kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: du lịch thành phố việt trì

  1. #1
    Bé còn quấn tã
    Tham gia ngày
    Sep 2006
    Bài gởi
    5

    Default du lịch thành phố việt trì


    Đầu xuân, tỉnh Phú Thọ cùng hai tỉnh Lào Cai, Yên Bái tổ chức chương trình "Du lịch về cội nguồn" nhằm cùng nhau hợp tác quảng bá, phát triển du lịch. Hàng loạt sự kiện lễ hội sẽ diễn ra, trong đó tập trung chủ yếu vào ba tháng đầu năm.


    Sự liên kết của ba tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Yên Bái trong việc hợp tác tạo dựng một chương trình du lịch chung đã tạo sức lôi cuốn, hấp dẫn du khách mạnh mẽ, mang lại những thành công chung của năm du lịch 2005 với số lượng 3,1 triệu lượt khách và doanh thu đạt hơn 300 tỷ đồng. Thông qua chương trình của lễ hội, tiềm năng du lịch tự nhiên, nhân văn của ba tỉnh được tuyên truyền, quảng bá và từng bước xây dựng, hoàn thiện các sản phẩm du lịch đặc trưng.



    Chương trình "Du lịch về cội nguồn năm 2006" được tổ chức tại 15 khu, điểm trên địa bàn cả ba tỉnh, tập trung vào các khu vực thành phố Yên Bái, Lào Cai, Việt Trì và vùng phụ cận, khu di tích Ðền Hùng, khu du lịch Ao Châu, khu nước khoáng nóng Thanh Thủy, cụm di tích Hiền Quan, khu du lịch Sa Pa, Bắc Hà, hồ Thác Bà và một số huyện. Cũng như năm 2005, mỗi tỉnh sẽ lựa chọn các lễ hội đặc sắc và những sự kiện du lịch tiêu biểu làm điểm nhấn cho chương trình được dàn trải trong cả năm, trong đó tập trung vào ba tháng đầu năm. Lễ khai mạc chương trình sẽ diễn ra tại TP Việt Trì vào tối 4-2 (tức mồng 7 Tết âm lịch). Sau phần nghi thức, các chương trình nghệ thuật chào mừng sẽ tiếp nối với nhiều tiết mục biểu diễn ca múa nhạc. Trong thời gian này, còn có nhiều hoạt động hưởng ứng khác được tổ chức như hội chợ Hùng Vương với quy mô 150 gian hàng, hội chợ ẩm thực, chợ quê, biểu diễn nghệ thuật hằng đêm tại Trung tâm văn hóa lao động tỉnh Phú Thọ và thi đấu thể thao tại nhà thi đấu của tỉnh. Trước đó, ngày 29 và 30-1, tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội hát xoan, ghẹo ở huyện Phù Ninh. Tiếp theo, trong hai ngày 2 và 4-2, chính quyền và nhân dân huyện Hạ Hòa sẽ mở hội đền Mẫu Âu Cơ, tưởng nhớ nguồn cội dân tộc với truyền thuyết Lạc Long Quân- Âu Cơ thể hiện tình đoàn kết cộng đồng và ngày 9, 10-2, huyện Tam Nông có hội phết Hiền Quan sôi động, mang sắc thái văn minh lúa nước, cầu mùa màng tốt tươi, no ấm.. Cùng trong khoảng thời gian tháng 2, tỉnh Yên Bái còn có lễ hội văn hóa Mường Lò tại thị xã Nghĩa Lộ và các lễ hội truyền thống ở các đền: Thác Bà, Ðồng Cuông, Tuần Quán, Ðại Cại. Trong dịp này, tỉnh Lào Cai có lễ hội xuân đền Thượng, thờ vị Anh hùng dân tộc Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn tại thành phố Lào Cai.



    Sau lễ hội khai mạc Chương trình "Du lịch về cội nguồn 2006", từ ngày 4 đến 7-4, diễn ra lễ hội Ðền Hùng tại huyện Lâm Thao của tỉnh Phú Thọ. Lễ hội được tiến hành tại khu di tích Ðền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh. Ðây là khu di tích gắn liền với truyền thuyết về 18 đời Vua Hùng dựng nước Văn Lang và được coi là địa điểm linh thiêng, Ðất Tổ khởi nguồn của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Lễ giỗ Tổ được tổ chức trọng thể hằng năm với sự tham gia của hàng trăm nghìn du khách và người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước với các nghi thức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại đền Thượng. Nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng, biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong nước và ngoài nước cùng các triển lãm, hội chợ, hội thảo, thi đấu thể thao cũng sẽ được tổ chức góp vui phần hội.



    Cuối tháng 4, sau lễ hội bơi chải Bạch Hạc tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, là lễ hội trên mây của thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai vào đầu tháng 5, mở đầu cho mùa du lịch hè 2006. Tiếp theo là giai đoạn du lịch mùa thu với lễ hội đền Bảo Hà của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai trong hai ngày 8 và 9-9. Cuối cùng là sự kiện Hội chợ thương mại- du lịch quốc tế Trung- Việt tại khu kinh tế cửa khẩu của Lào Cai và huyện Hà Khẩu của nước bạn Trung Quốc, giới thiệu những sản phẩm hàng hóa thương mại, du lịch, giao lưu hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam- Trung Quốc và những tour du lịch mới của ba tỉnh.



    Năm nay, ngành du lịch ba tỉnh tiếp tục đưa vào hoạt động 30 tour du lịch đã được hình thành trước đó trong năm 2005 để phục vụ Chương trình "Du lịch về cội nguồn". Các tour du lịch này sẽ nối liền các điểm du lịch quan trọng và theo lịch trình những sự kiện lễ hội nêu trên.




    Phú Thọ qua các thời kỳ lịch sử

    Trải qua biết bao thế hệ, người dân Phú Thọ bằng bàn tay lao động cần cù và khối óc thông minh đã không biết mệt mỏi chế ngự thiên nhiên, thú dữ; cải tạo đồi hoang, bãi rậm thành những cánh đồng ngô lúa tốt tươi, những nương chè, vườn cây trĩu quả. Trên cơ sở đó hình thành những xóm làng đông vui, trù phú, hình thành nên một Phú Thọ mang vóc dáng của hôm nay. Lịch sử đã ghi lại cuộc hành trình dài và vinh quang ấy.



    Thời kỳ trước khi dựng nước:




    Trống đồng cổ phát hiện tại xã Tất Thắng
    Huyện Thanh Sơn (1988)
    Phú Thọ là một trong những cái nôi của loài người. Thời tiền sử, trên các bậc thềm phù sa cổ sông Hồng, sông Lô, sông Đà đã có các thị tộc, bộ lạc người nguyên thuỷ sinh sống. Những chứng tích còn lại là dấu vết hoá thạch ở hang Ngựa (Thu Cúc - Thanh Sơn) và rất nhiều công cụ bằng đá thuộc nền văn hoá Sơn Vi được phát hiện, khai quật tại hàng trăm địa điểm.



    Tiếp nối thời đại đồ đá là thời đại kim khí: đồ đồng và đồ sắt, thời đại xuất hiện nhiều nền văn minh, nhà nước đầu tiên và cũng là thời kỳ mở đầu sự nghiệp dựng nước của dân tộc. Phú Thọ là một trong những nơi tiêu biểu của cả nước có quá trình phát triển văn hoá thời dựng nước, trong đó phải kể đến nền văn hoá Phùng Nguyên và Gò Mun.



    Thời đại các Vua Hùng


    Với thời đại đồng thau phát triển, chúng ta bước vào thời kỳ nước Văn Lang, thời kỳ Vua Hùng của lịch sử Việt Nam . Theo truyền thuyết và sử cũ, bấy giờ có khoảng 15 bộ lạc Lạc Việt sinh sống chủ yếu ở miền trung du và miền đồng bằng châu thổ. Hàng chục bộ lạc Âu Việt sinh sống chủ yếu ở miền Tây Bắc, ở nhiều nơi họ sống xen kẽ nhau và cùng các thành phần cư dân khác. Trong số các bộ lạc Lạc Việt có bộ lạc Văn Lang là hùng mạnh hơn cả. Lãnh thổ của bộ lạc này trải rộng từ chân núi Ba Vì đến sườn Tam Đảo, có sông Hồng cuồn cuộn phù sa chảy xuyên giữa. Thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã đóng vai trò lịch sử là người đứng ra thống nhất tất cả các bộ lạc Lạc Việt, dựng lên nước Văn Lang. Ông xưng vua, sử gọi là Hùng Vương.



    Thời Hùng Vương, nhất là các giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn, công cụ bằng đồng thau và sắt đã thay thế các công cụ bằng đá, nền kinh tế bao gồm nhiều ngành nghề, trong đó nông nghiệp trồng lúa nước là chủ đạo. Các Vua Hùng đã chọn hợp lưu ba con sông (sông Đà, sông Hồng, sông Lô), tức là vùng Việt Trì, hạ huyện Lâm Thao làm kinh đô của nước Văn Lang.



    Thời kỳ trước Cách Mạng Tháng Tám:



    Dân cư Phú Thọ trong thời kỳ này rất thưa thớt, nhất là ở các huyện miền núi. Nguyên nhân là do điều kiện sinh sống khó khăn, dịch bệnh đã cướp đi nhiều sinh mạng con người. Một phần khác, Phú Thọ là căn cứ của nhiều cuộc khởi nghĩa nên đã bị thực dân Pháp mở các cuộc hành quân chống phá, nhân dân phải lưu tán. Do dân cư thưa thớt nên dưới thời phong kiến và thời Pháp thống trị, dân nghèo vùng đồng bằng đã lên đây khai khẩn lập nghiệp trở thành dân địa phương. Vì vậy, đặc điểm dân cư Phú Thọ có sự hoà quyện, hoà nhập giữa người dân bản địa sống lâu đời và đồng bào các tỉnh khác chuyển đến xây dựng quê hương.



    Kinh tế trong thời kỳ này vẫn chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước nhưng sản lượng thấp do thuỷ lợi không được chú ý. Sự đô hộ của thực dân Pháp đã đẩy dân cày tới sự bần cùng. Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Phú Thọ là vơ vét, bóc lột, nhưng khách quan đã đưa Phú Thọ trở thành một trong những tỉnh sớm hình thành kinh tế hàng hoá, một số sản phẩm (giấy, than, sắt) và nông, lâm sản không chỉ phục vụ địa phương mà còn cung ứng cho cả nước và xuất khẩu. Sau Cách mạng tháng Tám, kinh tế hàng hoá càng có điều kiện phát triển hơn.



    Thời kỳ này cũng đánh dấu những thay đổi lớn về mặt địa danh, địa giới hành chính và đánh dấu sự kiện thành lập tỉnh Phú Thọ vào năm 1891.



    Thời kỳ 1945 - 1997:



    Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công đã mở ra một thời kỳ mới cho toàn dân tộc, chính quyền về tay nhân dân, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cả nước bước vào trường kỳ kháng chiến 30 năm. Với truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất, Phú Thọ đã đóng góp những chiến công lớn cùng cả nước đi tới đại thắng mùa xuân năm 1975.



    Năm 1968, do yêu cầu khách quan của lịch sử và chủ trương chung của Đảng và Chính phủ trong phạm vi toàn quốc, tỉnh Phú Thọ hợp nhất với tỉnh Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú.



    Phú Thọ được nhắc đến là một trong những cái nôi của ngành công nghiệp Việt Nam với sự ra đời của khu công nghiệp Việt Trì, công nghiệp Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao và Công ty Chè Thanh Ba từ những năm 1960. Đầu thập kỷ 80 ra đời khu liên hiệp sản xuất giấy Bãi Bằng với hệ thống thiết bị hiện đại và quy mô lớn nhất Đông Nam Á. Kinh tế Phú Thọ trong giai đoạn này có bước tăng trưởng vượt bậc, những sản phẩm phân bón, hoá chất, giấy, chè... từ đây đã tới mọi miền Tổ Quốc, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Đồng thời, tạo cho Phú Thọ một diện mạo mới, là điều kiện giúp tỉnh phát triển nhanh về kinh tế - xã hội.



    Thời kỳ từ sau tái lập tỉnh đến nay:




    Quảng trường T.P Việt Trì
    Tỉnh Phú Thọ được tái lập năm 1997, có diện tích 3.519,65 ha, dân số 1.314.498 người (2004), gồm 21 dân tộc anh em cùng chung sống. Thời kỳ này đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của mảnh đất trung du nhiều gian khó. Kinh tế - xã hội có bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng bình quân 9,5% - 10%/năm, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng lên nhanh chóng, nhất là vùng miền núi dân tộc. Cả tỉnh giống như một công trường sôi động, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật được quan tâm, đầu tư, chỉnh trang, làm mới. Đường giao thông, những cây cầu mới mọc lên đã nối liền khoảng cách giữa các vùng miền trong và ngoài tỉnh. Các khu đô thị, các khu công nghiệp mọc lên khắp nơi, thu hút hàng trăm doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài vào đầu tư. Thành phố Việt Trì được nâng lên đô thị loại II, xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của tỉnh và của cả vùng Tây Bắc. Phú Thọ trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu về giáo dục phổ thông, có một trường Đại học và hơn 30 trường Cao đẳng, Trung học dạy nghề, góp phần tạo ra nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.



    Trân trọng quá khứ, giữ gìn và phát huy quá khứ trong cuộc sống hiện tại để hướng tới tương lai, Phú Thọ đang trong một ngày mới với những vận hội, bước tiến mới. Lịch sử đương đại sẽ viết tiếp những trang sử mới về mảnh đất và con người nơi đây bằng ngòi bút chân thực và sống động nhất!


  2. #2
    Hiennie*'s Avatar
    Tham gia ngày
    Jul 2006
    Nơi Cư Ngụ
    ♥Trong Nhà♥
    Bài gởi
    10,684

    Default

    việt nam mình lúc nào mà chẳng đẹp....


    Chia tay anh, em đã không hề khóc.
    Vì sao anh biết không
    Vì có những nỗi đau làm nước mắt chảy ngược vào tim...

  3. #3
    Đang học vỡ lòng chilinh_Pro™'s Avatar
    Tham gia ngày
    Sep 2006
    Nơi Cư Ngụ
    quảng bình
    Bài gởi
    115

    Default

    hãy tự hào Hàng việt nam chất lượng cao
    đóng của trái tim thề cô độc
    đào mồ chôn chặt giấc mơ yều
    dựng bia khắc chữ đừng ai đến
    trọn kiếp xin thề chẳng yêu ai
    ( IM »»»----»chilinh.info «----««)
    http://i86.photobucket.com/albums/k1...linh_01/55.gif

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện đang có 1 tv xem bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • Bạn không được quyền đăng bài
  • Bạn không được quyền trả lời bài viết
  • Bạn không được quyền kèm dữ liệu trong bài viết
  • Bạn không được quyền sửa bài
  •