Trang 4/25 đầuđầu 1234567891014 ... cuốicuối
kết quả từ 25 tới 32 trên 199

Ðề tài: Bạn Cần Biết

  1. #25
    Quay Về Đi...
    Tham gia ngày
    Mar 2006
    Bài gởi
    1,057

    Default

    Sự diệu kỳ của các loại đậu

    Bạn có biết những màu sắc đỏ, vàng, trắng, xanh, đen của đậu là biểu hiện cho những giá trị dinh dưỡng khác nhau? Câu chuyện về họ nhà đậu sẽ cho bạn thấy thiên nhiên thật diệu kì.

    Đậu đỏ bổ tim

    Đậu đỏ nổi tiếng với vỏ đỏ và ruột màu trắng, chứa protein, omega-3 axit béo và sắt, giúp tim khỏe mạnh.

    Đậu đỏ còn chứa khá nhiều chất xơ có tác dụng nhuận tràng, giảm huyết áp, giảm mỡ máu, điều tiết đường máu, giải độc chống ung thư, phòng chống kết sỏi, làm đẹp, giảm béo, lợi tiểu rất tốt. Ngoài ra nó còn giúp giải rượu, giải độc, chữa bệnh thận và phù thũng.

    Đậu đỏ được coi là “cao thủ giải độc”. Nếu bị ngộ độc, hãy cho người bệnh uống ngay một cốc nước đậu đỏ đun với một ít muối, khả năng lợi tiểu sẽ đẩy bớt chất độc ra khỏi cơ thể người bệnh. Cũng chính vì tác dụng này mà các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bị tê phù, bệnh tim, thận…. nên sử dụng đậu đỏ.

    Đậu vàng bổ tỳ

    Đậu vàng chứa nhiều chất saponin, có thể kích thích mật bài tiết tiêu hoá chất béo, có tác dụng thúc đẩy tiêu hoá hấp thụ. Màu của đậu vàng tương ứng với tỳ, có thể khoẻ tỳ, ích khí bổ hư…Thường xuyên ăn đậu vàng còn giúp làm chậm quá trình lão hoá, thích hợp với người có sắc mặt, nước da tái xám, cơ thể ốm yếu.

    Đậu trắng bổ phổi

    Đậu trắng có saponin, urease, chất xúc tác niệu tố và nhiều thành phần protit cầu, có chức năng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, kích hoạt tế bào tuyến dịch vị, đồng thời có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống các bệnh về đường hô hấp.

    Đậu xanh bổ gan

    Đậu xanh vị ngọt, tính mát, là thực phẩm thường dùng để thanh nhiệt, giải độc, đẩy nóng. Thường xuyên ăn đậu xanh có thể giúp đào thải độc tố trong cơ thể, thúc đây cơ thể trao đổi chất được bình thường.

    Đậu xanh có tác dụng giảm cholesterol, có thể bảo vệ gan và chống dị ứng. Trong đậu xanh còn có thành phần hạ mỡ trong máu hữu hiệu, chứa nhiều kali, ít natri giúp cho cơ thể phòng chống chứng xơ cứng động mạch và bệnh cao huyết áp, đồng thời có công hiệu bảo vệ gan và giải độc. Nếu trong canh đậu xanh thêm vào một ít mật ong thì tác dụng giải trừ độc tố càng tốt hơn.

    Đậu đen bổ thận

    Đậu đen chứa nhiều thành phần chống ô xy hoá, đặc biệt là chất isoflavone, anthocyanidin là thuốc chống ô xy hoá rất tốt, có thể thúc đẩy xúc tiến thận đào thải ra độc tố, có công dụng rõ rệt trong việc bổ thận, ích âm hoạt huyết, mạnh gân khoẻ xương cốt và an thần sáng mắt.

    Ngoài ra, trong đậu đen người ta còn tìm thấy chất albumin, sinh tố A, B, C, protid, glucid, lipid, muối khoáng. Hàm lượng acid amin cần thiết trong đậu đen rất cao gồm: lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, alanin, valin, leucin...


    Theo Afamily / Phụ Nữ

  2. #26
    Quay Về Đi...
    Tham gia ngày
    Mar 2006
    Bài gởi
    1,057

    Default

    Đừng dùng đậu phộng mốc

    Đậu phộng (còn gọi là lạc) là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Người ta đã phân tích và chứng minh được cứ trong 100 g hạt đậu phộng có chứa 27,5 g protid; 44,5 g lipid; 15,5 g glucid... các muối khoáng và nhiều vitamin.


    Với thành phần dinh dưỡng như vậy nên từ lâu đậu phộng được xem là nguồn cung cấp chất đạm và dầu thực vật có giá trị chỉ sau đậu nành, giúp cơ thể tăng lượng cholesterol tốt (HDL) và giảm lượng cholesterol xấu (LDL).

    Tuy nhiên, khi dùng đậu phộng, cần chú ý những điểm sau:

    - Hạt đậu phộng tròn, nhỏ, rất dễ lọt vào khí quản của trẻ nhỏ. Vì thế đậu phộng là một trong những dị vật gây tắc nghẽn đường thở rất thường gặp ở trẻ nhỏ.


    - Đậu phộng được coi là tác nhân gây dị ứng phổ biến, nhất là với trẻ em. Vì vậy, nên cho trẻ ăn từng chút một để thử xem có bị phản ứng gì không. Tốt nhất cho ăn đậu phộng luộc, giã nát trước khi ăn đậu phộng rang.

    - Nếu bảo quản không tốt, đậu phộng rất dễ bị mốc sinh ra chất aflatoxin là một độc tố có khả năng gây ung thư gan rất mạnh. Dù được luộc hay rang, chất aflatoxin không bị hủy hoàn toàn nên vẫn gây độc hại cho cơ thể. Do đó khi ăn cần kiểm tra kỹ, nếu thấy có dấu hiệu mốc hoặc chớm mốc, nghi mốc, đều phải dứt khoát loại bỏ.

    - Những người bị sỏi thận nên tránh ăn đậu phộng vì chúng sinh ra nhiều oxalat, chất góp phần hình thành sỏi oxalat.

    - Những người bị bệnh thống phong (gout) cũng không nên ăn nhiều đậu phộng vì trong đậu phộng có chất purine làm tăng axít uric trong máu, gây đau nhức.

    - Những người dễ bị mụn rộp cũng không nên ăn vì trong protid của đậu phộng chứa nhiều axít amin arginine, là chất có thể gây bệnh mụn rộp.

    Tốt cho sản phụ thiếu sữa

    Đông y cho rằng đậu phộng có tác dụng bổ tì vị, ích khí, dưỡng khí huyết, cầm máu, nhuận phế, tiêu đàm, nhuận trường, tăng tiết sữa nên rất thích hợp với những người ăn uống kém, suy dinh dưỡng, đau dạ dày, ho có đàm, bị các chứng xuất huyết, sản phụ thiếu sữa.

    Hạt đậu phộng giã nhỏ, nấu canh với bí đỏ và đậu xanh ăn giải nhiệt vào mùa hè, tăng sức đề kháng, tăng cường trí não; đậu phộng nấu canh cà chua ăn với rau diếp cá để giải nhiệt, tiêu độc, ngừa mụn nhọt rất tốt. Đậu phộng luộc ăn thơm bùi, bổ tì vị, rất có ích cho người đau dạ dày.


    Theo Người Lao Động

  3. #27
    Quay Về Đi...
    Tham gia ngày
    Mar 2006
    Bài gởi
    1,057

    Default

    Canh chua giải nhiệt

    Nguyên liệu chế biến canh chua hay lẩu chua hầu hết là những vị thuốc quý cho sức khỏe. Tuy nhiên, những người hay bị tiêu chảy, viêm loét dạ dày, người thận yếu, suy thận thì không nên dùng.


    Mùa nắng nóng chúng ta cần ăn những món ăn nhẹ, thanh đạm có tác dụng thanh nhiệt giải khát, kích thích tiêu hóa làm tăng sự hấp thu. Món canh chua hay lẩu chua sẽ giúp ngon miệng và ít ai biết rằng những nguyên liệu chế biến các món này hầu hết là những vị thuốc quý cho sức khỏe. Cụ thể:

    - Các loại phụ liệu hay dùng cho món canh chua như thơm (dứa), bạc hà, đậu bắp, cà chua, giá... là những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe vì có chứa nhiều đường, vitamin, nhiều axít hữu cơ, chất xơ, chất nhầy giúp ăn uống dễ tiêu, lợi tiểu, giải độc.

    - Để tăng vị chua cho món canh, người ta hay dùng me, khế hay sấu. Các loại quả này có chứa nhiều axít hữu cơ chống được chứng đầy bụng, khó tiêu. Hàm lượng vitamin C cao trong các loại quả này còn giúp tăng sức đề kháng của cơ thể.


    - Những thứ rau gia vị thường được dùng cho nồi canh chua như rau tần, ngò gai, rau om... rất tốt cho việc giúp sát khuẩn đường hô hấp và chữa được các chứng viêm họng.

    - Cá lóc hoặc các loại cá nước ngọt khác thường được dùng để nấu canh chua đều có tính bình không độc, lượng đạm cao. Người có đờm nhiều, nóng trong người, trẻ em, người già, sản phụ đều sử dụng được.

    Món canh chua hay lẩu chua do tính mát nên dùng tốt trong lúc thời tiết nóng, húp một chén canh chua lúc bụng đói cũng có tính khai vị tạo cảm giác thèm ăn, giúp ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn. Mùa lạnh nên ăn canh chua nóng và hơi cay thì tuyệt vời hơn.

    Tuy nhiên, không nên nấu món canh chua hay lẩu chua cho những người có cơ địa hay bị tiêu chảy, viêm loét dạ dày. Người thận yếu, suy thận không nên dùng món ăn có thơm, khế, bạc hà vì có nguy cơ tạo thành sỏi trong thận và bàng quang gây nguy hiểm.


    Theo Người Lao Động

  4. #28
    Quay Về Đi...
    Tham gia ngày
    Mar 2006
    Bài gởi
    1,057

    Default

    Mướp đắng chữa thấp khớp

    Mướp đắng còn có tên gọi khác: Khổ qua, cẩm lệ chi, lương qua, mướp mủ, chua hoa (Mường)...


    Bộ phận dùng là quả tươi hay khô, có thể dùng cả hạt và lá để làm thuốc.

    Trong quả có chứa glycozit đắng: momordixin, charantin; hỗn hợp các chất thuộc nhóm stigmastadienol; protid, acid amin; lipid và các sắc tố chủ yếu: lycopen; một số vitamin và muối khoáng. Hạt chứa chất béo và chất đắng.


    Theo Đông y mướp đắng vị đắng, lạnh; vào tỳ vị tâm can. Tác dụng thanh giải thử nhiệt, minh mục giải độc. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ), bệnh tiểu đường. Dùng 1- 4 quả; nấu, xào, ép nước, pha hãm.

    Một số bài thuốc chữa bệnh có mướp đắng:

    Nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sảy: Mướp đắng 2 - 3 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước tắm cho trẻ. Ngày làm 1 lần.

    Chữa ho: Mướp đắng 1 - 2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.

    Chữa thấp khớp: Lá mướp đắng 8g, dây đau xương sao 8g, cây xấu hổ 8g, rễ nhàu 8g, cỏ xước 8g, cây vòi voi sao 8g, cối xay 8g, rễ ngũ trảo 5g, dây thần thông 5g, quế chi 4g, gừng tươi 3g. Sắc uống ngày 1 thang.

    Nước sắc khổ qua: Khổ qua 1 - 2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, sắc lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.

    Nước chiết khổ qua ướp đường: Khổ qua tươi 1 - 2 quả. Khổ qua rửa sạch, nghiền nát nhuyễn, cho thêm 100g đường trắng trộn khuấy đều để sau 2 giờ đem khuấy nước sôi nguội và lọc lấy nước cho uống 1 lần. Dùng cho chứng nhiệt lỵ.

    Khổ qua xào đậu phụ: Khổ qua 150g, đậu phụ 100g. Khổ qua rửa sạch, bỏ ruột thái lát, dùng dầu xào to lửa cho chín tái, cho đậu phụ thái lát và ít muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Cho ăn ngày 1 lần. Dùng thường ngày cho bệnh nhân tiểu đường.

    Khổ qua xào thịt nạc: cách làm tương tự như trên, thay đậu phụ bằng thịt lợn nạc. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, tiểu đường, đau mắt đỏ...

    Khổ qua xào cà rốt: Khổ qua 60g, cà rốt 60g, thêm hành tiêu gia vị xào với lửa to. Ăn ngày 2 lần. Dùng cho các trường hợp tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ với liều bằng nửa của người lớn.

    Thịt nạc hầm khổ qua củ cải: Khổ qua 250g - 500g, thịt lợn nạc 125g - 250g, củ cải 100g - 200g. Khổ qua rửa sạch thái lát, thịt lợn nạc thái miếng, củ cải thái miếng; hầm với nước; khi đã chín thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 20 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm họng mạn tính, đau rát họng, ho khan, viêm nề hoặc viêm teo niêm mạc họng.

    Khổ qua xào bột tề: Khổ qua 60g, bột củ năn 60g. Khổ qua bỏ ruột thái lát, bột tề (củ năn) bóc vỏ thái lát. Cho dầu vừng hoặc dầu thực vật xào to lửa, thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 - 2 lần. Dùng cho các trường hợp viêm loét niêm mạc môi miệng, viêm lưỡi và họng hầu. Ăn và nhai nuốt đều đau, sốt nóng.

    Ở miền Nam, tại các thành phố, thị trấn; món canh khổ qua nhồi thịt băm hoặc cá riêu canh chua khổ qua là những món ăn ngon miệng dễ tiêu được mọi người ưa thích.

    Kiêng kỵ: Người có tỳ vị hư hàn không nên dùng nhiều.


    Theo Đàn Ông / SK&ĐS

  5. #29
    Quay Về Đi...
    Tham gia ngày
    Mar 2006
    Bài gởi
    1,057

    Default

    Các bà nội trợ cần biết gì về mì chính

    Mì chính là nguyên liệu cần thiết khi chế biến món ăn cho các bà nội trợ. Nhưng nếu cách chế biến mì chính không khoa học có thể ảnh hưởng đến mỹ vị của thức ăn, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.


    1. Khi làm món rau trộn hoặc salat không nên cho mì chính

    Mì chính ở trong vòng 80℃—100℃ mới tươi ngon. Nhiệt độ khi trộn rau tương đối thấp, mì chính khó phát huy tác dụng, thậm chí còn bám trên các nguyên liệu khác và không tan. Nếu khi trộn rau bạn muốn cho thêm mì chính nên dùng ít nước nóng hòa tan rồi mới trộn vào rau.

    2. Mì chính để nấu ăn mặn chứ không dùng chế biến món ngọt

    Với nồng độ phân tử natri thích hợp, mì chính mới phát huy tác dụng. Vì thế mì chính chỉ để chế biến món ăn mặn, nhưng nếu ăn đồ ngọt cho thêm mì chính, thực phẩm sẽ không tươi ngon ma còn ảnh hưởng đến mùi vị. Vì thế khi làm chế biến các món ngô xào, khoai môn không nên cho mì chính.


    3. Làm nhân bánh không nên cho mì chính

    Làm nem hoặc nhân bánh sủi cảo không nên cho mì chính, vì độ an toàn không cao. Mì chính sau khi cho vào trong nhân, qua đun nấu, xào sẽ tăng nhiệt độ. Nhưng khi vượt quá 100℃, mì chính sẽ gây biến tính. Mì chính lúc này sẽ làm mất đi vị tươi ngon, hình thành độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể. Đồng thời khi xào nấu rau, bạn nên đợi bắc nồi ra mới cho mì chính.

    4. Khi xào rau và thịt không nên cho mì chính

    Trong các loại thịt chứa acid glutamic, muối trong rau sau khi tăng nhiệt kết hợp với mì chính dễ tạo thành độc tố,. Ngoài các loại thịt, thực phẩm có vị thơm ngon cũng không nên cho mì chính, như trứng gà, nấm hương, hải sản.

    5. Rau chế biến với giấm không nên cho mì chính

    Giấm có vị chua thường làm các xào chua cay, nhưng lúc này không nên cho thêm mì chính. Vì mì chính trong môi trường tính chua không dễ hòa tan, hơn nữa tính chua lớn, độ hòa tan càng thấp, vị tươi càng kém.


    Ánh Tuyết (Socola.vn)

  6. #30
    Quay Về Đi...
    Tham gia ngày
    Mar 2006
    Bài gởi
    1,057

    Default

    Lợi ích của đậu bắp

    Khi dùng đậu bắp để chế biến, nhiều người chỉ quan tâm đến các món ăn của mình sẽ ngon hơn nếu có thêm đậu bắp, ít ai chú ý đến giá trị dinh dưỡng chứa trong thứ quả con con, rẻ tiền này.


    Lợi ích của đậu bắp

    Đậu bắp rất dồi dào chất xơ, cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. 1/2 chén đậu bắp nấu chín có thể cung cấp khoảng 2g chất xơ, đậu bắp còn tươi nguyên cung cấp nhiều hơn, 1 chén khoảng 3,2g.

    Chất xơ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc thúc đẩy giảm cân; kiểm soát lượng đường trong máu; ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ, cải thiện tiêu hóa; giảm mức cholesterol nên giúp phòng bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim; giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

    Chất nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng. Nó còn được xem là loại thực phẩm “lý tưởng” nhất cho những người có dạ dày nhạy cảm.

    Đậu bắp cũng chứa nhiều axit folic. 1/2 chén đậu bắp nấu chín tương đương với 36,5 mg axit folic. Một chén đậu bắp sống chứa đến 87,8 mg axit folic. Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, axit folic cực kỳ quan trọng vì giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.

    Bên cạnh đó, đậu bắp cũng thích hợp cho những người muốn giảm cân do cung cấp ít calo (khoảng 25 calo với 1/2 chén đậu bắp nấu chín và 33 calo cho mỗi chén đậu bắp sống), Ngoài ra, đậu bắp còn chứa nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, kali, magiê giúp duy trì sự khỏe mạnh cho da, tóc và đôi mắt, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

    Lựa chọn và bảo quản đậu bắp

    Đậu bắp dễ ăn, có thể xào, luộc hoặc nấu chung để tăng hương vị cho các món canh chua, súp…

    Khi mua đậu bắp tươi, nên chọn quả không quá mềm, không có vết thâm bên ngoài vỏ, và không dài quá 8cm.

    Bảo quản đậu bắp trong tủ lạnh có thể giữ được độ tươi xanh từ 2-3 ngày.

    Lưu ý: nên bọc ngoài bằng khăn giấy hoặc đựng đậu bắp trong bao nhựa rồi mới cho vào tủ lạnh. Nếu là đậu bắp nấu chín nên để vào hộp thức ăn đậy kín mới cho vào tủ lạnh, có thể bảo quản được 3-4 ngày.

    Đậu bắp dễ ăn, có thể xào, luộc hoặc nấu chung để tăng hương vị cho các món canh chua, súp… Để nhận được lợi ích dinh dưỡng tốt nhất từ đậu bắp, khi chế biến, nên nấu chín ở nhiệt độ thấp, vừa phải, không nấu, nướng đậu bắp ở nhiệt độ cao, tốt nhất là hấp chín.


    Theo Đàn Ông / Phụ Nữ

  7. #31
    Quay Về Đi...
    Tham gia ngày
    Mar 2006
    Bài gởi
    1,057

    Default

    Rau muống và những bài thuốc hay

    Theo đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường.


    Rau muống là loại thực phẩm gắn liền với cuộc sống của mỗi gia đình người Việt. Rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica Forsk, thuộc họ khoai lang, có tài liệu gọi là họ bìm bìm (Convolvulaceae).

    Theo kết quả phân tích của y học hiện đại, trong 100g rau muống có: 78,2g nước, 85mg can-xi, 31,5mg phốt-pho, 20g vi-ta-min C và một hàm lượng nhỏ prô-tê-in, sắt, vi-ta-min B2, ca-rô-ten, a-xít ni-cô-tíc, đặc biệt trong giống rau muống đỏ chứa một chất giống như insulin nên đối với người mắc bệnh đái tháo đường ăn thường xuyên rau muống đỏ là rất tốt…

    Rau muống giúp thanh nhiệt, giải độc

    Còn theo đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường. Có công năng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị xâm nhập các chất độc của nấm độc, cá, thịt độc, khuẩn độc, hoặc độc chất do côn trùng, rắn, rết cắn…

    Một số bài thuốc từ rau muống mà dân gian vẫn thường dùng:

    Trị trẻ nóng nhiệt ra mồ hôi mùa hè: Rau muống 100g, mã thầy 500g, sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày. Thanh nhiệt lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước mát, ù tai chóng mặt: Rau muống 150g, cúc hoa 12g, đun sôi 20 phút lọc lấy nước (có thể cho chút đường hòa vào cùng uống trong ngày).

    Chữa kiết lỵ:

    Lấy 400g cọng rau muống tươi, vỏ quýt khô lâu năm một ít, nấu nhỏ lửa trong nhiều giờ, lấy nước uống trong ngày. Trị tiểu đường: Rau muống đỏ 60g, râu ngô 30g, sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống một thời gian dài. Trị bệnh trĩ: Lấy 100g rau muống nấu nhừ gạn lấy nước, cho 120g đường trắng, nấu lên thấy sánh như kẹo mạch nha lấy uống, ngày hai lần, mỗi lần 100g…

    Gần đây, y học hiện đại còn chứng minh, rau muống cung cấp nhiều chất xơ, vi-ta-min C, A…, những người cao tuổi ăn rau muống ngày hai bữa có não trẻ hơn 5 năm và ít bị suy giảm tinh thần hơn 40% so với những người ăn ít rau muống.


    Theo Eva / QĐND

  8. #32
    Quay Về Đi...
    Tham gia ngày
    Mar 2006
    Bài gởi
    1,057

    Default

    Mẹo nhận biết rau không an toàn

    Làm thế nào để luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm? Là một người nội trợ, bạn luôn mong muốn đem lại cho gia đình mình những bữa cơm ngon miệng. “Cơm không rau như đau không thuốc”, bởi lẽ đó, rau rất quan trọng.

    Rau cải

    Bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống.

    Rau muống

    Khi dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá thì thân rau thường to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen.

    Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen.

    Những loại rau này khi ăn xong, nếu tinh ý ta nhận thấy có vị chát.

    Giá đỗ

    Người tiêu dùng thường thích mầm giá to, trắng, giòn và ít rễ.

    Để làm được giá đỗ như vậy một phần rất ít do kinh nghiệm của người làm giá nhưng chủ yếu khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loài thuốc trừ cỏ có tính hướng gốc (để diệt phần rễ cây mà phần mầm cây không bị ảnh hưởng) pha loãng, sau đó tưới lên giá đỗ và ủ lại.

    Những loại giá đỗ này khi làm nộm hoặc xào tái ta thấy nước màu mờ đục từ giá đỗ chảy ra đĩa.

    Rau cần

    Khi thấy thân rau to, ngó rau trắng ngần, rau nhanh bị héo, nếu để đến ngày hôm sau thì rau héo úa, thân khô tóp lại nhăn nheo, khi xào nấu lá rau biến màu xanh đen... là loại rau cần phun quá nhiều thuốc trừ sâu (nhóm lân hữu cơ) và phân bón qua lá.

    Rau bí

    Khi nhìn thấy ngọn dài và non, khoảng cách giữa các lóng xa nhau, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí màu xanh nhạt, lá màu xanh đen... là những loại rau bí bón thừa đạm, phun nhiều phân bón lá và chưa đủ thời gian cách ly.

    Mướp đắng

    Khi mua, tốt nhất bạn nên tìm những quả mướp đắng nhỏ, dài, trên thân có nhiều sớ gân nhỏ li ti. Quả mướp đắng to, màu xanh đậm, mướt, thân phình nhưng sớ gân bóng loáng là những quả lạm dụng hóa chất làm tươi.

    Các loại quả đậu (Đậu đũa, đậu cô ve, đậu Hà Lan, đậu ván...)

    Khi nhìn quả bóng nhẫy, ít lông tơ là do người trồng đậu đã bón nhiều đạm hoặc phun quá nhiều phân bón lá.
    Nếu quả đậu không có vết sâu bệnh là do người trồng đã phun quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh và không đảm bảo thời gian cách ly.


    Theo Gia Đình / TCMN

Trang 4/25 đầuđầu 1234567891014 ... cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện đang có 1 tv xem bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Từ "khóa" cho đề tài này

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • Bạn không được quyền đăng bài
  • Bạn không được quyền trả lời bài viết
  • Bạn không được quyền kèm dữ liệu trong bài viết
  • Bạn không được quyền sửa bài
  •