Trang 2/23 đầuđầu 1234567812 ... cuốicuối
kết quả từ 9 tới 16 trên 178

Ðề tài: [VN] - Những điểm du lịch ở Huế

  1. #9

    Default

    Đồi Thiên An


    Có một địa danh mà khi nhắc đến thì có nhiều người đã có thời thanh xuân ở Huế đều dấy lên trong lòng những kỷ niệm khó quên. Ðó là Thiên An - một vùng đồi hoang vắng với những bước chân dài mấy mươi năm để đi vào thơ ca, với những chiếc lá thông rơi vương kín áo tình nhân; Với những giọt nước thủy chung ở Hồ Thủy Tiên huyền thoại; Với những mối tình xanh dưới bóng thông già.

    Thiên An là một vùng đồi núi nhấp nhô nằm ở phía Nam thành phố Huế, trên tuyến đường đi thăm lăng Khải Ðịnh, qua khỏi ngã ba Cầu Lim chừng 2km. Thiên An hiện ra trước mặt bạn một màu xanh của ngàn thông , với lô nhô triền đồi, mái lá và con đường dốc ngoằn ngèo chạy vào ký ức.

    Quần sơn này gồm 140 ngọn đồi gối đầu lên nhau trong một khu vực rộng khoảng 60ha. Ðường bình đồ, xê dịch từ 60m-125m, điểm cao nhất chính là ngọn đồi có đan viên Thiên An tọa lạc. Chính các đan sĩ người Pháp thuộc dòng tu khổ hạnh Bénedictine đã khai phá và đặt tên cho Thiên An. Ngày 25-1-1935 tu viện Pierre de Vire ở Pháp phái cha Wandrelle đến Việt Nam để xem xét một việc thành lập đan Viện. Cha đã chọn khu Bất động sản Vielle ở Ðà Lạt để xây dựng đan viện vào tháng 10 năm đó. Sau đó Ðức cha tu viện trưởng Fulbert Gloreces ở Pháp đã cử cha Romain Guillaume đến cai quản Ðan Viện ở Ðà Lạt, chính cha Romain là người sáng lập ra đan viện Thiên An vào 3-1940- trong quá trình mở rộng ảnh hưởng dòng Bénédictine lên phía Bắc Việt Nam. Ngày 6-10-1940 Lễ khánh thành Ðan Viện Thiên An bằng một lễ MiSa được cha Romain tổ chức và ông đã chọn Thánh tâm chúa Jêsu như là vị bảo hộ của đan viện . Dòng tu được xây dựng và đặt trên Thiên An.

    Song song với việc kiến tạo đan viện, các đan sĩ sư huynh và những người giúp việc đã xúc tiến việc trồng thông, đào hồ, lập vườn, biến vùng rừng núi khô cằn này thành một vùng rừng núi trù phú. Trước 1968 lúc đông nhất tu viện có đến 80 tu sĩ, 250 đệ tử và 60 người giúp việc. Ðan viện lập được ba vườn cam ở ba thung lũng hẹp bao quanh hồ Thủy Tiên.

    Những vườn cam này được mua giống từ Angerie về, lại được chăm sóc tốt nên trái lớn và rất sai.Ngày trước trên những sọt hoa trái ở chợ Ðông Ba, có những quả cam có đóng dấu T.A chính là giống cam quý từ Ðan viện Thiên An. Hai hồ nước trong Ðan Viện được các cha Romain và Cadet Phạm Quang Ðiện cho đào vào năm 1940 -1960 đã cung cấp nước cho toàn khu vực và trở thành thắng cảnh đặc biệt là hồ Thủy Tiên và huyền thoại về những giọt nước thủy chung.

    Ðến thăm Thiên An bạn sẽ bắt gặp những địa danh một thời nằm sâu trong ký ức giới trẻ Huế. Ðó là đồi Ðức Mẹ rợp bóng thông già mà mỗi góc cây vẫn còn in hằn dấu "Yêu" của những đôi tình nhân xứ Huế. Ðó là dốc "Mạ ơi" quanh co khúc khuỷa. Ðó là hình ảnh đôi chân lạc lối vườn cam tìm đến lăng Ba Vành nơi mà lịch sử vẫn tàng ẩn một nghi vấn. Phải chăng đó là lăng mộ vua Quang Trung Bạn sẽ bắt gặp từng đôi trai gái khóac nhau đi dưới gốc thông già để nhặt đi tìm quả rụng như nhặt tìm kỷ niệm của thời yêu nhau. Bạn sẽ nghe chuông nhà thờ văng vẳng gọi lòng người hướng thiện tâm về với chúa dẫu cánh cửa dòng tu vẫn khép kín và bên bờ hồ Thủy Tiên xanh ngắt là những vũ hội sôi động của đám học trò...

    Có lẽ vì thế mà Thiên An đã có nguồn cảm hứng, để nữ thi sĩ học trò Hồ Huê viết lên những vần thơ dễ thương nhất của một thời áo trắng

    Không hiểu sao trời hôm ấy mênh mông
    Cánh én vẫy tôi ngỡ chừng vô định
    Gió luồn qua gốc cây vẳng tiếng chuông thành kính
    Tiếng chuông và gió trốn tìm nhau

    ..........

    Chiều Thiên An rất mơ dù rất thực
    Ðể đêm về tôi gọi mớ Thiên An.


    Đồi Thiên An, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.
    thay đổi nội dung bởi: Má Lúm, 01-08-2009 lúc 08:26 PM

  2. #10

    Default

    Núi Túy Vân


    Chỉ cách thành phố Huế chừng 50km về phía nam, Túy Vân - Núi Rùa (xã Vinh Hiền, Phú Lộc) có cái tinh khiết, trong trẻo gần như tuyệt đối của một vùng trời, nước và đảo hoang sơ, ít dấu chân người.



    Núi Túy Vân


    Du khách đến tham quan núi Túy Vân thường đi theo hai đường: từ thành phố Huế về Thuận An, rồi đi theo đường ven biển để đến núi; hoặc từ Huế qua quốc lộ 1A về Đá Bạc, từ đây đi đò máy qua đầm Cầu Hai thì đến nơi, đường dài khoảng 30km

    Tuý Vân là một ngọn núi nhỏ gần cửa Tư Hiền, nổi lên giữa một hòn đảo xanh, hùng vĩ, ngày xưa có tên gọi là Mỹ Am Sơn. Núi có dáng dấp đẹp, trong một lần chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) đi qua đây, thấy phong cảnh thơ mộng, hữu tình, bèn lập một ngôi chùa nhỏ làm nơi cầu phúc cho dân địa phương.

    Đến đời vua Minh Mạng cho xây dựng lại và đổi tên là chùa Tuý Ba. Năm vua Minh Mạng thứ 17 (1837), chùa được tùng tu và xây dựng thêm lầu. Đến năm Thiệu Trị nguyên niên (1841), chùa được tiếp tục trùng tu và đổi tên chùa Tuý Vân.

    Vua Thiệu Trị liệt Tuý Vân vào thắng cảnh của đất thần kinh trong bài thơ "Vân Sơn thắng tích" và cho khắc bia đá dựng bên chùa đặt tên "Linh Thái, Tuý Vân hệ nhị quốc gia chi thắng cảnh" (Linh Thái, Tuý Vân đều là thắng cảnh của quốc gia).

    Qua bao năm tháng chiến tranh, chùa, lầu gác hư hại nhiều, hiện nay công tác bảo tồn vẫn đang được thực hiện.



    Tháp Điều Ngự


    Trên đỉnh Tuý Vân, nổi lên có ngọn tháp ba tầng là Điều Ngự. Đứng ở tầng 2 và 3, có thể nhìn thấy hết toàn cảnh của huyện Phú Lộc.

    Giữa lưng chừng núi là chùa chính, dưới chân núi còn có ngôi Chùa Lớn làm chỗ ở cho chư tăng, trước và sau chùa có nhiều cây lá sum suê. Đặc biệt, trên hàng trăm tầng cấp của chùa có nhiều cây thông cổ thụ sừng sững.

    Từ núi Tuý Vân nhìn phía đông khoảng 700m có núi Linh Thái, còn gọi là Quy Sơn hay Núi Rùa. Một lần chúa Nguyễn Phúc Tần đến đây, thấy ở đỉnh núi có ngôi tháp Chàm được người dân địa phương cho biết rất linh, bèn cho dời ngôi tháp đi nơi khác rồi lập chùa thờ Phật với tên gọi Vĩnh Hoà.

    Từ chân núi Tuý Vân sang bãi biển đá dưới chân Núi Rùa chỉ mất chừng 10 phút. Ở đây, các quần thể đá to nhỏ chồng xếp lên nhau tạo ra những hốc động thật kỳ thú. Từng mảng sóng bạc đầu dội vào hốc đá vút lên cao mù mịt liên hồi. Tiếng sóng, gió biển hoà với tiếng reo của lá cây tạo nên một sự cộng hưởng của âm thanh hoang dã.

    Trên một dải cát hẹp của bờ biển, các quần thể đá hình như những con rùa là nơi tập trung nhiều loại vỏ hải sản tấp vào bờ, tạo dáng như một hòn non bộ rất bắt mắt.

    Du khách đến đây sẽ thích thú khi đi dạo quanh núi rừng và ven theo con đường ven biển rợp bóng dương, đọc sách, bơi, ăn đồ biển và ngủ trên cát. Những người thích mạo hiểm hơn thì băng qua những tảng đá và phải "chịu trận" của từng đợt sóng để đứng trên tảng đá cao ngất ngưỡng giữa không gian bao la.



    Một góc chủa Thanh Duyên (Túy Vân)


    Theo ông Lâm Văn Sơn, phó chủ tịch xã Vinh Hiền: mỗi năm khu du lịch này chỉ thu hút từ 45 đến 50 ngàn lượt khách tham quan và nghỉ dưỡng.

    Sở dĩ số lượng khách đến ít xuất phát từ việc triển khai dự án trùng tu di tích quốc gia chùa Thánh Duyên (Tuý Vân) và tháp Điều Ngự còn diễn ra chậm.

    Hy vọng sau khi dự án khu du lịch sinh thái: Đông Dương-Hàm Rồng- núi Linh Thái hoàn thành, (tổng vốn đầu tư trên 14 tỷ đồng), đây sẽ là điểm đến lý tưởng của du khách.



    Đầm Cầu Hai nhìn từ đỉnh núi Túy Vân
    thay đổi nội dung bởi: Má Lúm, 01-08-2009 lúc 08:32 PM

  3. #11

    Default

    Hồ Truồi


    Cách Huế chưa tới 30 cây số. Không biết tự bao giờ cái tên xứ Truồi đã tồn tại cùng với địa danh xứ Huế để rồi ta có núi Truồi, sông Truồi, làng Truồi, dâu Truồi, cả gái Truồi nữa và giờ đây có thêm hồ Truồi.



    Hồ Truồi


    Quang cảnh hồ Truồi kỳ vĩ hoang sơ và ấn tượng. Khởi công xây dựng từ năm 1996, đập Truồi cao 50 mét tạo nên dung tích lòng hồ đến 60 triệu mét khối nước. Và nữa, từ bên này hồ Truồi nhìn sang, chúng tôi bắt gặp toàn cảnh thiền viện Trúc Lâm – Bạch Mã đẹp như một bức tranh thuỷ mặc.

    Lại một chuyến đò qua bên kia thiền viện. Chậm mất rồi! Không sao, chủ đò là một thanh niên nhanh nhảu rút chiếc điện thoại di động và a lô. Năm phút đã thấy có ngay một chiếc đò mới. Đò từ từ tiến ra giữa lòng hồ. Phía bên kia, những tổ đường, chính điện, lầu chuông… của thiền viện quần tụ trên khu đồi nguyên sinh, dưới chân ngọn Linh Sơn dần dần hiện ra, rõ mồn một.




    Thoáng chốc đến nơi. Trước mặt phía ở trên cao đã là thiền viện Trúc Lâm – Bạch Mã. Chầm chậm bước chân lên 172 bậc tam cấp để đứng trước tam quan thiền viện. Khi đã ở cái vị thế trên cao mới có dịp quan sát một cách đầy đủ và toàn cục hồ Truồi. Cái lòng hồ rộng lớn kia giờ nằm gọn trong tầm mắt, làn nước trong xanh, cảnh vật tĩnh lặng, có cây xanh bao bọc, có núi cao che chắn, có cả giữa lòng hồ một đảo chơi vơi mà thơ mộng.

    Tiếp tục cuộc hành trình đi ngược lên phía đầu nguồn. Nắng đã lên cao. Quang cảnh núi rừng cứ rộng mở dần, có cảm giác như dạo nào viếng thăm Phong Nha động ở Quảng Bình hay Tam Cốc ở Ninh Bình. Mười lăm phút lênh đênh trên sông nước đã nghe tiếng nước chảy róc rách. Nước từ trên cao, chảy theo những con khe, con suối đổ vào lòng hồ. Một bãi đá cũng là bãi tắm hiện ra. Chúng tôi bắt gặp nhiều nhóm người đã có mặt nơi đây để thư giãn trong ngày hè cuối tuần.
    thay đổi nội dung bởi: Má Lúm, 07-08-2009 lúc 12:20 AM

  4. #12
    Sunshine*
    Khách

    Default

    Bạn hướng dẫn viên du lịch ơi, tớ muốn đi tới tất cả mấy cái chỗ mà bạn post, có đc ko? Bạn là hướng dẫn viên cho tớ nhé

  5. #13

    Default

    Hùng thiêng dòng thác Kazan


    Ẩn mình bên vùng đệm rừng quốc gia Bạch Mã, mới đây, thác Kazan hùng vĩ (Thừa Thiên Huế) đã được những đồng bào Tà Ôi ở thôn Dỗi "đánh thức". Đây là điểm du lịch sinh thái kết hợp văn hoá đặc sắc mà đồng bào vùng trung du Thừa Thiên Huế tổ chức khai thác để giới thiệu đến du khách.



    Thác Kazan


    Khởi hành từ thành phố Huế buổi sáng, sau hơn 60 phút đi ô tô vượt đèo La Hy, du khách sẽ tới thôn Dỗi, thuộc xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế. Ở đây, du khách được đắm mình trong tiếng chim ríu rít gọi đàn, tiếng hú của bầy vượn, tiếng róc rách của suối… Ở cổng làng, trước sân ngôi nhà Guơl truyền thống, khách sẽ được chào đón bằng những tiết mục múa, hát, thổi nhạc cụ truyền thống rất đặc sắc của đồng bào dân tộc.

    Nếu đã quen nghe những âm thanh từ dưới xuôi, chắc hẳn, khách khó lòng nhịn cười khi thấy cảnh ông Trần Văn Đinh, trưởng Ban quản lý khu du lịch, người thổi kèn sừng dê hay nhất thôn Dỗi, nói oang oang bằng một tràng tiếng Việt lơ lớ: "Bà con thôn Dỗi kính chào khách quý. Mời khách quý thưởng thức các điệu múa, lời ca của đồng bào Tà Ôi...".

    Tiếng cồng chiêng nổi lên ngay sau lời giới thiệu. Tốp múa của trẻ em thôn Dỗi từ từ tiến ra giữa sân. "Diễn viên" vừa diễn, ông Trần Văn Đinh lại say sưa thuyết minh, khách say sưa hoà mình nhún nhảy trong tiếng nhạc.



    Màn tấu nhạc "chào khách" của người Tà Ôi


    Ông Đinh nói nếu chép ra kín cả trang giấy, người phiên dịch chỉ dịch lại có mấy câu cụt ngủn nhưng khách vẫn gật gật đầu xem chừng hiểu và thích thú. Không có vấn đề gì, tiếp nhận văn hoá đôi khi không cần phải có ngôn ngữ! Đến giờ phút này, giữa chủ và khách, khoảng cách về địa lý, ngôn ngữ, văn hoá... chỉ còn lờ mờ như sương khói.

    Sau màn "chào hỏi", du khách sẽ giao lưu với người dân địa phương trong ngôi nhà Guơl, đi thăm làng, qua đám lá mục, đi lắt léo qua những tảng đá gập ghềnh để đi chơi thác Kazan, cùng nấu ăn chung với nhau. Đồng bào mời khách những món ăn mà chỉ nghe đã thấy … "khoái", như lợn nướng, cơm ống tre, cá suối nướng … Đặc biệt, tại đây, du khách sẽ được mua sản vật địa phương gồm mật ong rừng, thổ cẩm, hàng đan lát chính hiệu của người Tà Ôi.

    Nếu có cơ hội, bạn nên thử nán lại một đêm, ngủ trong nhà Guơl truyền thống. Du khách ngồi quanh bếp lửa bập bùng, nghe chuyện từ thời mở đất của người Tà Ôi ở Nam Đông. Đêm khuya, khi tiếng nói của con người đã bắt đầu hoà trong sương khuya lạnh buốt, thì từ chốn rừng sâu, tiếng tác của con mang, con nai lại cất lên.

    Nếu là người may mắn, giữa đêm khuya, bạn có thể nghe được tiếng kèn sừng dê, tiếng gió rít qua vách đá cùng xào xạc của gió rừng… Kết thúc giấc ngủ muộn giữa vùng trung du, bạn sẽ thức dậy cùng tiếng chim muông và hương rừng thoảng trong sương gió…

    Trích Nguyên văn bởi Sunshine* View Post
    Bạn hướng dẫn viên du lịch ơi, tớ muốn đi tới tất cả mấy cái chỗ mà bạn post, có đc ko? Bạn là hướng dẫn viên cho tớ nhé
    Bạn gì đó ơi, thật ra có chỗ mình cũng chưa đi .

    Trích Nguyên văn bởi -::- ïŋ√ïʂîߣȝ -::- View Post
    :vui: nhìn cảnh lung linh wa' hok bik ra ngoài có thật còn lung linh thơ mộng vậy hok hen
    Ở Huế ít ảnh hưởng bởi những phát triển ngày càng nhanh của xã hội, vậy nên ở đây gần như vẫn giữ được vẻ lung linh và trầm tư vốn có của nó .
    thay đổi nội dung bởi: Má Lúm, 08-08-2009 lúc 07:14 AM

  6. #14

    Default

    Trích Nguyên văn bởi letue View Post
    Sông Hương , Núi Ngự còn gì bằng nào. đây là thiên đường là cảnh đẹp tuyệt vời trên trần giang
    :confuse:
    Ùi, có nói quá kô vậy .

    Đầm Chuồn đêm ngàn sao...


    Đầm Chuồn không xa lắm, bởi chỉ mười cây số đi xe máy từ trung tâm thành phố Huế là đến nơi. Trên đường đi, tiện thể ghé qua làng Chuồn (xã Phú An, Phú Vang, Huế) đong vài xị “đệ nhất danh tửu”, chọn một vài đòn bánh tét đặc sản lúc nào cũng có ở chợ làng này.




    Ra đến bến đò Đồng Miệu, mấy anh bạn lái thuyền cặp đôi hai chiếc ghe nan, đủ chỗ cho tám người, gắn máy đuôi tôm hẵn hòi. Khuôn mặt khách háo hức, bởi trừ hai anh bạn thuyền “thổ địa”, những người còn lại đều lần đầu được rong chơi giữa vùng đầm phá bao la này.

    Con thuyền phăng phăng lướt sóng. Anh bạn lái thuyền khéo léo điều khiển thuyền luồn lách giữa đám “nò” sáo ken dày như bàn cờ trên mặt phá, lúc rẽ phải, lúc rẽ trái, chuyển hướng điệu nghệ như một tay lái “lụa” điều khiển xe hơi giữa thành phố đông đúc với nhiều ngã ba, ngã tư...



    Nhà chồ của ngư dân


    Nửa giờ sau, thuyền đến nơi và cặp vào một nhà “chồ” (nhà tạm trên sông). Hai ông thổ địa bảo, việc đầu tiên thú vị nhất là đi giở nò (đổ nò). Chiếc nò hình trụ, được làm bằng tre đan, đặt ở đầu chóp hình chữ V của các tấm sáo trên mặt phá với độ sâu chừng hai mét. Anh bạn thuyền khỏe mạnh, bặm môi kéo nò lên, tôm cá thi nhau quẫy đạp. Mọi người háo hức, lăng xăng chuẩn bị cho bữa tiệc đầy hứa hẹn.

    Rượu làng Chuồn được rót ra, mùi ngất ngây của loại “đệ nhất danh tửu” này quyện với mùi cá tươi thoang thoảng hình như đã kích thích bụng dạ mọi người đói cồn cào. Vừa nhấm nháp thưởng thức, vừa xuýt xoa khen ngon, anh bạn quả quyết rằng, ăn con cá trên suốt dọc chiều dài đất nước, không ở đâu ngon bằng cá trên phá Tam Giang, bởi nó có mùi... đầm phá. Một anh khác giải thích thêm, đó là nhờ mùi rong tảo đặc trưng, chỉ có ở vùng nước lợ... Mùi của biển, mùi rong tảo đầm phá vừa quen vừa lạ, phảng phất đâu đây. Đêm khuya, nước trời lồng lộng, không còn xác định được phương hướng nữa.



    Thuyền đi giữa nò sáo


    “Trăng lên!”. Ai đó reo. Mảnh trăng thượng tuần được mắc sẵn trên bầu trời, ánh bạc lấp lóa trên mặt nước. Phong cảnh đẹp lạ lùng. Không khí loãng ra. Mấy xị rượu và bánh tét làng Chuồn đã đưa mọi người vào trạng thái lâng lâng rồi nhanh chóng rơi vào giấc ngủ sâu.

    Gió biển mơn man nhè nhẹ, mang theo cảm giác se lạnh, tưởng chừng như mùa hè oi bức đã rời xa. Giữa vùng đầm phá mênh mông bốn bề sóng nước, đêm trên nhà chồ thoáng mát, hư ảo trong một khung cảnh khá lạ lùng, bỗng quên mùa hè hanh hao miền Trung.




    Người Huế gọi đêm ngủ nhà chồ trên phá Tam Giang là đi ngủ “khách sạn nghìn sao”. Ranh giới giữa trời và nước không còn. Chỉ tiếng sóng vỗ về mạn thuyền nghe rì rào, và thi thoảng có tiếng quẫy của con cá hanh, cá kình.



    Bình mình trên đầm Chuồn


    Tam Giang nay đã hòa vào dòng chảy của đời người...
    thay đổi nội dung bởi: Má Lúm, 08-08-2009 lúc 07:15 AM

  7. #15
    Thạc sỹ letue's Avatar
    Tham gia ngày
    Aug 2007
    Nơi Cư Ngụ
    Thiếu Lâm Tự
    Bài gởi
    4,400

    Default

    Trích Nguyên văn bởi Má Lúm View Post
    Ùi, có nói quá kô vậy .
    mình quăng giùm cho dân Huế mình mờ bạn Má lún
    IF U CAN DREAM IT, U CAN DO IT :jump:

  8. #16
    kem dâu mút
    Khách

    Default

    Ừm, đang suy nghĩ là làm sao Hồ Truồi có tên là Truồi mà không phải là Chuồi?
    Giá cả về chỗ ở thì là giá hiện nay hay mới vậy Lúm? Nếu du lịch mà bụi bặm thì nên ở khu nào gần trung tâm mà giá rẻ, ăn uống khu nào thì rẻ hả Lúm?

Trang 2/23 đầuđầu 1234567812 ... cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện đang có 1 tv xem bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • Bạn không được quyền đăng bài
  • Bạn không được quyền trả lời bài viết
  • Bạn không được quyền kèm dữ liệu trong bài viết
  • Bạn không được quyền sửa bài
  •