Trang 1/3 123 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 8 trên 21

Ðề tài: Như tiếng chuông ngân - Phương Oanh

  1. #1
    Đang học vỡ lòng
    Tham gia ngày
    Apr 2006
    Bài gởi
    118

    Default Như tiếng chuông ngân - Phương Oanh

    Lời tựa

    "Ai trong đời cũng khóc , nhưng cô gái Vũ Phúc lại nén lòng và không khóc trước những nghịch cảnh đắng cay của cuộc đời , cô khóc khi tìm được hạnh fúc và người làm cô khóc còn sung xướng hơn cô nhiều , bởi đó là tình yêu ."


    Như tiếng chuông Ngân _ Phương Oanh

    Như thương lệ mỗi khi bước vào đây Vũ Phu'c đều hướng mắt về phía cuối phòng, nơi có dãy cửa sổ treo rèm màu cỏ úa, bên dưới đặt chếic ghế bành thật to, và bà Thanh đang ngồi đấy. Bao giờ cũng thế. Trong trí nhớ của Phúc ko hề có hình ảnh nào khác ngoài những gì cô đang trông thấy. Và giống như me, Vũ Phúc đến ngồi vào chổ của mình. Bà ko ngẩng lên kể từ lúc cô bước vào. Người vẫn thoăn thoắt làm việc. Phúc có cảm giác mẹ cô có thể đan chính xác đến từng mùi một mà ko cần chăm chú đến vậy. Bà đã làm công việc này hàng trăm, kông, phải đến hàng ngàn lần mới đúng. Nhưng lạ một điều bà chỉ đan khăn choàng cổ và lớn bé gì chỉ một kiểu duy nhất. Bà ko bao giờ giải thích và cũng ko hướng dẩn cô làm công việc tỉ mỉ này. Phúc rất biết ơn mẹ về điều đó.

    Chiếc đồng hồ quả lắc trên tường buông ra từng tiến chuông chậm rì, uể oải. Nó già quá rồi. Dường như nó đã đứng trên đấy cả trăm năm. Mẹ hơi cựa mình, Vũ Phúc hy vọng bà sẽ nói điều gì đó nhưng ba chỉ dựa sâu hơn vào ghế rồi cắm cúi làm tiếp công việc của mình. Trước kia cô nghĩ đây là thú tiêu khiển của mẹ nhưng bây giờ Phúc nghi ngờ nhận xét của mình, chẳng lẽ tiêu khiển mà phải chăm chỉ và hối hả đến vậy.

    Bà Thanh rất ít lời, cô chưa nghe bà bông đùa bao giờ. Và khi phải nói, lúc nào bà cũng chọn cách diễn đạt ngắn, gọn, chính xác. Bởi thế im lặng đối với Vũ Phúc ko phải là thứ đáng sợ. Thay vào đó cô học được cách quan sát. Phúc thích thú quan sát tất cả những gì lọt vào mắt rồi gắn cho nó những suy nghĩ, những tình cảm mà cô tưởng tượng ra.

    Lối sống khép kín của Bà Thanh làm cho gia đình của bà đủ làm nản lòng những người kiên nhẩn nhất. Phúc hiểu họ chị ngại tiếp xúc chứ ko ghét bỏ vì đối với những người chung quanh mẹ cô chưa hề từ chối lời đề nghị giúp đỡ nào, nhưng thái độ lạnh nhạt của bà làm cho họ rất ngại ngần khi nghĩ đến việc phải trở lại đây lần nữa.

    Kể từ khi có trí khôn và biết nhận xét, Phúc ko nhớ mình được bồng bế hay âu yếm lần nào cả. Cô nhìn những đứa bạn đồng trang lứa và xoa dịu nỗi them khát của mình ba9ng cách cho rằng việc chúng được cha mẹ vuốt ve, nựng nịu thật ko bình thường, thật đáng xấu hổ. Và như thế Vũ Phúc vô tình học được cách chấp nhận mọi việc theo đúng tinh thần của nhân vật chính "A.Q chính truyện" của Lổ Tấn.

    Phúc ko bao giờ so sánh mẹ cô với bất ky một người nào khác. Bà yêu cô theo cách của mình. Ba cho cô cuộc sống đầy đủ trong sự thiếu thốn ? hay là có một chút thiếu thốn trong cuộc sống đầy đủ ? Cho đên bây giờ Vũ Phúc vẫn chưa tìm ra được cho mình câu trả lời chính xác. Từ trong tìm thức, cô mơ hồ nhận biết mình thiếu một cái gì đó để có được một cuộc sống tạm gọi là cân bằng chứ chưa nói đến sự hoàn chỉnh, nhưng đó là chuyện sau này Còn bây giờ cô thấy hài lòng về những gì minh đang có.

    Bà Thanh ho một tràng dài. Bà ngừng l.ai để thở. Mấy hôm nay trời đột ngột trở lạnh, bà choàng thêm chiếc khăn choàng màu sậm nên gương mặt bà trông xanh xao hơn. Vũ Phúc đứng dậy khép bớt cửa, rót cho bà tách trà nóng rồi rụt rè đề nghị:

    - Hay hôm nay mẹ đừng đan nữa ?

    - Con cứ làm công việc của mình đi, mẹ sắp xong rồi.

    Phúc cố nài nỉ thêm:

    - Chậm một chút cũng được mà mẹ, mình có thiếu thứ này đâu.

    Bà nhìn cô, mắt ánh lên tia ko hài lòng:

    - Trong cuộc sống, bất kể làm chuyện gì con đều phải vạch cho mình mục tiêu, kế hoạch và cố gắng hoàn thành nó. Đó là một trong những cách giúp con rèn luyện tư duy. Mẹ ko quan tâm đến khái niệm lớn hay nhỏ trong công việc mà quan trọng nhất chính là thái độ làm việc. Mẹ nói thế con có hiểu ko ?

    - Dạ con hiểu ạ. Con xin lỗi mẹ

    Bao giờ cũng thế, câu chuyện giữa hai mẹ con ko vượt ra khỏi những lời giáo huấn, bởi thế trước khi nói với mẹ, điều gi Phúc đều phải suy nghĩ rất lâu. Cô rất ghét cảm giác trở thanh ngớ ngẩn trước mẹ mình. Bà bao giờ cũng nhanh chóng phát hiện ra điều này và biến những điều hết sức ngu ngơ, vớ vẩn, thậm chí buồn cười mà Phúc rất xấu hổ khi phải nhớ lại. Mẹ buộc cô lúc nào cũng vươn cao để nhanh chóng ngang tầm với bà. Điều này làm cho cuộc sống luôn có áp lực nhật định đối với Phúc và cũng mang đến cho cô ko ít những điều thú vị. ĐÔi khi Phuýc có cảm giác thân thể mảnh mai, yếu đuối hay ốm vặt cúa mình ko chứa nỗi những "tư tưởng lớn" đã đi trước nó rất xa.

    Kể từ khi còn bé, Phúc đã học được cách điều tiết cảm xúc. Ko giận dỗi khi bị trêu ghẹo hay khiển trách, ko mừng rỡ khi được khen ngợ, và cô thích thú nhìn vẻ ngạc nhiên của mọi người. Sự ngạc nhiên đánh giá mức độ thành công khi cô trình diễn gương mặt mà mình cho rằng mang đầy nét bí ẩn rất giống mẹ Lớn hơn một chút Vũ Phúc biết phớt tỉnh trước những lời bình luận:con bé xinh xăn nhưng trông già trước tuổi" hay "ai lại dạy con lối sống trầm mặc như nữ tu thế koa". Họ ko biết ba Thanh chă"ng bao giờ dạy những điều mà cô thể hiện nhưng thái độc ủa bà như ngầm cho rằng việc Phúc ko giống những đứa trẻ đồng trang lứa khác là chuyện bình thương.

    - Thứ năm mày nhà mình có khách, con đi học nhớ tranh thủ về sớm nhé.

    Vũ Phúc nhíu mày ra vẻ suy nghĩ trong khi cô có thể trả lời ngay mà ko cần phải giả vờ như thế :

    - Hôm ấy con có giờ thực hành vào tiết cuối nên ko về sớm được đâu ạ.

    Mẹ gật đầu:

    - Mẹ dặn hờ thế thôi, con tranh thủ được thì tốt, nếu ko cũng chắng sao.

    Những lần thế này Phúc đều xem như mình thu được "thắng lợi nho nhỏ" vì chắng dễ gì được bà nhượng bộ. Me, cô rất độc đoán nhưng thường buộc được người khác vì tính hợp lý trong cách lập luận của bà nên ko gây cho họ cảm giác bị áp đặt, mặc dù thực tế là như va6.y. Có một điều đặc biệt, trong việc học của Phúc, bà luôn dành cho mọi sự thuận lợi, có nghĩa là cô được độc lập và bà luôn tôn trọng mọi quyết định của cô. Ko dám lạm dụng nhưng Phúc thích được thế này luôn.

    Khách đến nhà. Điều này ko lạ, nhưng lạ ở chỗ là ba Thanhm uốn Phúc có mặt. Từ trước đến nay bà ko cho cô tham gia vào những việc tương tự. Nhà Phúc cũng chẳng mấy khi có khách đến chơi, thường thì họ đến vì công việc. Các cuộc trao đổi diển ra ngắn gọn rồi mau chóng đi đến kết thúc, nhanh đến nỗi sự hiện diện của họ ko kịp gây cho cô mối bận tâm nào. Nhưng lần này thì khách. Phúc cảm nhận như vậy nhưng giống như mẹ cô, trong những trường hợp thế này câu hoải tại sao ko bao giờ được đặt ra.

    - Sáng mai con nhắc nah Út sửa lại các tấm kinh bị long trong phòng khách. Gió lùa thế này ko khép chúng vỡ hết.

    - Dạ

    Anh Út là tên bà Thanh gọi người giúp việc duy nhất trong gia đình. Vũ Phúc gọi anh là anh Đẹn như mọi người ở đây vẫn gọi thế. Anh bảo sở dỉ mình có tên như vậy là do lúc nhỏ bị sài đẹn và đau ốm quặt quẹo luôn. Thật khó tưởng tượng ra điều đó với một người thanh niên khoẻ mạnh, lực lưỡng, quanh năm chỉ đánh độc cái quần sọt ngắn như bây giờ. Anh làm cho gia đình cô lâu lắm rồi. Mẹ của Phúc cất hẳng một gian phục phía sau vườn cho anh ở. Nghe nói nha anh rất nghèo, chẳng có nổi một cục đất chọi chim. Anh đi làm thuê từ nhỏ, lưu lạc hết nhà này sang nhà khác cho đến khi bà Thanh bảo anh về ở hẳn đây. Anh Đẹn rất giỏi lại siêng năng. Anh làm quần quật cả ngày ko biết mệt. Rẫy cà phê và mấy mẩu vườn trồng bắp, tiêu, v.v...của gia đình Phúc một mình anh trông coi. Mẹ cô chỉ mướn thêm nhân công vào các mua thu hoạch hoặc thuê họ đến làm cỏ, làm nọc theo định kỳ.

    Anh lấy vợ. Một cô vợ người dân tộc ở tuốt trong buôn, cách nhà Phúc hơn muời cây sô. Chị ấy mỗi tuần ra thăm anh một lần để lấy gạo, mắm, muối chứ ko ở hẳn lại đây. Vợ anh, chị B'Loy, vóc người nhỏ nhắn và đặc biệt với kiểu nói ko dấu giọng chị nghe thánh thót như chim. Họ có với nhau đến ba đứa con. Đầu lòng là con gái, kế đến là hai thằng nhóc sinh đôi. Vũ Phúc đặt tên đứa lớn là Mỵ, còn hai thằng kia là cu Tủn cu Tỉn. CHúng dễ thương và mũm mỉm như những chú lợn con nhưng nghịch thì y như đám gặc. Mỗi lần chúng ra chơi thì dãy nhà phụ náo loạn hẳn lên. Có lần nhìn qua cửa sổ cô thấy ba đứa rón rén ra vườn vặt một quả dưa gang béo mú[ mí[ rồi lặc lè khiêng vô bếp. Chúng bỏ quả dưa còn cứng vỏ vào lu nước, chỉ độ nửa giờ sau quả dưa chín mềm, vỏ nứt toách để lộ phần ruột xốp xanh, mát lạnh. Chỉ cần một dĩa đường nhỏ và ba cái muỗng, chúng ngồi chén tì tì hết c? trái. Phúc vốn chẳng ưa cái thứ bột bột này nhưng ăn như thế cũng thấy hay hay.

    Vợ anh Đẹm rất sợ bà Thanh. Chị luôn bối rối mỗi khi nói chuyện với bà làm mấy đứa trẻ cũng lấm lét theo. Mặc dù Phúc đã có gắng giãi thích rằng mẹ cô tuy khó tình nhưng ko khắt khe với trẻ con đến thế nhưng cũng hiếm khi chị dắt chúng ra chơi.

    Đồng hồ điểm chuông thêm một lần nữa. Bên ngoài trời tối đen, chỉ có tiếng gió rít và tiếng rơi của mấy nhánh cây khô trong vườn. Bà Thanh đổi tư thế ngồi. Phúc biết mẹ sắp sửa đưng lên. Bà quấn lại cuộn len đan dở rồi đặt tất cả lêbn bàn. Màu vang rực của chiếc khăn choàng làm cô chú ý. Bà chưa từng đan chiếc nào tươi đến thế. Ko để ý đến cái nhìn của Phúc, mẹ cô cầm tách trà nguội ngắt đưa lên môi :

    - Để con rót cho mẹ ly khác. Loại trà này hôm trước anh Đẹn mang về một ít, của mấy người trong buôn đấy mẹ. Anh Đẹn bảo nó được trồng trên rẫy cao, họ ướp và xử lý hoàn toàn thủ công nhưng con thấy mùi vị của nó ngon và l.a lắm.

    Mẹ uống hết ly trà. Uống thật nhanh ko có vẻ gì là thưởng thức cả. Trao chiếc tách ko cho cô, bà ngắn gọn:

    - Con có dùng loại này thì pha nhạt thôi.

    Bà Thanh đứng lên. Người đã thấp hơn Phúc. Sở dĩ cô phát hiện ra điều này là vì bây giờ muốn nhìn thẳng vào mẹ, cô phảI hạ tầm mắt xuống chút xíu. Nói thì như thế chứ thực tế ít khi Phúc dám làm việc này một cách công khai trực diện. Cô rất ngại ánh mắt của mẹ, nó có vẻ gì đó trấn áp, ko khoan nhượng và hơi khắc nghiệt. Cảm giác e ngại này khó phân tích và đôi khi làm cô bực bội với chính mình.

    - Con học mau lên rồi về phòng đi, đã khuya lắm rồi đấy.

    - Đêm nay trời rất lạnh, mẹ nhớ mang thêm vớ nghen mẹ.

    Đã ra đến cửa, bà Thanh ngoái lại nhìn đứa con duy nhất của mình. Trong tích tắc mắt bà ánh lên tia dịu dàng nhưng chỉ thoáng qua, rất nhanh. Nó nhanh đến nỗi Vũ Phúc nghĩ rằng đó là sản phẩm trí tưởng tượng của cô.

    - Trước khi đi nhủ con lấy báo lèn tạm tấm cửa kinh trên ấy nhé. Mai ghé đàng chợ gọi thêm chú Sáu Thiện đến sửa giúp, một mình anh Út làm ko xong trong vòng một ngày đâu.

    - Mẹ có cần mua gì ko ạ ?

    - Ko. Con vào học tiếp đi.

    ĐÓ là toàn bộ những gì ma mẹ con cô nói với nhau trong này hôm nay. Khi tiếp xúc với bà Thanh, dù ko đặt ra một yêu cầu nào nhưng thái độ của bà buộc ai cũng chọn cho mình lối nói ngắn gọn để phù hợp với người đối thoại. ĐÔi khi Phúc nghĩ nếu ai cũng ít lời như mẹ cô thì ba Tám bán tạp hoá ở xon trên, được mệnh danh là "thông tấn xã" hay phát ngôn viên của đà i"xi-en-en" (CNN) chẳng có cơ hội phát huy sở trường.

    Bà Thanh đang băng qua dãy hành lang hẹp để đi vềphòng. Dáng bà nhỏ nhắn, đầu luôn ngẩng cao, lưng rất thẳng. Vũ Phúc nhớ mình có đọc đâu đó một câu nói "Sự quyến rũ của bạn chính là sự bí mật trong tinh cách của bạn. ĐIều này làm cho bạn luôn nới mẻ vì người khách buộc phải kh'am phá bạn mỗi ngày" Nếu tiêu chuẩn về sự quyến rũ chỉ có thế thì với Phúc, me, cô là người phụ nữ quyến rũ nhất thế giới.

    ~*~

  2. #2
    Đang học vỡ lòng
    Tham gia ngày
    Apr 2006
    Bài gởi
    118

    Default

    tiếp nè , đảm bảo sâu lắng , hay và rất lãng mạn nhưng ko kém phần cứng rắn

    Trước khi quay xe anh Đẹn quay lại hỏi Vũ Phúc lần nữa:

    - Hôm nay cô học năm tiết phải ko ? CÓ thể tôi sẽ đón muộn một chút. Tôi nói trước để cô đừng sốt ruột.

    Phúc gật:

    - Anh nhớ ghé chợ đón chú Sá nghen.

    Chợ mà cô vừ nói là một khoảng đất trống nhỏ xíu, nói theo kiểu anh Đẹn là "đầu thừa đuôi thẹo, chó nằm ló đuôi", giáp ranh giữa hai làng. Chợ nhóm rất sớm đến khi trời sáng hẳn thì tan. Ở đây người ta bán những thu họach được từ vườn chúng vụng vặt đến tội nghiệp, nếu mang ra thị trấn cũng chẳng bỏ công. Đôi khi ko bán được hàng, họ dùng nó để trao đổi vơi nhau. tan chợ ai nấy hể hả quay về, cũng ganh gông như lúc đi, chỉ khác là ngang theo một món hàng mơi, có khi là ucả người hàng xóm ngay cạnh nhà mình. Chợ làm cho con đường làng nhếch nhác, mỗi khi đi ngang qua đấy nó đều hợi Phúc nhớ đến câu "đìu hiu như buổi chợ chiều". Khổ nổi cái chợ này quanh năm suốt tháng cứ trưng bộ mặt "chiều" như thế, nhưng nó lại là thứ bám chặt nhất, lâu nhất trong cô.

    Lúc còn bé mỗi khi được bà Thanh hứa cho ra đấy, Phúc náo nức cả ngày hôm trước. Sáng dậy thật sớm theo chân nhưng người mang hàng ra chợ. Họ vừa gánh kẽo kẹt vừa trò chuyện râm rang suốt con đường đỏ quành quạch. Như dải ruy băng, chúng uốn mình qua những khu vườn xanh um bạt ngàn chẳng trông thấy đường ranh. Những lần hiếm hoi được đi cùng mẹ như thế, Phúc để ý hầu như bà chẳng mua thứ gì, chỉ dắt cô ghé lòng vòng vào các hàng ăn quanh chợ. Dưới con mắt trẻ thơ, chợ đối với Phúc là nơi đông vui nhất, nhộn nhịp nhất. Ở đây cô được phép ăn tất cả những thứ mình thích đến no căng. Lớn lên, hàng ngày vẫn ngang qua chợ nhưng chẳng mấy khi Phúc ghé vào, dù biết đi hết một vong thì chân vẫn chưa kịp mỏi.

    Vũ Phúc lững thững băng qua đường để bước vào ngôi chợ sầmuất nhất thị trấn này. Nơi đâu bán đủ các mặt hàng, đặc biệt là đặc sản địa phương dành cho khách du lịch. Len lỏi giữa các quầy hang bày tràn cả trên lối đi, Phúc chọn cho mình một chỗ ngồi thích hợp. Chị chủ quán đon đả cười qua làn khói mờ mịt rồi múc cho cô tô bánh canh nhiều ớt, nhiều thịt như thường lệ. Ko khí ở đây ấm hơn bên ngoài. Chung quanh Phúc mọi người đều húp sì soạp. Cô mua thêm một gói xôi để ăn vào giờ ra chơi. Ko hiểu sao Phúc vẫn thấy mình gầy nhom, trong khi xét khoản ăn vặt về "lượng" thì cô ko bằng mấy đứa bạn trong lớp nhưng "chất" thì hơn rất nhiều.

    Phúc biết nếu ở cô có những điễm nào làm mẹ hài lòng thì chắc chắn trong đó phải có khoản ăn uống. Bà Thanh luôn khuyến khích Phúc ăn thật nhiều vì từ bé cô cứ đau ốm luôn. Lúc nào Phúc cũng sẵn sàng cho những cái gọi là ăn "trả bữa" của mẹ.

    Đi ngang qua gian bán hàng lưu niệm, nhìn thấy xâu chuỗi deo tay hiều màu sặc sỡ rất vui măt, Phúc ghé vào mua cho con bé Mỵ. Chọn thêm hai chiếc xe cứu hoả cho cu Tủn, cu Tỉn, cô trả tiền rồi vào trường theo lối ngỏ sau. Bên kia đường vừa nhác thấy bóng cô, Nguyên vẫy tay gọi rối rít. Vũ N}Phúc chỉ chỉ vào chiếc đồng hồ ở cổ tay tay ra hiệu đã trể giời, rồi mặc Nguyên đứng đó với chiếc giỏ đầy ắp thức ăn cô đi thẳng vào trong.

    Lớp đã đông đủ. Sự xuất hiện của Phúc cũng chẳng gợi lên sư chú ý nào. Gần đến ngày thi tốt nghiệp, với sầm sập nhưng lo toan nên ko khí ở đây khác hẳn. Cá c môn phụ đã giải quyết xong, chỉ còn tâp trung ôn các môn phải thi, lại chặng đủ thầy cô để trám đầy các tiết trống nên học sinh tự học là chính.

    Vũ Phúc nhìn quanh, học trò vùng cao đi học kể cũng lạ. Nghe nói ở Đà Lạt áo khoac bên ngoài cũng được quy định màu sắc như bộ đồng phục đến trường, nhưng khi nhìn vào đấy người ta vẫn bị màu sắc làm cho rối mắt : xanh đỏ, tím, vàng, áo len, áo gió đủ cả. Riêng cô thì vô địch về khoản khăn choàng.

    Quyển vở mở ra trước mặt chỉ tạo cho Phúc vẻ bề ngoài ko khác những người chung quanh, và trong chừng mục nào đấy cô có cảm giác an tâm răng mình ko lãng phí thời gian, chứ thật ra đầu óc Phúc lúc này đang lan man nghĩ đến chuyện khác Cô nghĩ về Nguyên.
    Nếu phải xếp loại, Vũ Phúc chẳng biết xếp Nguyên vào đâu. Ko thân, ko sơ, ko phải bạn cũng chẳng phải là người mình co thể phớt lờ khi gặp mặt. Suốt mấy hôm nay Nguyên đến tìm cô đều lẩn tránh. Chỉ đơn giản, Phúc ko thích nhiều ánh mắt dán vào và cho rằng cô cũng là một trong số những vệ tinh bao quanh nhân vật này. Nguyên nổi tiếng nhất trường theo tiêu chuẩn mà đám con gái khao nhau "đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi". Lúc Phúc chân ướt chân rao vào lớp mười, Nguyên trên cô một lớp và học trái buổi. Dù vậy Nguyên cũng lân la đến trò chuyện với Phúc mấy lân. Chắc là để xem mặt một "tiểu thư miệt vườn: vừa đậu vào trường với số điểm tuyệt đối, hay là để làm giàu thêm bộ sưu tập gì đó của mình, theo cách nói của mấy đứa con gái lớp cô.

    Vũ Phúc biết rõ cô ko phải là kẻ chỉ một hai câu nói khích của người khác là có thể điều khiển được. Cũng ko phải là con cáo them thuồng nhìn những chùm nho trên cao để rồi chắc lưỡi bảo rằng "nho còn xanh lắm". Sự thật là cô ko hề thích Nguyên. Ko thích là ko thích. Ko có ly do gì hết. Như có người thích sầu riêng, có người dù biết rõ sầu riêng rất ngọt, rất thơm nhưng vẫn ko thích nó, như Phúc vậy.

    Gia đình Nguyên giàu nhất nhì cái thị xã này. Nghe nói lúc trước ba Nguyên đi làm ăn buôn bán gì đó ở thành phố, lâu lâu mới ghé thăm nhà một lần. Sau này ông về hă>n đây và mở tiệm kinh doanh vàng bạc, đá quý. Tiêm, vàng nha Nguyên to lớn, bề thế nhất thị xã. Học sinh trong trường ko ai là lo biết a Nguyên. ĐÓ là người đan ông có cái bụng ta và gương mặt đỏ nhễ ngải của một người say, mặc dù ông ko uống rượu. Ông giữ chức hội trưởng hộ phụ huynh học sinh nhiều năm liền, ngay cả khi Nguyên đã tốt nghiệp như bây giờ. Điều này ko lạ bởi vì ông là mạnh thường quân, người luôn móc hầu bao một cách hào phóng nhất cho các hoạt động của trường. Trong các buỗi lễ khai giảng hoặc tổng kết năm học, mặc dù nội dung thường ko ngoài những lời kêu gọi đóng góp nhưng ông có cách biến bài phát biểu của mình thành "tiết mục" đặc sắc nhất, thu hút nhất nhờ lối nói khôi hài và duyên dáng rất riêng.

    Mẹ Nguyên là người phụ nữ gầy yếu, mệt mỏi. Bà thường ngồi sau các tủ kinh ở tiêm, kim hoàn. Ánh đèn rực rỡ nơi đây làm dãy kim loại quý sáng lấp lánh nhưng ko làm thay đổi được nước da xanh lướt của một người mắc bệnh tim lâu ngày như bà. Mẹ Nguyên có gương mặt rất buồn, rất đẹp. Người ta kháo nhau Nguyên ko phải là con ruột của bà, nhưng điều đồn đại tai quáy ây ko làm ảnh hưởng đến gia đình mà Phúc cho rằng rất hạnh phúc này. Có lẽ họ ganh tỵ vơi cái may mắn mà mẹ Nguyên được hưởng khi nhìn thấy hai người đàn ông to lớn, mạnh mẽ ấy cung cúc phục vụ bà. Chuyện Nguyên hàng ngày xách giỏ ra chợ mua thức ăn hoặc ba Nguyên làm các công việc của một người nội trợ ko còn là điều lạ mắt, tuy nhiên mức độ khác thường của nó ko vì vậy mà mất đi trong nếp sinh hoạt và suy nghĩ của người dân ở đây.

    Phúc tự hỏi Nguyên có biết khi làm các công việc "đời thường" ấy anh đã được các cô gái ghi thêm một điểm son vào danh sách dài dằng dặc những ưu điểm của mình ko nhỉ? Ở cái thị xã nhỏ như cái mắt muỗi này việc Nguyên thi đâu vào trường Đại Học Y hồi năm ngóai là một sự kiện lớn làm râm ran dư luận suốt nhiều tháng liền. Tú Anh, người bị đồn là "bồ" của Nguyên, vì cả hai thường đi chung với nhau, cũngthuộc tay sừng sỏ, đậu một lúc ba trường đại học. Phúc ko lạ nhân vật này vì Tú Anh thuộc trường phái thích "chơi nổI". Chị ấy chuyển đe6'n học ở đây từ năm lớp mười một. Ngày đâu tiên Tú Anh xuất hiện ở sân trường, ai nấy đều trố mắt vì lối đi đứng rất lạ của chị. ĐÔi chân bước tréo qua tréo lại y như b. ai đó dùng dâ nylon buộc chặt hai đầu gối với nhau va6.y. Nhìn từ phía sau, "vòng ba" cứ xoay tít làm rối mắt lũ học trò tỉnh lẻ. Đám con gái trai vô duyên lớo cô bật cười hô hố "Em một bên và...mông một bên" Tú Anh và Nguyên rất khắng khít, cả hai cùng lên thành phố một lượt nhưng lạ một điều, măm học đầu tiên chưa kết thúc Nguyên đã quay về.

    Chuông hết tiết reo một hồi ngắn. Phúc cất quyển vở trước mặt, sau đó lôi ra một quyển khác cũng đặt đúng vào chỗ đấy. Lớp ồn lên một lúc rồi thôi. Chán thật ko có giáo viên Phúc thấy mình lười làm sao ấy. Cô nghĩ chắc mình thuộc tuýt người cần phải có sự chăn dắt?

    Cuối cùng buổi học cũng kết thúc. Vũ Phúc thong thả thu xếp tập vở. CÔ ngồi nán lại một chút vì biết anh Đẹn sẽ đón trễ hơn mọi hôm. Vừa bước ra khỏi cổng trường giờ đã thưa thớt người, Phúc nghe có tiếng gọi. Ko cần quay lại cũng biết ngay đó là Nguyên. Gương mặt rạng rỡ của anh khiến cô thắc mắc, chẳng lẻ gặp được mình mà Nguyên vui đến vậy?

    - Mấy hôm nay Nguyên tìm Phúc mãi.

    - Có việc gì à?

    Nguyên rút một tấm thiệp nhỏ trong túi áo chìa cho cô. Phúc cầm lấy ko cần ngó qua đã nhét ngay vào cặp. Thái độ này của Phúc làm Nguyên ko an tâm nên anh vội giải thích thêm:

    - MỜi Phúc tối thứ năm này đến nhà Nguyên dự tiệc.

    - Thứ năm hở? Ừm...hôm ấy tôi bận rồi, chắc ko đến được đâu. Xin lỗi Nguyên nhé.

    Mặt Nguyên buồn xo:

    - Lần trước tiệc mưng Nguyên đâu đại học, Nguyên mời Phúc cũng chẳng đến.

    - Tôi ko cố ý làm Nguyên buồn đâu, chỉ tại tôi ko thu xếp được đấy thôi. Nhưng ko sao, mở tiệc có nghĩa là chuyện vui. Cho phép tôi chúc mừng ngay bây giờ vậy, được ko?

    - Ba Nguyên muốn Nguyên đi du học. Hồ sơ đã hoàn tất. Đầu tháng sau Nguyên đi rồi.

    - Đây là chuyện đáng mừng, so Nguyên nói về nó bằng vẻ ủ rủ vậy?

    Nguyên cười nhẹ:

    - Phúc cũng nhìn thấy nữa à? Vậy thì Phúc đâu đến nỗi vô tình như người ta nói.

    Lạ nhỉ? Phúc cũng ko hiểu Nguyên đang nói đến người ta nào nhưng thái độ của Nguyên làm cô thấy tội. Ngần ngừ một lát, Phúc quyết định:

    - Hôm ấy nhà tôi có khách, tôi chỉ có thể tranh thủ được một chút nhưng chắc là hơi muộn. Tôi đến vào lúc đó có phiền gì ko?

    - Chỉ cần Phúc đến là quý lắm rồi.

    Nhìn gương mặt tươi rói của Nguyên. Phúc chợt hiểu rằng mang đến cho đó một niềm vui cũng có nghĩa là mang đến cho mình một điều thú vị khác.

    - Từ trong áy ra đây cũng khá xa, hay để Nguyên đến đón Phúc nhé? Trời tối, Phúc lại đi một mình Nguyên thấy ko an tâm.

    Tôi lắc đầu:

    - Nguyên đừng lo, tôi ko đi một mình đâu.

    Nguyên cười và hất hàm về phía sau lưng tôi:

    - Tài xế của Phúc đó hở?

    Tôi cũng cười khi nhìn thấy vẻ nhớn nhác của anh Đẹn:

    - Ừ, nhìn thấy anh ấy chắc là Nguyên an tâm rồi chứ? Thôi tôi về đây.

    Nguyên nói nhỏ:

    - Thứ năm gặp lại nhé !

    Anh Đẹn ngoái lại hỏi tôi, giọng anh lẫn vào động cơ xe rền rĩ:

    - CÔ chờ tôi có lâu ko?

    - Ko. Ủa sao anh đi lối này vậy?

    Anh chép miệng rầu rĩ:

    - Mấy tấm kính thao xuống hư hết trơn rồi, bà bảo thay mới toàn bộ. Từ sáng đến gời tôi chạy đến phờ cả người mà chẳng tìm được nơi nào có loại kính màu trà. Họ bảo hết hàng rồi vì màu này ko còn được chuộng như trước kia. Nếu đến chỗ này mà ko có nữa thì phải dặn người ta, mấy hôm sau mới có hàng. Bà bảo phải xong trước ngày thứ năm, tôi đang rầu muốn chết đây.

    Mẹ đưa ra thời hạn một cách ngẩu nhiên hay những vị khách kia quan trọng đến vậy? Từ trước đến gờ Người có để ai chi phối minh trong bất cứ việc gì đâu? Phúc nghĩ thầm chắc chỉ là sự trùng hợp tình cờ thôi.

    - Vậy thì ngày kia anh ko về thăm chị và mấy đứa nhỏ được rồi.

    - Tôi cũng đang lo, vợ tôi tinh tuần này mang bọn trẻ xuống đây chơi. Chắc tôi phải chạy về dưới bảo đừng lên vì nhà mình sắp có khách, tôi lại lu bu thế này, chứ có ranh rang gì đâu.

    Phúc gạt ngang:

    - Cứ để chị và mấy đứa nhỏ lên chơi.

    Anh nói như để phân trần nhưng ẩn vào đó là vẻ tự hào ko giấu nổi:

    - Lũ con của tôi nghịch như quỷ sứ vậy. Mỗi khi mang chúng ra khỏi nhà là tôi ngại lắm.

    - Trẻ con phải thế chứ. Chẳng lẽ anh muốn chúng rị mọ như những ông bà lão sao?

    Ngừng một chút Phúc nói thêm:

    - Lúc nào rảnh anh chữa lại chiếc xe này nhé, sao nó cứ kêu phành phạch như máy cày vậy?

    Anh cười lớn:

    - Tôi lại sợ nó ko phành phạch đấy chứ. Có lẽ do ở gần bà vợ và đàn con lúc nào miệng mồm cũng quang quác nên tôi có cảm giác thứ gì ồn ào thường khoẻ hơn. Nói vậy chứ chiếc xe này tốt lắm, nó thích hợp với đường dốc quanh co, mồi khi mưa xuống lại quánh bùn đỏ như ở đây. Mấy thứ êm ru chỉ dùng ở đường nhưa láng cóong ngào thị trấn thôi, vào đâu chịu ko nỗi đâu. À, bộ bạn cô chê chiếc xe này hả?

    Vũ Phúc lặng thinh, anh Đẹn cũng ko chờ nghe câu trả lời. Anh chỉ hỏi thế thôi. Cô biết, anh cũng thừa hiểu một điều: cũng giống như bà Thanh, cô đâu phải là người quan tâm đến việc ai đó nghĩ gì về mình.

    ~*~

  3. #3
    Đang học vỡ lòng
    Tham gia ngày
    Apr 2006
    Bài gởi
    118

    Default

    tiếp nè

    Phúc che miệng ngáp một cái. Cũng may tiết cuối là giờ thực hành ở phòng thí nghiêm, nếu ko cô nghĩ mình sẽ rũ ra mất. Gọi là phòng thí nghiêm cho oai thứ thật ra nó chỉ là một góc của thư viện. Bon học trò lmỗi khi được xuống đấy thì thích lắm vì được đi bộ một vòng qua khoa"ng sân rộng. Đi chậm chạp, một cách cố tình, trong khoảng thời gian có thể chấp nhận được cũng mất hơn mười phút. Muời phút đối với một tiết học cũng ko phải là ngắn. Sau này thầy Minh đề nghị xếp tiết thực hành sau giờ ra chơi hoặc đầu giờ học, có nghĩa là khi chuông reo học sinh phải có mặt ngay tại đây. Thế là chấm dứt cái trò ma mãnh ây.

    Hôm nay là ngày cuối đến trường. Tuần sau thi tốt nghiệp. Nét uể oải hiện rõ lên gương mặt từng đứa một. Có ai đó càu nhàu:

    - Phản ứng điều chế khí Clo từ muối mình đã làm hồi học kỳ một rồi mà.

    - Thật ra cũng đâu cần phải quan sát thí nghiệm rồi mô tả gì đo chi cho mệt. Tất cả đã có trong đề cương, chỉ cần học thuộc lòng là xong. Mình chỉ thi lý thuyết chứ có phải thực hành đâu nhỉ?

    Học trò đúng là một lủ nhiều chuyện. Cái mày nói được phát huy một cách vô tội vạ. Chuyện gì cũng nói, lúc nào cũng nói. GIơ sinh, nói, giờ toán, nói, giờ sứ, nói, Giờ sinh hoạt thì...im ru. Có tiếng "suỵt" ở cuối hàng, Vũ Phúc biết thầy đang đến. Thầy Minh còn rất trẻ. Nghe đâu thầy vừa ra trường hồi năm ngoái. Đâu tiên thầy được phân công dạy lớp 11. Năm nay chuyển lên lớp 12, lại đụng nằm môn tốt nghiệp nên thầy lo lắng cũng phải.

    Các tổ bắt đầu cho dung dịch vào ống nghiệm Ai nấy tranh nhau làm, khác hẳn thái độ thờ ơ lúc nãy. Phúc ko tham gia, chỉ quan sát rồi ghi các phản ứng ma cô đã thuộc long vào tập. Kết thúc phần thí nghiệm, thầy Minh giở đề cương dặn dò thêm vài điều. Cả lớp hí hoáy ghi chép rồi lục tục thu dọn các thứ. Sân trương giờ đã vắng hoe.

    - Các em về đi. Nhớ ôn kỹ những phần thầy lưu ý. Chúc các em làm bài tốt.

    Ganh nặng thi cử làm lũ học trò già đi. Ai nấy lẳng lặng thu xếp, ko ào lên như mọi lần. Vừa dợ, bước ra cửa, Phúc đã nghe thiếng thầy gọi:

    - Vũ Phúc.

    - Dạ

    - Mấy bài tập hôm trước em đã làm xong chưa?

    - Dạ rồi, chỉ có bài nhận biết các lọ mất nhãn em chưa làm được. Bài đó khó quá.

    - Ko khó lắm đâu. Thôi tạm gác nó sang một bên đi, thi tốt nghiệp xong, ta sẽ giải quyết tiếp. Bây giờ em đem mấy quyển sách này về, rảnh rỗi thiè đọc trước. Hay lắm đấy. Nó sẽ có ích cho ky thi đại học sắp tới của em. Phúc có khiếu về môn này lắm. Ráng lên nhé, thầy se giúp em.

    Cô nhận sách, cảm ơn rồi lật đật chào thầy. Phúc phóng nhanh ra cổng. Anh Đẹn đứng chờ sẳng với gương mặt bồn chồn ko dấu được vẻ sốt ruột. Khoảng đường từ trương về nha chỉ mất có phân nửa thời gian so với thường lệ. Tới con dốc đầu tiên dẫn vô nhà, anh Đẹn dưng xe lại bảo Phúc:

    - Cô đi bộ vào nhé. Tôi chạy đến đằng này một lát.

    Vừa lên đến đỉnh dốc. Phúc đã gnhe tiếng khóc inh ỏi của trẻ con. Thằng cu Tủn nhảy tưng tưng torng khi con be Mỵ đang cố sức lôi nó xền xệch về phía nhà. Trông thấy cô, nó buông tay thằng em ra chạy đến mách:

    - Thằng Tủn đòi xuống kia xem chiếc xe cần câu, con ko cho. Con bảo chờ ba về ba chở đi. Nó ko chịu, nó khóc nãy giờ đó cô Phúc. Con ko có đánh em đâu.

    Phúic bước đến bế thằn cu Tủn lên. Chỉ vài tuần ko gặp mà no đã lớn thế này, bồng trĩu cả tay. Phúc quẹo vào tiệm tạp hoa của bà Tám mua bich kẹo. Lúc thối tiền cho cô như ko kềm được, bà bảo nhỏ:

    - Hôm nay nhà cô có khách đấy. Chắc là người ở thành phố xuống, trông họ sang trọng lắm. Hai người ấy ghé lại đây hỏi thăm đường. Hình như họ xuống bằng xe hơi nhưng phải đi bộ vào vì chiếc xe chở cây bị úp ngoài kia làm tắc đường.

    Gương mặt kín như bưng của Phúc làm ba cụt hứng nên bà Tám quay sang nựng thằng cu Tủn giờ đã nín khe:

    - Thằng bé dể thương quá cô nhỉ? Ít được chăm sóc mà vẫn mạnh cuồi cuội thế này, chả bù với cu Bờm nhà tôi. Mfẹ nó chăm tưng chút....

    Đúng là ko hổ danh "thông tấn xả" Phúc nghĩ thầm. May cho cô, thằng cháu mà bà vừa nhắc đến chợt khóc thét trong nhà. BỎ dở câu chuyện, bà Tám quày quả chạy vô. Phúc ko bỏ lở cơ hội, cô xốc vôi thằng cu Tủn phóng nhanh ra đường. Trông thấy vộ dạng của Phúc con bé Mỵ đang lặc lè kiêng chiếc cặp nặng trình trich cũng phá lên cười như nắc nẻ.

    Vòng lối sau vô nhà anh Đẹn, Phúc thả thằng cu Tủn xuống đất. Cô lôi nớ đồ chơi mua hôm trước phân phát cho ba đứa trẻ rồi vòng qua phòng khách băng cửa chính. Ba Thanh nhướng mắt nhìn Phúc khắ[ một lượt. Dõi theo ánh mắt ấy, cô phát hiện ra bộ áo dài trên người mình đầy nhưng vệt ngang dọc như nét vẽ phong khoang của một bức tranh trừu tượng. Ở ngực áo còn tệ ho&n vì hoạ sĩ cu Tủn đã dúi cả gương mặt vằn vện vào đấy. Vờ như ko nhận ra điều này, cô vòng tay thưa mẹ một cách tự nhiên. Quay sang hai vị khách, lúc này cũng đang mỡ to mắt quan sát, Phúc chờ mẹ giới thiệu, nhưng bà vẫn ngồi yên, có vẻ như bà muốn để họ tự giơi thiệu vậy.

    Bà Tám nói đúng, trông họ rất sang trọng. Có lẽ la hai mẹ con. Bà me, danh cho cô cái nhìn do xét nhưng dè dặt và có phần rụt rè. Người còn lại bao dạn hơn, đôi mắt rất đen, rất to của anh ta quét lên Phúc những tia kỳ lạ, như trấn áp, như chiêm nghiệm, tìm hiểu v...v... Không phải là sự quan sát binh thường nhất là khi chúng diễn ra trong bầu ko khí hoàn toàn yên lặng. Đâu phải là người dễ bị uy hiếp khi rơi vào tình huống này, cô cúi đầu băng vẻ tự chủ:

    - Chào bác, chào anh.

    Một giong nói mượt mà cất lên. Thật ngạc nhiên khi nó phát ra từ người phụ nữ đã lớn tuổi như vậy:

    - Con là Vũ Phúc hở? con học lớp mấy rồi nhỉ?

    - Da con học lớp 12

    Bà chỉ tay vào chiếc ghế bên cạnh:

    - Con ngồi xuống đây đi !

    Phúc lắc đầu:

    - Con xin lỗi. Con muốn vào trong thay chiếc áo này, no vẩn quá.

    Bà hơi nhăn mặt chỉ thoáng qua rất nhanh, nhưng cô cũng kịp nhìn thấy. Chẳng lẽ cách diễn đạt của mình có vấn đề? Phúc tự hỏi, đối vơi một người sang trong và có vẻ kiểu c'ach như bà, khi muốn thay áo người ta phải nói thế nào nhỉ?

    - Bác sơ ý quá. Cháu cứ tự nhiên đi.

    - Con xin phép.

    Suốt thời gian ấy, ánh mắt của người thanh niên vẫn đóng đinh vào mặt cô. Ngay cả khi quay lưng Phúc vẫn có cảm giác nó ở ngay sau gáy mình. Cảm giác này thật ko dễ chịu chút nào.

    Trong bữa ăn trưa, ko vì nhưng người khách này mà bà Thanh thay đổi thói quen của mình. Phúc cũng chẳng có lý do gì để làm khác. Nên rốt lại người khó chịu nhất chắc chắn là vị khách cao tuổi. CÔ thấy bà dù cố gắng cũng ko giấu nỗi vẻ bồn chồn hiện rõ qua từng nét mặt, cử chỉ. Phúc có thể quan sát một cách công khai vì lúc này cô ko còn là đối tượng của chàng thanh niên nữa. Anh ta đang dồn cả sự chú ý vào người phụ nữ. Rõ ràng với họ, thói quen im lặng của mẹ con cô ko phải là vô hại. Điều này thể hiện qua phản ứng khác nhau trên hai gương mặt ấy. Dườn như nó bị đanh đồng với sự thách đố hay đe doạ ngấm ngầm. Lúc này Phúc mới có ý thứ được rằng mình ko hoan toàn sử dụng nó như một htói quen mà là có dụng ý. Với bà Thanh thì cô ko dám chắc. Trước đây Phúc nghĩ rằng im lặng có thể làm cho người khách ngạc nhiên, tò mò, bối rối, nhưng tưc giận và bị xúc phạm như ở những người khách này thì chưa.

    Sau bữa ăn, bà Thanh bảo con gái pha trà mang vào phòng khách. Vòng qua lối hành lang để về phòng mình, Vũ Phúc mục kích một cảnh tức cười và đầy ấn tượng. Mẹ cô đi trước, dáng nhỏ nhắn, khoan thai vẫn gương mặt trầm tỉnh, kín như bưng. Người phụ nữ, cao hơn bà cái đâu, líu ríu theo sau. Và cuối cùng là cái dáng cao lớn lừng lững. Nét căng thẳng hệin rõ trên gương mặt kiềm chế. Có vẻ như anh ta đang cô bảo vệ mẹ mình. Cả hai đều có dáng điệu của những kẻ sắp sửa đi đánh nhau.

    Vũ Phúc ngã người nằm dai trên giường. Cô cố nghĩ ra nội dung câu chuyện mà họ đang nói nhưng chịu. Lăn qua lại mãi cũng chán, Phúc lấy quyển sách thầy Minh cho mượn ra hành lang ngồi đọc. Vừa lật vài trang đã thấy hai vị khách bước ra, chẳng thấy mẹ cô theo cùng. Họ đi về hướng Phúc. Lần này người thanh niên đi trước. Gương mặt ko còn nét căng thẳng ban nảy. Nó sắt lại, lạnh lùng như mặt nạ. Mẹ anh bước theo sau. Vẻ thảng thốt hằn rõ trên gương mặt giờ đã tái mét như người mất hồn. Mặc dù đã co lại để nhường đường nhưng anh ta vẫn ném vào cô cái nhìn dữ dội cùng câu nói nặng trình trịch:

    - Tránh ra !

    Rồi cả hai lướt qua Phúc như cơn dông.

    Vũ Phúc rất ngạc nhiên khi nghe mẹ cô thông báo khách sẽ lưu lại đây vài ngày. Căn phòng danh cho họ đã được chuẩn bị từ tuần trước. Nó năm đối diện vơi cái sân rộng, nơi dùng để phơi cà phê. Lâu rồi ko có ai ở đấy.

    Buổi chiều xuống thật nhanh. Cái lạnh len lỏi vào từng ngõ ngách. Bầu trời sũng nước, chìa bộ mặt nhăn nhó doạ dẫm mấy quả đồi quanh nhà. Nhớ đến vẻ yếu đuối và gương mặt xanh mét của người phụ nữ sáng nay, Phúc mở tủ lấy chiếc chăn dầy sực mùi long não, rút thêm đôi vớ và cái khăn choàng màu tím rồi mang tất cả đến phòng họ. Đón cô là gương mặt lạnh tanh như nước đá của người thanh niên. Anh ta án ngay trước cửa. Đôi mắt lầm lì nhìn Vũ Phúc ko chớp. Vờ như ko nhận ra vẻ khiêu khích đó, cô thản nhiên:

    - Tôi mang thêm cho bác gái mấy thứ này. Buổi tối ở đây lạnh lắm.

    Nhìn xoáy vào Phúc như để đo lường thệin ý, ánh mắt ấy dường như dịu xuống một chút. Trong khoảnh khắc, cô nhận ra tất cả những gi mà anh ta đang trưng ra trên gương mặt chỉ là phản ứng tự nhiên, hay nói cách khác nó là vũ khi dùng đế đối phó, chứ ko phải là thứ ăn sâu vào da thịt như ở mẹ cô. Dù biết nha6.n định trên là chủ quan, Phúc vẫn thấy có chút thất vọng. Cứ tưởng mình gặp được nhân vật đặt biệt qua thái độ gây ấn tượng sáng nay nhưng cuối cùng cũng chắng có gì ghê gớm cả.

    Mãi suy nghĩ nên một lúc sau Vũ Phúc mới nhận ra anh ta vẫn còn giữ nguyên tư thế cũ. CÓ nghĩa là ko nhường đường cũng ko vó vẻ gì muốn nhận nhừng thứ cô mang đến. Chẳng sao, Phúc nhún vai rồi quay đi. Vưa lúc đó giong nói mượt mà cô đã nghe ban sáng cất lên:

    - Ai ngoài đó vậy Trường? Phúc hả con? Vào đây đi Phúc..

    Cô nghênh mặt như ngầm hỏi "Anh có nghe rõ chưa?". Rồi ko quên dùng ngay câu nói của anh ta, nhưng âm điệu đã được giảm xuống đáng dể:

    - Tránh ra.

  4. #4
    Đang học vỡ lòng
    Tham gia ngày
    Apr 2006
    Bài gởi
    118

    Default

    tiếp nè
    Nhận thấy với cương vị chủ nhà nếu trống ko như thế thật khiếm nhả, Phúc vội đính kèm "xin vui lòng" với sự chế nhạo khá cường điệu.

    Anh ta nhích người sang một bên bằng vẻ miễn cưởng. Hình như hắn quên đây là nhà của cô. Mẹ anh ngồi trên giường. Mái tóc đang chải xoả xuống vai. Nó vẫn óng ả chỉ lấm tấm vài sợi bạc. Phúc đóan ba trạc tuổi mẹ, cô nhưng gương mặt trông thanh thoát hơn. Cô lập lại câu vừa nói, ko sót lấy một từ, rồi thấy buồn cười, chẳng lẽ ánh mắt của anh ta ảnh hưởng đến khả năng diễn đạt của mình đến vậy sao?

    - Con mang thêm cho bác mấy thứ này. Buổi tối ở đây lạnh lắm.

    - Cám ơn con. Con chu đáo quá

    Bà chỉ tay vào chiếc ghế kê sát giường bả Phúc:

    - Con ngồi xuống đây đi Phúc.

    Ko cần quay lại Phúc cũng biết anh ta đang ngồi cách mình ko xa. Ko hiểu vô tình hay cố ý cô lọt ngay vào tầm ngắm của hai người. Lạ nhỉ, chẳng lẽ mỗi lần bà tiếp xúc với ai anh ta đều ngồi lù lù thế này?

    - Con sống ở đây có quen ko Phúc?

    - Thưa bác, con sinh ra và lớn lên ở đây. Con thấy lúng túng thậm chí xa lạ với khái niệm quen hay ko mà bác vừa nói.

    Bà khựng lại một thoáng. Rõ ràng bất ngờ vì câu trả lời của cô:

    - Ừm...bác là bạn lâu năm của mẹ con nhưng ko hiểu mẹ con nhiều lắm. Bác hỏi câu này nhé, nếu phải nói về mẹ, con sẽ nói thế nào nhỉ?

    Dù có uyểu chuyển hơn câu vừa rồi nhưng với lối đặt câu vòng vo như vầy thì Phúc ko lạ. Nó giống như cách điều tra dành cho trẻ con nhưng nhắm vào người lớn và chỉ xảy ra khi ko có mặt bố mẹ chúng ở đo vậy. Cô mỉm cười:

    - Con thấy mẹ rất tuyệt ạ.

    Bà nheo mắt:

    - Mẹ cháu ko thân thiện và rất ít lời, phải ko?

    - Điều này đâu cản trở bà trở thành người mẹ tuyện vời ạ.

    - Thật à?

    - Cháu ko hiểu tại sao bác có vẻ nghi ngờ điều này. Theo cháu tính cách của mỗi người ko ảnh hưởng đến vai trò làm mẹ của họ.

    Bà xua tay:

    - Cháu hiểu lầm rồi. Thật ra bác chỉ muốn tìm hiểu cháu sống thến nào thôi. Nếu cháu ngại....

    - Cháu nghĩ muốn tìm hiểu phải có nhiều câu hỏi lắm nhưng bây giờ bác cần nghỉ ngơi sau chặng đường dài đến đây. Mẹ cháu bảo bách còn lưu lại vài hôm, thong thả cháu sẽ trả lời đầy đủ các câu hỏi của bác. Cháu ko ngại đâu ạ. Xin phép bác.

    Vũ Phúc đứng lên nhưng nán lại một chút chờ cái gật đầu của bà rồi mới quay lưng. Bất giác cô rùng mình khi chạm phải cái nhìn giận dữ của Trường. Ánh mắt của anh ẩn chưa điều gi rất lạ. Ác cảm? Phải rồi, đúng là nó. Sự ác cảm rất phi lý, ko thể có ở ngay lần đầu tiên. Chúng phải tích tụ từ lâu lắm rồi. Lạ thật, cô và anh có quen nhau đâu nhỉ? Phúc vừa đi vừa suy nghĩ lẩn thẩn. Tiếng Trường vọng từ sau lưng khi cô ra đến cửa.

    - CÓ thế mẹ tôi ko nghi ngờ như cô nói, nhưng chính tôi lại thấy nghi ngờ, chẳng lẽ người mẹ tuyệt vời ấy lại dạy cô cách cư xử thiếu lễ độ với một người đáng tuổi sinh ra cô sao?

    - Tôi rất mừng là anh đã nói vì khi nói người ta sẽ giải toả bớt tâm trạng của mình. Tôi hy vọng anh cũng thế. - Ngưng lại một chút đế lấy bình tỉnh. Phúc ko muốn cho hắn thấy cơn giận đang ngùn ngụt bốc lên - Tôi tự hỏi, anh lớn hơn tôi bao nhiêu tuổi nhỉ? Năm, mười hay hai mươi, thậm chí lớn hơn thế cũng ko thể giải thích nỗi việc tôi và anh hấp thụ những cách gíao dục hoàn toàn trái ngược nhau. Bỏ qua nhưng ác cảm phi lý, anh sẽ thất ngay một điều có thổi lên từng từ cũng ko thể tìm được sự thiếu lễ độ mà anh tưởng tượng ra. Tôi là chủ nhà, tôi luôn luôn giữ đúng cương vị của mình với bất cứ người khách nào, cho dù đó là người khách khiếm nhã nhất.

    Cô đi thẳng ra ngoài ko them chờ xem phản ứng của anh ta. Nhưng chắc là khá hơn vì ít ra lần này cánh cửa ko bị đóng lại đánh "rầm" sau lưng Phúc nữa.

    Phòng bà Thanh vẫn còn sáng đèn. Hôm nay bà ko đan và cũng ko xuống ngồi cùng cô như mọi hôm. Phúc rón rén đến gần và gõ nhẹ vào cánh cửa im ỉm:

    - Mẹ ơi.

    - Gì đó Phúc?

    Giọng nói quen thuộc vang lên, Phúc thấy lòng mình dịu lại. Thật ra từ trước đến giờ cô có quen cãi nhau với ai đâu, cả mẹ cô cũng thế. Trong tình huống vừa rồi, nếu là
    mẹ. Người sẽ phản ứng như thế nào đây nhỉ? Chắc không quá quắt như mình. Phúc thấy hình như cô đang ân hận.P không thích cái cãm giác day dứt khi nghĩ về điều mình đã làm .
    - Con học bài xong chưa?
    - Dạ rồi. mẹ mệt hả mẹ?
    - Không có gì đâu
    - Con vào được kô?
    - Mẹ lên giường rồi. mẹ uống thuốc nên hơi buồng nủ. Con về phòng đi
    P muốn xin mẹ đến nhà N nhưng sợ mẹ lại lo lắng. lại thôi. Vòng sang sau nhà, P thấy anh Đen, vừa thấy P, anh bỏ thằng cu Tin xuống, lật đật chạy lại
    -Bà gọi tôi à?
    - Kô, mẹ tôi ngủ rồi. Tôi muốn ra ngoài thị trấn một chút
    - Đợi tôi một chút. Tôi thay áo rồi chở cô đi
    - Không. Anh dắt xe ra dùm. Tôi sẽ tự đi
    Anh Đ trố mắt
    - Đường xa, trời lại tối như vậy. Làm sao cô đi một mình được. Thế bà có biết cô đi như thế này kô?
    P phải mất một lúc thuyết phục, anh Đ mới chịu dắt xe ra, sau khi đã dặ dò đủ điều. Thực tế có gì đáng sợ như anh nói đâu. Đường làng hơi tối một chút nhưng vẵn có người qua lại. Chiếc xe bị lật úp hôm trước đã có người kéo đi , để lại mấy súc gỗ lớn chất hai bên đường. Chạy hết ba con dốc đã thấy thị trấn. Lác đác hai bên đường là mấy quán cafe nhạc thật lớn và khá đông khách. Trước nhà N, xe xếp thành một hàng dài. P kô nghĩ lại đông nguời đến thế . Nhờ một đứa bé vào nhà gọi giúp, còn lại một mình, cô loay hoay vuốt lại mái tóc rối bời của mình. Chờ không lâu đã thấy giọng N reo vui
    - N chờ mãi, cứ sợ P không đến. P cứ để xe ở ngoài đi sẽ có người trông hộ.
    VP khoát tay
    - Tôi trốn ra ngoài nên không thể ở lại lâu. Xin lỗi nha, tôi đem đến cho N cái này
    Rút chiếc khăn quàng trên cổ trao cho anh. Rồi trước anh mắt ngỡ ngàng xúc dộng của N, cô thấy bối rối và sau đó là bực mình với chính mình. Phải chi cô cứ cầm nó trên tay hay nói vài lời thì hay hơn không. Đển khoả lấp, P hấp tấp nói
    - Mẹ tôi đan thứ này nhiều lắm, dùng hoài không hết ( ôi trời) . Tôi đem tặng N một cái
    Gương mặt anh cứng lại. Nét cười hay hay ban nãy biến mất. thay vào đó là sự gượng gạo, như vị khách bị chặn ngay trước cửa vậy. P trân người chịu đựng. Đáng đời mày P ơi, ai biểu bốc đồng làm chi kô biết. Quay sang nơi khác để tránh ánh mắt của N, nhưng cuối cùng cô phải tự nhủ. trong trường hợp này làm kẻ bạn trận chắc dễ chịu hơn
    - Đây là chiếc khăn tôi thích nhất đấy. Hi vọng N cũng vậy
    Nói xong P bỗng thấy ghét mình thậm tệ. Đồ hèn
    N rất vui vì món quà của P. cảm ơn
    Không thể nán lại lâu hơn vì cảm giác xấu hổ bò ngoằn nghèo trên mặt.P nói
    - Tôi phải về đây. Chúc N may mắn nhé
    - Cho phép N đưa P nhe. Vội vàng như thế này N chẳng biết nói với P diều gì. Ko dám giữ P lại nhưng trước ngày đi N mong được gặp riêng P một lần.
    P đẩy tay N ra, sự bạo dạn của anh làm cô khó chịu. Chẳng lẽ với vị trí là người ở lại, cô phải an ủi một kẻ may mắn như anh. Có vẻ như anh biến chuyện ra đi thành cái cớ để ép người khác kô từ chối được mình. Với P, điều này là kô thể. Nó kô hợp lí và cô cũng kô để bất cứ ai tạo áp kực với mình
    N đừng giận nhá. thành thật mà nói tôi khộng thích cái khộng khí uỷ mị này. Nó không thích hợp với tôi và N. Tuần sau tôi thi rồi. Tôi nghỉ mình kô có dịp gặp nahu trước ngày N đi đâu
    Những từ "Không" của cô làm N tối cả mặt. Anh phân trần
    Dường như P hiểu lầm N chuyện gì đó. N có thể phân trần được kô?
    - Tôi nghĩ....
    - N ơi
    Ba N bước ra và nheo mắt nhìn quanh. P giục
    - N vào đi
    Chẳng để N kịp phản ứng. Cô lên xe và phóng thật nhanh. Càng gần đến nhà, tiếng xe càng kêu thật to. Sợ mẹ thức giấc nên P tắt máy từ xa. Cô vừa dừng trước cổng thì chiếc xe chạy sau nã giờ cũng trờ đến
    - Anh N
    Anh cuống quít xua tay
    - Để P đi một mình tôi thấy lo lắm. Thôi P vào đi. N đi về đây
    Sự ân cần của anh gợi một cảm giác rất quen thuộc trong cô. Từ lúc còn bé, nó đã luôn xuất hiện mỗi khi P nhìn thấy những đứa trẻ khác được cha mẹ chúng yêu thương trìu mến. Cô bàng hoàng nhận ra từ sau thẳm tậm hồn, cô luôn khao khát điều đó một cách mãnh liệt. Phát hiện này làm P choáng váng. Cô thấy kô thể xoa dịu nổi. Sự im lặng của P được N hiểu theo một cách khác. Anh nhẹ nhàng nói
    N xinlỗi vì hành động ban nãy. Không hiểu sao N lại làm vậy nữa. P tha lỗi cho N nhé
    P cố nở một nụ cười, mà dường như sự gượng gạo đã làm cho nó đạc 7 quánh lại
    - Tôi cũng muốn xin lỗi N vì tâm trạng hôm nay kô được tốt lắm. Để vài hôm nữa tôi xuống trường lấy số báo danh. nếu N thích thì mình có thể gặp nhau.
    Niềm vui như muốn vỡ ra trong mắt N, nhưng anh cố nén lại sợ cô phật ý. Phản ứng tích cực của N làm P thất vong. Chán thật, cô cũng kô sao hiểu nổi mình ( sao ma nội tâm phức tạp dzị nè)
    Chờ cho N đi khỏi.P mới lững thững dắt xe vô nhà. Lúc cúi xuống mở cổng, qua khóe mắt, cô đã trông thấy một đống thù lù ngồi ở chiếc ghế đặt ở góc sân. Vì luác này các phòng đầu đóng cửa, ánh sáng không hắt ra nổi khoảng không ấy nên nó tối đen. Mặc dù vậy không khó khăn lắm để nhận ra hắn đã nhận ra cô từ trước .Mặc kệ, P thản nhiên lướt qua
    - Cô thường ra ngoài thế này lắm sao?
    P đứng lại nhưng vẫn kô thèm nhìn kẻ phá bĩnh
    - Chỉ vì tôi không giật mình à?
    hắn tiến lại gần. Với khoảng cách này cô có thể nhìn thấy những khoảng mờ mờ trên gương mặt hắn. Xoạt tay vào túi quần, hắn nòi bằng giọng ngạo nghễ
    - Cô đừng dùng cách này để lẩn tránh câu hỏi của tôi, nhìn cô không thiếu tự tin đến vậy.
    Có vẻ như anh ta cho mình cái quyền được hạch sách, không sao, cô sẽ trả hắn về đúng vị trí của mình. P quay lại cười nhạt
    -Tôi không lẩn tránh đâu. Tôi có một câu trả lời và một câu giải thích. Anh muốn nghe cái nào trước?
    hắn nhún vai
    - theo đúng trình tự, tôi muốn nghe câu trả lời trước
    P chậm rãi một cách cố ý
    - Tôi không thường xuyên ra ngoài vào giờ này
    Hắn nhếch mép
    - vậy còn câu giải thích
    _ tôi khộng giật mình khi trộng thấy anh bởi vì không dễ dàng bị doạ nạt bởi một thứ người không ra người, ma không ra ma ấy ( hehe, cao tay quá)
    Chẳg có phản ứng nào trên gương mặt bí ần đó. Nhưng P biết thừa biết hắn hoàn toàn không như vẻ bề ngoài mà hắn thể hiện đâu
    -Mẹ cô có biết cô gặp gỡ bạn trai như thế này không?
    - Không
    _ có vẻ như bà ấy không dành nhiều time cho cô lắm
    VP gật gù
    - Về điểm này thì tôi phải chịu thua anh. Xem ra bác ấy dành nhiều time cho anh lắm. Điều đó thể hiện qua cách đạt câu hỏi của anh, nó không giống một người đàn ông
    Hắn cúi xuống gương mặt cô
    - Cô ăn miếng trả miếng cũng không tồi . Nhưng tôi muốn biết thực chất bên trong nó là cái gì
    Dù thấp hơn rất nhiều, VP vần giữ cho mình đứng thẳng
    - Tôi e rằng anh không có đủ time để làm việc đó
    Hắn ngửa cổ cười lớn
    - Với tôi, time là thứ dư dả nhất và để làm điều này, tôi không ngại hoang phí nó đâu
    - Vậy chúc anh thành công
    P bỗng giật mình vì tiếng ho của mẹ. Dù chỉ một thoáng nhưng hắn cũng nhận ra. Bắt gặp tia tinh quái lướt qua mắt hắn, không để hắn có dịp tận dụng cơ hội này,P xoay lưng vào nha nhưng cố bước thong thả từng bước một
    - Ừm khoan đã - Hắn dừng lại một lúc, giống như các võ sĩ quan sát trước khi quyết định đánh knock-out một đối thủ vậy- Hãy cẩn thận, nút áo trước ngực cộ bị sứt, tôi nghĩ cô sẽ khó giải thích với mẹ cô vì diều này đấy
    P ngạc nhiên. Ngạc nhiên vì ác cảm của anh ta dành cho mình. Nó lớn đến nỗi hắn không ngại thốt ra những lời trâng tráo ấy. Sự ngạc nhiên đè bẹp luôn cảm giác xấu hổ trong cô. Nếu anh ta không nói rõ từng lời có thể P nghĩ mình đã nghe lầm. Hắn tin rằng cái sự " ăn trả miếng" của cô không thể sánh bằng hắn. Điều này hiện rõ trên gương mặt rất đẹp ấy.P cười nhạt. Phải nói rõ cho hắn biết cảm giác của một người lớn khi nói với đứa con nít điều cấm kị này
    - À có gì đâu. Nó là kết quả của sự cuồng nhiệt mà anh ấy dành cho tôi mỗi khi chúng tôi gặp nhau đấy mà. Chẳng lẽ anh chưa từng làm điều này với một cô gái sao?

    P hả hê bước vào nhà, lần này là bỏ đi thật. Bỏ lại đằng sau hắn đứng trơ ra với bộ mặt của một đứa con nít vừa bị doạ một trận khiếp vía

  5. #5
    Đang học vỡ lòng
    Tham gia ngày
    Apr 2006
    Bài gởi
    118

    Default

    các bạn đọc và cho ý kiến nha

    Sự xuất hiện của hai vị khách hôm nọ là cột mốc quan trọng trong cuộc đời VP. Kể từ ngày ấy mẹ cô không còn gắng gượng như trước được nữa. Như một gốc tiêu bị bứng mất nọc, bà quỵ xuống.Bà T bị bệnh đã lâu. Giờ đây cô biết lí do những lần vắng mặt như định kì của bà. Nỗi buồn như nhát sao nghiến vào tim P. Với tính cách kì lạ, điều bà không chia sẻ với cô điều này trong suốt thời gian dài cũng không khó giải thích . P hiều mình không vô tình vì nếu mẹ muốn giấu thì cô không thể khám phá ra nổi. Nhĩ như thế có vẻ P đang tự an ủi mình vậy. Trong mắt cô, lúc nào bà T cũng là một người mạnh mẽ, một người được đúc bằng thép, không gì có thể quật ngã nổi. Có phải vì muốn mọi người nghĩ về mình như thế nên cô đã gán ghép y nghĩ này chô người mà mình yêu thương nhất không
    VP đã từng khao khát được gần gũi mẹ và cuối cùng cô đã được toại nguyện. Thời gian đầu bà T không cho cô chăm sóc với lí do cô phải học, phải thi. Chỉ sau khi đột quỵ, bà mới đồng ý cho gắn một cái chuông nhỏ để gọi khi cần.Nhưng cho đến lúc mất, số lần bà sử dụng chỉ trên đầu ngón tay. Mỗi tối sau khi học bài xong, P đến bên mẹ và ngồi ở đấy rất lâu. Cô quan sát nét mặt xanh xao của mẹ. Bà T có nét đẹp cổ điển rất ưa nhìn. Sóng mũi thẳng, chiếc miệng nhỏ, hai lúm đổng tiền lún sâu trên má nhưng ít khi nào được trông thấy. Có vẻ như bà không biết mình đẹp hay chính tự bà không quan tâm đến nó. Và dường như chính sự thờ ơ này mà thượng đế không còn hào phóng trên cô
    Thường khi P đến mẹ cô đã ngủ hoặc chìm vào cơn mê. nếu không nhìn vào gương mặt gầy đét ấy có lẽ ít ai biết bà đang bệnh. bà luôn bình tĩnh trước những cơn đau đớn. Luôn cắn răng chịu đựng. Các ngón tay nắm chặt lại , toàn thân run bần bât và toàn thân đẫm mồ hôi nhưng mẹ cô không hề than lấy một tiếng. Nỗi đau đớn chỉ làm chủ được thân xác bà.P có cảm giác chính vì bực tức điều này nên chúng quay lại ngày một thường xuyên hơn. Lúc mẹ cô đối phó với chúng, P cũng oằn người chịu đựng. Đôi lúc cô ước mình được chết đi cho xong
    T/gian sau này ít khi bà T được tỉnh táo. Giây phúc hiếm hôi ấy ngày càng ngắn lại dần. Những phút hiếm hoi ấy P chỉ mong muốn nguời nói với cô một điều gì nhưng bà chỉ nhìn cô im lặng. Rồi cái ngày đáng sợ nhất cũng đến
    Hôm ấy mưa rất to. trước cơn giận điên cuồng của trời đất, bầu trời vật vã với bộ mặt tím bầm. trong căn phòng nhỏ, nơi mà tiếng gió rít nghe rõ mồn một, bà T trút hơi thở cuối cùng sau 1 giây còn tỉnh táo trước đó . bà đã thật sự rời bỏ đứa con gái duy nhất của mình một cách nhẹ nhàng. Nước mắt chảy tràn trên gương mặt P với nỗi đau xé lòng , và điều cuối cùng cô nhận thấy là :mẹ không hài lòng. Phải, bà không hài lòng khi thấy cô khóc dù với bất cứ lí do gì. Ngay cả lúc này cũng vậy
    VP không biết mình ngồi đó bao lâu. bên ngoài mưa vẫn ầm ầm.. Gió vặn mình gào thét trên những thân cây tơi tả. Nhưng trong này cô bồng bềnh như đang ở chân không với căn phòng trống rỗng, ngôi nhà trống rỗng và sáng mai nó sẽ sụp đổ xuống như cuộc đời không còn mẹ của cô.P nhìn đồng hồ nhưng không còn khái niệm về t/g. Nó đã ngừng tồn tại từ hồi mẹ cô ốm nặng. Gió vẫn đập vào hai bên cửa sổ. Ngoài kia hai con chim sẻ đảo liên hồi trên hai đôi cánh bé xíu, mong manh. tiếng kêu tuyệt vọng vang lên , đồng vọng niềm đau khắc khoải trong tim P và cô tin rằng nó sẽ ngự trị mãi nơi này. Những ngày sau đó, như là một người nào khác. VP đến nhà thờ thưa chuyện với mục sư, bàn bạc với những người làm tang lễ. Tiếp đón những người quen biết và không quen biết. P cố nén nỗi đau bằng vẻ bình tĩnh gây kinh ngạc. CHỉ khác là lần này cô không còn tâm trí để quan sát phản ứng của những người xung quanh.P như người đã chết. chỉ còn hiện diện bằng cái vỏ bề ngoài trống rỗng. Những thứ bên trong, trừ nỗi đau đớn duynhất hiện hữu như tấm vải liệm trùm kín thân xác cô, còn lại đã bị cơn bão đêm đó cuốn phăng đi mất
    Bà t được chôn ở khu đồi cạnh nhà. hôm ấy trời bỗng nhiên tạnh hẳn sau mấy ngày mưa tơi tả. Cây cồi sau trận bão bầm dập đêm qua giờ cố vươn mình lên tắm trong ánh nắng rực rỡ , hào phóng của đất trời. Cây trúc bách diệp trên mộ xoè tán rộng như muốn ôm lấy khu vuông đấ rộng màu đỏ thắm.VP đứng đó, đôi mắt ráo hoảnh. Trong giờ phút ấy cô tin rằng mình sẽ chẳng còn biết đến niềm vui nỗi buồn nữa. Viễn cảnh trong suốt quãng đời còn lại không được gặp mẹ nữa làm cô run rẩy, dật dờ như chiếcc bóng. Lướt qua đám đông đang đứng cạnh mình. Họ nghiệm trang và trầm mặc quá.Chỉ có tiếng khóc ồ ồ của anh Đ, người đàn ông trong nhà mà mấy bữa nay rũ rượi như xác chết, giúp P nhận ra rằng đây là thực tại chứ không phải giấc mơ kình hoàng cô đã gặp mỗi đêm.Chạm phải cái nhìn đầy ái ngại của Trường. P quay đi. bác H và T là hai người đến sớm nhất.Mặc dù cô không nhớ là mình đã báo tin cho họ. P nhớ đến ánh mắt sợ hãi, thái độ đề phòng của hai người dành cho mẹ cô lần đầu tiên mà cảm thấy xa lạ, thậm chí ác cảm với họ. Thêm vào đó sự xuất hiện tức khắc, gần như là ngay sau khi mẹ cô qua đời. giống như là cả hai đã đứng ở ngay ngoài cửa chờ sẵn làm cô vừa có cảm giác họ bí ẩn lẫn đáng sợ. P chua xót nhận ra rằng mình đã huyền hoặc chính mình.
    Cô chưa bao giờ mạnh mẽ cả, Không còn mẹ, P cô độc, yếu đuối, sợ hãi, như con thú bị thương.VP muốn tìm nơi trú ẩn. Nhưng cô đã tự ép mình hành động với sự can đảm mà cô không cảm thấy đủ. P thầm cầu xin thượng đế. Con không còn đứng nổi nữa rồi, xin người phù hộ cho con.Tang lễ kết thúc, mọi người nấn ná một chút, nói vài lời tiễn biệt rồi về. Bác H cũng vậy, P thấy mẹ con họ nói từ giã nhau ngoài sân. Cô biết lí do tại sao T không về cùng mẹ. Anh muốn thu xếp và cùng đi với cô trong vài hôm tới chứ không đợi tới gần sát ngày thi.Như lời mẹ dặn, P sẽ đến ở nhà bách H trong suốt thởi gian học ĐH
    VP đậu Ngoại Thương từ 2 năm trước. Vì mẹ bệnh nên cô xin bảo lưu kết quả học. P nhớ bà đã không hài lòng về điều này. Đây cũng là lần đầu tiên P làm trái ý bà. Giờ sang năm thứ 3, thời hạn bảo lưu đả hết. Muốn vào trường cô lại phải khăn gói đi thi.Những lúc tỉnh táo bà T cứ nhắc mãi chuyện học hành của P. Cô hứa nhưng vẫn còn chần chừ vì chưa muốn xa mẹ vào lúc này. Giờ đây sự chần chừ ấy không còn giá trị nữa. Bằng sự ra đi của mình, bà đã quyết định thay cô. Sau bữa ăn chiều, bữa ăn dài nhất trong đời. P lê bước về căn phòng nhỏ. Chiếc đồng hồ quả lắc vang lên từng tiếng chuông dài buồn bã. Tấm rèm cửa màu cỏ úa rung lên từng hồi. Cô cố không nhìn vào chiếc ghế bành quen thuộc đặt ở góc phòng. Đã lâu rồi mẹ cô không còn đến đây nữa. Nhưng hôm nay trong không khí trầm mặc chờ đợi này, P có cảm tưởng chỉ cần xô nhẹ cửa mẹ sẽ bước vào. Cô mơ hồ nhìn thấy dáng mẹ nghiêng nghiêng.tắt đèn, P ngồi trong bóng tối và lắng nghe mọi tiếng động bên ngoài. T/g chầm chậm trôi đi, cô không còn đủ sức để đếm xem đồng hồ điểm bao nhiêu tiếng nữa. Úp mặt vào mặt bàn lạnh giá. VP thiếp đi.
    Trong sự im lặng đó, ánh sáng của một ngày mới rụt rè bò vào.Nó yếu ớt đến nỗi chỉ đủ để cho mọi thứ trong phòng trở nên mờ mờ. Có tiếng xô nhẹ vào cửa, cô bật dậy rồi gọi lên thảng thốt
    - mẹ ơi
    Không phải mẹ. Một dáng người cao lớn. Một khuôn mặt đàn ông với giọng nói trầm trầm
    - Cô ngồi đây cả đêm sao?
    VP nhắm mắt lại, xoa nhẹ vào trán
    - Anh đến đây tìn tôi à?
    - Tôi có chuyện muốn bàn với cô nhưng tôi nghĩ lúc này chưa thích hớp lắm
    P sửa lại dáng ngồi
    - Tôi không sao. Anh nói đi
    T lắc đầu
    - Tôi biết cô là người có nghị lực. Thậm chí tôi thán phục nó. Nhưng tôi không thể nói điều gì với một gương mặt tái xanh, bơ phờ vì mệt mỏi và thiếu ngủ này. Tốt hơn là cô nên về phòng ngủ một chút đi
    VP đứng lên
    - Anh chờ ngoài sân nhé. Tôi rửa mặt rồi sẽ vào ngay
    - Dù sao tôi cũng nán lại hết ngày hôm nay. Nói bây giờ hay chậm thêm một chút cũng không khác biệt gì.Cô không cần phải khẩn trương như vậy trừ khi cô chán nhìn thấy tôi quanh quẩn trong căn nhà này
    P cười nhạt. Gương mặt tái xanh hay bơ phờ của cô cũng không làm giảm ác cảm trong giọng nói của T
    - Tôi còn rất nhiều việc phải làm. Anh đừng li, tôi sẽ hiểu được những gì anh nói.
    - Cô đã muốn vậy thì tôi không dám ép
    Những điều T nói không ngoài suy nghĩ của P. Anh dưa ra nhiều lí do để thuyết phục cộ rời khỏi nhà càng sớm càng tốt. Lí do của anh rất chắc chắn, không tìm thấy một sự vô lí nào nhưng vì lí trí quá nện nó hơi tàn nhẫn. Lúc T bảo anh muốn cô có sự chuẩn bị chu đáo để không bỏ lỡ kì thi này, P thấy hình như T sợ thời gian cô lưu lại nhà anh kéo dài thì đúng hơn.Thật lòng P không ghét. Cô chỉ ngạc nhiên vì cái ác cảm kì lạ, thể hiện qua cái cách T cư xử với mình.Nó nhắc cô nên giữ khoảng cách cần thiết, và trong chừng mực nào đó phải đối phó với nó. Giờ đây mẹ đặt cô vào hoàn cảnh này, cô lại càng phải làm thế
    Cuối cùng T phải nhượng bộ và mãi đến hôm nay VP mới rời nhà bằng chuyến xe đêm.Trời chạng vạng tối, vợ chồng anh Đ và mấy đứa nhỏ đùm túm ra tận bến xe. Tiếng thút thít của chị và vẻ mặt buồn buồn của anh Đ làm P buồn nẫu ruột. Thằng cu Tũn mân mê dái tai chán rồi ngụ gục trên vai cô. Chân nó đung đưa theo nhịp bước. Con bé mY khều mẹ
    - Mẹ bồng em đi, cô P mệt rồi đó
    - Cô ko mệt đâu. Để mẹ bế em Tỉn, chắc cu cậu mỏi chân lắm rồi.

    Thằng bé vung tay:

    - Con ko mọi Con đưa cô Phúc đi xa ơi là xa.

    Vũ Phúc cuối xuống xoa đầu thằng bé và nghe mắt mình cay xè. Anh Đẹn dặn dò:

    - Cô nhớ giử gìn sức khoẻ. Nhà cửa, vườn tược đã có tôi trông coi. Cô ko phải lo gì hết.

    Trao thăng cu Tủn cho chị, Phúc nhắc:

    - Anh cũng đừng quên những lời tôi dặn đấy nhé, để chị và mấy đứa nhỏ ở hẳn ngoài này, khỏi mất công tơi lui nữa. Đầu năm học, nhớ cho mấy đứa nhỏ đến trường.

    Trời lất phất mưa, anh Đẹn giục cô lên xe. Con bé Mỵ cứ vẫy tay gọi "cô Phúc, cô Phúc" và đứng mãi ở đấy. Xe chạy một khoảng xa Phúc mới dám ngoái lại nhìn. Họ chỉ còn là những cái chấm nhỏ xíu mờ mịt trong mưa. Bắt đầu từ bây giờ gia đình ấy trở thành những người thân duy nhất của cô.

    Xe chạy rất nhanh, hàng cây đen kịt hai bên đường lùi vùn vụt về phía sau. Phúc nhớ năm đầu tiên lên thành Phố thi đại học, cô đã nhìn ngắm những thứ này với cảm giác haó hức khó tả. Giờ đây chuyện đó dường như đã xảy ra lâu lắm rồi. Xe đang đi vào một thị trấn nhỏ sáng đèn. Nhà cửa, hàng quán san sát nhau. Mưa rất nặng hạt, mặc dù đã co lại để tránh nhưng cô vẫn bị chúng phun lớp bụi lạnh buốt bào người. Kéo cửa xuống, nhìn những vệt mưa ngoằn ngoèo chảy trên tấm kính cáu bẩn, Phúc liên tưởng đến gương mặt nhoè nhoẹt nước mắt. Áp tay vào bên trong mặt kính, cô nghe hơi lạnh thấm qua từng ngón gầy guộc, run rẩy. Sự đau đớn, mất mát giờ đây như những giọt mưa ngặng trĩu, loang loáng ngoài kia. Dấu ấn mà chúng để lại trong tâm hồn Phúc là những vệt loang lổ, mọi bàn tay chìa ra trong lúc này chỉ như áp vào phía trong mặt kính, ko thể nào chạm đến nó được. Chiếc xe lao về phía trước. Nơi ấy bóng đêm, là một khối đen kịt. Mọi người chung quanh vẫn vứ lắc lư và thiu thiu ngủ.

    Xe vào bến. Trời đã sáng tỏ và hừng hửng ngắn. Nhớ lời Trường dặn, Phúc vất vả vượt qua vòng vây nhưng người bán hàng, xe ôm, xích lô để đón chiếc taxi đậu ngoài bến. Vẻ ái ngại trược sự mệt mỏi, nhếch nhác của vị khách mở hang hiện rõ trên gương mặt của người tài xế. Chìa cho ông mẩu giấy ghi địa chỉ, Phúc tựa lưng vào thành ghế và nhắm mắt lại. Suốt đêm qua ko hề chợp mắt, cả người cô giờ đây ngầy ngật, bồng bềnh như ko có trọng lượng.

    Xe dừng lại trước ngôi biệt thự có chiếc cổng màu xanh nhạt. Giống như những căn nhà khác trong cái thành phố chật hẹp và đông đúc này, ngôi nhà co lại với lối khiến trúc thiên về chiều cao. Cảm giác ngột ngạt tăng lên khi Phúc thò tay vào chiếc cửa nhỏ, ko, nó giống cái lỗ tò vò hơn, để bấm chuông. Âm thanh ko vọng lại, nó như rơi tỏm vào một nơi xa ngái nào đó. Chờ khá lâu, cô dợm bấm thêm lần nữa thì từ trong cái lỗ to vò ấy hiện ra hai con mắt cùng vơi giọng chậm rãi, Phúc đoán là của một người giúp việc lớn tuổi:

    - Cô tìm ai?

  6. #6
    Đang học vỡ lòng
    Tham gia ngày
    Apr 2006
    Bài gởi
    118

    Default

    tiếp nè

    Chỉ cần nghe qua tên, lạp tức cánh cổng được mở rộng. Bà mang giúp giỏ hành lý, Phúc xách chiếc tui nhỏ đựng ít quà. Băng qua lối đi hẹp vì hai bên đặt đầy các chậu kiểng, cô nhận ra chúng toàn là là nhưng cây thuốc nam: khuynh diệp, ngũ trảo, đinh lăng, ngái cứu, kim thất, bạc hà v.v.. Phúc ngắt một lá khuynh diệp, vò trong tay, và lắng nghe mùi thơm nồng của nó lan nhè nhẹ trong ko khí .l Nhà có vườn, đó là vuông đất hình chử U vòng hai bên hông ra tận phía sau nhà, ko thể nào lớn như nơi cô ở nhưng chắc khá hiếm hoi ở thành phố này.

    Bác Hương đón Phúc ở chân cầu thang. Kín đáo liếc nhìn đồng hồ: đã hơn 8 giờ rồi, nhưng dường như cô vừa đánh thức bà dậy. Chào Phúc bằng nụ cười rất nhẹ, bà diụ dàng:

    - Chúng tôi có ý trông cháu mấy hôm nay. Cháu đi đường có vất vả lắm ko?

    - Dạ vì đi xa ko quen nên cháu thấy hơi mệt ạ

    Xoay qua người giúp việc đang đứng cạnh, bà giới thiệu:

    - Đây là dì Lê, dì ấy sẽ giúp cháu mang hành lý lên phòng. Cháu rửa mặt rồi nghĩ ngơi một chút, sau đó ăn sáng cùng với bác. Thường buổi sáng cháu thích ăn gì?

    - Dạ buổi sáng mẹ cháu ko dùng gì cả. Người chỉ uống sửa nên cháu ăn qua loa ở căn tin trường.

    - Mẹ cháu có những thói quen kéo dài suốt mấy chục năm vẫn ko đổi. Về phần mình, bác rất thích duy trì nhưng bữa ăn gia đình, điều này giúp mọi người có thời gian gặp gỡ và trò chuyện với nhau. Từ nay cháu sẽ ăn sáng đàng hoàng tại nhà. Cháu thích ăn gì cứ nói với dì Lê, dì âý nấu ăn giỏi lắm.

    Phú ko hiểu có phải mình nhạy cảm quá ko, nhưng qua cách nói, cô có cảm giác bác ấy ko thích mẹ cô chút nào. Tại sao mẹ lại muốn mình đến đây và tại sao bác Hương lại đồng ý?

    - Phòng cháu ở trên tầng một, cháu lên xem đi. Hy vong cháu sẽ thích nó. Bao giờ bữa sáng chuẩn bị xong, bác sẽ gọi.

    Vũ Phúc lễ phép:

    - Lúc nãy ở trạm cuối cháu đã ăn một hcút. Nếu bác cho phép, cháuu muốn ở lại phòng sắp xếp lại hành lý và nghỉ ngơi. Cháu thấy hơi mệt.

    Mắt bác Hương nhìn cô rất lạ:

    - Bách quên là cháu đã phải ngồi cả đêm trên xe. Đôi khi giấc ngủ còn quan trọng hơn cả bữa ăn. Chú đi nghỉ đi.

    - Dạ

    Vừa đặt chân lên bậc thang đầu thiên, Phúc đã nghe bác HưƠng gọi theo:

    - Phúc này, bác muốn cháu xem đây là nhà của mình và cháu được quyền làm những việc mà cháu thích.

    - Cảm ơn bác.

    Lần này trong giọng nói của bác ẩn chứa điều gì rất khó giải thích. Dường như phải khó khăn lắm bác mới thốt ra được. Ko được tự nhiên lắm, hơi run run thì phải, nhưng nói làm Phúc cảm động vì cô biết ít ra bách đã nói tha6.t long.

    Căn phong dành cho cô rất đẹp với lối trang trí dành cho trẻ con. Nó khá rộng, co cửa sổ nhin ra vườn. Màu vàng, trắng được chọn làm chủ đạo. Phúc nhìn chiếc giường thấp, hộp giường uốn thành hình cánh quạt lại khá cao, trang trí thêm chiếc gương hình quả táo trông rất vui mắt. Drap màu vang in hình các con thú nhỏ nhỏ, xinh xắn. Trên trường treo bức tranh rất dễ thương. Phúc ko hkhỏi mỉm cười với hình ảnh cô bé với bó hoa cúc rơi vãi trên tay và chiếc quần trễ xuống tận mông.

    - Cô có muốn tôi xếp quần áo vào tủ ko?

    Phúc giật mình quay lại:

    - Dạ ko, cháu sẽ tự làm lấy.

    - Cô có cần gì thêm ko?

    - Cám ơn dì, lúc nào cần cháu sẽ nhờ dì giúp.

    - Vậy tôi đi nhé.

    Khep' của phòng lại, cô rút bộ quần áo trong túi xách. Nó hơi nhàu một chút nhưng ko sao. Nhà vệ sinh rất rộng. Bồn tắm trang bị máy massage, vì ko biết cách sử dụng nên Phúc dung vòi sen. Nước mát làm cô thấy khoẻ và nhẹ cả người. Ko chờ tóc khô, Phúc nghã trên giường và ngủ ngay tức khắc. Đây là giấc ngủ dài, bình yên đa6`u tiên dể từ ngay mẹ cô mất. Ko có những cơn các mộng nặng nề trùm kín toàn thân đếnngạt thở. Phúc chỉ thức giấc khi có tiếng gõ nhẹ vào cửa. Liếc nhìn đồng hồ: gần 1 giờ rồi.

    - Ba bảo mang bữa trưa đến cho cô. Cô mệt nên dùng thức ăn loãng cho nhẹ người. Dùng xong cô cứ để ngoài hành lang, tôi sẽ mang xuống.

    Trên mâm chỉ bay vỏn vẹn chiếc thố nhỏ, vừa đủ hai chén soup. Rất ngon nhưng quá ít so với dạ dày của Phúc. Chắc do sáng nay cô đã dùng quá nhiều từ "qua loa" tai hại khi nói đến việc ăn uống với bác Hương. Nếu lúc nào cũng qua loa như vậy thì mình sẽ thế nào nhỉ? Mặc cho chiếc dạ day háu ăn càu nhàu, Phúc uống thêm ly nước rồi nằm ôm gối nghĩ lẫn thẩn. Một lúc sau, cô lại thiếp đi.

    Lần này ko chờ ai đánh thức, Phúc đã sẵn sang cho bữa ăn chiều vào lúc sau giờ. Cô chọn cho minh chiếc áo lụa màu trắng, có thêu nhưng bông hoa nhỏ ở bâu, và chiếc váy xoè màu đen, trông tươm tất nhưng ko quá trịnh trọng. Có lẽ no thícy hợp với bữa ăn tối đầu tiên của cô trong khung cảnh sang trọng như ở đây. Phúc nhớ đến mẹ, và biết ơn bà về điều này. Khi Phúc còn rất nhỏ, bà Thanh đã luôn quan tâm đe6'n trang phục, và thị hiếu cảu bà thế hiện rất rõ qua cách ănmặc của cô. Bà chuộng màu sáng, thiết kế đơn giản, hài hoà nhưng lồng vào đó là vẻ sang trọngrất tinh tế. Phúc nhớ mình đã rất khác với nhưng người chung quanh. Về sau, mẹ cô ko còn fđích thân làm công vie6.c này nữa nhưng bà luôn đế mắt đến và giúp cô định cho mình một thẩm mỷ riêng theo khuynh hướng đó. Chẳng lẽ mẹ biết trước sẽ có ngày cô rời xa ngôi làng bé nhỏ, đìu hiu ấy để đến cái nơi xa sang trọng và xa lạ này?

    Vũ Phúc bước xuống lầu và nhìng thấy vẻ bối rối trong mắt bác Hương. Dường như bác ko nghĩ cô sẽ xuốngnhà và phá vở bữa ăn ấm cúng đang diễn ra giữa hai mẹ con bác.Lướt mắt sang Trường, anh cũng đang nhìn sững vào cô. CÓ vẻ như họ chưa sẵn sàng tiếp đón nhân vật mới mày. Sau một giây im lặng, bác Hương mau mắn:

    - Cháu xuống đây thì tốt quá.Sợ cháu còn mệt nên bác bảo dì Lê chuẩn bị thức ăn mang lên phòng. Cháu ngồi đi. Cứ tự nhiên như ở nhà nhé.

    Bà giục người giúp việc mang thêm thức ăn. Trường hỏi thăm qua loa về chuyến đi vừa rồi và ky thi đại học sắp tới của cô. Dương như đã hài lòng với sự quan tâm đầy tính hình thức đó, anh quay sang trò chuyện với bác Hương. Phúc im lặng lắng nghe đối thoại của hai người. Nó khác xa ko khi trầm mặc trong các bữa ăn của mẹ con cô.

    Nếu ở ba Thanh sự lạnh lùng, khép kín là điều lạ thì ở bác Hương sự quan tâm, âu yếm dành cho con trai lồ lộ ra ngoài, với cô, lại càng lạ hơn. Nó có điều gì đó ko bình thường. Nhìn ba săn đón, dùng từ này là thích hợp hơn cả, từng ý nghĩ, từng cử chỉ của Trường để đáp lại, để vồn và, để tán thưởng. Phúc nghĩ chắc mệt mỏii lắm vì người ta chỉ có thể làm điều này trong khoảng thời gian nhất định với nhừng người mà họ cho là cần thiết, chứ ai dùng cách này với người thân trong gia đình mà lại là con trai của mình nữa chứ. Nó phô trương và cường điệu như đang đóng kịch vậy. Nhưng khi nhìn vào vẻ bình thương trên gương mặt Trường thì cô lại nghĩ khác, có lẽ bác Hương luôn luôn như thế thật. Dù ko phải là người ủu mị, nhưng sự kém tinh tế của bác ấy gieo vào lòng cô, một người vừa mất mẹ, những cảm xúc lẫn lộn: oán giận, buồn bã, tủi thân, khó chịu v.v...

    Dù rất đói nhưng Phúc cũng chỉ ăn hết chén thì buôfng đủa. Bác Hương kêu lên:

    - Sao cháu ăn ít thế? Thức ăn ko vừa miện à? Hay bác bảo dì Lê làm món khác cho chau?

    Hơi ngượng vì sự vồn va6.p này, cô muốn trả lời đại khái cho xong chuyện nhưng nhớ đến bữa ăn qua loa hồi trưa nên ko dám:

    - Vì cháu vẫn còn mệt, thường thì cháu ko ăn ít thế đâu ạ.

    - Cháu phải ăn nhiều một chút, cháu hơi gầy đấy. Hay cháu ăn thêm chén canh nhé. Canh bí đỏ hầm đậu xanh mát lắm.

    Phúc lễ phép lắc đầu:

    - Dạ ko, cháu đủ rồi.

    - Vẫn con món tráng miện đấy, để bác gọi kì Lê mang ra.

    Nếu như thái độ trước đó của bác Hương là thật thì có vẻ như bác đã nhận ra mình vô tình quá. Còn nếu như đóng kịch thì bác nhìn thấy khán giả duy nhất đã ngấm đòn nên vội vã làm điều gì đó để bù lại. Miệng Phúc chợt đắng ngắt vì ý nghĩ này. CÔ đứng lên và có cảm giác cơ mặt mình trơ cứng.

    - CHáu ko ăn. CHúu xin phép ra ngoài một chút ạ !

    - Thôi được cháu đi đi

    Ko nhìn ai cả, Phúc máy móc bước ra ngoài. Anh sánng từ dãy đèn mắc ở hành lang ko len qua được tán là um tùm, dầy đặc nên khu vườn hơi tôi. Những thân cây thẳng đuột chỉ rung rinh lấy lệ, chẳng có nổi tiến xào xạc.Ở đây mọi thứ đều xa lạ
    và khô khan quá. Đến cỏ cũng chẳng đọng giọt sương nào để làm ướt cha6n Phúc.

    - Cô thấy nơi đây thế nào?

    Quái thật, lần nào hắn cũng xua6't hie6.n từ phía sau và vào lúc ko ngờ nhất.

    - Tôi vẫn chưa có ấn tượng gì về nó.

    Phúc biết Trường đang tiến đến gần vì giọng anh sát bên tai:

    - Cô thích căn phòng đó chứ?

    - Tôi rất thích.

    - Nó là của em tôi đấy, nhưng nó chết rồi. Chết khi còn rất trẻ.

    Phúc quay lại nhìn thẳng vào Trường. CÔ ko tin người ta có thể nói về cái chết của người thân bằng một giọng đắc ý đến thế. Tệ hơn nữa là dùng em mình để doạ người khác. Phúc nhếch môi:

    - Vậy à?

    - Cô ko sợ sao?

    - Sao lại sợ?

    - Sao lại sợ? hơn bao giờ hết, đây là lúc tôi muốn liên hệ với thế giới tâm linh ấy mà. Bie6't đâu cô ấy chẳng đã gặp mẹ tôi.

    Trường xoa cằm:

    - Tôi rất được muốn bie6't thật ra cô có can đảm như vẻ bề ngoài mà cô thể hiện ko.

    Phúc cười nhạt:

    - Bây giờ tôi mới hiểu tại sao có lần anh bảo anh rất dư thời gian để tìm hiểu tôi. Anh đã biết trước tôi sẽ đến nơi này. Sao lúc đó anh ko nói với tôi?

    Trường nhún vai:

    - Nói làm gì khi mà trước sau gì thì cô cũng biết. Bây giờ tôi sẽ nói nhưng điều cô chưa biết đây. Đó là cách cô cư xử với người khác. Ko phải tôi lên mặt dạy dỗ nhưng tôi nghĩ có một số điều cô nên tránh khi gioa tiếp vơi người chung quanh, nhất là mẹ tôi và đây cũng là cái được gọi là "nhập gia tuỳ tục". Thứ nhất....

    Trường chậm rãi nói từng câu và kết thúc ở điều thứ sáu. Anh cao giọng:

    - Tôi biết mình hơi đường đột, nhưng thời gian cô lưu lại đây ko phải là ngắn nên chúng ta cần phải tìm giải pháp để dung hoà nhau. CÔ có hiểu những gì tôi vừa nói ko?

    Phúc biết trong mắt Trường, cô là người có tình cách khập khiễng và qua cách nói của anh, cả mẹ cô cũng thế. Nhưng điều giáo huấn vừa rồi chỉ thích hợp với một đứa trẻ hư hỏng, cần dạy bảo đến nơi đến chốn, hay tệ hơn nữa nó dành cho những người ko hề bie6't đe6'n cái được cái gọi là giáo dục. Phúc có thể phớt lờ mặc người ta nói gì vẻ mình nhưng xúc phạm đến phạm đến mẹ cô thì ko. Dù vậy, Phúc vẫn ko để Trường nhìn thấy tay cô run lên vì giận:

    - Tôi nghĩ rằng Buôn Ma Thuộc chỉ cách xa thành phố này mấy trăm cây số về mặt địa lý, anh ko thể lấy khoảng cách đó để đo lường sự giáo dục và nhận thức ở người khác.

    Trường khoát tay:

    - Ý tôi ko phải thế, cô...

    - Ý anh thế nào anh vừa nói rất rõ. Tôi ko biết là có những hạn chế trong cuộc sống riên của tôi. Tôi ko quen được người khác bảo ban phải làm thế nọ thế kia trừ mẹ tôi. Và tôi nghĩ răng trong chừng mực nào đó tôi vẫn ứng xử như một người có giáo dụ. CÓ thể mẹ tôi thấp bé hơn mẹ anh về mặt ngoại hình, lại ngăn ngủi hơn bác ấy về tuổi tác nhưng điều đó ko có nghĩa là những gì tôi nhận được từ bà kém ho&n những gì anh nhận được từ mẹ anh .

    - Khi nghe một sự thật, lúc nào cô

    cũng phản ứn thế này à?

    Phúc khô khan:

    - Phản Ứng của tôi có gì ko đúng mực?

    - Ko, cô rất bản lĩnh. Hiếm ai có được điều này ở lứa tuổi như cô.

    - Vậy anh nghĩ tôi sẽ thế nào khi lắng nghe sự thật mà anh vừa đúc kết, sau khi săm soi người khác qua cái lăng kinh đầy dẫy những thành kiến theo kiểu cha truyền con nốii ấy. Sở dĩ tôi phải nói thế vi ko có cách nào lý giải được tại sao anh ác cảm vơi tôi đến vậy. Anh muốn có một giải pháp dung hoà phải ko? để tôi nói anh nghe quan điểm của tôi: nếu anh nghĩ anh dùng cách này để đẩy tôi đi khỏi nơi đây thì anh lầm. Tôi sẽ ko bao giờ làm điều đó đâu trừ khi mẹ tôi sống dậy và bảo răng người muốn thế.

    Trường lạnh lùng:

    - Bà ko nói tại sao cô phải đến đây à? CÔ có muốn nghe tôi nói lý do ko?

    Như con thú nhìn thấy cái vẫy của người thợ săn, cô cẩn thận đi vòng qua nó:

    - Ko, mẹ tôi đã ko nói, có nghĩa là với bà điều ko cần thiết.

  7. #7
    Đang học vỡ lòng
    Tham gia ngày
    Apr 2006
    Bài gởi
    118

    Default

    - Chẳng lẽ chưa bao giờ cô tự đặt câu hỏi?

    - Có chứ, tôi tự hỏi: tại sao anh lại chấp nhận đề nghị của mẹ tôi trong khi tha6.t lòng anh ko muốn thế?

    Trường nhìn xoáy vào Phúc:

    - Câu trả lời rất đơn giản: chúng tôi lo nỡ từ chối ý nguyện cuối cùng của một người biết mình sắp chết.

    Giọng nói trịch thượng, đầy vẻ ban ơn cúa Trường khi nhắc đến bà Thanh làm cơn giận ngùn ngụt bốc lên như lớp dung nham nóng rót vào lý trí của Phúc và thiêu đốt nó. Cô bật cười khan:

    - Thật à? nhưng nhìn bề ngoài ko giống như cách anh vừa nói đa6u, có vẻ như anh thich đặt vòng hào quan lên cái mà anh cho là nghĩ cử ấy.

    - Vậy theo cô thực chất nó là cái gì?

    Ở Trường có một vẻ gì đó của người thợ săn đã dồn được con mồi vào bẫy, muốn chờn vờn thêm một chút để chứng tỏ bán lĩnh của mình. Còn Phúc như con bò đang điên tiết vì tấm vải màu đỏ phất phơ trước mặt như trêu ngươi, chỉ còn biết gầm lên và điên cuồng lao đến. Trong tâm tạng ấy cô đã bật thành lời những ý nghĩ ko hề có trong đâu chỉ vài giây trước đó:

    - Anh ko nỡ từ chối à? Thế mà tôi lại thấy anh phải ép lòng làm điều ấy vì một sự sợ hãi nào đó, giống như một người bị buộc trả nợ vậy.

    Quai hàm Trường cứng lại, đôi mắt ko còn ánh lên vẻ giểu cợt. Thay vào đó là những tia giận dữ phóng thẳng vào mặt Phúc. Tưởng chừmng như sự să;c bén của nó có thể cắt cô ra làm nhiều mảnh:

    - Ra là thế. Bây giờ tôi đã hiểu tại sao cô lại chọn cho mình lối hành xử ấy. Cô tự cho răng mình là người đi đòi nợ phải ko?

    - Vậy anh hãy co tôi biết tôi sai ở điểm nào đi?

    - Tôi ko làm điều ngu ngốc đó đâu. Và nếu tôi là cô, tôi cũng se ko nói những lời vừa rồi. Nó chẳng có lợi cho cô chút nào. Nhưng có mo6.t điều tôi có thể nói với cô là trước khi ra đòn hãy cha9'c chắn ra9`ng mình đã học cách chịu đòn.

    Trường quay lưng bỏ đi sau khi buông thỏng từn tiếng với vẻ chán chường;

    - Xét cho cùng co chỉ là một bản sao, lại là một bản sao ko hoàn chỉnh. Điểm đa9.c bie6.t là cô đã thừa hưởng ở bà a6ý những điều mà tôi ghét nhất.

    Lần này nó ko còn là những cái khua nhè nhẹ trên mặt nước mà là những tảng đá lớn được ném mạnh xuống tận đáy hồ. Cám giác buồn bã, cô đơn, giận dữ như những đợt sóng cuồn cuộn muốn nhấn chìm Phúc. Cố cữơng lại điều ấy cô cười nhạt:

    - Vậy thì thật ko may cho anh, đó lại là những điều mà tôi thích nhất đấy.

    Trường ko ngoái lại, anh thong thả đi vào nhà.Phúc đứng rơ ra đó, long ngổn ngang bao ý nghĩ nhưng trên hết là cảm giác sợ hãi. Cô sợ ngôi nhà xa lạ này và những người bí ẩn trong ấy. Họ ko ưa cô? họ đối phó với vô? Phúc đang ngụy trang mình ba9ng những thứ mà cô có thể. Nhưng kéo dài được bao la6u, cô hoàn toàn ko biết. CÓ chiếc lá nào vô tình ro8i ngay trên lối đi, mặc dù đã cố gượng nhưng nó vẫn vỡ vụn dưới chân Phúc. Tiếng rốp khô lạnh lọt thỏm vào ko gian mênh mông nhưng dư âm của nó lại vang vang như dội từ đáy giếng sâu thẳm. Có cái gì đó đang đổ vỡ trong cô. Úp mặt vào tay, bấ giác Phúc gọi khẽ mà nghe long mình thổn thức "mẹ ơi"

    ~*~

    Phúc cố len lỏi qua đám đông dày đặt trước cổng trường. Mồ hôi túa ra ướt đẫm cả mái tóc và lưng áo. Từng gương mặt lướt qua và phần lớn đọng lại trong cô là vẻ buồn bả, cay đắng, chán chường hiện rõ mồn một ko lẫn vào đâu được. Đàng kia còn có người dứng khóc tức tửi. Phúc ái ngại nhìn những đường vằn vện trên gương mặt khá xinh.Vài người xúm lại an ủi. Cô nghĩ thầm, mình may thật. Ồ ko, phải nói rằng ko tệ chút nào mới đúng chứ.

    Với tâm tạng vui vẻ nên dù con đường trước mặt bị nắng rang lên phơi bờ lưng khô cong, bỏng rãy chẳng còn làm Phúc ngại. Lúc này gió đã hong khô tóc và lưng áo cô. Cái thứ gió gì ma vô duyên như các loại nước đóng cai càng uống càng thấy khát. Phúc thèm côn gió cao nguyên mát rượi, phong khoáng, lồng lộng thổi qua các ngọn đồi đầy nắng.

    Rẽ vào con đường tắt mà có lần dì Lê chỉ cho, đoạn này khá vắng nên Phúc đạp nhanh hơn. Cô vẫn ko dám đi xe gắn máy vì chưa quen với đường sa đông đúc và chật hẹp như ở đâu. Dừng xe trước cổng, Phúc mới lòn tay vào thì nó đã bật mở.

    - Úi, dì làm con hết cả hồn.

    Dì Lê vội vã:

    - Sao rồi? Đậu chứ hả con?

    Sự quan tâm của dì làm Phúc cảm động.

    Chưa kịp trả lời, Dì Lê đã khoát tay:

    - Vào nhà đi con. Dì đi công chuyện, chiều nay di sẽ nấu gì ngon ngon để chúc mừng con.

    Vũ Phúc cúi đâu giấu đôi mắt cay cay. Dì Lê vỗ nhẹ, vào tay:

    - Đóng cửa cho dì rồi vào nhà nghĩ đi. Ngủ một giấc cho lại người. Trông con phờ phác lắm đấy.

    Phúc dạ nhỏ. Chờ dì Lê quay lưng cô mới lén lén đưa tay sờ lên mắt. Đứng yên một chút đến khi cơn xúc động qua đi Phúc mới bước vào nhà bằng cửa hông. Tiếng nhạc vong ra từ phòng khách làm cô chú ý. Chẳng lẽ Trường về rồi? Hôm trước bác Hương bảo phải đến tuần sau. Vũ Phúc bước lên tam cấp và rón rén ngó vào trong. Cảnh tượng trong phòng là cô sững lại.

    Thỉnh thoảnh Phúc có nhìn thấy nó trong các bộ phim hoặ đọc được trong sách nhưng cảm giác kỳ lạ khi mục kich nó tận mắt thì bây giờ cô mới biết. Trông nó đẹp và lãng mạn quá. Nó đẹp con hơn nụ hôn mà Phúc cho là kinh điển trong bộ phim "Gone with the wind" giữa hai diễn viên chính Clark Gable và Vivien Leigh. Gương mặt cô gái chỉ thấy một phần nhưng rất thanh tú với chiếc mũi thon và làn da trắng mịn như sứ. Trường đang ôm xiết chiếc eo nhỏ bé, thanh mảnh của cô. Cả hai rời nhau ra nhưng vẫn giữ khoảng cách rất gần. Vũ Phúc có thể nhìn thấu ánh mắt say đắm của họ dành cho nhau. CÔ ko thể tượng tượng ra nỗi Trường lại có những cử chỉ gượng nhẹ đến vậy. CÓ lẻ vì với cô hắn luôn trưng ra bộ bặt lạnh lùng, cao ngạo đến khó ưa. Trường đang vuốt ve gương mặt xinh đẹp ấy. Bàntay anh từ từ di chuyển xuống cổ rồi giữ nguyên sau gáy.Trường ko ngẩn lên nhưng qua khóe mắt, chao ôi, Phúc nhận ra hắn đã trông thấy cô từ trước. Phúc đờ ra trong cảm giác xấu hổ ko sao diễn tả được. Cuối cùng cô hấp tấp quay lưng đi một một mạch nhưng dường như ánh mắt của hắn cứ đuổi theo châm chích sau lưng.

    Mấy ngày sau đó hình ảnh nụ hôn cứ lởn vởn trong đầu và dĩ nhiên trong suốt thời gian ấy Phhúc cứ tránh gặp Trường. Cô sợ vẻ mặt nghớ ngẩn sẽ tố cáo tâm trạng của mình và với một người tinh ranh như hắn đọc được điều ấy chẳng phải là chuyện khó khăn gì.

    Tưới xong mấy chậu kiểng. Phúc vô sau bếp bưng chiếc thố nhỏ đựng hạt sen ra ngoài vường. Dì Lê nhờ cô bóc nhuỵ. Bác Hương rất thích ăn chè hạt sen. Bác bảo nó mát, bổ và thanh miệng.Phúc thong thả tách từng hat. Công việc tỉ mỉ cũng có cái thú riêng của nó. Cô vén lọn tóc rũ trước trán và vờ như ko thấy Trường đang tiến đến gần. Rất tự nhiên hắn ngồi xuống cạnh, Phúc bưng thố hạt sen đặt lên đùi và tiếp tục công việc, ko để ý đến sự hiện diện của hắn

    - Bao giờ thái độ của cô cũng như đẩy người khác ra xa vậy.

    Phúc im lặng, Trường tiếp:

    - Tôi chỉ muốn nói vài lời chúc mừng cô.

    - Vê chuyện gì?

    - Cô đã ko nói với mọi người là cô đạt thủ khoa trong kỳ thi vừa rồi.

    Phúc hờ hửng:

    - Vậy à?

    - Cô giỏi hơn tôi nghĩ rất nhiều đấy.

    Vẫn cái giọng trịch thượng mà Phúc ghét cay ghét đắng. Cô nhớ những lời trước kia của hắn "một bản sao ko hoàn chỉnh, cô thừa hưởng ở bà ấy những gì mà tôi ghét nhất". Phúc thấy lòng mình gay góc. Thu dọn mọi thứ cô đứng lên:

    - Dù sao cũng cám ơn anh.

    Trường làm một cử chỉ để năn Phúc lại:

    - Hãy tin tôi. Tránh mặt, ko phải là chách hay nhất để khỏi va chạm. Vấn đề là thái độ và cách sống của cô. Nếu cứ như thế này e rằng cô sẽ khó thành công trong tương lai. Dù muốn du ko chúng ta cũng sẽ sống chung một nhà trong thời gian khá dài đấy, sao cô ko thử làm cho mình thoải mái và cho người khác cảm giác đó khi tiếp xúc với cô?

    - Anh vừa nói đến tương lai? cái ngày mai ấy vẫn chưa đến, nó vẫn chưa được sinh ra kia mà. - Phúc nhún vai - Mọi lo lắng trong hôm nay đều vô ích. Như tôi vậy, tôi ko bao giờ nghĩ rằng mình có lúc phải đến đây.

    Trường hìn chăm chú vào mặt cô:

    - Lẽ ra bà ấy phải chuẩn bị trước tinh thần cho cô. Đột ngột đẩy cô vào tình huống này ko phải là cách hay nhất.

    Vũ Phúc lạnh lùng:

    - Tôi ko muốn tranh luận với anh và tôi cũng ko thích cái cách anh nói về mẹ tôi.

    Trường xoa cằm:

    - Xin lỗi, có lẽ tôi có vấn đề về cách diễn đạt hoặc là cô nhạy cảm quá đấy. Nhưng dù sao tôi cũng sẽ thận trọng hơn. À, tại sao lúc nào cô cũng xù lên như một con nhím vậy?

    - Đó là trạng thái bình thưỜng của tôi. Tôi nghĩ dần dần rồi anh sẽ quen.

    Trường hơi nhếch môi. Ko phải là cái nhếch môi bình thường. Dừơng như là để giấu một nụ cười. Ko lẩn tránh tia nhìn săm soi có phần khiếm nhã của Phúc, Trường hỏi thêm. Câu hỏi mà cô biết rõ mang tính xã giao hay chi giả vờ hỏi lấy lệ.
    - Cô đã quen với không khí ở đây chưa nhỉ?
    - Rồi
    - Cô vẫn đi bằng xe đạp à?
    - Vẫn
    _à, chừng nào thì cô nhập học
    - Hai tuần nữa
    P thấy dường như mình đã đạt được mục đích. Trường không có đủ kiên nhẫn để ngồi nghe những câu trả lởi cụt lủn có thể làm nản lòng những người kiên nhẫn nhất, huống chi hắn chỉ giả vờ hỏi cho có. Anh ta chậm rãi đứng lên để kết thúc câu chuyện nhạt phèo
    - Nếu có gì khó khăn cô cứ nói với tôi , đừng ngại
    _ tôi không ngại đâu
    - vậy thì tốt
    - Tôi muốn vay anh một số tiền
    Trường quay lại, rõ ràng hắn không chuẩn bị trước tình huống này. P đứng lên
    - Tôi cần lkhoảng 2 triệu
    T nhìn cô. Cái nhìn không cho P biết anh nghĩ gì, nhưng cô đoán chắc anh ta bị bất ngờ. Cuối cùng anh gật khẽ, cái gật gượng nhẹ như muốn làm giảm đi sự ngại ngùng mà anh nghĩ là có ở người đối diện
    - Cảm ơn anh đã không hỏi tôi sử dụng vào mục đích gì nhưng tôi nghĩ là mình có bổn phận giải thích với anh. Số tiền hôm nọ tôi mang đi sau khi mua xe chỉ còn lại một ít, không đủ đóng tiền học và tôi cũng cần sắm một vài dụng cụ cá nhân. Tôi sẽ hoàn trả lại cho anh trong t/g sớm nhất
    T nhăn mặt. Cô biết anh vẫn còn khó chịu chuyện cái xe. Cũng vì nó ma hôm nọ cô với anh cãi nhau một trận ra trò. T khoát tay
    Cô không phải lo lắng chuyện tiền bạc. Hôm nọ chúng tôi đã hứa
    VP ngăn lại
    - Không. về chuyện này thì mẹ tôi chuẩn bị cho tôi rất chu đáo.ngoài việc bà nhờ anh, anh không cần phải giúp tôi thêm bất cứ điều gì nữa.
    T nhún vai ngán ngẩm
    - Nếu cô muốn thế. Mà nè, cô có biết mỗi lần nhắc đến bà ấy thái độ của cô khó chịu lắm không?
    P cúi xuống bưng cái thố lên rổi thản nhiên trả lời
    - Tôi biết chứ. Anh nói đúng. Tránh mặt không phải là cách hay nhất để khỏi va chạm. Mà là ác cảm của anh hiện nay không nhắc đến mẹ tôi mới là giải pháp hiệu quả nhất
    - tại sao cô không thử lí giải cái mà cô gọi là ác cảm của tôi
    - tại sao tôi lại phải làm thế. Vì anh lớn hơn tôi không quá nhiều để tôi có thể không nhớ tên anh. Tôi chưa từng trông thấy cũng như nghe nhắc đến cho đến ngày anh xuất hiện ở nhà tôi cùng với bác H. Điều này lí giải rằng trước đây anh chưa từng gặp mẹ tôi.Mối liên hệ chỉ có ở người lớn và ác cảm chắc chắn cũng xuất phát từ người lớn. tôi không tin bác H truyền nó cho anh vì tôi khộng nhìn thấy điều này ở bác.Vậy thì lí do duy nhất khiến anh chó ác cảm là vì anh bị mẹ tôi buộc phải làm cái điều mà anh không thích. Điều này cũng dễ hiểu thôi, từ trước tới nay mẹ tôi luôn chi phối người khác và anh cũng không phải ngoại lệ.
    T cười nhạt
    - Cô hót như một con vẹt. Nhưng dù sao tôi cũng mong là cô tin vào những điều cô nói. Nhân đây tôi cũng cho cô một lời khuyên. Có nhiều cách để diễn đạt. Cô hãy chọn cho mình một cách thích hợp nhất. í dụ như là...
    - Vậy anh cũng nên coi lại thái độ khó chịu của mình đi và trước khi nó được cải thiện tôi sẽ làm cho anh tiếp tục khó chịu vì thái dộ đáng ghét của tôi
    T nhún vai bỏ đi. bao giờ cũng thế, hắn luôn dùng cách này để chấm dứt cuộc tranh luận giữa hai người.T bỏ đi nhưng người chiến thắng cũng chẳng phải là mình. P nghĩ thầm.P biết cô cũng quá quắt khó ưa lắm nhưng lại không thể kiềm chế nổi khi trông thấy vẻ khinh khỉnh đáng ghét của hắn.Nhưng tận trong đáy lòng P hiểu T không phải là người xấu. hắn sẽ không tống được mình ra khỏi cửa vì lí do này đâu.

  8. #8
    Đang học vỡ lòng
    Tham gia ngày
    Apr 2006
    Bài gởi
    118

    Default

    tiếp nè
    Thành phố vào mùa đông cũng có nét hay riêng của nó. tuy chỉ se se lạnh vào buổi tối và sáng sớm mai khi mặt trời vừa lên nhưng VP cũng cảm thấy tuyệt vời lắm rồi.Cô thèm chút hơi lạnh của đất trời để nhớ đến cài se sắt của miền cao nguyên. Thong thả dạo quanh mấy hiệu sách mà vài ngày trước đây còn đầy dãy những thiệp giáng sinh và vật dụng trang trí cho Noel. P ngắm nhìn các cửa hiệu đứng san sát vào nhau.hầu như gian nào cũng trưng bày thông. Cô c1o cảm giác cái mau xanh hay bạc của nó làm dịu đi rất nhiều cái không khí quanh năm đặc quánh bụi ở đây. Đêm nay mọi người đua nhau xuống phố, P cũng không muốn về nhà sớm
    Cách đây hai hôm là sinh nhật của T nhưng bác H bảo với cô là năm nào cũng tổ chức đúng vào mùa Noel.Giờ này chắc khách khứa đã đến đông đủ. Cô nhìn xuống cổ tay, đã hơn 9 giờ. Dù sao giờ này cũng nên về rồi. Dựng chiếc xe đạp vào góc xoài già cỗi, P đi vòng ra sau mấy chậu kiểng, tránh ánh sáng hắt ra khi mờ khi tỏ của hai hàng đèn được giăng từ ngoài sân vào tận phòng khách. Vài đám đông nho nhỏ đứng rải rác khắp phòng. Cô thò tay qua khung cửa sổ xoay nhẹ những chiếc phong linh rồi lắng tay nghe những tiếng lanh canh vui tai của nó.Đây là món quà giáng sinh mà P thích nhất. sánh nay cô đã treo nó ở đó. Chắc chẳng có ai nhận ra sự hiện diện của chiếc phong linh vì ở đây hơi khuất và nhạc mở hơi lớn. Phía sau "hậu trường" chẳng có mấy người. Dì Lê đang đặt hoa lên mấy dĩa trái cây lớn. Vừa trông thấy cô dì hỏi ngay
    - Con đi lễ về rồi đây hả. Thay áo rồi xuống ngay đi con. Khách đến chắc cũng đông đủ cả rồi đấy
    P lễ phép
    - Sáng nay con đã xin phép bác H không tham dự buổi tiệc này rồi. Con vốn không quen với những buổi tiệc lớn. Vả lại con cũng có biết ai đâu
    -Nhưng bác ấy đâu có đồng ý. Xuống một chút thôi con. Dì có để đồ nguội và trái cây trong phòng con, sau đó thì tha hồ mà ăn một mình
    Chẳng đợi cô phan ứng, dì L đẩy nhẹ vào lưng
    - Đi đi con
    Không dám cãi lời, P lững thững đi lên cầu thang. Vừa đi vừa nghĩ làm sao để sự xuất hiện của mình ít gây sự chú ý nhất. Vừa rẽ vào phòng đã nghe tiếng bác H bảo.
    - P, cong sang bên này bác bảo một tí.
    bác H mở rộng cửa phòng để cô bước vào. P lấy làm lạ vì bác vẫn an mặc bình thường. Không có vẻ gì là sẽ tham dự buổi tiệc dước kia cho dù cô nghĩ T tổ chức nó là vì bác. Như hiều được ý P , bác H thong thả nói
    - Bác lớn tuổi rồi nên không thích hợp với không khí lễ hội. vả lại thấy người già xuất hiện thì bọn trẻ mất tự nhiên, thoải mái nên bác thường không tham dự. Nhưng bác thích những buổi tiệc như thế này. Nó làm mọi người thân với nhau hơn. Hay ít ra cũng giúp mình biết thêm vài người. Vì vậy bác muốn cháu xuống đó.
    Ngừng một chút để quan sát mặt cô. bác nói tiếp
    - Có thể ăn nhiều hơn một chút, cười to hơn, nói nhiều hơn. Thậm chí uống một ít rượu vang có thể làm cháu vui hơn đấy
    P dạ nhỏ. Bác H với tay lấy gói quà trên bàn đưa cho cô
    - Đây là món quà giáng sinh bác chọn cho cháu. Mong là chàu sẽ thích. Cháu mặc nó đêm nay luôn chứ?
    - Cháu về phòng sửa soạn đi. Chúc cháu vui
    VP đi ra như một cái máy quên cả lời cảm ơn. tệ thật. Hình như cô đặc biệt nhanh nhạy khi tranh cái với ai còn những lúc tình cảm như thế này thì cứ đực ra như con ngỗng. P tặc lưỡi mắng mình không tiếc lời
    tần ngần một lúc P mở món quà và sững người vì vẻ đẹp của nó.P ướm thử và xoay mình trước gương. chiếc đầm màu đen dài phủ gót ôm sát lấy thân hình. Chất vải mềm mại và mát rượi của nó mơn man da thịt cô. Xoa xoa bờ vai trần, P chợt nhớ ra là mình không có cái áo khoác hay đôi giày nào phù hợp với chiếc đầm này cả.Vừa chải đầu vừa suy nghĩ, cuối cùng P quyết định mặc nó. Cô bỗng nhớ tới làn da trắng và chiếc mũi thanh thanh của câo gái ngồi trong phòng khách hôm nọ.
    VP bước xuống cầu thang. Buổi tiệc đã bắt đầu, mọi người ồn ào không ai chú ý đến sự xuất hiện của cô. P đứng tựa bên cửa sổ có chiếc phong linh quan sát khắp phòng. Thức an , thức uống đặt kín trên hai dãy bàn kê sát phòng. Phía trên là poster ông già Noel với gương mặt tròn phúng phính và nụ cười như trẻ con.Lúc treo nó ở đây P đã không nghĩ ra được là sẽ tạo được hình ảnh ngộ nghĩng như bậy giờ. Nhìn quanh, thấy ai cũng có đĩa thức ăn trên tay, vừa ăn vừa trò chuyện. Thấy hay hay, P lấy một ít cho mình. Lúc xoay người lấy chai nước cam, P chạm phải ánh mắt ngạc nhiên của một người ( đó chính là....tèn ten tén ten.......KHÔNG phải T đâu..heheheh)P nhận ra chính cô gái hôm nọ, khuôn mặt nhìn thẳng đẹp hơn rất nhiều. Dôi mắt to tròn với hàng mi cong vút. ở cô có cài gì đó yếu đuối,nhẹ nhàng thanh mảnh và cũng rất cuốn hút. Cô đang mỉm cười và đi về phía P.
    - Em là P phải không?
    - Dạ phải...chị là....
    - Chị là Phương Du. Chị nghe anh T nói rất nhiều về em đấy
    P cười nhẹ
    - Vậy em thế nào nhỉ
    PD nhướng mày. Đôi mắt mở to như thích thú y như cách người lớn nhìn một đưa trẻ ngộ nghĩnh vậy.Nó cũng giống như cách cô nhìn thằng cu Tin, cu Tun lúc chúng đùa giỡn với nhau. P thấy bực bội pha chút tức giận. Nhất là khi T đến sau lưng PD và nhìn chòng chọc vào cô
    - Anh ấy bảo em học giỏi, dễ thương, thông minh và rất cởi mở
    - Ồ, nhờ chị nói giúp với anh T là em cám ơn những lời khen cường điệu ấy
    - Nó không đúng à?
    - Có thể anh ấy dùng cách này để chỉ cho em thấy những khiếm khuyết trong tính cách của mình hoặc đặt ra mục tiêu để cho em phấn đấu chẳng hạn
    PD cười khẽ, chị nói như trêu cô
    - vậy P thế nào nhỉ?
    Phớt lờ cái nhún vai chế giểu cúa Trường. Phúc chậm rãi xoay xoay chiếc ly trong tay:

    - Ừm...em như nước vậy. Đặt vào ly thì có hình trụ. Đế trong thau thì có hình tròn. Đổ xuống đất thì chẳng còn hình thù gì hết.

    Trường bước lên phía trước, đứng giữa cô và Phương Du. Thái độ như muống kết thúc mẩu đối thoại mà anh biết rõ lý do ko bình thường giữa hai người mới gặp nhau lần đâu. Và cũng như để bảo vệ Phương Du trước vẻ gây hấn của Phúc, anh bảo nhỏ vào tai Du:

    - Em đến đàng kia đi. Minh Tuấn vừa tìm em đấy.

    Mắt Phương Du sáng lên:

    - Anh ấy đến rồi à? Em cứ lo...

    CHị vội vã quay lưng:

    - chút nữa mình gặp lại nghen Phúc.

    Phúc gật nhẹ. Quay sang Trường, cô nhướng mày như ngầm bảo "anh thấy rõ rồi đấy, ko phải tôi mà chính chị ấy muống thế nhé ". Trường im lặng nhưng tia nhìn của anh chiếu thẳng vào cô. Có cảm giác chúng như những con rắn độc nguy hiểm đang bò khăp người tìm một yếu huyệt để mổ. Phúc giểu cợt:

    - Anh có thói quen nhìn chòng chọc vào người khác một cách bất lịch sự thế à? Hay là anh ko học mỗi bài học lễ độ mà lẽ ra anh phải học thuộc từ bé?

    Mắt Trường rung rung và nheo hẹp lại, anh buông từng lời trước khi bỏ đi:

    - Tôi là người đàn ông bình thường nên việc ngắm nghía một phụ nữ đẹp như cô đâu phải là điều cần phải giái thích. Chiếc áo cũng rất đẹp nhưng ko giấu nỗi gót chan Achine của cô. Thật đáng tiếc.

    VP biết khi nói điều này ko phải hắn muốn ám chỉ đôi chân trần của cô. Mình có điểm, yếu nào mà Trường nhìn thấy nhỉ? Mỗi lần cô gặp hắn ko khí chung quanh luôn đượm mùi thuốc súng. Phúc băng khoăn, chẳng lẽ từ trong tiềm thức cô đã có ý nghĩ: để ngăn người khác ko xúc phạm đến mình nên cô buộc lòng phải xúc phạm họ trước. Nếu vậy trong mắt Trường cô là người thế nào? Phúc ước gì mình giống như Phương Du, lúc nãy chị ấy đã rất bình tỉnh, đúng mực trước vẻ gây hấn lộ liểu đến đáng ghét của cô. Phúc bức dọc mình chẳng ra làm sao cả, chán thật.

    Nhìn quanh thấy ko ai chú ý cô vớ đại chai nước trên bàn rót đầy ly rồi ra ngoài băng lối cửa hong. Tha thẩn dọc hành lang rồi cuối cùng Phúc ngồi xuống băng ghế lạnh ngắt. CHiếc đèn bị hư từ hai hôm trước vẫn chưa được thay nên nơi đây chỉ có thứ ánh sang nhờ nhờ. Hớp một ngụm nưỚc cô nhăn mặt suýt phun ra ngoài vì đắng chắc là một loại nước lên men gì đấy. Trở vào trong cũng dở, Phúc uống từng tí một. Chỉ có mùi thơm là an ủi đôi chút.

    Khu vườn tối đen gió thổi lào xào. VP đưa tay hứng chiếc lá đang xoay tít, nó nhẹ nhàng đáp xuống tay cô. "tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng", cả chiếc lá cũng sợ đau nó co người và chọn tư thế ít va chạm nhất còn mình? Phúc ko ngăn nổi tiếng thở dài. Chợt có tiếng hốt hoảng của một cô gái:

    - Ai đấy?

    Phúc giật mình ló đầu ra, khỏi cây cột lớn rồi đứng hẳn dậy. Cô gái ko dấu nổi vẻ sợ hải khi trông thấy Phúc, mặc cho Phúc đã nhoẻ cười để trấn an. Mặt cô gái trắng bệch như sáp. Bất giác Phúc cũng giơ tay lên sờ mặt mình. Chắc là do ánh đèn, cô gái lấp bấp:

    - Chi......là ai? chị từ đâu đến?

    Vẻ hốt hoảng của cô gái lây sang cả Phúc, cô vừa ngạc nhiên...vừa sợ:

    - Tôi từ Buôn Ma.....

    - Xin lỗi tôi....tôi....

    Cô gái quay đi như chạy, Phúc ngớ ngẩn trông theo . Chắc là cô ấy đã lầm Phúc với một người nào đây. Phúc nhớ những ngày đầu nhập học bạn bè bảo rằng rất thích màu hồng tự nhiên trên gò má cô. Với thời gian, dấu ấn vùng cao ấy cũng đã mất đi rồi.

    Càng về khuya gió càng lạnh, Phúc nhắm mắt ngã người ra sau cố tìm cảm giác quen thuộc, và hình dung mình đang ở nhà, trong căn phòng có chiếc rèm màu cỏ úa. Dừng như Phúc còn nghe được cả tiến chuông đều đặng của cái đồng hồ cổ ấy. Chẳng biết bao lâu cảm giác như có ai đó đang đứng rất gần đánh thức cô. Phúc từ từ mở mắt và hình ảnh đầu tiên mà cô nhìn thấy cũng là đôi mắt. Nó cũng đang mở to nhìn Phúc một cách chăm chú. Đôi mắt của một người đàn ông. Đúng rồi, ông ta đang đứng sau lưng và rõ ràng đang nghiêng người thật thấp để nhìn vào mặt cô. Hơi thở rất gần nóng ấm cả gò má. Phúc ngồi dậy, ông ấy cũng đứng thẳng người lên. Cô im lặng chờ đợi, cuối cùng ông ta thì thầm:

    - Em ko phải là ma đấy chứ?

Trang 1/3 123 cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện đang có 1 tv xem bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • Bạn không được quyền đăng bài
  • Bạn không được quyền trả lời bài viết
  • Bạn không được quyền kèm dữ liệu trong bài viết
  • Bạn không được quyền sửa bài
  •