Trang 1/4 1234 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 8 trên 30

Ðề tài: Đông Mơ - Hoàng Lan

  1. #1
    Bé vào mẫu giáo
    Tham gia ngày
    Jun 2009
    Bài gởi
    51

    Default Đông Mơ - Hoàng Lan

    Tập 1
    Đẩy chiếc xe chích bằng inox bóng loáng tới ngay cửa phòng bệnh tiêu chảy, bà y tá giá cầm cuốn sổ phát thuốc lên đưa xa tầm mắt một lúc, rồi bỗng la to:

    − Đồng Đồng Mỏ đâu? Lãnh thuốc!

    Lập tức tiếng cười khúch khích nổi lên của thân nhân thăm nuôi bệnh, vì cái tên ngộ nghĩnh lạ đời. Bà y tá bực mình nhăn mặt:

    − Ơ hay! Cười cái gì vậy? Đồng Đồng Mỏ thì người ta đọc Đồng Đồng Mỏ mà cũng cười.

    Những nụ cười tắt ngay, không khí tưởng chừng nghe thấy tiếng bay của con ruồi. Bà ta lại nhướng đôi mắt dưới đôi kính trắng, la lên:

    − Có Đồng Đồng Mỏ không?

    Từ phía cuối phòng ở chiếc giường trong góc, một cô gái nghèo khổ, vẻ bụi đời ngóc đầu lên:

    − Dạ, có đây. Nhưng không phải là Đồng Đồng Mỏ đâu, thưa bà… chữ nghĩa ạ.

    Bị mắng xéo, bà y tá già nhìn cô ta như muốn ăn tươi nuốt sống. Bà vừa soạn gói thuốc viên, vừa mắng:

    − Đồ giẻ rách! Khôg Đồng Đồng Mỏ thì là cái gì? Bà tiểu thư chắc? Thưa tiểu thư, thế tên của bà là gì ạ?

    Cô ta trợn mắt tròn xoe ngó bà, phun phẹt một bãi nước miếng, rồi nằm chuỗi ra giường, co người lại, gối đầu lên cánh tay, không thèm nói một lời… lại có tiếng khúc khích cười. Lạ cái là không hiểu sao người ta lại thấy khoái ngắm cái vẻ bướng bỉnh chống đối của cô ta. Có lẽ người ta không thích cái vẻ khó khăn của bà y tá. Hình như bà cũng hiểu như vậy, nên càng căm ghét cô gái "bụi đời". Không hiểu đêm qua "bầu đoàn" bác sĩ y tá trực đã nhặt được cô ta ở đâu, hay lả tự thân cô ta đến, mà sáng nay vào nhận ca, đi ngang qua phòng bệnh tiêu chảy, bà đã thấy cô ta rồi. Đã phát ngán cái bệnh nhân lạ đời ấy, giờ lại đụng phải rắc rối này, bà không kiềm chế nổi câu nguyền rủa:

    − Đúng là quỷ sứ ở đâu ấy!

    Bà ta làu bàu nhỏ nhưng không lọt qua nổi đôi tai rất thính của cô ta. Cô ta chỏi tay ngồi nhanh dậy, nói to:

    − Sao bà không nghỉ hưu đi! Bộ bệnh viện thiếu người "chửi rủa" bệnh nhân hay sao mà để cho bà ở lại vậy? Trời ơi! Vậy mà nói "lương y như từ mẫu". Với bà thì "lương y như… Tào Thị" thì có.

    − Trời, trởi…

    Bà y tá kêu lên, mặt tái xanh vì giận. Bà định trả đũa lại cô ta câu gì không biết, nhưng bà kịp ghìm lại và đổi hẳn thái độ, khi bác sĩ Thái Vinh từ đầu trại đi vào và dừng lại bên bà.

    − Có chuyện gì vậy bà Huyền.

    − Dạ, chào bác sĩ. Không có chi ạ.

    Nở nụ cười hiền lành, chàng bác sĩ trẻ Thái Vinh vui vẻ:

    − Không có chuyện gì, sao còn ở đằng xa, tôi đã nghe giọng khó chịu của bà rồi?

    − Dạ, cũng có tí chút rắc rối, không đáng quan tâm đâu ạ.

    − Bà lầm rồi! Nếu là về phía bệnh nhân, ta phải rất quan tâm và thông cảm mọi tình huống, để giúp đỡ an ủi họ. Một người thầy thuốc giỏi đâu phải chỉ có cho thuốc hay, mau hết bệnh là đủ, mà còn phải kết hợp nhiều thứ lắm, phải không bà?

    Có tiếng vỗ tay ở góc phòng:

    − Hay quá! Ông bác sĩ này nói hay như một nhà tâm lý học vậy.

    Thái Vinh ngạc nhiên chăm chú nhìn về góc phòng. Bà Huyền nhún vai cười khẩy:

    − Đấy! Rắc rối mà bác sĩ muốn biết đấy. Thật ra, nó có gì đáng đâu ạ.

    − Sao không đáng? -Cô gái bẻ lại -Tên người ta như vậy mà đọc Đồng Đồng Mỏ, biểu người ta đừng cự bà à? Lỡ phát thuốc lộn, người ta uống chết thì sao?

    Bác sĩ Thái Vinh hỏi nhanh:

    − Đâu, tên gì đâu?

    Bà Huyền chỉ vào sổ thuốc, bác sĩ Vinh cầm lên đọc:

    − Đồng Đông Mơ à!

    Cô bé cười rúch rích:

    − Vậy mà bả đọc Đồng Đồng Mỏ đấy. -Bác sĩ Thái Vinh cũng phì cười, giải thích.

    − Cô ấy họ Đồng tên Đông Mơ. Hình như… là…

    Bà Huyề nói hớt:

    − Hình như cái gì nữa. Đúng đấy! "Hành khất phu nhân" của bác sĩ đấy.

    Bác sĩ Thái Vinh chợt nhớ ra. Đúng rồi! Đồng Đông Mơ… Cách đây mấy tháng, vào một phiên trực, phòng khám của chàng có điện thoại ngoài dân phố gần bệnh viện gọi vào, báo có người xỉu bên lề công viên, hoặc lý do gì khẩn cấp nên mới nhớ đến phương tiện bệnh viện. Chàng tức tốc cho xe trực và đích thân mình đi với nhân viên phòng khám đến đó. Và chàng hết sức bực mình khi thấy cô bé bụi đời này mệt lả vì đói, vì tiêu chảy gần kiệt sức. Đoàn của chàng đón cô về, đưa vào nhập viện. Thuốc men đầy đủ, cô gái dần dần hồi phục, và chàng rất ngạc nhiên trước vẻ thông minh, gương mặt đẹp sáng sủa của cô khi rửa sạch lớp dơ dáy, bụi bặm bám ngoài.

    Chàng tới lui thăm bệnh cho cô và rất lạ lùng vê những câu hỏi:

    − Ông có bực mình không khi tôi đã làm phiền đến cả một ê-kíp trực phòng khám đêm đó?

    Bác sĩ Vinh thành thật:

    − Có đấy. Chúng tôi rất bực mình khi phải chuẩn bị đón về đây một người bệnh không tương xứng với công sức chúng tôi.

    − Chắc là bác sĩ rất ân hận và ghét tôi?

    − Tôi đang cố gắng không coi trọng ai, không khinh ai.

    − Vì nghề nghiệp của bác sĩ?

    − Không phải. Vì tình yêu, tôi muốn yêu và được yêu. Tôi yêu người và người yêu tôi. Do đó, tôi cần phải vượt qua cái tôi.

    Bác sĩ Vinh cười đác ý một mình, vì yên trí cô bé này không hiểu nổi câu nói đầy triết lý. Chàng cũng thấy mình lẩn thẩn thật, tự nhiên đâm dễ dãi với một cô bé bị xã hội coi thường, tự nhiên hạ thấp mình xuống, nói chuyện thân mật với một con bé không hiểu nổi mình.

    Cô bé biết phận mình nên chỉ giương mắt ngó chàng bác sĩ không đẹp trai gì cho lắm, nhưng gương mặt có nét quyến rũ lạ lùng. Nó làm cho cô ta bần thần nhớ đến một khuôn mặt…

  2. #2
    Bé vào mẫu giáo
    Tham gia ngày
    Jun 2009
    Bài gởi
    51

    Default tiếp... tiếp

    Hôm sau, cô ta lại bỏ bệnh viện trốn mất. Lúc ký bệnh án cho y tá hành chánh đi lãnh thuốc, chàng ngạc nhiên:

    − Cô ta trốn rồi à?

    Bà Huyền bực bội:

    − Cái của nợ ấy trốn là phúc đấy. Bác sĩ chưa đủ mệt hôm đón cô ta về hay sao? Bệnh viện đâu phải đề dành cho lũ vô gia cư ấy.

    − Nhưng bệnh cô ta mới tạm ổn thôi…

    − Cái thứ ăn bậy sống bạ ấy, thì đường ruột bị mãn tính thôi. Làm sao được.

    Bác sĩ Vinh không nói gì nữa, nhưng chàng không quên được vẻ thông minh như người có học thức của cô gái sau lần đối đáp ngắn ngủi ấy. Để rồi hôm nay, chàng lại gặp lại Đông Mơ.

    Chàng nhận gói thuốc ở tay bà y tá và vui vẻ bảo bà:

    − Bà làm phận sự đi, để tôi xem lại bệnh nhân này.

    Bà Huyền không lạ gì chàng bác sĩ nổi tiếng yêu nghề và tận tụy với bệnh nhân nên cũng không thắc mắc gì, đẩy xe qua phòng khác.

    Bác sĩ Thái Vinh đi đến bên giường cô, nghiêm giọng ra lệnh:

    − Cô uống ngay thuốc này nhé! Lại ăn bậy bị tiêu chảy nữa chứ gì? Nhập viện đêm qua á? Để tí nữa tôi khám. Đêm qua có truyền dịch không?

    − Dạ, có ạ.

    − Truyền mấy chai?

    − Hai ạ.

    Thái Vinh nhìn qua giường, chiếu của cô ta, rồi ngạc nhiên:

    − Đêm qua cô không ngủ mùng ư?

    − Không ạ.

    − Ủa! Sao lạ vậy? Bệnh viện đâu có thiếu mùng cho bệnh nhân.

    − Không phải tại bệnh viện, tại tôi… tại tôi… không có tiền thế chân ạ.

    − Thế chân? Thế chân gì?

    Đông Mơ cười ré lên:

    − Ông bác sĩ này ngộ ghê! Khoa ông có quy định về việc cho bệnh nhân mượn mùng mền, ông không biết sao?

    Thái Vinh thành thật:

    − Tôi quả tình không quan tâm đến việc gì ngoài chuyên môn của tôi.

    Đông mơ nói nhanh:

    − Vậy thì xin thưa với ông rằng: Y tá hộ lý khoa ông quy định ai muốn mượn mùng mền thì phải thế tiền hay CMND mới được mượn vì sợ mất. Mà tôi thì không có hai thứ đó.

    Thái Vinh xua tay:

    − Ồ! Không, không. Không thể được. Mất thì mất, chứ không để bệnh nhân ngủ muỗi được.

    Đồng Mơ nhìn Thái Vinh đủa nhỏ, và cũng chỉ một mình cô hiểu:

    − Rồi ngài sẽ được như ý đấy, ngài ạ!

    Thái Vinh không thấy đôi mắt nghịch ngợm của Đông Mơ, chàng ngó về phía số sinh viên thực tập ở cái giường kia ra lệnh.

    − Em nào về phòng hành chính hay phòng trực khoa, gọi ngay cô Yến đến cho tôi.

    Cô Yến có mặt, bác sĩ Vinh nói ngay:

    − Cô thay chiếu giường này và cho người ta mượn mùng ngủ. Sao để bệnh nhân nằm không trên chiếc giường chiếu rách thế này?

    − Dạ… cô ta tiêu chảy ạ.

    Đông Mơ cãi:

    − Tôi không bị nặng. Tại cô không thay chiếu cho tôi. Cô nghĩ tôi là đồ vô gia cư, nên đối xử tổi tệ…

    Cô thấy hả lòng đối với cô gái chanh chua mà cô mang ấn tượng. Lần nhập viện trước, Yến đặt thủy lấy nhiệt độ cho cô, cô lỡ làm bể ống thủy, đã vô cùng hối hận xin lỗi rối rít, nhưng Yến nhất định bắt đền. Đông Mơ không đền, Yến lập biên bản và ký vào xác nhận là bệnh nhân làm hư y cụ cho khoa khỏi bắt thường. Yến rất căm ghét con bé vô gia cư kỳ quái này. Trông nó vừa ngu vừa… khôn, và chẳng biết làm sao mà nó lại rành luật vậy.

    Lần này lại bị nó "tố" ngay trước mặt bác sĩ. Nó tố mình đối xử tệ bạc với nó. Con qủy này ghê thật! Nó rất khác mấy đứa bụi đời mà mình đã từng gặp.

    Bác sĩ Thái Vinh nhắc lại:

    − Cứ cho người ta mượn đủ mùng mền. Dù là vô gia cư cũng vậy, mất cứ báo cáo cho tôi hay. Tôi sẽ can thiệp với lãnh đạo bệnh viện, không được để người ta ngủ muỗi.

    Thái Vinh quay ra. Đông Mơ lén nhìn theo ông bác sĩ lạ đời. Yến đi luôn về phòng trực, chuỗi mình nằm úp xuống giường nệm trắng tinh. Ngọc Nương đang lắp kim chích gần đó, ngạc nhiên:

    − Có chuyện gì vậy? Sao không giao ban?

    − Không muốn nhìn mặt bác sĩ Thái Vinh.

    Ngọc Nương cười giòn:

    − Lạ chưa! Mày thường bảo khoái nhìn cặp mắt ướt của anh chàng mà. Đàn ông mà có cặp mắt quyến rũ lạ đời. Mai Giai thật tốt số, mày chằng khen như vậy là gì?

    − Đúng. Nhưng hôm nay tao nhất định "châm ngòi" cho Mai Giao xé nát anh ta mới hả giận. Anh ta bên con nhỏ vô gia cư mà lớng giọng với tao về việc cho mượn mùng mền đấy.

    − Nhỏ vô gia cư nào? Nhỏ giường số 21 trong góc phòng số 3 chứ gì?

    − Đúng. Trước mặt anh chàng, nó tố cáo tao không cho nó mượn mùng mền. Anh chàng ra lệnh phải cho mượn, mất thì báo với anh chàng. Mày nghĩ có tức không?

    Ngọc Nương thành thật:

    − Không nên thế. Mày có lý của mày, Thái Vinh có lý của ổng. Thôi, đừng có ác miệng hại người ta. Con gái giám đốc, cô Mai Giao tướng tinh là rồng cái đấy. Bác sĩ Thái Vinh thì ai mà ổng không chăm sóc tận tình.

    − Nhưng không hiểu sao, tao ghét cái con qủy cáo đó ghê đi. Nó có vẻ như thách thức, châm chọc cả mọi người. Đồ bụi đời khó ưa! Mai Giao mà thấy Thái Vinh chăm sóc đặc biệt cho nó chắc tức ói máu.

    − Nói bậy! Mai Giao mà nghe mày nói vậy dám giận máy đó. Mai Giao là bác sĩ, và là cánh vàng ngọc, mà nghe đâu… Thái Vinh còn chưa gắn bó lắm với Mai Giao đấy. Vậy mà mày dám gán ghép ổng có ý gì với một con nhỏ bụi đời, thì có khác nào mày làm nhục người ta chứ? Thôi, đi lấy đồ cho Đông Mơ mượn đi. Có phải tên cô ta là Đông Mơ không?

    Yến gật đầu buồn hiu đứng lên. Ngọc Nương nói tiếp:

    − Mày cố chấp quá đi Yến ạ! Ngành nghề của mình là không được yêu ghét ai thái quá vậy đâu. Dù cho Đông Mơ có là ai, thì cô ta cũng là con người kia mà.

    Yến hừ một cái bỏ đi, vừa làu bàu:

    − Đừng có đạo đức theo khuôn mẫu, tao ghét nghĩa là không yêu được. Con nhỏ đó lạ lắm! Đôi mắt nó có lúc an phận, có lúc thì lóe lên một cái gì như muốn xuyên qua vũ trụ vậy…

    Ngọc Nương mỉm cười cho cái tưởng tượng khá độc đáo của Yến. Nhất định tí nữa, cô sẽ lãnh phần truyền dịch cho cô bé để xem sao. Cô bé bụi đời đã hai lần nằm viện, đối với cô có lạ gì đâu, mà ầm í từ chuyện bà Huyền tới cô Yến này.

    Rẽ qua căng tin, không thấy Mai Giao ăn sáng như cô thường gặp, Yến đi thẳng lên khoa sản tìm cô. Nỗi giận hờn trong lòng Yến không vơi đi, mà còn bị nhân lên lúc cô đem mùng mền đến cho Đông Mơ. Qủa thật, con nhỏ bụi đời ấy mất dậy không thể tượng. Nhận mùng nằm không cảm ơn một tiếng, mà nó còn cười bảo:

    − Nếu tôi có ăn cắp mang đi, chị nhớ đòi bác sĩ Thái Vinh đền cho. Ông ấy mượn chị chứ không phải tôi mượn đâu.

    Yến giận run, nguýt ngang một cái, bỏ đi tuốt lên khoa sản. Nhất định phải tìm gặp Mai Giao, nói cho cô ta biết, để cho cô ta cự bác sĩ Thái Vinh chơi.

    Bác sĩ Mai Giao đang sửa soạn ra về, vì đêm qua cô trực. Mai Giao ngạc nhiên:

    − Ồ, Yến! Bồ tìm mình à? Có chuyện gì không?

    − Không có gì dâu, bác sĩ ạ. Bác sĩ có rảnh không?

    − Trời ơi! Xưng hô cả chức vụ, quan trọng dữ à! Thôi Yến ơi! Mình biết cả ruột gan bồ mà. Mình là bạn học với nhau mấy năm trời, mình không hiểu cậu sao. Có chuyện gì mà "mát mẻ" với mình vậy?

    Yến cười thành thật:

    − Bồ quả thông minh, Mai Giao ạ! Mình đi mắng vốn cậu đấy. Phải về dậy lại Thái Vinh đi nhé.

    − Chết! Anh ấy xúc phạm cậu à?

    Yến nhún vai hỏi lại:

    − Mà cậu có rãnh không? Hai đứa mình xuống căn tin đi.

    Mai Giao chỉ lại cho các bạn một vài công việc cần thiết trong đêm trực, rồì khoác túi xách nhỏ theo Yến xuống căng tin. Gọi hai ly dừa đá xong, Yến nóng nảy nói ngay:

    − Mình tức Thái Vinh chịu không nổi. Mình bỏ giao ban buổi sáng, vì không muốn nhìn mặt anh ta đấy.

    − Chuyện dì mà dữ vây?

    − Không có chuyện gì lớn. Mình tức… sao anh ta không giữ thể diện cho mình trước một con nhỏ bụi đời. Anh ta lớn tiếng với mình trước mặt nó, làm cho nó càng hống hách thêm. Đối với cái đám bá vơ đó mà giữ đạo đức quá, nó sẽ lờn mặt.

    Rồi Yến kể hết cho Mai Giao nghe nỗi bất bình với Thái Vinh, rồi kết luận:

    − Tức lắm bồ ạ! Bồ thấy ảnh la mình trước mặt con nhỏ đó, bồ mới tức. Mà không hiểu sao, Thái Vinh lại tỏ ra chăm sóc đặc biệt nhỏ đó vậy chứ.

    Mai Giao lặng im nghe hết đầu đuôi, cô cười ngất:

    − Yến ơi! Quả là tại Yến có ấn tượng với cô ta nên nghĩ vậy thôi. Phải chi Thái Vinh chăm sóc một tiểu thư, hay một phu nhân trẻ đẹp nào có địa vị, thì mình còn bắt bẻ được. Đàng này, đối với một con nhỏ bụi đời thì để ý làm chi. Tính tự nhiên của người thấy thuốc thôi mà.

    Yến giận dỗi:

    − Tự nhiên cái con khỉ! Lần nào nhỏ đó nhập viện, Thái Vinh cũng chăm sóc đặc biệt lắm.

    Mai Giao vẫn chống chế:

    − Tôi không thấy lý do nào đặc biệt cả. Bạn đừng có thổi phồng quá đấy.

    − Mình tức Giao quá! - Yến nói tiếp - Tại bồ chưa thấy cái nét đặc biệt của nó đấy thôi. Đi với tôi! Bạn có nhìn thấy nó, bạn mới thấy lời tôi là đúng.

    − Thôi được! - Mai Giao đứng lên - Mình đi theo bạn, để nhắc Thái Vinh chiều nay hai đứa hẹn đi đánh vũ cầu ở câu lạc bộ thể thao đấy.

    Mai Giao nói vậy vì muốn chiều cho Yến vui lòng, chứ thật ra Mai Giao rất hiểu tính Thái Vinh. Học chung nhau mấy năm liền ở Đại học Y khoa, Mai Giao còn lạ gì tính siêng năn cẩn mẵn và rất nhiệt tình với bất cứ ai cần đến chàng. Đối với bệnh nhân, chàng giữ đúng lời tuyên thệ ngành y mà.

    Hai cô trở lại khoa Lây đúng lúc Thái Vinh đang bắt nhóm sinh viên thực tầp ghé vào phòng Viên gan siêu vi. Chàng đang khám cho một bệnh nhân vàng mắt, vàng da như nghệ và giải thích cho một sinh viên đang đạt câu hỏi về chứng bệnh này. Thình lình, một người nuôi bệnh ở phòng bệnh tiêu chảy hớt hải chạy qua nói không ra hơi:

    − Mấy thầy cô ơi… Cổ run quá trời đất rồi kìa.

    Thái Vinh nhíu mày ngẩng lên:

    − Cô nào? Ở đâu?

    − Dạ, cái cô Đông Mơ gì đó. Cỗ đương vô nước biển mà sao run quá trời quá đất vậy.

    Thầy trò Thái Vinh kéo hết sang phòng 3. Đích thân chàng chạy nhanh tới khoa ngay dây nước biển đang truyền vào mạch máu Đông Mơ.

    Cô bé môi tím tái, run đánh bồ cạp. Chàng ra lệnh:

    − Đèn sưởi đâu? Nhanh lên?

    Mấy chàng sinh viên chạy nhanh đi bê chiếc đèn sưởi cao áp từ phòng cấp

    cứu.

    − Cô Đào về phòng trực, bảo cô Anh lấy ngay mấy viên thuốc này.

    Chàng ghi nhanh vào miếng giấy con tên thuốc. Cô sinh viên Đào chạy biến đi. Cái mệnh lệnh không ồn ào, nhưng tính chất sốt sắng và cấp bách khiến không ai dám trì hoãn. Và Thái Vinh cũng không tỏ thái độ gì lo lắng lộ liệu, nhưng cái im lặng của chàng không thiếu nhiệt tình đặc biệt khiến Mai Giao thoáng dao động. Yến ngó cô với ánh mắt ngụ ý: "Thấy chưa? Lời tôi nói có sai không?"

    Mai Giao nhìn kỹ cô bé bụi đời.

    Cô ta nhỏ nhắn, gương mặt đẹp, phảng phất vẻ gì không giống con nhà nghèo. Nó biểu lộ qua ánh mắt thông minh sáng sủa và cuốn hút làm sao. Đôi mắt có đuôi mắt dài như chim phượng làm ta nhớ đến nữ hoàng Cleopatra. Nét đọc đáo đó được che lấp dưới cái vẻ tiều tụy của cuộc sống thiếu ăn thiếu mặc thường ngày.

    Một chút ganh tỵ của con gái gợn lên, ánh nhìn chợt tối. Mai Giao đến sau lưng Thái Vinh mà chàng không hay biết. Đón cây đèn cậu sinh viên vừa đem tới. Thái Vinh đặt sát vào giường, bẻ cong thêm cho mặt đèn áp gần hơn nữa vào người bệnh nhân, rồi ủ kín mềm lại. Sau khi cô sinh viên rót nước cho Đông Mơ uống thuốc, chàng kéo mềm đắp cho cô bé cẩn thận và an ủi:

    − Không sao đâu. Súc nước một chút sẽ khỏi thôi. Tại cơ thể cô yếu quá đấy.

    Yến lại bấm nhẹ tay Mai Giao. Hai cô gái hội ý nhìn nhau, mặt Mai Giao có sắc buồn. Cô ho lớn lên một tiếng, khiến mọi người ngạc nhiên nhìn lại.

    Thái Vinh vội nở nụ cười:

    − Chào em! Em đến bao giờ vậy? Anh bận lo cho bệnh nhân nên không thấy.

    − Em cũng mới tới thôi. Thấy anh bận bịu quá, nên em đâm thương hại. Cô bệnh nhân này có họ hàng gì với anh không, mà xem ra anh chăm sóc tận tình quá vậy.

    Thái Vinh nghiêm khắc nhìn Mai Giao. Nhưng cô không nao núng gì, cô nói như đùa tiếp:

    − Anh định lập lại một lề lối mới chăng? Bác sĩ làm công việc của hộ lý, y tá. Và y tá, hộ lý thì làm việc của bác sĩ.

    Đông Mơ bất thần hất tung chiếc mền đang phủ khín đầu ra, nhìn trân vào mặt Mai Giao. Bác sĩ Thái Vinh vẫn điềm đạm:

    − Cô đỡ lạnh chưa? Ngấm thuốc và sưởi ấm một chút là hết ngay.

    − Cám ơn bác sĩ. Tôi đỡ rồi.

    Cô quay ngoắt vào tường, co người nhắm mắt lại. Thái độ cô thật bướng bỉnh.

    Thái Vinh kéo ngắn cây đèn lại, kéo mền đắp cho cô như cũ, rồi quay trở ra, coi như không có chuyện gì, hay đúng hơn là coi như không có mặt Mai Giao. Điều đó khiến cô ấm ức thật sự, cô hỏi khẽ:

    − Tí nữa anh khám bệnh có được không? Em muốn nói chuyện với anh, ta xuống căng tin đi.

    Chàng dừng lại ngoài cửa phòng nhìn Mai Giao:

    − Em muốn nói chuyện gì? Có phải chuyện vừa rồi không? Chuyện của Đông Mơ?

    − Đúng. Em muốn biết vì sao anh chăm sóc cô ta đặc biệt?

    − Nếu thế thì không có gì đáng nói cả. Người thầy thuốc nào cũng có thể làm được nếu đừng coi địa vị mình quá lớn. Có lẽ họ đỡ đau mau lắm đấy!

    Chàng bước tới những bước thật chắc sau một câu nói không cười:

    − Em về đi! Đêm qua em trực phải không? Mình gặp nhau sau vậy!

    Mai Giao đứng lại ngỡ ngàng. Lần đầu tiên, cô khám phá ra một nét lạ Ở ngưởi cô yêu. Nét lạ khác thường quá độc đáo mà cô cảm thấy như là cái tát, tát và lòng tự ái của cô con gái nhà giầu quen được cưng chiều. Cô khe khẽ cắn môi.

  3. #3
    Bé vào mẫu giáo
    Tham gia ngày
    Jun 2009
    Bài gởi
    51

    Thumbs up

    tiếp

    Cảm thấy đỡ lạnh, Đông Mơ tốc mền, đẩy nhẹ chiếc đèn sưởi ra, và nhờ mấy người nuôi bệnh tắt giùm. Hình như cô đã ngủ được một giấc, nên cảm thấy khỏi nhiều. Những người nuôi bệnh ở bệnh viện rất có kinh nghiệm về việc bệnh nhân truyền dịch bị sốc nước, nên họ không kêu y tá, mà tự động tắt đèn dọn dẹp giùm khi Đông Mơ, đã trở lại bình thường. Hồi nãy, có người trở lại thăm, nhưng thấy, cô ngủ yên, nên cô ý tá bỏ về phòng. Bây giờ đã quá trưa, chắc là đã nghỉ việc hết rồi.

    Đông Mơ chỏi tay ngồi lên, tựa đầu vào tường. Một bà già tốt bụng lật đật chạy tới:

    − Chết! Ngồi vững không đó, sao hổng kêu bác đỡ giùm cho?

    Cô bé trở nên rất hiền lành lễ phép:

    − Dạ, không sao ạ. Cháu khỏe rồi.

    − Đói bụng không? Tui cho chén cháo đường. Ông nhà tui bị tiêu chảy, bác sĩ bảo ăn cháo đường, nên tui chỉ có vậy.

    Đông Mơ sáng mắt:

    − Dạ… bà cho co xin một chén.

    Cô mở chiếc bị cói lấy muỗng chén đưa cho bà già nuôi bệnh. Bà cầm lấy, múc một chén cháo mới nấu xong, cho ít đường vào đưa cho Đông Mơ. Cô bé đỡ lấy… cô đói thật sụ. Chưa bao giờ cô thấy bát cháo có giá trị đến vậy. Giá như cô giầu có, giở đây nếu bà già có báo cô đổi một chỉ vàng để lấy bát cháo này, cô cũng lột đưa cho bà. Cô đã giáp mặt với cái đói thật sự khủng khiếp.

    Đêm qua lang thang ở lề đường khuya, gặm một mẩu bánh mì nguội, uống một vài ngụm nước máy, sau đó cô đau bụng quá trời quá đất. Đi tiêu chảy vài lần, cô quá sợ hãi, đã tự động vô phòng khám xin nhập viện. Chén cháo của bà cụ đến đúng lúc, trở thành một ý nghĩa lớn lao, mà cái đầu kỳ quậc của kẻ bụi đời phải viển vông nghĩ ngợi… cuộc sống có những việc rất tầm thường, mà ý nghĩa quá lớn. Cô cứ nhìn bà già, không biết nói thế nào để tỏ lòng biết ơn. Bà già cười hồn nhiên đưa cả hai cái lợi móm không còn một chiếc răng:

    − Ăn đi, sao cầm hoài vậy? Tướng tá coi đẹp quá chừng mà sao khổ vậy? Nhà cháu ở đâu?

    − Dạ, cháu ở khắp nơi. Chỗ nào cháu ở cũng được. Hiên lầu, công viên, hay gầm cầu… ở đâu cũng là nhà của cháu.

    Bà già chưng hửng:

    − Rồi làm gì mà ăn? Thôi, dìa xứ tui làm ruộng bắt ốc, hái rau, đi đãi tép, cũng sướng hơn ở thành phố mà hổng có việc gì làm.

    Đông Mơ lại cúi mặt vào chén cháo, đôi mắt chớp lia. Cô cứ lấy đũa khuấy khuấy chén cháo, vừa thổi vừa húp ngon lành. Hết chén cháo, mồ hôi rịn ra nhẹ nhõm. Để cái chén không cần rửa vào cái bị trở lại, cô lấy cái khăn tay cũ mèm lau mồ hôi, rồi hướng về người đàn ông đi chân đất nuôi bệnh ở giường phía trước, nói:

    − Anh cho tui xin miếng nước, anh Hai.

    Người đàn ông lấy cái tô mẻ miệng rót nước nóng bưng lại mà không nói một lời. Phải rồi, cái vẻ lử đừ chân chất của anh ta không nói chuyện là phải. Đông Mơ cũng không cảm ơn. Hốt vội mớ thuốc viên uống buồi chiều để trên đầu tủ nhỏ, cô ngửa cổ dốc hết vào họng, rồi ực luông. Người đàn bà sang trọng đeo vòng vàng đầy cổ tay, nãy giờ ngồi đằng xa nhìn chừng như gớm cái vẻ dơ dáy bụi bặm của cô bé, giờ bỗng nhiên mở ví, rút tờ giấy mười ngàn đi đến, nhét vào tay Đông Mơ.

    − Cô em đó, muốn ăn gì mua ăn.

    Đôi mắt bà ta tỏ ra luyến tiếc cái nhan sắc bị vùi trong lớp áo bụi đời… Một sự thương hại của lòng nhân đạo. Đông Mơ cảm ơn bà ta, rồi lay hoay sửa lại giường chiếu. Chiếc chiếu rách nát dành cho bệnh nhân vô gia cư như cô trước đây, nhờ bác sĩ Thái Vinh nên được thay bằng chiếc chiếu mới tinh và mùng mền tươm tất.

    Đông Mơ nhớ lại từng cử chỉ giọng nói, nét cười của ông bác sĩ tốt bụng rồi đột nhiên cô cũng cười. Cười gì? Có trời biết nhỏ bụi đời kia cười gì, chỉ biết chắc chắn là cô ta khoẻ lắm rồi. Cơn đau bụng quặn thắt không còn nữa. Ăn được chén cháo nóng đỡ lòng, cô cảm thấy khoan khoái, nhớ ơn vô kể cụ già. Chưa bao giờ cô giáp mặt với cái đói tận cùng và càm giác được cứu giúp đúng lúc. Cô thật vô cùng biết ơn cuộc sống biết ơn mọi người. Cô biết ơn cả một cái tát nảy nửa nào đó trong đời cô nữa đấy.

    Lắm lúc cô cũng muốn tìm cho mình một việc làm lương thiện bỏ cuộc đời lông bông, bị xã hội khinh rẻ này đi, nhưng cô không biết làm gì. Cái gì cô cũng không quen, nhất là bị trói buộc vào một công việc cứ lặp đi lặp lại như cái đồng hồ. Bất cứ việc gì, cô cũng không thể, ngoài cái nghề tự do: tự do ăn, tự do uống, tự do ngủ bụi và tự do… đói nữa. Cái chủ nghĩa tự do của cô chỉ sợ mấy ông công an thôi. Léng phéng ở những nơi nổi tiếng như công viên, nghĩa địa, là bị hốt về đồn. Mà mấy nơi đó mới là môi trường béo bở cho cô chứ. Cô không thể nào tách khỏi môi trường của cô được… Cô nằm trở lại, gối đầu trên chiếc bị cói nhắm mắt như nghủ. Nhưng kỳ thật, cô không ngủ. Cô nằm nghe động tĩng! Giờ này bệnh viện khá vắng vẻ. Nhưng người nuôi bệnh, hoạc kẻ trên giường với thân nhân, hoặc trải chiếu ra gốc cây nằm ngủ trưa. Trên những chiếc băng đá xa xa hoặc những chiếc băng ở đầu kia có vài cặp trai gái đang nhỏ to, hoặc cặp vợ chồng có tuổi đang nhổ tóc sau cho nhau. Giờ thuận lợi đã đến! Cô khẽ trỗi dậy, ngó dáo dác trong phòng, rồi gói nhanh chiếc mền, mùng mới của bệnh viện đút vội vào chiếc bị cói, lẳng lặng rút nhanh ra khỏi khoa.

    Cô đi như bay ra cổng. Anh bảo vệ đang ngủ gà ngủ gật chợt mở mắt nhìn cô. Anh nhìn vì ngạc nhiên về một nhan sắc, cái độc đáo nhất của cô gái bụi đời Đông Mơ là ở chỗ đó. Có lẽ nhờ sắc đẹp lạ kỳ ấy mà cô được hưởng nhiều đặn ân.

    Cô đi ra khỏi cổng rồi biến nhanh ra chợ trời. Môi trường này đối với cô không lạ, song cũng còn khá nhiều bỡ ngỡ. Thấy cô xuất hiện, vài người quen hất mặt:

    − Có gì không?

    Cô ngó dáo dác chừng như tìm kiếm ai. Hồi lâu, một bà từ bên kia lộ chạy băng qua:

    − Mơ!

    − Chị Ba! Nãy giờ tôi cố ý kiếm chị nè.

    − Có gì không?

    − Có!

    − Đen hay trắng?

    − Đen trắng gì?

    Đông Mơ chưng hửng ngó người đàn bà cùng xóm. Chị cười nói nhỏ:

    − Trởi ơi! Chưa quen tiếng lóng chợ trời phải không? "Đen trắng" có nghĩa là đồ bán thuộc dạng nào, đồ nhà hay đồ chộm. Có giấy ra bán đàng hoàng được không, hai phải bán dấm bán dủi, bán sang tay cho lái đem đi nơi khác tiêu thụ.

    − Vậy hả! Ai biết đâu.

    Chị Ba moi trong bị coi ra cái mùng mới. Thấy có đóng dấu bốn chữ tắt màu đen "BVDK", chị hoảng hồn, lật đật lôi Đông Mơ và trong một cái hẻm nhỏ giữa hai căn phố lầu chọc trời.

    − Vô đây! Vô đây! Trời đất ơi! Làm sao vô tới bệnh viện, "chơi" ở trỏng vậy?

    Đông Mơ nhăn mặt:

    − Chị đừng có hỏi lung tung nữa. Chị mua không thì bảo?

    Chị Ba cười hì hì:

    − Tao mà chê đồ này thì như chó mà chê… à? Bao nhiêu?

    − Chị trả được bao nhiêu thì trả.

    Chị Ba nhó Mơ lom lom:

    − Nè! Chỗ quen biết trong xóm, chị hỏi nghe cô Mơ. Cô có thế cái gì cho bệnh viện không?

    − Chị hỏi chi vậy?

    − Vì cô biết đồ bán chợ trời giá bèo lắm. Mà cái mùng này trong bệnh viện phải thế chân năm chục ngàn đồng.

    Đông Mơ ngạc nhiên:

    − Sao chị rành quá vậy?

    Chị Ba cười:

    − Cô mới về xóm nên không biết đấy thôi. Thấy em cũng "đồng hội đồng thuyền", nhưng côi bộ mới nhập nghề nên chị thương hại. Chị còn lạ gì các khoa trong phòng đó nữa. Có một thời, chị chuyên mon "rinh" giỏ xách, dép Nhật, "xốp" quần áo của người nuôi bệnh hớ hênh, ra đây bán mà nuôi chồng con đấy.

    Đông Mơ không thể nào ngở nổi là cô đả gặp "sư phụ chôm chĩa" trong cái gia đình rất đàng hoàng ấy. Chồng chạy xích lô rất hiên lành, hai đứa con lễ phép, đến trường lớp hẳn hoi. Lòng cô gái bụi đời chợt thấy bất nhẫn.

    Chị Ba ghé sát tai Đong Mơ nói nhỏ;

    − Cô em làm sao vậy? Ngạc nhiên quá phải không? Nè! Kín miệng nghe. Tui làm mấy việc đó, "thằng chả" và mấy đứa con tui không biết đâu đó. Bây giờ tụi nó lớn rồi, tui không dám làm việc ấy nữa. Lỡ có gì nhục nhả con tôi lắm. Còn cô… chắc cô cũng phải nuôi bà già? Tội nghiệp! Cô nói thiệt đi cô, thế cái mùng này bao nhiêu? Và cái mền nữa chứ? Để chị biết mà mua cho cô đỡ lố vốn. Chị bán không lời cũng được, cùng khổ giống nhau thôi mà.

    Đông mơ vẫn như mộng du. Cô lắc đầu:

    − Không, em không thế đồng nào cả.

    − Vậy thì cô phải thế CMND?

    − Cũng không luôn.

    − Làm sao cô mượn được?

    − Nhờ ông bác sĩ bảo lãnh.

    − Trời ơi! Bác sĩ nào mà tốt dữ vậy? Ở không đâu mà đi quan tâm tới một kẻ nghèo rớt mồng tơi vậy.

    − Em cũng không biết nữa.

    Chợt chị Ba băn khoăn:

    − Người ta tốt vậy mà cô lại chôm đem ra đây bán. Hoá ra lất ơn trả oán sao?

    − Còn chị? Trước kia chị rinh giỏ, chộm quần áo của thiên hạ, những người đó có ân oán gì với chị đâu? Người ta cũng đau khổ khi bị mất đồ dùng của mình vậy.

    − Ừ hén! - Chị Ba không biết nói gì ngoài cái gật đầu xác nhận gỉan đơn.

    Hai mắt Đông Mơ như chìm trong khoảng trời cao bị giới hạn bởi hai bức tường phố chọc trời. Nó còn có một chút xíu để tâm hồn Đông Mơ thoát xác và miệng cô buông ra một câu mà chị Ba tưởng đâu là cộ bé bị thần thánh hay quỷ ma gì nhập:

    − Rốt cuộc thì đạo đức vẫn bị mắc cạn giữa bản năng sinh tồn.

    Chị cười ngất:

    − Cô này ngộ ghê! Trong xóm, ai cũng nói cô kỳ dị. Có lúc giống hệt chúng tôi - những người khốn khổ đủ thành phần. Có lúc như không phải. Thôi, dứt giá đi. Bao nhiêu hai thứ này?

    − Đã nói rồi, chị đưa bao nhiêu thì đưa mà.

    Chị Ba nhét vào tay Đông Mơ ba chục ngàn, rồi tuôn nhanh hàng vào chiếc giỏ to tướng của chị. Hai người ra khỏi hẻm, chị Ba chạy nhanh qua hảng cây bên kia lộ, có bóng nhiều người đàn bà ngồi, đứng dưới những tàn bông giấy um tùm.

    Có tiền trong tay, Đông Mơ lại thèm ăn, lại thấy đói. Cô rề xuống kế bên cô bán cháo đậu đỏ ann với tép rang, cál lóc kho khô, dưa mắm làm một tô không chế nước dừa. Thật no nê rồi, cô mới tính đường trở về cái ổ chuột.

    Căn nhà thuê trong cái xóm nghèo tồi tệ như một vùng ngoại ô không tên tuổi đó - như chị Ba nói - là một cái xóm xôi đậu, đủ thành phần: Lương thiện, giựt dọc, móc túi, xì ke, gái điếm… Nhưng cái "luật" ở đây giản đơn hơn luật pháp nhiều. Chỉ cần không dòm ngó, moi móc ai, thì không ai đụng đến minh. Khi yếu đuối hiền lành thì còn được bảo vệ nữa là đằng khác.

    Đông Mơ gọi xích lô đi về. Xuống xe từ đằng xa, cô đã thấy một bà dáng vẻ hiền lành đang đứng ngó mông. Thấy cô, bà chạy ù tới ôm chầm lấy.

    − Trời! C…ô… con làm vú sợ quá…

    Đông Mơ nghiêm mặt:

    − Kìa vú! Con đã bảo không sao mà. Vú làm như con còn bé lắm.

    − Sao đêm qua con không về?

    − Con bị đau phải vào nhập viện.

    − Trời ơi! Sao con không cho vú hay để vú đến chăm sóc con.

    − Con đã nói rồi, vú cứ yên tâm ở nhà. Cuộc sống con, con đảm trách. Sức khoẻ con, con biết.

    Bà Già cầm bàn tay trắng xanh của cô gái:

    − Con bảo vú không lo sao được. Con mà có bề gì, vú chết mất thôi.

    Đông Mơ khúc khích:

    − Người mẹ nào mà không thương con hả vú. Nhưng con đủ sức đương đầu với cuộc đời, vú lo gì. Chỉ cần vú đúng lời, cho con được tư do, muốn làm gì thì làm là con sướng rồi.

    − Nhưng con cứ hay đi tới những nơi nguy hiểm, làm những việc trái đời như vậy, vú sợ lắm, con hiểu không?

    Đông Mơ ôm vai bà già dìu vào:

    − Con hiểu nỗi lo của vú, nên thay vì ở điều trị tiếp, con đã trốn viện về đây.

    Bà già mở lớn mắt:

    − Lại trốn viện?

    Đông Mơ thích thú cười, móc một nắm bạc trong chiếc bị coi ra đưa trước mặt bà già:

    − Nằm viện còn có tiền xài nữa đấy. Khỏi làm gì cho mệt.

    Bà già tỏ ý không hiểu. Đông Mơ nhăn mặt đùa:

    − Trời ơi! Có con gái "bán trời không mời Thiên Lôi" mà sao vú hiền ghê đi. Tiền này là tiền con chôm mùng mền của bệnh viện bán cho chị Ba ở cuối xóm mình đấy.

    Bá già tưởng chừng như phát run. Quả là "cây ngọt sinh trái đắng". Con làm yêu làm quỷ, mẹ thì như phật Quan Âm. Bà chắp tay niệm phật:

    − Con ơi con! Con làm việc khác được không? Bất cứ việc gì để có tiền cho mẹ con mình sống, nhưng đừng ăn cắp có được không con. Lỡ con bị bắt thì còn gì danh giá.

    Đông Mơ cười khúc khích:

    − Vú ơi! Vú nằm mơ kiếp nào mà thấy con có danh giá vậy? Vú quên con là con nhỏ bụi đời sao?

    Bà vú thở dài rầu rĩ, không nói thêm điều gì nữa. Dường như bà cũng hơi ngán cái ánh nhìn răn đe của cô gái kỳ khôi này. Bà dắt tay cô vào nhà.

    − Con mệt lắm không? Nằm nghỉ một chút đi. Vũ có nấu sẵn vài món ăn con thích để trong tủ đựng đồ ăn đấy. Bây giờ để vú đi đặt nước nóng cho con tăm nghe. Đi hôm qua tới náy, chắc mình mẳy dơ dữ lắm rồi.

    Đúng là môt bà già yêu con gái. Trong cái tổ ấm tồi tàn này. Đông Mơ được yêu chiều đạc biệt. Bà mẹ đi ra sau bếp. Cô vào trong căn phòng vách ván cũ, nhưng rất sạch sẽ, chắc chắn, có kê chiếc bàn nhỏ bằng cây, mùng mền cẫn thận. Thì ra cô bé bụi đời này không phải là dân vô gia cư hoàn toàn. Cô là một cô gái nghèo vô danh thì đúng hơn. Lý lịch mẹ con cô, không ai hiểu rõ. Mấy tháng trước đây, mẹ con cô từ đâu tới mua căn nhà lá nhỏ, rồi sửa sang lại cho nó đỡ tang thương, làm tổ ấm cho hai mẹ con.

    Không ai biết được gì về cuộc sống của họ. Chỉ biết rằng bà mẹ không khi nào rời khỏi căn nhà tối tăm ấy và rất mực yêu chiều người con gái. Bà coi cô như vàng như ngọc và cúc cung kính nể hơn một người đàn bà ít con bình thường. Ném cái bị coi và nắm bạc coi như đồ bỏ lên chiếc giường, cô đi thẳng ra sau. Bà mẹ quen với bổn phận này từ khi cô còn tấm bé, đã pha sẵn một thau nước nóng.

  4. #4
    Bé vào mẫu giáo
    Tham gia ngày
    Jun 2009
    Bài gởi
    51

    Unhappy

    mình thấy truyện cũng được
    nhưng hình như mọi người ko thích nó thì phải
    buồn 5 phút............................................. ...




    Cô tắm gội sạch sẽ, thay bộ đồ bông hơi củ nhưng rất sạch, chải lại mái tóc dài quá vai… cô có càm giác như mình thoát xác. Một đem tù ngục ốn đau trên chiếc giường chiếu rách, nằm trần muỗi cắn đã, cô bỗng thấy căn nhà ổ chuột của mình là thiên đường. Chiếc giường cây sạch sẽ, cái mùng lưới cũ còn tốt chưa bao giờ có giá trị hơn lúc này, giá trị như một triếc giường nệm trong phòng có máy lạnh đàng hoàng. Ngã người một cách thật thoải mái, Đông Mơ nằm im để tận hưởng cảm giác sung sướng mà nếu không trải qua hai ngày đêm đau khổ tận cùng, cô không thể nào hiểu được. Giá lúc này có ai nhìn thấy chắc không nhận ra một Đông Mơ bướng bỉnh lì lợm và đáng ghét đã làm tim ruột bà Huyền và cô Yến. Trong cái ổ chuột với bà mẹ, cô trở nên ngoan ngoãn dễ thương. Phải chăng cô là một thứ quặng tho, vàng và đất lẫn lộn?
    Cô nằm ôn lại tất cả sự việc xảy ra từ, đêm tới giờ và không khỏi bật cười một mình rồi cối gọi lớn.
    − Vú ơi! Vù làm gì đó, vào nói chuyện với con đi.
    Bà mẹ già hết mực chiều con, vội vàng lên tiếng rồi chạy vào ngồi kế một bên. Cô kể hết từ chuyện bà Huyền, bác sĩ Thái Vinh, rồi tới cô Yến đau khổ nhăn nhó thế nào và kết luận:
    − Vú thấy có vui không? Mới xuất chiêu đầu tiên, con đã cho bác sĩ Thái Vinh vác thánh giá chạy ngay. Con "chơi" cái mùng cái mền ấy, ông ta phải đền là cái chắc.
    Bà mẹ thở ra:
    − Tội nghiệp ông ta! Người ta làm phước cho con, mà con nỡ lòng nào… Thời buổi này, có được một người như bác sĩ Thái Vinh, hiếm lắm đấy con ạ.
    Đông Mơ ngó bà:
    − Kìa mẹ! Mẹ lại quên rồi… Mẹ lại định làm người lương thiện rồi. Nếu con lương thiện thì con và mẹ chết đói dấy. Này! Con nhắc mẹ lần cuối cùng, là mẹ thấy con làm gì cũng mặc con, chớ có khuyên con vô ích nghe chưa. Thôi, mẹ đi ngủ đi.
    Đông Mơ chợt ngồi vụt lên, giở chiếc rương dưới chán giường ra lấy tập và cây bút ra, ngồi ghi chép cái gì đó trông rất thành thạo. Cô nhỏ bụi đời này còn rành chữ nghĩa nữa chứ. Thêm một điều lạ nữa, mà có lẽ cả xóm này không ai ngờ biết tới.
    Bầy mấy chiếc bánh bao còn nóng hổi mà Mai Giao nhờ người hộ lý ờ khoa sàn đi mua diùm lên mặt bàn tròn, và cho sữa vào hai chiếc ly để sẵn hai phin cà phê thứ nhiệt ngon lên, Mai Giao sung sướng nói với người yêu:
    − Lâu quá rồi mình mới được một ca trực trùng anh há! Phòng trực của bác sĩ bệnh viện đẹp hơn phòng trực sản khoa của tụi em nhiều.
    Thái Vinh đang cởi chiếc áo blouse, móc vào tủ, bật cười:
    − Phòng trực đẹp hay xâu có quan trọng gì hả dm? Kể cũng lâu lắm rồi, anh mới được em sửa soạn cho một bữa ăn ca ba chu đáo như vầy. Nhưng không biết có trọn bữa không đây, hay đang ăn nửa bữa có bệnh gọi mất ngon?
    − Hừ! Anh đừng có nói xui nữa đi.
    Thái Vinh cầm bình thủy châm vào hai phin cà phê. Mai Giao ngồi xuống bên chàng bẻ đôi chiếc bánh bao nóng, chia mỗi người một nửa.
    − Này! Mời anh. À, quên nữa! Rửa tay chưa đấy? Anh mới đi khám về. Khoa nào gọi vậy anh?
    − Khoa anh. Bệnh uốn ván trở nặng… chắc bệnh nhân khó qua khỏi.
    − Bệnh nhân già trẻ, nam hay nữ, hả anh?
    − Trẻ lắm! Cô bé mới có mười sáu tuổi.
    − Làm sao bị uốn ván vậy?
    − Nó đi coi ti vi. Ngang qua cây cầu khỉ, cầu bị gẫy, té trúng vào cọc tre nhọn dưới mương, bị chảy máu.
    − Không chích ngừa à?
    − Chích cái gì. Ở nhà quê có biết cái gì mà chích. Tội nghiệp quá! Mỗi lần lên cơn giật, mẹ nó khóc. Nó nói: "không sao. Mẹ đừng khóc. Con không chết đâu mẹ ạ!"
    Chàng cắn miếng bánh bao mà chừng như nuốt không trôi. Chàng nói vớ giọng bất lực:
    − Anh đã bó tay rồi. Đã dùng đủ phương cách, nhưng chắc chắn không cứu nổi vì bệnh nặng quá. Kông có dấu hiệu thuyên giảm chút nào!
    Mai Giao không thể nàoc cảm nhận sâu sắc nỗi buồn của người thấy thuốc như Thái Vinh. Là con người sống trên nhung lụa chưa bao giờ giáp mặt với khổ nghèo chết chó, nên cô chỉ làm phận sự một bác sĩ mà thôi, khó đồng cả được với người yêu. Niềm đau của người khác còn rất xa lạ với cô. Cô nghĩ đến cô nhiều hơn, cô nói:
    − Em chỉ chấp nhận anh làm phận sự của một bác sĩ bình thường, chứ không thích thấy anh lúc nào cũng thấy như mình có tội trước nỗi khổ đau của thiên hạ, luôn luôn rước khổ vào thân.
    − Anh có rước khổ gì đâu?
    − Anh chóng quên quá. Con nhỏ bụi đời Đông Mơ, Đông Động gì đó… thế mà chưa làm khổ à?
    Thái Vinh im lặng. Vậy là Mai Giao biết rồi. Có lẽ nguồng thông tin nhanh như gió thổi ấy là Yến. Chiều hôm Đông Mơ trốn viện, Yến là người hay trước nhất. Buổi chiều vào làm việc, chàng định đến khám xem cô ta đã ổn chưa, thì Yến đã hớt hải từ phòng bện tiêu chảy chạy về văn phòng khoa, la toáng lên như mình đã lập được công to:
    − Thấy chưa! Bác sĩ thấy em đúng chưa? Tại bác sĩ đó. Cô ta trốn viện, ôm cả mùng mền đi luôn rồi.
    Bà Huyền cũng phụ hoạ:
    − Con đó thì lần nào cũng thế. Vừa mới ổn là nó trốn mất.
    Thái Vinh nhăn mặt:
    − Làm gì các bác các cô la quá vậy? Cô ta trốn viện hoài như vậy phải coi lại mình đó.
    Yến tức mình ngó Thái Vinh:
    − Bác sĩ nói gì lạ vậy? Cô ta trốn viện mà mình phải coi lại mình à?
    − Cứ sao. Tại sao người ta trốn? Có phải thái độ phụng vụ của chúng ta không tốt không? Tại chúng ta ghét bỏ họ, coi họ là thành phần vất đi, đối xử không ra gì, nên người ta không an tâm điều trị bệnh. Con người, ai cũng vậy, họ chỉ đến chỗ nào thương họ, chứ làm sao ở được nơi ghét mình.
    Yến bực dọc nói lớn:
    − Tôi chưa thấy ai nói chuyện lạ đời như bác sĩ. Thôi, bác sĩ nói sao cũng được. Bây giờ, ông tính sao về cái mùng và mền mà ông lãnh trách nhiệm với tôi đây?
    − Cô ta ôm cả mùng mền đi hết à?
    − Chứ sao. Em có kinh nghiệm quá với dân vô gia cư rồi. Em đả không cho nó mượn, mà tại ông nhất định thực hiện cái tâm từ bi, thì ông ráng chịu. Chút nữa giao ban buổi chiều, em sẽ báo cáo tập thể.
    − Thôi khỏi! Cô có biết số tiền thế chân hai món đồ ấy bao nhiêu, tôi đưa đủ, coi như bệnh nhân trốn viện mang theo tài sản để lại tiền thế chân.
    Thái Vinh rút ví lấy đủ số tiền đưa cho Yến. Ngọc Nương nhìn bác sĩ, đồng cảm với nét gì lặng thầm và sâu sắc.
    − Phức tạp quá, phải không bác sĩ? Hy vọng lần sau, ông không dính líu đến những thành phần ấy nữa.
    Thái Vinh cười, nói khẽ:
    − Cô lầm rồi! Tôi đang nghĩ đến bệnh cô ấy với cái đường ruột viên mãn, điều trị phải tốn công tốn tiền đấy. Tôi băn khoăn không biết cô ta thuộc thành phần nào, và làm gì mà sống?
    Ngọc Nương và Yến cùng cười rộ:
    − Trời ơi! Bác sĩ lãng mạng từ bao giờ vậy? Ông thổi phồng "nhân vật Đông Mơ" thành ra cái gì? Chúng tôi thì chỉ thấy cô ta là một ả bụi đời gian manh, lấy ơn làm oán.
    Thái Vinh cũng cười theo:
    − Dường như tôi cũng thấy như vậy. Nhưng khác hơn các cô một chút khi nhìn vào đôi mắt cô bé ấy. Đôi mắt biểu lộ một sự tinh nghịch bướng bỉnh và một tinh thần trong trắng, khác hẳn hành vi và nếp sống bụi đời.
    Yến đe dọa Thái Vinh:
    − Ông sắp thành Từ Thức đi hái thuốc tiên rồi chăng? Nè! Coi chừng đấy! Tụi này mà nói lại những lời này với Mai Giao, thì cổ xé xác ông đó, nghe ông bác sĩ lãng mạng.
    Thái Vinh chợt mỉm cười khiến Mai Giao bực mình:
    − Anh cười gì vậy? Cười em nói tới bệnh nhân đặc biệt của anh, phải không?
    − Cũng gần như vậy.
    − Anh thiệt là lạ! Cô ta làm khó anh như vậy, mà anh không hề tỏ ra oán trách là sao?
    − Cô Yến nói cho em nghe hết rồi, phải không?
    − Phải. Anh bỏ tiền bồi thường cho bệnh viện cái mùng cái mền cô ta ăn cắp. Thật là đồ vô liêm sĩ.
    − Đừng chửi cô ấy em ạ. Người ta nghèo khổ hơn mình, thân danh mình hơn cô ta gấp bội… em đừng có hạ thấp mình xuống như thế.
    Mai Giao để mạnh tách cà phê xuống, nói như rít khẻ:
    − Nhưng con bé ấy rất đẹp. Nó khác xa những đứa bụi đời khác. Nếu anh mà chăm sóc nó kiểu như hôm nọ trước mặt em một lần nữa, là em không để yên cho anh đâu.
    Thái Vinh cố điểm tĩnh, cười trêu chọc Mai Giao:
    − Đàn bà con gái các em dở lắm. Biểu lộ cái tính ích kỷ của mình ra như vậy là vô tình "vẽ đường cho hươu chạy" đấy! Thật ra, đối với Đông Mơ, anh cũng thấy như em. Nghĩa là cô ta có một cái gì đó hơi khác lạ với những kẻ lang thang. Có lúc những lời nói, giọng châm biếm của cô ta như là một con người không thuộc đẳng cấp của cô. Nhưng không phải vì vậy mà anh coi cô ta hơn em. Em tỏ ra ghen tức nhự vậy là vô tình em lo sợ em thua cô ta hay sao? Em làm cho anh phải chú ý tới cô ta hơn là sự vô tư của một bác sĩ như trước đây.
    Mai Giao cúi mặt buồn hiu:
    − Không hiểu sao em luôn có cảm giác lo lo về anh làm sao ấy. Em có cảm tưởng như mình sẽ không thuộc về nhau dù là rất gần nhau, và hai bên cha mẹ rất thân thiết.
    Thái Vinh bưng ly cà phê lên uống một ngụm sau cùng, rồi đổ cấn vào một bụi hoa cúc vàng gần đấy. Chàng cũng có cảm giác như Mai Giao. Hai người bạn tốt với nhau từ thời còn là sinh viên y khoa, mặc nhiên được gia đình hai bên cha mẹ hứa sẽ cưới gả, và họ cũng không phản đối. Thái Vinh và Mai Giao đã có nhau trong cuộc đời theo hoàn cảnh tự nhiên thuận buồm xuôi gió, nên họ thản nhiên chờ ngày hôn lễ. Một đám cưới sẽ vô cùng môn đăng hộ đối. Ân nghĩa của ông giám đốc bệnh viện là cha vợ tương lai của chàng vô cùng sâu nặng. Nhờ có ông, mà chàng khỏi đi phục vụ Ở bệnh viện xa thành phố. Ông cố gắng xin cho chàng được làm chung với con gái. Mơ ước sau này, ông sẽ cất nhắc chàng lên danh phận lớn hơn, bởi chàng là bác sĩ chuyên khoa Nhiễm rất giỏi. Ân tình như vậy, lẽ nào chàng đi phụ rẩy, chàng lại là con người hiền lành an phận. Chàng khác hẳn đứa em trai tính nết thẳng thắn và xốc nổi.
    Vòng tay ôm ngang eo Mai Giao, chàng nói đùa:
    − Mình là người có danh phận cao, em đừng có lộ ra những điều kém phẩm giá, người ta cười chết đấy.
    Mai Giao ôm cổ chàng nũng nịu:
    − Cái ích kỷ và ghen của người đàn bà đều giống nhau. Đối thủ lợi hại nhất là nhan sắc, chứ không phải học thức hay danh phận gì đâu anh ạ.
    Cô vít cổ chàng xuống, định đặt vào đôi môi kia một nụ hôn nồng thăm, ngờ đau điện thoại reo vang. Hai người giật nẩy mình. Thái Vinh lật đật xô nhẹ Mai Giao ra. Chàng yên trí điện thoại từ khoa Nhiễm mời chàng, cô bé uốn ván chắc đã nguy kịch dữ rội.
    Chàng chụp nhanh điện thoại:
    − Alô. Tôi nghe đây. Bác sĩ Thái Vinh đây.
    − Dạ, chào bác sĩ. Tụi em ở khoa sản. Có bác sĩ Mai Giao ở đấy không ạ?
    − Chuyện gì vậy cô?
    − Dạ, có sản phụ sinh khó ạ. Mới bác sĩ Mai Giao về gấp. Cảm ơn bác sĩ ạ.
    Đặt ống điện thoại xuống, Thái Vinh khoát tay nhanh:
    − Về đi em! Khoa sản em có người sinh khó đấy.
    Mai Giao lật đật đứng lên, biến nhanh sau câu chào tạm biệt, Thái Vinh ngồi lại một mình với điếu thuốc trên tay.

  5. #5
    Bé vào mẫu giáo
    Tham gia ngày
    Jun 2009
    Bài gởi
    51

    Post

    Một mình thong thả bước trong khu bệnh viện yên tĩng, cảm giác thật lắng đọng an nhàn. Đó là thói quen của Thái Vinh vào những đêm trực không có Mai Giao trực chung, và tương đối bệnh ổn, không có khoa phòng nào mời gọi. Chàng đi một vài vòng loanh quanh rồi trở về ngồi trên chiếc băng đá giữa sân vườn hoa phòng trực. Ngồi chưa yên vị, chàng bỗng nghe một giọng cười rúc rích từ sau bụi chuối cây cao, hài be lá đổ bóng che khuất bụi hoa dạ lý hương thơm thoang thoảng. Môt bóng người mảnh khảnh từ góc tối đó bước ra, khiến Thái Vinh ngỡ ngàng nhìn sững:
    − Chào bác sĩ! Ông không nhìn ra tôi sao?
    − A… a… Đông Mơ! Cô làm tôi hết hồn. Tại sao cô hiện ra như một hồn ma vậy?
    Đông Mơ cười giòn:
    − Ông bác sĩ không có óc văn chương tí nào hết. Sao ông không so sánh tôi như một cô tiên, mà lại nói giống như hồn ma?
    Thái Vinh tự nhiên thấy lòng vui vẻ lạ:
    − Ô! Tiên hay ma gì mà không được, bởi tính cách hiện ra đột ngột từ sau bụi lớn kia, thì cũng vậy? Có phải tại chúng tôi không tốt với cô không Đông Mơ?
    Đông Mơ nhìn Thái Vinh chăm chăm:
    − Ông mai mỉa đấy, phải không bác sĩ? Ông đã đối xử quá tốt với tôi, thế mà tôi đã để khổ cho ông.
    − Cô nói quá! Tôi có thất gì khổ đâu? Chưa ai làm khổ tôi được?
    − Ông nói nghe như tự hào quá. Phải bồi thường một cái mùng và cái mền cho bệnh viện mà không khổ à?
    − Số tiền đó chưa bằng một chầu nhậu của tôi.
    − Quả là hào phóng! Ông quả là một cái kho bất tận để cho bọn bụi đời chúng tôi lợi dụng.
    − Coi chừng! - Thái Vinh khoát tay cười khẩy - Ngĩ như vậy không khéo có lúc tôi bắt cô bỏ vào nhà cầu như bác sĩ Naoê bỏ thằng say rượu quậy phá vào đó đấy nhé.
    − Ô hay! Vừa mới nói đó rồi sao phản bội lại mình ngay vậy?
    − Không phản đâu, vẫn chính xác đấy cô ạ. Cô đừng làm trường hợp cảm thông người ở tình huống bất đắc dĩ với người lợi dụng chứ. Tôi không đến nỗi ngu dại để cho người ta đục khoét vào lòng nhân đạo của tôi đâu.
    Đông Mơ cười giòn:
    − Lòng nhân đạo cũng sẽ chẳng là cái quái gì, nếu không có những kẻ khổ đau dưới đáy xã hội đục khoét giùm nó. Không có đứa chôm nghĩa như tôi, thì làm gì người ta biết cái nhân đạo của bác sĩ Thái Vinh phải khôngông ạ?
    Thái Vinh rất lạ lùng với cách đối đáp bướng bỉnh của Đông Mơ. Nhưng mà nghĩ ra cũng hợp lý, khiến chàng càng chú ý cô gái khó hiểu này. Chàng không biết đánh giá cô thế nào cho đúng, nhất là đêm nay. Cô trở lại đây không phải là hình ảnh Đông Mơ bèo nhèo rách rưới và bệnh hoạn. Chiếc quần tay nâu và áo ngắn trắng hở cổ dù không mới mẻ lắm, nhưng rất hợp thời trang. Mái tóc bù xù hôm nào được kẹp gọn trong chiếc kẹp vải hình nơ mầu tím nhạt. Hai con mắt như mắt mèo sáng và tinh nghịch, lẫn chút bướng bỉnh tự tin, khiến Thái Vinh thấy cô bé này độc đáo quá. Cái nồng nhiệt tự nhiên của nó tỏa ra như một vũ khí chiến thắng mà không cần chiến đấu.
    Chàng cũng hơi buồn cười cho mình là tại sao lại nhận xét kỹ về cô ta như thế. Chàng vội nói lảng đi:
    − Đông Mơ! Đêm nay cô đi đâu trong này? Hay đến dạy tơi về "bài học nhân đạo bỏ mốc meo", nếu không có những người như…
    − Như tôi phải không? Thì cứ nói đại ra đi, việc gì mà ngập ngừng hả ông? Lúc nào ông cũng tế nhị vá có duyên, ông bác sĩ ạ. Xem ra ông không hợp tí nào với bác sĩ Mai Giao.
    Thái Vinh giật mình:
    − Cô nói cái gì?
    − Tôi nói ông không hợp với bác sĩ Mai Giao?
    − Cô quá quắt lắm! Cô đã đi quá trớn rồi, cô có biết không? Cô là ai vậy?
    Đông Mơ vẫn khúc khích cười:
    − Tôi là con nhỏ bụi đời. Nhưng rất hiểu ông và người bạn đời tương lai của ông: bác sĩ Mai Giao. Tánh nét hai người không hợp tí nào.
    Thái Vinh hơi có sắc giận:
    − Tại sao cô biết chuyện riêng tư của tôi nhiều vậy.
    − Có gì khó đâu. Vì ông là ân nhân của tôi, muốn tìm hiểu về ân nhân của mình thì có gì là khó chứ. Còn Mai Giao không hợp với ông là chuyện quá rõ ràng. Hôm ấy ông giúp đỡ tôi, cô Mai Giao đến và tỏ ra khó chịu vô cùng. Lúc đó, tôi không biết cô ấy người vợ tương lai của ông. Chỉ hơi lạ là tại sao một bác sĩ trẻ đẹp, đứng xa xa sau lưng ông tỏ vẻ khó chịu khi ông giúp đỡ tôi. Sau đó tôi tìm hiểu ra mới biết cương vị của cô ấy. Tôi thất vọng cho ông quá! Một người vợ như thế thì làm sao giúp cho cái "sự nghiệp từ thiện" của ông vững vàng được chứ.
    Thái Vinh lạ lùng và bốc giận. Chàng định mắng cho Đông Mơ ít câu về cái tội nhảy
    vào phê phán chuyện riêng của chàng thật là vô lý và hỗn xược. Nhưng nhìn nụ cười hoà giải cầu tài, và ánh mắt bỗng nhiên đẹp lên một cách lạ lùng, phút chốc chàng thấy Đông Mơ như là một người bạn ngang tầm cỡ, là một thiếu nữ thông mình duyên dáng…
    Trời ơi! Chàng có lầm không? Cái dáng vẻ này làm sao nhỏ bụi đời Đông Mơ được… tự nhiên chàng dịu giọng và trở nên thân mật nữa mới lạ kỳ:
    − Này, Đông Mơ! Cô thật là lạ. Tôi chẳng hiểu cô nữa. Cô muốn gì ở tôi vậy?
    − Tôi muốn đùa với bác sĩ một chút, nên nhận xét tính nết của ông và người vợ tương lai của ông. Tất nhiên là hơi quá đáng, vì tôi vá ông chưa đến chỗ thân thiện có thể tự cho phép mình tự nói ra sự thật đó. Xin bác sĩ đừng buồn và tha lỗi cho tôi!
    − Nếu có thế thôi thì xin cô hãy về đi. Chà nhé!
    Thái Vinh đứng lên, Đông Mơ lật đật đưa tay ngăn lại:
    − Khoang đã bác sĩ! Xin làm phiền ông ít phút nữa thôi. Ông làm ơn nán lại cho!
    − Cô định làm gì nữa đây?
    − Tôi định trả lại ông số tiền mà ông đã đền giùm mùng mền cho tôi. Tôi không biết ông đền bao nhiêu, nhưng tôi xin gởi lại ông bao thư này. Xin ông nhận cho!
    Đông Mơ móc túi lấy ra bao thư, đưa bằng hai tay cho Thái Vinh.
    − Đông Mơ! Càng lúc tôi càng khó hiểu về cô. Tại sao cô làm vậy, rồi tự nhiên cô lại hoàn trả số tiền nhiều quá thế này? Tôi không nhận đâu.
    − Thưa bác sĩ! - Đông Mơ nói rất thành khẩn - Quả thật em chỉ là một kẻ nghèo. Em hầu như đã mất hết niềm tin vê cuộc sống. Cuộc sống không còn nhiều cái đẹp trong xã hội bon chen tiền tài danh vọng. Để tự tồn tại, em đã phải làm đủ các nghề để kiếm tiền miếng ăn. Em rất ghét người giầu sang, và coi họ như kẻ thù của em. Nhưng hai lần vào viện gặp ông, ông đã làm cho em nghĩ lại. Thì ra vẫn còn có người tốt, rất tốt nữa là khác. Em đã cố ý quấy rầy ông đủ thứ, thế mà ông vẫn một mực đối xử tốt. Ăn cắp mùng mền bệnh viện, thật ra đó chỉ là chủ ý của em muốn thử sức chịu đựng của ông đến độ nào. Hôm nay, em cố ý trở lại đây sau khi dò tìm kỹ bảng trực của bệnh viện và biếc chắc không gặp cô Mai Giao. Em gặp bác sĩ để trả lãi số tiền bác sĩ đã đền cho em. Xin bác sĩ nhận cho thì em mới yên tâm được.
    Cô nói rất nhỏ và lịch sự khiến Thái Vinh cảm động thực sự. Anh quên mất là mình đang tiếp xúc với cô gái chưa quen thân lắm. Chàng trở lại thế ngồi cũ và thân mật:
    − Thôi, cô cứ cất lấy mà tiêu dùng. Số tiền này chắc cô làm phải khó khăn lắm mới có được.
    Đông Mơ cười như giễu:
    − Bác sĩ không nghĩ đồng tiền trong tay kẻ cắp thì đều có lý lịch giống nhau sao? Em có đổ mồ hôi ra đâu. Chỉ cần một chút tính toán nhanh thôi mà.
    Đông mơ xưng em hết sức ngọt ngào. Cô làm cho câu chuyện càng trở nên thân mật. Thái Vinh nhìn cô hơi lâu:
    − Tôi… hơi quá đáng một chút. Nhưng nhân danh tình cảm thầy thuốc và bệnh nhân, tôi khuyên cô một câu, được không?
    Đông Mơ sáng mắt lên, cưới thật tươi:
    − Chẳng những một câu mà ngàn câu cũng được. Đó là một vinh hạnh lớn trong đời em. Bác sĩ muốn khuyên em điều gì?
    − Cô… đừng làm những việc như vừa rồi nữa, được không?
    − Nghĩa là đừng ăn cắp?
    − Tôi thấy dường như cô không thích hợp với nghề này đâu. Cô thông minh, có nhan sắc… cô chọn một nghề khác được không?
    − Được. Nhưng mà nghề đó có lương thiện không? Có phạm tội không?
    Thái Vinh lạ lùng:
    − Nghĩa là sao?
    − Nghĩa là nghề lương thiện và không phạm pháp thì sống không nổi. Em đâu phải có mình em. Em còn phải nuôi một bà mẹ già nữa đấy.
    − Cô còn mẹ già à?
    − Nhưng nếu cô làm những việc phạm pháp, lỡ bị bắt giữ thì bà cụ còn khổ hơn.
    Đông Mơ nín lặng nhìn Thái Vinh. Gương mặt chàng sao mà hiền lành, đa cảm quá! Vòng khói thuốc từ môi chàng buồn yếu ớt theo đôi mắt lim dim, làm cho Đông Mơ xúc động lạ kỳ.
    Đông Mơ nói khẽ:
    − Có thật là bác sĩ muốn em sống lương thiện?
    − Cô còn phải hỏi.
    − Vậy bác sĩ có vui lòng giúp đỡ em không?
    − Chắc cô cần một số vốn. Được, nếu cô cho tôi biết nơi ăn chốn ở, tôi sẽ đến nơi và liệu cách giúp cô.
    − Bác sĩ muốn tới nhà em?
    − Phải, cô có nhà cửa gì không?
    − Có một túp lều. Nhưng tại sao bác sĩ lại tốt với em quá vậy? Bác sĩ tự hạ mình đi tới nhà em, thật… em không ngờ.
    − Thì tôi đã nói rối: Tôi muốn giúp cô. Một người có nhan sắc, thông minh thì thiếu gì việc làm khá hơn cảnh sống hiện tại.
    − Thôi được, em rất cám ơn bác sĩ. Điều đó cho em suy nghĩ lại. Giờ, xin bác sĩ hãy cầm lấy bao thư này cho em yên tâm cáo biệt.
    − Không, tôi xin tặng cho cô. Cô hãy giữ lấy mà chi dùng. Giờ cô đi đâu mà trông cô lạ thế?
    − Hơi diện phải không bác sĩ?
    − Phải. Nãy giờ tôi không chú ý tới màu xanh của mắt máu hồng của gò má và màu son môi hơi nhạt. Quả là đêm nay cô đã lột xác, biến thành cô tiên bé nhỏ. Cô không còn là cô nữa, Đông Mơ ạ.
    Đông Mơ cười giòn:
    − Một kẻ bụi đời rửa sạch mặt đi, thay bộ đồ kha khá một chút, tô tí phấn son rẻ tiền thì phải khác đi một chút về hình thức bên ngoài. Nhưng cuộc sống bươm chải về đêm thì có khác gì đâu, có thay đổi được giá trị cô ta đâu hả ông.
    − Bươn hải về đêm? - Thái Vinh kêu khẽ - Hoá ra cô có nghề.
    − Ông ngạc nhiên lắm sao? Nếu không như vậy thì trang điểm làm gì? Nghề làm gái điếm và nghề chôm chĩa đúng là nghề của dân bụi đời rồi còn gì.
    − Vậy sao cô trả tiền cho tôi, đó là cách sống của cô mà?
    − Phải. Cách sống của em là trộm cắp, nhưng em không ăn cắp trái tim tình cảm và nhân ái thật sự của lương y. em chỉ đùa với ông vì em thích thế. Ông không nhận lại tiền thì em cũng bỏ đấy mà đi.

  6. #6
    Bé vào mẫu giáo
    Tham gia ngày
    Jun 2009
    Bài gởi
    51

    Default

    Đông Mơ ném bao thư xuống cạnh Thái Vinh, rồi quày quả bước nhanh. Thái Vinh định gọi cô trả lại số tiền dư so với số tiền chàng đền mùng mền cho bệnh viện. Nhưng thật là ngẫu nhiên, cùng lúc ấy, chàng sinh viên trực kèm với chàng chạy nhanh từ phòng trực xuống.
    − Ô, may quá! Thầy ở đây mà em tưởng đi đâu, định chạy kiếm. Có xét nghiệm báo cáo kết quả khẩn mà thầy cho thử bệnh nhân ở ngoại khoa ấy.
    − Đúng viêm ruột thừa cấp rồi, phải không?
    Chàng bỏ đi nhanh lên khoa ngoại, không kịp nhìn theo Đông Mơ đã mất hút nơi nào.
    o0o
    Ra khỏi cổng bệnh viện, thả dọc theo đường x… đi lần về hướng nghĩa trang Y…, chân bước thong thả nhưng lòng Đông Mơ rất ngại ngùng. Có liều lĩnh không khi đi đến đo? Theo như lời Phượng Hoàng, cô gái sống ở môi trường ấy cho biết nơi đó rất phức tạp. Tưởng tượng tới những "cú ái tình bị khống chế áp đảo", cô khủng khiếp quá, không còn đủ dũng cảm để bước tới. Nhưng anh cô cũng không chịu nổi hình ảnh mẹ với đôi mắt dại đục ngồi đuổi muỗi không bay vì đói. Cái cảm giác đêm nào chính bản thân cô đã trải qua, cô không muốn tái diễn. Phài can đảm lên! Muốn bắt
    Được cọp phải vào hang hùm. Cô tự tin với sức mình, có sẽ chiến thắng, sẽ vượt qua tình huống xấu nhất để thực hiện ý định đã quyết.
    Cô dừng lại, ngó hai đầu hướng xe rất
    đông và đưa tay ngoắt một chiếc xích lô.
    Anh chạy xích lô còn trẻ, da nâu, có vết thẹo dài vắt ngang qua trán. Có phải đó là vết tích chiến tranh để lại hay một lưỡi dao của tên du đãng nào "lấy dấu" trên gương mặt dễ coi, nhưng hơi lạnh lẽo phong trần?
    Anh nhìn Đông Mơ, hỏi:
    − Cô đi đâu vậy cô?
    − Anh cho tôi đến nghĩa địa Y… đường… anh biết chứ.
    Anh nhìn chăm chú Đông Mơ và chợt nhếch môi cười:
    − Dạ, biết. Biết quá rành là đằng khác.
    Câu nhấn mạnh làm cho Đông Mơ nhợt nhạt. Vậy là anh ta đoán mình thuộc hạng người gì rồi. Mặc! Hơi đâu mà để ý. Tôn trọng hay coi thường, người ta cũng không cho mình đồng xu các bạc nào. Cô hỏi giá:
    − Đây đi đến đó, bao nhiêu hả anh?
    − Cô lên xe đi. Chắc cô mới đi đến đo lần đầu, phải không?
    Cô ngạc nhiên nhìn sững anh:
    − Sao anh biết là tôi đền đó lần đầu?
    − Vì tôi đâu có lạ gì những người con gái
    ái chuyện nghiệp đi đến đó. Họ ít khi hỏi giá. Mà tôi thì rất dễ dàng thông cảm, vì tôi cũng là một "thành viê" của cuộc sống âm binh ờ đó.
    Anh ta dùng từ nghe rất lạ. Đông mơ thấy thú vị với mẫu nhân vật mới này. Cô vui vẻ hỏi tới:
    − Anh có thể nói rõ hơn về cuộc sống "âm binh" của anh không?
    Anh chàng cười mỉm:
    − Cô có vẻ muốn nhập "hộ khẩu" ở nghĩa trang này hay sao mà hỏi nhiều thế?
    − Tất nhiên rồi, nếu không tôi đi tới đó làm gì. Nhưng trước khi gặp bạn tôi, tôi muốn anh giới thiệu sơ về sự thật ở đấy.
    − Sựt thật ư? Không có sự thật gì ngoài những "nữ âm binh" lảng vảng với đám xe đạp ôm, xích lô vãng lai chờ khách đến như tôi đang chờ cô đến đấy. Và nếu khách mua hoa cần "bông hoa dại" nào, thì đưa ngay hắn đến một cái nhà mồ tráng xi măng hoạc lót gạch là xong ngay thôi mà.
    Rồi hắn chợt ngửa mặt lên trời cười như điên:
    − Từ tạo thiên lập địa đến giờ, loài người dù phân chia đẳng cấp vua chúa, sang hèn, nhưng đều gặp nhau ở cái "chỗ đó" thôi mà. Sao con người không nghĩ tói chỗ đó mà thương nhau nhỉ?
    Đông Mơ hơi lạ lùng lo sợ:
    Quái nhân thời đại nữa rồi sao đâY? Lạy trời cho anh ta đừng phát điên bỏ cô dọc đường…
    Nhiều con đươờng được anh đạp rút băng qua, đi vào rừng ngoại ô xa thành phố, không khí vắng vẻ lạnh lẽo làm cho Đông Mơ lo sợ. Cô muốn bảo anh xe quay lại. Cảm giác giữa thực tế nghèo đói đang chiến đấu với sợ hãi. Có lẽ trên đời không gì ghê sợ cho bằng cái túi rỗng, và dạ dày gào thét như đêm cô bị tiêu chảy. Cô đả nếm trải rồi. Cô muốn giây phút đó không lập lại.
    − Gần tới chưa anh?
    − Qua khỏi lùm tre này nửa thôi cô ạ. Đèn đường bị bỏ lại đằng xa. Xe đi vào con lộ đất trải ánh trăng trong ngọn gió bao la thoáng mát. "khu xóm tình yêu" lặng yên.
    Đông Mơ cứ tưởng đâu nơi đây tử khí dữ dằn. Nhưng không, néo bên lề đường xanh cỏ là khu nghĩa trang san sát những ngôi một đá nằm bên nhau. Nó làm cho cô nhớ lại "thành phố buồn" của Đà Lạt. Có lần được tháp tùng theo đoàn khách du lịch ngang qua khu nghĩa trang thành phố này, nhìn những ngôi mộ "hai xóm đạo" một bên thánh giá… một bên chữ "vạn": Dấu hiệu của Công giáo và Phật giáo, sống lặng lẽ hoà bình bên nhau trong cái vĩnh hằng… Đông Mơ xúc động làm sao!
    Đêm nay, nghĩa trang này cũng vậy, không giống "thành phố buồn" của Đà Lạt, những ngôi mộ Phật giáo và Công giáo xen lẫn với nhau càng thốbg nhất hơn trong tình yêu không phân biệt.
    Qua khỏi khu mả thấp lần vào trong sâu nghĩa trang, Đông Mơ thấy thấp thoáng những bóng người. Khi xe ngừng lại, có mấy người con gái phấn son rõ nét dưới trăng chạy ra, họ chào đón khách mua hoa. Khi nhìn thấy Đông Mơ, họ ngạc nhiên ngó chăm chăm. Đông Mơ bối rối không biết làm quen cách nào. Anh xe thản nhiên lên tiếng:
    − Cô bạn này dân mới "bóc tem" đi tìm cô Phượng Hoàng đấy. Có cô nào biết cô Phượng Hoàng không?
    − Có phải Phượng Hoàng nhà ở xóm Bèo không?
    Đông Mơ mừng rỡ:
    − Dạ, phải. Em là em của chị ấy.
    − Ở đây đi, lát nữa gặp. Nó đang "dù" ở đằng kia kìa.
    Cô gái rít vội một hơi thuốc, ném tàn đi, ròi quay mặt nhanh, coi như chẳng có gì dính líu tới mình.
    Có tiếng nói đông ờ đằng xa.
    − Chỗ này càng ngày càng đông đứa đứng đường lấy mẹ gì ăn.
    Một giọng khác chừng như quen thân với anh chàng xích lo đưa Đông Mơ tới:
    − Cha nội này, sao không kiếm khách chơi, đi chở thứ gì không vậy? Tui giựt tiền phần trăm mấy khứa trước của cha, nếu đêm nay cha không đưa tới được cho tui một thằng "hai lúa" nào để tui bóp cổ nghe.
    Anh xe cười hền hệch:
    − Đậu ở ngã tư gần hai tiếng không có ma nào, định rẽ vào bủng bình bệnh viện, gặp ngay cô này đi kiếm Phượng Hoàng. Thôi thì đành giúp cổ vậy.
    Mấy cô gái kia bỏ đi khi có vài bóng chiếc xe đạp ôm đèo khách đến. Từng cặp họ dắt nhau biến nhanh vào những ngôi mô. Thảo nào mà anh chàng tùng từ "âm binh" là phải lắm.
    Đông Mơ cảm thấy rất lo sợ cho cuộc sống mạo hiểm mà chưa quen. Cứ tưởng tượng tới một tấm thân trần tục, hay một lảo già, một thằng oắt con mới lớn nào đó đến bên cô lôi xệch cô đi, rồi áp đảo những đường nét tinh túy trên cái cơ thể tuy nghèo đói, nhưng chưa một lấn bị vùi dập… là cô muốn run lên. Cô không muốn chờ gặp Phượng Hoàng nữa. Cô nhìn anh xe vẩn còn ở đó chờ khách đi ra.
    − Hay là anh đưa tôi trở về bệnh viện đi. Tôi… tôi… sợ lắm.
    Anh xe cười nói nhỏ:
    − Này! Tôi hỏi thật nhé. Trông cô lạ lùng lắm! Dám đi tới đây và định làm liều là người ở thế cùng cực lắm. Nhưng khi tới đây rồi thì không muốn hủy hoại cuộc đời phải không? Nếu sự thật cô cần có tiền và cuộc đời cô còn trong trắng, tôi sẽ đưa cô đến những nơi "xịn", bán cho ngoại kiều mới có tiền, cô ạ. Còn ở đây chỉ dành cho hạng gái bèo thôi.
    Đông Mơ càng thêm lo sợ. Cuộc sống bức bách xung quanh việc mua bán xác thịt đàn bà con gái y như món hàng giữa chợ. Chưa quen với cách ăn nói thẳng thừng sống sượng, cô có cảm giác ngại ngùng chưa biết tính sao. Chợt đâu có một chiếc xe đạp ôm chở người đàn ông tuổi chưa quá ba mươi, nhưng gương mặt rất già giặn sành sỏi. Y mặc bộ áo quần sạch sẽ, chải chuốt. Vài cô gái trong bóng tối lờ mờ chạy ra níu kéo, nhưng chàng ta quát khẽ:
    − Các em chán bỏ mẹ! Cũ mèn hết rồi. Có em nào mới không?
    − Không có đâu anh. Chỉ có tụi em thôi. Đi với em đi, đảm bào tụi em có "nghệ thuật mới" làm cho anh bay tận trời xanh đấy.
    − Xạo! Nghệ thuật gì. Bọn em thì nghệ thuật sao bằng mấy đứa hạng sang làm ở phòng chứ? Nhưng mà tại anh thích đổi món. Thôi, buông ra đi! Kìa! Như có một cô nào đứng đằng xe lôi phải không?
    Mấy cô gái thất vọng chửi thề, rồi buông bỏ chàng trai biến về chỗ cũ lo kiếm khách mới. Anh chàng kia đi thẳng lại chỗ Đông Mơ, sống sượng nhìn cô:
    − Chà, chà! Mới hả em?
    Đông Mơ hơi lùi lại. Anh ta tấn công tới, cười tít mắt:
    − Trông biết ngay còn "thơm phức". Trời ơi! Chắc đêm nay tôi trúng số rồi. Bao nhiêu, nói đi em?
    − Không, tôi…
    − Kỳ chưa! Không cái gì? Không đi khách hả? Không đi khách thì đứng đây làm gì? Đồ đĩ rạc còn làm cao.
    Đông Mơ thấy lạnh cóng, máu như đóng cứng. Lần đầu tiên cô bị chửi là đồ đĩ rạc. Bất giác cô cảm nhận được hết nỗi thống khổ của đớn đau cùng cực. Cô còn cảm tưởng như máu trong huyết quản cô đứt từng mạch, trào ra khỏi cổ họng. Đồng tiền kiếm ra ở đây đau đớn và nhục nhã như vầy sao? Ôi! Cô tưởng bán thân là một sự dễ dàng, ngờ đâu phút giáp mặt với nó, cô cần phải bán trước cái phẩm giá làm người. Cô lấm cô rồi! Thì ra trong cơn đói cùng cực, cô có thể ăn cắp để rồi sau đó cái gì xảy ra nữa, cô không biết mình sẽ
    ứng phó ra sao. Còn ngay bây giờ, cô thấy căm ghét cái gã có tiền độc ác này. Bản chất cương nghị làm cho cô bỗng trở nên lạnh lẽo. Đôi mắt khinh miệt của cọ chiếu thẳng vào gã:
    − Tôi không phải là kẻ bán thân. Anh không mua nổi tôi đâu. Không có cái giá nào tương xứng với tôi cả.
    Cho là một cô gái điếm đẹp làm kiê, làm phách. Gã cười lên một tràng dài, rồi móc trong túi quần ra một cọc đầy cao toàn giấy năm mươi ngàn. Gã cầm đưa cao ngang mặt Đông Mơ dứ dứ:
    − Đố con đĩ lộng ngộn. Tưởng là bảnh lắm đấy hả? Bao nhiêu đây có đủ mua đứt mày không?
    Gã đập luốn xấp bạc vào trán Đông Mơ. Hành động táo bạo bất ngờ không lường được. Đông Mơ bị cái đập chao đảo, chút nữa thì té.
    Anh chàng chạy xích lô bất ngờ chộp cổ áo gã nọ như sẵn sàng giết chết gã:
    − Ở đâu tới làm cha vậy?
    Gã nọ vùng vẫy gỡ ra, nhưng không thể nào vuột ra nổi đôi tay như hai gọng kềm của anh chàng xích lô vô danh. Anh thẳng cánh tay giáng vào mặt gã một cái tát nảy lửa, rồi xô mạnh gã ra:
    − Đồ chó chết! Có thủ đoạn gì thì giở ra đi.
    Miệng nói chưa dứt, thì… vút! Vút! Hai cú đá liên hoàn trúng vào gò má tên nọ. Anh chàng xấn láo không đỡ nổi đòn nào, mà chỉ ôm mặt kinh hoàng lùi xa… máu miệng đỏ nhòe. Anh xích lô chửi:
    − Đồ bị thịt ỷ quyền thế, ỷ tiền bạc, ăn hiếp đàn bà con gái. Thiệt là uổng quả đấm của tao đã đấm vào bãi ... trâu.
    Gã nọ cúi nhặt xấp bạc rải rác rồi lùi biến nhanh trước khi đám gái điếm hiếu kỳ chạy tới.
    Họ by đến chữi đồng mỗi người một câu, và hỏi thăm Đông Mơ nguyên do câu chuyện.
    Đông Mơ sững sở kinh dị, quá sợ hãi cái nơi kiếm sống đầy tủi nhục dã man như vậy. Trời ơi! Vậy mà có biết bao chị em phải sống lẩn lút nơi đây tìm sống trên cái chết.
    Thấy Đông Mơ chưa hết kinh hoàng thất đảm cho sự việc vừa qua, anh chàng đạp xích lô an ủi:
    − Nó trốn rồi, cô sợ cái gì. Lâu lâu mới gặp một thằng mạt hạng như vậy, có đáng gì đâu mà cô sợ dữ vậy? Tôi đã từng choãng nhau bằng dây xích với lũ đầu gấu ăn hiếp gái còn chưa ngán, sá gì cái thằng heo nọc đó chứ.
    Đông Mơ nhìn anh với đôi mắt thật dịu dàng ấm áp:
    − Em cảm ơn anh đã chở che. Không có anh, không biết em sẽ ra sao với tên khốn đó.
    − Cô khỏi mang ơn. Tính tự nhiên của tôi vốn vậy. Trông cô là tôi biết ngay người không hiểu vì lý do gì mà cô mạo hiểm đến đây. Không biết có phải vì bức bách áo cơm quá không? Vì vậy mà tôi có ý nấn ná…
    Anh xe càng lúc càng tỏ ra con người hiểu biết, có tình càm chứ không như cái vẻ ngoài lạnh lẽo và cái vết thẹo gây sợ hãi cho người yếu bóng vía. Đông Mơ nói:
    − Anh… ấy ơi! Em không muốn tìm bạn nữa. Hay là anh đưa em trở về chỗ bệnh viện ban nãy đi, rồi em trả tiền hai lượt xe cho anh luôn.
    Anh xe cười:
    − Cô có thể gọi tôi là Huỳnh Đại. Còn tên cô là gì? Trông cô hiền lắm! Cô lo gì tiền bạc chứ. Tôi sẽ đưa cô về lại chỗ lên hồi nãy. Cô lên xe đi.
    Đông Mơ lên xe. Chiếc xích lô đạp lọc cọc xa nghĩa địa… Những bóng "ấm binh" biến mất. Ra đến đường sáng và đại lộ phằng phiu đông đúc xe cộ, Đông Mơ có cảm giác như mình vừa chui ra khỏi lòng mộ tối đen sau thẩm. Cảm giác như mình vừa được sống lại với thế giới loài người, tự nhiên cô thấy yêu thích cuộc sống vô cùng. Mới có mấy tiếng đồng hồ trong cái nghĩa địa hoang vắng với bao điều khủng khiếp, rõ ràng là như bị cắt đứt mọi cảm giác, mọi liên hệ cuộc đời. Được trở lại với xã hội bình thường cô mới thấy được hết niềm vui và nỗi buồn khi đánh mất. Cô nói chuyện với Huỳnh Đại như những người thân:
    − Anh Đại ơi! Anh Đại thứ mấy vậy? Anh có vợ con gì chưa?
    − Tôi tứ út. Ở xóm hay gọi tôi là Út Đại. Tôi chưa có gia đình.
    − Anh Đại giỏi võ quá. Trông anh Đại đánh thằng cha đó như tài tử trong phim vậy.
    Huỳnh Đại cười:
    − Cô nói quá! Trước đây, hồi còn ở quân đội, tôi cũng có học chút ít để phòng thân.
    Đông Mơ ngạc nhiên ngoái lại đàng sau nhìn rõ mặt Huỳnh Đại:
    − Nói vậy anh là… bộ đội xuất ngũ à?
    − Lâu rồi cô ạ. Đáng lý tôi cũng có công ăn việc làm ổn định ở quê, nhưng tôi không thích ở yên một chỗ.
    Đông Mơ cười:
    − Phải rồi. Anh Đại còn trẻ mà.
    − cũng chẳng trẻ lắm đâu cô. Ba mươi rồi đó. Nhưng tôi có máu giang hồ tự do và thích thành phố nên tôi sống với chiếc xe này. Ăn cơm hàng cháo chợ, dậu đâu ngủ đó, không cửa không nhà chi ráo trọi.
    − Ôi! Anh sống thế thì buồn lắm!
    − Quen rồi cô ạ. Phải ráng chịu thôi. Dù mình muốn có khác đi cũng không được.
    Cấu nói có vẻ chịu đựng và an phận vô cùng. Gương mặt anh bỗng chốc trở nên lầm lì. Đông Mơ không muốn gợi thêm gì nhiều nữa về nhân vật tốt bụng này… Cô nhìn anh rất chân tình.
    − Anh Đại ơi! Nếu không có gì phiền phức, anh em mình có thể kết thân nhau. Em đã nợ anh, em muốn được xem như là em gái của anh, có được không anh?
    Đại cười rạng rỡ:
    − Tôi vốn đơn độc mà cô. Nếu được thế thì còn gì bằng. Cô cho biết địa chỉ. Để hôm nào rảnh, tôi sẽ đến thăm cô.
    − Em rất mong anh đến. Em và mẹ em ở xóm… phường… nhà em không có số. Nhưng tới đầu xóm, anh hỏi nhà Đông Mơ, ai cũng biết.
    Huỳnh Đại cười đùa:
    − Chà! Nhân vật quan trọng đấy!
    − Hổng dám quan trọng đâu. Hồi nãy không có anh, chắc em chết với cái thằng cha mất dạy ấy quá.
    − Thôi, bỏ qua điều khủng khiếp đối với cô đi. Tôi đoán cô không thể làm những việc như vậy đâu. Nhất là bây giờ, cô đã xem tôi như anh, tôi không muốn có trở lại nơi đó đâu. Để rồi tôi liệu cách giúp đỡ cô, nếu quả tình cô đang ở vào hoàn cảnh bí.
    Đông Mơ hơi ngờ vực:
    − Tại sao anh tốt với em như vậy?
    − Con người từng trải như tôi, chẳng lẽ tôi xét người lầm lẫn. Bản chất cô trong sáng lắm. Cũng như tôi: "Đi với phật mặc cà sao, đi với ma mặc áo giấy".
    Mắt Đại ánh lên vẻ chân tình và hiền lành hơn lúc anh quắc lên thoi vào mắt gã khách làng chơi mất dậy. Cô thấy sung sướng thật sự. Tình người chưa đến nỗi như thiên hạ báo động la toáng lên, những trái tim chân chính còn nhiều dưới nhiều lớp áo xã hội. Tự thân nó không bị buộc ràng dưới hình thức tiền bạc danh vọng.

    Kiên nhẫn ngồi hai tiếng đồng hồ dưới bóng cây điệp tây gần bệnh viện mới gặp chàng bác sĩ trẻ dắt chiếc Honda ra cổng. Vừa thấy bóng chàng. Đông Mơ mừng quýnh:
    − Thái Vinh! Bác sĩ Thái Vinh!
    Thái Vinh nhìn dáo dác, chợt nhận ra Đông Mơ, nhưng chàng vẫn tỉnh bơ, chỉ lặng lẽ rẽ dòng người đang ra cổng đi đến bên cô:
    − Đông Mơ! Hôm nay cô đẹp đấy.
    − Nhờ bác sĩ đấy.
    − Nhờ tôi? Tại sao?
    − Từ ngày… thọ Ơn bác sĩ, em bỗng thấy mình có bổn phận không được… ở đó nữa.
    − Ôi! Cô biết nói đùa quá!
    − Thật đấy! Em không có quần áo mới, nhưng những bộ quần áo cũ này cũng tạm có lễ độ trước mắt bác sĩ, phải không ạ?
    Đông Mơ nói thật. Quần tây nâu hơi bạc, áo thun màu xanh cũng giản đơn lại rất hợp với khổ người thanh mảnh và làn da trắng hồng, trông nàng thanh lịch ghê đi!
    − Đêm nay, bác sĩ có trực không?
    − Có. Nhưng tôi đổi cho người khác trực thế.
    − Ô! Chắc bác sĩ bận công chuyện?
    − Cũng không phải. Tự nhiên đêm nay tôi thấy cần nghỉ ngơi cho khỏe.
    − Bệnh nhân nhiều, bác sĩ mệt lắm phải không?
    − Tất nhiên là vậy.
    Đông Mơ nhìn kỹ gương mặt Thái Vinh. Dường như chàng hơi xanh, gầy hơn dạo trước. Tự nhiên cô thấy chạnh lòng. Nét thâm trầm kín đáo của Thái Vinh dường như có sức hút khiến người ta khó mà lãnh đạm.
    Đông Mơ nói khẽ:
    − Bác sĩ có rảnh không? Nếu không bận việc gì, em mời bác sĩ qua quán cà phê bên kia đường ngồi với em một chút, có được không ạ?
    Thái vinh cười hóm hỉnh:
    − Cô này cũng lịch sự gớm! Cô dè dặt điều gì vậy?
    − Em sợ… Bác sĩ không còn tự do.
    Hai người cười, sóng đơi đi qua quán cà phê gọi hai ly dừa đá.
    − Bác sĩ không uống cà phê à?
    − Không. Nóng lắm!
    − Ngược lại, em rất thích cà phê, ghiền nữa là khác.
    − Cô giống mấy nhà văn đấy. Sao không gọi cà phê mà uống?
    Đông Mơ hơi giật mình về câu so sánh vô tình. Cô giống nhà văn à? Nhưng cô vội vàng lấp liếm:
    − Tại bác sĩ uống dừa nên em cũng uống theo. Những gì hợp sở thích bác sĩ là em vui rồi.
    Thái Vinh nhìn Đông Mơ trong đôi kính mát màu xanh đậm mà chàng vẫn không lột ra từ khi bước vào trong quán. Câu nói vô tình hồn nhiên của Đông Mơ gợi chàng nhớ đến cá tính mạnh mẽ của Mai Giao. Không bao giờ cô chiều Thái Vinh theo kiểu đó. Cô bảo vệ sở thích của mình, và thích người khách chiều chuộng mình. Thái Vinh chúa ghét ăn bánh bao, cái mùi khai khai trong nhân, chàng chịu không nổi. Thế mà Mai Giao cứ ép chàng nuốt và khen ngon. Chàng không ăn thì cô xụ mặt. Có những sở thích nhỏ nhặt mà hai người yêu nhau nên tôn trọng, cần để ý, tránh không nên ép buộc. Tự nguyện quên mình theo sở thích của người mình yêu thương, thì phụ nữ khéo hơn người đàn ông. Thế mà Mai Giao… Thái Vinh ngồi thừ, không thấy Đông Mơ đã khuất ly dừa lạnh và mời chàng:
    − Bác sĩ uống thử coi có ngọt không ạ?
    − Cảm ơn cô Đông Mơ.
    Thái Vinh bưng ly nước uống mà trong lòng không khỏi băn khoăn. Thật lạ lùng, những lần sau này gặp lại Đông Mơ, chàng khó mà hình dung nổi đây là cô gái bụi đời rách rưới, bướng bỉnh đêm hôm nào. Cô luôn luôn cho chàng cảm giác là một cô gái dịu dàng, ăn nói thông minh có học thức mới lạ ký chứ. Luôn luôn chàng thấy rất dễ chịu khi ngồi nói chuyện với cô dù là chuyện vớ vẩn gì không cần thiết, không quan trọng.
    − Nào! Cô uống đi. Sao lại để mình tôi uống vậy?
    Đông Mơ cười, bưng ly nước uống tự nhiên, vẻ vô cùng thoải mái như bản chất không màu mè của cô. Thái Vinh hỏi:
    − Thế nào! Hồi này cô thật hết bệnh chưa? Sao không tới cho tôi khám cho toa thêm?
    − Cám ơn bác sĩ. Em có nhờ người quen khám và cho thuốc ở phòng khám từ thiện rồi ạ. Hồi này, em thật khỏe rồi.
    − Thế, cô đang làm gì?
    − Dạ… làm gì nghề cũ ạ.
    − Nghĩa là vẫn đi.
    − Vâng. Đi tới nghĩa địa…
    Thái Vinh cau mặt khó chịu nín thinh, Đông Mơ cười rúc rích:
    − Không hiểu sao em cứ thích nhìn về mặt nhăn nhó của bác sĩ…
    − Cô im đi! Bao giờ cô mới bỏ cái giọng chăm chọc ấy? Cô… Cô thật là một con người khó hiểu. Lúc thì lịch sự ghê, lúc thì như qủy ấy.
    − Thì bác sĩ cũng giống hệt chứ gì. Đấy! Bác sĩ vừa ăn nói có khác gì em đâu. Sao, bác sĩ có còn ý định từ thiện như đã hứa với em đêm trực mấy tháng trước nữa không.
    − À! Về việc giúp đỡ vốn cho cô sống lương thiện đấy hả?
    − Qủy bắt ông đi! Cách nói này thì hết lương thiện rồi. Tại sao ông phải hài rõ cái "sống lương thiện" ra đây? Như vậy là ông đang "phê" cái sống bệ rạc của tôi phải không? Ăn nói thiếu tế nhị như vậy, tôi không cần nữa đâu.
    Đông Mơ đứng lên định bỏ đi. Thái Vinh lật đật đưa tay ngăn lại:
    − Đông Mơ! Cho tôi xin lỗi. Quả tình tôi sơ xuất, chứ không có ý xúc phạm lòng tự trọng của cô. Cô giận tôi, tôi càng mến cô. Như thế mới chứng tỏ được tư cách bất khuất kỳ lạ của cô đấy.
    − Xin lỗi bác sĩ! Em cũng nóng quá.
    Đông Mơ ngồi trở lại và bưng ly nước dừa lên:
    − Nào! Em với bác sĩ cùng uốn để cho cái phút không được vui vẻ ấy qua đi.
    Cô uống một hơi và nheo mắt cười tinh nghịch như đứa trẻ con, khiến Thái Vinh thấy mến cô nàng. Buồn vui đều thằng thắn bộc trực như vậy, không phải loại phụ nữ nham hiểm. Tâm hồn cô ta rộng lớn, khác với đời thường. Gần những con người như vậy mới dễ hoà đồng và tìm thấy chân tình. Chàng cười trở lại câu chuyện:
    − Này, Đông Mơ! Bây giờ! Bây giờ tôi có thể làm gì được cho cô đây?
    − Em muốn bác sĩ giúp em điều này mà không biết có được không? Em sợ bác sĩ không nhiệt tình lắm.
    − Sao cô nói vậy? Lúc nào, tôi cũng muốn cô có công ăn việc làm đàng hoàng. Tôi đoán cô có thể làm được nhiều việc lắm đấy.
    − Bác sĩ nói đúng. Thật ra em có thể làm được nhiều việc lắm. Nhưng từ trước tới giờ, em sống buông trôi chỉ vì… em thích thế.
    − Ô! Cô này lạ lùng thật. Sao thích kỳ vậy?
    − Những bây giờ, em muốn chấm dứt làm "nữ hoàng lang thang", nên em mới đến đây cậy nhờ bác sĩ.
    − Cô nhờ việc gì?
    − Nhờ bác sỉ xin việc làm cho em ở bệnh viện.
    Thái Vinh ngạc nhiên:
    − Ở bệnh viện? Cô làm được gì ở đó cô biết chuyên môn không? Sợ tôi…
    − Bác sĩ không sợ là quá khả năng đâu. Em có xin việc gì cao sang đâu chứ. Em xin làm hộ lý thôi mà.
    − Hộ lý thì tôi có thể nói với phòng tổ chức xin cho cô được, vì khoa tôi thiếu người làm công việc đó.
    Đông Mơ mừng rỡ:
    − Ôi! Thế thì tốt quá. Em không dám nghĩ là được làm việc chung với bác sĩ. Miễng xin vào được bệnh viện thì tốt rồi. Làm ở khoa nào hay ở đâu cũng được, chứ không cần phải làm ở khoa của bác sĩ.
    Thái Vinh suy nghĩ một chút, rổi nói:
    − Tôi hứa sẽ hết sức cố gắng. Tôi sẽ gặp trưởng phòng tổ chức bệnh viện xin cho cô. Nhưng cô phải hứa với tôi là đừng có lộn xộn gì nhé. Nếu cô quậy thì tôi sẽ mất mặt với ban lãnh đạo đấy.
    Đông Mơ nhìn Thái Vinh hơi buồn:
    − Vâng. Em biết chứ. Bác sĩ giám đốc là… nhạc phụ tương lai của bác sĩ. Cô Mai Giao và còn bao nhiêu người nữa… Uy tín của bác sĩ rất lớn, em đâu dám hành động gì để ân nhân mang tiếng. Cuộc sống từ nay được ổn định, có đồng lương đảm bảo nuôi mẹ là em mang ơn bác sĩ lắm rồi.
    Thái Vinh nói:
    − Cô không phải mang ơn tôi đâu. Bệnh viện cần người. Cô thì cần việc làm, tôi giới thiệu cô không phải là một cái ơn. Danh dự tôi cũng không gắn liền vào cô đâu. Nếu cô có làm gì sai trái cũng không hao mòn một chút nào uy tín của Thái Vinh. Người ta hiểu chứ! Có điều là nếu cô hành động sai là thiệt thỏi cho cô. Vì "tính cách đẻ ra số phận" mà, phải không cô? Tôi vốn quen đánh giá con người qua trực diện, qua bản thân họ mà thôi.
    Đông Mơ đắm mắt nhìn những giọt nước lạnh đóng ngoài thành chiếc ly. Cô không trả lời Thái Vinh. Hình như cô đang phân chất cái giọng nói trầm rõ ràng nhân cách của con người công chính… Thỉnh thoảng, cô lén nhìn đôi môi rít những hơi thuốc dài, và đôi mắt chợt xa xẳm từ lúc đó…

  7. #7
    Bé vào mẫu giáo
    Tham gia ngày
    Jun 2009
    Bài gởi
    51

    Post

    Buồi giao ban thường lệ tại phòng hành chính khoa Nhiễm có đủ mặt y tá. Họ đang chờ bác sĩ trưởng khoa Thái Vinh vào để báo cáo diễn biến tình hình phiên trực hôm qua. Nhưng đã trể mười lăm phút rồi mà chằng thấy chàng bác sĩ trẻ ấy đâu. Oanh bực mình nói:
    − Ông nội này đêm qua có đi chơi với bồ không mà sáng nay trễ quá? Trực đêm qua cực muốn chết, giao ban sớm cho người ta về.
    Nương cười:
    − Dám hôm qua muồi mẫn với bà Mai Giao ở nhà hàng hay vũ trường nào đấy, hôm nay mệt, dậy trễ chứ gì.
    Yến phản đối:
    − Ê, ê! Mấy bạn không có rành bằng tui đâu. Tui thì tui không nghĩ vậy. Hai người ấy coi bộ khắc khẩu lắm. Nhất là Mai Giao ghen động trởi động đất. Bác sĩ nhà mình coi bộ bèo nhèo vơi bà. Chắc hôm qua hai người gây lộn, ông Vinh bỏ vào bệnh viện bữa nay.
    Bà Huyền lừ mắt với Yến;
    − Giỡn hoài! Thái Vinh mà bỏ đi làm một bữa, tao thua tụi bây cái gì cũng chịu hết. Ai còn lạ gì cái tính cẫn mẫn và tận tụy của anh ta chứ.
    Thục chen vào:
    − Vả lại, chưa cưới chứ bộ. Bà Giao làm quá, ổng "de" luôn cho mà khóc.
    − Để cho mày nhảy vô hả? Ham lắm!
    Cả đám cười rộ lên sau câu chăm chọc táo bạo của Yến. Rồi tất cả bỗng lặng yên khi bóng Thái Vinh đi bên cô gái ăn mặc đơn sơ, tóc kẹp cây nơ tìm đi vào tới đầu trại.
    − Trời ơi! Ổng đi với ai vậy?
    − Nhỏ này thấy quen quen, ta ơi.
    − Trời đất ơi! Chuyện lạ! Con nhỏ bụi đời nằm viện ở đây đó mà.
    − Con gì… Con gì quên rồi?
    − Đông Mơ.
    Cả đám lặng im khi bác sĩ Thái Vinh bước vô. Đông Mơ khẽ gật chào mọi người. Nhiều cặp mắt kinh ngạc tò mò. Học ngạc nhiên vì sự xuất hiện của cô gái, với nét thay đổi không ngờ. Cô mặc đồ tây cũ đơn sơ gọn gàng, gương mặt sáng rỡ trắng hồng, chứ không có bèo nhèo bụi bặm dơ dáy như hai lần trước. Chắc tất cả phải liên tưởng đến một cô Tấm xinh đẹp bước ra từ trong quả thị.
    Bác sĩ Thái Vinh chỉ chiếc ghế trong góc kế bàn làm việc vủa anh:
    − Cô ngồi xuống đó, tôi giớ thiệu.
    Chàng nhìn khắp một lượt, gương mặt vẫn nghiêm trang như thường lệ:
    − Xin lỗi, hôm nay tôi đến muộn vì phải chờ phòng tổ chức hoàn tất thủ tục để nhận nhân viên mới. Bắt đầu từ hôm nay, cô Đông Mơ đây là nhân viên mới của khoa mình. Trước đây, Đông Mơ là bệnh nhân ở trong hoàn cảnh đặc biệt, nên có một vài hành vi… chắc là làm phiền các cô ít nhiều. Nhưng hôm nay, Đông Mơ thật sự muốn làm việc với chúng ta, cô ấy đã nhờ tôi giúp đỡ. Tôi hy vọng các cô cũng sẽ giúp đỡ cô ấy làm việc tốt.
    Không có ai trả lời Thái Vinh. Họ chưa xoá sạch ấn tượng về cô gái bụi đời bướng bỉnh trước đây… nhất là bà Huyền và Yến cữ liếc liếc nhau ra điều không tin tưởng và mỉa mai ngầm. Đông Mơ liếc thấy, hơi đau lòng mà không giận họ. Bởi vì cô đã gieo ấn tượng xấu đầu tiên người ta ghét cô là phải. Cô cảm thấy phải làm lại tất cả để tìm lại nhân cách đã mất.
    Bác sĩ Thái Vinh bắt đầu qua phần chuyên môn. Y tá trực báo cáo tình hình bệnh nhân nặng trong phiên trực đêm qua, trao đổi thêm một vài vần đề chuyên môn rồi anh khoát tay:
    − Thôi, các cô đi làm việc đi! Tôi đi giao ban bệnh viện.
    Chàng đứng lên nói với Đông Mơ:
    − Cô yên tâm làm tốt công việc nhé. Việc gì không biết, nhờ chị em đỡ hướng dẫn cho.
    Chàng chợt nhớ ra, vội nói với cô Loan y tá trưởng khoa:
    − Quên nữa. Cô Loan làm phiền đề nghị duyệt may đồ blouse cho cô Mơ nhé! Còn bây giờ thì cô có bộ cũ nào không, cho cô ấy một bộ mặc đỡ đi. Trông cô với cô ấy có dáng người bằng nhau, chắc Đông Mơ mặc vừa đấy.
    Thái Vinh cầm lấy cuốn sổ đi luôn ra cửa.
    Bà Huyền ngó Yến:
    − Chà! Ông thấy mình lo cho nhân viên mới ghê ta!
    Yến chanh chua:
    − Tôi không biết chuyện đó, chỉ lo cho cái túi mùng mềm của mình thôi.
    Đông Mơ khẽ cắn môi giả bộ như không nghe câu đó. Cô Loan hiền lành hơn. Cô đi đến bên Đông Mơ, cười, nói:
    − Mới vô thì lạ và buồn lắm, nhưng rồi sẽ quen dần đi. Mình về làm việc nơi đây hồi có mười tám tuổi, chắc nhỏ tuổi hơn cô bây giờ.
    Đông Mơ nói khẽ:
    − Dạ, em hai mươi lăm rồi ạ.
    Loan ngạc nhiên:
    − Hai lăm? Trời ơi! Sao nhí vậy? Vậy là mình hơn bạn có hai tuổi thôi.
    − Thế mà trông chị trẻ ghê đi!
    − Không trẻ lắm đâu. Mơ ơi! Già rồi. Hai con chứ ít gì.
    Cô vừa nói vừa cưới, đi vào phòng mở tủ quần áo trực lấy bộ blouse cũ đem ra đưa cho Đông Mơ vào phòng tắm thay, rồi dắt cô đi tìm dì Ba - người hộ lý già - giới thiệu.
    Dì Ba đã già, nhưng rất hiền lành vui vẻ. Gặp Đông Mơ, dì nói ngay:
    − Ô! Tưởng ai chứ cô này, tôi nhớ rồi. Chà! Không ngờ cô đẹp thế. Mấy lần trước vào nằm viện coi bèo nhèo lắm, hôm nay đẹp nhìn không ra. Thôi, ở đây làm việc có dì cháu cho vui.
    Đông Mơ nắm tay dì Ba:
    − Cháu rất biết ơn dì. Dì cực khổ với cháu mà không ghét cháu.
    − Ôi! Với ai thì tôi cũng vậy thôi cô ạ. Nghề của mình mà. Người ta nói "nhà thượng" chứ có ai nói "nhà ghét" đâu.
    Cô Loan nói:
    − Thôi, hai dì cháu vui vẻ, tôi về làm phận sự của tôi.
    − Cảm ơn cô Loan. Có xét nghiệm, cô kêu tôi nghe.
    − Vâng. Nhưng hôm nay, dì phải dắt cô Mơ đi cùng, để cổ biết hết các khoa phòng trong bệnh viện.
    Cô Loan đi rồi, dì ba đưa cây chối cho Đông Mơ. Đông Mơ đón lấy. Dì Ba chợt vuốt ve bàn tay trắng mềm của cô:
    − Mèn ơi! Bàn tay cô đẹp quá, đẹp như con gái nhà giầu ấy!
    Đông Mơ lật đật giấu hai bàn tay ra sau, cười:
    − Dì Ba vui vẻ và hiền như mẹ cháu vậy.
    Dì Ba cứ như say mê cái sắc đẹp bất ngờ được nhìn thấy ở cô gái bụi đời trước đây hay sao mà cứ nói mãi:
    − Cô mà được ăn diện đúng mức, không thua cô ở trong khoa này hết.
    − Dì Ba ơi! Con làm gì được như vậy mà dì Ba nói quá. Con mắc cỡ lắm.
    Dì ba cười hì hì:
    − Thôi được! Bây giờ không nói nữa, hai dì cháu mình làm đi.
    Đông Mơ lóng cóng với công việc chưa từng làm. Tự nhiên trong cô thoáng thấy chút hối hận. Mình điên thật rồi ư? Tại sao lại dễ dàng ngoan ngoãn nghe theo lời Thái Vinh? Có phải nàng quá sợ cảnh bị sĩ nhục trong cái đêm ở nghĩa trang? Có phải cuộc sống ở ngoài không còn chỗ dung thân? Những chiếc lá vàng lăn lóc dưới đầu chổi vụng về, như là những dấu hỏi về một Đông Mơ đầy bí mật.

  8. #8
    Bé vào mẫu giáo
    Tham gia ngày
    Jun 2009
    Bài gởi
    51

    Default

    Trực kèm với Ngọc Nương, suốt đêm Đông Mơ không ngủ được. Đêm nay nhiều bệnh nặng quá, phải cấp cứu liên tục. Hai cô chạy vắt chân lên cổ. Còn bác sĩ Thái Vinh chắc cũng không hơn gì. Điện thoại cứ gọi rối lên, bác sĩ không về được phòng trực khoa để ăn uống bồi dưỡng, vui đủa với Đông Mơ và các cô y tá trực như mọi lần.
    Đông Mơ thật sự làm lại tất cả. Vào làm việc mấy tháng nay, cô đã được lòng các bạn y tá như Loan, Ngọc Nương, và Thục. Cô chịu khó đi mua cho các cô từng tách cà phê ở ngoài bệnh viện, rút giùm chai nước biển cho bệnh nhân lúc các cô đang bận ăn cơm, đi lấy nhiệt độ giùm họ… cô còn học tiêm được thuốc cho bệnh nhân rất giỏi, xử lý được thuốc theo lời hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh án chỉ nhìn qua là nắm hết phần chấn đoán phần điều trị của bác sĩ. Nghe Thái Vinh giảng bài cho tốp sinh viên thực tập, Đông Mơ nói lại từng chứng bệnh, từ nguyên nhân đến diễn biến… khiến Thái Vinh và cả khoa Nhiễm phải ngạc nhiên vì Đông Mơ đặc biệt thông mình. Người ta nghi ngờ về trình độ học thức của cô. Nhưng có hỏi tới, thì lần nào cô cũng nhận mình chi học hết cấp ii.
    Đạt được kết quả tốt, Đông Mơ cũng đã trải qua những ngày vật lột khủng khiếp với tanh hôi dơ dáy. Về nhà kể lại cho mẹ nghe một ngày vất vả tận cùng của vai trò này, bà mẹ cô khóc lóc bảo cô thôi việc ngay:
    − Không tội tình gì mà con phải quá vất vả như vậy… Vú thật chẳng hiểu con.
    Đông Mơ lừ mắt với vú:
    − Vú lại quên rồi. Quên con đang làm gì sao?
    − Nhưng mà vú không chịu nổi. Cô… cô…
    Đông Mơ nghiêm mặt giận:
    − Con cấm vú! Sao lại cô… cô…
    Bà mẹ im thin thít, lắc đầu bỏ ra sau, không dám nói gì nữa.
    Đông Mơ lại tiếp tục những ngày cố gắng mới và thích nghi với công việc. Đến bây giờ, thì cô hoàn toàn là một nhân viên rất thạo việc như một y tá giỏi. Thái Vinh không còn nhớ cô là một hộ lý từ hồi nào. Những lúc cần giúp đỡ để cấp cứu bệnh nhân, chàng thường gọi cô đến phụ giúp chàng, mà không nghĩ đến việc trái nguyên tắc. Chàng thực sự ngợi khen nể nang cô từ một phiên trực chỉ có hai người. Cô y tá trực vì con ốm bất ngờ, nên xin phép chàng về nhà mấy tiếng. Bệnh viện đã xẹp hết mạch vì mất nước quá nhiều.
    Lập tức, chàng cho truyền một lúc bốn chai nước biển, tiêm vào mạch hai chân và hai tay. Khổ nỗi, điện lại cúp. Dưới ánh đèn dầu lù mù, vậy mà Đông Mơ mò mẫn tiêm đúng mạch, hay hơn cả mấy cô cậu sinh viên thực tập, trước đôi mắt bỡ ngỡ thán phục của Thái Vinh.
    − Trời ơi… Đông Mơ! Cô tập chích hồi nào mà hay quá vậy?
    − Dạ, em thường học tập vào những khi trực với các ô.
    Đông Mơ càng được nhiều người biết đến và khen ngợi bao nhiêu, thì càng khổ cho Thái vinh. Chàng vẫn giữ kín những bất hoà giữa Mai Giao và chàng kể từ sau khi chàng giúp Đông Mơ làm việc trong bệnh viện.
    Có lẽ do nguồn tin nhanh như "phắc" của Yến, nên vào một buổi tối, chàng nhận được điện thoại của Mai Giao, cần gặp chàng gấp. Cô đến đúng lúc ông bà Hoàng Danh - ba mẹ Thái Vinh, giám đốc xí nhiệp sản xuất đồ nhựa thành phố - và hai cô con gái Bích Hồng, Bích Hoa sửa soạn đi xem ca nhạc. Ông bà mừng rỡ:
    − Ồ, Mai Giao! Con khoẻ chứ! Lâu quá con mới đến chơi. Anh chị bên nhà có khoẻo không con?
    Mai Giao thưa:
    − Dạ, cảm ơn bác. Ba mẹ con cũng định sang bác chơi nay mai đấy ạ.
    Ông Danh cười ha hả:
    − Phải đấy! Hôm nào, hai bạn già chúng tôi gặp nhau để bàn tính chuyện cô cậu cho xong đi chứ.
    Bích Hồng, Bích Hoa cũng tíu tít:
    − Ôi! Bà chị yêu của em! Hai anh chị định kéo dài thời gian tìm hiểu đến bạc đầu chắc?
    Mai Giao cười giòn:
    − Hai cô hỏi Thái Vinh ấy. Hồi này, anh ấy làm sao, tôi không hiểu được nữa.
    Cô muốn nói toạc nỗi khổ tâm của mình và hành động của Thái Vinh cho mọi người nghe, nhưng rồi cô kiềm chế lại. Có lẽ chưa đến lúc phải làm cho mọi người lo nghĩ quá đáng, nên cô cười giả lả, nói tiếp:
    − Vả lại, cưới xin là do nhà trai lên tiếng trước chứ cô.
    Bích Hoa liếc yêu Mai Giao.
    − Làm như " ông bà" còn bé lắm đấy. Không yêu cầu ba mẹ, ai biết đường nào mà rờ.
    Bà Danh lên tiếng:
    − Thôi các con! Chúng ta đi thôi, để Mai Giao tự do… Hình như Thái Vinh đang đợi con ở phòng nó. Con vừa gọi điện thoại hẹn nó, phải không? Bác rủ nó đi xem ca nhạc, nó nói như vậy.
    − Vậng, ạ.
    Cả nhà đi ra xe. Mai Giao đi thẳng tuốt lên lầu.
    Thái Vinh niềm nở:
    − Kìa em! Có chuyện gì vậy? Em làm anh lo quá!
    Mai Giao ngồi xuống ghế bàn viết, chau mày, nóng nảy vào thẳng đề:
    − Có phải anh xin giùm cho con nhỏ bụi đời đó vào làm việc tại khoa anh không?
    − Đúng. Nhưng làm gì em có vẻ quan trọng vậy? Giúp một cô gái nghèo khổ có công ăn việc làm là tốt chứ sao?
    Mai Giao kẽ liếm môi.
    − Anh thấy là tốt à? Em thì không thấy tốt tí nào. Mà còn coi đó là một tai hoa. nữa.
    − Tai hoa. gì?
    − Tai hoa. là em sẽ mất anh.
    Thái Vinh nổi giận, đang nằm ở ghế xích đu, chàng ngồi hẳn dậy.
    − Em đừng có nói bậy! Em tỏ ra hẹp hòi như vậy, không đúng với tư cách của người có học thức, và vô tình tự hạ mình thua một người con gái tầm thường.
    Mai Giao rươm rướm nước mắt:
    − Con nhỏ đó có ma lực kỳ dị lắm. Em rất thù ghét nó.
    Thái Vinh cười:
    − Chính trong lòng em có ma lực thì đúng hơn. Lòng em luôn chất chứa ghen hờn, cứ sợ người khác hơn mình, nên không bao giờ em có hạnh phúc được. Điều đó em hoàn toàn khác anh, vì anh luôn luôn lấy niềm vui của người khác làm hạnh phúc của anh. Em đừng có biến anh thành nô lệ của em đó.
    Mai Giao nghiêm giọng:
    − Đối với tình yêu, người đàn bà luôn luôn độc tài như thế. Anh hiểu em không?
    − Có lẽ không. Nếu không hiểu được anh và không thể làm người bạn đời của anh, em có thể có một giải pháp nào có lợi cho em, em cứ nói thẳng ra. Chúng ta chưa có gì ràng buộc nhau.
    Mai Giao cười lạnh giọng:
    − Chưa có gì à? Khắp cả bệnh viện và bạn bè, ai cũng biết Mai Giao và Thái Vinh sắp kết hôn. Như vậy còn chưa có gì sao?
    Thái Vinh cười:
    − Chẳng lẽ em sợ tai tiếng như vậy mà không dám chia tay nhau, nếu quả tình chúng ta có nhiều điểm không tương đồng?
    − Đúng vậy! Em sẽ không bao giờ chịu chia tay anh, để mang tiếng đâu. Em sợ tai tiếng lắm. Em sẽ thưa với ba má và ba má anh thu xếp cho chúng ta, vì em yêu anh.
    Thái Vinh cười ôn hòa:
    − Em nói thật chứ? Em nhất định tiếnh hành hôn lễ à?
    − Em đã chờ đợi anh quá lâu rồi. Em không thể để anh tự do nữa. Nhất là không thể để cho con nhỏ kỳ quái ấy làm chung khoa với anh đâu. Em sẽ nói phòng tổ chức điều nó đi chỗ khác. Đó là em còn nể anh, còn nhân đao. đấy. Nếu không, em sẽ tống cổ nó ra khỏi bệnh viện không cho làm nữa.
    Cô vừa nói vửa nũng nịu ngả đầu vào vai Thái Vinh, ôm cứng lấy chàng như là cô vô cùng yêu mến chàng. Thái Vinh hờ hững khép nhẹ vòng tay, nhưng lạ lùng thay, chàng không thấy lòng run lên nỗi khát khao nào. Dưới mắt chàng chỉ có Mai Giao rực rỡ như loài hoa đậm sắc thiếu hương nồng. Hình như chàng có một cảm gíac sờ sợ người con gái này. Chàng chợt khám phá, thấy cô ích kỷ đến không ngờ.
    Mai Giao chợ nói:
    − Em không có ngu đâu. Bây giờ có điều kiện trông sạch sẽ, quần sáo dù không sang, nhưng nó lại có nét qúy phái như tiểu thư ấy. Thiệt là kỳ lạ quá! Cử chỉ nó khác hẩn trước đây. Để nó gần anh, thế nào cũng nảy sinh tình yêu.
    Thái Vinh cảm thấy lạ thật! Đàn bà con gái sao mà nhạy cảm và tinh tế quá. Thái Vinh không thể nào chối bỏ nhận xét đó của Mai Giao. Càng lúc, Đông Mơ càng tỏ ra là một cô gái có nét hấp dẫn thông minh đặc biệt. Chàng nín thinh và cũng không cử động gì làm tổn thương Mai Giao. Nhưng cũng bắt đầu từ đó, Mai Giao đã làm cho chàng chú ý đến Đông Mơ nhiều hơn.

Trang 1/4 1234 cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện đang có 1 tv xem bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • Bạn không được quyền đăng bài
  • Bạn không được quyền trả lời bài viết
  • Bạn không được quyền kèm dữ liệu trong bài viết
  • Bạn không được quyền sửa bài
  •