Trang 2/6 đầuđầu 123456 cuốicuối
kết quả từ 9 tới 16 trên 47

Ðề tài: Mưa bay vào cửa lớp - Hoa Thiên Lý

  1. #9
    Nhím Ngông Nghênh Hàn Cát Nhi's Avatar
    Tham gia ngày
    Sep 2005
    Nơi Cư Ngụ
    Quảng Bình
    Bài gởi
    14,798

    Default

    chương 11
    Ðẩy xe đạp ra tới cổng, Sơn thấy Tuệ, Hòa, Ðức đang dừng xe bàn với nhau điều gì. Thấy Sơn, Ðức nói:

    - Hôm nay thứ bảy, cậu đi nghe nhạc không?

    - Ði với tụi này, Sơn. Ðoàn nghệ thuật tạp kỹ của Cộng Hòa Dân Chủ Ðức nghe nói khá lắm - Tuệ khích lệ thêm.

    - Hẹn với các bạn dịp khác, hôm nay mình kẹt rồi.

    - Hẹn với “nàng” hả?

    - Không, mình phải về sớm.

    Thấy các bạn có vẻ ngờ vực, Sơn chỉ vào bụng. Ðức hỏi:

    - Lại đau hả?

    Sơn gật đầu. Hòa nhìn Sơn, vẻ ái ngại:

    - Cậu nên sắm một chiếc xe gắn máy mà đi. Từ đây về Phú Xuân hơn mười mấy cây số, sáng đi chiều về bằng xe đạp, ngày nào cũng thế đau dạ dày là phải.

    Ðức lo lắng nói:

    - Có nặng lắm không?

    - Không, âm ỉ thôi. Thôi, mình đi đây. Mình phải ghé cửa hàng mua thuốc. Sợ nhà thuốc đóng cửa.

    - Trường có thuốc cơ mà.

    - Hết rồi.

    Sơn giơ tay lên chào các bạn đồng nghiệp, rồi đạp đi. Thật ra, lúc nãy sau khi dạy xong, đến phòng giáo viên rửa tay, cơn đau bỗng nổi lên râm ran. Nhưng bây giờ thì đã bớt đau nhiều.

    Nhà sách kế bên hiệu thuốc, sau khi mua hai viên Malox, Sơn bước sang nhà sách. Ở đây, anh thấy quyển “Tiểu thuyết đi về đâu”. Anh định mua, nhưng khi nhớ lại nếu mua sách thì sẽ không còn đủ tiền mua cho ngoại hộp sữa nên thôi.

    Sau khi ghé cửa hàng bách hóa mua sữa, Sơn đạp vội vã về Phú Xuân. Qua khỏi cầu Tân Thuận, anh thấy đau lại. Có lẽ do đói và do gắng sức đạp lên dốc cầu. Tuy nhiên, anh cũng đạp đều đều. Theo thói quen, vừa đạp Sơn vừa suy nghĩ: “Phải công nhận rằng thầy Vinh là một hiệu trưởng có tài, phòng hướng nghiệp của nhà trường với chức năng phát hiện khuynh hướng nghề nghiệp và khả năng của học sinh để hướng dẫn học sinh chọn nghề, hoặc chọn nghành học là một thử nghiệm rất hay. Bởi vì đâu phải ai cũng có ý thích phù hợp với khả năng, và đâu phải ai cũng biết được năng khiếu của mình. Nếu bắt buộc học sinh phải theo học một ngành nào đó trái với ý thích và năng khiếu của mình, thì làm sao học sinh có thể học giỏi được. Sơn đồng ý với thầy Vinh nên phân ban A, B, C như hồi xưa. Anh tin rằng xã hội chỉ có thể có được nhiều chuyên gia giỏi nếu ta mở rộng mọi cánh cửa, mọi ngành cho tất cả mọi tầng lớp nhân dân không phân biệt lý lịch, tuổi tác. Và công tác định hướng sẽ giúp cho học sinh bớt nhầm lẫn trong việc chọn lựa, tiết kiệm được thời gian, sức khỏe, tiền bạc cho cá nhân và xã hội. Sơn rất thích thú và tán đồng quan điểm của thầy hiệu trưởng “Nếu bạn phát hiện một học sinh nào có giọng hát hay, hát giỏi thì bạn cần làm hai việc: Hỏi xem học sinh đó có thích trở thành ca sĩ không, việc thứ hai xem lại học bạ của em từ lớp sáu đến nay, nếu em chỉ là một học sinh trung bình, bạn có thể chuyển em sang trường âm nhạc, yêu cầu họ nhận em”.

    Ðạp xe tránh ổ gà trên đường, Sơn suy nghĩ tiếp “Phòng truyền thống ở trường được tổ chức tốt hơn tất cả các phòng truyền thống mà xưa nay Sơn đã biết. Tượng của Bùi Thị Xuân (mà trường mang tên) - Vị nữ tướng thời vua Quang Trung - được một điêu khắc gia có tài tạo nên, được đặt ở sân trường, nhắc học sinh luôn nhớ họ là con cháu vị nữ anh thư. Trong phòng truyền thống, những tư liệu, hình ảnh mà giáo viên và học sinh đã sưu tầm được, cùng với tóm tắt tiểu sử, sự nghiệp của vị nữ tướng được gắn ở nơi trang trọng. Hàng năm đến ngày sinh của bà, những đại biểu xuất sắc nhất của các lớp đều được tham dự lễ truyền thống. Trong phòng, còn có ảnh và thành tích của tất cả các học sinh xuất sắc nhất mỗi năm, ảnh và thành tích của những cựu học sinh đã và đang giữ những vị trí cao trong xã hội, có những cống hiến tốt cho đất nước. Những hiện vật, bằng khen, huy chương... được trưng bày đẹp mắt trang trọng. Cũng chính tại phòng truyền thống này, Sơn vừa ngạc nhiên vừa thích thú khi trông thấy hình của Quỳnh – cô học trò lớp anh. Sơn thầm cảm ơn các vị giáo viên chủ nhiệm lớp trước đã trao lại cho anh một học trò dễ thương và xuất sắc như Quỳnh. Cứ ba tháng một lần, trường mời các cựu học sinh đã thành đạt trong xã hội hoặc các học sinh xuất sắc đến nói chuyện. Với một phòng truyền thống như vậy, sẽ còn có nhiều học trò giỏi.

    Sơn vẫn đạp đều đều và vẫn miên man suy nghĩ... Qua hơn một tháng giảng dạy, bây giờ anh đã nắm chắc được trình độ từng học sinh của mình. Những học sinh giỏi trong lớp anh là: Quỳnh, Tuyết, Lan, Hồng (bốn cô bé này chơi chung với nhau và gần như tách ra khỏi lớp - phải chú ý đến điều này), Vũ, Cẩm, (Lớp trưởng và lớp phó), Thanh (thường đi học trể)... khá thì có Minh, Hà (em này bị sốt tê liệt làm teo hai chân phải chống nạng và được bạn Minh chở đi học). Kém thì có Kỳ (hay phá phách), Dũng (giỏi hay kém? - phải xem lại), Tài (hay ngủ gục trong lớp - tại sao?)... Sơn đã vạch cho mình một chương trình tìm hiểu nguyên nhân và giúp đở. Có thể vận động hai học bỗng: một cho Thanh và một cho Hà. Nhưng điều trước hết là phải đến nhà Tài càng sớm càng tốt, vì qua các học sinh và giáo viên khác, Sơn được biết Tài ngủ gục, ngáp, lờ đờ mệt mỏi trong lớp là thường xuyên... Có thể vì nhà nghèo, đông anh em nên phải vừa làm thêm vừa học chăng? Thanh và Hà xứng đáng được học bổng rồi, nhưng vận động ở đâu?... À, có thể ở Hội phụ huynh học sinh và Hội bảo trợ nhà trường vì Sơn đã nghe nói là hai nơi này có cấp học bổng cho học sinh.

    Ðáng chú ý trong lớp anh là Dũng - cậu này là con của ông Phó chủ tịch Hội phụ huynh học sinh. Xem học bạ lớp Mười thì thấy Văn rất khá, thường được sáu, bảy. Nhưng tại sao năm nay Văn lại kém đến như vậy, chỉ được ba, bốn điểm (về sau Sơn xem điểm Văn ở học bạ các lớp 6, 7, 8, 9 rất kém. Có thể vì giáo viên Văn lớp Mười nể nang nên cho điểm cao chăng? Bởi vì cha cậu được bầu vào chức vụ Phó chủ tịch từ năm rồi).

    Ôi! Lại đau nhiều rồi... Phải cố sức đạp xe về tới nhà Kim... Phải ghé lại nghỉ ở nhà Kim... Và nhớ dặn con nhỏ là đừng cho ngoại biết.

    Khi Sơn đến được nhà Kim thì mồ hôi anh đã tuôn ra ướt cả áo. Vì mệt do đường xa thì ít nhưng vì đau thì nhiều. Thấy Sơn nhăn nhó, Kim hỏi:

    - Anh đau bụng trở lại phải không?

    Sơn không trả lời được, ôm bụng gật đầu:

    - Anh uống thuốc chưa?

    - Rồi.

    - Uống gì?

    - Malox số 2.

    - Sao anh không uống thuốc nghệ?

    - Anh mua ở nhà thuốc ngoại nhập, quốc doanh đóng cửa.

    - Anh nằm nghỉ ở trên chiếc ghế bố này. Ðể em lấy dầu cho anh xức.

    Sau khi đánh dầu nóng và nằm nghỉ một lát, Sơn thấy dễ chịu hơn. Trong lúc đó thì Kim đi mua cho anh một tô cháo. Cô dọn cơm và mang tô cháo đến cho anh:

    - Anh ăn cháo đi. Em cũng mới về. Em ăn cơm, đói bụng quá.

    Thấy Sơn còn ngần ngại không muốn ăn, Kim hối thúc:

    - Anh ăn đi. Nhiều khi ăn vào sẽ hết đau đấy.

    - Ai bảo em thế?

    - Thì anh chứ ai. Kỳ trước anh đã nói với em là đói quá thì đau hoặc no quá cũng đau. Anh quên rồi sao?

    Vừa ăn Sơn vừa hỏi:

    - Mợ và cậu đâu rồi?

    - Hai ông bà đi đâu bên hàng xóm – Kim đáp, có vẻ không thích họ lắm.

    - Em đừng cho ngoại hay anh đau nhé.

    - Nội biết rồi.

    - Em cho ngoại biết phải không?

    - Anh Sơn, anh không giấu nội được đâu. Nội bảo anh mướn nhà ở Sài Gòn để đi dạy.

    Sơn làm thinh, Kim nói tiếp:

    - Em thấy vậy cũng phải. Anh Sơn à, anh tìm nhà ở thành phố đi, em sẽ về ở với nội.

    Sơn tiếp tục im lặng. Kim đến bên Sơn, giọng cô như van nài:

    - Anh Sơn, em sẽ nói với má cho em về ở với nội. Anh cần phải ở trên đó. Ði dạy cho gần anh ạ... và anh cần phải lấy vợ để chị ấy săn sóc cho anh, nếu không thì anh sẽ không còn “sức chiến đấu” nữa đâu! (cô nói theo ngôn ngữ của Sơn).

    Sơn không đáp, anh nhìn đồng hồ. Ăn xong tô cháo được một lát, Sơn thấy dễ chịu. Anh đứng lên.

    - Anh về đây, trễ ngoại sẽ mong.

    - Anh chờ em với.

    Kim dọn dẹp nhanh rồi dắt xe đi theo Sơn.

  2. #10
    ♥Cô bé Tiểu Trà♥ *Camellia*'s Avatar
    Tham gia ngày
    Sep 2005
    Nơi Cư Ngụ
    U-S-A
    Bài gởi
    1,565

    Default

    Chương 12

    Bà Tư lấy trong tủ đựng thức ăn ra một cái dĩa trên có bốn cái bánh ít.

    Bà đem ra cửa, lựa hai cái, đưa cho Kim cái nhân dừa, Sơn cái nhân đậu.

    - Ăn bánh đi, cái có râu này là nhân dừa của mày, còn cái không có râu nhân đậu của thằng Sơn.

    Rồi bà lấy rổ đi ra sau nhà. Sơn và Kim cùng đi theo. Kim hỏi:

    - Nội đi đâu vậy nội?

    - Đi hái lá me nấu canh chua.

    Bà biết Sơn thích ăn canh chua lá me và cá kèo kho tiêu nên thường nấu cho anh ăn.

    Cây me mới lớn, cành lá còn thấp nên đứng dưới đất có thể hái được. Vừa hái, bà vừa hỏi:

    - Trường mới xa không con?

    - Gần thôi ngoại ạ.

    Sơn và Kim cùng hái với bà Tự Kim hỏi Sơn:

    - Trường anh dạy năm nay là trường nào vậy?

    - Bùi Thị Xuân.

    - Trường to không? Nó nằm ở đâu?

    - To, nằm trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, gần hội trường Thống Nhất.

    - Anh vẫn dạy lớp mười hai chứ?

    - Không, năm nay anh dạy lớp mười một.

    - Có cô nào đẹp không? – Kim vừa hỏi vừa liếc sang Sơn.

    - Mày hỏi chi vậy?

    Vừa hỏi lại, Sơn vừa đưa tay cốc lên đầu Kim một cái. Kim la oái lên:

    - Nội ơi, anh Sơn ký đầu con kìa nội.

    Bà Tư rầy Sơn:

    - Đừng ký lên đầu em, không nên đâu con... Mà con Kim nó nói phải đấy!

    - Sao hở ngoại?

    - Con xem trong trường con có cô giáo nào ngồ ngộ, dẫn về đây ngoại xem.

    - Chi vậy ngoại?

    Kim lại trêu:

    - Thông minh nhất nam tử mà còn làm bộ hỏi:

    - Mày có im đi không?

    - Thôi... tụi bây sao... hễ gặp nhau là cãi lộn!

    - Con lo cho ảnh mà ảnh còn cự nự.

    - Con Kim nó nói phải, hợp ý ngoại đó, con đã hai bốn, hai lăm tuổi rồi, kiếm cô nào hiền hiền, giỏi giang một chút để về lo cơm nước. Lúc ốm đau cũng có người săn sóc, ngoại cũng có cháu bồng!

    Kim được nội bênh, lên mặt:

    - Thấy chưa?

    - Sao mày không lo cho mày đi.

    Kim không chịu thua:

    - Em mà đi cưới được đàn ông, em cũng đã cưới rồi!

    Sơn quay sang bà Tư phân bua:

    - Ngoại xem, nó là con gái mà nó ăn nói thế đấy!

    Ba bà cháu hái được khá nhiều lá mẹ Chừng thấy đủ, bà Tư nói:

    - Thôi được rồi, để nội ra chợ mua ít cá kèo về kho tiêu.

    Kim vội nói:

    - Để con mua cho nội.

    Trong lúc Kim đi chợ thì Sơn rửa rau, bà Tư nhóm lửa. Rửa rau xong, Sơn xách nước đổ đầy các lu rồi đi lấy một cái bánh nữa, mắc võng, vừa nằm vừa ăn.

    Một lát, Sơn nhảy xuống, hỏi:

    - Ngoại cần con giúp gì nữa không?

    - Thôi để ngoại làm được rồi. Con nằm nghỉ chút đi, rồi tắm rửa, ăn cơm.

    Bà Tư vừa nấu nướng vừa hỏi chuyện Sơn:

    - Ông giám đốc mới của con có tử tế không?

    - Không phải gọi là giám đốc đâu ngoại, mà gọi là ông hiệu trưởng.

    - Ừ, thì ông hiệu trưởng.

    - Ông ấy giỏi lắm ngoại à. Ông tổ chức rất haỵ Trường có phòng truyền thống, phòng hướng nghiệp, phòng văn thể mỹ, thư viện. Học sinh trường rất có nề nếp. Trường to lớn, nhưng rất sạch sẽ, hễ ai nhìn thấy một mảnh giấy rác dưới đất là tự giác lượm bỏ vào giỏ rác. Học sinh không một tiếng chửi thề. Tất cả học sinh đều mặt đồng phục.

    Vừa lúc đó Kim đi chợ về. Sơn đưa cho Kim cái bánh còn lại, hỏi:

    - Có cá kèo không, nhỏ?

    Kim lắc đầu, Sơn lại hỏi:

    - Không ăn bánh hay không có cá kèo?

    - Cả hai, ông anh ạ.

    Bà Tư từ dưới bếp đi lên:

    - Thôi, để nội đi cho, nó không biết chỗ mua...

    Sơn nhảy ra khỏi võng, giành lấy cái giỏ, lục lạo, móc ra một gói lá cá kèo, nói:

    - Nó xạo đó ngoại.

    Sơn định đưa tay lên đầu Kim, thì Kim né qua một bên.

    Bà Tư lấy cái giỏ, Kim và Sơn cùng nói một lượt.

    - Để con làm cá cho!

    Bà Tư mang cái giỏ đi, nói:

    - Thôi, tụi bây không biết cách làm đâu.
    http://i91.photobucket.com/albums/k307/tieutra/1-2.jpg
    ^^ Design by Camellia ^^

    Này em, mỉm cười lên nhé.
    Chuyện gì tới thì cũng đã tới rồi.
    Có ước mong mấy nó cũng xảy ra thôi.
    Này em, cười lên, em nhé.

  3. #11
    ♥Cô bé Tiểu Trà♥ *Camellia*'s Avatar
    Tham gia ngày
    Sep 2005
    Nơi Cư Ngụ
    U-S-A
    Bài gởi
    1,565

    Default

    Chương 13

    Cơm nước xong thì trời đã tối. Kim đi tắm rồi giăng mùng. Ba bà cháu dọn dẹp một lát cùng lên giường. Nhà chỉ có một cái giường nên hai anh em nằm hai bên, bà nằm giữa.

    Xưa nay, mỗi lần ngủ với bà, anh em Sơn vẫn nằm như thế, như hồi còn nhỏ. Đây là những giây phút hạnh phúc nhất đời bà. Cả Kim và Sơn đều nhận thấy điều đó. Chính ở những đêm ngủ như vậy, anh em Sơn có dịp hiểu rõ gia cảnh của gia đình, dòng họ. Bà thường kể lại đủ chuyện từ lúc bà còn con gái đến khi lập gia đình, có con, có cháu. Có thể nói bà là cuốn gia phả sống của dòng họ. Dĩ nhiên bà có quên người này, người khác, lúc này lúc khác nhưng nếu có ai ghi lại tất cả những gì bà đã kể thì nó sẽ thành một quyển gia phả dày, đầy đủ. Bà thường kể về mẹ của Sơn – con gái độc nhất của bà, và cha của Kim – con trai duy nhất của bà. Qua lời kể của bà, Kim biết được cái chết của chạ Cha Kim là lính, lâu lâu mới về một lần. Sau khi mẹ Kim sinh Kim được hai tháng thì cha Kim đi và không bao giờ về nữa. Người quen báo tin là ông đã chết. Mẹ Kim sau nhiều năm chờ đợi, đã đi lấy chồng. Bà Tư thì lúc nào cũng tin rằng con mình còn sống nên tỏ vẻ không bằng lòng việc chắp nối của mẹ Kim. Mặc dù người cha ghẻ đối xử với bà và với mẹ con Kim rất tốt, nhưng vì quá thương con trai, bà đã giận mà đi ở riêng. Thương nội, Kim cũng tỏ ra lạnh nhạt với mẹ và với dượng và thường đến ở với bà và Sơn.

    Còn Sơn, cũng qua lời kể của bà, anh được biết anh là con độc nhất trong gia đình. Cha mẹ anh đều chết vì bệnh, lúc anh chỉ là một cậu bé lên tám. Anh ở với ngoại từ đó đến giờ. Hai bà cháu cơm mắm, cháo rau nương tựa bên nhau. Sơn vừa đi học vừa bán báo, dạy kèm, còn bà thì buôn bán lặt vặt.

    Nằm một bên bà, Sơn hỏi Kim - nằm ở bên kia:

    - Lương của em bây giờ bao nhiêu hở Kim?

    - Sáu chục ngàn, còn anh?

    - Bốn mươi ngàn!

    - Anh thua cả em hả?

    - Em không tin sao?

    - Nhưng anh tốt nghiệp đại học mà?

    - Em quên rằng đó là đại học sư phạm. Hơn nữa, những người tốt nghiệp các đại học khác cũng không hơn anh nhiều lắm.

    - Kỳ thật, tốt nghiệp đại học lại thua tốt nghiệp trung học!

    - Và nhiều khi tốt nghiệp trunghọc lại thua tốt nghiệp lớp chín, tốt nghiệp lớp chín lại thua tốt nghiệp “xóa mù chữ”, tốt nghiệp “xóa mù chữ” lại thua người dốt!

    - Vậy thì người ta học để làm gì anh hả?

    - Học để hiểu biết!

    - Em hiểu rồi, nhưng có thực mới vực được đạo chứ?

    - Em có học nên em mới nói được điều đó. Nhiều người không biết như thế đâu.

    Bà Tư bây giờ mới nói:

    - Lương tụi bây ít thế sao, bây giờ một bó rau muống cũng hơn trăm bạc! Bộ nhà nước bây giờ nghèo lắm hả con?

    Không để ý đến lời bà Tư, Sơn nói với Kim:

    - Dù sao thì cũng phải học em ạ. Học vì lòng tự trọng, học để vươn lên đưa đất nước và bản thân thoát khỏi cảnh nghèo đói.

    - Anh nói như dạy học trò của anh vậy!

    - Thì anh là thầy giáo mà! Ê, lêu lêu... – Sơn cười lớn.

    Kim giẫy nẩy:

    - Vậy thì anh đừng có mượn tiền của em nữa nha!

    Bà Tư giảng hoà:

    - Tụi bây lại gây với nhau rồi.

    Sơn vẫn không nhượng bộ:

    - Em mà không cho mượn thì anh cũng không thèm mượn!

    - Nói như vậy là hòa!

    - Thì anh cũng mong có vậy!

    - Hòa nhé?

    - Ừ, hòa.

    - Hai đứa bây thật y hệt má với ba của bây.

    - Y hệt là sao hở nội?

    - Hai chị em nó lúc nhỏ cũng hay gây lộn với nhau, rồi hòa, rồi lại gây. Ngày xưa...

    Sơn và Kim nghe bà nói ngày xưa thì đều im lặng. Bà luôn luôn bắt đầu kể với tiếng đầu như thế “Ngày xưa” – y hệt như bà kể chuyện cổ tích cho hai đứa nghe lúc còn nhỏ.

    Và rồi bà kể cho đến khi hai đứa cháu nội - ngoại ngủ lúc nào bà không hay.
    http://i91.photobucket.com/albums/k307/tieutra/1-2.jpg
    ^^ Design by Camellia ^^

    Này em, mỉm cười lên nhé.
    Chuyện gì tới thì cũng đã tới rồi.
    Có ước mong mấy nó cũng xảy ra thôi.
    Này em, cười lên, em nhé.

  4. #12
    Nhím Ngông Nghênh Hàn Cát Nhi's Avatar
    Tham gia ngày
    Sep 2005
    Nơi Cư Ngụ
    Quảng Bình
    Bài gởi
    14,798

    Default

    Chương 14

    Tôi cho các em mười lăm phút để ôn bài.

    Nói xong câu nói quen thuộc, thầy Khoa đứng nhìn cả lớp một lúc. Hài lòng vì tất cả học sinh đều im lặng, giở tập sách ra xem, thầy đến bàn nhắc cái ghế ra ngoài cửa lớp, ngồi nhìn ra sân. Ðó là thói quen của thầy.

    Quỳnh quay lại nhìn phía sau, rồi lấy từ trong cặp ra một quyển sách. Cô giở ra tìm trang rồi chăm chú đọc. Hồng cũng giở sách ra dò bài. Ðược một lát thì Hồng quay sang Quỳnh. Bỗng cô chú ý là trang sách của Quỳnh khác với trang sách của mình. Hồng vừa đưa tay giở tờ bìa quyển sách vừa hỏi Quỳnh:

    - Sách gì vậy?

    Quỳnh không đáp.

    Thấy tựa quyển sách là “Vòng Tay Học Trò” Hồng chợt hiểu. Cô hỏi:

    - Của ai vậy Quỳnh?

    - Của nhỏ Lan cho mượn.

    - Xem xong cho Hồng mượn với nhé.

    - Ờ.

    Mười lăm phút qua đi, thầy Khoa bắt đầu truy bài. Quỳnh ngừng đọc và chờ nghe xem thầy có gọi mình không. Rồi cúi xuống đọc tiếp. Một lát bỗng có tiếng Hồng nói:

    - Thầy xuống!

    Quỳnh lật đật gấp sách lại. Thầy Khoa đi xuống dưới lớp rồi đi lên gọi tên một nam sinh. Quỳnh lại đọc tiếp. Bỗng thầy gọi tên Quỳnh.

    Cô đứng lên và sau một phút bối rối, trả lời trôi chảy câu hỏi của thầy. Quỳnh ngồi xuống, hai tay ôm ngực:

    - Hết hồn luôn vậy đó!

    Hồng nắm lấy tay Quỳnh:

    - Quỳnh cừ lắm!
    -
    Quỳnh không dám xem nữa, cất sách vào cặp.

    Giờ ra chơi, Quỳnh lấy quyển truyện ra đọc tiếp. Ðược một lúc thì từ ngoài cửa sổ có tiếng nói:

    - Em đưa quyển sách thầy xem!

    Quỳnh quay sang Hồng, le lưỡi. Cô run run trao quyển sách cho thầy Chỉnh.

    - Em tên gì?

    - Thưa thầy em tên Quỳnh.

    - Thầy Chỉnh xem tựa sách rồi nói:

    - Cuối giờ học em đến phòng gặp tôi.

    Khi ông ra ta đi rồi, Quỳnh mới thấy sợ thật sự.

    - Chết rồi! Làm sao đây hở Hồng?

    - Hồng cũng không biết nữa.

    Quỳnh gục đầu xuống bàn. Một lát cô ngẩng lên, hai hàng nước mắt chảy quanh. Lan an ủi:

    - Không sao đâu, mình cũng đã bị như vậy một lần, Quỳnh không nhớ sao?

    Giờ học sau đó, Quỳnh không thể nào học được. Cuối giờ, trong khi các học sinh ra về, Hồng đi với Quỳnh đến văn phòng thầy Chỉnh.

    Quỳnh rụt rè bước đến bàn thầy Chỉnh, chờ đợi cơn thịnh nộ của thầy, chờ đợi bản án thầy sắp đưa ra.

    Nhưng thầy Chỉnh ngước lên, gặp Quỳnh thầy không mắng mỏ, mà nói nhỏ nhẹ:

    - Thầy đã xem hồ sơ của em. Em là học sinh xuất sắc của trường và là học sinh giỏi Văn cấp thành phố...

    Vừa nói chậm rãi, vừa nhìn chăm chăm vào Quỳnh, và đưa cuốn sách lên, ông nói tiếp:

    - Ðây là quyển truyện cấm, em có biết không? Nội dung của nó không được lành mạnh, không thích hợp đối với học sinh... Vậy mà em lại đọc ngay trong lớp học. Em nghĩ thế nào?

    Ngừng một lát, ông ta đẩy tờ giấy về phía Quỳnh:

    - Em điền vào đây.

    Ở phần nội dung vi phạm ông ghi “Ðọc truyện không lành mạnh trong lớp”. Số lần vi phạm kỷ luật: lần thứ nhất.

    Rồi ông im lặng nhình Quỳnh, một lát ông nói:

    - Thôi, đáng lý ra sự vi phạm này sẽ được thông báo về nhà, nhưng thầy tha cho em. Nào! Về đi và thầy không muốn phải mời em một lần nữa, nhớ đấy...

    Ra khỏi phòng, Hồng hỏi dồn:

    - Sao Quỳnh? Ổng dũa thê thảm hả?

    - Ổng tha!

    Hồng ôm Quỳnh mừng rỡ.

    Cả hai chạy ra cổng. Ở đó Tuyết và Lan đứng đợi.

  5. #13
    ♥Cô bé Tiểu Trà♥ *Camellia*'s Avatar
    Tham gia ngày
    Sep 2005
    Nơi Cư Ngụ
    U-S-A
    Bài gởi
    1,565

    Default

    Chương 15

    - Minh ơi, bồ có rủ Quỳnh đi xem phim chưa?

    - Chưa... Này, nếu mình rủ bạn ấy, bồ nghĩ là bạn ấy đi chứ?

    - Mình không biết nữa. Nếu bạn ấy thích bồ, bạn ấy sẽ đi.

    - Sao bồ biết?

    - Anh và chị mình lúc chưa cưới, đi chơi khắp cả, đi ăn kem, đi xi nê, đi dạo phố, đi nghe nhạc...

    Minh im lặng một lát, rồi nói:

    - Bọn mình đã đi ăn kem với nhau đấy!

    - Thật hả, Hồi nào?

    - Chủ nhật rồi.

    - Thích không?

    - Còn phải hỏi!

    - Bồ trả tiền chứ?

    - Chứ sao? Con trai thì phải trả tiền chứ ai để con gái trả, kỳ chết. Bạn ấy ăn những hai ly kem – Minh nói như thật.

    - Ờ, đúng rồi. Chắc tốn tiền lắm?

    - Tốn thì tốn, lo gì!

    - Ờ, nếu là mình, mình cũng sẽ không ngại tốn tiền đâu. Này, bạn ấy nói gì với bồ?

    - Nói gì hả?... Ờ... Bạn ấy nói... bạn ấy nói gì mình không nhớ... Đại khái bạn ấy nói chuyện học hành.

    - Gặp mình thì mình sẽ nhớ đấy.

    Minh im lặng. Một lúc anh chuyển sang chuyện khác:

    - Này Hà.

    - Gì?

    - Tuyết xin lỗi bồ đấy.

    - Thật hả?

    - Mình có nói dối bao giờ.

    - Bạn ấy nói với bồ?

    - Không, Quỳnh nói giùm bạn ấy.

    Rồi như chợt nhớ ra điều gì chưa nói, Minh lại quay trở lại chuyện Quỳnh:

    - Mà này, mình đã nói với bồ là mình chỉ Quỳnh làm toán chưa?

    - Chưa. Nhưng cô ấy giỏi như thế mà còn hỏi bồ hả?

    - Mình có nói dối bao giờ!

    Hà chợt im lặng một lát, rồi nói:

    - Bồ thật hạnh phúc.

    - Bài toán trúng đấy, cả mình và bạn ấy đều được 10 điểm. Bồ cũng được 10 mà... Ờ, sao bồ không chỉ Tuyết làm toán?

    - Cô ấy cũng giỏi toán, cô ấy cũng được điểm 10... Cô ấy có nhờ mình đâu mà chỉ.

    Minh đáp một cách hãnh diện:

    - Ờ, đúng rồi... À này, mình hỏi thật bạn nhé, bạn có thích Tuyết không?

    - Thích à...

    - Ừ, nghĩa là có mến bạn ấy không?

    - Mình cũng không biết...

    - Bồ ghét cô ấy lắm chứ gì?

    - Mình cũng không biết.

    - Sao kỳ vậy?

    - Trước thì mình ghét, nhưng sau khi bạn ấy xin lỗi, mình không ghét nữa. Thôi, đừng nhắc đến Tuyết nữa.

    - Nhưng tại sao bồ hay lánh mặt bạn ấy?

    - Đã bảo đừng nhắc mà!

    Minh chở Hà được một quãng nữa thì chợt Minh thắng gấp, làm Hà lảo đảo. Hà hỏi:

    - Gì vậy?

    - Bồ xuống đi!

    - Xuống hả, tại sao?

    - Đừng hỏi, xuống nhanh lên... Bồ đi bộ đến trường nhé, gần tới rồi mà.

    Rồi Minh đạp xe đi. Hà ngơ ngác không hiểu gì cả, anh sửa lại tư thế của hai cái nạng, rồi cố nhìn theo Minh. Hà thấy từ xa, Minh đang dừng xe bên Quỳnh. Như lần đầu tiên nhìn thấy sự kiện gì lạ lùng, Hà cố lách qua hai người lạ đang đứng nói chuyện, giương cặp mắt tròn xoe theo dõi Minh và Quỳnh. Bỗng Hà bị trượt chân, té ngã. Một trong hai người đàn ông nhìn thấy và vội vàng đỡ anh dậy.

    Khi Hà đứng lên thì anh không còn nhìn thấy Quỳnh và Minh nữa. Anh vội vàng chống nạng tới trường.

    Hà bước vào lớp thì lớp đã vào học tự bao giờ. Anh đến chào thầy rồi cúi đầu, tránh tất cả các cái nhìn của bạn, đi đến chỗ ngồi. Có nhiều tiếng xì xào nổi lên. Một vài cái đầu nhìn về phía Minh, Quỳnh rồi Hà.

    Ba người bạn cùng lớp, mỗi người một ý nghĩ riêng, nhưng cả ba đều cúi đầu – như những người phạm tội.
    http://i91.photobucket.com/albums/k307/tieutra/1-2.jpg
    ^^ Design by Camellia ^^

    Này em, mỉm cười lên nhé.
    Chuyện gì tới thì cũng đã tới rồi.
    Có ước mong mấy nó cũng xảy ra thôi.
    Này em, cười lên, em nhé.

  6. #14
    Nhím Ngông Nghênh Hàn Cát Nhi's Avatar
    Tham gia ngày
    Sep 2005
    Nơi Cư Ngụ
    Quảng Bình
    Bài gởi
    14,798

    Default

    chương 16

    - Ê, xích lô, chạy đến ngã ba kia, có người đón, bồ. - Một anh tài xế xích lô chạy ngang và nói với Sơn.

    Mừng rỡ, Sơn đạp xe đến ngã ba. Từ chiều tới giờ anh chưa chở được một người khách nào. Ðến nơi, Sơn thấy một ông khách ăn mặc sang trọng, tay cầm nón nỉ đang đứng đón xe. Anh dừng lại:

    - Thưa, bác về đâu ạ?

    Ông khách bước lên xe và nói:

    - Anh cho tôi về Xô Viết Nghệ Tĩnh.

    - Dạ, Xô Viết Nghệ Tĩnh lối nào?

    - Qua khỏi câu lạc bộ Lao Ðộng, đến ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai.

    Sơn nhảy xuống xe nói:

    - Dạ, bác cảm phiền, cháu không đi hướng đó.

    - Tại sao vậy?

    - Dạ bác hiểu cho, đó là vì một lý do riêng…

    Ông khách vừa bước xuống vừa lầm bầm:

    - Ðạp xích lô mà cũng kén đường, chê khách! Chưa từng thấy!

    Sơn im lặng. Hành khách làm sao biết được lý do khiến anh không đi vào đường đó: vì nó ở gần trường. Sơn sợ học trò bắt gặp.

    - Anh đành đạp xe không đi lang thang. Ðược một quãng nữa thì xe bị nổ lốp.

    Thật là một ngày xui xẻo – Sơn nghĩ! Nhìn quanh, gần ngã ba Sơn thấy có một người sửa xe đạp trông quen quen. Anh đẩy xe vào lề.

    Người sửa xe vừa cạy vỏ vừa nói:

    - Trông thấy anh ở đâu rồi thì phải!

    - Tôi cũng trông anh quen quen… Hình như đã gặp anh ở thư viện tổng hợp?

    - Tôi chưa tới đó bao giờ. Có lẽ ta gặp nhau ở câu lạc bộ Phan Ðình Phùng?

    - Không, tôi chưa đến đó.

    Rồi cả hai đều im lặng. Người sửa xe cặm cụi làm công việc của mình sau khi đưa cái ghế con của mình cho Sơn ngồi đợi. Một lúc, anh ta bỗng nhìn lên:

    - Phải rồi, anh có đến dự tổng kết ở công ty thương nghiệp hợp tác xã thành phố, phải không? Và anh đã hát bài “Một đời người một rừng cây”. Năm rồi tôi có đi dự cùng với một người bạn ở đó.

    Sơn mỉm cười:

    - Tôi chưa từng lên sân khấu!

    - Vậy thì ta gặp nhau ở đâu nhỉ?

    - Nhất định là đã gặp nhau ở đâu đó.

    Rồi họ lại im lặng. Người thợ lại tiếp tục làm việc. Sơn gợi chuyện:

    - Sửa xe có khá không?

    - Tàm tạm, còn anh? Một cuốc xích lô lúc này tối thiểu cũng phải hai, ba trăm?

    - Khoảng đó.

    - Chà, xì nhanh quá, lỗ lớn lắm đấy… trung bình một ngày anh kiếm được bao nhiêu?

    - Tôi chỉ chạy một buổi thôi. Nếu đông khách thì cũng được khoảng một ngàn. Ế thì … không có đồng nào như hôm nay.

    - Ủa, anh chạy gì dở vậy?... nhưng ế gì thì ế chắc cũng hơn lương giáo viên!

    - Hơn!

    Bỗng người thợ reo lên:

    - À, tôi nhớ ra rồi, anh có đến sở giáo dục, phải không?

    - Có, tôi thường đến đó.

    - Anh là giáo viên chứ gì?

    Sơn gật đầu, hỏi lại:

    - Còn bạn? Cũng là giáo viên chứ?

    - Hà hà … phe ta cả. Tôi là Giàu, dạy ở Lê Hồng Phong. Còn bạn?

    - Tôi là Sơn, ở Bùi Thị Xuân.

    Họ bắt tay nhau, Giàu hỏi:

    - Môn gì?

    - Văn!

    - Cũng là văn đây.

    Họ bắt tay nhau lần nữa. Nhìn quanh thấy có nhiều người, Sơn nói:

    - Bạn nói nho nhỏ thôi, kẻo thiên hạ nghe.

    - Ối chà! Bạn tưởng thiên hạ không biết sao? Bây giờ có khối thầy cô đi đạp xích lô, sửa xe và bán vé số!

    Rồi anh ta đổi giọng thân mật:

    - Theo mình, không cần che giấu làm gì! Trái lại, phải mời ông bộ trưởng giáo dục đến thăm chúng ta.

    Sơn đùa theo:

    - Ông không đến sửa xe chỗ anh đâu!

    - Và ổng cũng không đi xích lô của bạn… Xong rồi đấy.


    - Bao nhiêu, ông chủ?

    - Không tính tiền đâu. Ai lại đi tính tiền giáo viên?

    Sơn móc túi lấy tiền:

    - Ai lại không trả tiền cho giáo viên!

    - Hà hà… huề nhé… thôi, lấy phân nửa là công bằng, đúng không?

    - Ðúng.

    - Vậy thì cho một trăm.

    Sơn đứng lên bắt tay người bạn mới quen:

    - Thôi, mình đi đây, cám ơn bạn.

    Người thợ cũng đứng lên:

    - Mình cũng dọn, khi nào rảnh ghé chơi.

    - Nhà bạn gần đây không?

    - Mình ở trọ.

    - Hay đấy, ta lại phải bắt tay nhau cái nữa!

    - Nghĩa là cũng ở trọ?

    Sơn gật đầu. Và họ đã hẹn đến thăm nhau.



    p/s: phối hợp đẹp Came nhỉ

  7. #15
    ♥Cô bé Tiểu Trà♥ *Camellia*'s Avatar
    Tham gia ngày
    Sep 2005
    Nơi Cư Ngụ
    U-S-A
    Bài gởi
    1,565

    Default

    hihi, uh, vui ghê ^^

    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Chương 17

    Bước vào nhà, không thấy bà Tư, Sơn đi vào trong.

    - Ngoại ơi… ngoại à!

    Sơn ra sau nhà, cũng không thấy. Anh đứng nhìn quanh. Mặt hồ phẳng lặng bị khuấy động bởi đàn vịt của ai đó. Cây me non xào xạc trong gió. Ở sàn nước cái gáo múc nước cắm trên đầu cây tre cạnh chiếc lu đã cạn tạo nên một khung cảnh vắng vẻ, buồn buồn. Sơn quay trở lại vào nhà. Anh đứng nhìn cái bếp lạnh tanh. Chợt nghĩ đến một điều gì đó, Sơn đến bên garde manger, mở cửa tủ và lấy ra một đĩa thức ăn. Trên đĩa có hai khứa cá khọ Sơn lấy thêm cái nồi rồi mở nắp ra xem. Đó là một nồi canh chua lá mẹ Sơn thở phào, nhẹ nhõm. Chợt nhớ trên vai mình còn mang cái túi, Sơn bước ra nhà trước, đặt túi xuống bàn, giăng chiếc võng. Vừa định ngồi xuống thì bà Tư xách giỏ bước vào. Sơn mừng rỡ đến ôm vai bà:

    - Ngoại đi đâu vậy ngoại?

    Bà Tư đặt giỏ xuống đất, nói:

    - Ôi, ngoại đi kiếm vài con cá kèo. Dọc đường về thấy choáng váng nên ghé nhà bà Hai nghỉ chân một lát…

    - Ngoại thấy khỏe hẳn chưa ngoại?

    - Đỡ nhiều rồi con.

    Rồi bà Tư xách giỏ xuống bếp, Sơn đi theo:

    - Để con làm cho ngoại.

    - Thôi, để ngoại làm. Con nhóm lửa rồi hâm lại nồi canh cho ngoại.

    Sau đó, trong bữa ăn, bà Tư hỏi:

    - Ở với thím Bảy con thấy thế nào?

    - Dạ, thím ấy tốt lắm ngoại. Con mới vừa có một người bạn đến ở chung.

    - Bạn con cũng đi dạy hả?

    - Dạ, anh ấy dạy ở Lê Hồng Phong.

    - Ờ, như thế đỡ buồn… và cũng đỡ tiền nhà. Thím ấy tốt lắm, liệu mà ăn ở với người ta… Con ở trên đó, ngoại cũng đỡ lo… Thiệt, tao thấy đường sá xa xôi mà mày đạp lên đạp xuống hàng ngày, tao phát mệt… Mà bây giờ có còn đau bụng nữa không con?

    - Dạ hết rồi ngoại.

    - Cẩn thận, giữ gìn sức khỏe đấy con. Một thân một mình… có gì không ai lo.

    - Ngoại đừng lo cho con, con còn trẻ, con chỉ lo cho ngoại…

    - Ôi, ngoại đã già rồi, có chết cũng là lẽ thường… Vả lại, còn có chòm xóm, láng giềng… mà ngày nào con Kim nó không xuống!

    - Tại sao ngoại không ở với con Kim?

    - Ngoại thích ở một mình.

    Bỗng có tiếng của Kim:

    - “Thầy” Sơn về chưa nội?

    Bà Tư nhìn ra cửa:

    - Kìa, nó kìa. Phải chi nhắc tiền nhắc bạc mà được vậy…

    Vừa thấy Sơn, Kim đã hô lên:

    - A! Anh Sơn, hôm bữa em thấy anh đạp xích…

    Sơn hốt hoảng đưa tay lên miệng ra hiệu, Kim nhanh nhẩu đổi lại câu nói:

    - Đạp xe ở Nguyễn Trãi.

    Rồi đến bên Sơn, Kim kề tai anh nói :

    - Em thấy anh đạp xe xích lô!

    - Đừng cho nội biết.

    - Được, nhưng phải có quà cho em chứ!

    - Có.

    Rồi Sơn lại lấy túi xách, mở ra, lần lượt đặt trên bàn bốn hộp sữa, một bịch nho, một gói thuốc tây, một bịch trái sơ ri, anh nói:

    - Sữa, nho, thuốc cho ngoại, sơ ri cho em.

    Bà Tư nhìn Kim nói:

    - Ăn cơm luôn thể, con.

    - Dạ, để con xới, nội.

    Kim lấy chén, đũa rồi ăn một mình. Ăn xong, Kim mang chén bát ra ao rửa. Sơn ra theo. Trong lúc Kim rửa chén, Sơn ngồi xuống cạnh cộ Hai anh em nói chuyện:

    - Anh ốm yếu, đạp xích lô sao nổi?

    - Anh đạp chỉ có mấy tiếng đồng hồ thôi, từ bốn giờ rưỡi chiều đến tám giờ tối.

    - Anh mướn hả?

    - Ờ, anh cùng chạy với một người bạn.

    - Anh bớt đau dạ dày chứ?

    - Bớt, Kim này, sao em không ở với nội?

    - Em muốn ở với nội lắm chứ, nhưng nội không chịu.

    - Nội nói sao?

    - Nội không có nói gì cả. Nội chỉ nói nội ở một mình cũng được.

    Im lặng một lát, Sơn nói:

    - Kim ơi, em thay anh chăm sóc ngoại nhé.

    - Anh lại đổi đi xa hả?

    Thấy Kim hiểu lầm, Sơn giải thích:

    - Anh vẫn dạy ở Bùi Thị Xuân, nhưng một tuần anh mới về một lần.

    - Chiều nào đi làm về, em cũng ghé nội.

    Khi hai anh em vào nhà, bà Tư lấy ra một đĩa chuối khô:

    - Ăn đi các cháu.

    Kim nói:

    - Anh Sơn ăn chuối đi, em ăn sơ ri.

    - Tiền đâu con mua nhiều đồ dữ vậy, Sơn?

    Kim liếc nhìn Sơn, Sơn nheo mắt với cô, trả lời bà:

    - Con lãnh thêm tiền phụ trội ngoại ạ.

    - Phụ trội là gì hả?

    - Phụ trội là… là người ta thấy mình dạy giỏi, người ta trả, thưởng thêm tiền!

    Bà Tư có vẻ tự hào, quay sang Kim:

    - Thấy chưa, phải bắt chước thằng anh mày, con ạ.
    http://i91.photobucket.com/albums/k307/tieutra/1-2.jpg
    ^^ Design by Camellia ^^

    Này em, mỉm cười lên nhé.
    Chuyện gì tới thì cũng đã tới rồi.
    Có ước mong mấy nó cũng xảy ra thôi.
    Này em, cười lên, em nhé.

  8. #16
    Nhím Ngông Nghênh Hàn Cát Nhi's Avatar
    Tham gia ngày
    Sep 2005
    Nơi Cư Ngụ
    Quảng Bình
    Bài gởi
    14,798

    Default

    trưa nay post hết hoh

    chương 18
    Quỳnh dừng xe ở ngã rẽ vào công trường. Nhìn thấy tấm bảng “Công trường xây dựng Xí nghiệp Xây lắp số 6”, cô xuống xe, ái ngại khi thấy con đường lầy lội. Rồi Quỳnh xắn hai ống quần lên cao, đẩy xe vào. Cô mon men đi trên cỏ. Tuy nhiên, chỉ được một quãng thôi, đoạn đường còn lại toàn là bùn. Quỳnh dừng lại, nhìn sâu vào bên trong. Xa xa, công trường hiện ra với những cột bê tông, những mảng tường xây dở. Quỳnh đẩy xe đi tiếp. Ban đầu cô còn bước thận trọng để không dính bùn vào quần. Nhưng được một lát, cô không còn để ý đến việc đó nữa, chỉ mong sao cho đừng bị té. Hai bánh bị quết đầy bùn, xe như con ngựa chứng, không nghe lời chủ nữa, nó không muốn đi tiếp. Nhìn vào công trường không một mái che, Quỳnh chạnh lòng khi nghĩ đến sự cực nhọc, gian khổ của cha cô mà bấy lâu nay cô vô tình không nghĩ đến. Rồi Quỳnh nhớ lại câu nói của Tuyết sáng nay: “Tuyết thấy bác trai đang ngồi ăn xôi ở chợ...”. Cô thấy lòng tràn ngập một niềm ân hận khi biết được điều đó. Thì ra bấy lâu nay trong khi cha cô cho cô tiền quà sáng đủ để ăn một đĩa cơm hoặc một tô phở để đi học thì chính ông, ông chỉ ăn xôi để đi làm. Quỳnh cũng mới để ý là trong lúc mình ăn mặc đàng hoàng, đẹp đẽ thì cha cô chỉ có một vài bộ đồ cũ. Rồi cô tưởng tượng có lẽ ông làm việc vất vã lắm. Vậy mà cô đã vô tình, lại đòi ông mua cho cô cái quần jeans mà cô đã biết giá của nó gấp mấy trăm lần bữa ăn sáng của cha.

    Cổng gác có hai thanh niên, một người trạc tuổi Quỳnh, ốm và đen, chạy ra vịn lấy chiếc xe đạp, hỏi:

    - Ðể em đẩy cho, chị tìm ai?

    - Tôi tìm ba tôi.

    Cậu bé nhìn Quỳnh trân trân như bị hốt hồn. Anh thanh niên còn lại, lớn hơn một chút, chừng hai mươi tuổi, đi ra, giằng lấy chiếc xe đạp:

    - Kìa, mày làm cái gì vậy?... Ðể tôi dần cô vào... ê, thằng nhóc, giữ dùm người ta cái xe, có ngon thì rửa dùm cho sạch nghen!... Cô theo tôi. Tôi biết... bác ấy... À, mà ba cô tên gì vậy?

    Quỳnh giữ vẻ mặt lạnh lùng:

    - Ba tôi tên Nghĩa.

    - À, tưởng ai chứ bác ấy... thương tôi lắm!

    Quỳnh không nói gì, bước theo anh thanh niên. Anh ta lại gợi chuyện:

    - Cô biết không, ba cô là đội trưởng xuất sắc của xí nghiệp đấy...

    Quỳnh vẫn không nói lời nào. Ngang qua một chỗ cao có nhiều công nhân làm việc, có những tiếng huýt sáo thổi lên, có tiếng nói:

    - Ê, anh Ðực ơi, con gái nhà ai đi lạc vậy?

    - Tụi bây đừng nói bậy nghen. Con gái ông đội trưởng đội 2 đó.

    Ði một lát nữa Quỳnh nghe tiếng gọi to:

    - Bố ơi! Bố, có con gái bố tìm nè.

    Quỳnh đỏ mặt, đưa mắt tìm cha. Rồi cô thấy cha cô đang đứng trên sàn lầu hai. Cô đưa tay vẫy vẫy. Ông Nghĩa vẫy lại, rồi quay sang nói gì đó với người đứng bên cạnh.

    Người thanh niên tên Ðực hỏi Quỳnh:

    - Cô muốn lên trên đó không? Tôi dẫn cô lên.

    Quỳnh gật đầu rồi đi theo anh ta. Gặp Quỳnh, ông Nghĩ hôn lên trán con làm Quỳnh thẹn đỏ mặt. Tuy nhiên, cô lấy lại tự nhiên ngay sau đó. Các công nhân ở đây ai cũng đang làm việc: kẻ hàn xì, người đổ bê tông, kẻ bẻ sắt...

    Ông Nghĩa giới thiệu người đứng cạnh:

    - Ðây là anh Cường, đội trưởng đội 3, còn đây là Quỳnh, con gái tôi.

    Người thanh niên tên Cường, trái hẳn với cha cô: quần áo anh ta ủi thẳng, trau chuốt, tay chân sạch sẽ. Anh ta mỉm cười cúi đầu xuống thật thấp:

    - Hân hạnh gặp cô.

    Quỳnh gật đầu chào lại, rồi quay sang ông Nghĩa.

    - Sao, con gái, học hành tốt chứ? - Ông Nghĩa nhìn Quỳnh hỏi.

    - Thưa ba, tốt.

    - Có việc gì nào? – Ông Nghĩa giở chiếc nón bảo hộ ra, cầm trên tay rồi rút từ túi quần chiếc khăn tay, lau mồ hôi trên trán. Người thanh niên tên Cường quay mặt đi, bước lững thững chung quanh họ.

    - Con muốn biết ba làm việc như thế nào thôi. Bà là đội trưởng hả ba?

    - Ừ.

    - Công việc đội trưởng là làm gì hở ba?

    - Nhận lệnh giám đốc, xem bản vẽ, tổ chức và hướng dẫn anh em thực hiện công việc được giao.

    Quỳnh liếc anh đội trưởng đội 3:

    - Sao ông ấy sạch sẽ thế kia, còn ba thì...

    Ông Nghĩa cười:

    - Cách làm việc của anh ấy khác, ba khác.

    Quỳnh ngước nhìn cha:

    - Nhà này là trường học hả ba?

    - Không phải đâu, nhà hàng đấy con ạ!

    - Trường học đang thiếu, sao họ không xây, nhà hàng nhiều rồi sao còn xây thêm nữa hả ba?

    - Có lẽ người ta cho là nhà hàng kinh tế hơn trường học.

    Hai cha con cùng rảo bước đi xuống.

    Quỳnh im lặng một lúc như suy nghĩ điều gì. Ðột nhiên cô nắm lấy cánh tay cha nói:

    - Ba, ba đừng mua quần jeans cho con nữa nha, ba.

    - Sao vậy? – Ông Nghĩa nhìn con hỏi.

    Quỳnh lại im lặng. Một lát, cô nói:

    - Con không thích nữa.

    Ông Nghĩa nhớ lại lời hứa sẽ mua cho Quỳnh cái quần jeans. Chưa bao giờ ông hứa với con điều gì mà không giữ lời. Cái cặp mới, cây bút máy, cái đồng hồ đeo tay cô đang mang... chính là những phần thưởng của ông cho Quỳnh. Ông biết Quỳnh mơ ước cái quân jeans đã lâu, ông đã để dành tiền ở sổ tiết kiệm. Nhưng giờ đây Quỳnh bỗng nói là không thích nữa...

    - Ba ơi, ba...

    - Gì con?

    - Sao bao không cưới cô Hạnh hở ba?

    Ông Nghĩa quay sang, ngạc nhiên nhìn con. Không ngờ Quỳnh lại hỏi một câu như thế. Ông đưa tay choàng qua vai con gái, vừa đi vừa nói:

    - Con thấy cô Hạnh thế nào?

    - Cô ấy thật dễ thương!

    - Con thích ba cưới cô ấy thực à?

    Quỳnh gật đầu:

    - Ðúng, con thích!

    Ông Nghĩa trầm ngâm, lấy thuốc ra hút. Thấy cha im lặng, Quỳnh không nói gì. Họ đi vài bước nữa thì ông Nghĩa ngồi xuống một cây cừ bê tông. Quỳnh cũng ngồi xuống cạnh cha. Nhưng rồi lại thấy cha im lặng như suy nghĩ điều gì, cô đứng lên, lững thững bước, nhìn lơ đễnh các công trình xây dựng.

    Nhìn theo con gái, ông Nghĩa chợt thấy Quỳnh thật giống mẹ. Ngoài một vài nét trên khuôn mặt, Quỳnh giống nhất là vóc dáng cân đối, thanh thoát, bước đi khoan thai, uyển chuyển. Và ông chạnh nhớ về Dung - Vợ ông, mẹ của Quỳnh. Nàng đã chết vì một tai nạn lúc vừa mới hai mươi bốn tuổi, lúc Quỳnh chỉ mới lên bốn. Bị ám ảnh bởi cái chết của vợ, ông đã không cho Quỳnh đi xe đạp mãi tới lúc gần đây. Và một nỗi lo mơ hồ xâm chiếm lấy ông, người ta nói người có tài, có sắc thường hay chết sớm hoặc lao đao, lận đận. Vì vậy, ông đã giữ gìn Quỳnh như giữ một báu vật. Càng thương tiếc Dung, ông càng thương yêu Quỳnh. Cô là hình ảnh của nàng, là nối tiếp cuộc sống của nàng và sẽ nối tiếp cuộc sống của ông. Ông sung sướng vì Quỳnh đẹp, ngoan và học giỏi. Ông đã dành tất cả tình vảm mà ông đã yêu thương vợ cho con, ông sẵn sàng hy sinh cuộc sống của mình cho con. Ông mãi mãi không bao giờ quên lời nói cuối cùng của Dung: “Một mình anh lo cho con chắc là cực lắm. Hồi chưa cưới, chúng mình đã mơ ước có một đứa con gái. Và rồi chúng ta đã có Quỳnh. Ðó là hạnh phúc của em, của anh. Nhưng em tiếc là đã bỏ anh và con đi quá sớm. Chúng ta vĩnh biệt nhau lúc còn trẻ quá, con còn nhỏ quá. Anh có thể... có thể... lấy vợ kế... nhưng anh hãy hứa với em là hãy gắng sức lo cho con đến lúc nó lớn khôn rồi mới lấy vợ, anh nhé!”. Và ông đã hứa. Nghĩ lại, số phận đã mỉm cười với ông. Hạnh đã sớm đến với ông. Nàng đã chia sẻ sự vấ vả, đã an ủi, đã cùng ông chăm sóc Quỳnh. Và trên hết mọi thứ, nàng đã chờ đợi ông. Chờ đợi như người thiếu phụ hóa đá chờ chồng. Thật là đẹp đẽ! Thật là cao quý!

    Kỷ niệm là một cuốn phim lưu trữ và giờ đây, ngồi nơi này, nhìn Quỳnh đang cúi xuống ngắt những bông hoa dại, cuốn phim đó đang quay chậm lại... Ðột nhiên, bị xô vào số phận gà trống nuôi con, ông ngơ ngác không biết phải làm thế nào. Cứ mỗi lần Quỳnh nóng sốt, cảm ho là ông chở con đi bệnh viện. Ðến nỗi cô ý tá ở bệnh viện nhi đồng ấy đã chú ý. Cô ý tá ấy chính là Hạnh. Sau này, Hạnh nói: “Em đã tự hỏi mẹ của bé đâu mà chỉ có ba dẫn đi... Và có lẽ anh cũng không ngờ là anh đã chở bé Quỳnh đi ngang nhà em thường xuyên. Lần đầu tiên là một buổi sáng chủ nhật, nhiều mây và trời u ám. Em đang đứng trước cửa nhìn bâng quơ những người qua lại trên đường. Bỗng em thấy anh chở con đi ngang. Em nhận ngay ra là anh và bé Quỳnh. Anh có nhớ là lúc đó anh đi chiệc xe đạp kiểu đàn ông, và anh đặt bé Quỳnh ngồi ở đằng trước, trên thanh ngang của sườn xe có lót cái gối. Bỗng dưng em thấy thương anh quá. Em thương anh, thương Quỳnh. Và suốt buổi sáng hôm đó, em không đi chợ, mà vừa nấu cơm, hâm đồ ăn, làm việc nhà, vừa chờ đợi hai cha con anh trở về đi qua nhà em. Em thấp thỏm, chốc chốc lại đi ra đi vào, đứng tựa cửa nhìn ra đường...”

    Ông Nghĩa đứng lên, nhặt một hòn sỏi ném đi rồi nói:

    - Thôi, con về đi kẻo trời mưa đấy.

    Quỳnh biết những lời nói của cô đã làm ba cô suy nghĩ. Cô không nói thêm gì nữa, ngoan ngoãn ôm cặp đi cùng ba ra cổng, tự hỏi không biết nếu trời mưa, cha cô sẽ trú mưa ở đâu?

    - Ba ơi, trời mưa có làm không ba?

    - Thỉnh thoảng vẫn làm.

    - Rồi ướt hết làm sao?

    - Có áo mưa, có nón đội. Những người không cần thiết phải làm thì ở cái lán đằng kia.

    Quỳnh le lưỡì:

    - Eo ơi, cái kho ấy?

    - Nghề xây dựng như thế con ạ, khi đến thì hoang vu, khi xây dựng đàng hoàng rồi thì lại ra đi.

    - Thế tại sao ba lại làm nghề này?

    Ông Nghĩa mỉm cười, xoa đầu con gái:

    - Không có những người như ba, con sẽ không có nhà để ở đâu, con gái!

    Họ gặp một đám công nhân đi ngược chiều, quần áo xốc xếch. Bọn con trai nhao nhao lên:

    - Bố ơi... bố, con nè bố.

    Ông Nghĩa đùa:

    - Các người về văn ôn võ luyện, chờ ngày con gái ta ra câu đố nhé.

    Rồi ông đặt tay lên vai con gái:

    - Bọn con trai ở đây vui lắm. Trước kia tụi nó đều kêu ba bằng anh. Thôi con về nhé. À, ở nhà có sẵn mớ bạc hà, đậu bắp ba mua hồi sáng để ở xống chén... và mấy con cá ba ướp sẵn sả ớt để trong gạc măng giê. Hôm nay con khỏi đi chợ nhé.

    Tới cổng bảo vệ, thằng con trải đẩy chiếc xe của Quỳnh ra nói:

    - Xe chị đây, em đã rửa sạch sẽ cho chị rồi đó... để em vác ra cho chị nhé.

    Quỳnh chưa kịp nói gì, thì nó đưa chiếc xe lên vai.

Trang 2/6 đầuđầu 123456 cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện đang có 1 tv xem bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • Bạn không được quyền đăng bài
  • Bạn không được quyền trả lời bài viết
  • Bạn không được quyền kèm dữ liệu trong bài viết
  • Bạn không được quyền sửa bài
  •