Trang 1/14 123456711 ... cuốicuối
kết quả từ 1 tới 8 trên 107

Ðề tài: Tay đan, tay móc nào !

  1. #1

    Talking Tay đan, tay móc nào !

    Những chiếc mũ xinh, khăn xinh - làm thế nào để có thể tự tay làm nên chúng - cho chính mình - cho người thân - cho bạn bè - cho cả "ấy ấy" nữa chứ ^^.

    Bỏ 1 chút thời gian, mỗi 1 ngày ngó vào đây 1 tẹo, bạn sẽ thấy chúng dễ dàng chứ không "khó xơi" như bạn vẫn nghĩ đâu ^^.

    Cùng nhau làm cho đôi tay mình đã khéo lại càng khéo hơn nhá ^^.
    thay đổi nội dung bởi: Má Lúm, 17-10-2009 lúc 08:59 PM

  2. #2

    Default

    Giáo trình đan cơ bản

    Đầu tiên sẽ là học đan nhé ^^

    Mũi đan đầu tiên

    Gầy mũi như thế nào ?

    Kế tiếp

    Hàng đầu tiên





    thay đổi nội dung bởi: Má Lúm, 17-10-2009 lúc 09:00 PM

  3. #3

    Default

    Ký hiệu trong chart đan

    Để giúp các bạn có thể đọc chart và tự đan, hôm nay diễn đàn sẽ bổ sung vào phần ký hiệu của các mũi đan.

    Mũi xuống và mũi lên


    Thêm mũi- Nhập mũi bên phải - Nhập mũi bên trái

    Các kiểu Chập 3 mũi thành 1 mũi

    Chéo nhau bên phải – Chéo nhau bên trái – Tăng thêm mũi bên phải

    Tăng thêm mũi bên trái – Tăng chiều cao mũi (nhảy mũi) – Một mũi tăng thành 3 mũi

    Các mũi kiểu cọ khác




    Kỹ thuật thêm mũi khi đan sản phẩm

    Tăng mũi ở 2 bên rìa sản phẩm, tăng dần đều



    Tăng mũi ngay trong lúc đan



    Tăng mũi 2 bên rìa sản phẩm theo kiểu bậc thang




    Kỹ thuật chiết hết các kim khi kết thúc sản phẩm

    Bằng kim móc :

    Bằng kim khâu thường :






    Hướng dẫn đọc chart đan bằng hình













    thay đổi nội dung bởi: Má Lúm, 17-10-2009 lúc 09:02 PM

  4. #4

    Default

    Tiếp theo là cách đọc chart

    Các chart này có thể chia làm 2 loại, mình sẽ lấy ví dụ 2 loại cho mọi người dễ hình dung:

    1. Mặt hoàn thành của sản phẩm gồm toàn mũi knit (hay đan lên, theo cách hiểu của em, hehe)
    2. Gồm cả mũi knit và purl (mũi đan lên và đan xuống)Chart của loại

    1: Ví dụ loại 1 nhé:


    Chart của loại này sẽ gồm các dòng có ký hiệu đan xen với các dòng trống.
    Dòng có ký hiệu (vd: dòng 1) là dòng đan các mũi knit. Số ô trong 1 dòng là số mũi.
    Bắt đầu với dòng 1 nhé (mọi người bỏ cái ô đầu tiên đánh số đi nhé)
    Đan 4 mũi đầu, đan chập về bên phải mũi thứ 5+6 (chập vào thành mũi thứ 5 trên dòng 1)
    Mũi ký hiệu O là mũi vắt len lên que trước khi đan để tạo thêm 1 mũi mới, đống thời tạo 1 lỗ trên mặt sản phẩm. Khi đan mũi này sẽ tương đương với 2 ô trên 1 dòng, tức là sau khi đan bạn đã đc 2 ô thứ 6 + 7 trên dòng 1.
    - Tiếp theo ô thứ 8+9 là ký hiệu O liền kề ký hiệu chập, tức là bạn vắt len lên que trước, sau đó đan chập về bên trái 2 mũi. Kết quả sẽ đc 1 lỗ + 1 mũi chập hị hị
    Nói chung nguyên tắc là khi đan mũi O ta sẽ đc ngay 2 ô trên dòng. Cái ô ngay sau (bên trái) ký hiệu O sẽ cho biết phải đan mũi gì sau khi vắt len, nếu là mũi chập thì vắt len rồi đan chập, nếu là ô trống thì vắt len rồi đan mũi knit bình thường. Chỉ khó nhất đoạn đấy thôi ah

    - Dòng 2 thì chỉ đan purl thôi
    - Dòng 3 ta lại tiếp tục đọc chart
    ...


    2. Loại 2 là trên 1 mặt có lẫn lộn các mũi knit và purl


    Chart của loại này thì detail hơn loại kia 1 tí vì các dòng chẵn, tương đương với mặt sau của sản phẩm cũng có ký hiệu.

    Mọi người chỉ cần lưu ý là các ký hiệu này ko phải là mũi phải đan mà là mũi sẽ lên ở mặt phải của sản phầm, suy ra ta phải đan ngược với ký hiệu ở các dòng chẵn.

    Ví dụ ở dòng 4, ký hiệu là 2 mũi knit, 3 purl, 5 knit, 3 purl, 3 knit, 3 purl, 4 knit . Thế có nghĩa là ta sẽ đan ngược với thế, 2 purl + 3 knit + 5 purl...

    Cách đọc chart chắc chỉ có mấy điều cần lưu ý thế thôi, cái quan trọng nhất là phải thuộc các ký hiệu (cũng giống như đọc chart móc thôi). Chúc mọi người thực hành thành công.
    thay đổi nội dung bởi: Má Lúm, 17-10-2009 lúc 09:05 PM

  5. #5

    Default

    Giáo trình móc cơ bản

    Móc (Crochet) là một kiểu móc sợi bằng một que để tạo thành sản phẩm. Tương tự như Cross Stitch, móc cũng dựa theo chart. Có 2 loại chart : chart chữ và chart hình.

    Với chart chữ, có thể được trình bày theo kiểu : hàng 1, vòng sợi qua kim, móc 3 bính, vòng sợi qua kim, kéo xuyên qua... Với loại chart này, các chị em có thể sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các sản phẩm phức tạp, nhiều hàng.

    Với chart hình, sau khi quen với các ký hiệu, chúng ta có thể nhìn vào chart của bất kỳ một sản phẩm nào để thực hiện một cách dễ dàng. Chart hình được trình bày theo hình đính kèm.

    Vì vậy, khởi đầu cho giáo trình móc cơ bản này là phần ký hiệu và cách đọc chart, cách thực hiện mũi cơ bản theo chart.


    Khởi đầu là mũi bính - Ký hiệu O

    Cách thực hiện : (đây cũng chính là chart chữ) : Giữ một đầu sợi giữa ngón cái và ngón trỏ tay trái (với các bạn cầm kim tay trái thì ngược lại), sát lại giữa ngón nhẫn, ngón út và lòng bàn tay. Luồn kim móc bên dưới sợi từ phải sang trái và lách kim qua 360 độ để tạo nên một cái vòng. Luồn kim từ trước ra sau bên dưới sợi.
    Muốn kéo dài nhiều mũi bính, sau khi tạo móc xích đầu tiên, cầm kim móc nằm ngang. Sau đó móc sợi được cầm trên tay trái, bước này được gọi là sợi vòng quanh kim (SVQK), kéo nó xuyên qua vòng (V) trên kim móc và kéo ra một móc xích mới.



    Mũi móc đơn :
    Ký hiệu : X . Trong một số trường hợp, có thể quay đứng như dấu +


    Cách thực hiện : luồn kim móc vào chân bính, sợi vòng quanh kim và kéo nó qua để có 2 vòng trên kim móc. Sợi vòng quanh kim, kéo nó qua 2 vòng tròn trên kim. Lặp lại 2 bước này vào từng chân bính.


    Mũi móc kép : đây là mũi cơ bản nhất, chủ lực nhất và hay được ứng dụng nhất trong việc thực hiện các sản phẩm.

    Ký hiệu : (phần trên trong hình minh họa)

    Cách thực hiện : Sợi vòng quanh kim, luồn kim móc vào phía trên mũi có sẵn, sợi vòng quanh kim và kéo xuyên qua một vòng tròn, sợi vòng quanh kim và kéo xuyên qua 2 vòng tròn đầu trên kim.
    Sợi vòng quanh kim lần nữa và kéo xuyên qua 2 vòng tròn sau trên kim móc, hoàn thành mũi kép.


    Mũi móc kép thấp. Mũi này có chiều cao gấp đôi mũi đơn. Mũi này hay ứng dụng để làm cho sản phẩm có vẻ chặt chẽ, hay dùng trong móc giỏ.

    Ký hiệu : T

    Cách thực hiện : Luồn kim móc vào phía trên của mũi có sẵn, sợi vòng quanh kim và kéo qua 1 vòng tròn, sợi vòng quanh kim và kéo xuyên qua 3 vòng tròn trên kim.



    Mũi móc ba (hay còn gọi là mũi móc kép đôi) : mũi này có tác dụng kéo cao sản phẩm, hay được dùng trong móc khăn choàng, khăn trải bàn ....

    Cách thực hiện : Quấn sợi vòng quanh kim 2 lần rồi luồn kim vào phía trên mũi có sẵn. Sợi vòng quanh kim và kéo xuyên qua 2 vòng tròn đầu trên kim. Lặp lại 2 lần sợi vòng quanh kim như vậy để hoàn tất mũi móc.



    Mũi dời - Kí hiệu có tác dụng di dời mũi đến nơi mình muốn mà không làm tăng chiều cao sản phẩm. Mũi này hay ứng dụng khi chiết nách, cổ áo....



    Mũi kép luồn trước : cùng với mũi kép luồn sau, chúng tạo nên những đường sọc nổi trên bề mặt sản phẩm.

    Kí hiệu:



    Mũi kép luồn sau : tương tự mũi kép luồn trước, mũi kép luồn sau có tác dụng đẩy bề mặt của sản phẩm gồ lên, khi thực hiện, mũi kim để phía sau (mặt trái) sản phẩm và móc luồn. Trong một số trường hợp, chúng ta có thể lật mặt sau lên và dùng mũi kép luồn trước để thay thế. Có nghĩa là : kép luồn sau = kép luồn trước (với điều kiện phải quay bề trái sản phẩm lại thực hiện).

    Kí hiệu :



    Mũi móc kép chéo nhau (hay còn gọi là mũi chéo).

    Kí hiệu :




    Mũi X chéo nhau cách khoảng : tác dụng trang trí

    Kí hiệu :



    Mũi hạt gạo (còn gọi là mũi chùm ba thấp)

    Kí hiệu :




    Mũi hạt gạo cao (còn gọi là chùm ba kép) : vì đây là gọi theo chủ quan nên có khi các bạn sẽ thấy có 1 vài tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chart các bạn sẽ không thể nhầm lẫn.

    Kí hiệu :



    Mũi hạt ngô : mũi này hay sử dụng để tạo những hạt gồ, nổi bật trên nền sản phẩm.

    Kí hiệu :




    thay đổi nội dung bởi: Má Lúm, 17-10-2009 lúc 09:07 PM

  6. #6

    Default

    Mũi móc đơn ngược : dùng để viền sản phẩm, viền vành mũ... làm cho đường viền cứng cáp, chắc chắn.

    Kí hiệu :



    Mũi bông dâu :
    dùng để viền, hoặc tô điểm xen kẽ trong sản phẩm

    Kí hiệu :



    Mũi bông dâu có chân : giống như mũi bông dâu, dùng để viền trang trí... tuy nhiên, chiều cao của nó tăng thêm một mũi đơn.

    Kí hiệu :



    Mũi chiếc nhẫn (còn gọi là mũi lông cừu thấp) :
    dùng để móc áo, khăn choàng... nó tạo thành những vòng rủ trên bề mặt sản phẩm.

    Kí hiệu :



    Mũi chập kép (hay còn gọi là chập mũi kép) : dùng để bớt mũi cho sản phẩm. Ví dụ : đang thực hiện ở 34 mũi, chart yêu cầu giảm bớt còn 32 mũi ở hàng 2 thì ta phải dùng kỹ thuật này để giảm mũi theo yêu cầu.

    Kí hiệu :




    Kỹ thuật móc hoa thất bảo : dùng trong móc giỏ, móc khăn choàng...





    Kỹ thuật móc dây thừng xoắn




    Kỹ thuật làm dây kép : ứng dụng để làm quai, dây rút.....




    Giới thiệu về kim móc, chỉ móc và nguyên vật liệu sử dụng :

    Kim móc : móc thép được sử dụng với các loại sợi bông (cotton), lanh hoặc tơ và đôi khi với sợi 3 tao (sợi có 3 sợi nhỏ bện lại). Chiều dài 13mm và có các cỡ có sẵn xếp trong khoảng từ 0.6mm đến 1.75mm. Chúng ta thường gọi bộ này là bộ nhỏ, đánh số từ 1 đến 12. Kim số 1 lớn nhất với 1.75mm và kim số 12 là kim nhỏ nhất. Thông dụng là bộ kim hiệu Tulip của Nhật.

    Kim số 1 và số 3 là kim thông dụng dễ dùng nhất. Móc áo tinh xảo thì dùng kim số 5, số 6. Các kim nhỏ nhất dùng để móc viền áo và làm tranh, sang sợi, vá các lỗ thủng nhỏ trên áo.

    Móc nhôm được dùng để móc các loại sợi len hay sợi tổng hợp từ nhẹ đến nặng. Độ dài 15cm và có sẵn các cỡ từ 2mm đến 7mm. Số càng lớn thì kích thước càng to. Điều này ngược lại với bộ nhỏ đã nói ở trên. Tốt nhất cho bộ này là kim hiệu Clover. Tuy nhiên, loại này ít thấy trên thị trường VN. Chúng ta có thể dùng thay thế bằng các loại kim của TQ.

    Nĩa 2 ngạnh (chữ U) được dùng cho đan móc cặp tóc, khăn choàng... tạo cho mặt sản phẩm nhẹ thoáng. Kích thước nĩa thay đổi theo chiều rộng.



    Các loại sợi để móc :

    Hầu như bất kỳ loại sợi nào cũng có thể sử dụng để móc, thiên nhiên hay nhân tạo, mỏng hay dày, từ cotton mảnh cho đến len, dây, len làm thảm hoặc ngay cả vải cotton được xé thành sợi. Tuy nhên, một số loại sợi thích hợp hơn các loại khác đối với các kiểu móc nào đó.

    Kiểu móc lưới thường dùng cho các đường viền hoặc màn cửa được móc bằng sợi cotton là đẹp nhất. Các loại sợi chỉ xoắn và sần sùi thường dùng cho áo quần được móc theo kiểu mũi đơn giản. Ngược lại, sợi cotton được dùng để thể hiện các mũi móc gồ ghề là đẹp hơn cả.

    Cotton hay bất kỳ loại vải thích hợp nào giặt được đều có thể được dùng cho móc bằng cách cắt nó thành các mảnh chéo và nối ráp chúng lại bằng máy may. Hoặc để hấp dẫn hơn, có thể nối bằng các nút. Khi ấy, sợi này có thể được dùng để làm các tấm thảm phòng tắm.


    Kỹ thuật cầm kim và sợi khi móc :


    Có một số bạn hay quấn sợi thành 1 cục trên ngón tay để móc, điều này thoạt nhìn thì có vẻ như rất tiện lợi vì chỉ cần ngoáy ngoáy là có sợi để móc. Tuy nhiên, bạn sẽ sớm mỏi tay và tốc độ sẽ chậm so với cách cầm kim đúng và sợi đúng.

    Vậy thì cầm kim và sợi thế nào là đúng?

    Cầm kim móc trên tay phải (và ngược lại nếu bạn thuận tay trái), giữa ngón tay cái và ngón trỏ, đặt ngón cái lên phần dẹt của kim. Sợi luồn trên ngón trỏ và ngón giữa tay trái, dưới ngón đeo nhẫn và vòng quanh ngón út, gập về phía lòng bàn tay.


    Cách đọc chart chữ

    Đa số các chart chữ chúng ta thường gặp là bằng tiếng Anh, do đó để đọc chart chữ thì đòi hỏi phải có một trình độ Anh ngữ nhất định. Ở đây mình chỉ post một vài hình mẫu hướng dẫn cách đọc chart chữ, dịch sơ tiếng Việt luôn. Còn cụ thể đi sâu vô từng mẫu móc mà có bạn nào thắc mắc thì PM hoặc gửi email cho mình nha, mình sẽ giải thích rõ ràng hơn.

    - Slip stitch (sl st): mũi kết
    - Chain (ch): mũi bính
    - Single crochet (sc): mũi móc đơn (còn gọi là mũi chữ X)
    - Half double crochet (hdc): 1/2 mũi móc kép
    - Double crochet (dc): mũi móc kép đơn
    - Treble crochet (tr): mũi móc kép đôi
    - Double treble crochet (dtr): mũi móc kép ba
    - Front Post double crochet (FPdc): mũi móc kép ngược về phía trước
    - Back Post double crochet (BPdc): mũi móc kép ngược về phía sau
    - Popcorn (pop): mũi chùm 7, gồm 7 mũi móc kép chung 1 chân

    Đây là ký hiệu một số mũi móc cơ bản. Các mũi đặc biệt thì mình sẽ nói cụ thể trong từng chart nếu có bạn nào yêu cầu. Ngoài ra còn có các chữ viết tắt thường dùng để hướng dẫn cách móc trong chart, các bạn có thể xem file đính kèm để rõ hơn nha!






    Common Abbreviations - Một số chữ viết tắt thường dùng trong chart chữ

    beg: beginning = bắt đầu 1 hàng/ 1 mũi
    bet: between = giữa (2 hàng/ 2 mũi)
    ch sp: chain space = khoảng trống bằng 1 mũi bính
    cont: continue = tiếp tục
    dc2tog: double crochet two stitches together = móc 2 mũi kép đơn vào cùng 1 chân
    dec: decrease = giảm mũi
    foll: follow = móc theo hướng dẫn
    inc: increase = tăng mũi
    lp(s): loop(s) = vòng chỉ
    motif = mẫu hoa
    patt: pattern = mẫu
    prev: previous = trước đó
    rem: remain = còn lại
    rep(s): repeat(s) = lặp lại
    row = hàng
    rnd(s): round(s) = vòng tròn
    RS: right side = mặt phải
    sc2tog: single crochet two together = móc 2 mũi móc đơn vào cùng 1 chân
    sk: skip = bỏ mũi
    st(s): stitch(es) = mũi
    st ch: starting chain = bắt đầu móc mũi bính
    turn = xoay
    tbl: through back loop = móc xuyên qua vòng chỉ về phía sau
    tfl: through front loop = móc xuyên qua vòng chỉ về phía trước
    tog: together = chung
    WS: wrong side = mặt trái
    yo: yarn over = kéo 1 vòng chỉ qua kim






    Theo : Hội Thêu Thùa
    thay đổi nội dung bởi: Má Lúm, 17-10-2009 lúc 09:14 PM

  7. #7
    Bé còn quấn tã
    Tham gia ngày
    Nov 2008
    Bài gởi
    2

    Default

    chào MÁ LÚM!
    Mình rất thích học đan móc đó nhưng mà mình không biết phải mua nguyên liệu ở đâu. Bạn có thể chỉ giúp mình chỗ mua kim đan và kim móc được không ? Giá của nó là bao nhiêu một bộ ? Nghe noi hai loại kim này có nhiều số lắm , mình muốn mua tron bộ luôn .Mình đã thử đi kiếm ở chợ Đại Quang Minh rồi nhưng ở đây người ta chỉ bán len thôi chứ không bán kim đan .

  8. #8
    Má Lúm
    Khách

    Default

    Trích Nguyên văn bởi quaroituoitho View Post
    chào MÁ LÚM!
    Mình rất thích học đan móc đó nhưng mà mình không biết phải mua nguyên liệu ở đâu. Bạn có thể chỉ giúp mình chỗ mua kim đan và kim móc được không ? Giá của nó là bao nhiêu một bộ ? Nghe noi hai loại kim này có nhiều số lắm , mình muốn mua tron bộ luôn .Mình đã thử đi kiếm ở chợ Đại Quang Minh rồi nhưng ở đây người ta chỉ bán len thôi chứ không bán kim đan .
    Tớ ở tận Huế cơ, nên là không biết mấy chỗ bán len ở chỗ bạn ^^.

    Ở chỗ tớ, 1 cặp que đan gỗ tầm từ 7-15k, còn móc thì tầm 10k/1 que. Đúng là nhiều số thật, nhưng tớ nghĩ bạn chỉ nên mua những số thông dụng thôi. Ví dụ nhé: như đối với đan len, người ta thường đan que số 3.5 và que số 4, như thế vừa ko to và ko quá nhỏ, lên sản phẩm sẽ ko hở lỗ to. Còn móc thì móc 3 và 3.5. Len và que đan & móc đều có thể mua ở tất cả các tiệm bán len mà bạn . Ở chỗ tớ thì ko nhiều loại sợi để đan và móc, nhưng theo tơ biết, ở HN & TPHCM có rất nhiều loại sợi, từ sợi to đến sợi nhỏ - có thể áp dụng trong nhiều kiểu đan và móc : túi xách, lót bình hoa ...

Trang 1/14 123456711 ... cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện đang có 1 tv xem bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Từ "khóa" cho đề tài này

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • Bạn không được quyền đăng bài
  • Bạn không được quyền trả lời bài viết
  • Bạn không được quyền kèm dữ liệu trong bài viết
  • Bạn không được quyền sửa bài
  •