Trang 1/4 1234 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 8 trên 29

Ðề tài: Qua Cầu Gió Bay - Minh Hương

  1. #1
    Đang học vỡ lòng Misalove_baby's Avatar
    Tham gia ngày
    Jun 2008
    Bài gởi
    193

    Thumbs up Qua Cầu Gió Bay - Minh Hương

    Đối với Tiểu Quỳnh, chiều hôm nay trời thật đẹp .
    Nàng hí hửng đạp xe đến garage Đồng Thuận nơi anh Khang, anh ruột của nàng đang làm việc ở đó . Lát nữa đây, Khang hay tin nàng đã đậu trung học với hạng ưu, chắc anh ấy sẽ rất mừng . Như vậy là con đường vào đại học có thể sẽ được rút ngắn hơn .

    Chợt Tiểu Quỳnh phát hiện ra tiếng xe Honda rề rề theo mình từ nãy giờ . Nàng quay mặt về phía trái . Một người đàn ông mập mạp, đeo kính mát đang mỉm miệng cười với nàng . Tiểu Quỳnh nghe rờn rợn ở trên da vì đôi mắt có cách nhìn kỳ lạ ấy . Và không phải ông ta chỉ mới nhìn nàng lần đầu tiên .

    Tiểu Quỳnh đạp mạnh vào bàn đạp, cố vượt lên phiá trước để xen vào giữa một nhóm bạn cùng khối cũng đi xem kết quả thi mới về như nàng . Vì vội vã, tay cầm ghi đông của Tiểu Quỳnh chạm vào cánh tay của Ngà, một cô bạn học lớp bên cạnh nàng .
    Ngà la oái lên và khi nhận ra Tiểu Quỳnh đang cười chẳng ra cười, Ngà tỏ vẻ thông cảm nghĩ Tiểu Quỳnh đang ngượng vì đã chạy xe ẩu .
    - Mình tưởng ai chứ ...
    Tiểu Quỳnh ngượng thật sự :
    - Xin lỗi nha Ngà .
    Vừa lúc đó, Tiểu Quỳnh thấy người đàn ông vượt qua mặt, ông ta không quên ngoái lại nhìn nàng . Hú hồn hú vía, Tiểu Quỳnh chạy chậm lại và lát sau rẽ vào garage Đồng Thuận .
    Mấy ngườ bạn của Khang gọi inh ỏi khi trông thấy Tiểu quỳnh dẫn xe đạp vào .
    - Anh Hai ơi ! Bé Quỳnh đến rồi nè .
    - Ngồi chơi Quỳnh, lát nữa anh ra liền .
    Tiểu Quỳnh ngồi xuống chiếc ghế một người bạn anh mình vừa mang đến .
    Phượng, cô con gái ông bà chủ garage Đồng Thuận từ trong quầy nhanh nhẹn bước ra, hỏi :
    - Em ở trường về ha? Quỳnh ?
    Tiểu Quỳnh đứng lên chào Phượng, cô chủ nhỏ tốt bụng mà Khang thường nhắc nhở :
    - Chào chi. Phượng . Em ở trường vè . Anh Khang đang làm gì vậy chị ?
    Phượng đưa tay vén mớ tóc rũ ở trán, mấy chiếc vòng cimen ở cổ tay trắng ngà va vào nhau kêu lanh canh Phượng cười :
    - Ba chị đang bảo ảnh xem lại máy móc của một chiếc du lịch người ta vừa mang tới .
    Tiểu Quỳnh ngần ngừ, nàng biết mình đang quấy phá giờ làm việc của anh trai .
    - Hay là ... em về vậy .
    - Nhưng có chuyện gì quan trọng không Tiểu Quỳnh ?
    Tiểu Quỳnh nhoẻn miệng cười, một chiếc răng khểnh làm cô bé như duyên dáng hơn :
    - Cũng có chút việc nhỏ, nhưng mà thôi, chiều ảnh về nhà em nói cũng được . Thôi, em về nhà chi. Phượng .
    - Ừ, nếu không cần thiết lắm thì chiều em nói với ảnh đi ha . Ủa, bé Quỳnh ơi, anh Khang ra tới rồi nè .
    Khang từ trong nhà để xe bước ra . Đó là một thanh niên trạc ba mươi tuổi, người dong dỏng cao . Khang có một mái tóc thật đặc biệt, không bao giờ đến tiệm uốn tóc, thế nhưng lúc nào tóc Khang cũng xoăn tít . Chiếc áo và cả hai bàn tay Khang đang dính đầy dầu mở .
    Bao giờ Khang cũng dịu dàng với em gái .
    - Ủa, em ở trường về hả ?
    Thấy Tiểu Quỳnh tủm tỉm cười, mắt Khang sáng lên :
    - Em đậu rồi phải không ?
    Phượng như hiểu ra mọi chuyện, nên cũng mừng lây :
    - Trời ơi ! Bé Quỳnh thì đậu rồi mà nãy giờ hổng chịu nói cho chị mừng .
    Tiểu Quỳnh chỉ biết cười sung sướng trước những lời chúc mừng của mọi người xung quanh . Khang bảo nàng :
    - Quỳnh đợi anh một chút, anh vào xin bác Bảy về sớm .
    - Chi vậy anh ?
    Tiểu Quỳnh hỏi nhưng chưa kịp trả lời Khang đã chạy ào vào trong . Phượng nhìn theo Khang, đôi mắt đầy thiện cảm .
    - Có lẽ anh Khang sẽ có quà mừng em thi đậu đó .
    - Sao chị lại biết ?
    Phượng chớp mắt bối rối :
    - Ờ ... ờ ... chị đoán vậy mà . Anh Khang rất là thương Tiểu quỳnh, anh ấy thường tâm sự cho chịbiết như vậy .

    Quả nhiên Phượng đã đoán đúng . Trên đườnh về nhà, Khang ghé đại lý thực phẩm Cầu Tre mua chả giò và mua thêm bún, rau sống . Khang nói :
    - Chiều nay anh chiêu đã bé Quỳnh món bún bì nha .
    Thích quá, Tiểu Quỳnh vỗ tay reo như trẻ thơ . Đối với một gia đình có thu nhập trung bình như nhà Tiểu Quỳnh thì một bữa bún bì được xem là thịnh soạn, và Khang phải cật lực làm gần hai ngày mới đủ trả cho một bữa ăn như thế . Biết anh khó nhọc kiếm tiền, nhưng nếu từ chối thế nào Tiểu Quỳnh cũng bi. Khang la rầy . Khang thích được chăm lo cho em gái .

    Vừa về tới trước nhà, Khang và Tiểu quỳnh rất ngạc nhiên khi thấy một chiếc Dream màu nho bóng loáng dựng trước hàng hiên . Ngôi nhà này ít khi đón những người khách sang trọng như vậy, ngoại trừ số bạn bè của Khang .
    Tiểu Quỳnh xách giỏ bún, rau theo Khang vào nhà . Nàng bổng dưng sửng sốt nhận ra người đàn ông mập mạp kỳ lạ cứ tìm cách nói chuyện với nàng gần cả tháng nay . Chẳng lẽ ông ta là chú, bác, bà con họ hàng hay là bạn của ba nàng .
    Ông Khiêm cất giọng khàn khàn nghiêm khắc . Lạ một điều là ông chỉ chú ý đến Tiểu quỳnh :
    - Sao con không chào khách, Tiểu Quỳnh ?
    Bước thêm ba bước mà Tiểu Quỳnh nghe bàn chân muốn hoá đá nặng trịch, nàng lí nhí thưa :
    - Chào chú ạ .
    Bà Mạnh, vợ sau của ông Khiêm hôm nay đổi tính, giọng bà ngọt ngào như mía lùi :
    - Đây là anh Mẫn chứ, sao con gọi là chú . Hà hà ! Coi như vậy, chứ Mẫn mới có ba mươi bốn tuổi thôi .
    Ông Khiêm phụ hoạ trong khi Mẫn vẫn lom lom ngắm Tiểu quỳnh :
    - Dì con nói phải đó, con phải gọi là anh .
    Tiểu Quỳnh miễn cưỡng chữa lại :
    - Chào ... anh Mẫn .
    Thấy Khang vẫn còn đứng đó, bà Mạnh bảo :
    - Khang đem các thứ này ra đằng sau bếp đi, mai ăn . Chiều nay cháu Mẫn sẽ dẫn cả nhà mình đi ăn nhà hàng .
    Nghe tin bữa tiệc mừng theo kế hoạch bị hỏng vì sự có mặt của một người đàn ông xa lạ, Khang khó chịu nói :
    - Ba và Dì đi với anh Mẫn đi, con và Tiểu Quỳnh sẽ ăn ở nhà . Các loại thức ăn này không thể để lại ngày mai .
    Tiểu Quỳnh vội nói theo anh, nhưng nàng cố làm cho không khí trong nhà cởi mở hơn :
    - Ba và dì biết không, anh Khang mua những thứ này để mừng con thi đậu trung học . Con sẽ ở nhà cùng với anh Khang, ba và dì cứ đi với anh Mẫn .
    Ông Khiêm lớn tiếng gạt ngang :
    - Đâu có được, con biết Mẫn đã đến đây đợi từ chiều đến giờ không ?
    - Chứ gì nữa, Tiểu quỳnh và ca? Khang nữa, vào sửa soạn nhanh đi .
    Tiểu Quỳnh và ca? Khang không hẹn mà đều nhìn xuống mớ chả giò ướp lạnh cùng các thứ đang cầm trong tay .
    Đến lúc này, Mẫn mới lên tiếng . Nhưng câu đầu tiên của anh ta là :
    - Anh chúc mừng Tiểu Quỳnh thi đậu và anh nghĩ rằng buổi tiệc hôm nay sẽ linh đình hơn .
    Cổ vũ thêm cho câu nói này, bà Mạnh cười tít mắt :
    - Đó, tụi bây thấy anh Mẫn tụi bây nhiệt tình ghê chưa . Thôi, đem bỏ mấy thứ đó đi . Nhanh lên kẻo tối rồi .
    Vẫn đứng nguyên tại chỗ, Khang thấy máu nóng bắt đầu dồn lên mặt . Càng về sau, bà dì ghẻ càng lộ rõ đầu óc thực dụng của mình và không thèm che đậy dẫu là đối với một người khách vừa quen .
    Giữ chặt lấy mọi thứ trong tay, Khang lạnh lùng nói trước khi quay lưng đi .
    - Con sẽ ở nhà .
    Tiểu Quỳnh vội bước theo anh trai :
    - Con cũng vậy, có gì ăn nấy .
    Ông Khiêm bắt gặp cái hất mặt ra lệnh của vợi, ông quát lớn :
    - Hai đứa bây đứng lại !
    Tiểu Quỳnh sợ hãi đứng sát bên anh trai . Mẫn quan sát tất cả mọi chuyện với cái nhìn vừa dửng dưng, vừa tò mò . Nhưng khi thấy tình hình hơi căng thẳng, Mẫn đứng lên khỏi chiếc ghế đẩu chỉ chưá được một nửa "cái ngồi" của anh ta . Vì vậy mà Tiểu Quỳnh có thể trông thấy cái bụng ... có cỡ của Mẫn . Nàng quay mặt nhìn nơi khác trước khi Mẫn nói :
    - Thưa hai bác, nếu anh Khang và Tiểu Quỳnh không thích đi nhà hàng thì cháu cũng rất vui lòng ăn mừng Quỳnh thi đậu tại nhà . Có thể không khi của gia đình sẽ làm buổi tiệc vui hơn .
    Vừa nói xong, Mẫn rút trong túi ra một xấp giấy bạc đưa cho bà Mạnh .
    - Phiền bác mua thêm một vài món nữa ạ .
    Mặt bà Mạnh đang cau có chợt sáng lên . Bà giả lả nói khi Quỳnh và Khang đi ra sau nhà .
    - Ờ ... ờ được, cháu Mẫn đừng chấp nhất gì con bé Quỳnh . Nó hơi bướng nhưng nếu biết ý thì cũng dễ nghe lời lắm .
    Mẫn gật gù, mắt vẫn nghiêng ngó theo dáng Tiểu Quỳnh :
    - Dạ, cháu trông cậy tất cả vào hai bác ạ .
    Nghe nhắc đến mình, ông Khiêm có vẻ phấn khởi :
    - Cháu Mẫn biết không, trước đây cũng có nhiều đám đến coi mắt con Quỳnh, nhưng hai bác đâu có gả . Mình chỉ có đứa con gái duy nhất, phải dòm trước ngó sau đàng hoàng mới vầy duyên cho nó chứ . Chứ nếu không, rủi nó gặp phải một anh chàng nghèo xác nghèo xơ, hai bác cũng đâu thể làm ngơ được .
    Bà Mạnh tiếp lời chồng thao thao bất tuyệt về việc ông bà đã vất vả chăm lo Tiểu Quỳnh như thế nào . Khi ấy bà đã tưởng tượng ra những điều không hề có để làm nổi bậc vai trò người mẹ kế, nhưng đã hết lòng đối với đưa con chồng . Mẫn cười mỉm lắng nghe, nhưng không buồn thốt lời tán thưởng hoặc suýt xoa khen ngợi . Anh ta tin tưởng ông bà Khiêm sẽ tiếp tay đắc lực cho mình và con đường chinh phục Tiểu Quỳnh hoá ra rất thuận lợi . Mẫn hiểu ông bà Khiêm đang cần gì và anh ta thì đủ sức đáp ứng .

    Cuộc ăn uống rồi cũng kết thúc . Tiểu Quỳnh muốn nhanh chóng thoát khỏi cái nhìn của Mẫn, nhưng không dễ dàng chút nào .
    Ông Khiêm bảo :
    - Con ngồi lại đây ba nói chuyện một lát đi Tiểu Quỳnh .
    Tiểu Quỳnh miễn cưỡng ngồi xuống, nàng linh cảm sắp xảy ra một chuyện gì đó rất khó chịu . Cái nụ cười của Mẫn vừa dễ dãi cợt nhã vừa quá tự tin .
    - Tiểu Quỳnh à ! Cậu Mẫn đây là người quen của dì con, cậu ấy ... à ... rất dễ mến và ... cậu ấy muốn làm bạn với con .
    Nghe ông Khiêm nói, Tiểu Quỳnh muốn dựng cả tóc gáy . Một người đàn ông lớn gần gấp đôi tuổi nàng mà lại muốn ... kết bạn . Tiểu Quỳnh đâu cần ông bạn già đến như thế .
    Nàng dáo dác nhìn quanh xem Khang ở đây không để cầu cứu chàng giúp đỡ . Còn ông Khiêm, bà Mạnh, chỉ nhìn qua là Tiểu Quỳnh có thể tin chắc hai người cùng một ý với nhau .
    Khang đã đi đâu đó rồi bây giờ một mình nàng chọi đến ba . Nén hồi hộp, Tiểu Quỳnh lựa lời :
    - Ba à ! Có lẽ ba chỉ nói đuà cho vui . Anh Mẫn là người lớn đáng tuổi cha hoặc chú con lẽ nào lại muốn kết bạn với một đứa con nít như con ?
    Lắng nghe Tiểu Quỳnh, Mẫn chúm môi có vẻ thích thú . Anh ta không hề tự ái khi cô bé ngầm ý bảo là anh ta đã già . Mẫn cười, không cần giữ ý :
    - Ồ ! Anh thích những cô bé như Tiểu Quỳnh .
    Bà Mạnh vỗ tay vào đùi, cười thích chí :
    - Con đã thấy là ba con không đuà chứ, chưa gì hết dì đã thấy hai đứa có vẻ ăn ý với nhau rồi đó .
    Quay sang ông Khiêm, bà Mạnh nói :
    - Ông ra đây tôi hỏi chuyện một chút .
    Tiểu Quỳnh cũng đứng bật dậy :
    - Ba à, con không ...
    Nhưng ông Khiêm đã ngắt lời con gái :
    - Cho con ăn học tới chừng này, chắc là con phải biết lịch sự chứ Tiểu Quỳnh . Con tiếp khách giùm ba, lát nữa ba trở vào . Mẫn ngồi chơi đợi bác nghe .
    Mẫn dạ thật ngoan như chú học trò . Tiếng "dạ" hơi kéo dài, đối với Tiểu Quỳnh nó vẫn có một chút đuà bỡn , thiếu tôn trọng . Thế mà mặt mày ông bà Khiêm vẫn tươi như hoa . Nàng không hiểu ông bà ấy ra sao nữa .
    Nhưng Mẫn vẫn không bận tâm trước vẻ lo lắng của nàng . Anh ta quan tâm đến những việc khác .
    - Tiểu Quỳnh có thường đi chơi ở chỗ bạn bè không ?
    - Dạ không, Quỳnh bận học, năm nay là năm thi .
    Vấn đề thi cử để chiếm toàn bộ suy nghĩ của Tiểu Quỳnh, nhưng Mẫn thì quan niệm khác hẳn . Anh dựa vào tường, cái bụng hơi phệ phưỡn ra .
    - Con gái học nhiều không nên . Quan trọng là kiếm được một tấm chồng có nghề nghiệp tương lai ổn định .
    Tiểu Quỳnh nhún vai :
    - Quỳnh không thích bị lệ thuộc vào ai cả .
    Mẫn cười , mắt nhắm híp lại :
    - Có thật không đó ?
    Thái độ của Mẫn chẳng đem lại cho Tiểu Quỳnh chút thiện cảm nào, trái lại nàng chỉ muốn làm sao rời khỏi đây tức khắc . Tiểu Quỳnh đứng dậy vờ sắp xếp lại mớ sách vở lộn xộn ở bàn học bên cạnh .
    Mẫn đứng lên theo lại sát bên nàng, hỏi :
    - Anh xin phép hai bác đưa em đi chơi một lát nghen .
    Tiểu Quỳnh lùi xa chỗ Mẫn, vẻ sợ hãi :
    - Ồ không, Quỳnh còn bận học nên không đi được đâu .
    Ánh mắt của Mẫn nhìn Quỳnh đắm đuối, phải rồi, đó là cái nhìn đã bao nhiêu lần làm Tiểu Quỳnh hết cả hồn viá . Gần một tháng nay, không hiểu từ đâu mà Mẫn luôn lảng vảng ở trường học của nàng, sau đó tìm về đến tận nhà . Gần như bao giờ anh ta cũng nhìn nàng lom lom và nụ cười sẳn sàng nở bất cứ lúc nào . Anh ta cười mà Tiểu Quỳnh muốn mếu vì sợ hãi .
    Mẫn lại sấn tới bên nàng, vẻ cợt nhã :
    - Học gì nữa, Tiểu Quỳnh ơi, mai mốt có người khác lo hết cho em mà .
    Tiểu Quỳnh đỏ cả mặt mày vì ý nghĩ bi. Mẫn xem thường, nàng xẵng giọng :
    - Tôi yêu cầu anh hãy đứng đắn một chút .
    Mẫn hơi khựng lại vì bất ngờ . Có thể anh ta chưa đánh gía hết tính cách của cô gái trước mặt mình . Anh ta có vẻ de ` dặt hơn .
    - Anh có làm gì đâu mà em giận, anh đuà một chút thôi mà .
    Tiểu Quỳnh nắm chặt hai bàn tay mình, giọng thật nghiêm :
    - Anh không nên đuà với một người mới quen như tôi .
    Nhìn quanh không thấy ông bà Khiêm ở gần đây, Tiểu Quỳnh, nói nhanh :
    - Và tôi mong anh hãy bỏ ý định kết bạn với tôi . Tôi có rất nhiều người bạn đồng trang lứa với mình, tôi có thể học hỏi bạn tôi nhiều điều và ngược lại . Còn đối với anh, tôi chẳng học được gì ở một người mà mới vừa tiếp xúc, tôi đã không thấy thích .
    Mân ngẩn người nhìn Tiểu Quỳnh, có lẽ anh ta ngạc nhiên về sự thẳng thắn của cô nàng . Một bên mép anh ta giật nhẹ .
    - Ồ ! Làm gì mà căng thẳng với nhau quá vậy, Tiểu Quỳnh ? Anh thành thật mong Tiểu Quỳnh bỏ lỗi vì đã làm em sợ và anh hứa sẽ không làm như thế nữa đâu .
    Cách nói của Mẫn đã bắt đầu nghe được, nhưng hễ nhìn vào vẻ mặt của anh ta, Tiểu Quỳnh lại thấy lo . Cái nhìn của anh ta có vẻ sành sỏi quá làm nàng như muốn co rúm người lại như sợ .
    Mẫn lại nằn nì :
    - Đi chơi với anh nha .
    Tiểu Quỳnh lắc đầu tìm cách từ chối :
    - Hôm nay Quỳnh mệt lắm , nên không muốn đi đâu cả .
    Mẫn nhìn nàng một lúc rồi nói :
    - Thôi được, hôm nào anh sẽ tới đón Quỳnh nha .
    Quỳnh gật đầu cho qua chuyện đê? Mẫn ra về cho rồi, vậy mà anh ta bịn rịn mãi đến một lúc sau mới chịu đi .
    Tối đêm đó, ông Khiêm và bà Mạnh đã nói một chuyện quan trọng với nàng . Lúc ấy, Khang cũng vừa về tới .
    Vốn không ngoan, bà Mạnh luôn nhường cho chồng bắt đầu trước . Ông Khiêm tằng hắng lấy giọng rồi nói :
    - Tiểu Quỳnh à ! Năm nay con bao nhiêu tuổi rồi ?
    - Dạ, con mười chín .
    - Con có biết nuôi con mười hai năm ăn học, ba vất vả lắm hay không ?
    Tại sao hôm nay ông Khiêm chịu khó ngồi đây hỏi han về những chuyện như thế này ? Ở xóm Cây Điệp này, ai mà chẳng biết hai anh em Khang hầu như tự bảo bọc cho nhau . Suốt mấy năm nay, ông Khiêm say sưa suốt ngày và bà Mạnh thì cứ lân la hết nhà người này đến nhà người khác, thu nhập chủ yếu trông chờ vào Khang và số tiền cho thuê mặt trước của căn nhà .
    Tuy nhiên, trước cái nhìn có vẻ quan trọng khác thường của ba mình, Tiểu Quỳnh miễn cưỡng trả lời :
    - Dạ, con biết .
    Ông Khiêm gật gù :
    - Ba nghĩ là ba rất hài lòng vì con gái mình đã được ăn học tới chừng này . Nếu con có lấy chồng thì cũng không ai khinh thường con và cả ba nữa .
    Tiểu Quỳnh ngơ ngác nhìn ba, ông Khiêm làm như không thấy điều đó, ông nói tiếp :
    - Mẫn đến đây để cầu hôn con đó .

    Naỹ giờ im lặng nghe, Khang cũng đã ngầm đoán ra được phần nào mục đích của Mẫn . Hơn nữ, ít khi nào ông Khiêm và bà Mạnh chịu khó ngồi trò chuyện với anh em Khang như thế này . Họ lại còn có vẻ ngọt ngào nữa . Nghĩ tội nghiệp cho Tiểu Quỳnh, cô bé đang trợn mắt, há miệng sửng sốt đến nỗi không thể thốt được lời nào . Khang đỡ lời cho em gái :
    - Tiểu Quỳnh còn nhỏ mà ba, vội gì mà gả chồng cho nó :
    Bà Mạnh cười mũi và ông Khiêm thì gạt ngang :
    - Mày biết gì mà xía vào ? Năm nay nó đã mười chín rồi chứ ít gì . Ngày xưa, con gái lấy chồng từ tuổi mười ba kia ...
    - Ngày xưa khác, bây giờ khác . Ba thừa biết là Quỳnh nó học giỏi và còn phải chuẩn bị thi vào đại học .
    Bà Mạnh cười ngọt :
    - Thế mục đích vào đại học là để làm gì nào ? Có phải là muốn có nghề nghiệp và một cuộc sống ổn định hay không ? Nếu vậy thì ngay từ bây giờ, dù chưa vào đại học, cũng có người lo lắng hết thảy cho nó . Nè, tụi bây có nằm mơ cũng không dễ dàng tìm đâu ra một người như thằng Mẫn đâu .

    Tưởng tượng ra cảnh mình phải về làm vợ anh chàng bụng phệ, Tiểu Quỳnh cảm thấy thật ghê tởm . Tuy nhiên, nàng thưà biết tính nóng nảy của ông Khiêm và những lời đường mật chết người của bà Mạnh, nên tự nhắc phải bình tĩnh hơn .
    Tiểu Quỳnh gượng cười :
    - Con biết là ba và dì rất lo lắng cho tụi con, nhưng về chuyện này thì con xin hoãn lại một thời gian nữa, ít nhất là phải qua kỳ thi đại học .
    Không ngờ ông Khiêm phủ phàng gạt ngang :
    - Không chờ đợi gì cả, mày trả lời "không" một tiếng với thằng Mẫn xem, nó chẳng tha thiết gì đâu .
    Ông trề môi, nói tiếp :
    - Mày tưởng là có giá lắm đấy, hứ ! Nhưng tao đã hứa với thằng Mẫn rồi, hai tuần nữa sẽ làm lễ hỏi đó .
    Khang nhìn cha vẻ bất mãn hiên lên trên nét mặt :
    - Ba làm như Tiểu Quỳnh bị ế tới nơi hay sao mà gấp dữ vậy ?
    Ông Khiêm trừng mắt, nạt :
    - Im mày ! Tao là cha của tụi bây, đứa nào cã, tao đánh chết . Tao tưởng tụi bây thức thời nên định đem chuyện này ra bàn , bây giờ thì rõ rồi, tao với dì bây sẽ lo hết mọi thứ .

    Tối đêm đó, Tiểu Quỳnh cứ trằn trọc không ngủ được . Nàng đoán đây là màn kịch do bà Mạnh đạo diễn . Thỉnh thoảng bà tỉ tê nói gần nói xa về việc tìm cho Tiểu quỳnh một tấm chồng giàu và bà có vẻ tin chắc điều đó thực hiện dễ dàng . Bà đã thấy mỗi ngày Tiểu Quỳnh càng lớn, càng đẹp ra . Mới lớp mười một, thân thể cô bé đã phát triển đầy đặn còn khuôn mặt thì khả ái một cách đặt biệt . Có rất nhiều người đã ngỏ ý với ông bà, nhưng phần vì Tiểu Quỳnh còn đang đi học, phần vì họ chỉ thuộc hạng trung bình, không sang trọng lắm, như yêu cầu của bà . Nhưng kể từ lúc biết Mẫn, bà Mạnh mới nhận ra đây chính là chàng rễ bà cần tìm . Anh ta đã có một đời vợ, có sao đâu . Cái gia tài kếch sù mà cha me. Mẫn để lại từ xa đã phát ra thứ ánh sáng rực rỡ làm mờ cả mắt bà . Chưa gì hết, Mẫn đã hào phóng cho bà mượn hết nửa lượng vàng . Anh ta đã nói gần nói xa rằng số vàng này có thể thuộc về bà nếu anh ta trở thành người ở trong gia đình này .

    Tiểu Quỳnh không hề biết những diễn biến dẫn đến cuộc xem mắt bất đắc dĩ này, nàng chỉ đoán ông bà Khiênm thực sự mong nàng có một tấm chồng giàu . Và nếu họ thật sự chỉ nghĩ như thế này, nàng sẽ từ từ thuyết phục hai ông bà rằng nàng không thấy có một chút cảm tình nào với Mẫn .
    Nhưng Khang thì khác, Khang hiểu nhiều về ông Khiêm và bà Mạnh hơn nàng .
    Sáng sớm hôm đó, dậy chiên cơm cho anh trai ăn trước khi đi làm, Tiểu quỳnh nghe anh hỏi :
    - Em tính sao Tiểu Quỳnh ?
    - Sao hả anh ?
    - Chuyện của Mẫn với em đó .
    Tiểu Quỳnh cười, trấn an anh :
    - Ồ ! Em không chịu đâu . Em sẽ xin ba bỏ ý định đó, anh đừng lo lắng gì cả .
    Thấy em gái chưa hiểu mức độ quan trọng của sự việc, Khang nghiêm mặt, nói :
    - Chuyện không đơn giản như vậy đâu, anh thấy ba và dì quyết tâm lắm đó .
    - Nhưng em đã đủ lớn để tự định đoạt chuyện tình cảm của mình .
    Khang lắc đầu, vẻ thương hại :
    - Từ trước nay, em đã thấy đó, anh em mình dâu có quyết định được chuyện gì đâu . Ba và dì vẫn làm ngơ trước những ý kiến chính đáng của chúng ta .

    Quả thật Khang đã nói đúng . Ông Khiêm là người đàn ông độc đóan, lại gặp bà mẹ kế không ngoan qủy quyệt, anh em Khang chỉ có thể răm rắp tuân lời nếu muốn cửa nhà êm thắm .
    Nhưng riêng về chuyện chồng vợ chung sống một đời, Tiểu Quỳnh không tin ông Khiêm lại nhẫn tâm ép buộc nàng .
    - Anh Khang à ! Dù sao ba cũng là ba của mình, nếu em quyết lòng không ưng, chắc ba không nỡ ép đâu .
    Khang vẫn khăng khăng buộc tội ông già :
    - Em khờ lắm, Tiểu Quỳnh à . Kể từ lúc ba lao vào những cuộc rượu chè say sưa, ông ấy không còn nghĩ đến anh em mình nữa . Nhưng thôi, em ở nhà hãy cố gắng thuyết phục ba biết đâu ông ấy sẽ nghĩ lại .

    Nhưng ngày hôm đó, Tiểu Quỳnh không nói được lời nào với ba, vì ông đi dự đám cưới một anh bạn gần xóm nhà nàng . Ngày hôm sau, ông Khiêm lại được một ông bạn nhậu mời đến nhà . Thế là Tiểu Quỳnh không thèm lo nghĩ gì nữa, biết đâu mọi người chỉ hù đọa nàng thôi chứ Mẫn không có ý định cưới nàng . Dẫu sao, Tiểu Quỳnh vẫn thấy mình còn quá non ớt . Nhiêm vụ trước mắt của Tiểu Quỳnh hiện giờ là phải học, học thật giỏi để thi vào đại học . Nàng nghĩ đến việc mai mốt đây tốt nghiệp đại học ra trường, nàng sẽ giúp đỡ lại cho Khang, ông anh ruột đã cật lực làm việc dành dụm nuôi nàng ăn học mấy năm nay .
    Và hôm nay, ngày thứ ba trôi qua kể từ lúc Mẫn đến, Tiểu Quỳnh gần như quên mất mối lo đang chờ nàng .

    Ông Khiêm về lúc chập choạng tối . Nghe tiếng ba lè nhè bên ngoài, Tiểu Quỳnh vội bước ra . Nhưng nàng sững lại khi trông thấy Mẫn đang diù ông Khiêm vào, mặt anh ra cũng đỏ gay .
    Không chào Mẫn, Tiểu Quỳnh nắm một bên cánh tay ông kêu lên :
    - Ngày nào ba cũng say sưa cả .
    Ông Khiêm hất tay nàng ra, giọng nhừa nhựa :
    - Thôi, mày vô đi, có rể tao đưa tao về tới nhà được rồi . Dì mày đâu rồi ?
    Tiểu Quỳnh nép sang một bên hành lang cặp theo căn trước nhà đã cho người ta thuê bán hàng, vừa đáp :
    - Dì đi đâu đó chưa thấy về .
    Ông Khiêm hừ nhẹ mà không nói gì, lúc ấy Tiểu Quỳnh trông thấy cái nhìn ngầu đỏ của đôi mắt Mẫn . Nàng quay đi .
    Vừa nằm xuống, ông Khiêm đã ngáy pho pho . Tiểu Quỳnh lắc đầu ngán ngẩm, cuộc sống gia đình nàng thế đó, thật là buồn chán . Ông Khiêm không có thời gian để dạy dỗ cho anh em nàng những điều hay và phải trên đời .
    - Làm gì buồn vậy em ?
    Bằng phản xạ tự nhiên, Tiểu Quỳnh lùi nhanh ra phiá cửa . Mẫn đang đứng giữa nhà hỏi nàng, mắt chớp chớp lạ lùng .
    Mẫn tiến về phía nàng :
    - Sao anh hỏi mà không trả lời ?
    Nhìn quanh quất chăng thấy ai, Tiểu Quỳnh ra đứng trên thềm cửa . Nếu Mẫn có làm gì nàng có thể chạy ra dễ dàng .
    - Ơ ... Quỳnh đang lo cho ba mà . À, anh Mẫn nè, hay là anh về đi, hình như anh hơi mệt rồi đó .
    Mẫn bước đến dựa vào cánh cửa, Tiểu Quỳnh trông thấy sợi dây nịt chặt căng dưới bụng của anh ta . Mẫn gật gù :
    - Ừ, hôm nay anh hơi mệt, cho anh ở lại đây nghỉ nha ?
    Tiểu Quỳnh lắc đầu quầy quậy :
    - Không được đâu, anh về đi, hôm khác hãy đến chơi .
    Mắt Mẫn si mê :
    - Sao vậy, Tiểu Quỳnh ? Anh muốn ở đây để nhìn em một lúc .
    Trước cái nhìn của Mẫn, Tiểu Quỳnh hốt hoảng kêu lên :
    - Quỳnh đã nói là không được mà, mà anh nên về đi !
    Mẫn đột ngột nhào tới và chụp lấy vai Tiểu Quỳnh, nàng sợ quá la toáng lên :
    - Ông làm gì vậy ? Ba ơi ba !
    Vừa lúc Mẫn suýt chúi nhủi vì bắt hụt Tiểu Quỳnh thì Khang chạy thình thịch đến . Thấy vẻ mặt xanh xám của em gái, Khang hiểu ngay sự việc, anh quát lớn :
    - Đi ra khỏi đây, đi mau !
    Mẫn lýnh quýnh xin lỗi :
    - Anh Khang... à ... tôi chỉ ghẹo Tiểu quỳnh chút thôi mà .
    Vẫn chưa hết tức giận, Khang chỉ tay ra cưả hét lên :
    - Tôi bảo anh đi ngay !
    Mẫn khật khưỡng ra khỏi nhà và không quên nhìn Tiểu Quỳnh .

    Cả tuần lễ sau đó, Mẫn không đến . Tiểu Quỳnh thở phào nhẹ nhõm với ý nghĩ có lẽ vì xấu hổ với hành động của mình, Mẫn đã bỏ cuộc . Nàng hí hửng nói với anh trai :
    - Anh Khang a ! Có lẽ hắn xấu hổ lắm khi nhớ lại hắn bị xua đuổi như thế nào .
    Nhưng Khang lại trầm ngâm :
    - Nếu thật sự hắn xấu hổ thì anh còn có chút tình cảm với hắn ta . Anh chỉ sợ nay mai hắn lại đến đây .
    - Nếu em cứ dửng dưng, anh ta sẽ nản lòng .
    Khang lắc đầu :
    - Anh thì không nghĩ thế .
    - Tại sao vậy ?
    Khang không muốn cho Tiểu Quỳnh sớm biết những chuyện yêu đương của người lớn . Đọc trong ánh mắt của Mẫn, Khang hiểu rằng anh ta đang si mê em gái của mình . Mấy ngày qua, Khang đã đi tìm hiểu và biết Mẫn cũng thuộc loại gia đình đàng hoàng và có thu nhập cao . Không biết Tiểu Quỳnh có thể cầm cự được bao lâu, nếu Mẫn thay đổi chiến thuật .
    Thấy anh không trả lời, Tiểu Quỳnh sang một chuyện khác :
    - Anh Khang à ! Mấy hôm nay em thấy dì sắm sưả đủ thứ luôn .
    Khang dửng dưng :
    - Bà ấy muốn làm gì cũng được mà .
    Tiểu Quỳnh vẫn băn khoăn :
    - Nhưng rõ ràng tuần trước dì ấy than là không có tiền bạc gì cả .
    Khang nhíu mày, bắt đầu chú ý đến những lời nói của em gái :
    - Em đã thấy dì mua những gì ?
    - Hôm trước dì mua áo quần , vải vóc . Hôm qua mua thêm một mớ chén kiểu, hôm nay sáng ngủ dậy em đã thấy dì có một sợi dây chuyền vàng y đỏ chói luôn
    Giơ tay bóp trán, Khang có vẻ suy nghĩ :
    - Ở đây đâu có ai cho dì ấy mượn tiề . À ... bé Quỳnh này, bà ấy có mua quần áo cho em hay không ?
    - Có, dì bảo em sẽ được hai bộ .
    Khang bật ngón tay một cái cách rồi kết luận :
    - Đây là tiền của Mẫn chứ không ai khác .
    Tiểu Quỳnh ngớ người ra :
    - Nhưng tại sao ?
    Khang ngắt lời :
    Anh ta muôn lấy lòng dì chứ sao - Đi tới đi lui vài bước, Khang nói tiếp - Coi bộ anh ta quyết lòng cưới em đó .
    Tiểu Quỳnh cứ trố mắt ra mà nhìn . Ở tuổi học trò , cô bé cũng đã có lúc nghĩ đến một ngày nào đó sẽ được hò hẹn yêu đương với một anh chàng . Người trong trí tuởng tượng của nàng khác xa Mẫn , người ấy đúng là một chàng trai chứ không phải là một người đàn ông bụng phệ, má lúc nào lúc nào cũng đầy những thịt, chỉ mới trông thấy, Tiểu Quỳnh đã có cảm giác ghê ghê rồi .
    Nghĩ đến đó Tiểu Quỳnh rùng mình :
    - Em quyết tâm không chịu .
    - Không phải dễ dàng từ chối đâu, mày cũng đã biết tính ba rồi đó . Đằng này, Mẫn lại được hậu thuẩn của dì nữa .
    Tiểu Quỳnh mím môi, tia nhìn thật dữ dội :
    - Nếu ba bắt buộc em phải lấy Mẫn, em sẽ tự giận chết cho ba vừa lòng .
    Khang giật mình trước vẻ quyết liệt của em gái . Anh dịu giọng :
    - Không nên nói như vậy, thật ra anh chỉ nêu giả thuyết thôi . Với lại theo anh, chúng ta có thể vượt qua tất cả khó khăn nếu có đủ nghị lực và ý chí .
    Tiểu Quỳnh nhìn anh trai, tin cậy :
    - Thế anh xem em có đủ hai đức tính đó hay không ?
    Khang vỗ đầu em gái, cười :
    - Theo anh thì có .

    *~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*

    Một buổi tối, khi Tiểu Quỳnh đang ngồi học bài thì ông bà Khiêm đi đâu đó về . Tiểu Quỳnh nhìn vào gương mặt cha rồi thở ra nhẹ nhõm, hôm nay ông ấy chỉ uống có một chút rượu mà thôi .
    Bà Mạnh hỏi :
    - Thằng Khang đâu rồi Quỳnh ?
    - Ảnh mới đi đâu gần đây thôi .
    Ông Khiêm ngồi phịch xuống chiếc giường cá nhân của Khang rồi ra lệnh :
    - Mày gọi nó về cho tao bảo .
    Tiểu Quỳnh đứng dậy đi liền, chồng sách vở ôn luyên thi vẫn để ngổn ngang trên bàn học .
    Lát sau, khi cả nhà đông đủ, ông Khiêm ê hèm một tiếng rồi trịnh trọng tuyên bố :
    - Ngày mốt, tức là ngày mười hai âm lịch, cũng là ngày thằng Mẫn đến đây dâng lễ hỏi . Thằng Khang xin ông Bảy Đồng Thuận nghỉ một buổi lễ để phụ tiếp đón nghen .
    Không hẹn mà Khang cùng Tiểu Quỳnh cùng kêu lên một tiếng kinh ngạc .
    Giọng Tiểu Quỳnh như lạc đi :
    - Ba làm gì vậy ba ? Ba thừa biết là con còn đang học mà .
    Ông Khiêm vỗ bàn một cái rầm, trừng mắt nói :
    - Học con mẹ gì, lấy chồng là lấy chồng hổng có nói năng gì hết .
    Khang bất nhẫn nhìn cha, lặp lại câu nói trước đây đã từng nói :
    - Ba làm như Tiểu Quỳnh không chọn được tấm chồng nào hay sao mà phải vội vã như vậy . Nó lại rất ham học .
    Không nễ nang gì đến người con trai lớn , ông Khiêm xẵng giọng ngắt lời :
    - Ai cho mày làm kỳ đà cản mũi . Tao nói cho hai đứa bây biết là tao đã quyết định như vậy, đừng hòng lay chuyển được tao .
    Cặp mắt bà Mạnh nãy giờ đảo qua, đảo lại dò xét thái độ của hai đứa con chồng và thầm tức cho sự dại dột của lũ trẻ . Bà ngọt nhạt nói :
    - Hai đứa tụi bây thật là khờ nên mới dám cãi lại ba tụi bây . Tao với ổng là người lớn nên biết chọn lựa chỗ nào xứng đáng để nở mặt với mọi người . Năm nay gả con Tiểu Quỳnh, năm sau nếu thằng Khang thấy được mối nào, tao và ba tụi bây đến nơi ấy hỏi cưới luôn . Hì, thật là trọn vẹn .

    Tiểu Quỳnh và Khang không lạ gì thâm ý của bà mẹ kế . Trước mắt bà hiện giờ, Tiểu Quỳnh là một gánh nặng cần phải vứt bỏ dù Khang gần như đã lo hết mọi thứ cho em gái mà không đụng gì đến số tiền cho mướn nhà của bà . Trước đây, khi Khang còn đi học, bà Mạnh đã xúc xiểm đủ điều để cho ông Khiêm buộc Khang nghỉ học mới thôi . Kể từ lúc ấy, Khang đã phải lao động để mang tiền về nhà . Bắt đầu từ công việc của một anh thợ hồ cực nhọc, nhờ chịu khó, Khang đã được một người chú của Phượng, em ruột của ông chủ garage Đồng Thuận giới thiệu vào đó làm đến nay . Cũng may là Khang đã chịu đựng được vất vả để góp phần cho Tiểu Quỳnh học hành .
    Tiểu Quỳnh run run giọng đưa ra một lối thoát :
    - Con biết là ba và dì lo lắng cho con, nhưng con muốn học lắm, xin đừng ép con phải ... phải lấy chồng . Con xin hứa là sẽ vừa đi làm vưà học thi vào đại học, con ...
    Ông Khiêm đùng đùng giận dữ :
    - Tại sao mày cứ cãi lời tao hoài vậy ? Tao lặp lại lần nữa nha, mày không nghe lời tao sẽ giết chết luôn đó .
    Nhìn thấy vẽ sợ hãi trên nét mặt em gái, Khang không nín nhịn được nữa, anh xô ghế đứng lên, mặt hơi tái vì giận ,
    - Ba có xem Tiểu Quỳnh là con gái của ba hay không ? Chuyện gia đình chồng con, lẽ ra ba phải tự để nó quyết định mới phải chứ . Đằng này, nó đã mấy lần van xin ba, sao ba tàn nhẫn quá vậy ?

    Ông Khiêm trừng mắt, miệng há hốc chưa biết phải nói câu gì quá ngạc nhiên với thái độ của con trai . Xưa nay, Khang chưa bao giờ dám công khai chống ông một điều gì . Hôm nay thật là quá quắt, nó lại còn trách ông là tàn nhẫn nữa, phải dạy cho nó một bài học .
    Ông Khiêm đá chiếc ghế đẩu làm nó ngã xuống nền đánh cái rầm, lúc ấy ông không thấy cái nhếch môi hả hê của người vợ đang ngồi ở chiếc giường bên cạnh, ông hùng hổ vung mạnh tay lên :
    - Đứa nào không chịu nghe tao lo tổ chức đàng hoàng lễ hỏi, tao đập bỏ mẹ luôn . Nuôi tụi bây ăn học từ hồi đó đếnnay, tụi bây lại tính phản tao phải không ? - Ông điểm vao mặt Khang và Tiểu Quỳnh, giọng rít lại - Nói cho bây biết, tao còn sống ngày nào, tụi bây cãi lại một tiếng, tao vặn cổ chết . Tao không cần đâu .
    Thực hiện đúng vai trò người vợ hiền, bà Mạnh bước đến nắm tay chồng ấn xuống ghế,, giọng ngọt như đường :
    - Kià, việc gì mà ông nóng nảy quá vậy, tụi nó nói chỉ nói vậy chứ làm sao dám cãi lời ông cho được, dù gì ông cũng là cha của nó mà . À, con Tiểu Quỳnh nó có hiếu lắm đó, nó không để ông phải mất mặt với người ta đâu . Còn thằng Khang đó hả, nó ào ào như vậy chứ cũng biết nghĩ lắm đó . Thôi, ông đừng buồn nữa nha .
    Mặc cho bà Mạnh đang tìm cách xoa dịu cơn tam bành của ông Khiêm, Tiểu Quỳnh và Khang thất thiểu ra ngoài như người thua trận . Hy vọng lay chuyển quyết định của ông thật mong manh . Tiểu Quỳnh bất mãn khủng khiếp khi nghĩ đến việc phải gắn bó suốt đời với với người đàn ông tên Mẫn . Anh ta thật xa lạ và không có một chút niềm thông cảm nào đối với nàng .

    Đêm đó một cơn ác mộng đến với Tiểu Quỳnh . Đám cưới của nàng với Mẫn thật là linh đình và mặc cho nàng tìm cách lánh né, Mẫn vẫn lù lù tiến tới bên nàng . Sợ quá, Tiểu Quỳnh vứt bỏ cả lúp, áo choàng cô dâu chạy bừa ra khỏi phòng . Nhưng cái ngạch cửa quái quỷ đã cản chân làm Tiểu Quỳnh té sấp xuống, Mẫn vội chạy đến và Tiểu Quỳnh hét lên vì bàng hoàng .
    Từ lúc đó, Tiểu quỳnh trằn trọc cho đến sáng . Nàng suy nghĩ rất nhiều về Mẫn và nghĩ đến cả việc hy sinh mọi mơ ước riêng của mình để làm vui lòng ông Khiêm . Nhưng không được, Tiểu Quỳnh không có một chút niềm vui nào khi nghĩ đến cuộc sống với Mẫn, trái lại nàng chỉ ghê sợ anh ta . Không, Tiểu Quỳnh không thể nào chấp nhận cuộc hôn nhân ... Nàng nghĩ nhiều đến cái chết, có thể cái chết sẽ là một bài học cho ông Khiêm, làm cho ông ấy phải bị dày vò vì quyết định của mình .

    Sáng ra, khi trông em gái, Khang đã lo lắng thật sự .
    - Hồi tối này, mày ngủ không được hả bé Quỳnh ?
    Sợ anh lo lắng, Tiểu Quỳnh lắc đầu gượng cười :
    - Đâu có anh hai . Em ngủ dược một giấc tới sáng đó chứ .
    Khang không nói gì , nhưng nhìn ánh mắt anh Hai, Tiểu Quỳnh biết là anh không tin .
    Đến lúc đi làm, Khang bảo nhỏ với Tiểu quỳnh :
    - Lát nữa cơm nước xong, mày đạp xe lại đằng chỗ anh một lát .
    - Chi vậy anh ?
    Khang chặc lưỡi :
    - Thì cứ đến rồi biết .
    Nhưng khi Tiểu Quỳnh sửa soạn đến chỗ Khang thì bà Mạnh chặn nàng lại hỏi :
    - Mày tính đi đâu vậy ?
    - Con ... ơ ... con định ra quầy sách của bạn con một lát .
    Mắt bà Mạnh soi mói :
    - Con gái lớn sắp có chồng, không được xem ba cái tiểu thuyết lãng mạn, nó sẽ làm hư người đi .
    Trong lòng Tiểu Quỳnh vọng lên câu trả lời :
    - Ai hư thì hư, những trang sách không phải là nguyên nhân chính để làm suy đồi một con người .
    Tuy nhiên, nàng nén bực dọc, quay mặt chỗ khác .
    - Con không có thời gian để đọc sách mà chỉ đến đó trả mấy quyển sách cũ .
    Bà Mạnh ngăn cản :
    - Chiều rãnh rỗi hãy đi, bây giờ phụ tao dọn dẹp nhà cửa cho thật dàng hoàng . Ngày mai gia đình bên chồng của mày đến rồi .
    Dù đây là một tin cũ mèm nhưng mỗi lần được nhắc từ miệng ông Khiêm bà Mạnh . Tiểu Quỳnh lại nghe toát cả mồ hôi . Nàng cúi gập người xuống vờ sửa lại quai giày để giấu khuôn mặt lo lắng của mình .
    - Con chỉ đi một lát thôi . À, con cũng định ghé chợ mua một ít đồ vật chuẩn bị cho ngày mai nữa .
    Nghe vậy, mặt bà Mạnh tươi lên :
    - Ờ, vậy thì đi nhanh đi rồi về .
    Lát sau Khang, Tiểu Quỳnh và ca? Phượng nữa cùng ngồi với nhau ở quán nước cách garage Đồng Thuận không xa .
    Khang vào thẳng vấn đề :
    - Em dã chuẩn bị cho cuộc ra mắt ngày mai chưa ?
    Tiểu Quỳnh đưa mắt nhìn anh, buồn rười rượi :
    - Anh không còn cách nào để giúp em hay sao ?
    Khang nháy mắt với Phượng rồi trả lời em gái :
    - Anh đâu biết phải làm sao . Với lại nghe nói gia đình của Mẫn cũng đàng hoàng lắm, hay là em ưng đại cho rồi .
    Tiểu Quỳnh kêu lên :
    - Chẳng lẽ anh bảo em đến đây chỉ để nói như vậy hay sao ?
    Phượng cười cười nhìn Tiểu Quỳnh vẻ thông cảm , Phượng nói với Khang :
    - Anh đừng làm bé Quỳnh hồi hộp nữa .
    Mắt Tiểu quỳnh bừng lên niềm hy vọng :
    - Vậy là ... anh đã có cách giúp em .
    Khang có vẻ trầm ngâm :
    - Nhưng anh muốn em phải suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định .
    - Quyết định gì hở anh ?
    - Nghiã là em sẽ chọn một trong hai con đường, lấy Mẫn và không . Nếu đám cưới tiến hành, có lẽ bước đầu sẽ rất êm thấm . Còn nếu em kiên quyết không sống với Mẫn, em chỉ còn cách phải rời khỏi nơi đây .
    Tiểu Quỳnh thẩn thờ nhìn anh :
    - Rời khỏi đây ư ? Nhưng em sẽ đi đâu và làm gì bây giờ ?
    - Em sẽ có một công việc mà anh nghĩ là thích hợp với em . Nhưng điều quan trọng là em phải thật quyết tâm mới được . Nếu chỉ vì ngại khó, ngại khổ hoặc yếu lòng, em đòi về giữa chừng thì thật uổng công mọi người đã lo cho em .
    Phượng cũng góp lời :
    - Anh Khang nói đúng đó bé Quỳnh, em hãy suy nghĩ thật kỹ đi . Một lần ra đi là một lần khó .

    Từ nhỏ đến giờ, Tiểu Quỳnh chỉ có xa nhà một lần để cùng các bạn học sinh toàn trường thực hiện chuyến đi du khảo xa . Ấy vậy mà trong hai đêm sinh hoạt trại, dù rất vui, Tiểu Quỳnh vẫn âm thầm khóc vì nhớ nhà . Bây giờ vì chuyện này, nàng lại phải rời xa gia đình ư, dù đây chưa phải là tổ ấm theo đúng nghiã, nhưng hàng ngày nàng cũng có thể gặp lại Khang, gặp ba cùng những người lối xóm từng quen . Rời xa gia đình, nàng sẽ phải đến một nơi hoàn toàn xa lạ, với những người cũng rất xa lạ, chắc chắn chẳng có ai thèm trò chuyện, hỏi han như Khang đã từng chia sẻ với nàng . Nghĩ đến Tiểu Quỳnh thấy sợ . Nhưng nếu không ra đi, nàng buộc lòng phải lấy Mẫn, Tiểu Quỳnh biết đây là chuyện trọng đại mà ông Khiêm sẽ không tha thứ nếu nàng kiên quyết chống báng .
    Tiểu Quỳnh cắn môi đến chảy máu . Thời gian chậm chạp trôi qua ...
    Cuối cùng nàng kiên quyết nói :
    - Anh Khang ! Em không thể sống với Mẫn được . Anh chị hãy cố gắng giúp em, em chấp nhận đi xa một thời gian .

    Khang thở dài, trước đây anh mong em gái dứt khoát nói lời từ chối, nhưng bây giờ Khang nghe gánh nặng trên vai mình mỗi lúc mỗi một đầy hơn . Tiểu Quỳnh bỏ nhà ra đi thì anh sẽ đón nhận trận lôi đình sống chết của ông Khiêm và bà dì ghẻ . Điều đó Khang không sợ mà chỉ sơ. Tiểu Quỳnh chưa đủ sức chống chọi ở một nơi xa đôi mắt thăm nom của anh .
    - Tiểu Quỳnh à . Nơi em đến cách xa thành phố này đến năm mươi cây số . Em sẽ phải làm việc nữa .
    - Em sẽ làm vie^.c gì hở anh ?
    Khang đưa mắt nhìn Phượng, Phượng hiểu ý , nói :
    - Em sẽ chơi và dạy cho một em bé bốn tuổi .
    Tiểu Quỳnh tròn mắt ngạc nhiên , Phượng nói tiếp :
    - Ngôi nhà ấy chỉ có bà già và một đứa gái đó thôi . Bà ta là người tốt, nhân hậu . Chỉ hy vọng em sẽ quen với công việc mới .
    Phượng còn nói rất nhiều điều về lý do tại sao bà ta cần người giúp việc, về hoàn cảnh của bà, tính cách của cô bé mà nàng nhận chăm sóc . Nhưng Tiểu Quỳnh gần như không nghe được gì . Đầu nàng đang ong ong cái quyết định đau đớn mà nàng buộc lòng phải thực hiện . Ta sẽ ra đi ....

    *~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*

  2. #2
    Đang học vỡ lòng Misalove_baby's Avatar
    Tham gia ngày
    Jun 2008
    Bài gởi
    193

    Default

    Ông Khiêm tức muốn phát điên lên vì khi đến gần mười giờ trưa, Tiểu Quỳnh vẫn chưa về đến nhà. Chỉ còn có nữa giờ nữa thôi là Mẫn và gia đình sẽ đến đây rồi.

    Trông thấy Khang trong bộ đồ vía ra đón khách đi ra đi vào có vẻ sốt ruột, ông thộp ngay ngực áo của anh:

    - Mày nói thật cho tao nghe, mày đã giấu nó ở đâu rồi?

    Khang trợn mắt kêu lên:

    - Trời đất! Ba nói gì lạ vậy? Ba không thấy là con cũng đang rối tinh lên sao?

    Ông Khiêm buông Khang ra, vẫn chưa thôi nghi ngờ:

    - Nếu chiều nay mà con Quỳnh vẫn chưa có về, thì thế nào mày vẫn có dính líu trong chuyện này.

    Khang vuốt lại nếp áo, mặt mày cau có:

    - Ba dồn nó vào đường cùng, không chừng nó đi tự tử rồI không hay.

    Ông Khiêm quay phắt ngườI lạI, gầm gừ dữ tợn:

    - Mày nói sao? Tự tử hà? Hừ! Thì tao giết luôn cả mày cho rồi.

    Khang thở dài ngao ngán, không biết là vì lẽ gì mà càng ngày ông Khiêm càng nghiệt ngã vớI con của mình. Hở ra là ông đòi chém, đòi giết.

    Thế rồI cái gì đến rồI cũng đến. Mẫn cùng gia đình xuống bằng chiếc xe hơi bóng loáng của mình. Tiểu Quỳnh vẫn biệt tăm, ông bà Khiêm như cá mắc câu, không nói được ra lờI nào.

    Mẫn giớI thiệu chú thiếm, cậu mợ là những ngườI thân còn lạI của anh ta và ngay lúc đó nhận ra ngay vẻ bốI rốI của ông bà nhạc.

    Bà Mạnh nhấp nháy ánh mắt mấy lần rồI mớI mở miệng ra nói được:

    - Xin thưa vớI chú thiếm, cậu mợ, theo như đã giao ước trước, hôm nay sẽ làm lễ đính hôn cho Mẫn đây và Tiểu Quỳnh con gái của chúng tôi. Nhưng thật là xui xẻo, tốI hôm qua nó lạI bị cảm, chúng tôi…. ờm…. chúng tôi đã đưa con bé vào bệnh viện nên giờ con bé không có mặt ở nơi đây. Chúng tôi rất là… à…. Xin lỗi.

    Chú của Mẫn cũng là một ngườI đàn ông gầy đét, da xạm đen, nhưng giọng nói của ông ta rất là đĩnh đạc:

    - Xin phép anh chị cho chúng tôi hỏI thăm, chẳng hay tình trạng sức khoẻ của cháu như thế nào rồI?

    Ông Khiêm không ngừng lấy khăn lau từng giọt mồ hôi đang nhỏ dài:

    - Ờ…. ờ nó bị cảm ác tính gì đó, ông bác sĩ bảo vớI chúng tôi như thế đó.

    Sợ những ngườI có mặt đòi đi thăm, ông Khiêm vộI nói một hơi dài:

    - Tôi xin lỗi. Vì chuyện ngoài ý muốn xảy ra này. Không biết là có phảI là trờI xuôi đất khiến để ngăn trở cuộc hôn nhân của hai đứa trẻ này không. Bây giờ, tôi tuỳ thuộc vào quyết định của chú thiếm, cậu mợ và của Mẫn.

    Nghe đến đây, Khang như muốn reo lên vì vui mừng nhưng anh đã cố gắng kềm lạI được. Khang nghĩ rằng rồI sẽ có lúc Mẫn và gia đình cũng sẽ thốI chí.

    Nhưng lạI không ngờ, đến lượt cậu của Mẫn lên tiếng. Khác hẵn vớI dáng ngườI khắc khổ của ông chú, cậu của Mẫn trông rất là tốt người. Ông có nước da trắng, mập mạp, đeo kính trắng trông rất là trí thức.

    - Thưa anh chị, xin phép cho tôi hỏI một câu hỏi.

    Ông Khiêm không giấu được vẻ lo lắng:

    - Cậu cứ nói, chúng tôi nghe đây.

    NgườI cậu gật gù:

    - Chẳng hay con gái nhà anh có phản đốI cuộc hôn nhân này không vậy?

    Thấy vẻ mặt lúng túng như gà mắc tóc của ông Khiêm, bà Mạnh không khỏI bực mình. Đã đến lúc cần đến tiếng nói của bà rồi. Bà vộI cườI giả lã:

    - Xin cho tôi được trả lờI câu hỏI này. Tôi là ngườI duy nhất trong nhà được Tiểu Quỳnh chia xẻ tâm tình. Con bé ấy mắc cở lắm, mà lạI rất là nhút nhát lắm. Tuy nhiên từ ngày có Mẫn lui tớI thường xuyên ở đây, nó dần dần mến Mẫn lắm. Tôi có thể nói để cho cậu mợ, và chú thiếm yên tâm là nó chấp nhận cuộc hôn nhân này mà.

    MọI ngườI cùng cườI à lên một tiếng như đã thông cảm vớI nhau hơn. Ông cậu vui vẻ nói:

    - Nếu vậy thì tôi nghĩ như thế này, thưa vớI anh chị, nếu cháu nó còn bệnh thì đây là ngoài ý muốn. Anh chị Khiêm cũng không có lỗI gì trong chuyện này, vì vậy mà lễ đính hôn vẫn được tiến hành.

    MỗI ngườI lạI góp chung vào vài câu nói khiến cho không khí như dễ chịu hơn. Nhưng đốI vớI Khang, kết quả mỹ mãn của cuộc hộI kiến này khiến cho chàng càng lo khi thấy ông Khiêm và bà Mạnh tươi lên thấy rõ. Điều này chứng tỏ quyết tâm của ông bà là phảI để cho Tiểu Quỳnh lấy Mẫn bằng được mớI thôi. Mà nếu mà có như vậy, không biết nơi ở mớI của Quỳnh có an toàn hay không? Trong khi ông bà Khiêm đã bắt tay ngay vào công cuộc tìm kiếm.

    Mẫn cũng đâu phảI là tay vừa, ngay chiều hôm ấy anh ta đã trở lạI nhà của Khang rồi.

    - Chào anh, ba đâu anh?

    Nghe thấy Mẫn gọI ba mình bằng ba, Khang không khỏI khó chịu. Nhưng vì lịch sự, chàng đáp:

    - Ông ấy đang ăn cơm, anh ngồI chơi.

    Mẫn cườI hềnh hệch:

    - Ấy! Sao lạI gọI tôi bằng anh? Chúng ta bây giờ là ngườI một nhà hết mà, tôi là em rể…..

    Khang cườI ngắt lờI:

    - Em gái của tôi bây giờ chưa có mặt, nếu có đến khi nó đồng ý nhận anh là chồng thì lúc đó tôi cũng không ngạI gì cả.

    Nụ cườI trên môi Mẫn vụt tắt, mấy lần đến đây, Mẫn hiểu rõ Khang và Tiểu Quỳnh cùng một ý vớI nhau. Mẫn cũng tự hiểu là Tiểu Quỳnh không yêu mình, nhưng Mẫn tin vào thờI gian. ThờI gian sẽ làm cho ngườI đàn bà dể xiêu lòng hơn đàn ông. Mẫn yêu Quỳnh, yêu từ lúc nhìn thấy cô bé lần đầu tiên, chưa có cô gái nào (trừ ngườI vợ đã chết), làm cho Mẫn rung động đến thế. Mẫn quyết tâm cướI Tiểu Quỳnh cho bằng được dù phảI đợI chờ nàng, dù phảI đốI diện vớI những lờI thách thức và cái nhìn thương hạI của Khang.

    Mẫn lạI cườI hì hì, mà vẫn không biết cái nụ cườI đó bây giờ trở nên vô duyên hết sức.

    - Anh hù tôi đó hả, anh Hai?

    Khang không cườI đáp lạI mà đi thẳng xuống nhà bếp. Lát sau, ông Khiêm bước ra, miệng vẫn còn nhai nhóp nhép.

    - Con mớI đến đó à?

    Mẫn không trả lờI mà quan tâm đến chuyện về Tiểu Quỳnh nhiều hơn.

    - Tiểu Quỳnh đã về chưa hả ba?

    - Ờ… ờ nó vẫn chưa về. Mẫn này, ba muốn nói là.

    Mẫn khoát tay:

    - Ba muốn nói là Tiểu Quỳnh đã bỏ đi rồI chứ gì?

    Vừa lúc đó, bà Mạnh từ dướI nhà đi lên, đon đả nói:

    - Ủa, Mẫn mớI đến hả con?

    Bà vừa nhanh tay quơ mấy miếng giẻ lau vứt bừa bộn trên ghế, vừa cằn nhằn:

    - Thằng Khang ở nhà có một chút mà đồ đạc vứt lung tung vậy đấy. Ờ….ờ con ngồI đi Mẫn, ngồI đi, sao mà đứng mãi vậy?

    Nhìn bà Mạnh lăng xăng vớI chàng rễ giàu có, Khang thấy thật là buồn cười. Anh lấy vộI tờ báo che ngang mặt vờ chăm chú đọc để không ai chú ý đến mình.

    Mẫn ngồI xuống ghế rồI nhìn thẳng vào mặt của bà Mạnh:

    - Con đến để xem Quỳnh đã về nhà chưa?

    Bà Mạnh nhìn sang chồng như muốn tìm hiểu thêm về việc Mẫn đã biết được những gì về chuyện bỏ đi của Tiểu Quỳnh. Hiểu ý bà, ông Khiêm buồn rầu nói:

    - Mẫn nó đã biết Tiểu Quỳnh bỏ nhà đi rồi. Bây giờ bà hãy nói chuyện cho rõ vớI nó đi nha.

    Mắt bà Mạnh đảo thật là nhanh, và bà lạI cườI ngọt như mía lùi:

    - Con à, dì nói cho con nghe nè. HồI sáng này vì bắt buột nên dì và ba con đành phảI nói dốI là Tiểu Quỳnh bị bệnh. Bây giờ thì con đã biết rồI, có lẽ nó còn nhỏ quá, nên khi nghe lấy chồng nó sợ.

    Mẫn nghiêm giọng, nói:

    - Bây giờ ba và dì tính sao?

    Nghe cách hỏI của Mẫn, Khang thấy không hài lòng cho lắm. Rõ ràng đây là cách nói chuyện của ngườI có lắm tiền của, nó vừa lạnh lùng, vừa hách dịch.

    - Con yên tâm đi nha, - Bà Mạnh ve vuốt. - Từ xưa đến giờ, Tiểu Quỳnh không quen xa nhà, có thể nó trốn ở nhà các bạn gái của nó cho qua đám hỏi. Nó sẽ phảI về nhà nay mai thôi.
    Giọng của Mẫn càng hách dịch hơn:

    - Nhưng nếu mà nó không về thì sao?

    Khang vộI bỏ tờ báo xuống bàn và quan sát thái độ của ba và dì. Thế đấy, họ không hề cảm thấy khó chịu trứơc cách hỏI của Mẫn. Dù sao họ cũng đã nhận quá nhiều thứ từ Mẫn rồi.

    Ông Khiêm như tộI phạm buộc phảI trả lờI cho nhà chức trách.

    - Nó sẽ về nhà mà, ba cam đoan vớI con như vậy. Con nên kiên nhẫn chờ ba và dì khuyên nhủ nó một thờI gian.

    Giọng Mẫn dịu hơn đôi chút:

    - ThờI gian đốI vớI con không thành vấn đề. Chỉ sợ là Tiểu Quỳnh sống mãi vớI những ngườI xa lạ đó thì thật là đáng lo.

    Thấy tình hình được cảI thiện đi đôi chút, ông Khiêm phấn khởI ra mặt.

    - Ba biết tánh ý của con Quỳnh, nó sống rất là nghiêm túc, con đừng có lo.

    Dù ông bà Khiêm đã trấn anh, Mẫn vẫn thấy chưa thỏa mãn. Anh đã đầu tư rất khá cho ông bà để mong tìm thấy sự hậu thuẫn đốI vớI mình. Nếu một mai, Tiểu Quỳnh trở về không trọn vẹn thì làm sao? Thế thì cái đầu óc đầy tính toán của Mẫn lạI phảI bắt đầu làm việc rồi. Và vớI ai thì Mẫn còn lịch sự chứ còn đốI vớI ông bà Khiêm thì chỉ có tiền là trên hết. Mẫn không phảI lo uốn nắn từng lời. Nghĩ vậy, anh ta cộc lốc hỏI:

    - Nếu sau này Tiểu Quỳnh trở về không còn trong trắng thì ba và dì nghĩ sao?

    Đến đây thì Khang không còn nhịn được nữa, anh đứng bật dậy và điểm ngay vào mặt Mẫn:

    - Anh ăn nói cho đàng hoàng hơn lạI đi, ai cho phép anh nghĩ bậy bạ về em gái của tôi như vậy.

    Chẳng những không chút sĩ diện để cảnh báo lờI xúc phạm của Mẫn, bà Mạnh và cả ông Khiêm nữa, trừng mắt nhìn Khang và xem chàng như ngườI đang cố tình phá đám.

    - Mày đi chỗ khác đi. Không ai cần mày ở đây nữa.

    Khang hậm hực bỏ đi và không cần biết phần cuốI của câu chuyện ra sao nữa.

    Ngày hôm sau, ông Khiêm lạI tiếp tục vớI những cuộc nhậu nhẹt và bà Mạnh lạI mãi miết ở những sòng tứ sắc. Chẳng còn ai quan tâm đến Tiểu Quỳnh hiện đang còn sống hay chết. Khang vừa mừng vì nghĩ rằng từ từ rồI họ cũng sẽ buông tha cho em gái của mình nhưng cũng vừa buồn vì tình cảm của những ngườI trong gia đình đốI vớI nhau lạt còn hơn nước ốc.

    Sau mấy ngày sật sừ vì những trận rượu chè liên tiếp, ông Khiêm trở lạI những trận quậy phá, chửI rủa. Nhưng lần này vì có chuyện, nên mức độ còn thảm hạI hơn trước.

    Khang cảm thấy đau đầu khi nhớ lạI những câu chửI thề và những câu nguyền rủa độc địa của ông Khiêm. Khang còn trông thấy rõ cái nguýt mắt, cái nụ cườI thoả mãn của bà Mạnh. Không nhận ra Tiểu Quỳnh bỏ đi là hoàn toàn đúng đắn. Chính anh còn muốn loạn cả óc vì không chịu nổI cái không khí ngột ngạt trong gia đình.

    TốI về, Khang xếp gọn quần áo của mình và một cái túi nhỏ. Biết đâu rồI đây Khang cũng phảI bỏ đi như Tiểu Quỳnh vì không thể chịu được những điều đã, đang và sắp xảy đến. Ông Khiêm và bà Mạnh buộc chàng ba hôm nữa phảI tìm cho ra được Tiểu Quỳnh đem về. Nếu không, ông sẽ ra tận garage Đồng Thuận quậy để cho Khang xấu mặt vớI bạn bè. Khang thừa biết đây là ý kiến của bà Mạnh, vì bà ta biết rằng Phượng rất là có cảm tình vớI Khang. Việc hăm doạ làm mất uy tín thể diện của Khang tạI nhà bạn gái sẽ là một đòn thách đố buộc Khang phảI mau mau tìm ra tung tích của Tiểu Quỳnh và mang trả con bé về nhà. Nghĩ đến chuyện này, Khang cảm thấy lo lắng thật sự.

    ------------------

    Đặt bé Thi vào giường, Tiểu Quỳnh rón rén bứơc lạI bàn học. Chợt có tiếng gõ cửa nhè nhẹ.

    NgườI vú già xuất hiện trứơc cửa phòng của nàng:

    - Cô Quỳnh ơi!

    Tiểu Quỳnh cườI:

    - Có chuyện gì vậy hả vú?

    Vú Bảy kéo tay của TQ ra khỏI phòng rồI nói khẽ:

    - Chiều này cậu chủ sẽ về, có lẽ cô cùng tôi phụ dọn dẹp nhà cửa một chút…

    Vú Bảy nhìn TQ có vẻ ái ngạI:

    - Tôi biết đây không phảI là nhiệm vụ của cô, nhưng thờI gian còn ít quá, tôi đành phảI nhờ cô vậy.

    Trông vẻ mặt của vú Bảy, TQ chợt cảm thấy tò mò. Bình thường cô đã thấy ngôi nhà rất là ngăn nắp gọn gàng rồi. Chắc là ông chủ này rất là khó tính lắm mớI khiến cho vú Bảy lo lắng như vậy.

    TQ mỉm cườI:

    - Cháu sẵn sàng giúp vú, nhưng ông chủ nhà chỉ có ghé qua một lát như mọI lần thôi chứ?

    Vú Bảy gật đầu:

    - Có lẽ là vậy.

    - Nếu thế thì chúng ta hãy bắt tay vào việc đi nha Vú ha?

    Ngay từ lúc bắt đầu bước chân vào ngôi nhà này, Tiểu Quỳnh đã được kể sơ qua về những ngừơi trong gia đình này. Tuy nhiên đó chỉ là những mẫu chuyện rờI rạc mà vú Bảy không có vẻ hứng thú lắm khi kể cho nàng nghe.

    NgườI chủ của ngôi biệt thự này tên Nguyên, ông ta đi làm ăn xa từ nhiều năm nay và giao nhiệm vụ chăm sóc bé Thi cho vú Bảy. Mẹ của bé Thi là một ngườI đàn bà rất xinh đẹp mà có lần TQ tình cờ trông thấy hình của bà ta ở trong một căn phòng lúc nào cũng đóng cửa im ỉm. Nghe đâu bà ta đã chết vì một cơn đau tim bất ngờ. Tiểu Quỳnh mường tượng ra một ngườI đàn ông đứng tuổI chít khăn tang khóc cho một ngườI vợ trẻ. Còn đốI vớI bé Thi, nhìn khuôn mặt lúc nào cũng rạng rỡ vui tươi, TQ chỉ muốn ôm nó vào lòng thương yêu. Lớn lên, con bé sẽ trảI qua nổI buồn mất mẹ như nàng đã từng được biết.

    Đến ba giờ chiều, việc dọn dẹp mớI xong. TQ thở phào nói vớI vú Bảy:

    - Ai làm dâu nhà này, chắc mỗI sáng chỉ có việc quét dọn nhà cửa đã phảI mệt bở hơi tai.

    Vú Bảy nhìn TQ, cái nhìn có một chút âu yếm lẫn hóm hỉnh.

    - Biết đâu sau này, cô Quỳnh sẽ là bà chủ của một ngôi nhà giống như thế này thì sao?

    Nghĩ là vú Bảy nói đùa cho vui mà thôi, TQ cườI hì hì:

    - Khi đó, con rước vú về nhà ở chung vớI con nghe, vú có đồng ý không?

    - Chỉ sợ rồI lúc đó cô Quỳnh không còn nhớ đến tôi đâu.

    TQ nheo mắt lạI, đáp:

    - Chỉ sợ lúc đó vú không chịu rờI bỏ bé Thi và ngôi nhà sang trọng này đâu.

    Tưởng Vú Bảy sẽ nói ngược lạI vớI những lờI mà TQ vừa thốt ra, nào ngờ vú Bảy đã thừa nhận:

    - Ừ nhỉ, từ lâu lắm rồI, tôi đã gắn bó vớI những ngườI trong gia đình này, nếu tôi mà bỏ đi chắc là họ sẽ trách tôi nhiều lắm.

    TQ mỉm cườI, đến chống tay ở cửa sổ nhìn ra vườn. Cả một vườn hoa huệ
    trắng đang toả hương dìu dịu. Vú Bảy bảo ông chủ nhà này đặc biệt thích nhất là bông huệ trắng và giao hẳn việc chăm sóc vườn huệ cho vú khi ông già làm vườn xin nghỉ việc. Và để cho công việc được trôi chảy, ông chủ đã bảo vú chọn một ngườI giữ trẻ và dạy học cho bé Thi, chuẩn bị chu đáo cho cháu vào lớp một.

    Phòng khác của ngôi nhà này lúc nào cũng rực lên một màu đỏ sẫm. Màn màu đỏ, thảm đỏ, bàn ghế trang trí cũng là gỗ gõ màu đỏ. Chỉ có một bình hoa huệ trắng đặt giữa chiếc bàn salon là nổI bật lên hẳn bởI màu trắng tinh khiết thơm tho. Tiểu Quỳnh rất ít khi đặt chân lên phòng khách, không hiểu sao mà nàng có cảm giác luôn sợ cái màu đỏ này.

    Vú Bảy mang bình hoa huệ đặt ở giữa nhà, TQ không hề có ý kiến gì cả. Nhưng riêng phòng học của bé Thi và cả phòng của nàng, TQ vẫn mang nhửng cành cúc dạI đẹp nhất về cắm ở bình hoa. Cái màu vàng hoang sơ ấy luôn làm cho TQ thích thú và muốn nhìn ngắm nó mỗI ngày.

    Trông hoài mà không thấy ông chủ về, vú Bảy chép miệng nói:

    - Chắc là lạI có gì trục trặc rồi. Xưa nay đến giờ cậu Nguyên rất là đúng hẹn mà.

    Nhưng đến tốI hôm đó, khi TQ đang đùa giỡn vớI bé Thi ở trong phòng khách thì có tiếng còi xe nhấn inh ỏi. Vú Bảy nhổm dậy ngay:

    - A, cậu Nguyên về rồI!

    Bé Thi cũng nhanh chóng gỡ tay của TQ ra và chạy ào ra sân. Chỉ có TQ là vẫn ngồI yên một chỗ, ông chủ của ngôi nhà này không phảI đã từng quen đốI vớI nàng.

    Tiếng chào hỏI, tiếng tíu tít của bé Thi làm không khí vốn yên tĩnh của ngôi nhà trở nên rộn ràng hơn. Nhìn ra ngoài, TQ hơi ngạc nhiên vì trông thấy một ngườI thanh niên đang bế bé Thi bước vào nhà, anh ta hãy còn rất trẻ, có lẽ không phảI là ông Nguyên như vú Bảy đã lầm tưởng.

    Một tay bá cổ ngườI thanh niên, một tay bé Thi gọI TQ inh ỏI từ phía ngoài:

    - Cô Quỳnh ơi! Cô Quỳnh ơi! Ba Nguyên của con về rồI nè, có nhiều bánh lắm đó.

    Vậy đây thực là ông chủ của ngôi nhà này rồI, TQ bốI rốI đứng lên chào và không hiểu sao lạI thấy đôi mắt của ngườI thanh niên này trông rất quen thuộc.

    Nguyên vui vẻ hỏI chuyện:

    - Cô giáo đây có phảI không hả? Chà, trẻ quá nhỉ?

    Tiểu Quỳnh hơi lo ngạI trước lờI nhận xét thẳng thừng này. Tuy nhiên, nàng vẫn lịch sự chào:

    - Chào….. ông chủ.

    Nguyên khom ngườI đặt bé Thi lên bàn và cười. TQ cũng không biết anh ta cườI cái gì, nhưng nàng cảm thấy yên lòng hơn đôi chút, nàng cũng không hiểu vì sao như vậy.

    Vú Bảy xách mấy cái túi da vào. Thấy thế, TQ nhanh nhẹn bước đến:

    - Để con mang phụ.

    Nhưng vú Bảy đã xua tay:

    - Ồ, không. Cô cứ ngồI đó chơi, trong đây chỉ có áo quần, nhẹ re hà.

    Bé Thi tíu tít nói chuyện vớI Nguyên:

    - Sao ba về tốI quá vậy?

    Nguyên hôn lên má con gái:

    - Ba bận chút việc.

    - Lần này ba ở lạI đây lâu hông?

    Nguyên nheo mắt cườI:

    - Ba ở đây luôn, con chịu không?

    Bé Thi nhảy cẩng lên, hai bàn tay nhỏ xíu vỗ vào nhau:

    - A, ba ở đây luôn vớI con, hoan hô, hoan hô!

    Bé Thi chạy ào tớI ôm lấy cổ TQ:

    - Cô Quỳnh ơi! Ba về đây luôn vớI con nè, cô thích hông?

    TQ cườI vớI bé Thi mà trong ruột cứ rốI tung lên. Nguyên từ đâu bỗng trở về, có thể là không cần nàng giúp việc nữa. Khi đó rồI không biết TQ sẽ phảI đi đâu, làm gì bây giờ.

    Khi ấy, Nguyên đứng lên làm vộI vài động tác co giãn khiến cho các khớp xương kêu lên răng rắc. Bé Thi thích quá vỗ tay lên:

    - Ba làm nữa đi ba!

    Nguyên nhìn TQ cườI:

    - Con gái của tôi chắc làm rộn cô giáo lắm hả?

    TQ vộI đáp:

    - Ồ, không. Bé Thi rất là ngoan ông chủ à.

    Bé Thi nhìn hai ngườI cườI thật là hồn nhiên, cái lúm đồng tiền ở cạnh môi rất là đáng yêu.

    - Á! Ngộ! Cô Quỳnh kêu ba là ông chủ, ông chủ…. Ha ha!

    Nguyên ngồI thụp xuống bên cạnh bé Thi, rồI đưa một ngón tay lên môi nói vớI vẻ quan trọng:

    - CườI nhỏ thôi, kẻo cô giáo của con giật mình đó. À, cô giáo của con tên gì, ba quên mất rồI, cô Quỳnh có phảI không?

    Thấy Nguyên cứ hỏI con gái mà không hỏI mình, TQ nhẹ nhàng bước vào trong nhà. Đã hơn tám giờ rồI, phảI sửa soạn mắc màn cho con bé ngủ thôi.

    TốI hôm đó, lúc TQ dỗ cho bé Thi ngủ thì Nguyên ngồI dướI phòng khách nói chuyện gì đó rất là lâu vớI vú Bảy. TQ rất là hồI hộp trông mau mau cho tớI sáng, biết đâu rồI nàng sẽ được nghe quyết định không cần nàng ở đây nữa.

    Sáng hôm đó, TQ cũng thức dậy như thường lệ, nàng ra vườn cắt một nắm cúc dại. Nàng buồn buồn nghĩ rằng có thể không còn dịp nào ngắm nó ở trong vườn nữa rồi.

    Đây rồI, TQ ngồI xuống trước một rừng cúc dại. Nàng đặt tên cho nó là rừng cúc cho có vẻ thơ mộng vì những cây hoa gần như chen chúc nhau vươn lên những ánh hoa nhỏ màu vàng hoang sơ. Những hạt sương sớm còn đọng trên những cánh hoa, trong suốt như pha lê.

    TQ đặt chiếc dao nhỏ bên cạnh rồI búi tóc lên thật cao. Nàng nhẹ nhàng cắt từng cành hoa một, thế mà những hạt sương vẫn như đang giận dỗI nhún nhảy rồI nằm vạ xuống cổ tay trắng muốt của nàng.

    TQ chân bước vào nhà mà mắt vẫn nhìn những cánh hoa nhỏ trên tay. Sao mà chúng xinh đến thế nhỉ?

    Đang cắm cúi bước, TQ bỗng giật mình vì trông thấy hai bàn chân mang giày ba ta đang chặn trước mặt nàng.

    - Đưa tôi mượn con dao.

    TQ không hiểu Nguyên cần gì ở con dao nàng đang cầm trên tay, nhưng vẫn làm theo lờI của chàng.

    Nguyên chạm ngón tay cái trên lưỡI dao như muốn đo lường xem nó bén như thế nào. Chàng nghiêm nghị bảo:

    - Nếu cô giáo vấp phảI một cái gì đó và té ngã, chắc con dao nhọn này sẽ không dị tình đâu.

    Nói xong, Nguyên quay đi trước, TQ theo sau không biết nên vui hay nên buồn. Dường như là nàng đã để lộ ra trước Nguyên nhiều điểm yếu kém của mình rồi. Hôm qua, chàng đã nhận xét là nàng quá trẻ, hôm nay lạI phê bình nàng không biết cẩn thận… Và có thể sẽ có thêm một lô thứ vụng về khác…. Và sau đó sẽ là quyết định nghỉ việc.

    TQ ỉu xìu bước vào nhà, bé Thi vẫn chưa thức dậy. Nàng lẳng lặng cắm những cành cúc dạI vào bình rồI sau đó đến đánh thức bé Thi dậy.

    Con bé lăn qua lăn lạI mấy vòng rồI gọI nàng mà mắt vẫn nhắm híp chặt. TQ dụ dỗ:

    - Bé Thi ơi! Mặt trờI ngoài cửa sổ đang gọI con kìa. Ông mặt trờI bảo là …. Ơi bé Thi ơi, bé Thi ngủ nướng thật là xấu lắm đó. Bé Thi hãy dậy cho ngoan, xuống rửa mặt nè, ăn sáng nè. Ừ, cô Quỳnh còn quên nữa, ba Nguyên đang đợI bé Thi ở dướI nhà đó.

    Con bé nhúc nhích đôi chân rồI từ từ mở mắt ra:

    - Ba con đâu cô Quỳnh?

    - Ba con đang ở dướI nhà. Nào, ngồI dậy đi cùng vớI cô đánh răng, rửa mặt nào.

    Bé Thi phụng phịu một lát rồI mớI chịu ngồI dậy. Khi hai cô cháu đi xuống phòng ăn thì Nguyên và vú Bảy đang ngồI chờ. Bé Thi đã trở lạI vớI vẻ vui tươi, sảng khoái.

    - Ba!

    Nguyên đưa tay đón lấy con gái nghiêng má bảo:

    - Hôn ba một cái xem nào.

    Bé Thi hôn đánh chụp vào má Nguyên, rồI chun mũi kêu:

    - Ba hôi thuốc quá à!

    MọI ngườI cùng bật cườI, Nguyên cũng cườI rồI giảI thích qua loa:

    - Ừ, thì ba là ngườI lớn mà, phảI hút thuốc chớ.

    Cái lý của Nguyên như không được trọn vẹn nên bé Thi cứ thắc mắc mãi:

    - Thế sao mà cô Quỳnh cũng là ngườI lớn mà không có hôi thuốc hả ba. Cô Quỳnh thơm lắm, ba hôn thử xem.

    Vú Bảy bật cườI, còn Nguyên và TQ nhìn nhau bất chợt. Má của TQ chín như hoa lựu.

    Vú Bảy cứu nguy:

    - Thôi nhé, bé Thi ngồI ăn cho ngoan nào. TớI giờ ba con phảI đi làm rồI đó.

    Suốt bữa ăn hôm đó, TQ không thể nào mà tự nhiên được trong khi hai cha con của Nguyên thì đùa vớI nhau rất là thoảI mái, vô tư. Nguyên rất yêu con gái, điều đó TQ thấy rất rõ và cũng từ lúc Nguyên trở về, nàng nhận ra rõ hơn thân phận một ngườI giúp việc như nàng.

    ...........

    Vẫn chưa nghe ai nói rõ là nàng còn làm việc ở đây hay không, TQ vẫn tiếp tục dạy cho bé Thi học. Đến gần chín giờ, bé Thi đòi nàng hái cho nó bông cúc dại.

    TQ dắt tay bé Thi đi trên con đường mòn tiến về góc vườn bên phảI, nơi có một con mương nhỏ được lát đá khiến cho dòng nước trong như nước ở dòng suốI nhỏ. Hái hoa xong, TQ ngồI xuống cái ghế đá đặt dướI gốc cây bồ đề trông bé Thi đang tung tăng đuổI theo mấy con bướm trắng chập chờn.

    Không hiểu sao TQ cảm thấy lòng mình buồn rườI rượI. Nàng nhớ ba, nhớ anh Khang và nhớ lạI hôm nàng xách túi lén bỏ nhà ra đi cùng vớI Phượng. TQ trông thấy cái nhìn ruột thịt của Khang khi tiễn nàng. Chắc chắn rồI thế nào anh ấy cũng bị ba rầy la, mắng chửI, nhưng Khang vẫn sẵn sàng chấp nhận tất cả. Khang chỉ mong là nàng vừa làm việc, vừa cố gắng học thêm vào lúc tốI chờ cho mùa thi năm sau. TQ đã ký hợp đồng làm việc ở đây một năm, khi ấy nàng cảm thấy thoảI mái, yên tâm vì chỉ có nàng và vú Bảy ở ngôi nhà này. Còn bây giờ, Nguyên đã trở về rồI, nghe đâu chàng đã đặt văn phòng làm việc tạI một thành phố của miền Tây hoa trái này rồI, công việc tạI ngôi nhà này chắc là vẫn cần có TQ, nhưng chắc chắn là nàng sẽ không còn tự do đi đứng, ăn ngủ như trước nữa rồi.

    Tiếng gọI của bé Thi là gián đoạn suy nghĩ của TQ.

    - Cô Quỳnh ơi, cô Quỳnh à! Hái cho con bông súng này đi cô.

    TQ tiến về phía cái hồ nước trong veo trước mặt. Một đoá hoa súng tươi đang ngoi lên trên mặt nước, khoe cái màu trắng mượt mà. Nàng chợt nhớ đến bài tập đọc đã học thuộc lòng ở trong trường cấp hai ngày nào: “ Trên suốt một dãy đầm sen, chỉ có lá cây súng tròn như cái bánh đa nổI lên trên mặt nước, duyên keo kết vớI nước. NgườI quân tử sẽ không thấy được nó đâu…”

    TQ căn dặn:

    - Con ngồI đó đợI cô Quỳnh nha.

    - Dạ. Bé Thi dạ ngoan mà mắt vẫn háo hức nhìn về phía cây hoa súng trên mặt hồ.

    TQ nghiêng ngườI vớI thẳng tay ra hái hoa súng. Ôi, chỉ một chút nữa thôi là tới. Thấy vậy, bé Thi cổ vũ:

    - Ráng đi cô Quỳnh, gần tớI rồI đó, đó đó, đụng vào hoa súng rồI kìa.

    Bỗng dưng vạt đất ở bờ hồ sạt xuống dướI sức nặng của TQ. Nàng mất thăng bằng ngã nhào xuống hồ.

    Bé Thi ngơ ngác nhìn rồI không thấy TQ đâu cả. Con bé khiếp sợ khóc toáng cả lên. Vừa lúc đó, Nguyên cũng chạy ào tới. Ở phía xa xa, chàng trông thấy tất cả. Chàng vộI vã nhảy ào xuống hồ nước rồI lặn sâu.

    Đây rồI, Nguyên chạm phảI chân của TQ. Chàng vộI giữ chặt lấy chân của cô bé, TQ vùng vẫy dữ dội. Nguyên vộI ngoi lên mặt nước, tay ôm lấy vòng eo thon của TQ, chắc lúc này TQ uống nước no bụng rồI.

    Nguyên buông vộI TQ ra, đưa tay vuốt nước trên mặt mình, ngạc nhiên hỏI:

    - TQ không sao chứ hả?

    - Dạ, không có sao, Quỳnh hái bông súng này cho bé Thi thôi mà.

    Nguyên ngẩn cả ngườI nhìn theo TQ đang bơi vào bờ, rồI anh cũng bơi theo:

    - Vậy mà làm tôi hết cả hồn.

    Một tay cầm bông súng, tay còn lạI, TQ sảI đều trên mặt nước. Nguyên tự cườI mình:

    - Cô ta bơi đẹp quá.

    Bé Thi vỗ tay cườI vang khi trông thấy TQ mang bông súng đến cho mình:

    - À, bông súng, bông súng của con. Hoan hô cô Quỳnh tài quá.

    Nguyên cũng đã đến bên cạnh, áo quần của chàng cũng đã ướt sũng cũng như cả quần áo của TQ.

    Nguyên nghiêm mặt nói vớI bé Thi:

    - Mai mốt con không được đòi cô Quỳnh hái bông như vậy nữa nhé, cô Quỳnh té xuống hồ đó,con thấy không hả?

    Đang vui, bé Thi chớp vộI mắt nhìn TQ, tò mò:

    - Té hồ là chết hả ba?

    - Ừ.

    - Vậy sao cô Quỳnh không chết hả ba?

    TQ và Nguyên cùng bật cười. Quỳnh hôn vộI lên má của cô bé, làm một bên mặt của con bé ướt cả.

    - Thôi, cô cháu mình vào nhà đi.

    Bé Thi đứng lên, nũng nịu:

    - Cô Quỳnh bồng con đi nha.

    Nguyên bảo:

    - Để ba bồng cho, cô Quỳnh vào thay áo quần đi.

    Bé Thi lắc đầu quầy quậy:

    - Không, cô Quỳnh bồng con mớI chịu à.

    Nguyên chỉ biết chìu theo ý của con bé. Chàng theo sau TQ và nhận ra trong bộ đồ bông ở nhà ướt sũng đang dán chặt vào ngườI cô giáo trẻ, TQ đang khêu gợI ánh mắt tò mò của chàng. Nguyên bật tay kêu một cái chóc rồI huýt sáo khe khẽ một cách thú vị.
    Kể từ sau chuyện cái hoa súng, quan hệ giữa Nguyên và TQ được cảI thiện hơn đôi chút. TQ đã lấy lạI tự tin về cái vai trò làm cô giáo của mình. Nhưng tuyệt nhiên, nàng không hỏI thăm gì về Nguyên, và cả Nguyên vẫn thế. Hai ngườI chỉ gặp nhau một chút ở các bữa ăn và sau đó thì việc ai ngườI nấy làm. Cái ý tưởng bị thôi việc không còn làm cho TQ lo lắng lắm. Vú Bảy vẫn là một ngườI đàn bà kín đáo và đầy tế nhị đốI vớI nàng. TQ nghĩ thương anh trai và biết ơn Phượng vô cùng. TốI tốI, khi bé Thi đã ngủ say, Tiểu Quỳnh lạI mang sách vở ra ngồI học. Nàng vạch kế hoạch học cho từng ngày.

    Một buổI sáng chủ nhật, TQ xuống bếp phụ vú Bảy chuẩn bị bữa ăn sáng. TốI hôm qua, bé Thi thức chơi đến gần mườI hai giờ nên hôm nay nó được phép dậy trễ.

    Vú cườI hiền:

    - Cô giáo dậy sớm thế?

    - Con đã quen như vậy rồi. Sáng nay ăn gì hả vú?

    - Tôi định nấu cho mỗI ngườI một tô bánh canh, được không hả cô Quỳnh?

    TQ nhoẻn miệng cườI:

    - Con thì dễ lắm, còn khẩu vị của ông chủ nhà, con không rành lắm.

    Vú Bảy vừa chặt mấy cục xương giò bỏ vào trong nồI vừa nói:

    - Cậu Nguyên rất là dễ chịu, tuy nhiên tôi vẫn thường xuyên đổI bữa ăn để cho cậu ấy ăn được nhiều.

    Tiểu Quỳnh nhìn quanh mà chưa thấy bột bánh, nàng hỏI:

    - Chưa mua bánh canh hả vú?

    - Chưa, tôi định bắc nồI thịt lên bếp rồI mớI đi mua sau.

    - Vậy thì vú đi mua đi, để con chặt thịt cho nha.

    - Ừ nhỉ. Cô Quỳnh làm dùm nhé.

    Tiểu Quỳnh đỡ con dao trên tay vú Bảy và nhẹ nhàng yêu cầu:

    - Vú hãy gọI con là Quỳnh, con chỉ đáng tuổI con của vú mà thôi.

    Vú Bảy chớp chớp đôi mắt xúc động, khiến TQ hơi ngạc nhiên, vú bảo:

    - Ừ… ừ… Cô… ờ con tốt lắm, Quỳnh à. Thôi, vú đi nha.

    Vừa làm, TQ vừa mỉm cườI một mình. Nàng nghĩ có lẽ vú Bảy từ xưa tớI giờ không có chồng con, nên cũng ao ước có một tình thân nào đó. Cũng như nàng không có mẹ, nên mỗI lần nhìn lén vú Bảy, nàng cũng ao ước có được một bà mẹ hiền như vú vậy. Hai ngườI cùng đi làm công nên có thể thông cảm tìm đến nhau nương tựa.

    Khi bếp dầu đã cháy, TQ nhìn quanh xem còn có việc gì cần phảI làm nữa hay không. Phòng ăn, phòng khách đã được quét dọn sạch sẽ. Vú Bảy là ngườI dậy sớm nhất nhà và đã hoàn thành nhiệm vụ của mình trước khi mọI ngườI thức dậy. Vú không phảI là ngườI học cao hiểu rộng, nhưng TQ thầm cảm phục sự thẳng thắn rạch ròi của bà. Trong hợp đồng, TQ chỉ nhận có một việc chăm sóc và nuôi dạy cho bé Thi mà thôi, vì vậy mỗI lần TQ rờ mó đến công việc của bà, bà thật là bốI rốI như đang có điều gì lầm lỗi.

    Không biết bây giờ bé Thi đã dậy chưa. TQ tự hỏI và bước lên phòng của mình. Nàng hơi ngạc nhiên vì thấy cánh cửa phòng đã mở toang, một bóng ngừơi cao lớn đứng chắn ngang trước bàn học của nàng. TQ chớp mắt mấy cái để làm quen vớI khung cảnh tranh tốI tranh sáng trong phòng. Đúng rồI, Nguyên đang đọc gì đó trên mấy trang vở của nàng.

    TQ nhẹ bước tớI mở toang hai cánh cửa sổ. Ánh sáng lùa vào phòng. Nguyên từ từ quay lạI nhìn nàng. Chàng giơ cao quyển đạI số trên tay, hỏI:

    - TQ làm gì vớI những quyển sách này vậy?

    TQ hơi phật ý vì cuộc xâm nhập này, nàng đáp cộc lốc:

    - Tôi học.

    Nguyên nhướn mắt nhìn nàng như còn muốn hiểu rõ thêm về câu trả lờI vừa rồi. Chàng đặt quyển đạI số trở lạI trên bàn và lật một quyển tập khác rồI lẩm nhẩm đọc:

    - Trần Tiểu Quỳnh, 12A2. Niên khoá…… A, vậy là vừa mớI nghỉ học lớp mườI hai mà thôi, cô học trò đã làm cô giáo rồI sao?

    Không chờ cho TQ trả lờI, Nguyên gật gù vớI một chút chế diễu trong mắt.

    - Vậy mà tôi cứ ngỡ là em lớn lắm chứ, nào ngờ lạI chưa tớI tuổI hai mươi.

    Đầy tự ái, đôi mắt của TQ long lanh:

    - Có lẽ vì vậy mà anh cho rằng tôi không đảm đương tốt việc dạy dỗ con anh chứ gì?

    Nguyên sững lạI một chút rồI gật đầu:

    - Có lẽ vậy, ở tuổI này cách đây mườI năm, tôi chỉ được ngườI ta dạy chứ chưa dạy ai bao giờ.

    TQ buồn buồn:

    - TạI vì anh được sống trong lầu son gác tía, còn tôi, tôi đã tự biết chăm sóc mình từ năm mườI một tuổi. Tôi không phảI là một cô tiểu thư….

    Mắt Nguyên dịu xuống:

    - Sao tự ái cao quá vậy, tôi không nghĩ là những lờI nói thẳng thắn vừa rồI lạI xúc phạm đến cô giáo như vậy. Nhưng hơi tiếc là cô giáo không nói cho tôi biết sớm là cô vừa mớI qua tuổI học trò.

    Chưa khi nào anh lạI hỏI tôi về chuyện này kia mà, chẳng lẽ tôi lạI đi tìm anh để kể lể về mình sao? TQ tự nhủ thầm trong bụng như vậy, nhưng cô không nói ra. Hình như cuộc trò chuyện của hai ngườI đã đánh thức bé Thi dậy.

    Giọng nó còn ngái ngủ:

    - Cô Quỳnh! Cô Quỳnh!

    TQ vén màn lên, vừa trả lờI:

    - Cô đây nè, dậy đi con.

    Bé Thi vươn vai sau một giấc ngủ dài thật no mắt, khỏe người. Con bé chợt trông thấy Nguyên, nó gọI to:

    - Ba!

    - Gì con? Nguyên bước lạI giơ tay kéo bé Thi dậy.

    Bé Thi cườI thật tươi rồI ôm chặt lấy cổ Nguyên, chàng định đứng lên, nhưng bé Thi đã ghì lạI:

    - Chờ cho cô Quỳnh cùng đi, ba.

    Đang xếp gọn mùng mền, TQ quay lạI bảo:

    - Con xuống trước vớI ba đi, lát nữa cô Quỳnh xuống sau.

    Bé Thi giãy nãy:

    - Không, con đợI cô hà.

    - Nghe vậy, Nguyên dịu dàng nói:

    - Vậy thì ba xuống trước nghen.

    Do đựơc nuông chiều, bé Thi vòi vĩnh thêm:

    - Ba ở lạI cùng xuống vớI con và cô Quỳnh nghe ba, há ba há?

    Nguyên lắc đầu chịu thua trứơc lờI đề nghị đáng yêu của con gái. Trong khi đó, chàng thấy TQ có vẻ bốI rốI thật là tức cười.

  3. #3
    Bé còn quấn tã
    Tham gia ngày
    Sep 2007
    Bài gởi
    10

    Default

    post típ đi bạn ơi!Đang hay mà!

  4. #4
    Đang học vỡ lòng Misalove_baby's Avatar
    Tham gia ngày
    Jun 2008
    Bài gởi
    193

    Default

    Mấy ngày sau đó, TQ cố lánh mặt Nguyên. MỗI lúc chàng đi làm về, nàng để hai cha con chơi đùa vớI nhau. Tiếng cườI ha hả của Nguyên hoà vớI tiếng cườI trong trẻo của bé Thi dộI vào lòng nàng. Khi ấy, TQ có một ý nghĩ nhỏ nhen là cô muốn dành lấy bé Thi cho riêng mình mà thôi, vì cô cảm thấy thật là gắn bó vớI nó.

    Một buổI tốI đang đùa giỡn vớI Nguyên, bé Thi bỗng đòi hỏI:

    - Ba chở con ra ngoài chơi đi!

    - Đi đâu hả con gái?

    - Đi ăn kem đi ba nha. Hôm trước cô Quỳnh dắt con đi ăn kem, con không có làm đổ miếng nào hết đó ba. Cô Quỳnh khen con giỏI đó.

    Nguyên đưa mắt nhìn Quỳnh, mỗI lúc sau này chàng thấy cô bé trẻ thật, nhưng dường như là cô bé còn đang có một chuyện gì lo lắng lắm. Chàng đã chứng kiến TQ chơi vớI con gái mình, nàng có vẻ tươi tắn và cởI mở hơn nhưng đến khi chàng xuất hiện, TQ lạI nghiêm nghị đạo mạo như một cô giáo thật sự. Thôi đúng rồI, Nguyên tự vỗ vào trán mình, ai bảo ta lạI để lộ ra ý nghĩ rằng nàng quá trẻ khó có thể đảm đương được nhiệm vụ. Rõ ràng là khi TQ nghiêm nghị, bé Thi cũng không còn hứng thú để đùa giỡn như lúc không có mặt chàng.

    Bé Thi giật giật áo Nguyên:

    - Đi há ba?

    - Ừ, con nói cô Quỳnh vào thay quần áo đi, ba chở đi.

    Nhưng khi TQ mặc cho con bé bộ đầm trắng thiệt đẹp thì nó lạI ngơ ngác hỏI:

    - Cô Quỳnh cùng đi vớI con nữa mà.

    TQ lật đật dỗ dành:

    - Con đi vớI ba đi, cô Quỳnh ở nhà làm bánh flan cho con ăn.

    Bé Thi dậm chân mếu máo:

    - Thôi, cô Quỳnh cùng đi vớI con đi. Con ngồI đằng trước, cô Quỳnh ngồI đằng sau.

    TQ không biết nói sao, thì Nguyên đã lên tiếng:

    - TQ đi vớI nó đi.

    TQ trở về phòng và đứng mãi ở trong đó. Nàng không có áo quần đẹp để đi chơi, nhất là khi phảI ngồI sau chiếc xe Dream bóng mượt của ông chủ nhỏ. Có thể vì nàng đứng lâu ở dây, bé Thi sẽ đổI ý chăng, TQ đang cầu mong như vậy. Nàng cảm thấy lo sợ khi phảI đi cùng vớI Nguyên.

    Chợt có tiếng gõ cửa nhè nhẹ:

    - TQ ơi!

    Nhận ra tiếng của Nguyên, TQ càng trở nên lúng túng. Nàng mở cửa và Nguyên có vẻ ngạc nhiên vì không thấy TQ sửa soạn gì cả. Tuy nhiên, Nguyên chỉ nói:

    - Bé Thi đang đợI chúng ta đó.

    RồI Nguyên trở xuống nhà. TQ thở dài rồI lấy bộ quần tây đen, áo thun đen duy nhất của nàng ra mặt vào. Tóc nàng xõa dài đen mượt. Nhưng chính vì màu đen huyền của mái tóc, và của bộ quần áo làm cho nước da trắng của nàng bây giờ lạI nổI bật hơn bao giờ hết.

    TQ lững thững đi xuống cầu thang và thấy Nguyên đang ngồI dựa lưng vào ghế salon nhìn nàng từ xa.

    Vú Bảy bỗng buộc miệng nói:

    - Bé Thi trông kìa, cô Quỳnh hôm nay đẹp ghê chưa?

    Bé Thi chạy nhào tớI TQ tíu tíu nói:

    - A! Cô Quỳnh cũng cùng đi vớI con nữa, hoan hô!

    MỗI lần có gì vui, bé Thi đều hoan hô một cách phấn khởI như vậy. Lần này TQ có cảm giác là cách hoan hô của cô bé có luôn sự ủng hộ của vú Bảy và của cả Nguyên nữa. Hai ngườI đang cườI, những nụ cườI làm đêm lập đông trở nên ấm áp hơn.
    Quán cà phê Lạc Hồng được bày trí một cách khá đặc biệt trên chiếc phà nhìn ra mặt sông Tiền. Gió đêm phả vào mặt và cảm nhận được không khí miền Tây vô cùng trong lành.

    Khi cùng vớI Nguyên bước vào quán, TQ hơi ngạc nhiên vì các cặp mắt cứ đang đổ dồn về phía của mình. Nàng tự hỏI hay là mặt mình đang dính lọ?

    NgườI tiếp viên bước lạI bàn:

    - Anh chị dùng gì?

    Nguyên đưa mắt nhìn TQ, nàng bảo:

    - Một ly kem trái cây, một ly sữa dâu và….

    Nguyên tiếp lờI:

    - Và một ly cà phê đen.

    Bé Thi đong đưa đôi chân trên chiếc ghế cao và luôn miệng đòi hỏI đủ thứ.

    Khi các thức uống được bày ra, ngườI tiếp viên cứ nhìn bé Thi, khen lấy lòng:

    - Cháu bé giống mẹ xinh xắn quá. Chắc là anh chị chỉ mớI có một đứa?

    Nguyên nhanh nhẩu ừ cho qua rồI không để ý đến vẻ ngượng ngùng của TQ, chàng bảo con gái:

    - Con có một ly kem thật to, nào, chúng ta cùng ăn nhé.

    Trong tiếng nhạc êm êm dịu dàng, Nguyên mỉm cườI hỏI TQ:

    - Quê cô giáo ở đâu vậy?

    Đây là lần đầu tiên Nguyên hỏI thăm về đờI tư của TQ. Tuy nhiên, trong tình trạng đang chạy trốn, TQ tự nhắc là phảI thật là thận trọng hơn.

    - Tôi … à…. Tôi ở Chợ lớn.

    Nguyên không ngạc nhiên lắm như nàng tưởng.

    - Tôi cũng đoán là như vậy. Gia đình của TQ chắc là đang gặp khó khăn nhiều lắm à?

    TQ nhìn xuống ly nước của mình, thoáng trầm tư:

    - Dạ.

    - Vừa rồI học sinh rủ nhau đi thi đạI học rất là đông, TQ có đi thi không vậy?

    - Dạ không. TQ ngừng lạI một chút để tìm lý do. - Quỳnh tự thấy là chưa chuẩn bị tốt cho kỳ thi này, nên định ráng học thêm nữa.

    Nguyên nhìn thẳng vào mắt của TQ, có vẻ quan tâm:

    - Ở thành phố này có nhiều chỗ dạy luyện thi lắm. TQ có muốn đăng ký học thêm vào những lớp đêm không?

    TQ cườI nhẹ:

    - Dạ thôi, hiện thờI thì Quỳnh có nhiều thờI gian học ở nhà hơn.

    Như giảI thích thêm về ý nghĩ của mình, Nguyên nói:

    - Tôi rất quý trọng những ngườI hiếu học, nếu có đề xuất gì, TQ cứ nói đi nha.

    TQ nhìn Nguyên, biết ơn:

    - Dạ, cám ơn anh.

    Nãy giờ vểnh tai lên nghe ngườI lớn nói chuyện, bé Thi chợt xen ngang:

    - À, cô Quỳnh còn đi học như là con vậy hả ba?

    TQ âu yếm mỉm cườI:

    - Ừ, cô còn đang đi học.

    - Ủa, sao ngườI lớn mà còn đi học?

    Nguyên xoa đầu con, giảI thích:

    - NgườI nào cũng cần phảI đi học cả, con à. Như ba đây, thỉnh thoảng cũng cần phảI đi học đó con.

    Bé Thi thích chí cườI ngộ nghĩnh khoe cả chiếc răng sún:

    - Á! Ba cũng đi học nữa hả, hay quá ha.

    Nguyên cườI, hỏI TQ:

    - Từ hôm làm ở đây, Quỳnh có thường dẫn bé Thi đi chơi như vầy hay không?

    TQ thành thật đáp:

    - Ở đây toàn là ngườI lạ, TQ không dám đi đâu xa mà chỉ có dẫn bé Thi đi tớI mấy cái quán trước cổng nhà mà thôi à.

    Bé Thi lạI xen vào:

    - Đi chơi có ba thích hơn. Ba cho con và cô Quỳnh đi xa, gió mát thật là mát.

    Nguyên cúi xuống hôn nhẹ lên tóc của con gái, cườI nhìn TQ:

    - Mai mốt một mình ba đưa con đi chơi là được rồI, đừng làm phiền cô Quỳnh nữa, để cô Quỳnh ở nhà còn học bài nữa.

    Nghe đến đây, bé Thi phụng phịu:

    - Cô Quỳnh đi chơi vớI con một chút rồI về thôi mà.

    - Một chút, cũng làm mất thờI giờ của cô Quỳnh rồI đó, con à.

    Bé Thi đẩy mặt của Nguyên ra, giận dỗI:

    - Con khoái đi vớI ba và cô Quỳnh à.

    Nguyên mỉm cườI và nhìn Tiểu Quỳnh như muốn nói “cô khá lắm”. Trong khi đó, thấy ba mình không trả lờI, bé Thi chồm qua ngườI của Quỳnh:

    - Cô Quỳnh đi vớI con ha?

    Không muốn để cho con bé thất vọng, TQ cũng gật đầu đạI:

    - Được rồI, cô sẽ đi vớI con.

    Như vậy bé Thi mớI chịu ngồI yên. Nhưng TQ và Nguyên cũng không có trò chuyện gì nhiều. Lần đầu tiên đi ra ngoài chung vớI nhau, họ còn có quá nhiều bỡ ngỡ, TQ đưa mắt nhìn về phía xa, nơi ánh đèn lung linh toả sáng xuống mặt nước khiến cho nơi đó lấp lánh như ánh bạc. Thỉnh thoảng một vài chiếc xuồng lướt qua, tiếng mái dầm khua trong làn nước như bị chìm lấp bởI tiếng nhạc và tiếng cườI nói ồn ào của những ngườI trong quán. Không hiểu sao lúc này, TQ chợt thấy nhớ ba và anh Khang vô cùng. Bây giờ chẳng hiểu là họ đang làm cái gì ở nhà, ông Khiêm chắc là đang ngồI bù khú vớI mấy ông bạn nhậu của mình hay ủ rũ trong nhà ngóng tin của nàng? Còn anh Khang? Có lẽ giờ này cũng đã ngủ say, sau một ngày làm việc không nghỉ tay.

    TQ chợt buông tiếng thở dài và Nguyên chú ý ngay:

    - Cô giáo có chuyện gì buồn à?

    Cám ơn sự quan tâm này, nàng nhìn Nguyên dịu dàng.

    - Dạ……không. Có lẽ nhìn dòng sông…. Nên Quỳnh thấy buồn.

    Nguyên hớp một hụm trà nóng, giọng chàng như trầm hẵn xuống:

    - TQ có thích màu đen không?

    - Dạ…. cũng không thích lắm. Nhưng hiện tạI, màu đen cũng có thểt giúp TQ dễ hoà nhập vào trong những đêm như thế này.

    Nguyên cườI nhẹ và vẫn chăm chú nhìn vào nàng, nụ cườI mà dường như lúc này TQ đã cảm thấy thân quen… chàng giúp nàng nhận diện:

    - Trái lạI, cô bé ạ. Dường như là cái màu đen này lạI làm cho cô bé nổI bật hơn hẳn lên trong bóng đêm đó.

    TQ không hiểu là Nguyên đang đùa hay thật, chẳng lẽ vì vậy mà đêm nay có nhiều ngườI cứ hay nhìn chằm chằm vào nàng? TQ lắc đầu mà không muốn nghĩ đến điều đó. Lúc nào nàng cũng thầm nhắc mình đang là kẻ trốn chạy, cái đẹp bây giờ chỉ làm rắc rốI thêm mà thôi.
    Nghĩ vậy, TQ nhắc Nguyên:

    - Chúng ta nên về đi thôi, sắp đến giờ bé Thi phảI đi ngủ rồi.

    Mấy hôm sau, công việc của TQ cũng không có gì đặc biệt. Nàng tiếp tục ôn bài vào những buổI tốI sau khi bé Thi đi ngủ say. Lúc này Nguyên bận rộn hơi nhiều việc ở văn phòng, có ngày chàng bỏ cả ăn trưa và chiều về rất muộn. TQ chợt lo lắng khi nhận ra mình tò mò nhiều hơn trước. Nàng thường muốn xuống phòng khách đưa mắt nhìn ra ngoài cổng hoặc im lặng chờ nghe tiếng xe của Nguyên trở về. Cái màu đỏ sẫm tạI đây không còn làm cho nàng sờ sợ như trước nữa. Không biết là vì nàng cảm thấy mỗI ngày nhìn nó đã quen mắt hơn hay còn vì một lẽ nào khác….

    Có một buổI trưa, Nguyên trở về nhà vớI một ngườI đàn ông trạc ngoài năm mươi. NgườI ông ta gầy gò khô héo, nhưng lạI có một giọng nói sang sảng đĩnh đạc, rất hay.

    Vú Bảy lăng xăng làm thêm thức ăn cho ngườI mớI đến. Tiểu Quỳnh tò mò hỏI:

    - Ông ấy là ai vậy hở Vú?

    - Chú Út của cậu Nguyên đó. Ông chú duy nhất còn sót lạI bên họ nộI của cậu ấy.

    - Ông ta từ đâu đến vậy?

    - Ở SàiGòn.

    Ở Sài gòn ư? TQ chợt cảm thấy lo lo. Nàng luôn có một nỗI ám ảnh là sợ gặp lạI những ngườI đã quen biết gia đình của nàng. Khi ấy, họ sẽ báo cho ông Khiêm hoặc cho Mẫn. RồI nàng sẽ bị lôi đầu về nhà một cách không thương tiếc. Thật là xấu hổ.

    Nhưng cũng cùng lúc đó, nàng lạI nghĩ ngược lại. SàiGòn có hơn trên năm triệu dân, không dễ gì lạI có ngườI biết đến TQ bé nhỏ này. Việc gì mà phảI lo lắng đến thế.

    Trưa hôm đó xuống phòng ăn, vừa thấy TQ, ông Út đã hỏI Nguyên vớI vẻ ngạc nhiên:

    - Ủa, ai đây Nguyên?

    Nguyên tỏ ra không mấy quan tâm lắm.

    - À, cô giáo của bé Thi đó chú à.

    Ông Út càng ngạc nhiên hơn:

    - Ủa, cô giáo ăn ở luôn ở đây à?

    Sợ TQ phật ý trước thái độ quá bộc trực của ông Út, Nguyên trả lờI vớI chú của mình:

    - Đó là yêu cầu trước đây của con và Vú Bảy. Bé Thi vừa cần một cô giáo, một ngườI bạn, ngườI chị chơi vớI bé.

    - Vậy hả?

    Ông Út gật gù như hiểu ra rồI sau đó không còn quan tâm về TQ nữa.

    Vú Bảy bắt chuyện vớI ông Út.

    - Cậu Toàn lúc này làm ăn thế nào hả anh Út?

    - Ôi, nó bây giờ làm ăn khấm khá lắm chị ơi, nhưng thường thì tình và tiền không đi chung vớI nhau. Tháng trước đây, nó đi hỏI vợ, trầu quả, lễ hỏI đàng hoàng, nhưng cô dâu thì biến đi đâu mất tiêu.

    TQ giật mình nhưng kịp trấn an ngay. Trên đờI này, có biết bao trường hợp hỏI vợ và cũng có nhiều trường hợp ngườI con gái cũng trốn chạy như nàng, hơn nữa, ngườI thanh niên là Toàn chứ không phảI là Mẫn. Không biết Toàn là ai, có quan hệ như thế nào vớI gia đình này.

    Có lẽ Nguyên cũng đã biết được chuyện này nên không tỏ ra ngạc nhiên cho lắm, còn vú Bảy thì sững sốt kêu lên:

    - TrờI đất! Sao kỳ lạ vậy?

    Ông Út Minh cắn vào một miếng chả lụa, lắc đầu ngán ngẩm:

    - Chẳng hiểu thằng Toàn nó làm cái gì mà con nhỏ kia sợ quá, trốn biệt luôn.

    Vú Bảy suy đoán:

    - Hoá ra coi chừng cô ta thương thằng nào rồI, tôi thấy báo chí nói về chuyện này nhiều lắm mà. Trốn gia đình đi vớI tình nhân chứ gì.

    Ông Minh vẫn lắc đầu:

    - Tôi cũng chẵng biết sao nữa. Toàn nó bảo là con nhỏ sợ quá nên trốn biệt ở nhà bà con. Ông bà nhạc cũng đã hứa là từ từ sẽ thuyết phục con nhỏ về nhà.

    Đến lượt đó, Nguyên mớI nói:

    - Như vậy gia đình bên ấy cũng đã biết chị ấy trốn ở đâu rồI phảI không chú?

    - Hình như là vậy.

    Nguyên thở dài:

    - Cái số của anh Toàn thế nào á, chú ha. Lần nào cũng gặp đầy trắc trở.

    Ông Minh và thêm một miếng cơm nữa rồI lắc đầu nói vớI Nguyên:

    - Vì vậy nên con cần phảI rút kinh nghiệm đó, Nguyên. Thương ai thì cần phảI cân nhắc kỹ càng, cướI vợ một lần cho trót lọt chứ đừng nhấp nhứ rồI đỗ vỡ như anh Hai của con đó. NgườI lớn phảI tớI lui nhiều lần không hay đâu.

    Vú Bảy tiếp lờI:

    - Cậu Nguyên có thương ai chưa, hổng ấy tính luôn cho rồi.

    - Nguyên cườI khẽ rồI bất chợt nhìn TQ. Cô bé đang chậm rãi nhai cơm mà mắt vẫn nhìn đâu đâu.

    - Con Châu lâu nay vẫn thường gặp mày chứ hả Nguyên? - Ông Út hỏI?

    - Dạ.

    - Con nhỏ đó nhà cũng khá, lạI là con của ông lớn. Nếu lấy nói, mày sẽ có nhiều điều kiện làm ăn tốt hơn đó.

    Nguyên cườI khó hiểu:

    - Chuyện đó còn dài mà chú.

    - Dài gì nữa. - Ông Út vặn lại. – Mày đã ba mươi rồI mà còn nhỏ nhít gì nữa. Thấy hai anh em của tụI bay mà tao phát rầu.

    Nguyên gạt:

    - Rầu cái gì chú ơi, tụI con là đàn ông chứ có phảI là con gái đâu mà sợ ế.

    Ông Út hừ giọng mũi:

    - Không chịu lấy vợ rồI xin con về nuôi, tao thiệt là không hiểu mày mà.

    Nãy giờ lắng nghe, đến đây TQ không khỏI ngạc nhiên khi ông Út bảo Nguyên “xin con về nuôi”. Như vậy không phảI bé Thi là con ruột của Nguyên sao:

    Hình như lờI tiết lộ này của ông Út làm cho Nguyên bực mình. Chàng bỏ đũa đứng dậy càu nhàu:

    - Chú nói gì lạ vậy, chuyện đó là chuyện riêng của con mà.

    Nguyên đi rồI, ông Út dườn như hiểu ra là mình đã nói hớ. Ông nhìn TQ:

    - Thằng Nguyên trách tôi là có lý lẽ của nó đấy. Cô mớI vào làm, có lẽ cũng nên biết tính kín đáo của nó. Chuyện gì trong nhà không nên đồn đạI tùm lum ra ngoài. Tiểu Quỳnh hơi cúi đầu:

    - Con sẽ không nói gì vớI ai đâu. Chú đừng quá lo như vậy.

    Khi ông Út ra về và Nguyên đã đi làm, TQ không nén nổI tò mò. Nàng hỏI vú Bảy một cách e dè:

    - Vú cho con hỏI điều này nghe vú.

    Nhưng hình như vú Bảy cũng đã đoán ra được thắc mắc của nàng:

    - Con ngạc nhiên vì bé Thi không phảI là con ruột của cậu Nguyên chứ gì?

    - Dạ, vì điều đó có thể dẫn đến việc con mất việc làm ở đây.

    - Con nói gì lạ vậy hả Quỳnh? Tuy bé Thi không phảI là con ruột của Nguyên nhưng Nguyên đã hết lòng thương yêu nó. Trước đây, vú có cho nó vào trường mẫu giáo nhưng hình như cuộc sống ở đó không thích hợp vớI nó lắm. Nó không chịu ăn và đến giờ ngủ thì cứ mở mắt thao láo. Thấy vậy, Nguyên mớI cho nó ở nhà và bàn vớI vú tìm một cô giáo dạy trẻ. Hôm Phượng và anh của cháu đến đây bàn, vú có điện thoạI hỏI qua cậu Nguyên, cậu ấy bằng lòng, nên vú mớI trả lờI cho cô Phượng đó chứ. Cậu Nguyên là ngườI biết giữ chữ tín, nếu Quỳnh làm việc tốt, có khả năng là sẽ tiếp tục chăm sóc cho bé Thi khi con bé vào lớp một.

  5. #5
    Bé còn quấn tã
    Tham gia ngày
    Sep 2007
    Bài gởi
    10

    Default

    post nhiều nhiều lên bạn ơi!

  6. #6
    Đang học vỡ lòng Misalove_baby's Avatar
    Tham gia ngày
    Jun 2008
    Bài gởi
    193

    Default

    TQ thăm dò:

    - Thế từ hôm trở về nhà đến nay, anh ấy có nhận xét gì về công việc của cháu không?

    Vú Bảy mỉm cườI:

    - Cậu ấy khen bé Thi có vẻ tươi vui lanh lẹ hơn xưa. Bé Thi lạI biết đếm từ một đến năm mươi, lạI thuộc nhiều bài hát. Tuy nhiên Nguyên không nói ra nhưng vú nghĩ là cậu ấy hài lòng lắm.

    TQ thở phào, tự trách mình sao không hỏI sớm vú Bảy chuyện này để thấy lòng nhẹ nhàng hơn.

    - Anh Nguyên còn một ngườI anh trai nữa hả vú?

    - Ừ, cậu Toàn là anh ruột của cậu Nguyên. Bé Thi cũng là con ruột của cậu Toàn đó.

    Lần này thì TQ lạI càng ngạc nhiên hơn nữa:

    - Ủa, vậy thì bé Thi có biết điều đó hay không hả?

    - Có, nhưng có lẽ ở tuổI này, nó chưa hiểu được thế nào là ba ruột và ba nuôi. Nó vẫn thương Nguyên nhiều hơn vì Nguyên gắn bó vớI nó hơn.

    - Thế tạI sao anh Toàn không chăm sóc con của mình? Chẳng lẽ anh ấy không thương con hay sao?

    - Thương chớ sao không thương? Nhưng Toàn làm ăn lớn lắm, ở trên ấy bé Thi không được chăm sóc tốt đâu vì cậu Toàn đi suốt cả ngày và hay đi xa nữa. Vì vậy mà cậu Nguyên mang con bé về đây cho vú nuôi đó chớ. Dần dần nó muốn quên luôn cả ba Toàn của nó.

    TQ nghiêng đầu nhìn ra phòng khác, bé Thi đang chơi trò búp bê ở đó. Nguyên vừa mua cho nó một con búp bê biết khóc. Bé Thi rất thích, cứ ôm khư khư từ trưa tớI giờ. Nhìn con bé, TQ thấy chạnh lòng:

    - Vậy tấm ảnh ngườI đàn bà trong căn phòng đóng kín ở trên lầu hai là mẹ của bé Thi và là vợ của cậu Toàn phảI không hả vú?

    - Đúng rồI, cậu Nguyên muốn đốt đi, nhưng mà cậu Toàn lạI không cho, cậu ấy mang tất cả kỷ niệm của ngườI đã chết về để hết ở trong căn phòng ấy.

    - Chắc anh Toàn cũng là ngườI tốt hả vú?

    Vú Bảy cườI như muốn nói cô bé trước mặt của mình ngây thơ làm sao. Gắn bó vớI gia đình Nguyên đã mườI mấy năm rồI, bà yêu quý cả hai và theo bà ai cũng là ngườI tốt hết cả. Bà nói:

    - Cậu Toàn cũng như là Nguyên vậy đó. Chỉ có điều là cậu ấy ăn nói rất là vụng về chứ không khôn khéo như cậu Nguyên. Cậu ấy cũng xí trai hơn Nguyên nữa. Có lẽ vậy mà cậu Nguyên thương anh trai của mình nhiều lắm.

    TQ định hỏI thêm về gia đình họ hàng, cha mẹ của Nguyên tạI sao sớm qua đờI nhưng bé Thi đã gọI nàng. Đã đến lúc con bé không thích chơi một mình nữa rồi.

    Chiều hôm đó, lúc bé Thi đang nhảy lò cò. TQ dặn:

    - Con chơi cẩn thận nha, cô Quỳnh sẽ lấy quần áo cho con đi tắm.

    Lúc TQ còn đang loay hoay trước tủ áo của con bé thì nàng bỗng nghe tiếng con bé khóc ré lên. TQ lật đật chạy xuống. Khi ấy Nguyên cũng vừa về tới. Chàng đang chạy vộI đến bên bé Thi. TQ thật hết hồn, khi trông thấy con bé được Nguyên bế xốc lên, máu từ môi chảy ra ròng ròng. Nàng liệng vộI bộ quần áo của con bé lên salon, chạy ào tớI, mặt mày tái hẳn đi:

    - Có sao không con?

    Nhưng Nguyên đã né qua một bên mắt long lên tức giận:

    - Cô đi đâu mà bỏ con tôi thế này?

    RồI chàng bế vộI bé Thi vào trong, lẳng lặng xức dầu và an ủI bé Thi cho đến khi con bé chỉ còn thút thít.

    Chưa lúc nào kể từ hôm làm việc ở đây đến nay, TQ hiểu rõ thân phận của mình hơn hết. Nàng không hề trách ai nửa lờI, và hiểu rằng Nguyên hoàn toàn có quyền trách phạt mình thậm tệ hơn nữa. Tuy nghĩ như vậy, nhưng không hiểu sao mà TQ cảm thấy buồn buồn. TốI đêm đó, sau khi cho bé Thi đi ngủ, nàng ngồI mãi trong phòng.

    TQ thẫn thờ lật quyển sách toán ra làm bài, nhưng vẫn không tập trung được tí nào. Nàng chán chường chống tay lên cằm, nhìn mông lung ra cửa sổ. Nhìn xa xa vào khoảng không trứơc mặt, TQ tự nhủ đó là thành phố nơi nàng sinh ra và lớn lên. Không biết giờ đây những ngườI thân của nàng đang làm gì. Nàng chợt thèm bay về nhà trong chốc lát, nấp vào bóng tốI để nhìn lạI những ngườI thân của mình…. Dẫu là cũng chẳng để làm gì.

    TQ cứ ngồI mãi như thế. Trước mặt là quyển vở đã được gió làm xốc tung lên. Nàng quên hẳn cả thờI gian trôi qua và không hề phát hiện có một bóng ngườI cũng đang đứng từ nãy giờ trước cửa phòng, cũng yên lặng như nàng.

    Bóng ngườI đó không ai khác hơn là Nguyên. Anh ta nhẹ bước đến sau lưng của nàng mà TQ vẫn không hề hay biết.

    Khi TQ giật mình quay lạI, nhận ra Nguyên, TQ đứng bật dậy như lò xo.

    Nguyên có vẻ bốI rốI:

    - Xin lỗI vì sự đường đột này, nhưng TQ đã không nghe thấy tôi gọi.

    TQ vẫn nhìn Nguyên ngạc nhiên, giọng của nàng đã trở nên rất xa lạ:

    - Ông chủ có điều chi chỉ dạy?

    Một thoáng lo âu trong mắt Nguyên, chàng bảo:

    - Tôi muốn nói chuyện vớI TQ một lát có được hay không?

    - Dạ được.

    - Chúng ta ra phòng học của bé Thi đi.

    TQ bước theo Nguyên như một cái máy. Nàng không đoán được chàng sắp nói chuyện gì bây giờ. Trông thái độ của Nguyên, TQ có thể đoán được không phảI là chàng gọI TQ ra để khiển trách về việc hồI chiều.

    Thấy TQ vẫn đứng yên, Nguyên chỉ vào chiếc ghế trước mặt của mình.

    - Quỳnh ngồI xuống đi.

    ĐợI cho TQ ngồI xuống xong, Nguyên bắt đầu bằng câu hỏI:

    - HồI chiều tôi có hơi nóng nảy, TQ có giận tôi không?

    TQ như trút được gánh nặng, một nụ cườI dễ thương trên khuôn mặt của nàng:

    - TạI sao TQ phảI giận? Ông chủ có tức giận thì cũng có lý thôi mà.

    Nguyên cũng cườI, hàm răng đều thẳng tắp:

    - Vậy mà hồI chiều giờ thấy TQ buồn buồn. Tôi sợ mình vô tình làm cho cô giáo phật ý.

    Đưa tay kéo nhẹ mái tóc sang một bên, TQ nói nhẹ nhàng:

    - TQ thấy buồn vì đã làm cho ông chủ không vừa lòng.

    Nguyên khẽ nhíu mày:

    - Quỳnh đừng nên gọI tôi là ông chủ có được hay không hả?

    - Dạ, nếu ông cho phép.

    - Tôi đã nói là tôi không thích như vậy mà. Quỳnh hãy gọI tôi là anh như mấy hôm trước đi. - Nguyên cườI khẽ - Dù sao tôi cũng thấy mình chưa già đến nỗI phảI gọI bằng “ông” mà.

    Sợ Nguyên hiểu lầm, TQ vộI nói:

    - Ồ không! Anh Nguyên còn rất trẻ, nhưng dù sao TQ vẫn là ngườI giúp việc ở đây thôi. Quỳnh không dám đường đột như vậy.

    Nguyên nhìn sâu vào mắt của Quỳnh, nơi đó có cả một vùng trờI đêm đang lung linh:

    - Chúng ta nên cởI mở vớI nhau một chút đi TQ. Từ đây, chúng ta nên xưng hô anh em vớI nhau cho thân mật, Quỳnh đồng ý không?

    Quỳnh nhìn Nguyên tin cậy:

    - Dạ.

    Một cơn gió mạnh đẩy cánh cửa sổ giận dỗI đập vào song. TQ rùng mình vì lạnh. Thấy vậy, Nguyên bước vòng qua chỗ nàng gài kín cửa sổ lại. Căn phòng trở nên ấm áp hơn. Nguyên rút ra một điếu thuốc rồI tựa ngườI vào tường châm lửa đốt. Khoảng cách giữa TQ và chàng bây giờ chợt thật gần. TQ cảm nhận được mùi thuốc thơm hoà quyện vớI một mùi con trai thật đặc biệt.
    Hơi ngước ngườI lên cho khói thuốc bay lên trần nhà, Nguyên trầm giọng hỏI:

    - Chúng ta chưa biết về nhau nhiều lắm. Quỳnh có thể kể một đôi điều về gia đình của mình được không?

    TQ lạI giật mình, nàng cảm thấy hơi lo sợ khi có ai đó hỏI về gia đình của mình vớI những điều nàng không muốn nhớ. Nhưng nhìn Nguyên, TQ tự thấy rằng không thể từ chốI một lờI yêu cầu như thế này.

    Tránh ánh mắt của Nguyên, TQ cúi đầu vò lọn tóc của mình trong bàn tay, nàng chậm rãi kể:

    - TQ mất mẹ từ hồI còn bé, hiện giờ đang sống vớI ba và ngườI anh trai.

    TQ lạI dừng lời. Nàng cũng không biết phảI nói thêm lờI gì nữa.

    Nguyên lạI hỏI:

    - Bác và anh trai của TQ làm gì mà sinh sống?

    TQ cắn môi. Hình ảnh ngườI cha lúc nào cũng say sưa trên bàn nhậu trong khi anh trai vớI bộ quần áo đầy dầu mỡ là hai hình ảnh tương phản nhau thường làm nhức nhốI tâm trí nàng. Nếu Nguyên biết được điều đó chắc là chàng sẽ thương hạI nàng. ĐốI vớI một con ngườI đầy tự trong như TQ thì lòng thương hạI chẳng giúp gì được cho nàng cả.

    TQ cườI buồn:

    - Nhà của TQ nghèo lắm. Ba ở nhà, còn anh trai thì làm thợ cho một garage.

    Nguyên có vẻ thông cảm:

    - Tôi cũng nghĩ như vậy, nếu không thì tôi cũng không có dịp biết về TQ.

    RồI Nguyên đổI giọng vui vẻ:

    - À nè! Ở Sàigòn cũng có rất nhiều việc để làm, tạI sao mà TQ lạI thích đi xa vậy, và lạI đến thành phố quê mùa này?

    Trước câu hỏI này, TQ nhoẻn miệng cườI vì thấy Nguyên cũng có điều gì ngộ nghĩnh giống như nàng.

    - Dù sống ở thành phố nhưng TQ giống như một con bé nhà quê. Cho nên dầu là đi đâu hay là ở đâu cũng vậy thôi, Quỳnh vẫn không thấy có gì khác lắm. Nhưng còn anh thì sao? Đang làm việc ở Sàigòn, lạI chuyển văn phòng về đây làm gì?

    Nguyên nhún vai:

    - Tôi khác Quỳnh ở chỗ là tôi được ông anh yêu quý của mình phân công về đây đó. Xa thành phố tôi cũng buồn lắm đó chứ. Nhưng bây giờ thì đã quen rồi.

    Cái nhìn của Nguyên trở nên ấm áp, chàng hạ giọng nói:

    - TQ không có một chút gì gọI là quê mùa. Hôm đi ra quán Lạc Hồng, Quỳnh không thấy là ai cũng nhìn Quỳnh sao?

    TQ thẹn thùng trước câu hỏI của Nguyên:

    - Dúng ra thì ngườI ta nhìn bé Thi, vì thấy nó xinh quá, nên họ mớI nhìn sang Quỳnh xem sao.

    Nguyên kéo ghế ngồI cạnh nàng, môi nở một nụ cườI ranh mãnh:

    - BởI vì họ cứ ngỡ em là mẹ của bé Thi.

    TQ nghe má mình nóng lên trứơc cái nhìn của Nguyên, tay chân của nàng cũng đang thừa thãi lóng cóng.

    - Dạ.

    Mắt Nguyên vẫn dán chặt vào nàng:

    - Chắc là trờI xuôi đất khiến cho chúng ta gặp nhau ở ngôi nhà này.

    TQ vẫn ngồI im thin thít như sợ một cử chỉ của mình sẽ lóng ngóng vụng về. Không hiểu sao ở bên cạnh Nguyên như thế này, nàng không có cảm giác ghê ghê như đang ngồI bên cạnh Mẫn. Nguyên có một cái vẻ gì đó vừa dịu dàng, vừa cuốn hút nàng một cách kỳ lạ. Cảm giác ấy TQ chưa bao giờ trảI qua nên không biết sẽ dẫn tớI điều gì. Tuy nhiên, trong khung cảnh chỉ có hai ngườI như thế này, TQ lạI nhớ đến những lờI dặn dò của Khang:

    - Quỳnh à! Em còn nhỏ lắm, cưng đi xa anh không có gì cho ngoài những lờI khuyên này. Em chưa ra đờI, nên chưa hiểu thấu hết những ngang trái của cuộc đời. Em như tờ giấy trắng còn những ngườI xung quanh mình thì lạI không ít ngườI như Mẫn. Có cả những ngườI khéo léo hơn, biết che đậy những ý đồ đen tốI của mình bằng những lờI nói ngọt ngào. Em đừng vộI tin tưởng vào một ai hết.

    Trước mặt nàng bây giờ là Nguyên, một ông chủ ba mươi tuổI mà đã có trong tay gia tài và sự nghiệp đồ sộ. Còn nàng là ai, nàng chỉ là một cô giáo giúp việc tầm thường. Đúng vậy, không khi nào mà Nguyên lạI để ý đến một con bé như nàng trừ khi anh ta có một dụng ý nào.

    Nghĩ đến đây, TQ chợt rờI ghế đứng bật dậy, thoát ra khỏI ánh nhìn như mê hoặc của Nguyên. Nàng lắp bắp:

    - Xin… xin ông chủ đừng đùa như vậy, tộI nghiệp cho tôi.

    Nguyên nhìn nàng vớI một thoáng ngạc nhiên. Nhưng sau đó, chàng thở dài:

    - Thôi được, có lẽ là em chưa hiểu tôi lắm. Em đi nghỉ đi TQ.

    TốI đêm đó, TQ cứ ôm gốI lăn qua lăn lại. Nàng không hay là Nguyên cũng đã đứng thật lâu bên cửa sổ nhìn mông lung ra ngoài. Những điếu thuốc liên tục cháy đỏ trước bờ môi đầy gợI cảm của chàng

    .......

    - Alô.

    - Ai ở đầu dây đó?

    TQ nói nhỏ vào điện thoạI:

    - Cô làm ơn gọI chị Phượng dùm cho cháu.

    Giọng ngườI đàn bà trở nên cởI mở hơn một chút:

    - Cô Phượng hả, chờ một chút nghen.

    Lát sau, giọng nói khàn khàn đặc biệt của Phượng vang lên ở đầu dây bên kia.

    - Xin lỗI, ai gọI Phượng vậy?

    - Em đây, Tiểu Quỳnh đây chị.

    Giọng của Phượng mừng rỡ:

    - Quỳnh đó hả? TrờI ơi! Sao lâu nay không thấy em gọI cho chị gì hết vậy. Anh Khang cứ nhong nhóng ra vô hoài. Ảnh còn đòi xuống tìm em nữa. Chị đã ngăn ảnh lạI rồI, nếu không thì ảnh đã bỏ việc để đi xuống dướI đó.

    - Em đã dặn trước vớI ảnh là không sao mà. Chị vẫn khỏe hả?

    - Chị thì khỏI lo rồi. Còn công việc của em thì sao?

    - Vẫn bình thường chị ạ.

    - Em còn vẫn học bài nữa không?

    TQ phì cườI:

    - Còn chứ, nhiệm vụ của em mà.

    - Em có cần mua thêm sách vở gì thì nói cho chị biết nha. Chị sẽ gởI xuống cho em liền.

    - Ồ không. Em có thể mua ở đây được chị ạ. À chị Phượng nè. Anh Khang có ốm lắm hay không chị?

    Phượng cườI hì hì trong máy:

    - Không tăng, không giảm đâu cô bé ạ. Nói chung là vẫn bình thường. Em biết không, hôm rồI bác và dì đến đây nè, quậy cho anh Khang một trận ra hồn luôn.

    - TrờI ơi! Quậy chuyện gì hả chị? TạI sao không ở nhà mà còn đến đó làm khổ anh Khang chi vậy?

    - Vậy mớI đáng nói chứ. Bác bảo anh Khang đã giấu TQ ở nơi nào, rồI còn bảo TQ bỏ nhà đi làm chuyện xấu.

    - TrờI ơi! - Giọng của TQ gần như là muốn khóc. - Sao mà họ độc ác quá vậy? TộI nghiệp cho anh Khang và chị quá chừng, chỉ vì em mà nhiều ngườI phảI bị liên lụy.

    - Đâu có gì đâu Quỳnh, chuyện qua rồI em đừng lo lắng nữa.

    - Chắc ba mẹ chị buồn anh Khang lắm hả chị.

    - Trái lạI, Quỳnh ạ! Qua vụ này, ba mẹ chị lạI càng thương anh Khang hơn, và chị đã nói thật cho ba mẹ mình nghe hết mọI chuyện rồi. Kể từ đây, chúng ta lạI có thêm hai cổ động viên mớI nửa.

    - Vậy hả chị Phượng? Nghe chị nói, em mừng ghê.

    - Mai mốt cỡ chừng hai ba tuần thì gọI cho chị biết một tiếng nghe. Ở nhà đó có điện thoạI không vậy?

    - Dạ không. Em phảI gọI bằng điện thoạI công cộng. Chị biết đó, mớI vào làm ở đây, em sợ bị ngườI ta phát hiện vừa sợ ngườI nhà ở đây để ý phê bình nên em đâu dám đi đâu ra ngoài, vì vậy mà ít gọI điện thoạI đến cho chị.

    - Vậy hả? Bây giờ em chờ chị đi kêu anh Khang nha.

    - Dạ. Chị gọI ảnh dùm cho em.

    Giọng của Khang ở đầu dây bên kia hớn hở:

    - Quỳnh hả em?

    - Dạ, anh Hai khỏe không?

    - Khỏe ru à, sao mà lâu quá không thấy mày gọI về vậy?

    - Em mớI nói vớI chị Phượng xong vì sao em không dám ra ngoài nhiều.

    - Thôi được, công việc ở đó có ổn không hả?

    - Ổn lắm, anh Khang. Nhưng mà anh biết không, ở đây bây giờ còn có thêm ông chủ của nhà này nữa đó.

    - Thì có gì lạ, nhà ổng, ổng ở.

    - Anh không hiểu gì hết, ông ta còn trẻ măng à.

    - Bao nhiêu tuổI?

    - Ba mươi.

    Khang kêu lên:

    - Chết cha! Nhưng mà ông ta có thái độ gì xấu vớI em chưa hả?

    - Ưm…. Chưa! Nhưng nếu mà không có ổng, em thấy tự nhiên hơn.

    - Anh ta đàng hoàng không?

    - Nói chung là cũng được. MỗI ngày ông ta đều đi làm việc.

    - Làm gì?

    - Hình như một văn phòng giao dịch thương mạI của anh trai ổng được dờI về đây nè.

    - Vậy thì có gì đâu, việc em, em làm. Việc ổng, ổng làm. Khi nào ổng lộn xộn thì đi báo cho ….công an.

    Thấy lúc này Khang có vẻ vui hơn, TQ cũng thấy phấn khởi.

    - Nói vậy chứ ổng đâu có nhiều thờI gian mà quan tâm đến công việc của mình. Em chỉ muốn báo cho anh biết sự việc mớI phát sinh như vậy thôi.

    - Quỳnh nè!

    - Dạ.

    - Số tiền công một năm mà vú Bảy đã trao cho em trước đó, anh đã đem gởI hết vào ngân hàng rồi.

    TQ chợt kêu lên:

    - Sao mà anh không lấy ra sắm đồ nghề hay chi xài chi đó?

    - Đồ nghề thì lúc này anh chưa cần lắm, còn chi xài thì anh đã có tiền rồi. MỗI tháng nếu còn dư, anh cũng đã gửI luôn phần của anh vào ngân hàng chung vớI em. Hai anh em mình góp vốn, mai này em có vào đạI học thì anh còn có tiền để nuôi em ăn học chứ.

    TQ cảm động trước sự lo lắng của anh Hai mình:

    - Dạo này ba còn mắng chửI anh nữa hay không?

    Khang ấp úng một hồI lâu rồI nói:

    - Ơ… la mắng gì đâu, chắc là họ đã quên chuyện cũ rồi.

    TQ nghe sống mũi của mình cay cay, có lẽ vì sợ nàng lo lắng nên Khang không muốn đề cập nhiều đến chuyện của ba và dì đã đến làm ầm ĩ ở garage. Thôi cứ hãy để cho Khang nghĩ là nàng không hay biết gì về chuyện ấy.

    - Ba còn uống rượu nữa không hả anh?

    - Cũng còn, ba đâu có bỏ được.

    - Thế còn Mẫn thì sao? Anh ta có còn đến nhà của mình không?

    Khang cườI hì hì:

    - Cha! Đi ra khỏI nhà rồI mà vẫn còn nhớ đến hắn hả?

    - Anh nói bậy không à.

    - Nói chơi chứ lâu lâu hắn cũng có ghé qua nhà mình.

    TQ hồI hộp hỏI tiếp:

    - RồI ba nói sao hả anh?

    - Ba đã có kế hoãn binh rồi. Ổng bảo là đã từng biết chỗ của em ở đâu, nhưng khuyên Mẫn đừng tìm cách gặp em, để từ từ rồI ổng khuyên em về lạI nhà.

    - Vậy anh thử coi em ở đây có được an toàn hay không hả?

    - Đảm bảo là bí mật một trăm phần trăm. BởI vì hằng ngày anh vẫn ở đây, đâu có ai lui tớI ai mà sợ bị dì ấy theo dõi.

    - Vậy mà anh suýt chạy xuống đây tìm em đó mà.

    - Ai nói vớI em vậy? Phượng hở?

    - Vâng. Chị ấy bảo là anh sốt ruột vì không có tin tức gì của em.

    - Đúng rồi. Nhưng Phượng còn nói gì nữa không?

    - Không. Lúc này anh và chị ấy sao rồI?

    Khang dài giọng cườI cườI:

    - Tình hình đang…. Diễn biến tốt đẹp.

    - Vậy là…..có lý quá, chúc mừng nha.

    - Còn em, nếu anh chàng ở đó có lộn xộn điều gì, em hãy nói vớI hắn là “coi chừng anh Hai của tui à nghe”.

    Cuộc trò chuyện tuy ngắn ngủI nhưng làm cho TQ thấy rất vui.

    Nàng yên tâm hơn vớI công việc của mình và lạI tập trung học hành mỗI ngày. TQ tin rằng con đường vào đạI học của nàng hoặc vào trong một ngôi trường chuyên nào đó không còn xa nữa.

    Ngày tháng trôi qua, thấm thoát cũng đã hơn nữa năm trờI kể từ khi TQ vào đây làm việc. Cùng vớI bé Thi mỗI ngày một lớn, ngoan ngoãn thông minh, TQ môi
    Cuộc trò chuyện tuy ngắn ngủI nhưng làm cho TQ thấy rất vui.

    Nàng yên tâm hơn vớI công việc của mình và lạI tập trung học hành mỗI ngày. TQ tin rằng con đường vào đạI học của nàng hoặc vào trong một ngôi trường chuyên nào đó không còn xa nữa.

    Ngày tháng trôi qua, thấm thoát cũng đã hơn nữa năm trờI kể từ khi TQ vào đây làm việc. Cùng vớI bé Thi mỗI ngày một lớn, ngoan ngoãn thông minh, TQ mỗI lúc một xinh đẹp hơn. Nàng vô tình không biết rằng Nguyên đã nhiều lần nhìn trộm nàng trong khi bên ngoài chàng vẫn phớt tỉnh như không có chuyện gì xảy ra.
    Có một buổI tốI, Nguyên trở về nhà rất muộn. Cơm nước xong, chàng hỏI vú Bảy:

    - Vú Bảy lấy giùm con quyển gia phả của gia đình.

    - Để làm gì hở cậu? - Vú Bảy ngạc nhiên hỏI:

    - Chiều nay chú Út đã ghé chỗ làm của con bàn kế hoạch lập ngôi nhà mồ ở quê nội. Vì vậy sáng may con sẽ đưa cho chú ấy mượn lạI quyển gia phả của giòng họ mình.

    Vú Bảy nhíu mày, lẩm bẩm:

    - Quyển gia phả….. nó ở đâu kìa?

    Mãi một lúc sau, vú Bảy mớI nhớ ra:

    - Đúng rồI, nó ở trên lầu hai, phòng của mợ Toàn. Để sáng mai tôi lên lấy cho.

    - Có lẽ con sẽ lên ấy tìm bây giờ. Sáng mai con đi sớm rồi.

    - Đường dây điện trên lầu hai đã bị cắt rồI, hay là để tôi nhờ TQ cầm đèn cho cậu.

    - Phiền lắm vú à, giờ này chắc là cô ấy đang học bài, để con đi một mình được rồi.

    TQ vừa lúc trên lầu đem đồ của bé Thi xuống nhà và nghe trọn vẹn câu nói của Nguyên. Nàng ngạc nhiên hỏI:

    - Đi đâu hả anh Nguyên?

    Mắt vú Bảy như sáng lên khi thấy TQ:

    - Quỳnh à! Vú định nhờ con cầm đèn cho cậu Nguyên lên lầu hai tìm cuốn gia phả, nhưng cậu Nguyên sợ làm phiền con.

    Nghe nói vậy, TQ nhiệt tình nói:

    - Ồ! Có gì đâu mà phiền, trên ấy không có điện hả vú?

    Vú Bảy gật đầu đáp:

    - Ừ, đồ đạc trên ấy vứt lung tung cả lên, trước đây vì ở một mình vú sợ là dễ gây hỏa hoạn nên đã nhờ ngườI cắt điện rồi.

    Thấy Nguyên nãy giờ đứng yên lặng, TQ hồn nhiên quay lạI hỏI:

    - Mình đi chưa anh Nguyên?

    Nguyên ừ vớI TQ rồI bảo vớI vú Bảy:

    - Vú lấy giùm con cây đèn ta-đăng.

    Vú Bảy nhanh nhẹn đi nhanh vào trong bếp.

    Ở ngoài này chỉ còn có hai ngườI, Nguyên hỏI TQ:

    - Bé Thi đã ngủ rồI hả Quỳnh?

    - Dạ. Sao hôm nay anh về trễ vậy?

    - Có chú Út ghé qua nên tôi ở lạI trễ.

    TQ giơ tay búi tóc lên cao, khuôn mặt trái xoan lồ lộ những nét thanh tú dướI ánh đèn néon. Nàng tự nhiên hỏI:

    - Sao chú Út không ghé nhà chơi?

    - Chú ấy bận nên không thể đến đây được.

    Vú Bảy mang cây đèn ta-đăng có bóng đèn thật cao đã được vú Bảy đốt sẵn. Cái ánh sáng của nó thật là lẻ loi nhỏ bé dướI ánh điện sáng trưng của căn phòng. TQ cầm đèn và cầm hờ cái quẹt ga mà vú Bảy đưa.

    Hai ngườI chầm chậm bước lên cầu thang. Bước qua lầu một, như chợt nhớ ra, Nguyên bảo:

    - Đưa đèn đây tôi cầm cho.

    Cây đèn to lớn lúc này quả là nặng nề, TQ trao vộI cho Nguyên. Bàn tay chàng chạm nhẹ vào tay của nàng. Hốt hoảng, TQ nhìn Nguyên và bắt gặp anh ta cũng đang nhìn mình, môi nở một nụ cườI khó hiểu.

    Vừa nói, Nguyên vừa đưa tay đón cây đèn trên tay của TQ. Nàng chưa kịp rút tay lạI thì Nguyên đã vô tình chạm phải. Hai mái đầu sát cạnh, bốn con mắt bất chợt nhìn nhau. Và ít nhất, TQ đã để một điều gì đó trong mắt, nàng đoán thế và cảm thấy thật lo âu khi trông thấy nụ cườI thật lạ của Nguyên.

    Hai ngườI chầm chậm bước trong bóng đêm của dãy lầu hai. Từ hôm vào làm đến nay, chưa bao giờ TQ đặt chân lên đây cả. Căn phòng có để hình của mẹ bé Thi có vẻ hoang vắng làm cho nàng cảm thấy sờ sợ.

    TQ ngạc nhiên khi thấy Nguyên dừng chân trước cửa phòng luôn đóng im ỉm này.

    - Bộ quyển gia phả để trong phòng này hở anh?

    Nguyên gật đầu, vừa trao cây đèn lạI cho TQ để mở cửa phòng. Một mùi ẩm mốc từ trong phả ra làm cho TQ nhăn mặt.

    Bên trong được xếp đặt khá ngăn nắp chứ không bề bộn theo nghĩa một nhà kho mà ban đầu TQ đã nghĩ. Nàng bước theo Nguyên vào trong đến trước một cái tủ đứng cao quá đầu.

    Trong khi Nguyên mở tủ, TQ nhìn về phía chiếc gường đôi đặt sát góc phòng. Có thể một thờI gian dài ngườI đàn bà bất hạnh đã từng ngủ ở đó. Tuy sợ, nhưng TQ vẫn không nén được lòng hiếu kỳ của mình, nàng đưa mắt nhìn bức ảnh được phóng to treo trên tường. NgườI đàn bà ấy có đôi mắt rất đẹp, nhưng nó buồn bã làm sao!… DướI ánh sáng le lói của ngọn đèn dầu, TQ có cảm giác có một khoảng sáng nốI liền giữa mắt mình và đôi mắt của ngườI đàn bà trong ảnh đã chết. Bất chợt, TQ bước gần đến sát bên cạnh của Nguyên.

    Chàng đang lôi ra đống hồ sơ dày cộm, nghe tiếng chân của TQ, chàng vộI quay lạI hỏI:

    - Có chuyện gì vậy TQ?

    - Dạ không. Không có chuyện gì hết.

    Nguyên đặt mấy chồng sổ sách giấy tờ xuống nền gạch rồI bảo:

    - Mang cây đèn lạI đây dùm tôi:

    TQ đứng lên và chợt có cảm giác đôi mắt trong ảnh đang nhìn mình từ phía sau. Nhưng ta đang nghĩ gì thế nhỉ, TQ chớp mắt mấy cái cố lấy lạI bình tĩnh rồI tự nhủ, Nguyên đang ở đây kia mà.

    Chỉ còn hai bước nữa là tớI chỗ để cây đèn mà khi nãy nàng đã đặt lên bàn. Nhưng TQ vẫn không thoát khỏI cảm giác ma quái là có ai đang ở phía sau mình. Nàng nghe lạnh cả gáy.

    Vừa đưa tay ra định lấy cây đèn, TQ bỗng nghe tiếng động rầm rầm náo loạn cả trên trần nhà cùng vớI tiếng khóc lảnh lót của trẻ con. TQ quay ngoắt ngườI định chạy về chỗ của Nguyên thì bất thần có một vật gì mềm mềm rơi ụp xuống vai nàng, TQ thét lên vì khiếp sợ hơn là ý thức được cái đau bị một bộ vuốt đang cà trên cổ của mình và cả trên vai.

    Nguyên chạy ào đến bên TQ vừa kịp lúc nàng ngã vật xuống, nét mặt vẫn còn đọng vẻ kinh hoàng. Một con mèo mướp có đôi mắt xanh rực trong đêm đang nhìn chàng.

  7. #7
    Bé còn quấn tã
    Tham gia ngày
    Jan 2008
    Bài gởi
    19

    Default

    lại hết nữa rồi buồn quá đi

  8. #8
    Bé còn quấn tã
    Tham gia ngày
    Sep 2007
    Bài gởi
    10

    Default

    nhanh lên bạn ơi!!!Lâu quá hà!

Trang 1/4 1234 cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện đang có 1 tv xem bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • Bạn không được quyền đăng bài
  • Bạn không được quyền trả lời bài viết
  • Bạn không được quyền kèm dữ liệu trong bài viết
  • Bạn không được quyền sửa bài
  •