Trang 17/25 đầuđầu ... 711121314151617181920212223 ... cuốicuối
kết quả từ 129 tới 136 trên 197

Ðề tài: Thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn (toàn tập)

  1. #129
    Tiểu học - Đại học chữ to
    Tham gia ngày
    Feb 2017
    Bài gởi
    236
    Blog Đã Viết
    14

    Default





    TRÚC ĐÀO

    Đi ngang thấy ngọn trúc đào
    Nhà em anh hỏi lối vào gần xa?
    Từ ngày vườn ấy trổ hoa
    Tìm em trăm nẻo dẫu xa cũng gần!

    2001
    (Tập thơ Cỏ Hoa Thì Thầm – NXB Thanh Niên 2002)

    Thanh Trắc Nguyễn Văn






    Ghi chú: Ảnh Tôn Nữ Na Uy và ảnh hoa trúc đào sưu tầm từ internet

  2. #130
    Tiểu học - Đại học chữ to
    Tham gia ngày
    Feb 2017
    Bài gởi
    236
    Blog Đã Viết
    14

    Default





    BÀI THƠ NỬA ĐỜI VÀ BỐN BI KỊCH LỚN CỦA CON NGƯỜI

    1. Bi kịch thứ nhất: Bi kịch trong tình yêu

    Nửa đời
    Nhỏ lệ làm sông
    Thuyền yêu chèo mãi
    Vẫn không thấy bờ.

    Với giọng thơ lục bát nhưng Thanh Trắc Nguyễn Văn đã vận dụng lối ngắt nhịp biến 2 câu thơ lục bát 6 - 8 thành 2 - 4 - 4 - 4 để tạo nên một âm điệu vừa trữ tình vừa khoắc khoải bi thương. Yêu như trong bài thơ thì làm sao giữ gìn hạnh phúc được? Yêu là phải có nghị lực vươn lên. Tôi nhớ một bài thơ khác cũng của Thanh Trắc Nguyễn Văn, đã có một ý thức và một cách xử lý trong tình yêu hoàn toàn khác hẳn:

    Cầm lên một trái khổ qua
    Khổ mà kêu khổ đúng là khổ thôi
    Yêu nhau leo núi vượt đồi
    Chia bùi xẻ đắng khổ rồi cũng qua!
    (Trái khổ qua – Thanh Trắc Nguyễn Văn)

    Bi kịch trong tình yêu chính là sự ủy mị, sướt mướt. Nước mắt chỉ làm người ta thương hại chứ không giữ được tình yêu. Khoảng những năm 1980 Liên Xô có bộ phim nổi tiếng Mat-xcơ-va không tin vào những giọt nước mắt. Nay qua bốn câu thơ đầu của bài thơ Nửa đời nên có thêm một thành ngữ mới: ”Tình yêu không giữ được từ những giọt nước mắt”. Hình ảnh và hình tượng bài thơ rất đắt: ”Nhỏ lệ làm sông”, ”Thuyền yêu chèo mãi/ Vẫn không thấy bờ” gợi đến những hình ảnh đã có từ rất lâu trong tình yêu: ”biển tình”, ”biển ái” nhưng nghiệt ngã hơn rất nhiều. Cái giá phải trả của một người không có ”bản lĩnh” trong tình yêu cũng thật đáng thương ”thuyền yêu chèo mãi vẫn không thấy bờ”. Thanh Trắc Nguyễn Văn đã khéo léo dùng tu từ và nghệ thuật đúc kết cho người đọc một kinh nghiệm trong tình trường mà chắc có lẽ anh đã từng ít nhiều trải nghiệm qua.


    2. Bi kịch thứ hai: Bi kịch của những người muốn làm ”nhà thơ”

    Nửa đời
    Xếp chữ làm thơ
    Chữ “tình” đi mất
    Bỏ “khờ” chèo queo.

    Chưa bao giờ nước ta lại có rất nhiều người làm thơ như hiện nay. Người làm thơ thì nhiều nhưng những nhà thơ đúng nghĩa thì lại rất ít. Thơ phải viết ra từ cảm xúc, từ nghệ thuật tinh tế. ”Sáng tác” thơ mà xếp chữ cho ra một bài thơ có vần, có điệu như quay một khối rubik thì còn gì là thơ! Đó là ”thợ thơ” thì đúng hơn! Tôi còn nhớ có lần nghe một ”nhà thơ ” tự phong ở một câu lạc bộ thơ nọ, tuổi cũng đã lục tuần, lên hội trường đọc những câu thơ ngô nghê như sau:

    Sáng nay mùng tám tháng ba
    Chào mừng đại hội các bà các cô...

    Nghe thật tức cười nhưng cũng thật giật mình vì nghe đâu ”nhà thơ” này đã xuất bản được hơn tám tập thơ và hiện đang chuẩn bị xuất bản tập thơ thứ chín! Thế mới hay làm thơ thì dễ nhưng làm thơ để đi được vào lòng người thì khó vô cùng. Cái giá phải trả của những người làm thơ loại này là đến một lúc nào đó họ mới hiểu ra mình đã quá dại dột. Họ làm thơ ”tình” nhưng chỉ để người ta xem xong và cười, có người còn xấu miệng hơn bảo họ là những kẻ háo danh. Đó chính là chữ ”khờ” của những ”nhà thơ” không có thực tài. Tuy nhiên đây là bi kịch rất dễ thương. Họ ”khờ” vì sự đam mê nghệ thuật quá đáng của mình. Có thể sự đam mê đó gây phiền nhiễu cho nhiều người khác nhưng không hề gây ra nguy hại nghiêm trọng cho xã hội. Thanh Trắc Nguyễn Văn đã dùng tu từ nhân cách hóa cho chữ ”tình” và chữ ”khờ” để biểu hiện một cách thật sinh động và cũng thật hài hước:

    Chữ “tình” đi mất
    Bỏ “khờ” chèo queo

    Nhìn chung Thanh Trắc Nguyễn Văn đã khá thành công khi anh tạo nên một tiếng cười vui nhưng đầy cảm thông cho loại bi kịch đáng yêu này.


    3. Bi kịch thứ ba: Bi kịch trong kinh doanh

    Nửa đời
    Bán mảnh trăng treo
    Tháng năm rơi trắng
    Cái nghèo còn mang.

    Đã là nhà thơ hầu hết ai cũng có chút bệnh ngông! Ở Trung Quốc có nhà thơ Lý Bạch nhảy xuống dòng sông ôm trăng mà chết. Ở Việt Nam ta thì có nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng đòi bán trăng trên trời! Nhiều người khác cũng thế, họ kinh doanh rất nhiều thứ và nhiều người trong số đó đã phải cam chịu thất bại, chẳng hạn như những người ”kinh doanh thơ”. Trong một bài thơ trào lộng nhà thơ Tản Đà cũng đã từng kể chuyện ông gánh ”đống thơ ế” lên bán chợ trời!

    Ở đây Thanh Trắc Nguyễn Văn dùng tu từ ẩn dụ ”mảnh trăng treo” để nói lên những cái gì rất đẹp và rất nghệ thuật. Nhưng cái đẹp, cái nghệ thuật ấy chưa chắc đã kiếm ra tiền! Kết quả là gì? Là hơn ”nửa đời” người kinh doanh, đầu tư nhưng trắng tay vẫn hoàn trắng tay! Họ hoàn toàn hiểu những điều gì họ đã và đang làm nhưng chưa chắc họ đã nhận được sự đồng cảm của những người thân. Có những người luôn bị vợ hoặc con cái chì chiết là ”vô dụng” hoặc nặng nề hơn ”là đồ ăn hại”!

    Câu thơ thật phũ phàng:

    Tháng năm rơi trắng

    Không sinh được lợi lại còn bị mất thời gian:”tháng năm rơi”. Càng đọc, càng ngẫm nghĩ lại càng thêm chua xót. Thật đúng là ”Cơm áo không áo không đùa với khách thơ” (Thơ Xuân Diệu).


    4. Bi kịch thứ tư: Bi kịch cho những người đi tìm hạnh phúc

    Nửa đời
    Nhặt giấc mơ hoang
    Một đêm vấp nhớ
    Bàng hoàng tìm em.

    Nhân vật trong bài thơ hình như yêu rất nhiều. Anh ta luôn mơ đến những mối tình cao và xa đối với những nàng hoa hậu chân dài. Những chuyện tình đó thật phù phiếm và không thực. Thanh Trắc Nguyễn Văn đã dùng hình ảnh rất sinh động để diễn tả :

    Nhặt giấc mơ hoang

    Vâng đúng vậy, loại tình yêu đơn phương chỉ một chiều, không cân xứng kiểu như Trương Chi yêu Mỵ Nương thì quả thật đúng là một loại bi hài kịch xã hội. Đó là những ”giấc mơ hoang tưởng” không thực tế.

    Thanh Trắc Nguyễn Văn đã dùng một từ rất ”đắc” đó là ”vấp”! "Vấp” chỉ xảy ra khi người ta không chú ý và giúp con người thật sự được ”bừng tỉnh”! Đã vậy, ở đây còn lại là ”vấp” vào nỗi ”nhớ”. Thật rất mới và rất lạ! Nhờ ”vấp” mà nhân vật trữ tình trong bài thơ chợt ”nhớ” đến một người con gái vẫn còn yêu thương mình thật lòng. Nhân vật vội vã ”bàng hoàng” đi ”tìm em”. Nhưng dù sao cũng đã hơn ”nửa đời” người rồi, không biết ”người ấy” đã mất hay vẫn còn trên dương thế? Nếu vẫn còn liệu người ấy có còn chờ đợi hay đã sang thuyền khác mất rồi? Than ôi!

    (Giải nhất Bình thơ trong tháng tại trang web văn học Đất Đứng năm 2010)


    Hùng Thanh







    ----------------------------------------------------------------------------------------------





    NỬA ĐỜI

    Nửa đời
    Nhỏ lệ làm sông
    Thuyền yêu chèo mãi
    Vẫn không thấy bờ.

    Nửa đời
    Xếp chữ làm thơ
    Chữ “tình” đi mất
    Bỏ “khờ” chèo queo.

    Nửa đời
    Bán mảnh trăng treo
    Tháng năm rơi trắng
    Cái nghèo còn mang.

    Nửa đời
    Nhặt giấc mơ hoang
    Một đêm vấp nhớ
    Bàng hoàng tìm em.

    (Bài thơ đã đăng trên báo Văn Nghệ Trẻ 14.12.2008)


    Thanh Trắc Nguyễn Văn






    Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet

  3. #131
    Tiểu học - Đại học chữ to
    Tham gia ngày
    Feb 2017
    Bài gởi
    236
    Blog Đã Viết
    14

    Default





    VỀ XỨ ĐẠO

    (nhớ Thúy Ly)

    Xứ Đạo chiều nay lớp lớp mây
    Đường xa nắng úa gió đùa bay
    Bóng ai thấp thoáng bên bờ giếng
    Để bóng tre mềm thoáng lắt lay?

    Cô gái vườn dâu má vẫn hồng
    Cuối mùa thu trước vội sang sông
    Ước nguyền gởi lại theo dòng nước
    Cho nỗi cô đơn lạnh cánh đồng.

    Nhạc Đạo ngân nga trổi điệu buồn
    Nắng chiều hiu hắt phủ lầu chuông
    Trăm năm vẫn nhớ lời em nguyện
    Áo trắng ngày xưa trắng giáo đường.

    Đêm xuống ngập ngừng với khách thơ
    Người về quãng vắng bóng bơ vơ
    Gió sương lại gọi hồn sương gió
    Ai nhớ ai thương để đợi chờ?

    1986
    (Tập thơ Cỏ Hoa Thì Thầm – NXB Thanh Niên 2002)


    Thanh Trắc Nguyễn Văn






    Ghi chú: Ảnh nữ diễn viên Kim Tae Hee (Hàn Quốc) trong lễ rửa tội và ảnh người đẹp Trúc Diễm sưu tầm từ internet

  4. #132
    Tiểu học - Đại học chữ to
    Tham gia ngày
    Feb 2017
    Bài gởi
    236
    Blog Đã Viết
    14

    Default





    TIẾC NUỐI

    Chim oanh xưa thả bờ rào
    Vô tâm để mảnh gai cào xước tim
    Bây giờ gió lạnh ngoài hiên
    Tìm em chỉ thấy hoa bìm bìm rơi…

    2001
    (Tập thơ Cỏ Hoa Thì Thầm – NXB Thanh Niên 2002)


    Thanh Trắc Nguyễn Văn






    Ghi chú: ảnh hoa bìm bìm và ảnh minh họa sưu tầm từ internet

  5. #133
    Tiểu học - Đại học chữ to
    Tham gia ngày
    Feb 2017
    Bài gởi
    236
    Blog Đã Viết
    14

    Default





    MỘNG LÀNH

    Mộng lành lành thật không em
    Sao ta hóa đá bên thềm đợi ai?
    Giấc mộng ngắn, nỗi đau dài
    Chữ thương chữ nhớ lạc loài tìm nhau.

    2001
    (Tuyển tập thơ Tứ Tuyệt Tình Thi – NXB Đà Nẵng 2005)


    Thanh Trắc Nguyễn Văn






    Ghi chú: Ảnh của nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định (áo dài trắng) và ảnh minh họa sưu tầm từ internet

  6. #134
    Tiểu học - Đại học chữ to
    Tham gia ngày
    Feb 2017
    Bài gởi
    236
    Blog Đã Viết
    14

    Default





    TRÁCH

    Trời hết mưa phải đâu trời sẽ nắng
    Trời nắng rồi chưa hẳn đã hết mưa
    Đường trần hai nẻo đón đưa
    Anh theo nói mãi…
    Sao chưa nói gì?

    2001
    (Tập thơ Cỏ Hoa Thì Thầm – NXB Thanh Niên 2002)


    Thanh Trắc Nguyễn Văn






    Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet

  7. #135
    Tiểu học - Đại học chữ to
    Tham gia ngày
    Feb 2017
    Bài gởi
    236
    Blog Đã Viết
    14

    Default





    THÁNG BA

    Tháng ba mùa hạ sớm
    Bút bi tím làm thơ
    Sợi buồn nghiêng lấp lánh
    Trang giấy bỗng thẩn thờ.

    Tháng ba tròn giọt nhớ
    Rơi miền ký ức xưa
    Một chiều qua lối đó
    Áo em mờ trong mưa.

    Tháng ba mùa xuân vọng
    Vỡ tiếng cười pha lê
    Tung tăng đàn bướm trắng
    Ngơ ngác bước ai về.

    Tháng ba một người khóc
    Bóng thầy giờ nơi đâu
    Con đò xưa khuất núi
    Hun hút dòng sông sâu.

    Em về tìm tháng ba
    Hái màu hoa điệp cũ
    Con ve sầu còn ngủ
    Chợt thức nhớ mùa xa…

    2001
    (Tập thơ Cỏ Hoa Thì Thầm – NXB Thanh Niên 2002)


    Thanh Trắc Nguyễn Văn






    Ghi chú: ảnh hoa điệp vàng và ảnh minh họa sưu tầm từ internet

  8. #136
    Tiểu học - Đại học chữ to
    Tham gia ngày
    Feb 2017
    Bài gởi
    236
    Blog Đã Viết
    14

    Default





    CHIỀU BÀ ĐIỂM

    Chiều Bà Điểm xanh ngát
    Hàng cây gió rì rào
    Lá vọng vào nỗi nhớ
    Nắng vỡ rụng lao xao.

    Em cười sao chẳng nói?
    Áo bà ba mịn màng
    Ta mơ làm nhẫn cỏ
    Nguyện đời hết lang thang.

    Gập ghềnh xe thổ mộ
    Lộc cộc bánh vang đều
    Nhà ai đun củi bếp
    Khói mờ cửa lam rêu.

    Hoàng hôn dần dần tím
    Sương thu nhòa nhòa xanh
    Ngập ngừng ngừng lối nhỏ
    Chưa xa xa sao đành?

    Chợt qua chiều Bà Điểm
    Cầm ngẩn ngơ miếng trầu
    Trầu xanh têm vôi thắm
    Đôi chim trời bay cao.

    Hóc Môn 1999
    (Tập thơ Cỏ Hoa Thì Thầm – NXB Thanh Niên 2002)


    Thanh Trắc Nguyễn Văn






    Ghi chú: Người mẫu Hoa khôi học đường năm 1994 Thủy Tiên (áo xanh) trong bức ảnh nổi tiếng Trở về của nhiếp ảnh gia Nguyệt Vy và ảnh minh họa sưu tầm từ internet

Trang 17/25 đầuđầu ... 711121314151617181920212223 ... cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện đang có 2 tv xem bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • Bạn không được quyền đăng bài
  • Bạn không được quyền trả lời bài viết
  • Bạn không được quyền kèm dữ liệu trong bài viết
  • Bạn không được quyền sửa bài
  •