Trong cuộc sống có rất nhiều điều kì lạ, không phải ai cũng giải thích được. Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp 1 số những câu hỏi "tại sao", "vì sao", "như thế nào" :rang:.
Bài viết do member Memory Garden sưu tầm từ nhiều nơi như VnExpress, bacbaphi, 24h.com, KH-ĐS...vv...
Duyên up phần nội dung trước, up hình minh họa sau nha
-------
Mèo rên như thế nào?
Không giống như các tiếng kêu khác của mèo, tiếng rên ư ử được phát ra trong cả chu trình thở, bao gồm hít vào và thở ra. Còn tiếng meo chỉ được tạo thành khi chúng thở ra.
Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cơ chế chính xác của tiếng rên các loài vật. Nhưng ý kiến được chấp nhận nhất vẫn là một vùng não mèo truyền tín hiệu tới cơ thuộc hộp âm thanh, gọi là cơ thanh quản, để điều khiển nó rung lên.
Đồng thời, con vật vừa hít vào thời ra, gửi đi một luồng không khí đi qua dây thanh quản. Hai hành động này kết hợp với nhau khiến dây thanh quản rung lên, và tạo nên tiếng rên quen thuộc đối với những người yêu mèo.
-------
Vì sao chó hay nhỏ dãi?
Nước bọt chứa các enzyme tiêu hóa giúp chó (và cả con người) phân hủy thức ăn dễ dàng hơn. Nước bọt cũng làm ướt cổ họng giúp thức ăn trôi tuột vào trong bụng.
Nhưng tất cả những điều đó đều diễn ra trong cơ thể. Còn dãi bị chảy ra ngoài là khi nước bọt quá đầy. Đó chỉ là một cơ chế đơn giản. Một số con chó, chẳng hạn như chó bun và giống chó lớn tai cụp, có cái mõm quá ngắn nên không thể chứa hết nước bọt, nên dãi thường xuyên chảy ra.
Chó với lớp da gấp ở quanh miệng, như chó St. Bernards, chó săn, chó baxet cũng là những kẻ chuyên chảy dãi.
-------
Tóc xoăn hay thẳng dễ rối nhất?
Một cuộc hợp tác giữa các bác thợ cắt tóc và các nhà vật lý đã tìm ra câu trả lời cho vấn đề này. Chính là tóc thẳng, rối nhiều gấp đôi so với tóc xoăn.
150.000 sợi tóc xù xì trên đầu bạn là một hiện tượng hấp dẫn nhưng lại ít được biết đến trong vật lý học. Nhà nghiên cứu Pháp Jean-Baptiste Masson từ Trường Bách khoa ở Palaiseau đã thực hiện thí nghiệm thực sự đầu tiên về vấn đề này.
Ông yêu cầu vài bác thợ cắt tóc đếm các cuộn rối trên tóc người vào cuối buổi chiều, là thời điểm các đám rối dễ phát sinh nhất.
Trong 3 tuần, các bác thợ đã đánh giá 123 người tóc thẳng và 89 người tóc xoăn. Kết quả là "rõ ràng và đáng ngạc nhiên", nhà vật lý cho biết:
Tóc thẳng có số đám rối (được định nghĩa là những đám tóc không chải được) nhiều gấp đôi so với tóc xoăn. Con số rối trung bình là 5,3 ở người tóc thẳng so với chỉ 2,9 ở nhóm còn lại.
Masson muốn biết vì sao lại như vậy, do đó ông đã phát triển một mô hình toán học để xem các sợi tóc liên kết với nhau như thế nào. Mô hình tính đến hai thông số cơ bản: khả năng hai sợi tóc chạm nhau và góc mà chúng gặp gỡ.
Mặc dù tóc xoăn có nhiều khả năng chạm với các sợi tóc khác, nhưng Masson phát hiện tóc thẳng lại có xu hướng góc tiếp xúc giữa các sợi lớn hơn. Chính thông số thứ hai này là quan trọng nhất trong việc tạo ra các đám rối.
Nghiên cứu của Masson có thể ứng dụng không chỉ trong lĩnh vực làm lược chải. Một khả năng có thể là thiết kế các sản phẩm giống như khoá dán, ông nói.
-------
Đâu là chớp thật?
Tuy nhiên, chớp mở đường không tạo ánh sáng mạnh lắm. Khi đầu tia chớp kéo dài tới gần sát mặt đất thì điện tích dương tập trung ở đỉnh nhọn các vật thể dưới đất bị điện tích âm của chớp mở đường hút lên, tất cả điện tích dương ùa theo, đi ngược lại con đường mà chớp mở đường đã mở ra. Tại đấy, chúng trung hoà với các điện tích âm vốn có trên đường đi mà phát ra ánh sáng chói loà. Đây mới là ánh chớp chúng ta nhìn thấy. Do đi ngược lại con đường cũ mà chớp mở đường tạo ra nên nó cũng có dạng hình cành cây treo ngược. Tia chớp này được gọi là sét đánh ngược.
Khi chớp mở đường đánh tới mặt đất, tại nơi nó đánh vào thường có thể sinh ra chớp hình cầu mà ta thường gọi là sét hòn. Sét hòn là một quả cầu thể khí mang điện tích có đường kính từ 10-20 cm. Nó rất nhẹ, có thể bay lơ lửng theo gió, có thể tự hoá dẹt để lách qua khe cửa vào nhà, sau đó lại khôi phục hình dáng quả cầu lửa như cũ. Sét hòn thích di chuyển dọc theo dây điện, đường ống nước, luồng khí nóng… khi di chuyển nó luôn phát ra tiếng xì xì hoặc nổ lép bép. mằu sắc của sét hòn thường là đỏ, da cam, nhưng đôi khi còn mang màu trắng xanh hoặc tím đỏ.
-------
Vì sao gấu cọ lưng vào cây?
Không phải vì ngứa lưng không chịu nổi mà những chú gấu xám Bắc Mỹ chà mình vào thân cây. Chúng làm vậy vì muốn... trò chuyện với con khác.
Các nhà nghiên cứu từng đưa ra nhiều giả thuyết vì sao gấu xám Bắc Mỹ thường cọ mình vào thân cây. Một số người lập luận các con cái làm vậy khi chúng dễ thụ thai nhất, trong khi giả thuyết khác nói rằng gấu đang gãi ngứa trên lưng, hoặc cố gắng phủ nhựa cây lên mình để xua đuổi côn trùng.
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới đây trên những con gấu xám ở bang British Columbia, kéo dài 2 năm, người ta đã sử dụng các camera số để thu thập dữ liệu xem những con gấu nào thường cọ lưng vào cây và thời điểm làm việc đó. Gấu thường cọ lưng vào những cái cây quen thuộc từ đời này qua đời khác, vì thế việc theo dõi chúng là rất dễ dàng. Các thiết bị vệ tinh cũng giúp lần theo dấu vết của những con gấu đơn lẻ.
"Các camera cho thấy gấu đực trưởng thành hay cọ lưng vào cây nhất, và chúng thường di chuyển từ thung lũng này sang thung lũng khác trong các lộ trình lớn, đánh dấu các cây khi chúng đi, trong khi tìm kiếm những bạn tình", nhà sinh thái học Owen Nevin từ Đại học Cumbria, Mỹ, người thực hiện nghiên cứu, cho biết.
Nevin cho rằng bằng cách đánh dấu mùi của mình lên thân cây, gấu đực sẽ biết những con khác rõ hơn, và có thể giảm các vụ ẩu đả giữa các chàng trong việc tìm kiếm con cái.
"Những con gấu đực to lớn có thể bị thương nặng hoặc thậm chí tử vong khi giao chiến với con khác. Nếu một con nhận ra hơi của đối thủ trên một thân cây trong vùng, nó sẽ biết mình gặp phải một tay khó chơi, và có thể cách tốt nhất là tránh xa cuộc thách thức nguy hiểm".
Người ta cũng bắt gặp gấu con chà xát lưng vào cây khi một con đực cố gắng tách chúng ra khỏi mẹ (gấu đực đôi khi giết chết con của một con cái để có cơ hội giao phối với nó).
Có thể nếu bắt gặp thứ mùi thân thuộc, chúng sẽ được an toàn hơn. Vì những con có họ hàng thường có mùi tương tự nhau, và chúng cũng ít hung hãn với nhau hơn, Nevin giải thích.
-------
Vì sao người trong ảnh nhìn theo chúng ta?
Chắc hẳn mọi người đều từng thấy những bức chân dung biết dõi mắt theo khi chúng ta đi ra xa. Cái đặc tính kỳ lạ đó đã được người ta chú ý từ lâu, và thật khó giải đáp. Những người yếu bóng vía thậm chí còn bị nó làm cho sợ hết hồn...
Nhưng thực ra bí mật này chỉ là một loại ảo giác của thị giác mà thôi. Toàn bộ lý do là: con ngươi trên những bức chân dung đó được đặt ở chính giữa mắt. Khi một người nhìn thẳng vào bạn, bạn sẽ thấy mặt anh ta chính là như vậy, nhưng khi người đó nhìn đi chỗ khác, bạn sẽ thấy con ngươi và tất cả lòng đen của anh ta không ở chính giữa mắt mà chuyển dời đôi chút về phía bên.
Khi bạn đi về một phía xa bức chân dung thì hai con mắt của bức chân dung không hề thay đổi vị trí của chúng, nghĩa là vẫn ở nguyên chính giữa mắt. Và vì ngoài lý do trên ra, toàn bộ bộ mặt mà bạn tiếp tục trông thấy vẫn ở nguyên vị trí cũ, cho nên tự nhiên bạn có cảm tưởng rằng hình như bức chân dung quay đầu và theo dõi mình.
Cũng có thể dựa vào cách ấy để giải thích những đặc điểm tương tự trên một bức tranh: con ngựa lao thẳng về phía chúng ta, mặc dù chúng ta rời xa bức tranh về phía nào; một người bao giờ cũng chỉ tay vào chúng ta vì bàn tay đưa về phía trước của hắn luôn luôn hướng thẳng vào chúng ta...
Hình trên là một ví dụ về trường hợp đó. Những loại tranh này thường được dùng làm áp phích tuyên truyền cổ động hoặc quảng cáo.
-------
Vì sao con chỉ mang họ cha?
Nếu dựa vào "cơ chế" thụ thai thì trong một tháng, người mẹ chỉ có thể tạo sinh linh mới trong một ngày, còn người cha có khả năng "giúp" hàng chục phụ nữ mang bầu. Ấy thế mà, đứa trẻ nào sinh ra cũng chỉ mang họ cha.
Một người mẹ thắc mắc rằng, con bà sống gắn bó với bên ngoại từ nhỏ, chưa hề về thăm quê cha một lần, vậy mà trên mọi bản khai lý lịch "theo mẫu quy định" đều phải ghi quê quán theo cha. Liệu thế có bất bình và coi khinh nữ giới?
Con người ta ai lại không có họ hàng. Chính vấn đề dòng họ gây ra bao chuyện tiêu cực ở nông thôn đã thôi thúc Nhà văn Nguyễn Khắc Trường viết lên tác phẩm đặc sắc Mảnh đất lắm người nhiều ma được chuyển thành phim. Những năm gần đây, có lẽ nhiều người đã nhận ra sự không công bằng ấy nên nhiều em học sinh đã mang họ kép gồm cả họ cha và họ mẹ, ví dụ như Lê Nguyễn Kiều Miên, Võ Trần Thịnh...
Ông Nguyễn Văn, một nghiên cứu sinh học ở nước ngoài, đặt vấn đề "quan niệm về gia tộc của chúng ta có lỗi thời lắm không?" Ông nêu dẫn chứng, khi đọc tiểu sử một danh nhân Việt Nam, ta thường thấy nói đến cụ tổ 4 hay 5 đời đến lập nghiệp ở một vùng nào đó lập nên một dòng họ mới. Như vậy, mặc nhiên chỉ có cụ ấy là cụ tổ duy nhất của vị danh nhân; cũng như khi nói đến gia phả của một người, chúng ta hay bảo người ấy thuộc họ Nguyễn hay Lê... Làm như các họ khác không có liên hệ gia tộc gì với đương sự hết. Quan niệm như thế chỉ vì trọng nam khinh nữ.
Cũng do thời xưa không biết nhiều về vấn đề sinh lý và di truyền nên cho rằng trong việc sinh đẻ, người cha truyền khí huyết cho người mẹ; người mẹ nhận lấy nuôi dưỡng thành đứa con "cha sinh, mẹ dưỡng", có nghĩa là khí huyết đứa con hoàn toàn phụ thuộc vào người cha. Ngày nay, sinh học đã cho chúng ta biết, người mẹ cũng đóng góp tương đương với người cha trong việc tạo thành con cái.
Thử đi ngược lên một thế hệ nữa, nếu mẹ của người cha (bà nội) thuộc họ Lê và mẹ của người mẹ (bà ngoại) thuộc họ Phạm thì ta thấy ngay từ thế hệ ấy có 4 họ đóng góp vào việc cấu tạo nên huyết thống của người con. Giả sử như cha họ Nguyễn, người mẹ họ Trần thì người con đó là con cháu của 4 họ: Nguyễn Lê Trần Phạm, và có bà con với tất cả những người trong 4 họ trên chứ không chỉ bà con với một dòng họ Nguyễn. Theo cách tính này, cứ tính ngược lên một đời thì số họ có quan hệ bà con tăng lên gấp 2, 4, 6, 8, 16, 32, 64... Và như vậy, có thể nói vui, trên một địa bàn cố định, hầu hết mọi người đều có quan hệ bà con với nhau, trừ những người mới đến nhập cư. Do đó, cách lập gia phả theo một dòng họ như lâu nay rõ ràng là một khiếm khuyết vì chỉ mới cho ta biết quan hệ huyết thống trong dòng họ đó mà thôi. Hơn nữa, nó có thể có hại, gây chia rẽ, nếu quá đề cao một dòng họ này và xem thường những dòng họ khác.
Ý kiến của ông Nguyễn Văn nêu lên đã gợi mở một vấn đề lý thú, nó cung cấp kiến thức giúp ta thay đổi nếp nghĩ cũ, ít ra cũng giảm bớt sự độc tôn dòng họ của người cha khi nói đến một con người.
Nhưng mặt khác, nếu bàn đến con người mà chỉ đơn thuần dựa vào cách tính rành rẽ như toán học, thì cũng chưa hợp lý. Và xét đơn thuần về khoa học di truyền, các nhà sinh học tuy đã chỉ ra, đứa con sinh thành từ nửa mẹ nửa cha hợp lại nhưng ai đã dám chắc rằng hai nửa ấy cân bằng trong việc tạo nên tính cách và thể chất của con. Và như thế, các con số "2, 4 , 8, 16, 32,..." theo cách tính của ông Nguyễn Văn là chưa hoàn toàn chính xác, nhất là xét về "chất".
Không ai dám khẳng định phần nửa khí huyết của người cha có ảnh hưởng vượt trội hơn người mẹ trong việc tạo nên phẩm cách của con hay ngược lại. Nếu dựa vào "cơ chế" thụ thai thì trong một tháng, chỉ có một ngày người mẹ có thể tạo sinh linh mới, trong khi đó, người cha có thể khiến hàng chục phụ nữ "dính chưởng"; như vua Minh Mạng, tương truyền rằng mỗi đêm, "chấm" 5 bà nên có câu "nhất dạ ngũ giao tam hợp tửu" - một đêm năm lần ân ái, 3 lần có con - đã có thể khẳng định là hai nửa ấy không cân bằng nhau.
Bên cạnh đó, mối quan hệ xã hội, nền nếp sinh hoạt theo truyền thống dân tộc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phẩm cách một con người. Thông thường, người ta vẫn trưởng thành từ quê hương bên nội, sống trong vòng tay bên nội, nên xưa nay đa phần thiên hạ lấy họ nội cũng có cái lý của nó. Tất nhiên, cũng có trường hợp con lấy theo họ mẹ, khi người mẹ, do một hoàn cảnh nào đó, không muốn cho con biết cha nó là ai.
Xã hội ngày nay biến động nhiều, nhất là ở thành thị, một người con trưởng thành không nhất thiết phải gắn kết với bên nội, nên cách ghi "họ kép" và các bản lý lịch cũng nên thay đổi mục "quê quán" thành "quê cha" và "quê mẹ" thì đầy đủ và đúng đắn hơn.
Bàn về quan niệm họ tộc không phải để mọi người đeo vào trước cái tên của mình một chuỗi họ có liên hệ mà để có một cái nhìn rộng rãi hơn về họ hàng thân thuộc, rồi ý thức rằng thể chất và phẩm cách mỗi chúng ta không chỉ mang huyết thống dòng họ của bố mà còn là của mẹ, của bà nội, bà ngoại, cố nội, cố ngoại... nghĩa là có phần đóng góp của nhiều dòng họ khác. Từ đó, những tiêu cực và hiềm khích ganh tỵ giữa các dòng họ sẽ bị loại trừ và mọi người sẽ giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dòng họ để toàn xã hội cùng tiến bộ.
-------
Xe màu gì an toàn nhất?
Màu của chiếc xe bạn đang đi có thể có một tác động to lớn tới khả năng gặp tai nạn trên đường. Màu trắng là an toàn nhất, tiếp đến là các màu kem, vàng và be. Trong khi đó những màu như xám, xanh lá, đỏ, đen và xanh dương là những màu có nguy cơ cao.
Bản báo cáo do hiệp hội các tổ chức xe hơi Australia tài trợ đã đánh giá mối liên quan giữa màu sắc xe hơi và nguy cơ gặp tai nạn thông qua việc phân tích các cuộc đụng xe diễn ra trong khoảng từ năm 1987 đến 2004.
Giám đốc điều hành của hiệp hội Edmund King phát biểu: "Nghiên cứu này cho thấy những chiếc xe tải cỡ lớn thường có màu trắng là đúng, bởi các phương tiện màu trắng có nguy cơ bị tai nạn thấp nhất trong tất cả các màu".
"Ngược lại, những màu sẫm và kém tương phản so với môi trường xung quanh như xám, xanh lá, đỏ, đen và xanh dương thường gặp nguy cơ cao hơn, đặc biệt là vào ban ngày. Ban đêm đèn pha của xe dường như giảm tác dụng của màu sơn".
Một nghiên cứu năm 2003 của các nhà khoa học New Zealand cũng tiết lộ các loại xe màu bạc an toàn nhất.
-------
Nghe mp3 thường xuyên có hại ko?
Có !
Khoảng 2/3 số người trẻ tuổi luôn "thủ sẵn" chiếc MP3 trong người và không hề bận tâm đến những nguy hại mà đôi tai bé bỏng phải chịu đựng vì âm lượng quá lớn.
Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh dành cho Người điếc (RNID) đã đưa ra cảnh báo này với những fan hâm mộ MP3 cuồng nhiệt. Riêng tại thị trường Anh, có khoảng 80 triệu chiếc MP3 được tiêu thụ trong một năm.
Viện này cũng cáo buộc sự vô trách nhiệm của các nhà sản xuất khi không in nổi và rõ ràng cảnh báo trên bao bì sản phẩm.
RNID khuyên những người hâm mộ CNTT nên đầu tư một bộ lọc cho tai nghe của MP3.
Sản phẩm này sẽ làm giảm những tạp âm bên ngoài và khiến cho người dùng không cần tăng volume mà vẫn có thể nghe rõ.
RNID điều tra 110 người dùng MP3 tại các đô thị lớn như Brighton, Manchester và Birmingham, thì có tới 72 người nghe với âm lượng lớn hơn 85 đề-xi-ben.
Âm lượng này tương đương với tiếng của một chiếc đồng hồ báo thức ở cự li cực gần.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết nghe bằng tai nghe ở 85 đề-xi-ben hoặc hơn trong vòng 1 giờ đồng hồ liên tục sẽ gây hại cho màng nhĩ.
Theo RNID, quá nửa số người trẻ tuổi sử dụng MP3 hơn 1h/ngày và khoảng 1/4 nghe hơn 21h/tuần.
Tới 58% số người tham gia vào cuộc điều tra nói trên của RNID không ý thức được những tác hại của máy nghe nhạc đối với tai và 79% chẳng buồn ngó đến hướng dẫn sử dụng và cảnh báo về mức độ tiếng ồn khi mua một chiếc MP3.
Người phát ngôn của RNID cho biết tháng 9 năm ngoái, cơ quan này đã viết thư ngỏ gửi đến 55 nhà sản xuất MP3 và điện thoại di động yêu cầu họ in những cảnh báo về âm lượng cao rõ ràng và dễ gây chú ý với người dùng hơn nữa. Nhưng kết quả là "chúng tôi nhận được phản hồi của duy nhất 2 công ty".
Brain Lamb, giám đốc điều hành của RNID, phát biểu: "Các nhà sản xuất MP3 có trách nhiệm làm cho khách hàng của họ ý thức được sự nguy hiểm khi nghe với âm lượng lớn bằng cách in cảnh báo rõ ràng trên bao bì và sản phẩm. Họ cũng cần chỉ ra sự tương đương giữa âm lượng và đề-xi-ben".
"Thật quá dễ dàng để chuyển âm lượng từ bình thường sang mức độ nguy hiểm, đặc biệt khi người dùng đang ở nơi đông đúc, ồn ào. Hãy lưu ý, nếu người khác có thể nghe thấy tiếng nhạc phát ra từ MP3 của bạn khi đứng cách bạn khoảng một mét, bạn và tai đang "lâm nguy" đấy nhé!".
-------
Vì sao bóng bay bơm khí heli chóng xẹp?
Bóng bơm khí heli rất chóng xẹp so với bóng thường
Hai quả bóng bay giống hệt nhau, một bơm bằng không khí thường, một bơm bằng khí heli. Được một lúc, bóng bơm khí heli đã teo lại, dúm dó dần, trong khi quả kia hầu như vẫn tròn căng cho đến vài ngày sau. Bóng kín như thế, heli thoát đi đâu?
Heli là loại khí rất nhẹ. Các phân tử của nó được cấu tạo từ các đơn nguyên tử, nên có kích thước rất nhỏ bé, đường kính chỉ bằng 0,1 nanomét. Nhờ thân hình "cực mini" này, heli rất dễ dàng khuyếch tán qua màng kim loại nhờ "vi hành" theo các khe hổng, lỗ rỗng, do vậy người ta thường sử dụng nó để kiểm tra chất lượng các hệ thống hút bụi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, xem chúng có bị các khe nứt hay không.
Khi bơm heli vào bóng, khí này sẽ nhanh chóng thoát ra ngoài theo các khe, ống nhỏ xíu trên vỏ bóng bay, làm bóng xẹp đi nhanh chóng.
Trong khi đó, phân tử nitơ và ôxy (hai khí chính trong khí quyển) có đường kính lớn hơn nhiều nguyên tử heli, nên chúng ít bị khuyếch tán qua vỏ bóng bay.
Một nguyên nhân khác cũng khiến hơi nhanh chóng thoát ra là do cấu tạo của vỏ bóng. Bóng bay được làm từ chất dẻo, là một tập hợp các sợi polyme đan vào nhau. Các sợi này không thể sít chặt với nhau, mà còn để chừa các lỗ hổng, hay các khe, rãnh. Vì thế, ngay ở áp suất thấp, heli vẫn có thể khuyếch tán ra ngoài như thường.
Khi bóng được bơm căng, các sợi polyme giãn ra, vỏ bóng trở nên mỏng hơn, lỗ rỗng mở rộng ra, áp lực tăng lên đẩy các phân tử khí chui ra ngoài nhanh hơn, đi qua "quãng đường" ngắn hơn. Đó là các lý do tại sao khi bóng căng, quá trình xẹp hơi diễn ra rất nhanh và chậm dần khi kích cỡ quả bóng thu nhỏ lại.
Bóng có thể tự phồng lên?
Tuy nhiên, bạn cũng sẽ nhận thấy quả bóng không hoàn toàn xịt hẳn. Đó là do ngoài dòng khí đi ra, còn có dòng khí từ bên ngoài đi vào cũng qua các khe rỗng này. Nếu quả bóng được bơm đầy khí sulphur hexaflourid (có kích thước phân tử rất lớn, rất khó khuyếch tán ra ngoài) thì chúng sẽ không bị xẹp đi. Đồng thời, không khí từ ngoài lại đi vào trong quả bóng, khiến nó dần dần tăng lên về kích cỡ.
Hiện nay, người ta đã chế tạo ra những loại bóng bay làm từ vật liệu không đàn hồi, không có lỗ rỗng và được phủ màng để giảm sự thoát khí. Mặc dù vẫn có hiện tượng xẹp hơi, nhưng chắc chắn, thời gian căng tròn của bóng đủ cho trẻ em chơi đến khi chúng chán trò này.
-------
Vì sao gián mất đầu vẫn sống?
Con vật bị nhiều người ghét bỏ này có bản năng sinh tồn cực mạnh. Mất đầu, song chúng vẫn sống thêm hằng tuần. Các nhà khoa học đã khám phá vì sao chúng làm được điều đó, còn người thì không.
Nhà sinh lý học và hoá sinh học Joseph Kunkel, từ Đại học Amherst, Massachusetts (Mỹ), đã nghiên cứu sự phát triển của gián để tìm ra nguyên nhân sống sót của gián khi mất đầu, và tìm hiểu tại sao con người không thể làm điều đó.
Đầu tiên, việc mất đầu ở người sẽ dẫn đến kết quả là mất máu và huyết áp giảm dến mức không thể vận chuyển ôxy và chất dinh dưỡng tới các mô trong cơ thể. "Người ta mất máu mà chết", Kunkel bình luận.
Ngoài ra, con người thở bằng miệng hoặc mũi và não kiểm soát các chức năng sống còn này, vì thế khi mất đầu, việc thở cũng ngừng luôn. Hơn nữa, cơ thể người không thể ăn được nếu không có đầu, đảm bảo một cái chết đói chắc chắn.
Song, gián không bắt buộc phải có huyết áp theo cách của con người. "Chúng chẳng có mạng lưới mạch máu rộng khắp như của chúng ta - nghĩa là các mạch tí hon cần áp suất lớn để máu có thể lưu thông. Chúng có một hệ tuần hoàn mở, với áp suất thấp hơn nhiều".
"Nếu bạn cắt đầu chúng, cái cổ sẽ được liền lại bằng máu cục. Không hề có sự kiểm soát chảy máu ở đây", Kunkel nói.
Sinh vật này cũng lấy khí trời bằng các lỗ thở, nằm trên các đốt cơ thể. Ngoài ra, não của gián không kiểm soát quá trình thở này và máu không cần mang ôxy đi nuôi các nội tạng. Thay vào đó, các lỗ thở hút không khí trực tiếp vào các mô thông qua một loạt ống nhỏ gọi là khí quản.
Ngoài những yếu tố trên, gián còn là một sinh vật máu lạnh, nghĩa là chúng cần ít máu hơn nhiều so với hoạt động sống của con người. "Một con côn trùng có thể sống sót trong hằng tuần với một bữa ăn mà chúng có", Kunkel nói.
Nhà côn trùng học Christopher Tipping tại Đại học Delaware Valley ở Doylestown đã thí nghiệm cắt đầu hai con gián châu Mỹ, "rất cẩn thận dưới kính hiển vi", và làm lành vết thương bằng sáp, ngăn cho chúng khỏi chết vì mất dịch. Kết quả là hai con vật kéo dài tuổi thọ thêm vài tuần trong một cái bình. "Chúng đứng vững, sờ vào nhau và di chuyển".
Không chỉ cơ thể của chúng sống sót mà không cần đầu, bản thân cái đầu gián cũng sống sót, vẫy râu vài giờ trước khi mất hết nước. Nếu được tiếp dinh dưỡng và làm lạnh, nó có thể sống lâu hơn.