Trang 3/5 đầuđầu 12345 cuốicuối
kết quả từ 17 tới 24 trên 33

Ðề tài: Cho những gì mình cảm nhận đc...

  1. #17
    Bé vào mẫu giáo pe_jess's Avatar
    Tham gia ngày
    Aug 2006
    Bài gởi
    85
    Blog Đã Viết
    1

    Default Gia đình

    Lâu lắm rồi cả nhà mới có đủ 4 người. Cũng ca 10 năm rồi từ khi cả nhà đi chơi xa.

    Hồi đó, mình mới 17 tuổi đã đòi đi xa nhà. Còn nhớ tuần mình ra sân bay, vì bố phải đi công tác nên không tiễn mình đc, bố viết cho mình 2 trang giấy dặn dò mình cần phải chú ý những gì khi đi sân bay. Lúc ấy mình thấy lạ lạ... đến giờ vẫn chưa dám đọc hết cái note ấy của bố. Mình sợ nó làm mình yếu lòng.

    Cho đến lúc xa nhà, từ nhỏ đến lớn, từ miếng ăn tới áo mặc lúc nào cũng có mẹ nấu cơm, bố giặt đồ ủi đồ. Từ hồi 17 tuổi tới giờ chắc mình vẫn chưa ủi đồ bao giờ.

    Cứ 2 năm, 3 năm về nhà một lần, hết cấp ba rồi lại đến học đại học, cứ về nhà là mình lại ngồi ì một chỗ theo thói quen cũ để bố mẹ "hầu"- dùng theo từ của bố. Mình vô tư lự mà chẳng chú ý rằng bố mẹ lớn tuổi dần...

    Lúc bị bệnh phải mổ, mấy lần liên tiếp mẹ lọc cọc chuẩn bị đồ gấp bay qua chăm cho mình. Vẫn cứ cái khẩu vô tư lự... nhiều khi còn tự mong mẹ về việt nam lẹ để mình quay trợ lại với cuộc sống bè bạn bình thường mà không phải suốt ngày lo mẹ ở nhà một mình.

    Lúc nhận đc học bổng học tiến sĩ từ VEF, bố đi khắp nơi "khoe" với các chú trong cơ quan. Có lẽ đó là lần đầu trong đời mình làm bố thật sự tự hào.

    Mãi tời gần một năm nay mình mới bắt đầu thật sự tự lập, bớt dựa dẫm tiền bạc của bố mẹ. Bố mẹ lúc nào cũng tiết kiệm giành dụm từng chút. Hồi đại học mình đã làm cho mẹ biết bao nhiều lần phải lo "chạy tiền" vì cứ la thiếu. Mình thật rất nể bố mẹ, đầu là lương công chức nhưng cũng để đc cho hai đứa con đi học nước ngoài. Nhà cửa thì hư chỗ này hỏng chỗ kia, nhưng cũng ít sửa chữa nhiều vì cứ có tiền là lại lo gữi cho mấy đứa con.

    Mẹ cứ bảo, bố xài cái gì cho bản thân cũng tiếc, đi đâu cũng nghĩ mua về, mang về cho vợ con. Vợ con vui đầy thì bố vui. Vợ con khỏe tốt thì bố vui.

    10 năm rồi. Bố mẹ đã bắt đầu có nhiều biến đổi về sức khỏe do tuổi tác. Ba tuần bố mẹ qua chơi mình chợt nhận ra có quá nhiều thứ về bố mẹ mình chưa bào giờ nhìn thấy hay nhận ra. Mình chợt nhận ra thằng em trai của mình tính hệt như bố, cái gì cũng cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn náp, gọn gàng. Mình chợt nhận ra có nhiều điểm của mình giống hệt như mẹ. Hồi đó cứ mỗi lần về nhà bố lại hay phàn nàn lo xa này nọ... qua đây chơi lại thấy bố hay phàn nàn lo xa này nọ... hồi đó mình thấy mệt mỏi và khó chịu.... giờ cái tật ấy của bố làm mình thương bố và cứ làm mình mỉm cười... tất cả là do bố cứ hay lo lắng chu ý cho mọi người xung quanh quá.

    Phải mất ít nhất 8-9 năm từ khi xa nhà mình mới bắt đầu biết lo lắng nhiều và trân trọng nhiều hơn tình thương của bố mẹ. Có lẽ sau này có con cái, mình chẳng chu dáo và tỉ mỉ với con cái được như bố mẹ chăm sóc cho mình.
    Bố bảo, cứ đẻ em bé đi rồi thảy cho ông bà em bé nuôi... Bố mẹ muốn có cháu lắm rồi.

    Chỉ cầu mong cho bố mẹ khỏe mạnh vui vẻ. Con người sống chỉ cần vậy là đủ.

    Bố thích máy cái bài nhạc pop 70s. Bố cứ nhắc mình chép nhạc cho bố cả mấy tuần liền...

    "Bo me len may bay dung gio boarding . Duoc xep hang uu tien nen len som hon du dinh. Co khoang rong de hanh ly thoai mai. Co gang nhe. Bye." Mẹ chuẩn bị cho mình 1 đống tôm rim, thịt rim trong ngăn đá để mình ăn với cơm. Bố mẹ còn làm nồi súp cho mình ăn trong tuần. Bố dọn sach cái sân đằng trước cho mình. Mẹ sắp xếp hết đồ đặc trong nhà...

    thay đổi nội dung bởi: pe_jess, 16-03-2017 lúc 11:55 AM

  2. #18
    Bé vào mẫu giáo pe_jess's Avatar
    Tham gia ngày
    Aug 2006
    Bài gởi
    85
    Blog Đã Viết
    1

    Default Luyện Phim

    Vẫn thích mê mấy cái phim trung quốc, đài loan, hồng kông... nhất là mấy cái phim về cấp 3/ đại học... Hồi bé xem mấy phim này thì cứ trông mình lên cấp ba cho lẹ để cũng được trải nghiệm như trong phim. Mình bự con quá, mập thì không mập, ốm thì không ốm, đứng với thằng nào cũng width gấp rưỡi, có crush ai cũng thừa.

    Lớn thế này rồi, khi xem mấy cáp phim hs lớp 12, đại học mình vẫn thích. Có lẽ là vì mình không kết thúc cấp bai ở vn, có lẽ là vì mình không học đh ở vn.

    Sometimes I wonder if the asian europeans/asian americans could understand the high school friendships and high school lives of asians in asia. It seems that high school friends/ friendhsip in America are/is not the same.


  3. #19
    Bé vào mẫu giáo pe_jess's Avatar
    Tham gia ngày
    Aug 2006
    Bài gởi
    85
    Blog Đã Viết
    1

    Default

    Mình thích nghe ng ta tám chuyện chính sự, cụ thế là chính trị, văn hóa và lịch sử... hay nói cách khác là khoa học xã hội và nhân văn. Thật buồn cười là mình học kỹ thuật, gia đình toàn kỹ sư mà mình không có thói quen cũng như chẳng hứng thú lắm khi tám về khoa học kỹ thuật.

    Sự thật là nhờ mình có ông bố tuyệt vời... dù là kỹ sư nhưng bố chẳng quan tâm đến khoa học công nghệ mấy... mà dù chẳng quan tâm mấy thứ đó, nhưng khi mình 5 tuổi bố đã tậu 1 cái máy tình về để ở nhà...

    Khi mình học lớp 6 bố upgrade 1 cái máy tính khác ở nhà.

    Cả hai cái máy tính... người sử dụng duy nhất là mình. Người phá cho nó hỏng lên hỏng xuống, cũng là mình.

    Khi mình qua mĩ học cấp 3, tự nhiên mình thấy rằng mình thật ra còn advance về máy tính hơn tụi bạn cùng lứa ở trường... trừ mấy đứa có đam mê tự nhiên vê 2khoa học máy tính ra...

    Mới 2 năm nay bố bắt đầu xài smart phone, lý do là để skype hai chị em mình.

    Bi giờ thứ duy nhất bố biết làm trên máy vẫn là check email và gửi email... báo cáo này nọ "sếp" bố vẫn đọc qua giấy tờ.

    Mình có ông bố tốt nhất trên đời.

    Nhưng mà, vì ở nhà chẳng bao h có ai nói chuyện khoa học, nên theo một cách nào đó... mình luôn vẫn khoái các chũ đề xã hội nhân văn hơn kho nói chuyện v mn.

    Nhưng mà, người vn khi nc ít khi vô chủ đề chính trị xã hội lịch sử... trừ mấy ông "già già", như là ông nội hay bố.

    Mà ông nội mất rồi.

    Còn bố thì lại bắt đầu mệt mỏi với chuyện xã hội, giờ bố chỉ thích coi phim với đi bộ.

    Chồng thì lại giống bố, cũng vì thế mà lúc nào anh ấy cũng vui vẻ, vô lo =|...

    Cái hứng xã hội nhân văn của mình bị làm tụt mất.

  4. #20
    Bé vào mẫu giáo pe_jess's Avatar
    Tham gia ngày
    Aug 2006
    Bài gởi
    85
    Blog Đã Viết
    1

    Default

    Mới bắt đầu tìm hiểu đến photography. Mê thật. Hình chụp ra đẹp lung linh, nhiều tấm chụp nhìn y chang như mấy cái hình trên tạp chí.





    thay đổi nội dung bởi: pe_jess, 04-05-2017 lúc 09:28 AM

  5. #21
    Bé vào mẫu giáo pe_jess's Avatar
    Tham gia ngày
    Aug 2006
    Bài gởi
    85
    Blog Đã Viết
    1

    Default

    Hồi xưa cứ nghĩ 30+ là lớn lắm, chững chạc lắm. Chồng mình vậy mà đã gần mid 30. Chẳng thấy chồng lớn hơn nhiều đến mức đó.

    Đ/v mình, 1 ng 40-90 cũng chẳng thật sự "lớn" lắm. Họ wise hơn, biết nhiều hơn. Nhưng mình không còn học nhiều từ họ nữa, mình chẳng phải cái gì cũng học từ họ nữa. Mình nhìn vào họ, đánh giá cách nhìn nhận cuộc sống của họ, đánh giá tính cách của họ, sau đó điều gì hay từ họ thì mình học, điều gì không hay thì mình rút kinh nghiệm.

    Bà nội, ông nội, chú, bố, mẹ, etc. Không phải ai làm gì nói gì cũng đúng nữa...

    Hồi trước, ai lớn hơn mình lúc nào cũng "gọi dạ bảo vâng"...


  6. #22
    Bé vào mẫu giáo pe_jess's Avatar
    Tham gia ngày
    Aug 2006
    Bài gởi
    85
    Blog Đã Viết
    1

    Default The Vietnam War

    Từ tuần trước khi The Vietnam War ra mắt, mình nhận được email/ tin nhắn là nên xem phim tài liệu. Chỗ mình học có nhiều sinh viên Việt Nam, nhưng chỉ có mỗi đám VEF là tụ lại đến buổi preview của The Vietnam War.

    Chỉ là 36 phút trích đoạn của 10 tập tài liệu VN war nhưng cũng mang lại rất nhiều cảm xúc.

    Mình xem đc hết tập 1 và tập 2 VN War. Chỉ ước gì Việt Nam có thể sử dụng phim tài liệu này để chiếu cho học sinh THPT xem trong các tiết lịch sử VN về chiến tranh chống Mĩ. Ông Ken Burn nói là ông ấy không thể xuát bản bộ phim tài liệu này sớm hơn đc, phải đến thời điểm này ông mới chi ra được bộ phim này. 10 người được phỏng vấn trong VN War, cựu lính Mỹ có, cựu lính Vn cộng hòa có, và có rất nhiều lính việt minh/ việt cộng.

    VN war cho thấy 3-4 khía cạnh khác nhau của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Người Mĩ thì nghĩ là họ phải ngăn cản không cho Nga và Trung (cộng sản) chiếm thêm nhiều đất nữa vì CS với họ là tồi tệ. Người Việt Cộng thì ghét cách cai trị khắc nghiệt của Diệm. Quân Việt Minh nắm đc tình hình miền nam thì giúp việt cộng, chủ yếu chỉ mong đất nước không còn bị chia cắt. Giới lãnh đạo Mĩ thì càng ngày lún càng sâu, mãi tới 72-73 mới bắt đầu tìm cách rút ra vì họ dần nhận thấy rõ rệt chiến tranh này là sai. Giới lãnh đạo miền Nam thì bảo thủ, theo kiểu phong kiến nên càng ngày càng có nhiều người ghét. Giới lãnh đạo miền Bắc thì thấy cơ hội hợp nhất đất nước đến gần, lợi dụng sự căm ghét của người Nam, mà tiến vào "giải phóng" đất nước.

    Theo như VN War thì người Mĩ bỏ rất nhiều tiền vào giúp cải cách kinh tế miền Nam. Nhiều vùng miền Nam bấy giờ rất phồn thịnh. Nhưng mặt khác, Diệm lại dùng rất nhiều tiền vào việc "củng cố quyền lực", giết không tha ai không nghe lời ông... vì thế càng ngày càng nhiều người ghét Diệm, thành ra lại ghét luôn Mĩ.

    Theo như VN War thì ở miền Bắc, thời kì chiến tranh chống Mĩ, Lê Duẩn có nhiều quyền lực nhất. Quyền lực của cụ Hồ rất yếu rồi. Ông ít phần tham gia những quyết định lớn...

    Hồi học lịch sử ở THCS/THPT ở VN, mình ghét lịch sử VN kinh khủng... cơ bản nó khô khan và chứa đầy những ngày tháng mình với mình là "vô nghĩa". Lịch sử TG thì mình chĩ chịu nhớ mỗi WWI và WWII. Ở nhà ông bà, bố mẹ chịu đàm đạo chuyện sử TG với mình- nhất là Tg cận đại, còn nhắc tới sử cận đại VN thì chẳng ai muốn đàm đạo cả. Mấy cái chuyện TG trước đó mình cũng chẳng quan tâm nốt. Bởi thế mình mơ hồ lịch sử kinh khủng. Cứ nghe thời Thiệu, thời Diệm ng Nam thế này thế kia, cứ nghe chuyện ng Bắc sơ tán bomb và chuyện thời bao cấp... nên mình chẳng hiểu lắm lịch sử chút nào. Chỉ biết mình khoái thời Diệm, thời Thiệu hơn là thời bao cấp.

    The VN war chơi nhạc Bob Dylan, còn mình coi phim xong cứ muốn nghe nhạc Khánh Ly.

  7. #23
    Bé vào mẫu giáo pe_jess's Avatar
    Tham gia ngày
    Aug 2006
    Bài gởi
    85
    Blog Đã Viết
    1

    Default Vietnam War

    Đây là bài của bác sĩ Võ Xuân Sơn, mình lưu lại.

    -----------------------------------------------------------------------
    CHIẾN TRANH VIỆT NAM
    Sau khi xem hết 10 tập của bộ phim Vietnam war, tôi có thể rút ra một số điều sau về bộ phim. Đây mới chỉ là những điều rút ra từ bộ phim, và tôi muốn kể cho những bạn quan tâm mà chưa có điều kiện xem hết. Bài này khá dài, các bạn có thể đọc từng đoạn.
    Bản thân tôi cũng phải quyết tâm lắm mới xem hết được 10 tập của bộ phim. Dự dịnh là tôi sẽ xem lại một lần nữa để có một nhận định sâu sắc hơn về cuộc chiến này.

    1. Chủ tịch Hồ Chí Minh:
    Là một người yêu nước, đến với cộng sản vì nguyện vọng giải phóng dân tộc, đã từng bị phê bình vì chỉ luôn chăm chú đến vấn đề dân tộc mà không chuyên tâm với tinh thần Quốc tế Cộng sản. Là một chính trị gia lão luyện, một nhà quan hệ công chúng tuyệt vời. Ông có khả năng thu hút quần chúng, chinh phục quần chúng.
    Về sau này (sau năm 1960), ông bắt đầu phải chia sẻ quyền lực với Lê Duẩn. Chính vì vậy, mặc dù ông chủ trương hạn chế xung đột vũ trang, (giống như ý kiến của Liên Xô) nhưng Việt nam lại đi theo đường lối của Trung quốc, quyết thống nhất đất nước bằng vũ trang, dưới sự dẫn dắt và lộng quyền của Tổng Bí thư Lê Duẩn.

    2. Việt cộng: Là lực lượng mà các nhà làm phim chỉ những người du kích, bộ đội địa phương, cán bộ binh vận... ở miền Nam, tại các địa phương, thuộc sự quản lí của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt nam.
    Đây là lực lượng du kích, thông thuộc địa hình. Họ chiến đấu rất ngoan cường và quả cảm. Họ quyết liệt và theo đuổi đến cùng mục tiêu thống nhất đất nước, không ngại hi sinh, kể cả tính mạng. Tuy nhiên, các nhà làm phim cho rằng họ tàn ác không kém gì đội quân của Ngô Đình Diệm (nói đúng hơn, các nhà làm phim cho rằng Việt cộng rất tàn ác, và nói rằng, chế độ Ngô Đình Diệm cũng tàn ác không kém gì Việt cộng).

    3. Bộ đội Bắc Việt: Đây là cách mà các nhà làm phim gọi lực lượng bộ đội thuộc chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng hòa từ miền Bắc vào Nam.
    Bộ đội Bắc Việt được mô tả là các chiến sĩ quả cảm, anh dũng, tài giỏi, kiên định. Họ giành được sự kính trọng của đối thủ, những người lính Mỹ. Họ đã làm cho nhiều người lính và sĩ quan Mỹ, Thủy quân lục chiến cũng như Bộ binh, kính phục. Thậm chí, nhiều sĩ quan Mỹ, có cả những sĩ quan cao cấp, cho rằng nước Mỹ đã chọn nhầm phe để đứng chung trong cuộc chiến Việt nam.
    Bộ đội Bắc Việt cũng thiện chiến như lính Mỹ, nhưng cũng có nhược điểm là không thông thạo địa hình giống như lính Mỹ. Và Bộ đội Bắc Việt đã khắc phục nhược điểm của mình bằng sự phối hợp tốt với lực lượng Việt cộng tại chỗ. Do sự quả cảm của mình, cùng với sự quyết liệt đánh đến cùng của giới lãnh đạo Bắc Việt, và hỏa lực mạnh của quân đội Mỹ, bộ đội Bắc Việt chết rất nhiều. Trong những trận đánh mà bên Bắc Việt thắng hoặc có khả năng kiểm soát, họ mang hết thương binh và xác đồng đội khi rút đi. Trong những trận thua, hoặc những lúc bị tấn công rát, họ bỏ lại xác đồng đội.

    4. Chính quyền Việt nam Cộng hòa:
    Xuyên suốt từ đầu cho đến cuối bộ phim, các nhà làm phim cho thấy họ không đánh giá cao chế độ Việt nam Cộng hòa. Chính phủ Ngô Đình Diệm được coi là tốt nhất trong tất cả các chính phủ của chế độ này, lại độc tài gia đình trị, tham nhũng, và ngạo mạn ngay cả với Mỹ.
    Khi Mỹ cho quân đổ bộ vào Việt nam, Mỹ hoàn toàn không có bàn thảo gì với chính phủ Việt nam Cộng hòa. Khi người Mỹ bàn bạc và thống nhất kế hoạch ngưng bắn với Bắc Việt, Tổng thống Thiệu chỉ biết được nhờ việc bắt được các cán bộ Việt cộng cấp huyện có tài liệu hướng dẫn thực hiện ngừng bắn. Và sau đó, khi chất vấn Johson thì Tổng thống Thiệu đã bị ép phải đồng ý.
    Cái cách mà Tổng thống Mỹ Johson, Bộ trưởng quốc phòng McNamara nói về tướng Nguyễn Khánh, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, và các nhà làm phim nói về Tướng Nguyễn Cao Kỳ, có chút gì đó khinh miệt. Họ coi đây là những người thích quyền lực và thích làm giàu (tham nhũng), và Mỹ dễ điều khiển.
    Quân đội Việt nam Cộng hòa đã quá lệ thuộc vào Mỹ. Cho nên, khi Mỹ rút ra khỏi cuộc chiến, gần như ai cũng thấy chính quyền Việt nam Cộng hòa sẽ thua trận. Một quan chức Mỹ còn nói, nếu như những vũ khí mà Mỹ viện trợ cho Việt nam Cộng hòa mà được viện trợ cho Bắc Việt, Bắc Việt sẽ có đủ vũ khí để đánh Mỹ đến cuối thế kỉ.

    5. Nước Mỹ:
    Nước Mỹ đã mắc một sai lầm nghiêm trọng do bị nỗi sợ hãi Cộng sản chi phối. Nước Mỹ đã bỏ qua Hồ Chí Minh và những đề nghị trợ giúp từ Hồ Chí Minh. Những lá thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gởi cho các đời Tổng thống Mỹ đều bị chặn lại, và không đến tay người nhận. Từ đó, chính quyền Mỹ quyết định ủng hộ Ngô Đình Diệm, phá vỡ Hiệp định Geneva, và ngày càng lún sâu vào cuộc chiến tranh Việt Nam.

    Tổng thống Kenedy, và sau này là Johson, lúc ban đầu đã không muốn bị lún vào với Việt nam. Nhưng niềm tin rằng Mỹ là một đất nước đặc biệt, luôn đúng và bất khả chiến bại, đã làm cho giới lãnh đạo Mỹ quyết định dính ngày càng sâu vào cuộc chiến. Có lúc đã có sự hiện diện của hơn 600.000 lính Mỹ tại Việt nam.

    Tổng thống Mỹ Johson là người đưa nước Mỹ dính sâu vào Việt nam. Từ chỗ muốn tập trung xây dựng một "xã hội vĩ đại", ông đã để cho "nỗi sợ cộng sản" áp đảo, đưa nước Mỹ vào con đường sai lầm, dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc của nước Mỹ. Tuy nhiên, Johson được mô tả như một vị Tổng thống khá chính trực.

    Khi tranh cử, Nixon từng nói, rằng Tổng thống Mỹ đi đến đâu trong nước Mỹ và trên thế giới cũng bị phản đối bởi các cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt nam, và ông phải kết thúc điều đó. Chính vì ý tưởng này mà cuộc vận động tranh cử của ông ở Chicago được người dân chào đón.

    Trong khi trước đó, Đại hội Đảng Dân chủ diễn ra trong vòng vây của các nhóm biểu tình, mà cảnh sát, quân đội, FBI và cả CIA đã phải dùng vũ lực để giải tán. Có một chi tiết, là những người vận động tranh cử của Nixon đã đi đêm với Tổng thống Thiệu để chứng tỏ chính quyền Johson không thể kết thúc chiến tranh, bảo đảm cho Nixon thắng cử. Nixon tỏ ra là một nhà hùng biện nhưng dối trá.

    Từ năm 1968, nước Mỹ bị bạo lực, phân biệt chủng tộc và phong trào phản chiến chi phối, chia rẽ. Thanh niên Mỹ từ chỗ hăng hái xung phong sang Việt nam chiến đấu, đến chỗ cho rằng chống quân dịch, trốn sang Canada mới là dũng cảm. Sự chia rẽ làm cho cả người dân và các nhà lãnh đạo Mỹ lo lắng, và kiên quyết chấm dứt chiến tranh. Sau chiến tranh, mặc dù chưa hoàn toàn, nhưng nước Mỹ đã hàn gắn được rất nhiều.

    6. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
    Sự kiện Vịnh Bắc Bộ là mấu chốt quyết định để Mỹ tham chiến tại Việt nam. Tuy nhiên, đó lại là một "trận giả". Trước sự kiện thật sự thì có vụ tàu của Hải quân Việt nam bắn tàu Mỹ thật. Và đó là sai lầm. Tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất lo lắng (vì họ hoàn toàn không muốn Mỹ có lí do tham chiến trực tiếp tại Việt nam), và ra lệnh điều tra. Tuy nhiên, cuộc điều tra không mang lại kết quả. Người ta nghi ngờ việc xử lí không đến nơi là do người ra lệnh bắn. Người ra lệnh bắn là ai thì ai cũng nghĩ giống nhau.

    Mấy tháng sau, khi Tổng thống Johson ra lệnh đánh Bắc Việt nam với lí do Bắc Việt tấn công vào tàu Mỹ chỉ là một sai lầm của việc dịch lại mệnh lệnh của Hải quân Việt nam. Thay vì "bảo vệ các vị trí bị tàu Mỹ tấn công" thì lệnh của phía Việt nam được dịch là "tấn công các tàu Mỹ".

    7. Mậu Thân
    Mậu Thân là một trang đau thương của Việt cộng và Bộ đội Bắc Việt. Mặc dù các bên đều tuyên bố chiến thắng, nhưng rõ ràng, phe Việt cộng và Bộ đội Bắc Việt bị thiệt hại rất nặng nề, con số thương vong quá lớn. Chiến dịch lần đầu (Xuân), khoảng một nửa của 84 ngàn quân Việt cộng và Bộ đội Bắc Việt bị giết. Mậu Thân lần 2 (khoảng 6 tháng sau lần đầu), khảng hơn 30 ngàn người chết nữa, và lần 3, có khoảng 17 ngàn người hi sinh. Tổng cộng khoảng 90.000 Bộ đội Bắc Việt và Việt cộng chết trong các chiến dịch Mậu thân. Một con số khủng khiếp.

    Các nhà làm phim cho rằng Chiến dịch Mậu Thân thể hiện sự quyết đoán và tính toán sai lầm của Tổng Bí thư Lê Duẩn. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch Hồ Chí Minh bị gạt ra dưới chiêu bài đưa đi chữa bệnh. Thư kí của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng một số người phản đối, bị bắt giam. Bên phía cộng sản tính toán rằng, với cuộc tổng tấn công và nổi dậy, dân chúng sẽ vùng lên chống lại chính quyền Sài gòn, và làm cho lực lượng quân sự của Việt nam Cộng hòa tan rã. Nhưng điều đó đã không xảy ra.

    Chiến dịch Mậu Thân là một thất bại quân sự của phía cộng sản, nhưng nó lại châm ngòi cho thất bại toàn diện của Mỹ. Nước Mỹ bị chia rẽ nặng nề, các đồng minh cũng không đứng về phía Mỹ. Trong cuộc bầu cử Tổng thống sau đó, Johson đã phải rút lui, không tranh cử. Các ứng viên Tổng thống đều nhắm vào việc tìm cách rút ra khỏi Việt nam. Và Đảng Dân chủ đã thua khá xa.

    8. Những câu chuyện man rợ
    Trong thời kì Mậu Thân, tướng Nguyễn Ngọc Loan của chính quyền Sài gòn đã rút súng bắn ngay vào đầu một cán bộ Việt cộng bị bắt, trước các phóng viên trong nước và nước ngoài. Điều này làm cho dân Mỹ và cả chính giới Mỹ đều đặt câu hỏi, tại sao Mỹ lại ủng hộ một chính thể có những kẻ như vậy?

    Câu chuyện thứ hai thật là đau thương. Chiến dịch Mậu Thân lần thứ nhất tại Huế kết thúc sau 26 ngày giao tranh. 2 tuần sau, trong một cuộc hành quân, quân Mỹ phát hiện một cùi chỏ người nhô lên mặt đất. Họ đào lên thì thấy đó là một hố chôn khoảng 2.800 người, đa số là phụ nữ, có cả trẻ em, nhiều người bị trói và bị giết bằng súng bắn vào đầu.

    Đây được cho là do phe cộng sản thực hiện. Có 2 cựu chiến binh Bắc Việt cho rằng, vì tất cả lực lượng bí mật đã bị lộ mặt trong chiến dịch, nên để giữ bí mật thì phải bịt đầu mối. Và đây là vết nhơ của chiến tranh mà không gì có thể gột sạch được. Không biết đây có phải lí do mà bộ phim này bị cấm chiếu ở Việt nam hay không.

    Một câu chuyện nữa là Mỹ Lai. Việc này xảy ra vài tháng sau vụ Mậu Thân, nhưng phải mấy năm sau mới được đưa ra ánh sáng. Việc này do một toán lính Mỹ thực hiện, bắn chết hơn 500 dân làng Mỹ Lai gồm phụ nữ, người già, trẻ em. Sự thảm sát chỉ được ngưng lại khi một sĩ quan không quân đứng chắn giữa những lính Mỹ và dân làng, và yếu cầu những lính không quân khác bắn vào đám lính Mỹ nếu họ còn tiếp tục thảm sát dân làng.

    Sau đó, sĩ quan các cấp của quân đội Mỹ đã bao che, bưng bít. Khi sự việc đổ bể, dư luận Mỹ cũng chia ra làm nhiều phe, kẻ chống, người ủng hộ. Riêng về những binh lính Mỹ từng bắn giết nhiều thì cho rằng việc giết những dân làng như vậy làm cho họ cảm thấy dễ chịu hơn khi nghĩ về những đồng đội bị quân thù giết chết.

    9. Đoạn kết
    Nước Mỹ bị chia rẽ, nhiều thanh niên Mỹ có xu hướng thích sử dụng bạo lực… Nước Mỹ đã kịp thời nhìn ra điều ấy, và họ đã tìm cách kết thúc một cuộc chiến bằng việc công nhận sự thất bại. Mặc dù đoạn cuối họ có vẻ không “chơi đẹp” khi bỏ rơi đồng minh Việt nam Cộng hòa, nhưng họ rất thực tế, vì họ đã không thể thắng, kéo dài cũng vô ích.

    Mặc dù không nhiều cựu chiến binh và những người liên quan hội nhập hoàn toàn với cuộc sống mới, nhưng về cơ bản, nước Mỹ đã được hàn gắn, dân Mỹ đã đối xử với nhau nhân văn hơn.

    Tôi có suy nghĩ: Hình như sau 40 năm Việt cộng và Bắc Việt thắng trong cuộc chiến này, Việt nam lại bị chia rẽ nặng nề. Đạo dức xuống cấp, bạo lực tràn lan. Phải làm sao để hàn gắn lại đây?

  8. #24
    Bé vào mẫu giáo pe_jess's Avatar
    Tham gia ngày
    Aug 2006
    Bài gởi
    85
    Blog Đã Viết
    1

    Default

    Favourite quote today from my professor to sophomores students: "It used to be that the employers would ask if you have any students who know coding. Now all the employers assume that the students know coding... So if you hate coding, it is your own problem, get over it, find a way for your relationship with codes work, because codes don't hate you."

    I am not a computer scientist. I am not a computer engineering major. When I finished undergrad, my department just started to think about adding coding to their undergrad program. When I started graduate school, I had to go through the pain of learning to code... mostly by myself. But had it not been for the new "improved k-12 program" in 2006 in VN, which included some basic Pascal, I would not have made it this far with coding. That to be said, I did not go through any fancy coding classes... and if you ask me fancy terminologies about codes and the fancy programming background like what is polynomial solvable... I did not know that until recently...

    If most science and engineering majors are expected to know coding now, then computer science may become a general major one day, just like management major in the business school. To go far with your computer science degree, you must self-taught some other specific areas. That is not a problem to them since most computer scientists are smart.

Trang 3/5 đầuđầu 12345 cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện đang có 1 tv xem bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • Bạn không được quyền đăng bài
  • Bạn không được quyền trả lời bài viết
  • Bạn không được quyền kèm dữ liệu trong bài viết
  • Bạn không được quyền sửa bài
  •