Trang 2/2 đầuđầu 12
kết quả từ 9 tới 15 trên 15

Ðề tài: [tips] Phương pháp Luyện thanh, Sáng tác và một số kỹ năng mix nhạc

  1. #9
    m2mnamtuocbongtoi
    Khách

    Default

    vụ này nghe ra có vẻ hay đó.......... thank kưng nha

  2. #10
    Giải Ba Hai Trái Tim Vàng '09 toanmaster's Avatar
    Tham gia ngày
    Jan 2009
    Nơi Cư Ngụ
    Vỉa hè
    Bài gởi
    586

    Default

    :rang: Shaneơi cho mình link down cái chương trình Adobe Audition với. cả crack lun ná. thanks
    Nỗ lực của Pu Thuy, là niềm tự hào của But già
    My Blog: http://hiyou7k.com

  3. #11
    *♥*Ma Bư Mập*♥*
    Khách

    Default Phương Pháp sáng tác nhạc

    Có nhiều bạn muốn sáng tác nhạc, nhưng khg bít sáng tác sao cho hay nên còn e ngại, Nay MaBu share cho mọi người hi vọng giúp ích
    ____________________________________________

    A- Mở Đầu. Chúng ta ai cũng đã hơn một lần tự hỏi:

    Làm thế nào có thể sáng tác một ca khúc, hay, nổi tiếng?

    Câu hỏi trên đây có 3 phần: 1-Làm thế nào có thể sáng tác một ca khúc? 2-Làm thế nào có thể sáng tác một ca khúc hay? 3-Làm thế nào có thể sáng tác một ca khúc nổi tiếng?

    Trả lời câu hỏi phần 1: Làm thế nào có thể sáng tác một ca khúc? Trước tiên, bạn cần có một ít thơ văn trong ngôn từ, biết làm thơ, gieo vần... để đặt lời hát. Thứ nhì, bạn phải biết rung cảm, xúc động trước những gì xảy ra, dù vui dù buồn cũng khiến bạn phải suy nghĩ, để tìm đề tài sáng tác, và thêm tình tiết cho ca khúc…Thứ ba, bạn phải biết hát, bạn phải là người rất thích hát và đã từng hát những ca khúc của bá tánh, dù bạn hát không hay, không lôi cuốn người nghe cũng không sao. Thứ tư, bạn phải biết một ít kỹ thuật sáng tác…Nếu bạn có 4 điều này, bạn có thể sáng tác và hoàn thành một ca khúc dễ dàng. Trong những phần sau của tài liệu này, Quốc Toản sẽ trình bày một số kỹ thuật sáng tác ca khúc, đế giúp các bạn có thể sắp xếp các câu nhạc, các đoạn nhạc, các cách mở đầu, chuyển đoạn, kết thúc một đoạn, một ca khúc.., nhờ đó các bạn có thể tự hoàn chỉnh một ca khúc, không còn áy náy, nghi ngờ là đúng hay sai luật sáng tác.

    Ủa, sao không nhắc tới nhạc lý và nhạc cụ? Nhạc lý và nhạc cụ là những phương tiện rất tốt, có thể giúp bạn tìm những âm điệu, tiết điệu mới, giúp bạn thêm nhiều phương cách để sáng tác và nhất là giúp bạn hoàn thành ca khúc nhanh và gọn.

    Như vậy ta có thể sáng tác khi chưa học nhạc lý và không biết chơi một nhạc cụ? Đúng, chưa học nhạc lý và không biết chơi nhạc bạn vẫn có thể sáng tác ca khúc. Sáng tác một ca khúc gần giống như sáng tác một bài thơ, hay một bài văn ngắn, rồi thêm âm điệu và nhịp điệu cho lời thơ, lời văn thành một ca khúc. Trong những phần sau, Quốc Toản sẽ trình bày một phần tối thiểu về nhạc lý, và những kỹ thuật sáng tác cần thiết, giúp các bạn có khả năng làm việc với âm điệu và nhịp điệu cho ca khúc của bạn. Nếu bạn sáng tác một bài thơ rồi giao cho một nhạc sĩ phổ nhạc, sẽ là một bài thơ phổ nhạc, nhạc phẩm thuộc về 2 người. QuốcToản đã làm hòa âm và thực hiện nhiều CD nhạc gồm những ca khúc rất hay, được sáng tác bởi những người chưa học nhạc lý và không biết chơi một nhạc cụ nào. Nếu bạn đã học nhạc lý, đã học ký âm..., bạn có thể tự mình chép bài hát ra giấy, nếu không, bạn có thể hát ca khúc mới sáng tác của bạn cho một người nhạc sĩ nghe, người nhạc sĩ đó sẽ chép những lời hát ra bản nhạc cho bạn, và nhạc phẩm này là tài sản trí óc của riêng bạn. Nếu bạn biết xử dụng một nhạc cụ thì rất tốt… bạn sẽ thoải mái, nhiều thú vị, và thấy dễ dàng trong việc sáng tác, hơn những người chưa học nhạc lý, hoặc không biết chơi một nhạc cụ nào. Lưu ý: QuốcToản là một nhạc sĩ đã được "very well trained", nên có thể chép bản nhạc 100% đúng như bạn hát. Một nhạc sĩ khác, có thể chép nhạc phẩm cho bạn không đúng như bạn đã hát originally, nhưng tưởng là đúng, làm cho những nhạc sĩ khác nhìn bản nhạc hát lên những âm điệu ít nhiều khác với nhạc phẩm của bạn.

    Trả lời câu hỏi phần 2: Làm thế nào sáng tác một ca khúc hay (a nice song)? Tới đây, thí dụ bạn đã biết sáng tác một ca khúc, ca khúc có thể hay hay không, chưa nói tới. Nhưng câu hỏi là làm thế nào ta có thể sáng tác một ca khúc hay? Một ca khúc hay, hay không hay, hoàn toàn tùy theo ý thích riêng của từng người, vì đây là nghệ thuật, cũng như người ta hay nói xấu đẹp tùy người đối diện. Thí dụ, bạn đã từng được nghe những bài hát, những giọng ca rất hay, bạn rất thích. Nhưng có những người lại khen những bài hát khác, những giọng ca khác là hay là tuyệt vời mà bạn chẳng muốn nghe tí nào, đúng không? Cũng như những bộ môn nghệ thuật khác, một ca khúc có thể hay với người này nhưng không hay với người kia. Do đó, trong phần sau của tập sách này, Quốc Toản sẽ giúp bạn biết tránh những điều không hay, không thuận tai, trong lúc sáng tác, để ca khúc mới của bạn được hoàn hảo, một ca khúc hay....a nice song.

    [B]Trả lời câu hỏi phần 3:[/B] Làm thế nào sáng tác một ca khúc nổi tiếng (a popular song, a hit song)? Một ca khúc nổi tiếng, là một ca khúc được rất nhiều người biết tên, và rất thích nghe. Hơn nữa, nhiều ca sĩ chuyên nghiệp cũng thích hát trình diễn ca khúc nổi tiếng này. Tác giả (composer) của ca khúc nổi tiếng cũng được người người ngưỡng mộ như một thiên tài. Với luật tác quyền hiện nay, một ca khúc nổi tiếng có thể giúp bạn kiếm được nhiều tiền lắm. Một ca khúc nổi tiếng trong giới thanh thiếu niên, hay trên thị trường lớn, thí dụ thị trường Mỹ, sẽ giúp bạn kiếm được cả triệu đô la Mỹ. Sáng tác được một ca khúc nổi tiếng, là một ước mơ lớn của tất cả mọi người, kể cả các nhạc sĩ và các nhà sáng tác ca khúc (musicians & song composers). Một ca khúc không phải chỉ tự nó có thể nổi tiếng, mà còn tùy thuộc rất nhiều yếu tố khác như: tâm tư tình cảm, nguyện vọng cũng như những khát vọng của con người, tức là những thính giả của không gian và thời gian trong lúc ca khúc ra đời. Giọng hát đầu tiên đã chuyên chở ca khúc tới người nghe, với một lối luyến láy nào đó, chắc chắn đã giúp một phần lớn cho ca khúc được nổi tiếng. Phần hòa âm đầu tiên, dù đơn sơ hay cầu kỳ vĩ đại, cũng góp một phần không nhỏ, chắp cánh cho ca khúc vươn tới đại chúng.. v.v…Người ta chỉ có thể sáng tác một ca khúc, một ca khúc hoàn hảo, một ca khúc hay, nhưng không ai chắc chắn có thể sẽ sáng tác một ca khúc nổi tiếng. (ha ha ha, nếu biết tại sao mỗi khi túng tiền không sáng tác vài bài, kiếm một mớ tiền xài chơi?) ================================================== ===============

    B- Lời khuyên cho ai đang chuẩn bị sáng tác.

    1)-Đơn giản là rất tốt. Nghe như ngược đời, nhưng đúng như vậy. Các bạn hãy nhớ lại, nghe lại những ca khúc đã nổi tiếng, nhạc đương thời, nhạc thời chiến, nhạc tiền chiến, hầu như bài nào cũng đơn giản. Ngôn từ đơn giản, âm điệu đơn giản, tiết điệu đơn giản…dễ hát, dễ hiểu và dễ nhớ. Các bạn có thấy bài nào lời hát khó hiểu, rắc rối, âm điệu trúc trắc, khó hát….trong số những nhạc phẩm nổi tiếng không? Thưa không. Vậy thì bạn không nên dùng những từ ngữ rắc rối, trừu tượng không rõ ý nghĩa….không nên dùng những âm điệu lên rất cao rồi tuột xuống rất thấp, v.v vượt khỏi sức lực (nơi cổ họng) của con người…

    2)-Tìm cách làm cho nhiều người thích nhạc phẩm của mình. Nếu tìm được một âm điệu mới lạ (nghe không giống nhạc phẩm nào), lồng trong một vài câu nói đang có trên môi của nhiều người đương thời, đơn giản, dễ hát, để người nghe có thể hát theo mấy câu, thì nhạc phẩm sẽ dễ lưu lại trong đầu người nghe ngay khi mới nghe lần đầu. Được như vậy bạn đã thành công nhiều lắm rồi. Nếu nhạc phẩm của bạn lại có một tiết nhịp có thể làm cho người nghe muốn nhịp nhịp bàn chân, búng búng ngón tay khi nghe, thì đúng là bạn đang nhập cuộc. Bạn đang trở thành một “người của quần chúng”, một "public figure". Very cool.

    3)-Tìm cách làm cho người nghe xúc động. Những câu chuyện buồn, vui, hài hước, có thể biến thành những ca khúc được nhiều người thích. Những hoàn cảnh éo le, những sinh hoạt vui tươi náo động cũng có thể là đề tài cho những ca khúc mới của bạn. Nói chung, bạn sẽ thành công nếu nhạc phẩm của bạn có thể làm cho người nghe xúc động: thấy buồn, thấy vui, thấy éo le, thấy vui lên, thấy tức cười, hay thấy ngứa ngáy tay chân..v..v.. ================================================== =============

    C- Những nguyên tắc để xây dựng ca khúc.

    Quốc Toản hy vọng 3 câu trả lời và 3 lời khuyên trên đây (phần A và B) đã giúp các bạn ít nhiều trong bước đầu sáng tác. Sau đây là những điều cần thiết bạn cần biết để sáng tác một ca khúc.

    1)-Cấu trúc một ca khúc:

    Cấu trúc căn bản: Thông thường, một ca khúc được xây dựng bằng 3 đoạn, mỗi đoạn được đặt tên bằng một chữ cái là: A + B + A/. Đoạn A là đoạn đầu, B là đoạn thứ 2, và A/ là đoạn thứ 3 của nhạc phẩm. Tại sao đoạn thứ 3 không gọi là C? Thưa, vì đoạn thứ 3 thường có âm điệu giống như đoạn đầu là A, nên người ta gọi đoạn thứ 3 là A/. Đoạn thứ 2 của bài nhạc luôn luôn có âm điệu khác với đoạn đầu A, nên được gọi là B. (Sang Ngang - Đỗ Lễ, Sầu Đông - Khánh Băng). Nhưng chúng ta cũng đã được nghe nhiều nhạc phẩm nổi tiếng không viết theo cấu trúc căn bản, mà có thể là một trong những cấu trúc biến đổi, hoặc những cấu trúc khác sau đây.

    Cấu trúc biến đổi 1: A+A' + B+B' + A/+A/'. Trong trường hợp này, câu A' có âm điệu giống như A, hoặc chỉ khác mấy nốt cuối cùng. Đoạn B và B', đoạn A/ và A/' cũng vậy (Tình Khúc Tháng Sáu - Ngô Thụy Miên, Thung Lũng Hồng - Phạm Mạnh Cương).

    Cấu trúc biến đổi 2: A+A' + B + A/ (Cô bé ngày xưa - Hoài Linh).

    Cấu trúc biến đổi 3: A + B + A + C + A/ (Đón Xuân - Phạm Đình Chương).

    Các cấu trúc khác: Ngoài ra, chúng ta cũng thấy nhiều ca khúc chỉ có 2 đoạn: A + B. (Tuổi Mộng Mơ, Tuổi Hồng, Xuân Ca - Phạm Duy). Có ca khúc chỉ có 2 đoạn giống nhau: A + A' (Giã Từ Đêm Mưa - Văn Phụng, Em Đẹp Như Mơ - lời Việt Xuân Hùng) Thỉnh thoảng chúng ta cũng bắt gặp một nhạc phẩm có 3 đoạn hoàn toàn không giống nhau: A + B + C. Thỉnh thoảng chúng ta cũng thấy một nhạc phẩm, ngoài cấu trúc căn bản, hoặc biến đổi, có thêm một đoạn (extra) ở phần cuối cùng, như là phần kết luận của bài luận văn. Gọi tên là CODA (đọc là Kô-Đa).

    Lời khuyên của Quốc Toản: Các bạn không cần chú ý nhiều tới các hình thức cấu trúc của bài nhạc. Nếu có nhiều ý và từ hoặc có nhiều điểu phải nói ta sẽ làm một nhạc phẩm với nhiều đoạn. Nếu trong một nhạc phẩm, bạn chỉ muốn nói tới một vài điều, (cũng có thể bạn bị bí, bị hạn hẹp ngôn từ...) ta chọn cấu trúc đơn giản, chỉ cần một hoặc hai đoạn cũng được.

    2)-Tìm âm điệu cho một ca khúc. Đây là phần hướng dẫn tối thiểu về nhạc lý, cần thiết để sáng tác ca khúc, nhờ đó bạn có thể tạo được một âm điệu hay cho một nhạc phẩm. Những điều Quốc Toản trình bày sau đây đã được loài người tìm ra và đã được phát triển qua cả thế kỷ rồi. Tuy nhiên, nếu sau này bạn không dùng tới, thì ít nhất bây giờ bạn cũng nên biết, vì nó có thể giúp bạn trong bước đầu sáng tác ca khúc.

    a)-Âm điệu: Ta chỉ có thể đọc được lời của bài hát, chưa hát được, nếu không có âm điệu. Do đó, sau khi đã có đề tài (subject) và một vài câu cho lời nhạc (lyrics), hoặc cả bài nhạc, bạn phải nghĩ ngay tới việc tìm một âm điệu (melody) để hát những lời nhạc, đúng không? Thỉnh thoảng bạn có thể bắt gặp cả 2 lời và âm điệu trong một lúc. Tuy nhiên bạn cũng cần đọc tiếp sau đây để có thể hoàn tất được bài nhạc dễ dàng hơn.

    Nguyên tắc: Nếu đề tài và lời nhạc vui tươi, bạn nên chọn âm điệu vui, tức là Âm điệu Trưởng (melody in major mode). Nếu đề tài và lời nhạc buồn bã, bạn nên chọn âm điệu buồn, tức là Âm điệu Thứ (melody in minor mode). Muốn biết Trưởng và Thứ là gì? và Trưởng với Thứ khác nhau ra sao? mời bạn xem tiếp sau đây.

    b)-Âm điệu Trưởng và Âm điệu Thứ: Âm điệu được xây dựng trên một Âm giai (scale). Âm giai Trưởng là gốc của Âm điệu Trưởng, Âm giai Thứ là gốc của Âm điệu Thứ.

    c)-Âm giai: là một chuỗi âm thanh liền nhau, gồm 7 nốt chính của âm nhạc, từ thấp lên cao hoặc từ cao xuống thâp. Có 2 loại âm giai chính là âm giai trưởng và âm giai thứ. Khoảng cách giữa các nốt trong 2 loại âm giai khác nhau rất nhiều, sự khác nhau này tạo ra Âm giai Trưởng và Âm giai Thứ.

    Lưu ý: Còn có rất nhiều loại âm giai Trưởng và âm giai Thứ của các nước khác trên thế giới, ai muốn nghiên cứu thêm, xin xem sách "Phối Hòa Âm Đối Chiếu, The Complete Scales, Modes" của Nhạc sĩ Huỳnh Nhâm. Vì khuôn khổ giới hạn của tài liệu này, chúng ta chỉ nghiên cứu Âm giai Đô Trưởng Tây phương và Âm giai La Thứ Natural, được coi như 2 âm giai đại diện cho Trưởng và Thứ.

    Âm giai Trưởng: Đồ--Rê--Mi--Fa--Sol--La--Si--Đố. (Đồ=thấp, Đố=cao, nhưng chỉ là một nốt Đô). Nếu nhìn vào bàn phím đàn piano, ta thấy khoảng cách giữa các nốt của âm giai trưởng có khoảng cách như sau:



    Đồ-2phím-Rê-2phím-Mi-1phím-Fa-2phím-Sol-2phím-La-2phím-Si-1phím-Đố. Trong âm nhạc, từ phím đàn này tới phím đàn kế tiêp, chỉ khác nhau 1/2 cung, gọi là 1 bán cung. Nếu khoảng cách là 2 phím, tức là 2 bán cung, gọi là 1 cung.

    Do đó, ta có thể nói: Đồ lên Rê: 1 cung, Rê lên Mi: 1 cung, Mi lên Fa: 1 bán cung, Fa lên Sol: 1 cung, Sol lên La: 1 cung, La lên Si: 1 cung, Si lên Đố: 1 bán cung. Như vậy khoảng cách giữa các nốt của một âm giai trưởng như sau: 1cung+1cung+1/2cung+1cung+1cung+1cung+1/2cung.

    Âm giai Thứ: Là--Si--Đô--Rê--Mi--Fa--Sol--Lá. (Là=thấp, Lá=cao, nhưng chỉ là một nốt La). Nếu nhìn vào bàn phím đàn piano, ta thấy khoảng cách giữa các nốt của âm giai thứ có khoảng cách như sau:



    Là-2phím-Si-1phím-Đô-2phím-Rê-2phím-Mi-1phím-Fa-2phím-Sol-2phím-La.

    Do đó, ta có thể nói: Là lên Si: 1cung, Si lên Đô: 1bán cung, Đô lên Rê: 1 cung, Rê Lên Mi: 1 cung, Mi lên Fa: 1bán cung, Fa lên Sol: 1 cung, Si lên Đố: 1bán cung. Như vậy khoảng cách giữa các nốt của một âm giai thứ như sau: 1cung+1/2cung+1cung+1cung+1/2cung+1cung+1cung.

    Lời khuyên của Quốc Toản: Các bạn gõ từng phím đàn piano (hoặc kb) theo thứ tự từ dưới lên hoặc ngược lại hoặc không cần thứ tự nào, nếu gõ theo Âm giai Trưởng, các bạn sẽ nghe được một âm điệu vui vui, phấn khởi và trong sáng...Nếu gõ theo Âm giai Thứ, các bạn sẽ nghe được một âm điệu buồn buồn, u uẩn, ảm đạm....từ đó các bạn có thể tìm được một âm điệu rất gần với chủ để, với nội dung của ca khúc bạn đang thai nghén.

    3)-Nghệ thuật soạn âm điệu cho ca khúc. Sau đây là một số phương cách để soạn âm điệu cho ca khúc. Những phương cách này giúp bạn có thể viết được một âm điệu dễ nghe, dễ hát và xuôi tai.... nhưng trước tiên chúng ta phải biết thế nào là các Bậc của một âm giai, vì những phương cách soạn âm điệu được dựa trên căn bản này.

    Qua các phần trên đây chúng ta đã biết một Âm giai có 7 nốt, dù là âm giai Trưởng hay Thứ. Tính từ thấp lên cao ta có 7 Bậc như sau (số La Mã):

    Âm giai Đô Trưởng: Đồ -- Rê -- Mi -- Fa -- Sol -- La -- Si -- Đố.

    Âm giai La Thứ: Là -- Si -- Đô -- Rê -- Mi -- Fa -- Sol -- Lá.

    Các Bậc tương ứng: I II III IV V VI VII VIII

    Với tất cả các âm giai khác, ngoài Đô Trưởng, như Rê Trưởng, Rê# Trưởng....và ngoài La Thứ, như Si Thứ, Đô Thứ....chúng ta cũng đặt nốt thấp nhất là Bậc I, nốt kế tiếp là Bậc II, v..v..Tới đây, chúng ta có thể nói chuyện tới một số phương cách cho việc soạn âm điệu cho khúc như sau:

    Bắt Đầu và Kết Thúc Căn Bản: Căn bản mà nói thì đa số âm điệu bắt đầu ở Bậc I, III, V hoặc VIII, và kết thúc ở Bậc I hoặc VIII. Khi kết thúc một đoạn hay một bài nhạc ở Bậc I hoặc Bậc VIII, ta tạo được một cảm giác trọn vẹn, như một dấu chấm xuống hàng hoặc một dấu chấm hết của một bài diễn văn. Nhưng đa số, không phải là tất cả, vì ta cũng thấy nhiều ca khúc không bắt đầu theo phương cách này, và thỉnh thoảng cũng có những ca khúc không kết thúc theo phương cách căn bản trên đây. Sau đây là những ví dụ:

    Bài: Bài Thơ Hoa Đào của Hoàng Nguyên bắt đầu ở Bậc I, kết thúc ở Bậc I và VIII.

    Bài: Ai Lên Xứ Hoa Đào của Hoàng Nguyên bắt đầu ở Bậc VIII, kết thúc ở Bậc I.

    Bài: Chiếc Lá Cuối Cùng của Tuấn Khanh bắt đầu ở Bậc V, kết thúc ở Bậc VIII.

    Bài: Chiều Tím của Đan Thọ bắt đầu ở Bậc III, kết thúc ở Bậc I.

    Bài: Lá Thư của Đoàn Chuẩn - Từ Linh không bắt đầu ở Bậc I, III, V hoặc VIII.

    Bài: Mơ Hoa của Hoàng Giác không bắt đầu ở Bậc I, III, V hoặc VIII.

    Bài: Ru Đời Đi Nhé của Trịnh Công Sơn không bắt đầu ở Bậc I, III, V hoặc VIII.

    Bài: Bông Hồng Cài Áo của Phạm Thế Mỹ không kết thúc ở bậc I hoặc VIII.

    Chuyển Động của Âm Điệu: Người ta thường đặt một nốt nhạc cho một chữ, nhưng cũng có khi 2 nốt, 3 nốt, có khi nhiều hơn cho một chữ. tùy loại nhạc cần ngân nga, uốn éo hay không. Từ nốt này (chữ) tới nốt kế tiếp, rồi nốt kế tiếp nữa, đi lên hay đi xuống....gọi là Chuyển Động của Âm Điệu. Có nhiều loại Chuyển Động khác nhau như sau:

    Chuyển Động Bước Ngắn: là từ nốt (hoặc chữ) này tới nốt kế tiếp chỉ cách nhau 1/2 hoặc 1 cung (piano: 1 hoặc 2 phím). Thí dụ (1): (I--II--III--II--III--IV--V).

    Chuyển Động Bước Dài: là từ nốt (hoặc chữ) này tới nốt kế tiếp cách nhau lớn hơn một bước ngắn. Thí dụ (2): (I--VI--II--V--III--VI--VIII).

    Chuyển Động Hỗn Hợp: Chuyển Động Bước Ngắn dễ hát và dễ đàn hơn Chuyển Động Bước Dài, nhưng nếu dùng Bước Ngắn nhiều sẽ mau nhàm (gets boring fast). Do đó ta nên dùng Chuyển Động Hỗn Hợp, tức là dùng Bước Dài chen vào những Bước Ngắn, nhưng không nên lạm dụng nhiều quá. Thí dụ (3) vừa phải: (I--II--III--II--V--IV--V). Thí dụ (4) lạm dụng: (I--II--I II--V--II--IV--V).

    Bước Chuẩn Bị: Chuyển Động Bước Dài thường khó hát hơn Chuyển Động Bước Ngắn. Do đó, người ta thường có một Bước Chuẩn Bị cho một Bước Dài. Bước Chuẩn Bị là một Bước Ngắn ngược chiều, đặt liền trước hoặc sau Bước Dài. Thí dụ (5): (I--II--III--II--V--IV--V). Đây chỉ là thí dụ 3 trên đây mà thôi. Trong thí dụ này, âm điệu chuyển động từ I lên II, lên III, xuống II để chuẩn bị nhảy lên V--IV--V). Bạn không cần phải có Bước Chuẩn Bị cho tất cả những Bước Dài, nhưng thực tế thì Bước Chuẩn Bị really làm cho những Bước Dài, nhất là những Bước Rất Dài dễ hát và nghe êm ái hơn.

    Bước Dài Vừa và Bước Rất Dài: Bước Dài Vừa là những bước dài hơn bước ngắn một hoặc 2 bước mà thôi (quãng 3 và quãng 4). Thí dụ (6): (I--III), (II--IV), (V--III) v..v..Chúng ta không cần phải có Bước Chuẩn Bị cho những Bước Dài Vừa, nhưng nếu có cũng tốt lắm. Bước Rất Dài là những bước lớn hơn, dài hơn Bước Dài Vừa (quãng 5 trở lên). Thí dụ (7): (I--V), (II--VI), IV--VIII), (VI--I), (I--VIII). Chúng ta phải có Bước Chuẩn Bị cho một Bước Rất Dài, ít nhất là ở một đầu trước hoặc đầu sau.

    Những Quãng Cấm Kỵ: Tất cả những Bước Ngắn và Bước Dài Vừa đều là những bước tốt. Những Bước Dài Vừa có thể không cần Bước Chuẩn Bị vẫn OK. Những Bước Rất Dài tuy khó hát và khó đàn, nhưng nếu biết dùng những Bước Chuẩn Bị cũng trở nên hay lắm. Nhưng trong số những Bước Rất Dài có 2 Quãng Cấm Kỵ, có thể nói là cấm dùng. Quãng cấm thứ nhất là Quãng 4 (IV--VII) và ngược lại (VII--IV), gọi là "tritone", tức là quãng 4 tăng hoặc giảm. Quãng cấm thứ nhì là quãng 7 (I--VII). Hai quãng cấm này rất khó nghe, dù có cố gắng mấy cũng khó hát êm xuôi được. Tốt nhất ta nên tránh dùng 2 quãng cấm kỵ này, ít nhất là trong bước đầu sáng tác. Sau này, khi đã có nhiều kinh nghiệm, ta cũng có thể dùng thử xem. Quãng 8 (I--VIII) là một chuyển động đặc sắc, dễ hát và dễ nghe, nhưng chắc chắn ta cũng phải có Bước Chuẩn Bị rất cẩn thận. Tất cả những quãng lớn hơn quãng 8 (I--VIII) rất khó hát và khó nghe, nên ta phải rất cẩn thận khi dùng chúng.

    Bước Dài Kép: Nếu có 2 Bước Dài đi liền nhau, là ta đã làm một Bước Dài Kép. Khi đó ta phải để ý đến những lời khuyên như sau: Nếu Bước Dài Kép gồm 2 Bước Dài cùng chiều, thí dụ (I--V--VIII) ta nên có Bước Dài thấp lớn hơn Bước Dài cao, làm như vậy câu nhạc sẽ cân đối. Và ta phải có Bước Chuẩn Bị ở cả 2 đầu cho câu nhạc. Nếu Bước Dài Kép gồm 2 Bước Dài ngược chiều, thí dụ (III--I--V) ta không cần phải làm như trên đây. Tuy nhiên, dù là Bước Dài Kép nào chăng nữa, ta không nên dùng những quãng lớn hơn Quãng 5.

    Lưu ý: Trên đây là những điều cần biết để soạn âm điệu cho một ca khúc. Còn một số điều nữa dành cho những bạn đã học nhạc lý và biết chơi nhạc, thí dụ: Bước Dài Kép nằm trong "chord progressions", sau này khi có điều kiện Quốc Toản sẽ viết thêm trong tài liệu sáng tác ca khúc Trình Độ II.

    4)- Những nốt nhạc quan trọng. Mỗi nốt nhạc trong một âm giai (đã tạo ra âm điệu của nhạc phẩm) đều có một đặc tính riêng. Nốt (I) quan trọng nhất. và nốt V cũng quan trọng gần như nốt I. Tất cả những nốt khác trong âm giai đều là yếu, không quan trọng. Bời vậy, người ta thường bắt đầu bài nhạc bằng những nốt quan trọng, rồi tiếp tục bằng những nốt khác, những nốt yếu, không quan trọng, đi lang thang...v...v... và cuối cùng người ta lại trở về nốt quan trọng nhất để kết thúc một đoạn hoặc một bài nhạc. Đó là những nốt mạnh và quan trọng tự nhiên của âm điệu, trong khi đó người ta cũng có cách để nhấn mạnh bất cứ nốt nào, nếu cần làm cho người nghe chú ý tới. Muốn nhấn mạnh một nốt, người ta thường dùng Chuyển Động Bước Ngắn đi lên tới nốt đó, có thể giữ nốt đó hơi lâu hơn những nốt kia, rồi đi xuống, hoặc ngược lại.

    5)- Nhịp Điệu và những nốt nhạc. Một ca khúc, bên cạnh âm điệu là nhịp điệu. Nhịp điệu căn bản là 4/4 và 3/4. Với nhịp điệu 4/4, mỗi trường canh có 4 nhịp, người ta đếm nhịp như sau: (1-2-3-4) liên tiếp lập đi lập lại. Trong nhịp điệu 4/4, nhịp 1 quan trọng nhất, nhịp 3 quan trọng nhì, nhịp 2 và 4 không quan trọng. Với nhịp điệu 3/4, mỗi trường canh có 3 nhịp, người ta đếm nhịp như sau: (1-2-3) liên tiếp lập đi lập lại. Trong nhịp điệu 3/4, nhịp 1 quan trọng nhất, nhịp 2 và 3 không quan trọng. Thường thường ta phải có nốt cho những nhịp quan trọng, thí dụ: Trong Nhịp Điệu 3/4 ta luôn luôn thấy có nốt trên nhịp 1, và cũng thường thấu có nốt trên nhịp 3 trong nhịp điệu 4/4. Hơn nữa, người ta cũng hay đặt những nốt dài trên những nhịp quan trọng. Trong trường hợp người ta muốn có một âm điệu với nhịp chẻ (syncopation) thì khác. Một âm điệu có lai rai mấy câu ngắn với một Nhịp Điệu Chẻ cũng hay lắm. Ngày nay, nhiều người không muốn để ý đến những nguyên tắc và những lời khuyên trên đây, nhưng ít ra cũng sẽ giúp các bạn trong bước đầu sáng tác ca khúc.

    6)- Lời nhạc (lyrics). Một âm điệu hay, một nhịp điệu hấp dẫn chỉ là chuyện nhỏ. Lời Nhạc mới là chuyện lớn. Ngôn ngữ Việt Nam rất phong phú về cả ý tưởng và ngôn từ. Quốc Toản không dám lạm bàn về ý tưởng, đề tài, nội dung, chi tiết của một nhạc phẩm, nhưng Quốc Toản có thể gửi tới các bạn một số nguyên tắc chung (rất hữu ích) khi đặt lời cho ca khúc của bạn. Tại sao phải có những nguyên tắc? Đây là những lý do:

    a)- Tiếng Việt có dấu. Tiếng Việt có 5 dấu được đặt trên hoặc dưới các nguyên âm trong mẫu tự, những dấu này đi với chữ nào có thể làm cho chữ đó cao lên hoặc thấp xuống, hoặc cong lên cong xuống một cách tự nhiên, lắng nghe những người Việt mình nói chuyện với nhau sẽ thấy Quốc Toản nói đúng. Do đó, nếu ta ghép chữ với nốt, hoặc nốt với chữ không khéo, người nghe có thể tưởng là người ca sĩ đã hát ngọng. Nếu nói hơi quá đáng, thì người nghe có thể tưởng ca sĩ là người Cambodia hát tiếng Việt.

    b)- Tiếng Việt có nhiều âm điệu khác nhau. Người Việt Nam nói cùng một ngôn ngữ, nhưng lại có nhiều âm điệu và phát âm khác nhau. Chúng ta cần chú ý nhiều tới âm điệu, vì âm điệu trong ngôn ngữ có ảnh hưởng rất nhiều tới âm điệu chính của nhạc phẩm. Nhưng người ta thường hát theo giọng Bắc, đúng không? Đúng! Vì ca nhạc Việt Nam đã phát xuất từ Hà Nội thời Pháp thuộc. Từ đó nhạc Việt Nam được phát triển khắp nơi, qua nhiều năm tháng, bây giờ ai cũng hát theo lối phát âm của người Hà Nội. Vì vậy, ta phải kết hợp chữ và nốt nhạc thế nào để ca sĩ có thế hát dễ dàng và tự nhiên theo tiêu chuẩn vừa nói. Nếu bạn có ý định soạn một ca khúc với một giọng hát đặc biệt của một miền nào đó, bạn phải nghiên cứu âm điệu và phát âm của miền đó thật kỹ trước khi bắt tay vào việc, nếu cần ta phải ghép 2 hay 3 nốt với nhau mới diễn tả được một chữ theo âm điệu đặc biệt đó. Sau đây là 4 nguyên tắc giúp bạn ghép lời với nốt nhạc để có thể hát được tự nhiên như người Hà Nội.

    Nguyên tắc 1: Những chữ cùng dấu, thí dụ: cùng không có dấu, cùng dấu huyền, cùng dấu sắc, cùng dấu hỏi..v..v...nên đi với cùng một nốt (cùng cao độ), nếu cần phải thay đổi cao độ ta chỉ nên dùng Chuyển Động Bước Ngắn mà thôi.

    Nguyên tắc 2: Những chữ có dấu sắc và có dấu ngã luôn luôn cao hơn những chữ không có dấu. Những chữ có dấu huyền và có dấu nặng luôn luôn thấp hơn những chữ không có dấu.

    Nguyên tắc 3: Những chữ có dấu hỏi nên ghép với 2 nốt, nốt thứ nhất thấp hỏn nốt trước nó và nốt thứ 2 phải cao hơn nốt thứ nhất.

    Nguyên tắc 4: Những chữ có dấu ngã nên ghép với 2 nốt, nốt thứ nhất bằng hoặc cao hơn nốt trước nó và nốt thứ 2 phải cao hơn nốt thư nhất.

    c)- Tiếng Việt có từ đơn và từ kép. Từ Đơn chỉ có một chữ: Nắng, Mưa, Buồn... Và Từ Kép phải có 2 chữ mới đủ ý nghĩa như: Hoàng Hôn, U Sầu, Vui Vẻ, Cô Đơn, Anh Hùng, Bộ Đội....Với những từ kép, ta không nên kéo dài chữ thứ nhất, hoặc nghỉ lâu quá, mới tới chữ thứ 2, vì người nghe có thể không những không hiểu rõ ý của tác giả, mà đôi khi còn hiểu lầm nữa.

    d)- Tiếng Việt có âm câm và âm vang. Những chữ có âm câm: Biết, Hết, Học, Đẹp, Tết, ..v..v.. Những chữ có âm vang: Sang, Hoang, Trời, Chờ, ..v..v.. Ca sĩ chỉ có thể ngân dài khi hát những chữ có âm vang, nhưng không thể kéo dài những chữ có âm câm đươc. Do đó, ta phải đặt những chữ có âm vang vào những nốt ngân dài, và chỉ đặt những chữ có âm câm vào những nốt ngắn mà thôi.

    e)- Lời nhạc cần có chất thơ. Ai cũng đồng ý là lời nhạc của ca khúc phải có chất thơ mới thật sự là hay, tại sao? Cứ nhìn vào những nhạc phẩm hay, nổi tiếng từ xưa tới nay có bài nào không có chất thơ không? Thưa không. Hơn nữa, chắc chắn các bạn cũng biết đã có rất nhiều nhạc phẩm trứ danh được phổ từ một bài thơ. Như vậy tại sao ta không thêm chất thơ vào lời nhạc? Nhưng, thêm chất thơ vào lời nhạc là làm như thế nào? Rất dễ, thứ nhất ta nên gieo vần cho từng câu, có thể là vần lục bát, vần thơ Đường, vần thơ tứ tuyệt..v..v.., tùy khả năng của bạn và tùy điều kiện của nhạc phẩm, hay ít ra là bất cứ khi nào có thể. Thứ hai ta có thể có những câu đối ý, đối từ của vế trước với vế sau trong một câu, từ câu trước với câu sau.....Tuy nhiên, với một ca khúc, người ta không bắt buộc bạn phải gieo vần, phải đối đáp chững chạc và khắt khe như với một bài thơ thuần tuý, tất cả chỉ là tùy ý, tùy khả năng, optional. Có thì tốt hơn, không có cũng OK.

    ================================================== ========

    Kết- Trên đây là một số nguyên tắc và những lời khuyên cho các bạn yêu nhạc, đang muốn tiến tới một bước nữa, đến gần hơn với nghệ thuật âm nhạc. Nhưng vì giới hạn của một website, Quốc Toản chỉ có thể trình bày một cách tổng quát và ngắn gọn. Mục đích là giúp các bạn thêm một ít kiến thức về sáng tác ca khúc, bên cạnh một số vốn sống rất lớn đã có sẵn, mà các bạn đã tích lũy được trong suốt cuộc đời văn nghệ của mình. Nếu muốn tiến sâu hơn vào đại dương mênh mông âm nhạc, các bạn nên học thêm nhạc lý, học chơi một nhạc cụ (loại đa âm như guitar hoặc Piano). Quốc Toản rất thân ái chúc tất cả các bạn yêu nhạc, đặc biệt những người đã đọc những phần trình bày trên đây, sớm đạt được thành quả trên bước đường sáng tác ca khúc.

  4. #12
    *♥*Ma Bư Mập*♥*
    Khách

    Default

    Nói tóm lại cho dễ hiểu, theo kinh nghiệm của MaBu

    1/ Điều đầu tiên là bạn phải có cảm hứng.

    2/ Khi sáng tác, nên dùng những từ ngữ hay nhưng phải ẩn ý chút, để người nghe phải nghe nhiều lần và suy nghĩ về nhạc phẩm của mình ( đừng quá cao siêu là được ). Ngoài ra bạn nên chơi chữ và viết sao cho các chữ vần với nhau.

    3/ Về Melody, Nhiều bạn comment hỏi Bu : Làm sao để làm melody dễ nghe và đúng quy cách? xin thưa là chỉ cần bạn đánh đàn hoặc hát lên giai điệu ấy êm tai, khg bị ngang phè là hoàn toàn đúng quy cách

    4/ Đối với nhạc phẩm teen : Nên dùng hình ảnh dễ thương, trong sáng, kết hợp với giai điệu vui tươi, mang theo âm hưởng và màu sắc.

    5/ Đối với nhạc trữ tình : Nhẹ nhàng, thanh khiết, lời lẽ mềm mại, và đặc biệt là phải chứa đầy cảm xúc.

    6/ Nên cho thêm nhiều "gia vị " vào tác phẩm của mình : màu sắc, hình ảnh,... giai điệu thì khg nên quá đơn điệu mà làm sao cho nghe phải mang tính cách đặc sắc riêng ( khg người ta kêu đạo nhạc ráng chịu )

    CÒN GÌ THÌ CỨ HỎI, NẾU MÌNH BIẾT MÌNH SẼ TRẢ LỜI
    Chúc các bạn có những nhạc phẩm riêng mang phong cách riêng của chính mình

  5. #13
    Bé đi nhà trẻ RinX's Avatar
    Tham gia ngày
    Mar 2009
    Nơi Cư Ngụ
    miền tây hoang dã
    Bài gởi
    48

    Default

    du chua doc het nhung thay cung dc dó. de danh thoi gian doc nua roi ý kién tiep

  6. #14
    Quỉ con Ác Nhân Cốc Shady Shane™'s Avatar
    Tham gia ngày
    Dec 2008
    Nơi Cư Ngụ
    Ở đâu ai biết
    Bài gởi
    155

    Default

    Cấu trúc biến đổi 1: A+A' + B+B' + A/+A/'. Trong trường hợp này, câu A' có âm điệu giống như A, hoặc chỉ khác mấy nốt cuối cùng. Đoạn B và B', đoạn A/ và A/' cũng vậy (Tình Khúc Tháng Sáu - Ngô Thụy Miên, Thung Lũng Hồng - Phạm Mạnh Cương).

    Cấu trúc biến đổi 2: A+A' + B + A/ (Cô bé ngày xưa - Hoài Linh).

    Cấu trúc biến đổi 3: A + B + A + C + A/ (Đón Xuân - Phạm Đình Chương).
    Nói như vầy thì đúng hơn
    Cấu trúc nhạc có thể đc phân bố thế này này

    Đơn giản: Ver 1 - Chorus - Ver 2 - Chorus

    Phức tap.. theo mình

    Intro - Ver 1 - Melody - Ver 2 - Melody - Chorus - Melody - Outro

    tuỳ vào bài hát mà phân bố cho fù hợp, VD RAP là thế đấy =]]
    Hú zè...

  7. #15
    Bé còn quấn tã
    Tham gia ngày
    Jul 2009
    Nơi Cư Ngụ
    Ninh Binh
    Bài gởi
    14

    Default

    thank.........you.............. các bạn rất nhìu
    + Khi + Nhân + Gian + Yên + Vui + Một + Mình + Tôi + Trong + Đêm + Cô + Đơn + Lạnh + Lẽo +

Trang 2/2 đầuđầu 12

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện đang có 1 tv xem bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Từ "khóa" cho đề tài này

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • Bạn không được quyền đăng bài
  • Bạn không được quyền trả lời bài viết
  • Bạn không được quyền kèm dữ liệu trong bài viết
  • Bạn không được quyền sửa bài
  •