô ngăn nắp thẳng thắn hơn, kể cả quần áo của cô cũng được bà ủi giặt ngay ngắn. Thì ra là thế.
Nghiêm hỏi khi thấy Vân đăm chiêu im lặng.
- Em nghĩ ra rồi phải không?
Vân điểm mặt anh, hỏi:
- Có bàn tay anh nhúng vào không?
- Không có.
- Vậy thì bà Út là người tinh ý ghê, em phải cẩn thận hơn mới được.
- Vô ích thôi. Không gì qua khỏi mắt bà ấy, nếu như em đã ở chung một mái nhà với bà ấy.
- Nguy hiểm quá.
Nghiêm vờ đe dọa nàng :
- Nếu như em không yêu anh thì còn nguy hiểm hơn nữa.
- Xì! Dọa em à?
- Thì đã sao? Nếu như có lợi.
- Anh ma mãnh vừa thôi.
- Biết sao vừa, khi anh đang rất yêu em.
Vân đỏ mặt vì ánh mắt như biết vuốt ve, âu yếm của Nghiêm.
..................
Cái quán mà Nghiêm đưa nàng đến quả là một nơi lý tưởng cho những cặp tình nhân muốn tìm chốn riêng biệt yên tĩnh.
Sau khi gọi xong các món ăn cho cả hai, Nghiêm hỏi cô:
- Em đã đến đây lần nào chưa?
Vân lắc đầu:
- Chưa. Nhưng em rất thích.
- Phải. Thức ăn của họ nấu khá lắm. Nếu như em thích, anh sẽ đưa em đến thường xuyên hơn.
- Đừng vội chiều em quá, nếu không em sinh hư đó.
- Hư với mình anh là được rồi.
- Hứ! ĐỪng có ỡm ờ nói một mà hiểu hai nhé.
Nghiêm phá lên cười:
- Xem ra anh không qua mặt em được rồi. Cô bé thông minh quá.
Cả hai cười nói thân mật và âu yếm bên nhau cho đến khi tàn buổi tiệc, tay trong tay, họ ra xe về và ngay lúc đó đã xảy ra một tình huống mà khiến cho Vân phải khó xử:
- An VÂn!
Cô ngơ ngác nhìn lại và nhận ra người vừa lớn tiếng gọi mình.
Là ba!
Ông Thành Nhân tiến lại bên con gái, nét mặt của ông khiến cho Vân lo ngại, c6o khẽ liếc nhìn cha rồi mới lên tiếng chào:
- Ba!
Ông Nhân cau mày nhìn Nghiêm rồi hỏi Vân:
- Bao giờ thì con mới chịu về nhà thâm gia đình? Còn người này là ai?
Vân đáp:
- Đây là anh Nghiêm, giám đốc công ty của con.
Ông Nhân xầm mặt nói:
- Giám đốc và nhân viên sao lại thân mật như vậy?
Vân bất giác rụt tay ra khỏi tay Nghiêm, cô cúi mặt bối rối, trong khi ông Nhân vẫn nghiêm khắc nói:
- Ba muốn nói chuyện với con, mai con về nhà gặp ba.
- ...
- Con có nghe không?
- Con sợ là con không về được, con còn công việc.
- Hừ! Con không muốn về chứ không có công việc nào cả.
- Nếu ba biết rồi thì đừng ép con.
- Chẳng lẻ ba không có quyền đó, chẳng lẽ con muốn trở thành một kẻ vô gia cư, để tự do làm theo ý mình? Làm những điều khiến cho cha mẹ phải hổ thẹn, mất mặt?
Vân cắn môi nhìn cha:
- Con chẳng làm điều gì khiến cho ba mất mặt cả, con không muốn về nhà, đối mặt với người mà con không kính trọng, nếu như ba đã chọn rồi thì cứ mặc kệ con.
- Im ngay!
- Nơi đây là nơi công cộng, ba mắng con chỉ để cho người ta dòm ngó thôi. Con không về đâu, ba đừng lo cho con.
- An Vân!
Thế nhưng VÂn đã nắm lấy tay Nghiêm lôi đi chứ không chờ cho ông Nhân nói thêm lời nào nữa cả.
Chiếc xe lăn bánh trên con đường về đêm, Vân vẫn ấm ức im lặng sau khi gặp cha.
Đi được nửa đoạn đường, Nghiêm mới nhẹ nhàng lên tiếng:
- Em không sao chứ?
Vân cắn môi nhìn ra ngoài cửa xe không đáp.
- Nếu như... Nghiêm dè dặt nói - Nếu như ba muốn em về thăm nhà thì em hãy về đi.
Vân tức tối đáp:
- Em không về!
- Đừng cứng đầu! Dù sao cũng là ba em, nhường nhịn một bước đi.
Vân lắc đầu:
- Em không về, anh không hiểu đâu, cứ mỗi lần đối mặt với bà ấy là em lại thấy mẹ em. Em hận bà ấy, chỉ vì bà ấy mà mẹ em mới chết.
- ...
Vân dịu giọng và bắt đầu kể lại câu chuyện của đời mình.
- Năm đó em chỉ hơn mười tuổi, tuy thế em cũng đủ trí khôn để nhận biết và hãnh diện về gia đình mình. Ba em là một người cha mẫu mực, chu đáo yêu thương mẹ và em, còn mẹ là một người mẹ rất hiền dịu, cưng chiều em và cũng rất yêu thương, chăm sóc cho ba, gia đình em thật hạnh phúc.
Cho đến một hôm, em nhớ lần đó em vừa đi học về tới nhà, em không thấy mẹ ra đón em ở ngoài cửa như thường lệ, em mới chạy đi tìm mẹ.
Giọng của Vân chùng xuống như một nốt nhạc buồn.
- Anh có biết em đã nghe và thấy điều gì không?
- Em thấy mẹ và bà ấy đang ở trong phòng riêng của mẹ, và mẹ đã khóc. Tiếng khóc của mẹ rất não lòng, em không nghe được nhiều, chỉ nghe được mẹ nói với bà ấy những lời thật khó hiểu, cho mãi đến khi khôn lớn em mới hiểu ra khi ba em lấy bà ấy làm vợ.
Có một lần bá ấy đã khóc với ba em...
"Anh Nhân, em thật có lỗi với chị Huệ. Nếu như không tại em thì chị Huệ đã không chết sớm như vậy.
Ông Nhân khẽ ôm bà Cúc vào lòng vỗ về:
- Số mạng thôi, không phải tại em.
- Là do em, vì em mà chị ấy mới chết sớm, em thật là đáng chết!
- Đừng vậy mà Cúc, em đừng tự dằn vặt mình. Huệ không trách em đâu".
Lúc nghe được câu chuyện của họ, em mới nhớ cái lần em nghe mẹ khóc với bà ấy. Mẹ đã nói:
"Cúc à, không phải lỗi do em, chỉ tại vì số chị bạc phước nên mới thế thôi. Chị chỉ xin em thay chị lo cho con Vân và... anh ấy.
- Em có lỗi với chị.
Bà Cúc khóc nấc lên và nói:
- Nếu như không phải vì em thì chị không ra nông nỗi này.
- Không phải lỗi tại em. Từ đây về sau, tất cả những gì của chị sẽ thuộc về em.
- Không, em không hề muốn thế. Chị Hai! Chị đừng nói nữa, em thật đáng chết".
Vân nghẹn ngào ngừng lời. Cô buồn bã nhìn ra ngoài một lúc mới chậm rãi kể tiếp:
- Từ hôm đó mẹ em nằm liệt giường, chỉ ít hôm sau thì mẹ qua đời. Em rất đau khổ, em bám víu vào bà ta vì lúc đó chỉ có mỗi bà ta là người gần gũi thân thiết với em.
- Rồi sao nữa?
- Một năm sau, bà ấy chính thức trở thành vợ của ba em, em vẫn vô tư chấp nhận bà ấy, cho đến bốn năm sau, em xâu những sự kiện lại với nhau, dần dần em hiểu ra tất cả vấn đề. Em nhận ra dã tâm của bà ấy. Chính bà ấy là nguyên nhân khiến cho mẹ em qua đời. Sự ân hận dày vò đã khiến cho bà ấy cứ luôn khóc lóc than vãn cùng ba em, từ những lần đó em mới thấu hiểu đầu đuôi câu chuyện.
- Em cho là ba em đã vì bà ấy mà phản bội mẹ em, và mẹ em vì thế mà đau lòng và chết?
- Phải.
- Thế bà ấy có giải thích hoặc biện minh cho mình không?
- Có một lần em không kiềm chế được, em mắng bà ấy là nguyên nhân gây ra cái chết cho mẹ em, bà ấy chỉ khóc rồi tự nhận là tại mình.
Nghiêm thở dài cảm thông cho nỗi đau của người mình yêu.
- Lúc đó em rất hận bà ấy, em nhiếc mắng bà ấy không tiếc lời.
"Dì là một kẻ tồi, dì lấy oán trả ơn, mẹ tôi đã yêu thương dì dường ấy, đã cưu mang lo lắng cho dì, thế mà dì lại làm ra những điều tệ hại khiến cho mẹ tôi phải đau lòng ra đi. Bao nhiêu năm qua, dì nuôi nấng tôi chỉ để bù đắp, chuộc lại tội lỗi của mình mà thôi, nhưng dì đừng hòng, dì càng ra vẻ yêu thương tôi thì tôi lại càng hận dì".
Vân thở dài rồi tiếp:
- Tại sao bà ấy lại có thể cư xử, có thể làm ra những điều xấu xa tội lỗi đó? Cả ba em cũng thế, em cũng không thể không hận ba, dường như ba đã quên hẳn mẹ, ba chỉ biết có bà ấy thôi, ba đã làm mất đi niềm kiêu hãnh trong em, từ đó em không còn dám nhắc đến gia đình mình trước mặt ai và cũng không muốn ai nói đến gia đình em trước mặt em.
- ...
- Em rất đau khổ, rất tủi thẹn, rất oán hận.
Nghiêm nắm lấy tay nàng và siết nhẹ như muốn nói với nàng là anh đang chia sẻ cùng nàng.
Vân nói tiếp với giọng đầy nước mắt:
- Từ đó em thấy mình thật lẻ loi và bơ vơ đến đáng thương, ba không còn là ba ngày nào, điều gì em nói ra ba đều cho là xằng bậy, sai trái, em như một cái gai trước mắt mà ba muốn tống khứ đi vì hạnh phúc của ba và bà ấy.
- ...
Trong mắt ba, em là một đứa ngỗ nghịch vô ơn, vì bà ấy rất giỏi giả tạo, rất giỏi làm ra vẻ chân tình yêu thương em, rất giỏi đóng kịch. Em không còn đủ sức, ghê tởm bà ấy nên đã bỏ đi.
Vân nói đến đó thì nhếch môi cười khổ:
- Có lẽ giờ đây bà ấy rất vui mừng, bà ấy đã đạt được mong muốn của mình, bà ấy đã độc chiếm được ba, độc chiếm được cái gia sản kếch sù ấy của ba. Bà ấy đã loại bỏ được em ra khỏi cuộc đời mình, bà ấy đã thắng cuộc.
- Đừng buồn nữa, từ đây em đã có anh, anh không để cho em bị thiệt thòi đâu.
Vân cảm kích nhìn Nghiêm rồi nói:
- Em tin anh.
- Vậy thì quên câu chuyện không vui đó đi được không?
Vân mỉm cười rồi gật đầu. Cô biết từ đây cho đến cuối cuộc đời mình, cô sẽ luôn nghe theo lời NGhiêm vì chỉ nơi ông cô mới tìm được sự tin cậy, an bình.
HẾT TẬP MỘT
Có ai muốn type truyện này giùm mình kg? mình type chậm lặm Nếu được thì liên lạc với mình nha. Thanks