nắng thắm vương trên từng tóc cỏ
mây buồn đứng lại, gió không đi
lá vàng rụng mãi, chim thôi hót
thôi kể cho người nỗi biệt li
người đi, ừ nhỉ, người đi thật
đâu rồi thu ấy khúc tình si
còn ai đứng lặng bên hiên vắng
im lìm chẳng biết nói năng chi
Cách giải 387/:
Cậu học trò dùng tài liệu trong Khổng Tử Tập Ngữ: sách chép những lời nói và truyện về Đức Khổng Tử.
Thi hào Nguyễn Du nên cho Kiều thử tài Kim Trọng:
_ Một trong bốn sứ mạng của quân tử gồm năm giai đoạn.
Theo anh, khi so sánh với tiểu nhân, điều gì thú vị nhất trong ba giai đoạn đầu ?
TBL ?
Sáng tác: 388 - NC TBL 572 + HB 1,903 + DT 113 - 948 - 5-29-11
T/T: 5 đô
Đột Xuất 10,000 USD 388/.
Nữ triệu phú Lưu Lữ Lan có nhã ý tặng thưởng 10,000 đô trong 3 tiếng đầu, 3,000 đô 3 tiếng kế tiếp và 500 đô 6 tiếng cuối cùng.
Toàn diễn đàn trân trọng cám ơn cô.
Thời hạn: 12 tiếng, tới 10:15 AM 5-30-11.
379/ Nhà Giáo Dạy Kiều 145 - Sao Không Làm Linh Mục ?
Kiều kể cho khách nghe:
Có hai anh em nhà kia cùng là tu sĩ.
Người anh hỏi cậu em:
_ Sao em không có ý hướng làm linh mục như anh ?
Cậu em vui tính, đáp:
_ ...................................
Câu bát TBL ?
Sáng tác: 379 - NC TBL 563 + HB 1,893 + DT 105 - 938 - 5-20-11
T/T: 5 đô
379/ tuy đề cập đến tôn giáo nhưng đáp án thuộc loại "thông thoáng" và không làm mất lòng ai cả vì đó là sự thật hiển nhiên, không ai chối cãi được.
Vả lại chữ nghĩa vô tình được dùng để diễn đạt hữu tình.
Theo lời yêu cầu của triệu phú Lưu Lữ Lan, HB sẽ post đáp án vào 11:00 PM 6-6-11.
Mời các bạn đón đọc.
Ghi chép các cuộc đàm luận của Khổng Tử thì quá trời...
LTLT có nhớ mang máng 1 câu chuyện về thày Khổng Tử và 3 học trò: Nhan Hồi, Tử Cống và... Tuân Tử thì phải. Câu chuyện luận về nhân và trí.
Thày Khổng Tử hỏi thày Tuân Tử:
_ Như thế nào là kẻ nhân? Như thế nào là kẻ trí?
Thày Tuân Tử trả lời:
_ Kẻ nhân là kẻ có thể làm cho người ta yêu mình. Kẻ trí là kẻ có thể làm cho người ta biết mình.
Khổng Tử nói:
_ Nói vậy cũng phải.
Đến lượt thày Tử Cống. Khổng Tử lại hỏi:
_ Như thế nào là kẻ nhân? Như thế nào là kẻ trí?
Thày Tử Cống trả lời:
_ Kẻ nhân là kẻ yêu người. Kẻ trí là kẻ biết người.
Khổng Tử lại nói:
_ Nói vậy cũng phải.
Đến khi Khổng Tử hỏi thày Nhan Hồi:
_ Như thế nào là kẻ nhân? Như thế nào là kẻ trí?
Thày Nhan Hồi trả lời:
_ Kẻ nhân là kẻ yêu mình. Kẻ trí là kẻ biết mình.
Thày Khổng Tử mới nói:
_ Nói vậy mới là tác phong của một kẻ Sĩ Quân Tử.
Hỳ hỳ... cứ theo như LTLT biết thì kẻ nhân là kẻ yêu mình và yêu người. Còn kẻ trí phải là kẻ biết mình, biết người.
Giả như sau khi nghe thày Nhan Hồi nói thế mà thày Khổng Tử cũng vẫn cứ lặp lại câu nói "Nói vậy cũng phải" thì... thày Khổng Tử... lại là kẻ ba phải mất rồi.
Khi là người yêu mình, biết mình (là chính mình) (3) thì đương nhiên người đó sẽ:
- Yêu người, biết người. (1)
- (và) Làm cho người ta yêu mình, làm cho người ta biết mình. (2)
Vì thế, với hai câu trả lời này, Khổng Tử nói "cũng phải", nghĩa là nó nói đúng về mặt hiện tượng, nói đúng cái ngọn cho nên "cũng phải" chứ không phải là "đúng" bởi chưa nêu được cái gốc rễ, cái bản chất (3).
Tự hào là một dấu chấm nhỏ!
Hiện đang có 21 tv xem bài này. (0 thành viên và 21 khách)