Trang 6/6 đầuđầu 123456
kết quả từ 41 tới 47 trên 47

Ðề tài: Tổng Hợp Các Đáp Án Đố Vui Lĩnh Thưởng

  1. #41
    V.I.P
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Nơi Cư Ngụ
    Vũ lưu
    Bài gởi
    9,055
    Blog Đã Viết
    23

    Default Đáp Án 35. - 252/ Nhà Giáo Dạy Kiều 19 - Lưu Dấu Ngàn Sau

    Trích Nguyên văn bởi Hoaibao View Post
    Chú trọng tới các câu thi hào Nguyễn Du tả cảnh thiên nhiên trong 244 câu thơ đầu, bạn xác lập được câu hỏi nào và giải đáp ra sao để đại danh bạn mãi lưu dấu ngàn sau ?

    Sáng tác: 252 - NC TBL 438 + HB 1,746 - 798 - 1-12-11

    T/T: 5 đô

    Tài liệu tham khảo:

    http://www.informatik.uni-leipzig.de...0001_0244.html
    ĐÁP ÁN

    Câu "Tà tà bóng ngả về tây" của thi hào Nguyễn Du cần được đổi lại ra sao để tăng thêm giá trị ngữ pháp ?

    "Về tây" cần được đổi lại vì:

    1/ Cụ Nguyễn Du dụng ngữ "Tà tà" rất súc tích:

    _ Tà tà ( tt ): ( Bóng mặt trời, mặt trăng ) hơi xiên và chếch, thấp dần xuống về phía tây khi sắp hết ngày hoặc đêm.
    Trải bao thỏ lặn ác tà. ( Kiều )
    Trời hôm xế bóng tà tà. ( Nhị độ mai )

    _ Tà tà ( pht ): Thong thả, không vội vàng, từ từ.
    Có đêm ra đứng đàng tây,
    Nom lên lại thấy bóng mây tà tà. ( Ca dao )

    Như thế, theo định nghĩa, trong "tà tà" đã sẵn có "về tây".
    Tuy vẫn có thể lập lại "về tây" nhưng nó bị câu thúc ở thế đơn điệu và phí đi hai từ chủ yếu.
    Hai từ chủ yếu này phát xuất từ đâu ?

    2/ Từ ngữ đồng nghĩa và tương đương với "tà tà" :

    _ Đủng-đỉnh ( pht ): Khoan thai, ung dung, thong thả.
    Đợi chàng chẳng thấy chàng đâu,
    Bóng trăng đủng đỉnh ra màu khơi trêu. ( Ca dao )

    _ Đủng-đỉnh ( dt ): Tên khoa học Caryota mitis, thuộc họ hóa Pagometalopic - 2ZK ( Xét theo quả và bột ở sát gốc ).
    Cây thường mọc ở chân núi đá vôi, thung lũng ẩm hay ven rừng, cao từ 2 tới 10 mét, có nhiều sợi và bẹ lá.
    Lá dùng làm áo tơi, nón hoặc trang hoàng khi có tiệc tùng, dài từ 1,5 tới 3 mét, có nhiều lá chét mọc cách, dai, cuống chung to khía rãnh, phiến hình thoi.
    Cụm hoa dày đặc, quả hình cầu nhẵn và đen.
    Thân ở sát gốc có ít bột, ăn được.

    Đủng đỉnh còn được gọi là đùng-đình.

    Tóm lại, "tà tà" tương quan chặt chẽ với "đùng đình" qua các định nghĩa và phân tích trên.
    Khi bóng mặt trời ngả về tây thì bóng cây đùng đình cũng ngả theo.

    Đùng đình giữ vai trò trung gian, điều hợp và chủ động của điệp khúc ngữ pháp hoàn chỉnh vì thế nó tránh được nét đơn điệu khô cứng của "về tây".
    "Đùng đình" thanh tân như một kiều nữ ngữ pháp.

    Câu thơ trên được đổi là :

    Tà tà bóng ngả đùng-đình.

  2. #42
    V.I.P
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Nơi Cư Ngụ
    Vũ lưu
    Bài gởi
    9,055
    Blog Đã Viết
    23

    Default Đáp Án 36 - Mừng Xuân Tân Mão 2011 - Thơ Balon

    Nguyên văn bởi Di Thuong
    Mừng Xuân Tân Mão 2011 - Thơ Balon

    Vào ngày đầu xuân 2011, thay vì "Đang làm gì đón tết thế ?", câu hỏi tương đương cùng câu trả lời nào gây hứng thú bất ngờ nhất và vinh danh được nền học thuật nước nhà ?
    ĐÁP ÁN

    Câu hỏi tương đương:
    _ Năm con mèo đang làm gì thế ?
    Câu trả lời bất ngờ bằng câu hỏi:
    _ Có hai thôi chứ sao lại năm ?!

    GIẢI THÍCH

    1. Chuyển từ "năm" thời gian sang "năm" số đếm.

    _ "Năm" thời gian: theo dương lịch, đó là thời gian trái đất quay một vòng quanh mặt trời, khoảng 365 ngày, gồm 12 tháng.
    Trong bài là năm âm lịch, lấy mặt trăng làm gốc, nếu nhuận có 13 tháng, thường đi trước năm dương lịch non một tháng.
    Một năm là mấy tháng xuân. (Ca dao)
    Chuyện muôn năm cũ kể chi bây giờ. (Kiều)

    _ "Năm" số đếm: số đếm trong dãy số tự nhiên, giữa số 4 và số 6.
    Oản dưng trước mặt năm ba phẩm,
    Vãi đứng sau lưng sáu bẩy bà. (Hồ Xuân Hương)
    Ghi chú: "năm" kết hợp với "ba" để chỉ số lượng ít, chỉ khoảng từ ba đến năm.

    2. Mắt nhìn thấy 5 con mèo nhưng tại sao chỉ có 2 con mèo ?

    Mèo còn được gọi là miêu.
    Cho 5 con mèo dàn hàng ngang:

    MIÊU MIÊU MIÊU MIÊU MIÊU.

    Một số nghĩa Hán-Việt của MIÊU:

    _ Hai MIÊU đầu (dt): hai con mèo.
    _ MIÊU thứ ba (đt): vẽ, như miêu họa.
    _ MIÊU thứ tư (dt): cây mạ non.
    _ MIÊU thứ năm (dt): cái mỏ neo.

    Như thế, hai con mèo được nhân cách hóa để chúng vẽ cây mạ non và cái mỏ neo.

    3. Nếu không muốn nhân cách hóa, người được hỏi trả lời bằng 5 tiếng mèo kêu:

    MEO MEO MEO MEO MEO.

    Một trong bẩy nghĩa của "meo" là tiếng mèo kêu (tt).
    "Meo" là tượng thanh của mèo cũng như "tố hộ" là tiếng con công kêu.
    Thế nên câu trên có nghĩa:
    _ (Mình đang) vẽ hai con mèo, cây mạ non và cái mỏ neo.

    Tóm lại, chúng ta đổi từ "mão" sang "miêu" và "meo", cũng đều là mèo cả.
    Đố thơ Balon này không phải chỉ dành riêng tết Tân Mão nhưng cho tất cả các năm con mèo.

    Thơ Balon:

    MIÊU MIÊU MIÊU MIÊU MIÊU.

    hoặc:

    MEO MEO MEO MEO MEO.

  3. #43
    V.I.P
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Nơi Cư Ngụ
    Vũ lưu
    Bài gởi
    9,055
    Blog Đã Viết
    23

    Default Đáp Án 37 - 282/ Nhà Giáo Dạy Kiều 48 - Thiên Nhiên & Hồn Nhiên

    Tất cả những gì đạt được đỉnh điểm đều là thơ Balon.
    Từ định nghĩa trên, có khi thi sĩ TBL chỉ mời bạn tìm một từ thỏa đáng cho chủ đề.
    Thí dụ thi hào Nguyễn Du nên để Kiều kể cho khách nghe:

    Trên cánh đồng mượt mà cỏ dại, dưới trời chiều lộng gió, cô bé thổn thức:
    _ Thiên nhiên làm xót xa lòng hồn nhiên !
    Kiều cho khách biết trong 24 từ trên, đã có sẵn 7 từ cho đáp án.
    Khách chỉ còn tìm từ cuối cùng.
    TBL ?

    Sáng tác: 282 - NC TBL 467 + HB 1,783 + DT 008 - 841 - 2-11-11

    T/T: 5 đô
    ĐÁP ÁN

    Bẩy từ đã có sẵn trong bài:

    Thiên nhiên cỏ xót lòng hồn nhiên.

    Từ thứ tám đứng trước cỏ là thả.

    Thả cỏ 1/ (đt): thả cho súc vật ăn cỏ tự do trên đồng.

    Thả cỏ 2/ (đt): người đàn bà đi ngoại tình để có con với sự đồng ý ngầm của chồng khi chồng bị bệnh vô sinh.

    Nhìn thấy súc vật ăn cỏ tự do trên đồng, cô gái chạnh lòng nghĩ đến thân phận mình là đứa con hoang, không biết cha ruột là ai !

    Thơ Balon câu bát:

    Thiên nhiên thả cỏ xót lòng hồn nhiên.

  4. #44
    V.I.P
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Nơi Cư Ngụ
    Vũ lưu
    Bài gởi
    9,055
    Blog Đã Viết
    23

    Default Đáp Án 38. - 306/ Nhà Giáo Dạy Kiều 72 - Phật Pháp & Ngữ Pháp

    Nguyên văn bởi Hoaibao
    Muốn vượt xa nguyên tác Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, thi hào Nguyễn Du nên đưa thêm giá trị ngữ pháp vào kiến thức bách khoa.
    Như thế chẳng những Trung Quốc phục mà cả thế giới phải ngưỡng mộ học thuật Việt Nam.
    Thí dụ:

    Thấy Kiều giả bộ té để thử tài mình, khách văn nhân xuất chiêu ngay:
    _ Vô ngã vô úy ngã.
    Kiều biến hóa liền sang thế thứ hai:
    _ Nếu đổi chủ đề "ngã" sang "tha thứ" và cũng giữ cách nói trên, làm cách nào đạt được giá trị ngữ pháp cao nhất anh nhỉ ?!
    TBL ?

    Sáng tác: 306 - NC TBL 490 + HB 1,813 + DT 032 - 872 - 3-7-11

    T/T: 5 đô
    ĐÁP ÁN

    Vô (trt): không.
    Ngã (dt): tôi, ta, mình.
    Vô ngã: không kể gì đến mình, quên hẳn mình đi.
    Úy (đt): sợ.
    Ngã (đt): té.

    Vô ngã vô úy ngã: quên được mình thì chẳng sợ bị té.
    Nghĩa rộng: quên được mình và không chấp bất cứ điều gì thì chẳng sợ gì.

    Câu trên chơi chữ "ngã".
    Nay nếu đổi chủ đề "ngã" sang "tha thứ" trong câu "tha thứ thì thư thái", chúng ta cần tìm hai từ AB sao cho:
    1/ AB bao hàm được cả hai nghĩa "tha thứ" và "thư thái".
    2/ AB tạo được ngữ pháp bậc hai và nằm trong mô hình Z bậc một.

    AB chính là "khuể khỏa" vì:

    Khuể khỏa (đt): bỏ qua, tha thứ, xí xóa cho nhau (những chuyện xích mích).
    Khuể khỏa (tt): khuây khỏa, vừa ý, hài lòng, thư thái.
    Ngữ pháp bậc hai ở đây thuộc mô hình điệp ngữ.

    Khắc (pht): từ biểu hiện tính tất yếu của quan hệ nhân quả.
    Giá trị ngữ pháp cao nhất từ các luận cứ trên:

    Khuể khỏa khắc khuể khỏa.

    http://www.hoahoctro.com/4rum/showth...74035&page=501

  5. #45
    V.I.P
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Nơi Cư Ngụ
    Vũ lưu
    Bài gởi
    9,055
    Blog Đã Viết
    23

    Default Đáp Án 39. - 330/ Nhà Giáo Dạy Kiều 96 - Người Thợ Tài Hoa

    Trích Nguyên văn bởi Hoaibao View Post
    Thi hào Nguyễn Du nên cho Kiều thử tài khách văn thi nhân:

    Bà chủ nhờ một người thợ tay nghề giỏi, quán xuyến cả mộc lẫn nề để xây cất biệt thự.
    Lúc gần xong, bà nửa đùa nửa thật bảo:
    _ Nếu anh và con gái tôi thành hôn thì chúng ta cùng không phải bận tâm !
    Người thợ tài hoa nói gì khiến bà chủ phục và gả con gái cho ?
    TBL ?

    Sáng tác: 330 - NC TBL 514 + HB 1,837 + DT 056 - 894 - 4-1-11

    T/T: 5 đô
    ĐÁP ÁN

    Mô hình ngữ pháp: dạng đảo ngữ AB - BA.

    Ma trận Balon:

    Dung tư
    Tư dung.

    Câu bát Balon:

    Dung tư nào dám bận lòng tư dung.

    _ Dung tư (dt): tiền công thợ.
    _ Tư dung (dt): hình dáng và vẻ mặt của người phụ nữ.
    Trong Kiều, cụ Nguyễn Du dùng "phong tư" để diễn tả dung mạo cốt cách của Kim Trọng (câu 151):
    "Phong tư tài mạo tuyệt vời" ( có sách ghi là tót vời. )

    Ý người thợ khiêm tốn:
    _ Tiền bạc đâu có đáng gì để giai nhân phải bận lòng.

    Như thế người thợ tài hoa khôn ngoan, đề cao con gái bà chủ.
    Đây là yếu tố tâm lý để đắc nhân tâm, khiến bà chủ hài lòng.

  6. #46
    V.I.P
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Nơi Cư Ngụ
    Vũ lưu
    Bài gởi
    9,055
    Blog Đã Viết
    23

    Default Đáp Án 40. - 345/ Nhà Giáo Dạy Kiều 111 - Toán Ngữ Pháp 5 Ẩn Số

    Nguyên văn bởi Hoaibao
    Cả thế giới đều sợ thi học Việt Nam nếu thi hào Nguyễn Du cho Kiều thử tài Kim Trọng theo cách sau:
    _ A và B cùng đang làm gì thì chỉ có A hoặc B bị mắng ra sao ?
    TBL ?

    Sáng tác: 345 - NC TBL 529+ HB 1,853 + DT 071 - 905 - 4-16-11

    T/T: 5 đô
    ĐÁP ÁN

    Thành ngữ trong chủ đề: "hỗn như gấu". (Trẻ con) hỗn láo, nói năng không lễ độ với người lớn tuổi.
    Hai loại động vật liên quan tới chủ đề:
    _ Động vật ăn tạp như gà, gấu, heo ...........
    _ Động vật ăn cỏ như hươu, nai, ngựa ............

    1 và 2/ Hai con vật được chọn là ngựa và gấu.
    3/ Chúng cùng đang ăn.
    4/ Con gấu bị mắng.
    5/ Bị mắng là "hỗn thực !"

    Giải thích:

    1/ và 2/: ngựa và gấu ở hai nhóm khác nhau và thường hay bị mắng như "đồ ngựa", "hỗn như gấu".
    3/ và 4/: chúng cùng đang ăn nhưng chỉ có con gấu bị mắng (oan) vì gấu thuộc loại động vật ăn tạp.

    "Ăn tạp" còn gọi là "hỗn thực".

    Hỗn-thực (đt) kép: ăn cả hai loại thức ăn động vật và thực vật.

    Hỗn thực (không có gạch nối):

    Hỗn (tt):
    a) Vô lễ, lếu láo.
    b) Lẫn lộn, lộn xộn.
    c) Vượt ra khỏi khuôn khổ một cách ngang trái.
    Thực (trt): thật, rất, lắm.

    Hỗn thực: thực sự lếu láo, ngang trái.

    Chúng ta chơi chữ hai từ "hỗn thực" như trên nên dù gấu chỉ ăn, không phá hoại gì nhưng vẫn bị mắng là lếu láo.

    Câu bát Balon:

    Gấu kia hỗn thực ngựa này vẫn ngoan.

    http://www.hoahoctro.com/4rum/showth...74035&page=531

    Tài liệu tham khảo:

    Gấu ngựa – Wikipedia tiếng Việt
    Gấu nâu – Wikipedia tiếng Việt
    http://vi.wikipedia.org/wiki/G%E1%BA%A5u_tr%C3%BAc
    Họ Ngựa – Wikipedia tiếng Việt
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_L%E1%BB%A3n

  7. #47
    V.I.P
    Tham gia ngày
    Oct 2009
    Nơi Cư Ngụ
    Vũ lưu
    Bài gởi
    9,055
    Blog Đã Viết
    23

    Default Đáp án 41. - 368/ Nhà Giáo Dạy Kiều 134 - Ham Sống - Cười

    Trích Nguyên văn bởi Hoaibao View Post
    Kiều kể truyện vui cho khách nghe:

    Thấy một người đã ê chề đau khổ suốt đời nhưng lúc sắp chết vẫn còn ham sống, thần chết cười bảo:
    _ Nếu ngươi nói được câu gì ý nhị về cõi chết và đời sống chẳng những làm ta cười mà còn vinh danh cả dân tộc Việt, ta sẽ cho thỏa nguyện.
    Câu bát TBL ?

    Sáng tác: 368 - NC TBL 552 + HB 1,881 + DT 094 - 928 - 5-9-11

    T/T: 5 đô
    ĐÁP ÁN

    Tuyệt hậu tái tô: chết đi sống lại.

    Tuyệt hậu (H-V): không có đường về sau.
    Tô: (H-V): chết mà sống lại.

    Một mình "tô" đã đủ nhưng "tái tô" trong cụm từ "tuyệt hậu tái tô" làm nghĩa chết đi sống lại mạnh nghĩa hơn.

    Người sắp chết muốn sống lại, tức muốn tái tô.
    Đảo ngữ của "tái tô" là "tô tái", tạo giá trị trào phúng.
    Tô tái thuộc về phở, một món ăn ngon có tầm vóc quốc tế, vinh danh dân tộc ta trên khắp thế giới.

    Câu bát TBL:

    Chỉ cần tô tái là đời tái tô.

Trang 6/6 đầuđầu 123456

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện đang có 1 tv xem bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • Bạn không được quyền đăng bài
  • Bạn không được quyền trả lời bài viết
  • Bạn không được quyền kèm dữ liệu trong bài viết
  • Bạn không được quyền sửa bài
  •