kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Ðề tài: Về cố đô Ninh Bình dự các lễ hội Hoa Lư tứ trấn

  1. #1
    Bé còn quấn tã
    Tham gia ngày
    Feb 2011
    Bài gởi
    5

    Default Về cố đô Ninh Bình dự các lễ hội Hoa Lư tứ trấn

    Về cố đô Ninh Bình dự các lễ hội Hoa Lư tứ trấn
    Hàng năm, cứ vào dịp tháng 3 là khắp tứ trấn Hoa Lư – Ninh Bình lại tưng bừng mở hội để tưởng nhớ các vị anh hùng, các vị thần trong tín ngưỡng văn hóa dân gian. Hoa Lư tứ trấn là bốn vị thần trấn giữ các hướng đông tây nam bắc vào cố đô Hoa Lư, bốn vị thần, thánh đó là: Thần Thiên Tôn, Thần Cao Sơn, Thần Quý Minh và Đức Thánh Nguyễn. Các vị thần này được cho rằng có công với cố đô Hoa Lư nên được thờ ở rất nhiều ngôi đền xung quanh quần thể di tích Cố đô, có vai trò bổ sung tạo nên một không gian văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của vùng đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần và được gọi là không gian văn hóa Hoa Lư tứ trấn.
    Lễ hội chùa Địch Lộng (Gia Viễn) diễn ra vào ngày 6 và 7 tháng 3 âm lịch. Phần lễ có dâng hương lễ phật như ở các chùa khác, phần hội thường tổ chức các trò chơi dân gian, múa rồng, cờ tướng, viết chữ nho. Chùa Địch Lộng ngoài thờ phật còn thờ Lý Quốc Sư trấn bắc Hoa Lư tứ trấn. Đức Thánh Nguyễn lại là danh nhân sinh ra trên quê hương Vua Đinh Tiên Hoàng và có công gây dựng, tu tạo nhiều di tích trong cố đô Hoa Lư nên ông được coi là vị thánh trấn bắc Hoa Lư tứ trấn. Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: “Quốc sư Minh Không rất linh ứng. Phàm khi có tai ương hạn lụt, cầu đảo đều nghiệm cả.” Nguyễn Minh Không được các làng nghề đúc đồng suy tôn là ông tổ của nghề đúc đồng, được tôn là đức Thánh Nguyễn bên cạnh chức danh Quốc sư triều Lý. Dân gian có câu: Đại Hữu sinh Vương - Điềm Dương sinh Thánh Trong hai câu ca trên thì vương ở đây chỉ vua Đinh Tiên Hoàng, Thánh chỉ Nguyễn Minh Không. Diễn ra cùng ngày với lễ hội chùa Địch Lộng là lễ hội đền thờ đức Thánh Nguyễn trên mảnh đất sinh ra ông thuộc địa phận hai xã Gia Thắng - Gia Tiến, Gia Viễn. và các đền thờ Lý Quốc Sư khác như đình Ngô Đồng, xã Gia Phú, Gia Viễn và đền thờ Tô Hiến Thành ở bên sông Hoàng Long, chùa Nhất Trụ và động Am Tiên ở cố đô Hoa Lư và đền Thượng xã Khánh Phú, đền Tam Thánh ở xã Khánh An, Yên Khánh Ninh Bình.

    Lễ hội động Thiên Tôn diễn ra vào đầu tháng 3 với nhiều nghi thức trang trọng. Thần Thiên Tôn là vị thần trong truyền thuyết ở kinh đô Hoa Lư thế kỷ X Tương truyền, trước khi đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã mang lễ vật vào tế lễ trong động để mong được thần giúp đỡ đánh tan các sứ quân khác. Sau khi lên ngôi vua, Đinh Tiên Hoàng Đế đóng đô ở Hoa Lư, ông đã cho xây cất nhà Tiền Tế và Kính Thiên Đài là nơi tiếp đón các sứ thần nước ngoài trước khi vào kinh đô. Theo thần tích đình làng Bích Đào, làng Đại Phong, Ninh Bình, thì đây là vị thiên thần, nguyên là hoàng tử, do hoàng hậu nằm mộng thấy nuốt mặt trời, có thai rồi sinh ra ngài vào năm 625. Lớn lên hoàng tử dũng mãnh hơn người, đi khắp thiên hạ, vào núi Dũng Dương (Hoa Lư) tu luyện 42 năm, khi đắc đạo có thể bay lượn, biến hóa, tận trừ tà ma quỷ quái. Ngọc hoàng ban cho thanh kiếm Tam thai thất tinh và phong làm Bắc phương Trấn Vũ đại tướng quân. Sau phóng gươm ở dưới núi Cánh Diều (Ninh Bình) mà hóa. Năm 938, Cao Đô Đường Thái sư xây đền ở cửa động Thiên Tôn, tạc tượng tay chống bảo kiếm, chân đạp lên rùa rắn và ban sắc phong là Trấn Vũ An Quốc đại vương... Đinh Tiên Hoàng khởi nghĩa ở động Hoa Lư được hai tướng Rùa, Rắn của thần giúp sức nên được sắc phong là An Quốc hoàng đế. Ở phía đông cố đô Hoa Lư có 7 nơi thờ thần là Bích Đào, Đại Phong, Yên Cư của huyện Yên Khánh, Lực Giá và Phú Gia của huyện Gia Viễn đều thuộc Ninh Bình.

    Lễ hội cố đô Hoa Lư thường diễn ra vào các ngày 6, 7, 8, 9, 10 tháng 3 âm lịch tại quảng trường lễ hội cố đô Hoa Lư. Lễ hội cố đô là một lễ hội truyền thống được mở để suy tôn công lao các anh hùng dân tộc đã xây dựng kinh đô Hoa Lư, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt thế kỷ X mà tiêu biểu là hai vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Lễ hội diễn ra tại quảng trường trung tâm khu di tích cố đô Hoa Lư và các di tích. Lễ hội còn có tên là lễ hội cờ lau vì có màn diễn tái hiện cảnh Đinh Bộ Lĩnh với trò chơi "Cờ lau tập trận". Lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư có quy mô lớn nhất vào những năm có số hàng đơn vị là 3, 5, 8, 0. Lễ hội được mở vào mùa xuân, có thể vào ngày sinh của Đinh Bộ Lĩnh (15/2 âm lịch), hoặc đầu tháng 3 bắt đầu từ 6/3 đến 10/3 âm lịch Nhắc đến lễ hội Trường Yên dân gian có câu: "Ai là con cháu rồng tiên - Tháng hai mở hội Trường Yên thì về".

    Lễ hội đền Quảng Phúc: từ ngày 10 đến 15/3 âm lịch tại thôn Quảng Phúc, xã Yên Phong, Yên Mô tưởng nhớ các vị thần Cao Sơn, thần Quý Minh. Theo như thần phả các đền thờ Cao Sơn ở vùng núi đá phía tây Ninh Bình như: đền Núi Hầu (Yên Thắng - Yên Mô), đền Quèn Thờ (Đông Sơn - Tam Điệp), đền Sơn Thần (Gia Thủy - Nho Quan) và đền Cao Sơn (khu núi chùa Bái Đính) thì Cao Sơn đại vương là Lạc tướng Vũ Lâm (tức vùng núi phía tây Ninh Bình ngày nay), con thứ 17 vua Lạc Long Quân, khi vâng mệnh vua anh đi tuần từ đã tìm ra một loài cây thân có bột dùng làm bánh thay bột gạo, lấy tên mình đặt tên cho cây là Quang lang (dân địa phương vẫn gọi là cây quang lang hay cây búng báng). Thần đã dạy bảo và giúp đỡ người dân làm ăn sinh sống đồng thời bảo vệ khỏi các thế lực phá hoại vì vậy đã được nhân dân lập đền thờ. Thần tích Cao Sơn ở đình Kim Liên - Hà Nội cho biết đền thờ chính của thần Cao Sơn ở huyện Phụng Hóa, nay là Nho Quan, Ninh Bình. Vị thần này có công phù trợ quân Lê Tương Dực diệt được Uy Mục, sau được dân làng Kim Liên rước về thờ và được phong là Cao Sơn đại vương trấn phía Nam kinh thành.

    Lễ hội đền Trần Ninh Bình và đền Quý Minh Đại Vương (công viên văn hóa Tràng An - Tp Ninh Bình) suy tôn thần Quý Minh trấn cửa ngõ phía nam kinh đô Hoa Lư diễn ra ngày 18/3 âm lịch hàng năm. Thần Quý Minh hay thánh lQuý Minh đại vương là tên gọi của một vị thần trong truyền thuyết Việt Nam. Theo truyền thuyết dân gian cố đô Hoa Lư, Đức Thánh Quý Minh Đại Vương là một vị thủy thần, là người có công trấn giữ vùng chiêm trũng ải Sơn Nam, bảo vệ đất nước thời vua Hùng. Người là một “thượng đẳng thần”, được các nhà vua qua nhiều triều đại ban sắc phong, được nhân dân khắp xứ này thờ phụng. Đền chính được Vua Đinh Tiên Hoàng cho xây dựng tại thành Tràng An ở cố đô Hoa Lư, sau vua Trần Thái Tông cho xây dựng lại với quy mô như ngày nay. Xung quanh khu vực này còn nhiều đền thờ Quý Minh Đại Vương như: đền Dưỡng Khê, đền Quý Minh Đại Vương, đền Đô ở xã Ninh Nhất, đền Hiềm phường Phúc Thành thành phố Ninh Bình Xa hơn là các di tích ở làng Thiện Trạo, xã Ninh Sơn và làng Phúc Trì, phường Nam Thành (thành phố Ninh Bình), đền Miếu Sơn (Ninh Vân, Hoa Lư), đình Sinh Dược, đình Bình Khang (Liên Sơn, Gia Viễn). Tất cả các đền thờ này đều cùng mở hội để tưởng nhớ công ơn của người.

    Ngoài ra trong dịp này phải kể đến các lễ hội lớn gần quốc lộ 1A như hội đền Dâu tổ chức bắt đầu từ 20/2 âm lịch và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm tại phường Nam Sơn, thị xã Tam Điệp. Lễ hội đền Thái Vi (Hoa Lư): từ ngày 14 đến ngày 16/3 âm lịch để tưởng nhớ công lao của các vị vua Trần đã về đây lập hành cung Vũ Lâm làm hậu cứ trong kháng chiến chống Nguyên Mông.

  2. #2
    Bé còn quấn tã
    Tham gia ngày
    Feb 2011
    Bài gởi
    5

    Default

    Các đền Trần Ninh Bình vào mùa lễ hội

    Đến hẹn lại nên, hàng năm bắt đầu từ 10 đến 18 tháng 3 âm lịch, nối tiếp theo các lễ hội suy tôn các vua quan và danh nhân thời Đinh Lê là đến lượt các di tích liên quan đến triều đại nhà Trần ở Ninh Bình lại chìm ngập trong lễ hội.

    Lễ hội đền Quảng Phúc được mở từ ngày 10 đến 15/3 âm lịch tại thôn Quảng Phúc, xã Yên Phong, Yên Mô tưởng nhớ các vị thần Cao Sơn, thần Quý Minh. Theo như thần phả các đền thờ Cao Sơn ở vùng núi đá phía tây Ninh Bình như: đền Núi Hầu, đền Quèn Thờ, đền Sơn Thần và đền Cao Sơn (núi chùa Bái Đính cổ) thì Cao Sơn đại vương là Lạc tướng Vũ Lâm (tức vùng núi phía tây Ninh Bình ngày nay), con thứ 17 vua Lạc Long Quân, khi vâng mệnh vua anh đi tuần từ đã tìm ra một loài cây thân có bột dùng làm bánh thay bột gạo, lấy tên mình đặt tên cho cây là Quang lang (dân địa phương vẫn gọi là cây quang lang hay cây búng báng). Thần đã dạy bảo và giúp đỡ người dân làm ăn sinh sống đồng thời bảo vệ khỏi các thế lực phá hoại vì vậy đã được Đinh Tiên Hoàng đế lệnh cho nhân dân ở đây lập đền thờ.

    Lễ hội đền Thái Vi (thuộc khu du lịch Tam Cốc - Bích Động): từ ngày 14 đến ngày 16/3 âm lịch để tưởng nhớ công lao của các vị vua Trần (Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông) đã về đây lập hành cung Vũ Lâm làm hậu cứ trong kháng chiến chống Nguyên Mông. Hội đền Thái Vi là hội làng tổng. Bởi vì các làng này đều thờ các vua Trần và các vị tướng nhà Trần. Ngay từ chiều ngày 14/3, dân làng Văn Lâm đã lễ mở của đền, rước bát hương thánh ra đình Các nơi tương truyền xưa kia đây là nơi các quan vào trình báo trước khi vào hành cung Vũ Lâm, tế cáo yết các vua Trần ở đây. Sáng ngày 15/3, các làng của tổng Vũ Lâm xưa đều rước kiệu thánh của làng mình về đình Các để tế.

    Đầu tiên làng Khê Đầu (thượng, hạ) làng anh cả rước kiệu thánh qua các làng: Xuân Áng, Khả Lương, Hành Cung, Hạ Trạo, Tuân Cáo đến làng nào kiệu làng ấy lại nối tiếp vào. Cả làng Dầu (Khánh Hòa, Yên Khánh) thờ hoàng tử Ngự Câu Vương và công chúa Huyền Trân nhà Trần cũng rước về đây. Khi tế xong ở đình Các, làng Văn Lâm, hàng chủ tế rước kiệu đi đầu vào đền Thái Vi để tế các vua Trần. Sau khi tế xong có hát Ca Công. Hát Ca Công gồm có một người đánh đàn chanh, một bà hát mặc áo dài xăng xược một vạt đỏ, một vạt xanh, hát ca ngợi công đức của các vua Trần. Sau đó các làng còn kéo chữ Thiên hạ thái bình, Trúc Lâm đạo sĩ. Đội kéo chữ gồm có khoảng 120 em 14 - 15 tuổi, chia làm hai hàng, một bên nam, một bên nữ, chạy theo hàng kép ở giữa rồi tỏa ra hai bên theo sự điều khiển của anh cờ tiền chạy sau nắn các nét chữ. Khi chạy hết nét, các em ngồi xuống chữ nổi lên. Chạy hết chữ này mới sang chữ khác. Trong ngày hội còn có múa rồng, lân, đu quay, hát chèo, bịt mắt bắt dê, đút bánh, tam cúc, tổ tôm.v.v...

    Lễ hội đền Trần Ninh Bình và đền Quý Minh Đại Vương ở công viên văn hóa Tràng An suy tôn thần Quý Minh trấn trạch cửa ngõ phía nam Hoa Lư tứ trấn diễn ra ngày 18/3 âm lịch hàng năm. Thần Quý Minh hay thánh Quý Minh đại vương là tên gọi của một vị thần trong truyền thuyết Việt Nam. Theo truyền thuyết dân gian cố đô Hoa Lư, Đức Thánh Quý Minh Đại Vương là một vị thủy thần, là người có công trấn giữ vùng chiêm trũng ải Sơn Nam, bảo vệ đất nước thời vua Hùng. Người là một “thượng đẳng thần”, được các nhà vua qua nhiều triều đại ban sắc phong, được nhân dân khắp xứ này thờ phụng. Đền chính được Vua Đinh Tiên Hoàng cho xây dựng tại thành Tràng An ở cố đô Hoa Lư, sau vua Trần Thái Tông cho xây dựng lại với quy mô như ngày nay. Xung quanh khu vực này còn nhiều đền thờ Quý Minh Đại Vương như: đền Dưỡng Khê, đền Quý Minh Đại Vương, đền Đô ở xã Ninh Nhất, đền Hiềm phường Phúc Thành thành phố Ninh Bình Xa hơn là các di tích ở làng Thiện Trạo, xã Ninh Sơn và làng Phúc Trì, phường Nam Thành (thành phố Ninh Bình), đền Miếu Sơn (Ninh Vân, Hoa Lư), đình Sinh Dược, đình Bình Khang (Liên Sơn, Gia Viễn). Tất cả các đền thờ này đều cùng mở hội để tưởng nhớ công ơn của người. Lễ hội đền Trần ở Tràng An là lễ hội lớn nhất, lễ rước diễn ra trên khung cảnh thơ mộng của khu du lịch Tràng An và kết thúc bằng việc leo núi, dâng hương tế lễ trong đền. Sau đây là một số hình ảnh của mùa lễ hội đền Trần ở Ninh Bình năm 2010:

    500 chiếc đò chở người khiêng kiệu, rước bài vị, tham gia đoàn lễ tế cùng cả nghìn người về dự hội. Lễ hội được tổ chức hằng năm để tưởng nhớ, tri ân Đức Thánh Quý Minh Đại Vương, người có công trong sự nghiệp gìn giữ nước nhà.

    Du khách háo hức tham gia lễ hội. Đền Trần nằm giữa vùng sơn thủy hữu tình ở khu Du lịch sinh thái Tràng An. Trong suốt hành trình rước kiệu, tiến về đền Trần tham dự lễ hội, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh vật của một “Vịnh Hạ Long trên cạn” với những thung nước trong xanh, hang động có nhũ đá lung linh...

    Theo truyền thuyết, Đức Thánh Quý Minh Đại Vương là một trong 3 anh em - 3 vị tướng đã được phong Thánh (Đức Thánh Tản Viên, Đức Thánh Cao Sơn và Đức Thánh Quý Minh) - người có công trấn ải Sơn Nam, bảo vệ đất nước thời vua Hùng Duệ Vương (tức vua Hùng thứ 18).



    Đền Trần - nơi thờ Đức Thánh Quý Minh Đại Vương - từ lâu đã trở thành ngôi đền nổi tiếng linh thiêng. Đền được vua Đinh Tiên Hoàng xây dựng vào thế kỷ thứ X với mong muốn mượn uy danh của Thánh để trấn trạch theo 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc. Sau khi dẹp giặc Mông xâm lược (1258), vua Trần Thái Tông đã vào đây tu hành.

    Ngôi đền cũ bằng gỗ do vua Đinh Tiên Hoàng xây dựng đã đổ nát và được nhà Trần xây dựng lại bằng các cột đá nên vẫn còn lại nguyên vẹn cho tới nay.

  3. #3
    It has to be Suju sasa's Avatar
    Tham gia ngày
    Aug 2009
    Bài gởi
    461

    Default

    Ninh Bình có động Tràng An đẹp lớm. Các bạn đi không bao giờ uổng. :hum: Ai có điều kiện hè này nên đi ngay :hum:

  4. #4
    Nhập Môn
    Tham gia ngày
    Sep 2014
    Bài gởi
    2

    Default

    Mình người miền tây, cũng có lễ hội đua ghe. nhưng không lớn như vầy

  5. #5
    Miss You Baby Kienfa's Avatar
    Tham gia ngày
    Mar 2005
    Bài gởi
    14,420
    Blog Đã Viết
    95

    Default

    Ngoài Ninh Bình quá đẹp, hèn chi tàu muốn chiếm Việt Nam từ đời ông cố hỉ đến giờ . Cũng may ông cha mình quá gấu nên tàu không chiếm được

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện đang có 1 tv xem bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • Bạn không được quyền đăng bài
  • Bạn không được quyền trả lời bài viết
  • Bạn không được quyền kèm dữ liệu trong bài viết
  • Bạn không được quyền sửa bài
  •