Trang 2/5 đầuđầu 12345 cuốicuối
kết quả từ 9 tới 16 trên 34

Ðề tài: 1,291/ Im Lặng Là Vàng - Cây Gì ?

  1. #9
    Đang học vỡ lòng Nắng Xuân's Avatar
    Tham gia ngày
    Dec 2010
    Bài gởi
    127

    Default

    Cây lúa.

    Lúa = Thóc (Thành ngữ: im như thóc).
    Hạt thóc = Hạt vàng.
    Em cười, nón lá chao nghiêng
    Nghiêng sông, nghiêng bến, nghiêng thuyền, nghiêng anh

    .tanghoa

    Nắng Xuân

  2. #10
    V.I.P
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Nơi Cư Ngụ
    Vũ lưu
    Bài gởi
    9,055
    Blog Đã Viết
    23

    Default

    Gợi ý:

    Cây này học trò ngày nào cũng thích nhắc tới.

  3. #11
    Đang học vỡ lòng Nắng Xuân's Avatar
    Tham gia ngày
    Dec 2010
    Bài gởi
    127

    Default

    Trích Nguyên văn bởi Hoaibao View Post
    Gợi ý:

    Cây này học trò ngày nào cũng thích nhắc tới.
    Cây bút.

    Cây bút quý như vàng bởi nó là công cụ để đạt tới nền tảng tri thức. Bút là người bạn vẫn âm thầm lặng lẽ giúp chúng ta mà chẳng bao giờ phàn nàn.
    Em cười, nón lá chao nghiêng
    Nghiêng sông, nghiêng bến, nghiêng thuyền, nghiêng anh

    .tanghoa

    Nắng Xuân

  4. #12
    V.I.P
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Nơi Cư Ngụ
    Vũ lưu
    Bài gởi
    9,055
    Blog Đã Viết
    23

    Default

    Cây này rõ ràng là cây có đời sống thực vật.

  5. #13
    Đang học vỡ lòng Nắng Xuân's Avatar
    Tham gia ngày
    Dec 2010
    Bài gởi
    127

    Default

    Trích Nguyên văn bởi Hoaibao View Post
    Cây này rõ ràng là cây có đời sống thực vật.
    Cây trắc bách diệp.



    Tên sản phẩm: Trắc bách diệp (Cây thuộc bài), Biota orientalis
    Tên tiếng Anh: Chinese Arbor-vitae, Oriental Thuja
    Tên Khoa Học: Biota orientalis (L) Endl.
    Họ: Cupressaceae
    Nguồn gốc xuất xứ: Trung Quốc, Nhật Bản
    Phân bố ở Việt Nam: Rộng khắp
    Đặc điểm hình thái:
    Thân, Tán, Lá: Dạng cây gỗ nhỏ, phân cành nhánh nhiều từ gốc, nhánh xếp theo những mặt phẳng thẳng đứng, có dạng dẹt. Thân thường hơi vặn, vỏ màu nâu đen, nứt dọc sâu. Thân có dầu thơm. Lá mọc đối, dạng vảy, dẹt, xếp thành 4 hàng.
    Hoa, Quả, Hạt: Nón cái hình trứng hay gần hình cầu, ở gốc cành nhỏ, ngắn, chỉ có 3 - 4 đôi vảy dẹt. Hạt màu nâu, hình trứng, vỏ cứng, nhẵn, không có cánh, có dầu thơm.
    Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
    Tốc độ sinh trưởng: Trung bình
    Phù hợp với: Cây ưa sáng, nhu cầu nước trung bình.
    thay đổi nội dung bởi: Nắng Xuân, 12-02-2011 lúc 05:05 PM
    Em cười, nón lá chao nghiêng
    Nghiêng sông, nghiêng bến, nghiêng thuyền, nghiêng anh

    .tanghoa

    Nắng Xuân

  6. #14
    V.I.P
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Nơi Cư Ngụ
    Vũ lưu
    Bài gởi
    9,055
    Blog Đã Viết
    23

    Default

    Bạn NX quên chưa kèm lời giải thích.

  7. #15
    Đang học vỡ lòng Nắng Xuân's Avatar
    Tham gia ngày
    Dec 2010
    Bài gởi
    127

    Default

    Trích Nguyên văn bởi Hoaibao View Post
    Bạn NX quên chưa kèm lời giải thích.
    Cám ơn bạn HoaiBao nhắc nhở. NX xin bổ sung: Trắc bách diệp còn gọi là Trắc bá diệp (bá và bách đều mang nghĩa là trăm).

    Lá, cành cây trắc bá diệp (còn gọi cây thuộc bài) phơi khô, dùng sống hay sao cháy để làm thuốc. Theo đông y, trắc bá diệp có tác dụng cầm máu (chủ yếu do nhiệt làm chảy máu, đông y gọi là “nhiệt bức huyết vong hành”; dùng tươi hoặc sao cháy đều được, sao cháy dùng cầm máu hiệu quả hơn), có thể dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

    Sau đây là một số ứng dụng để cầm máu:
    (1) trắc bá diệp cùng với ngải cứu, buồng cau điếc, vỏ trái cam và bạc hà; sắc uống chữa băng huyết, rong huyết.
    (2) trắc bá diệp, lá huyết dụ, lá thài lài tía, rễ rẽ quạt; sắc uống chữa ho ra máu.
    (3) trắc bá diệp kết hợp lá sen, ngó sen, ngải cứu, sao vàng, sắc uống; chữa nôn ra máu, chảy máu cam. Các bài trên mỗi vị dùng khoảng 8-12g/ ngày.
    (4) dùng trị thổ huyết, băng lậu, tiểu ra máu, chảy máu cam: trắc bá diệp (chích giấm) 20g tán bột, mỗi lần uống 8-12g với nước ấm, ngày 2-3 lần; than trắc bá diệp, than bồ hoàng đều 42g tán bột, mỗi lần uống 8g, ngày 3 lần.
    (5) chữa đại tiện ra máu: trắc bá diệp 30g, hoa kinh giới 30g, hoa hòe 30g, tất cả sao đen, sấy khô tán nhỏ, rây kỹ, cho vào lọ nút kín, người lớn mỗi lần uống 8g với nước sôi để nguội.

    Một số ứng dụng khác:
    (1) trị ho gà: trắc bá diệp tươi gồm cả nhánh con 30g, sắc được 100ml, cho mật ong 20ml vào; trẻ dưới 2 tuổi mỗi lần uống 15-20ml, ngày 3 lần; lượng tùy theo tuổi gia giảm.
    (2) trị quai bị: trắc bá diệp 200-300g, rửa sạch giã nát, gia lòng trắng trứng gà vào trộn đều, đắp vùng đau, mỗi ngày 7-8 lần.
    (3) trị rụng tóc: trắc bá diệp tươi (gồm cả trái non) 25-30g, xắt nhỏ cho vào 100ml cồn 60 -700, 7 ngày sau lọc lấy nước xát vào chỗ tóc rụng, ngày 3-4 lần.

    Ngoài ra trong đời sống đây còn là loài cây được học sinh ép vào vở mỗi dịp đầu năm để cầu mong may mắn trong năm học mới theo như tên gọi của loài cây này.

    Cây này là bài thuốc quý nên khi có bệnh thì nó quý như vàng, khỏi cần phải nói thêm.
    Ngoài ra, đối với học sinh thì thuộc bài cũng là điều rất quan trọng (tuy chỉ là dị đoan, nhưng cũng có phần tâm lý giúp các bạn nhỏ tự tin hơn).
    Em cười, nón lá chao nghiêng
    Nghiêng sông, nghiêng bến, nghiêng thuyền, nghiêng anh

    .tanghoa

    Nắng Xuân

  8. #16
    V.I.P
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Nơi Cư Ngụ
    Vũ lưu
    Bài gởi
    9,055
    Blog Đã Viết
    23

    Default

    Bạn NX cũng đã rất kiên trì nhưng vẫn chưa phải cây này.

Trang 2/5 đầuđầu 12345 cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện đang có 1 tv xem bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • Bạn không được quyền đăng bài
  • Bạn không được quyền trả lời bài viết
  • Bạn không được quyền kèm dữ liệu trong bài viết
  • Bạn không được quyền sửa bài
  •