Truyện 038

Cứu Vật, Vật Trả ơn


Xưa có anh chàng nho sĩ nọ lo sôi kinh nấu sử, chờ khi ra kinh đô ứng thí. Hằng ngày chàng cầu nguyện Phật,Trời phù hộ, lo làm việc phước đức. Lúc đi dạo, chàng gặp lũ trẻ chăn trâu đang bắt được một con lươn to lớn. Nho sĩ hỏi:

- Tụi bây bắt làm chi vậy? Thả ra đi.

Lũ trẻ nói:

- Bắt để nướng ăn chơi.

Chàng nho sĩ nhìn con lươn nọ, thấy nó chảy nước mắt như muốn khóc, chàng nài nỉ mấy đứa bé mua con lươn lại. Đem đến mé sông, chàng thả con lươn mà nói:

- Cứu vật, vật trả ơn, cứu nhân, nhân trả oán. Ta cứu mi, phóng sanh mi. Vậy thì mi phải đền ơn, giúp ta chiếm lấy bảng vàng.

Năm sau, chàng ra đất kinh ứng thí, lòng dạ khấp khởi mừng thầm, tin rằng thế nào cũng thi đậu, dè đâu chàng thi rớt, buồn tình quảy khăn gói về quê và than phận học tài thi mạng.

Đến mé sông nọ, chàng gặp bọn lính đứng canh phòng cẩn mật nơi bến đò. Hỏi thì bọn lính trả lời: nguy hiểm lắm! Dưới sông có con mãng xà thường nổi lên nhấn chìm ghe xuồng. Ai muốn qua sông phải chờ tụi tôi hộ tống mới bình yên được.

Chàng nho sĩ hỏi:

- Chừng nào mới hộ tống?

Bọn lính khuyên chàng chờ khi đò đầy chừng vài chục người. Nóng lòng, chàng muốn ra giữa sông để tìm con mãng xà nọ mà tra hỏi, chắc rằng nó là con lươn hồi năm trước chàng đã phóng sanh. Chàng năn nỉ. Bọn lính cho chàng qua trước một mình.

Đến giữa sông, sóng gió ầm ầm. Con mãng xà hiện lên, phun nước hả miệng chờ mồi. Chàng nho sĩ chỉ vào mặt nó mà thét:

- Mi không nhớ sao? Ta cứu mi, không nỡ để mấy đứa chăn trâu ăn thịt mi...

Con mãng xà nói:

- Thây kệ, ta cần ăn thịt mi ngay lập tức.

Chàng nhi sĩ nói:

- Mi nói vậy có tội lắm. Cứu vật, vật trả ơn, cứu nhân, nhân trả oán. Trả ơn như vậy đó hả?

Con mãng xà cãi lại: "Cứu vật, vật trả oán". Túng cùng chàng nho sĩ thách đố con mãng xà nọ đi với mình để hỏi những người dọc đường coi câu nói ai đúng. Chàng nói:


1 2


--------------------------------------------------------------------------------
Cổ Tích Việt Nam Nguyên Tác: Biên soạn: Hoàng Oanh



- Mi với ta gặp ba người đầu tiên thì cứ hỏi. Nếu họ nói rằng đúng thì mi có tội. Bằng không thì ta chịu tội.

Bước lên bờ, họ gặp một con trâu già đang ăn cỏ. Chàng nho sĩ phân trần. Con trâu đáp:

- Cứu vật, vật trả oán. Như vậy mới đúng.

Tức thì con mãng xà rống lên, toan ăn thịt chàng nho sĩ. Chàng nho sĩ khuyên nó hãy chờ vì còn phải hỏi thêm hai người nữa.

Chập sau, họ gặp một con cá chẻm, con cá chẻm nói:

- Xưa nay, cứu vật thì vật trả oán, không bao giờ vật trả ơn. Con mãng xà nói đúng!

Bị thua lần thứ nhì, chàng nho sĩ vô cùng đau xót trong lòng. Tuy nhiên, chàng vững lòng tin tưởng nơi Trời Phật.

Đức Thế Tôn muốn cứu chàng nên hiện ra làm một ông lão râu tóc bạc phêu, chống gậy đi lại.

Con mãng xà nói với nho sĩ:

- Người thứ ba đã đến. Nếu phen này mi thua nữa thì ta có quyền ăn thịt mi.

Ông lão nọ, tức là Đức Thế Tôn, bèn mời nho sĩ, con mãng xà, con cá chẻm và con trâu vào một ngôi chùa gần đó mà phân xử cho rõ đầu đuôi.

Ông lão nói:

- Nho sĩ này nói đúng. Tụi bây toa rập nhau để ám hại người lành. Từ rày về sau, con mãng xà này trở thành cái giá để treo chuông, con trâu này phải lột da bịt trống, con cá chẻm phải trở thành cái mõ. Khi tụng kinh, lễ Phật, các sư sãi có quyền hành tội các ngươi, giộng chuông, gióng trống, gõ mõ để nhắc nhở cho muôn loài về sự ăn ngay ở thẳng.

Truyện 039

Của Thiên Trả Địa


Ngày xưa, có hai anh chàng Thiên và Địa, cày thuê cuốc mướn cùng một làng. Họ giống nhau ở chỗ, anh nào anh ấy đều nghèo rớt mùng tơi và đều mồ côi cha mẹ, nhưng Thiên sáng dạ, bảo gì hiểu nấy.

Một hôm Địa bảo hắn:

- Nếu chúng ta ccùng như thế này cả thì không bao giờ mới cất đầu lên được. Sẵn anh là người có khiếu thông minh, nếu được học hành chắc ngày sau sẽ thi đậu được làm quan to. Vậy từ nay anh đừng đi làm nữa, tôi sẽ cố sức làm thêm để lấy tiền nuôi anh ăn học. Lúc nào anh làm nên, đôi ta sẽ chung hưởng phú quý.

Thiên nhận lời nhưng Địa còn dặn:

- Lúc nào hiển đạt anh đừng có quên tôi nhé!

Rồi từ đó Địa trần lực đêm ngày làm thuê để nuôi bạn. Thấy Thiên học mỗi ngày mỗi tiến, anh chàng lại càng hăng làm việc không quản gì cả.

Cứ như thế sau mười năm đèn sách, Thiên đậu khoa thi Hương rồi vào thi đậu luôn trạng nguyên.

Hắn được nhà vua bổ làm quan to, có kẻ hạ người hầu đông đúc, có dinh thự nguy nga được mọi người trọng vọng.

Được tin Địa rất sung sướng, lập tức anh chàng đem trâu và cày về trả cho chủ, rồi anh bán phăng cái nhà, lấy một số tiền mua đồ lễ tìm vào dinh bạn.

Địa có ngờ đâu, khi đến nơi thì Thiên đã thay lòng đổi dạ không muốn nhận lại bạn cũ nữa. Hắn dặn quân canh cấm cửa không cho Địa vào. Địa bị đuổi, tủi thân lủi thủi ra về.

Vừa đến bờ sông anh chàng ngồi lại nước mắt rơi lã chã, nghĩ đến lòng người đen bạc, số phận hẫm hiu, vả bây giờ về làng cũng không biết ở vào đâu nữa vì nhà đã bán rồi...

Cảm động, Bụt hiện lên giả làm một người khách qua đường, đứng lại hỏi anh:

- Con làm sao mà khóc?

Địa kể lể đầu đuôi cho Bụt nghe. Bụt bèn hóa phép cho anh một chiếc đò và dặn:

- Con cứ ở đấy chở khách qua lại trên sông này cũng đủ ăn, không phải đi làm thuê nữa.

Địa nghe lời, ở lại đó làm nghề chống đò ngang, nhưng anh chàng chỉ kiếm vừa đủ nuôi miệng, không để dành được đồng tiền nào, cho đến ngày giỗ cha chẳng biết lấy gì mà cúng.

Chiều hôm ấy, sau khi chở cho mấy người khách sang bờ bên kia, Địa vừa chèo về đến nửa sông lại nghe có tiếng gọi đò, anh quay đò trở lại, khách là người đàn bà còn trẻ tuổi và xinh đẹp.

Thấy đã nhá nhem, người đàn bà nói với Địa:


1 2


--------------------------------------------------------------------------------
Cổ Tích Việt Nam Nguyên Tác: Biên soạn: Hoàng Oanh



- Trời đã tối mà đường còn xa, anh làm ơn cho tôi nghỉ nhờ một đêm.

Nhà Địa là một túp lều bên sông, trong nhà chỉ có một cái chõng, nhưng anh cũng nhường cho người đàn bà ấy nằm.

Thấy Địa toan đi kiếm một nơi khác ngủ, người đàn bà bỗng hỏi anh:

- Anh đã có vợ chưa?

Địa trả lời:

- Chưa!

- Tôi xin làm vợ anh.

Địa rất ngạc nhiên và bỡ ngỡ, không biết trả lời lại thế nào cả. Nàng lại nói:

- Tôi là người trên cung tiên. Trời thấy anh là người tử tế mà chịu khổ, chịu sở đã nhiều nên cho tôi xuống giúp anh sung sướng.

Nói rồi nàng hóa phép biến túp lều bên bờ sông thành một dinh cơ rất đẹp: Nhà ngói, hành lang, sân gạch trong nhà đồ dùng thức đựng đầy đủ, kẻ hạ người hầu từng đoàn.

Địa vừa kinh lạ vừa sung sướng. Nàng tiên lại hóa phép làm ra cỗ bàn linh đình để cho chàng làm giỗ cúng cha.

Sáng hôm sau, nàng tiên bảo Địa hãy mặc đồ gấm vóc, ngồi kiệu đến mời Thiên sang nhà mình ăn giỗ.

Lần này Địa được Thiên tiếp đãi có phần tư tếû. Nhưng khi nghe nói đến mời ăn giỗ, hắn bĩu môi bảo Địa:

Muốn ta tới chơi thì hãy trải chiếu hoa từ đây tới nhà, ta sẽ đến.

Địa về kể lại cho vợ nghe, nàng tiên lại hóa phép thành chiếu hao trải một đoạn đường dài từ nhà mình đến dinh Thiên ở.

Thiên không ngờ trong thời gian vừa qua, Địa cũng trở nên giàu có lớn, mới đến xem cho biết sự tình. Đến nơi hắn rất lấy làm lạ khi thấy nhà cửa và mọi thứ đồ đạc của Địa ít có một nhà nào bì kịp. Khi ăn giỗ, vợ Địa thân hành ra mời rượu.

Thấy nàng đẹp quá, Thiên đâm ra ganh tị với hạnh phúc của Địa, rượu say hắn nói:

- Chú đổi vợ chú cùng cơ nghiệp này cho tôi thì tôi nhường chức quan cùng dinh cơ của tôi cho chú.

Không bao giờ Địa lại muốn thế, nhưng nàng tiên bảo nhỏ xui Địa bằng lòng. Hai bên cùng làm tờ giao ước, thế rồi sau đó Địa lên võng về dinh.

Còn Thiên sau rượu nằm ngủ một giấc li bì, nhưng đến sáng hôm sau, khi bừng mắt tỉnh dậy, hắn ngơ ngác thấy mình nằm ở giữa một túp lều bên sông. Người vợ đẹp cùng dinh cơ của hắn ngày hôm qua đã biến đâu mất cả.

Từ đó, hắn làm nghề chống đò thay Địa, còn Địa hóa ra thông minh, khôn ngoan làm quan sung sướng mãi.

Ngày nay, câu nói "Của Thiên trả Địa" là do sự tích ở trên mà có.

Truyện 040

Diệt Và Xương


Xưa có vị quan tên Nguyễn Hữu Long, hiền từ ai ai đều mến phục, ông rất đỗi thông minh dù nguy hiểm cỡ nào ông cũng đối phó được.

Một hôm đang ngồi đọc sách ở thư phòng có quân vào báo cáo:

- Thưa ngài, dân trong xóm đang làm lễ. Họ bắt hai đứa bé, đem tắm rửa sạch sẽ rồi đốt hương trầm, chờ hiếng dâng cho Mãng Xà vương.

Quan ngự y hỏi:

- Chừng nào Mãng Xà vương đến?

- Dạ chúng tôi chưa rõ.

Nghe xong, quan ngự y bèn đến nơi, hỏi han dân chúng. Các ông kỳ lão đều tỏ vẻsợ hãi, trình bày đầu đuôi sự việc. Hằng năm, đúng dịp, hai con Mãng Xà vương từ ngoài biển khơi vịnh Xiêm La đến khuấy rối xóm làng. Đôi mãng xà vương nọ to như cái khạp da bò, khi chúng đến cả khu rừng rung chuyển, nổi giông gió, sập nhà cửa. Dân làng khấn vái, hứa nạp cho mãng xà vương hằng năm hai đứa trẻ. Nhờ vậy, mãng xà vương không còn hung hăng như trước.

Nhìn qua cuộc lễ, quan ngự y vô cùng xúc động, nhất là khi ông thấy hai đứa trẻ vô tội kia.

Quan ngự y hỏi nhanh:

- Chừng nào mãng xà vương đến?

Các ông kỳ lão thưa:

- Dạ, tối mai, vào khoảng canh ba, giờ tý.

- Các ông cứ yên trí, nghe lời tôi.

- Dạ rủi bề gì "họa hổ bất thành", gây thêm tai hại cho dân trong xóm...

- Đừng ngại, ta cứ làm như ầy, như vầy. Điều quan trọng là đừng tiếc lộ trước, e dân chúng xôn xao làm cho kế hoạch có thể thất bại.

Thế là ngày hôm sau đích thân quan ngự y điều khiển vài người dân tín cẩn, bảo họ tìm hai con chó thật mập, đem về cạo lông, mổ ruột tại căn chòi xa vắng tận núi rừng.

Mặt khác quan ngự y truyền cho quân sĩ tán vài vị thuốc cho thật nhuyễn. Đâu đó xong xuôi, quan bèn dạy họ bỏ thuốc tán ấy vào bụng hai con chó, may ruột kín mít.

Để hôm sau, dân chúng tề tụ đến sân lễ. Cha mẹ của hai đứa bé ấy khóc lóc thảm thiết khi nhìn thấy con mình bị nhịn đói, ngất xỉu trong bầu không khí đầy khói trầm ngột ngạt.


1 2 3


--------------------------------------------------------------------------------
Cổ Tích Việt Nam Nguyên Tác: Biên soạn: Hoàng Oanh



Đến canh hai, các ông kỳ lão đứng ra, kêu gọi dân chúng:

- Bà con hãy an tâm, rút lui vào nhà. Đừng lấp ló nghoài cửa mà chết oan mạng.

Ai nấy ngơ ngác nhưng rốt cuộc đành tuân lời. Riêng có cha mẹ và thân nhân của hai đứa bé thì cứ lăn ra mà khóc mãi.

Chờ khi mọi người đã khuất dạng, quan ngự y Nguyễn Hữu Long nói với cha mẹ của hai nạn nhân nọ:

- Bây giờ các ngươi cứ tự tiện đem con về đừng cho chòm xóm hay biết.

Họ ngơ ngác:

- Chúng tôi sợ mãng xà vuơng trả thù.

- Thôi, cứ đi mau. Lát nữa đây, ta đủ tài trí ứng phó.

Sau đó, theo lệnh của quan ngự y, quân sĩ đem hai con chó dồn thuốc nọ ra sân. Quân sĩ dựng hai con chó theo dáng điệu của đứa bé quì. Họ dùng mực và son để tô miệng và mắt xác chó giống với dáng điệu đứa bé.

Quan ngự y căn dặn lần chót:

- Các anh nào chuẩn bị nước sơn? Đã tới chưa?

Vừa dứt lời, cây rừng chuyển răng rắc như giông bão. Quan ngự y khoát tay, bảo những người còn lại:

- Chúng ta hãy núp thật kỹ để chờ cơ hội...

Ngoài sân đỉnh trầm bay nghi ngút. Hai con chó bị cạo lông, xem trắng phếu, mơ hồ giống như hai đứa bé. Bỗng đâu, giông gió im bặt. Hai con mãng xà vương xuất hiện, bò sát đất, từ từ xáp lại gần đỉnh trầm rồi dựng mình lên, khoe cái mồng khá to, múa qua múa lại.

Quan ngự y mừng thầm nói với quân hầu:

- Chúng nó quá tin hai con chó. Trước khi đớp mồi, mãng xà vương còn giỡn mồi. Rõ ràng chúng đi có cặp, một con đực một con cái.

Vài phút sau, hai con mãng xà quấn lấy mồi nuốt trọng vào họng rồi bò tới bò lui, dáng điệu ngày càng uể oải.

Chất thuốc mê hồn, ngấm dần...


1 2 3


--------------------------------------------------------------------------------
Cổ Tích Việt Nam Nguyên Tác: Biên soạn: Hoàng Oanh



Chẳng bỏ lỡ cơ hồi, quan ngự y khoát tay ra hiệu lịnh. Bọn quân hầu đem nước sơn ra, tiến dè dặt đến bên cạnh hai con ác thú.

- Sơn cho nhanh lên, mỗi con một màu khác nhau.

Mãng xà nằm mê man. Quân hầu tha hồ sơn phết: Con đực màu xanh, con cái sơn đỏ.

Các vị kỳ lão hỏi khẽ:

Tại sao thương quan chưa ra lịnh giết nó?

Quan ngự y đáp:

- Thế của nó tuy vậy chớ vẫn còn mạnh. Quân hầu của ta chỉ gồm vài người, nhưng ta bảo đảm từ rày về sau chúng nó sẽ chẳng dám trở lại gây rối nữa.

Hai con mãng xà bỗng cựa quậy vì chất thuốc "mê hồn" lần lần mất công hiệu. Nhưng khi nhìn nhau, trông thấy những màu sắc kỳ lạ, chúng trở nên hoảng hốt, xem nhau như kẻ thù khác loại quá xa lạ. Thế là con mãng xà đực và con mãng xà cái nổi giận, cắn nhau, trượt nhau như giông như gió, đi mất dạng về phía vịnh Xiêm La.

Từ đó về sau, chẳng bao giờ đôi mãng xà nọ trở lại đất liền nữa.


1 2 3