Trang 2/2 đầuđầu 12
kết quả từ 9 tới 11 trên 11

Ðề tài: Bầy Chim Trắng Trong Sân Trường - Đinh Tiến Luyện

  1. #9
    ♥Cô bé Tiểu Trà♥ *Camellia*'s Avatar
    Tham gia ngày
    Sep 2005
    Nơi Cư Ngụ
    U-S-A
    Bài gởi
    1,565

    Default

    Chương 9

    Chuyện thầy Hiển mất làm xôn xao cả trường. Nhất là những lớp thầy đã từng dạy, học trò nhốn nháo đòi nghỉ để đưa đám thầy.

    Khởi đầu từ bác Năm gácđan. Được tin thầy Hiển mất từ phòng giám hiệu lan ra, ông vội vã lên lớp tìm con, tay vắt sẵn một giải tang trắng. Thế là tin thầy Hiển mất lan nhanh khắp các lớp, dù đang giờ học.

    Khôi nhìn sang Uyên, vẻ mặt bàng hoàng đau đớn. Khôi đứng lên:

    - Thưa cô cho phép chúng em đi đưa thầy.

    Cô giáo văn xua tay:

    - Các em cứ bình tĩnh, chờ chỉ thị của Ban giám hiệu.

    Ở lớp bên, thầy Hiệu phó đã kịp thời có mặt để giữ trật tự.

    - Tôi yêu cầu ông Năm ra khỏi lớp. Việc ông là dưới cổng chứ không phải ở đây. Chuyện gì đã có nhà trường lo.

    Ông Năm sầm nét mặt đi ra nhưng vẫn còn đứng ở cửa lớp chờ con. Thầy Hiệu phó nói với cả lớp học đang ồn, giận dữ:

    - Tôi xin nhắc lại, những trò nào vô kỷ luật sẽ bị đuổi, khỏi cần ra hội đồng kỷ luật. Việc thầy Hiển mất đã có ban giám hiệu tổ chức. Vả lại thầy Hiển nghỉ dạy, nhà trường chỉ cử một số thầy và một số em đi phúng điếu là đủ rồi. Chúng ta không được phép lãng phí việc học chung toàn trường.

    Một trò mạnh dạn đứng lên:

    - Thưa thầy, nhưng thầy Hiển đã từng là phụ trách chính lớp em.

    - Chính hay phụ gì cũng như vậy, thầy Hiệu phó dứt khoát, thầy Hiển đã nghỉ dạy.

    Tiếng ồn nhỏ râm ran khắp lớp. Khắp lớp những trò đã từng học thầy Hiển đều biếu tỏ thái độ rõ rệt. Riêng một số như Thọ thì dửng dưng như không. Nó ghé sát tai một bạn nói nhỏ:

    - Ông Hiển chết là hết. Ba tao không ưa gì ổng. Nói ổng là trí thức thời thượng, ưa phản kháng dỏm. Bỏ dạy đi đạp xe cũng là phản kháng dỏm.

    Không bình tĩnh nổi, bác Năm gác dan xông vào lớp nắm tay đứa con lôi ra:

    - Nghĩa, mày đi ra theo tao.

    Đứa con trai tên Nghĩa mau mắn ra theo bố. Xổ tung chiếc khăn tang trước lớp, ông Năm quấn lên đầu cho con. Giọng rắn rỏi, ông dằn từng tiếng oang oang trong khắp lớp như cốt để cho mọi người cùng nghe:

    - Một chữ mày học cũng mang ơn thầy. Thầy mày chết cũng như cha mày chết, mày phải đi đưa cho trọn lễ nghĩa.

    Thầy Hiệu phó nóng mặt, lớn tiếng quát:

    - Một lần nữa tôi yêu cầu ông Năm xuống nhà ngaỵ Ông không có nhiệm vụ gì ở đây cả.

    Ông Năm càng to tiếng hơn:

    - Tôi chỉ làm nhiệm vụ dạy dỗ con tôi cho nó biết Lễ Nghĩa. Ở thời đại nào, văn minh tiên tiến tới đâu, học hành tới cái gì gì đi nữa thì Lễ Nghĩa cũng phải học trước.

    Các lớp bị kích động bởi lời thức tỉnh của người gác dan già. Bấy lâu nay cứ tưởng một phiến đá sắp đóng rêu trước cổng trường là bác, nào ngờ trong tim vẫn ủ sâu một ngọn lửa tình người nóng bỏng. Bác Năm khiến mọi người xúc động. Và càng xúc động hơn nữa với mảnh tang trắng quấn ngang trán đứa con bác dắt theo dọc các hành lang lầu trên lầu dưới. Không ai bảo ai, những học trò cũ của thầy Hiển ùa theo, mặc cho nhiều điều đe dọa kỷ luật có thể bị thi hành nặng nhất.

    Khôi, Việt cùng Uyên, Ngà và các bạn khác cũng bỏ học đi theo bác Năm. Đám tang thầy Hiển với đám học trò cũ đầy xúc động. Ai cũng nghĩ bác Năm sẽ vật vã, khóc lóc kể lể nhiều bên linh cửu người quá cố nhưng tuyệt nhiên không. Đi sau hết đám học trò là người đàn ông già, tay cầm mũ chậm chạp theo từng bước, mắt cúi sâu. Cho đến khi gần về, một cảnh tượng đầy thương tâm bất ngờ làm ai cũng muốn rớt nước mắt. Bác Năm cứ ôm chặt lấy đứa con trai lớn của thầy Hiển chừng mười một tuổi mà khóc, khóc mãi không thôi. Không ai rõ nguyên do, chỉ mờ đoán rằng hình ảnh người con đã khiến bác Năm bật nhớ một người cha bất hạnh là thầy Hiển mà từ nay bác không còn thấy nữa. Thực ra cái nguyên do sâu xa khiến một người già phải bùi ngùi đau đớn đến thế phải đợi mãi đến khi được nghe bác Năm kể lại sau đó với đám học trò:

    -... Thấy thầy Hiển cứ có mãi một manh áo sơ mi tới trường, tết năm ngoái bác có biếu thầy một xấp vải Ka-tệ Phải làm mặt giận thầy mới nhận chọ Bác thấp thỏm mong đợi có ngày sẽ thấy thầy mặc tấm áo mới đi dạy, ngày nào đứng ở cổng bác cũng đợi. Đợi mãi rồi cũng buồn, buồn mãi rồi muốn giận. Có lẽ thầy Hiển chỉ nhận để vừa lòng bác, rồi đem xếp xó. Ai ngờ mãi đến hôm đưa đám thầy, bác mới nhìn thấy xấp vải bác biếu ngày ấy đã dành để may áo cho con - Giọng bác Năm lạc hẳn đi, nghẹn ngào - Các cháu mỗi người đều có một người cha, mấy ai trong các cháu có lần nghĩ đến tình phụ tử cao vời như thế, bao la như thế...

    Khôi buồn biết chừng nào sau đó. Thầy Hiển không những là người thầy mà còn là một người cha, luôn có một tấm lòng rộng mở. Thầy đã cho Khôi biết bao điều về Nhân Trí Lễ Nghĩa, những điều chẳng ghi trong môn học nào, những điều chỉ thấy ở những Tâm hồn lớn.

    Khôi đem khoe với Uyên cuốn "Những Tâm Hồn Cao Thượng" mà thầy Hiển đã tặng mình năm ngoái, với lời đề tặng nơi trang đầu:

    Tặng trò Khôi

    Hãy Sống Là Một Tâm Hồn Lớn.

    Thầy Hiển.

    Nét chữ thênh thang, rắn rỏi và đầy tự tin đã gây ấn tượng mạnh đối với Uyên. Ấp cuốn sách vào ngực, Uyên muốn lặng người đi trong giây lát vì xúc động.

    - Uyên cầm về đọc và nhớ giữ kỹ cho Khôi, mình quý cuốn sách này lắm đó.

    - Uyên cũng đọc cuốn này một lần rồi. Nhìn nét chữ thầy cũ sao mình thấy thương tâm quá. Một con người đầy sức sống như thầy sao sớm...

    - Trong đời sống đâu thiếu những điều nghịch lý, thầy chẳng nói với Uyên như thế đó sao. Làm sao chế ngự hết được, đó là việc làm của mỗi thời, Khôi nghĩ thế.

    Uyên định hỏi Khôi thêm điều gì, nhưng nghe tiếng cười khúc khích ở phía dãy bàn cuối lớp, Uyên lại thôi. Lại bọn nhỏ An nhỏ Dung ưa chơi trò ghép đôi. Cái trò đùa cũ rích này Uyên chúa ghét. Nào là có "tình ý", nào là "tình trong như đã"... làm cho giao tiếp bạn bè khác phái mất tự nhiên, vướng vất trong quan hệ lứa đôi hẹp hòi. Đã có bạn gái phải khóc tức tưởi giữa lớp vì phân bua không lại với những "khẩu đại bác miệng" vô cùng tàn nhẫn tấn công.

    - Còn gì để chối nữa, một lá thư tình xanh mướt kẹp trong cuốn sách cho mượn rõ ràng mắt tao trông thấy.

    - Tao còn đọc được nét chữ nghiêng nghiêng nhòe nhoẹt nướt mắt nhớ thương thương nhớ...

    - Em nhớ anh vô cùng, ngủ không được, học không vộ Cứ cái đà này có ngày em thành trái chuối khô chết mất.

    - Rồi chàng hồi âm ra sao?

    - Hỡi em ơi xin em đừng vội làm trái chuối khô khi tình ta còn đang hồi lai láng. Vì chính trái tim anh đây cũng đang đau đớn bởi yêu em dô... Ô... dàng...

    Đào thương kép độc được tưởng thưởng bằng những tràng pháo tay hoan hô cuồng nhiệt. Trong khi vai chính chỉ có việc khóc đợi hạ màn.

    Uyên luôn muốn phản đối chuyện này. Nhưng biết làm sao được, chuyện quan hệ giữa nam nữ vẫn thường là đề tài thú vị nhất trong những lớp lớn. Thật buồn tẻ biết mấy khi một trăm trang sách hay một giờ phim ảnh chỉ toàn nhân vật nam hay toàn nhân vật nữ. Nó sẽ ngắn xủn, cụt ngủn khi tác giả đặt hai cục đá gần nhau bởi chẳng có gì để nói. Ông An- đéc-xen đã nặn ra hai hình nhân bằng bánh nhưng vẫn không quên gắn thêm hai hạt hạnh đào làn hai trái tim. Những cái bánh hình người nam và nữ ấy được đặt trong tủ kính. Nhưng vì để gần nhau lâu ngày, hi cái bánh đã yêu nhau. Yêu nhau mà không nói được nên cả hai đã vỡ ra, hai hạt hạnh đào rớt ra. Thế là An- đéc-xen đã có chuyện "đôi tình nhân bằng bánh" để kể.

    - Nam châm cùng cực đẩy nhau, nam châm khác cực hút nhau. Nguyên tắc chế tạo tàu tốc hành chạy trên đệm từ trường hiện đại nhất cũng có gì mới mẻ đâu. Tự bao giờ nam châm vẫn đặc tính ấy, tự bao đời nam nữ vẫn đặc tính ấy.

    - Đừng tưởng mình có trái tim ghép nhân tạo bằng plastic có thể tháo rời được, em gái ạ. Hãy coi chừng có ngày bị "ngoặm" một cái đau điếng thì đừng có hỏi "ủa" tại sao!

    Thật buồn cười. Toàn những kẻ chưa từng đặt chân vào tình trường lại luận đề về tình trường sành sỏi như đã được cấp bằng. An đấy, Dung đấy. Chúng cười đùa bỡn cợt vô tội vạ và luôn được hưởng ứng cuồng nhiệt mỗi khi chúng dựng sân khấu nơi đâu - Có những kẻ đã nhận được học vị "tiến sĩ lứa đôi" ngay tại "đại học" quán chè hay góc sân trường một cách rất xứng đáng.

    - Quả cau nhỏ nhỏ, cái vỏ vân vân. Nay anh học gần, mai anh học xạ Chữ Trung dành để phần chạ Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ Tình. Nào ai nói gì đâu, ca dao tục ngữ cả đấy. Học đi, học đi và đừng bao giờ nịt áo ngực chặt quá, trái tim bị ép có ngày nó nổ tung ra. "Bùm" một cái, vơ lại không kịp.

    Học trò con gái vẫn "sinh" thơ văn "tùm lum" như vậy. Đang tuổi bẻ gẫy sừng trâu thì nhằm nhò chi ba cái râu lún phún của các cậu trai mới lớn. Cho nên trong lớp đã "mọc" ra không biết bao nhiêu Bà Rằng Bà Rí. Và hễ có một sự kiện nào được gọi là "ngấp nghé" xảy ra trong lớp thì các Bà Rằng Bà Rí đã kịp gọi nhau ới ơi "cho mượn cái gầu sòng". Bồng bồng cõng chồng đi chơi, đi qua chỗ lội đánh rơi mất chồng. Bạn trai cùng lớp chỉ là những con nai tơ, nếu không biết ngơ ngác thì chỉ sa vào bẫy cười cho một nhóm tóc dài nghịch ngợm.

    Cho dù có bản lãnh tới đâu Uyên cũng không dám nghĩ là sẽ thách thức đám đông dư luận ồn ào kiểu đó.

    Còn Khôi thì nghĩ gì nhỉ. Nghĩ gì thì nghĩ, chắc chắn không bao giờ Khôi bằng lòng đễ mình lẫn trong đám đông bạn bè. Một cái gì là Khôi lầm lì ít nói, học giỏi và rất trực tính. Đây có phải là phần nào dáng dấp của Một Tâm Hồn Lớn? Uyên không rõ điều này cũng như Uyên không thể hiểu những nghịch lý trong đời sống sao ta cứ phải luôn chạm mặt. Và thầy Hiển, một người thầy tài giỏi, đáng kính, yêu nghiệp hơn ai hết lại sớm phải lìa bỏ sân trường và học trò của mình trong một hoàn cảnh đáng thương tâm như thế. Chắc chắn là chẳng ai muốn nhưng đây đâu phải là một trường hợp điển hình.

    -------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Chương 10:

    Khôi đã bàn với Tùng trưởng lớp và một số bạn khác, tất cả đều đồng ý là toàn lớp sẽ quyên góp tiền để giúp Vỹ mua một cái kiếng cận. Vỹ cận nặng. Đeo vừa kính của một bạn tới năm độ. Nhưng vì không có đủ điều kiện mua, suốt mấy năm học Vỹ luôn ngồi sát bảng và khi đọc sách cứ phải dúi mũi xuống bàn. Vất vả trong việc học nhưng Vỹ lại luôn có khả năng trội vượt hơn bất cứ bạn nào, bất cứ môn nào. Ý định đã lâu, nhưng phải đợi đến hôm nay Vỹ cáo bệnh xin nghỉ học mới thực hiện được. Phải tế nhị một chút, cô Chi bảo vậy. Toàn lớp đã góp được một số tiền tạm đủ giao cho cô chủ nhiệm, thiếu chút đỉnh cô sẽ bù vào đấy.

    Khôi, Tùng và một bạn gái khác được giao nhiệm vụ đi thăm hỏi và đem quà tặng của lớp tới cho Vỹ. Nhưng nhiều bạn chỉ quen nhà Mai, bạn cùng đường cùng bàn với Vỹ. Nên muốn kiếm nhà Vỹ phải tới nhà Mai trước đã.

    Thế là có chuyện lý thú ly kỳ được thuật lại sau đó. Nhóm được cô chủ nhiệm cử đi thăm bạn không phải chỉ có ba, mà đã lên tới năm bảy bạn tình nguyện. Trong số đó có An, "tiến sĩ tâm lý lứa đôi". Lại chuyện lứa đôi. Uyên gạt đi:

    - Làm gì mà các bạn cứ phải leo trèo vào đời tư người ta mãi thế.

    - Im miệng. Sắp đến lượt ta bắc thang hỏi thăm tới nhà người rồi đấy.

    Uyên muốn thách thức nhưng lại thôi. Biết người biết ta chưa chắc gì đã được yên ổn, dại gì.

    An đã tập hợp được đoàn kịch nói quanh mình và bắt đầu diễn xuất:

    - Ta biết mà, dầu dấu giếm kín đáo cách mấy cũng đâu qua được mắt tạ Cứ thấy con Mai trắng nhìn Dũng Kều chớp chớp quay đi là ta biết liền anh chị đã có tình ý với nhau rồi. Quả đâu có sai, tới nhà kiểm tra ta bắt tại trận.

    - Thủ phạm đã thú nhận tất cả tội lỗi?

    - Đâu dễ dàng vậy. Này nhé, từ đầu hẻm đi vào ta đã nhác thấy một bóng thanh niên cao kều đang chụm đầu với một thiếu nữ tròn trĩnh trắng trẻo.

    - Minh họa rõ nét.

    - Hai con chim bồ câu đang trao đổi nhai nhai cười cười nói nói ngay trước hiên nhà rất ư là vui vẻ. Bỗng đâu gã thợ săn xuất hiện.

    - Một loạt súng chát chúa sau đó.

    - Trễ mất rồi. Một con chim đã vụt baỵ Bóng thanh niên cao kều đã biến mất vào sau nhà.

    - Hiện trường hoàn toàn mất tang chứng.

    - Không hẳn thế. Mai Trắng đỏ nhừ mặt khi bọn ta tới. Quan sát kỹ tình trường thì đâu đâu cũng có vết tích: Hạt cóc, hạt ổi, hạt nho hạt nhãn, hạt xoài hạt mít... cỡ phải hàng ký lô dưới thềm nhà không ít hơn. Chừng ấy chứng tỏ quan hệ của anh chị đã quá đậm đà.

    Cuộc thẩm vấn bắt đầu:

    - Hình như bạn có ý định sưu tầm hạt giống phải không?

    - À, bọn trẻ chúng vừa tụ họp chơi ở đây đấy mà.

    - Con cái nhà ai cũng nhơn nhớn đây. Lại có cả đầu lọc thuốc lá thơm nữa.

    Mai vờ như không nghe, lo tiếp các bạn khác. Ta bèn mở cuộc truy lùng.

    - Mai để mình ra phía sau chút nhé.

    Ta biết nhà Mai chỉ mấy bước là đụng sau. Tội phạm đang nép đâu đó ở kẹt tủ hay góc nhà, đứng ngoài còn nghe tiếng hắn hồi hộp thở, cần gì phải lục soát lâu.

    - Thế là tóm gọn.

    - Hù dọa nhau chơi vậy chứ, ai lại làm thế. Bạn bè cùng lớp hàng ngày chạm mặt nhau, lẽ nào. Biết là biết vậy thôi. Tội nghiệp mặt cô nàng cắt không còn một giọt máu.

    - Mi tàn nhẫn quá.

    - Ta tàn nhẫn vừa, nếu không...

    - Nếu không thì sao?

    - Thì Dũng Kều hôm nay đã chả dám đi học.

    Uyên có ý kiến:

    - Mình thấy chuyện này có thể tạm kết thúc, không nên ghim bừa bãi những mũi tên vào tim kẻ khác một cách vô tội vạ.

    - Lý do?

    - Mình thấy tình cảm của họ thành thật. Cả Dũng và Mai không phải là những bạn ham vui. Có điều là Mai phải kéo Dũng ra khỏi khu ổ chuột. Những tay ngồi bàn cuối lớp toàn a dua theo thằng Thọ, cả lớp ghét lây.

    Tình cảm chớm nở bao giờ cũng đẹp. Ở trái tim là một cây đàn lớn, chỉ khẽ chạm vào là mãi ngân nga tưởng đến vô tận. Những rung động chân thành, trong sáng và luôn có ý hướng tới. Nó làm cho người đẹp hẳn ra, tất cả tươi hơn lên và mọi việc đều trở nên ngọt ngào, dễ dàng. Nó có thể nói dối ngon lành dù chưa bao giờ nói dối, để tới một nơi hẹn đúng giờ. Nó có thể ngốt mấy thau quần áo giặt, lau chùi suốt nhà trên nhà dưới, bếp núc xoong chảo sạch bóng... để lát nữa được thoải mái chuyện trò với ai. Nó có thể nhịn ăn sáng, bớt tiền hớt tóc, thậm chí không ngần ngạy "vay nóng" cả em út để có hai ly kem hay cái vé xem phim ở một rạp nào đó. Thông minh và cũng dại khờ tột bực là nó. Thế nó là cái gì nhỉ? Xin đừng vội gọi là Tình Yêu, cho dù thực sự nó mang dáng dấp của tình yêu. Khẽ thôi, nhẹ thôi, nhỏ thôi bởi rất mong manh dễ vỡ. Người ta phải vẽ hàng trăm chiếc dù, hàng ngàn cái ly bên ngoài lô đặc biệt này. Nhưng vẫn không đến được địa chỉ. Mấy thuở những mối tình mỏng manh sương khói này đến được nơi hẹn của trăm năm. Còn lại chỉ là những mảnh vỡ dễ thương của một thời vụng dại khi nhìn lại.

    Hãy tưởng tượng một Dũng cao kều, hơi ngu ngơ một tí, bên cạnh một Mai trắng trẻo, mũm mĩm. Nếu lên hình trông cũng ngộ nghĩnh lắm chứ. Cái đẹp trong hạnh phúc chưa chắc đã phải là nét hài hòa, có thể là ở sự bù đắp. Uyên không nhớ đã nhặt được ý nghĩ ấy ở đâu, hình như trong một tờ báo phụ nữ chuyên đề nào. Rất nhanh Uyên nghĩ tới Văn. Cái anh chàng có thế mà bị tổn thương nặng. Tự bữa Uyên cố tình về cùng với Khôi một đoạn đường, thế là biệt tăm bóng dáng chàng ta ở cổng trường. Một chút thích thú xen lẫn với lòng trắc ẩn, Uyên sợ mình đã không thành thật với mình. Có phải Uyên đã coi thường tình cảm của Văn? Không, Uyên không có ý ấy. Uyên chỉ tiếc sao Văn và mình lại không có thể nói chuyện bình thường, tự nhiên được như các bạn khác trong lớp. Như Khôi chẳng hạn. Mà biết có chuyện gì để nói được nhỉ, để Văn cứ câm lặng mãi ở cổng trường mỗi trưa tan học. Một lời nào đó đã nằm sẵn trong quan hệ này, có phải hiểu như vậy? Uyên không đợi đâu. Một trăm một ngàn lần Uyên không đợi. Đừng bao giờ nói ra câu ấy, Văn ạ. Nếu không sẽ biến mất cả Uyên cả Văn, cả những gì chúng ta nghĩ rằng sẽ có...

    - Chị Uyên nè, Chuyên làm Uyên giật mình, con bé đang vừa nằm vừa học trên giường, nhổm dậy: Chị Uyên nè, tuần tới đám bạn lớp em tổ chức picnic ở Thủ Đức đấy.

    - Ừ.

    - Em sợ mẹ không cho.

    - Thì cứ hỏi.

    - Tại tuần trước em lỡ xin tiền mẹ may cái áo.

    - Tao không biết.

    - Hay là chị xin mẹ dùm em đi.

    - Tao không biết.

    - Nói chuyện với chị rõ chán. Chuyên lầm bầm, cái bà này độ rày hay dở chứng. Rồi con bé vùng vằng bỏ xuống nhà.

    Còn một mình với căn phòng vắng lặng. Uyên thấy đầu óc mình bị trôi đi đâu đâu. Cái thời khóa biểu nhòa nhòa trước mắt với những giờ học, có bao giờ Uyên nghiêm túc được suốt tuần. Học. Học. Mơ mộng ít thôi mi ơi. Những câu "tự ngôn" được lặp đi lặp lại nhiều lần chỉ có nghĩa thú nhận là mình đã mất tự chủ hoàn toàn. Phải làm sao quân bình được, nếu không sẽ đổ nhào tất cả, sách vở và bạn bè. Nên hay không nên ghi nhật ký? Uyên có một tập giấy hàng kẻ nhỏ và đã đôi ba lần ghi những suy nghĩ tản mạn của mình trong đó, rồi đọc lại thấy... cải lương quá. Quên đi. Có dịp nghỉ nào đi chơi xa một chuyến cũng haỵ Ờ nhỉ, tại sao lại không tổ chức một cuộc picnic kiểu bỏ túi như những năm trước. Có đàn, có vợt vũ cầu và trò chơi cóc nhái, mèo chuột... để về ran cả mặt, rát cả họng rồi ngủ lăn ra với nguyên bộ quần áo nhàu nát suốt một ngày. Mới đó mà đã xa rồi. Tưởng tới nhưng Uyên cũng chẳng lấy gì làm hào hứng. Mười bảy tuổi nào đã lớn, nhưng cũng chẳng còn nhỏ nhít gì để tung tăng hồn nhiên mãi.

    Cây bút hờ hững trong những ngón taỵ Uyên viết vòng vo, nguệch ngoạc những mẫu tự vô nghĩa trên trang giấy nháp.

    Có nỗi buồn mơ hồ nào tìm đến. Lúc này Uyên ước gì có một cơn mưa. Mưa thật to.

    --------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Chương 11:

    Chủ Nhật. Uyên quyết định theo nhóm bạn của Chuyên đi picnic Suối Tiên. Đoàn xe đạp trai có gái có, quần áo đầy màu sắc và lỉnh kỉnh những thứ đeo theo cho một ngày ở ngoài trời. Các cô cậu gọi nhau í ới, chờ nhau, đua nhau, cười nói và cãi nhau um sùm cả một đoạn đường. Đạp theo sau cùng Uyên cảm thấy mình thật lạc lõng. Khi không lại cuốn theo đám lóc nhóc gì đâu. Chẳng lẽ quay trở về. Nhưng ra đến xa lộ Uyên thấy mình nhẹ nhõm và có lý không để giam mình mãi trong thành phố. Gió. Uyên bung mái tóc để hứng lấy cái mát rượi của ban mai giữa trời rộng.

    Một nỗi nôn nao, rộn rã nào đang đợi Uyên, có phải?

    Đoàn xe đạp rẽ vào con đường đất hẹp, qua những lùm cây và những bãi cỏ rộng. Đây đó đã có từng tốp lớn nhỏ từ phương nào đến chia nhau chiếm lãnh, dựng xe, trải khăn và bày các trò chơi hoặc ca hát tập thể.

    Lẫn trong đám đông này ư? Uyên chỉ ngồi với đám bạn của nhỏ em một lát rồi đứng lên. Những trò chơi thật buồn tẻ. Những bài hát đều nhịp vỗ chẳng có gì hào hứng. Uyên tách rời đám đông men theo khe nước cạn với những ý nghĩ vụn vặt, lộn xộn. Tiên cảnh gì ở đây với những gò mối đùn cao và một dòng suối trơ cát với sỏi.Hay có Tiên ông Tiên nữ nào đã đến tắm nơi đây? Tiên nào thì tiên hẳn cũng nghèo nàn quyền phép để chốn này chẳng bao giờ có thể được gọi là cảnh. Uyên cúi xuống gỡ một ngọn cỏ từ những kẽ chân rồi ném xuống dòng nước. Giờ này những bạn bè mình ở thành phố đang làm gì nhỉ? Dạo phố, chọn vải hay chen chúc ở một rạp nào đó có lẽ. Còn chuyện gì đang chiếm lấy những cái đầu họ? Mốt nào mới nhất, kỳ thi tới, tình yêu và những mơ mộng không đâu. Có thể tất cả.

    Cúi xuống bờ thấp, Uyên vớt nước đong lên bàn tay và bỗng giật mình quay lại.

    - Uyên còn nhớ tôi?

    Văn hiện ra bất ngờ quá đỗi. Ngỡ ngàng, cuống quýt, Uyên bỏ chỗ đứng dậy.

    - Tôi không làm phiền Uyên chứ?

    Dựa lưng vào một thân cây ven bờ, Uyên đã lấy lại được bình tĩnh:

    - Ai cho phép Văn đến đây vậy?

    - Tình cờ thôi.

    Văn đáp lại nụ cười nhỏ của Uyên và cảm thấy bạo dạn hơn.

    - Uyên không thích chơi với các bạn cùng lớp à?

    - Bạn của nhỏ em đấy chứ. Uyên đi cho vui vậy thôi. Lớp Văn chắc hay tổ chức picnic lắm nhỉ?

    - Chưa bao giờ.

    - Bây giờ bao giờ rồi.

    - À, tôi cũng chỉ đi cho vui vậy thôi.

    Có tiếng reo khẽ trong đầu Uyên. Như thế không phải là tình cờ chốn này. Đã có cả một đoạn đường dài từ nhà tới đây. Một lời thú tội diễu cợt khó xử. Công bình mà xét thì Văn cũng biết chế ngự để tự ái vừa phải, để có lần "tình cờ" này. Dù sao cũng trên vai Uyên một lớp, Văn đâu còn mãi... ngu ngơ trên đồng cỏ non.

    - Uyên nè, chắc Uyên nhiều bạn lắm nhỉ.

    - Nhiều. Nhưng Uyên muốn còn nhiều hơn nữa.

    Im lặng. Văn ngập ngừng.

    - Tôi muốn nói tới bạn trai cơ.

    Hươ tay trên những ngọn cỏ thấp, Uyên lơ đãng nhìn xuống mặt nước:

    - Bạn là bạn. Bạn trai hay bạn gái Uyên cũng muốn có một quan hệ thật trong sáng. Uyên chán bạn bè cứ phải nhìn nhau vướng vít, tình bạn hạn hẹp dễ bị vỡ lắm.

    Bứt một cọng cỏ, Uyên đưa lên môi cọ nhẹ:

    - Người ta bảo bạn bè tốt như một cuốn sách hay, nó làm cho mình giá trị thêm. Phải thế không, Văn?

    - Hẳn nhiên rồi.

    Văn đáp và không biết mình đang nghĩ gì. Uyên vừa mở ra trước mặt mình một trang sách, có điều gì đó phải đọc lại ở Uyên mà mình không ngờ.

    - Văn xem này, Uyên đã vén ống quần lội xuống nước và đứng trên một gò đất nổi giữa dòng, lòng suối mùa này trơ cát, thế mà chỉ ít tháng nữa mưa xuống nước cuồn cuộn như lũ, thấy mà sợ.

    - Đến lúc ấy thì tôi đã rời trường rồi.

    Bắt chước Uyên, Văn cũng vén ống quần lội xuống. Họ lũi chân đi chậm trong nước, cách nhau ngoài dăm bước.

    Uyên không quay lại:

    - Các ông con trai rời trường cũ là quên luôn.

    - Tại vì họ không có gì để nhớ.

    - Chắc Văn cũng vậy.

    Uyên nói rồi quay lại nhìn người con trai ở sau mình một cái rất nhanh. Thật nhanh, Văn cũng đáp luôn:

    - Nếu trường tôi học không có Uyên.

    Uyên quay hẳn người lại làm một cái bĩu môi thật dài, thật cường điệu, rõ nét chê bai một điều tán tỉnh thường tình của các ông con trai mà Uyên đã lường để biết trước được.

    - Uyên không tin à?

    - Tin chứ. Uyên tin cả sự chung thủy của những trái tim... làm bằng cát.

    - Uyên làm như mình lớn lắm vậy.

    Cả hai cười nhỏ. Họ vẫn tiếp tục đi trước sau trong dòng nước chỗ cạn chỗ sâu.

    - Uyên vẫn có tiếng là kém thông minh đấy Văn ạ.

    - Đủ rồi Uyên. Thông minh quá chỉ làm mình khổ thêm.

    - Cám ơn bậc tiền bối đã cho muội một lời khuyên bổ ích.

    Uyên dấu nụ cười ranh mãnh rồi cúi xuống lượm một viên đá cuội tròn trĩnh dưới chân mình, đưa lên ngắm nghía.

    - Thưởng cho Văn đấy, Uyên nói và trao vội vàng viên cuội cho Văn, dòng suối thưởng chứ không phải Uyên đâu nhé.

    Nhận viên cuội giữa lòng tay, Văn tung lên cao rồi hứng lấy thích thú:

    - Trông nó đẹp như một viên ngọc.

    Nghiêng mái tóc Uyên nhìn Văn:

    - Cứ coi như nó là một viên ngọc ước đi, thì Văn ước gì nào?

    Văn nhìn sâu trong vùng mắt Uyên:

    - Văn sẽ ước mình có một Tình Yêu.

    Tình Yêu. Uyên hơi chao người, cúi xuống bối rối.

    - Có thể là hơi sớm với tuổi của Văn đấy. Nói nhanh rồi Uyên quay đi tiếp tục những bước chân quấn nước và cát, cố nén những xúc động. Văn vừa bước theo vừa đưa tay bứt những cọng hoa cỏ ven suối:

    - Tình yêu làm gì có tuổi bao giờ.

    - Có đấy. Người đàn ông thường nói tới sự nghiệp trước, ở đâu đó người ta đã chép như vậy mà.

    Văn vẫn tiếp tục bứt những cọng hoa cỏ ở trong tầm tay.

    - Cũ rồi. Bây giờ người ta không còn tích lũy những điều tương tự trong bộ nhớ của máy vi tính nữa.

    - Kệ cái máy vi tính của Văn. Làm ơn bấm nút cho nó nhảy qua đi. Nhảy lung tung hình vuông, hình tròn, đa giác lục giác gì cũng được. Miễn là đừng... Văn ạ, hãy giữ một khoảng cách để nâng niu những gì chúng ta đang có, để còn dám nghĩ những gì chúng ta có thể có ở ngày mai.

    Im lặng. Chân Uyên vẫn bước.

    - Uyên đang nhĩ gì vậy?

    - À, Uyên chẳng nghĩ gì cả.

    - Còn điều ước của tôi?

    Uyên bình tĩnh nhìn thẳng vào mắt Văn:

    - Điều đó quá tải đối với một viên cuội tầm thường. Văn cho Uyên mượn lại viên ngọc của Văn đi.

    Uyên nhận lại viên cuội trong tay Văn rồi tung lân cao, rơi chùm xuống lòng suối, lẫn vào với trăm ngàn những viên cuội khác chìm trong dòng nước.

    - Một tỷ năm sau hãy tìm lại nó Văn ạ. Khi đó nó có thể trở thành viên ngọc ước thực sự đấy.

    Uyên cười thành tiếng và đùa mạnh nước dưới chân, như không cần biết đến cái nhìn trách móc của Văn. Uyên vô tình lắm Uyên biết không.

    - Văn đang nghĩ gì vậy?

    - Tôi đang nghĩ nếu mình cứ lội mãi ở dưới suối thế này thì sao nhỉ?

    - Thì sẽ hết ngày Chủ nhật.

    - Thế thôi à?

    - Nếu thích thì mình sẽ có đầy một túi cua và ốc.

    - Vui nhỉ.

    - Vui chứ, nếu mình quên được cả bài học và những kỳ thi sắp tới.

    - Tặng Uyên này.

    Nãy giờ Văn đã gom được một bó nhỏ những cọng hoa cỏ ven suối và trao cho Uyên.

    - Cái gì thế?

    - Đây là "sự nghiệp" của tôi nãy giờ.

    - Cám ơn Văn.

    Uyên cuối xuống và để những bông cỏ lí tí mơn man trên má mình thích thú. Trông Uyên thật dễ thương.

    - Uyên này... Văn ngập ngừng khẽ chạm vào tay Uyên, từ lâu tôi muốn nói...

    Ngước nhìn lên rồi hốt hoảng buông rớt những cọng hoa cỏ, Uyên vùng bỏ chạy.

    Đừng bao giờ nói những lời ấy, Văn. Hãy giữ cho chúng ta một khoảng cách. Hãy nâng niu những gì chúng ta đang có để nghĩ rằng nó sẽ mãi đẹp. Chân Uyên dẫm bừa trên bùn cát, sỏi đá và rẽ nước bắn tung toé. Cứ thế Uyên chạy.

    Để lại mình Văn đứng ngu ngơ giữa dòng.
    http://i91.photobucket.com/albums/k307/tieutra/1-2.jpg
    ^^ Design by Camellia ^^

    Này em, mỉm cười lên nhé.
    Chuyện gì tới thì cũng đã tới rồi.
    Có ước mong mấy nó cũng xảy ra thôi.
    Này em, cười lên, em nhé.

  2. #10
    Tiểu học - Đại học chữ to thuyyen_love_thieulam_'s Avatar
    Tham gia ngày
    Sep 2006
    Nơi Cư Ngụ
    ỡ mặc đất
    Bài gởi
    357

    Smile

    chắc vẫn còn phải ko bạn???Bạn post tiếp đi:)
    C:\Documents and Settings\Administrator\My Documents\My Pictures\hu.jpg

  3. #11
    ♥Cô bé Tiểu Trà♥ *Camellia*'s Avatar
    Tham gia ngày
    Sep 2005
    Nơi Cư Ngụ
    U-S-A
    Bài gởi
    1,565

    Smile

    Chương 12

    Trước khi xảy ra chuyện ồn ào giữa sân trường, có tiếng cười và nước mắt, Thọ đã kín đáo chuyển tới Uyên một bức thự Một bức thư tỏ tình đúng nghĩa, đầy những lời lẽ xưng tụng và khao khát, kết hợp cả cải lương lẫn nhạc rock. Bức thư dài kín bốn trang giấy. Có đoạn trích thơ, có đoạn trích diễn văn. Dù giận lắm nhưng Uyên vẫn không khỏi phì cười khi biết "kẻ tình si" ký tên Thọ. Định bụng Uyên tính giữ bức thư tuyệt tác này đưa cho An để nhờ hắn công bố rộng rãi trong đoàn kịch nói, trước toàn khán giả mộ điệu trong lớp. Cam đoan đề tài này ăn khách không dưới một tuần lễ liên tục. Nghĩ đi nghĩ lại, Uyên xé vụn ra. Làm nhục được Thọ ư? Chỉ khiến hắn thêm thù hằn và thô lỗ hơn. Vả lại những lời lẽ trong thư, nhớ tới mà xấu hổ, mình đã bị xúc phạm quá nhiều. Làm sao có thể chịu đựng nổi nếu nó được đọc to lên giữa đám đông, gián tiếp mình đã bị làm nhục. Và một cách nào đó, biết đâu chẳng làm Thọ thỏa mãn. Uyên sẽ trình bày với cô chủ nhiệm và có dịp Uyên cũng nói cả cho Khôi biết.

    Nhưng Uyên chưa kịp cho ai hay cả thì sự việc đả xảy ra tiếp theo đó, tủi hổ và buốt xót.

    Giờ chơi, Thọ cùng mấy tay dãy bàn cuối lớp rủ nhau đi theo Uyên xuống sân. Một sự rình rập nào đó đã được sắp sẵn mà Uyên không hề biết.

    - Đã ba ngày, im lặng tức là chịu đèn rồi. Tao dám cá mười ăn một là con bé chịu đèn rồi.

    Thọ hí hửng, một tên khác a dua:

    - Đầy góc cạnh như con Uyên mà mày tán tỉnh được là số 1 đó, Thọ.

    - Còn phải nói, nếu mày đọc được thư tao gửi cho con bé mày mới thấy quả là một kỳ công. Tao đã đụng tới trái tim nó rồi.

    - Đừng văn chương rỗng tuếch, phải cụ thể chứ.

    - Hẳn nhiên. Mày sẽ thấy tao pha đèn là bắn, bắn trúng phóc.

    - Hứa hẹn nghe coi.

    - Tao sẽ rủ được con bé đi chơi, ngồi sau xe Honda ôm co ếch chạy vù qua mặt tụi bây.

    - Ngon lắm.

    - Ngon quá đi ấy chứ. Tụi bây thấy không, trong trường này thiếu gì tụi con gái, tao chỉ cần chìa tay ra là có ba bốn đứa bám ngay nhưng tao đâu thèm. Trái chín đầy rẫy không ngon bằng một trái cấm. Tao sẽ cắn ngập răng cho tụi bây thèm nhỏ rãi chơi.

    - Được. Được lắm. Cả bọn cười tán thưởng điệu bộ của Thọ. Một đứa ra hiệu, đẩy vai Thọ.

    - Đó, mục tiêu di chuyển một mình trên sân kìa, còn chờ dịp nào tốt hơn nữa. Ra quân đi.

    Thọ nháy mắt ra hiệu các bạn đứng đó chờ xem. Hai tay thọc túi quần, thừa dáng ngang tàng sành điệu. Thọ hơi ưỡn người để khoe bộ ngực đã từng tập tạ lộ ra dưới cổ áo luôn luôn trễ cúc, hắn sấn tới chắn trước mặt Uyên.

    - Uyên có thể trả lời mình được rồi chứ?

    Uyên cau mặt lùi lại để tránh cái nhìn sỗ sàng của Thọ. Thọ vẫn sáp tới:

    - Uyên đọc kỹ thư của mình rồi đấy. Mình rất thích mẫu người như Uyên. Chúng mình sẽ có những cuộc đi chơi xa đầy thú vị. Uyên nghĩ sao?

    Cắn môi, giận cứng họng không nói gì, Uyên ném một cái nhìn đầy khinh bỉ rồi xoay người đợm bước đi.

    - Khoan đã, Thọ dềnh dàng đứng chắn lối, em hãy nói thật lòng mình đi, ở đây chỉ có hai ta thôi mà.

    - Chướng vừa vừa thôi nhé, tôi đi méc cô cho đấy.

    Uyên giận run lên, tay xoắn lấy vạt áo trước, cố kìm hãm để khỏi phun ra những lời kinh tởm. Nhưng Thọ lấy thế làm thích thú hơn:

    - Hề hề, cứ giận đi em. Em giận trông mới dễ "sương" làm sao!

    Uyên lùi lại, dữ dằn hất bàn tay thô bỉ của Thọ định đưa lên cằm nựng. Thọ lại càng nhăn nhở tiến sát như muốn vồ lấy, hắn dồn Uyên tới bên gốc cây phượng, cố tình để kéo dài cuộc hội ngộ lý thú trước mặt bạn bè.

    Biết, là khó bề đối phó, Uyên xoay người định vùng chạy. Nhưng ngay lúc ấy Thọ đã nhanh tay túm được vạt áo sau của Uyên. Bị hai lực đối kháng, vạt áo tuột nút bấm để phơi ra một nửa tấm lưng trần giữa sân giờ chơi.

    Bọn Thọ khoái chí vỗ tay cười hô hố:

    - Đã hơn coi phim Hồng Kông.

    - Cho đáng cái con nhỏ kiêu kỳ.

    Tủi hổ, Uyên gục mặt rấm rứt khóc suốt giờ học cuối, không dám nhìn lên.

    Một số bạn biết chuyện, căm giận Thọ vô cùng. Còn Thọ thì vẫn khinh khỉnh nhìn mọi người, tỏ vẻ đắc chí hả hê giữa đám đàn em ađua.

    Khôi nghiến răng, mắt đổ lửa ném về phía Thọ, Thọ vẫn tỉnh như không. Giờ học trôi qua nặng nề. chuông vừa tan, Khôi ném cái cặp mình cho Việt:

    - Mang cặp giùm tao.

    Việt biết chuyện gì sẽ xảy ra. Khôi lách nhanh giữa đám bạn thoát ra khỏi lớp. Cả lớp nhốn nháo. Thọ đã xuống tới sân. Khôi gọi giật nó lại. Thọ vẫn vờ như không nghe. Khôi rẽ đám đông nhảy hai bước một xuống những bậc thang rồi nhào ra sân.

    Lúc này Thọ đã vào bãi và dắt được xe ra, hòa chung vào dòng người đang chen chúc tuôn ra cổng.

    - Thọ! Mày là thằng hèn.

    Cuộc tuyên chiến mở màn khi Khôi nhận ra Thọ trong đám đông ồn ào phía trước, nó gào lên.

    Không quay lại, Thọ ủi bừa vào mấy bạn rồi leo lên xe, nhấn pê- đan.

    Nhanh kịp thời, Khôi phóng tới chắn ngang, hai tay ghìm chắc lấy ghi- đông xe Thọ, đẩy nó vào lề. Biết không thể tránh cuộc đối mặt với Khôi, thằng Thọ nhảy xuống xe, hất hàm.

    - Mày muốn gây sự hả?

    - Mày là thằng hèn, Khôi rít lên, mày phải đi xin lỗi Uyên lập tức.

    - Á à, thằng Thọ nhổ một bãi nước bọt, việc chó gì tới mày mà mày phải xía vô chuyện người khác như thế.

    Khôi trỏ mặt Thọ, dằn từng tiếng một:

    - Tao nói cho mày biết là tao sẽ dạy cho mày một bài học thế nào là vô liêm sỉ.

    - Mày ngon đa, thằng Thọ khinh khỉnh cái mặt, tao cũng nói cho mày biết là bố tao sẽ không tha thứ cho những hành động du côn kiểu mày đâu.

    Đám đông đã quây thành vòng tròn. Các bạn trong lớp cũng vừa kịp ra tới, Ngà lo sợ nói với Việt:

    - Việt vào can Khôi đi, chuyện để ban giám hiệu xử, đâu còn có đó.

    - Đâu rồi bỏ đó thì có. Biết bao lần thằng Thọ ỷ bố lộng hành có ai dám đụng tới nó đâu.

    Việt dứt khoát, trước sau thì cũng phải xảy ra chuyện này thôi.

    - Nhưng Khôi có thể bị đuổi học.

    Khôi sấn tới:

    - Mày đừng hòng hù tao vô ích. Đuổi học hay không tao cũng cóc sợ.

    Thọ nắm cơ hội phân bua với đám đông:

    - Có các bạn làm chứng là nó coi thường cả ban giám hiệu đấy nhé.

    - Mày là thằng hèn, Khôi gầm lên, tao buộc mày phải đi xin lỗi Uyên lập tức.

    Thọ bĩu môi:

    - Hừ, tao mà phải đi xin lỗi cái con Uyên thối ấy hả, chuyện lạ đời.

    Bốp! Bốp! Bốp! Khôi giáng những cú đấm tới tấp trút hết nỗi phẫn nộ xuống mặt Thọ. Thọ lảo đảo. Khôi sấn tới túm lấy ngực áo nó xốc lên:

    - Tao nói cho mày biết, từ nay mày còn giở cái trò bỉ ổi với bọn con gái là tao sẽ không tha thứ cho mày đâu.

    Sẵn thế, Khôi đẩy mạnh một cái, Thọ ngã chúi nhủi vào bờ rào không kịp chống đỡ, ngồi xệp xuống đất.

    Chớp nhoáng bị phủ kín đòn, Thọ chỉ còn biết thúc thủ, im rẹ Ngay khi bị dúi ngã, Thọ cũng được tặng một cú "quạt" chân trái không gượng dậy nổi.

    Đưa tay áo lên quệt mặt, một vệt máu dài chảy ra ở cửa mũi, lúc này Thọ mới tỉnh cả người. Nó nghiến răng chửi rủa gỡ gạc:

    - Mày sẽ phải trả giá đắt về chuyện này con ạ.

    Khi thầy giám thị kịp ra tới thì đám đông đã giải tán.

    --------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Chương 13:

    - Thằng Khôi vậy mà có nghề, chơi toàn đòn hiểm.

    - Hiểm quái gì. Thằng Khôi hầm thằng Thọ đã lâu, nay mới có cơ hội. Đòn thù mà lại.

    - Nghe đâu thằng Thọ phải đi nằm nhà thương.

    - Nhà thương nhà thiếc gì, nó nằm nhà ôm cái đầu máy chơi trò chơi điện tử. Có thằng đi thăm nó về nói vậy. Thầy hiệu phó cố làm rùm beng chuyện này, đi lấy giấy chứng thương cho thằng Thọ và hô hoán rằng thủ phạm có thể bị truy tố về tội hình sự nếu mức độ thương tích gây ra trầm trọng.

    - Rắc rối nhỉ.

    - Rắc rối lắm. Ở vào thời điểm thầy hiệu phó đang đẩy mạnh phong trào thi đua trật tự toàn trường tới đỉnh cao, chắc chắn thằng Khôi sẽ phải xử như một trường hợp điển hình, hình phạt tối đa.

    Trước khi bị đưa ra Hội đồng kỷ luật nhà trường, Khôi được gọi lên phòng thầy Hiệu phó kiêm Giám thị làm việc, ngay giờ đầu, sáng hôm sau vụ việc xảy ra trước cổng trường.

    Khôi được đón bằng một cái bạt tai dằn mặt ngay trước cửa văn phòng thầy Hiệu phó.

    - Quân mất dạy, mày coi thường trật tự kỷ cương ở cái trường này phải không.

    Khôi giận tím người suốt nửa giờ làm việc với thầy Hiệu phó. Nó gằm mặt chịu lời buộc tội như búa xuống đầu càng lúc càng nặng. Chuyện gì sẽ xảy ra thì bắt buộc sẽ xảy ra đối với nó. Bài tự kiểm có hay không thì hình phạt với Khôi đã coi như được định sẵn. Hội đồng kỷ luật có họp thì chỉ là hợp thức hóa quyết định đuổi học của thầy Hiệu phó kiêm Giám thị. Khôi biết quyền hạn của thầy ở trường này và tất cả các giáo viên cũng biết rõ điều đó.

    Bởi thế Khôi đã quyết định trước:

    - Em xin phép khỏi phải làm tự kiểm.

    Thầy Hiệu phó đập bàn giận dữ:

    - Trò còn ngoan cố chống lệnh của nhà trường phải không?

    - Thưa thầy em biết rõ lỗi của em, em chỉ xin được ra Hội đồng kỷ luật sớm.

    Trỏ mặt Khôi trước khi rời văn phòng, thầy Hiệu phó nghiêm khắc lên án:

    - Du côn du kề gây gổ đánh lộn trong trường là điều tối kỵ! Coi thường, chống lệnh của Ban giám hiệu là hành vi vô giáo dục. Trường này sẽ không bao giờ chấp nhận có những học trò như thế.

    Khôi về lớp, đến lượt Uyên được gọi lên văn phòng. Hơi bất ngờ nhưng Uyên cũng hiểu được mình đã là cái cớ để gây ra vụ việc vừa quạ Sự có mặt của Uyên là cần thiết.

    Cô Chi, chủ nhiệm lớp khuyên Uyên:

    - Hãy bình tĩnh, em nên trình bày đầu đuôi hết mọi chuyện.

    Được động viên nhưng Uyên vẫn thấy lo khi bước vào văn phòng. Thầy giám hiệu ra dấu cho Uyên đứng đối diện và phủ đầu bằng câu:

    - Trò phải nhớ rằng bị điểm không hạnh kiểm có nghĩa là không có điểm của môn học nào có thể bù đắp được.

    Yên lặng, Uyên hồi hộp nhìn xuống nền nhà, không dám ngước lên.

    - Trò hãy nói cho tôi biết quan hệ của trò với trò Khôi như thế nào?

    - Thưa thầy, Uyên ấp úng, chúng em chỉ có quan hệ bình thường như các bạn khác.

    - Bình thường, thầy Hiệu phó đập bàn, quắc mắt, chuyện đánh nhau đến đổ máu, vỡ đầu như vậy mà trò gọi là bình thường được hả. Không có lửa làm sao có khói. Tôi còn lạ gì những cái trò ghen tương đố kỵ trai gái với nhau nữa.

    Uyên ức muốn phát khóc. Nhưng nhớ tới Khôi, tới lời cô Chi, Uyên lấy hết bình tĩnh kể đầu đuôi mọi hành vi khả ố của Thọ Ở trong lớp đối với các bạn gái. Cụ thể gần đây nhất là Thọ đã viết cho Uyên một lá thư tán tỉnh đầy những lời lẽ dung tục và xúc phạm.

    - Trò có thể cho tôi đọc bức thư ấy không?

    Thầy Hiệu phó cắt ngang. Uyên lúng túng:

    - Thưa thầy, vì xấu hổ quá em đã xé vụn ra rồi. Nhưng thực là bạn Thọ có làm công việc ấy.

    Cười gằn, thầy Hiệu phó ném tới Uyên một cái nhìn đầy nghi ngại:

    - Trò hày về suy nghĩ lại đi, đừng quanh co chống chế. Điểm hạnh kiểm cuối năm còn tùy thuộc vào sự thành thực hay không của trò.

    Sau đó Hội đồng kỷ luật được triệu tập. Không ngoài ai khác là thầy Giám hiệu và vài ba thầy cô trực thuộc văn phòng. Không có phụ huynh và cô chủ nhiệm lớp chỉ được thông báo sau. Trò Nguyễn Trọng Khôi bị đuổi học vĩnh viễn vì tội cố tình gây mất đoàn kết, đánh bạn trọng thương, khinh thường Ban giám hiệu và kỷ luật nhà trường. Thông báo của nhà trường còn nhấn mạnh, mọi biện pháp kỷ luật sẽ gắt gao hơn để nhất định đạt được danh hiệu trường điểm trong phong trào thi đua toàn thành.

    Uyên nói với Khôi:

    - Trong chuyện này Uyên thấy bất mãn quá Khôi ạ.

    Khôi nhún vai, cười buồn bã:

    - Biết làm sao được.

    - Đáng lẽ cô chủ nhiệm là người phải lên tiếng mạnh mẽ nhất.

    - Uyên biết đấy, cô Chi chỉ được thông báo sau. Và có lẽ chính cô cũng muốn như vậy, tránh đụng chạm trong vụ này.

    Hai bạn yên lặng. Lúc sau Khôi nói:

    - Tiếc rằng những vụ việc tương tự không có thầy Hiển. Duy nhất thầy là người dám nhìn thẳng vào mọi khía cạnh phức tạp của nhà trường mà không hề sợ tránh né.

    Xúc động, mãi Uyên mới nói được:

    - Uyên rất lấy làm tiếc Khôi ạ.

    - Mình biết việc mình làm và chẳng có gì phải hối hận cả. Chỉ tiếc là mình đã nhẹ tay quá với cái thằng bỉ ổi ấy mà thôi.

    - Còn gì mà nhẹ tay, hắn nghỉ học cả tuần lễ mà cái mũi còn đỏ hỏn, chẳng dám nhìn ai. Cả lớp hả hê nhưng nhắc tới Khôi ai cũng tiếc.

    Uyên đến thăm Khôi và mang theo những tình cảm của bạn bè toàn lớp. Buổi chiều, hai bạn ngồi nơi sân nhà, dưới bóng thưa của dàn nho vừa mới tỉa trụi lá.

    Uyên ngửa mặt lên cao:

    - Uyên chưa thấy bao giờ, ở thành phố này có một giàn nho kể cũng lạ.

    - Ở quê Khôi thì ngợp mắt. Vào mùa này có lẽ người ta cũng đang tỉa để kịp mùa mưa ập tới.

    - Khôi có hay về quê không?

    - Đôi khi thôi.

    - Nghỉ học rồi mai mốt Khôi tính làm gì?

    - Làm gì ấy à, Khôi phân vân, chưa biết nữa. Nhưng chắc là không còn ở đây.

    Uyên tròn xoe mắt:

    - Khôi tính về quê luôn à?

    - Có lẽ. Ở nhà các anh chị mình có khối việc để làm.

    - Còn ba mẹ Khôi?

    Uyên buột miệng hỏi. Ngập ngừng giây lát, Khôi buồn bã trả lời:

    - Đã lâu Khôi không còn ở chung với ba nữa.

    - Chứ không phải nhà Khôi ở đây?

    - Đây là nhà bà cộ Khôi trọ học từ nhỏ.

    Uyên mơ hồ hiểu hoàn cảnh Khôi. Mỗi gia đình có những phức tạp riêng tư và người lớn luôn là cái cớ để con cái thất lạc mỗi nơi.

    - Thế còn mẹ Khôi?

    Không dừng được, Uyên khiến Khôi lặng thinh, cúi xuống. Rất nhanh, Uyên liên tưởng tới một lần mình đã "nặng lời" với bạn: "Nếu Khôi còn me... ", và lời ấy đã thấm đau mãi đối với Khôi có lẽ. Đến bây giờ Uyên mới nhận ra những gì gọi là bí ẩn quyến rũ tự Khôi, thế nào là sự thiếu vắng tình cảm gia đình ở một con người tự thuở còn tấm bé. Khôi luôn muốn với lên để nắm bắt một cái gì đó nhưng đồng thời Khôi cũng sẵn sàng phá vỡ một cái gì đó đang có trong taỵ Cái mâu thuẫn trong Khôi chưa lớn lắm, Uyên mơ hồ hiểu, nhưng nó đã nẩy mầm à một ngày nào đó biết đâu sẽ trở thành nguy hiểm.

    - Khôi tính về quê thật sao?

    - Như thế tốt hơn.

    - Còn việc học.

    Khôi không trả lời. Cái cúi đầu của Khôi mới nặng làm sao!

    - Làm gì thì làm Uyên nghĩ cũng phải học hết phổ thông đã, Khôi ạ.

    -...

    - Khôi còn nhớ lời thầy Hiển?

    -...

    - Những môn học ở trường tưởng như chẳng ăn nhập gì với cuộc sống nhưng thực sự nó là nền tảng quan trọng cho mọi suy nghĩ về sau.

    - Khôi cũng nghĩ thế, nhưng...

    - Dù sao thì ở lại thành phố cũng còn có những trường khác theo lựa chọn.

    - Để được học những hệ đó phải có điều kiện, tốn phí không ít. Mà Khôi thì lại... À, mà thôi, để tính sau Uyên ạ.

    Gặp lại Khôi lần sau Uyên thấy Khôi vui vẻ hơn, đã mất hẳn những gì u uất của sự kiện vừa qua.

    Vừa về học tới cổng Uyên đã thấy Khôi đứng đợi, với cái gói bọc giấy báo trước ghi đông xe đạp.

    - Khôi cho Uyên gì đấy?

    Uyên cười chìa tay ra. Khôi gỡ ra những cuốn sách.

    - Nhờ Uyên trao lại cho Vỹ giùm.

    - Thế hở, Uyên cười lật nhanh xem những tựa sách, sao Khôi không đưa tận tay Vỹ, ngại hở?

    Cái cười cười làm Khôi hơi bối rối.

    - Ừa, tới trường thì ngại thật đấy.

    - Còn tới nhà? Khôi biết nhà Vỹ rồi mà.

    Khôi hiểu cái nhìn tinh ranh châm chọc của Uyên và Khôi muốn mình không bị thua:

    - Tới nhà Vỹ thì tới nhưng mình vẫn thích nhờ bạn được không?

    - Được chứ. Nhưng có thư từ nhắn gửi gì không đây?

    - Có gì đâu, những cuốn sách mà Khôi nghĩ Vỹ sẽ thích. Để cô ta khỏi phải ngốn tất cả những thứ gì cô ta có mà chẳng cần biết lợi ích gì.

    Uyên bỏ những cuốn sách vào cặp:

    - Thông báo là mình thích cuốn nào mình sẽ đọc trước đấy nhé.

    - Tự nhiên.

    - Độ này Khôi còn hay chơi bóng bàn với Việt nữa không?

    - Hết rồi.

    - Các bạn dạo này hết thân với nhau rồi hở?

    - Có lẽ thế. Việt có những cái thú khác của Việt mà mình không thích.

    - Ừ nhỉ, mấy bạn thân của mình cũng vậy, tự động tách nhau ra. À, Khôi vào nhà chơi đã.

    - Thôi.

    - Đứng ngoài cổng tiếp bạn ba mẹ mình biết la chết.

    - Để Khôi về.

    - Làm chi vội vậy. Khôi đã tính việc gì chưa?

    - Việc gì ấy à, đạp xích lô được không?

    - Trò theo chân thầy được lắm chứ.

    Cả hai cười vui vẻ. Theo được thầy đã là maỵ Xích lô là nghề của nhiều giới nhưng giới học trò thì chưa, Khôi là kẻ tiên phong đấy.

    - Bao giờ khai trương nhớ ghé đưa Uyên tới trường nhé.

    - Nếu may mắn.

    - Uyên là người may mắn nhất đời này.

    Qua học kỳ hai với nhiều cố gắng, Uyên cũng may mắn vừa phải. May mắn vừa phải để có thể hy vọng điểm các môn đều trên trung bình một chút. Mình sẽ nói với Khôi những gì nhỉ? Như một người bạn, phải làm cho nhau vui hơn, hứng khởi hơn trong cuộc sống, mà với riêng Khôi thật là cần thiết. Đi học miết thì thèm một ngày lễ. Nhưng đến khi được nghỉ dài dài thì lại không biết làm gì cho hết ngày giờ, chỉ thèm bạn thèm lớp. Hẳn Khôi cũng thế.

    Một buổi chiều Uyên trở lại thăm Khôi. Nhưng Khôi không còn ở đó nữa. Cô em họ của Khôi nói anh ấy đã về quê từ mấy tuần nay rồi.

    - Phải chị là Minh Uyên không?

    - Anh ấy có nhắn gì chị hở?

    - Có một cuốn sách. Để em vào lấy đưa chị.

    Một cuốn sách bìa bọc cẩn thận. Đó là cuốn sách mà một lần Khôi đã đưa cho Uyên xem. "Những tâm hồn cao thượng". Cuốn sách của thầy Hiển tặng mà Khôi đã vô cùng quý mến nó, luôn có trong cặp như một sự nhắc nhở. Không phải chỉ vì nội dung mà toàn cuốn sách đã trở thành một kỷ niệm khó phai của một thời.

    Khôi không nhắn lại gì sao? Uyên lật nhanh những trang sách, không một mẫu giấy.

    Thế là Khôi đã bỏ nơi này. Bỏ sân trường, lớp học và bỏ lại luôn cả những bạn bè.

    Bấc giác Uyên nhìn lên giàn nho ở trên cao, thấy những ngọn xanh vươn dài và lấm tấm những chùm bông xen lẫn, Uyên nghĩ, mùa này nơi quê Khôi hẳn cũng thế, những giàn nho đang vươn ngọn và thả kín bông, trướng khi mưa xuống. Rồi mùa hè ập tới.

    Như thế nghĩa là gì nhỉ? Uyên thật buồn. Bạn bè là thế sao? Chia tay không một lời từ giã.

    Mân mê cuốn sách trên tay, uyên buồn bã lật lại những trang giấy. Những trang giấy hờ hững. Bất ngờ hàng chữ hiện ra, ập vào mắt Uyên như một con sóng:

    "Hãy Sống Là Một Tâm Hồn Lớn".

    --------------------------------------------------------------------------------------------------------

    Chương kết

    Rồi một niên học qua đi, với bao nhiêu buồn vui lẫn lộn. Có điều dễ quên nhưng cũng có điều để còn nhớ mãi. Bạn bè phân tán ở nơi này nhưng rồi lại tụ họp ở một nơi khác, cũng trong sân trường này, vẫn ngập tiếng cười và ngập tiếng nói.

    - Năm nay bất ngờ ta thay đổi một loạt số đo, thế là có cớ để may một loạt áo dài mới.

    - Xin chúc mừng bé.

    - Lý do?

    - Hãng sữa bột Dielac sẽ xin hình bé để in quảng cáo bé hay ăn chóng nhớn.

    - Hay ăn chóng nhớn để mẹ cha chóng nhờ.

    - Ở đó mà nhờ, mẹ cha chưa kịp nhờ đã có đứa nó nhờ mất.

    Kể cũng vui, chuyện sân trường con gái có bao giờ hết. Mỗi năm đề tài mỗi phong phú, mỗi mới lạ. Phải nói đúng hơn là mỗi mùa con gái mỗi đổi thaỵ Như một mầm cây, mới hôm qua vừa nhú, hôm nay đã mơn mởn xanh. Bạn bè ở lớp này gặp lại ở lớp nọ.

    - Ới giời ơi, mới có mấy tháng không gặp sao độ rày bà mập dữ thế!

    - Cái gì mập? Ăn nói sỗ sàng thế mà nghe được!

    - Ồ, xin lỗi, trông bà chị mũm mĩm như một hột mít.

    - Thế mà cũng đòi văn chương. Không bao giờ nên mô tả thiếu chất phụ nữ kiểu đó.

    - Ý bà chị muốn nói là mình phát tướng?

    - Phải nói là ta có tướng phúc hậu. Mới mười mí phải phát ngôn cho nó "quý phái" một tí chớ.

    Rắc rối. Con gái là chúa rắc rối. Mập thì nói mập, phì thì nói phì, bày đặc núp dưới những từ này chữ kia chẳng qua là tránh né sự bẻ bàng. Rốt cuộc rồi về nhà soi gương một mình cũng... khóc. Bọn con trai khó chịu không hiểu được. Và họ sẽ không bao giờ hiểu được nỗi đau khổ của một sáng nào thức dậy thấy mặt mình chẳng phải là... sông ngòi biển hồ bao giờ mà lại bám đầy trứng cá.

    Lên lớp mười hai Uyên và Ngà vẫn còn ngồi chung nhưng họa hiếm có dịp đi chơi chung với nhau như trước. Ngà có nhiều biến đổi rõ rệt, cái miệng lia lịa cười nói giờ đã khép lại nhiều. Ngoài giờ học trường Ngà còn đi học may học thêu lung tung, ai giới thiệu chỗ nào hay nơi nào bảo đảm Ngà cũng mò tới. Làm bánh, cắm hoa... món nào Ngà cũng quan tâm học biết. Có đứa tọc mạch khám phá ra: Hành trang lên xe hoa đấy. Con Ngà sửa soạn về nhà người ta làm món trứng luộc và... vá quần xà lỏn. Tò mò Uyên hỏi bạn: Cuối năm chứ? Ngà chối lia lịa. Rồi còn mình Uyên, Ngà thú thật: Uyên còn nhớ một lần hai đứa bị giam xe giữa đường không? Anh ấy ở cùng hẻm nhà mình đấy.

    Tốt thôi. Thà chậm một giây còn hơn gây tai nạn. Được một người chăm sóc cả đường đi lối về chân thành như thế thì chỉ có việc... thẳng một đường mà đi. Ngà bẽn lẽn cúi đầu: Nhớ lại cái buổi chiều ấy... , đúng là mình bị theo dõi từ lâu mà không biết.

    Uyên chợt nhớ:

    - Còn cái anh chàng Tuấn làm cho bọn mình một phen đứng tim, sau một loạt những vụ bê bối lăng nhăng ở nhà văn hóa phường, giờ ra sao nhỉ?

    - Nghe đâu nhỏ Hằng nói hắn sắp ra tòa vì một vụ liên quan tới video đen.

    Nhân vật nào thì trở về góc đó, Uyên nghĩ, một sân khấu nhỏ cũng cần có đạo diễn để tuân thủ những quy luật thường tình.

    Còn Văn? Uyên không khỏi giật mình khi nhận ra anh ta cũng nằm trong bối cảnh của "buổi chiều lắm chuyện" đó.

    Lên đại học rồi Văn thỉnh thoảng vẫn trở lại trường, không phải ở chỗ đứng mọi khi, nhưng để đi chung với Uyên một đoạn đường và nói những chuyện bâng quơ ấm áp. Cũng có khi ngọt ngào hơn, họ ngồi chung bàn với ly nước chanh trong khoảnh khắc. Sau lần để Uyên hoảng sợ giữa dòng suối, Văn biết giữ một khoảng cách đủ để nuôi dưỡng tình cảm giữa hai người lớn dần. Uyên cũng biết thận trọng để cả hai có thể đi bên nhau mà không phải vấp ngã vào nhau giữa đường.

    - Uyên sắp thi kỳ hai rồi, và cả những kỳ thi quan trọng cuối năm nữa, nếu không đậu thì cái mặt Uyên cũng méo mó lắm, chẳng ra sao cả. Vậy Uyên đề nghị với Văn là chúng ta chia tay nhau, chia tay nhau trong đầu chia tay nhau ngoài đường.

    - Làm chi mà khủng khiếp vậy Uyên?

    - Cũng không khủng khiếp bằng sự kiện nếu Uyên phải ở lại lớp chỉ vì sự hiện diện của một ông con trai nào đó.

    Điều ấy thú nhận rằng Văn cũng đáng kể. Song để chia tay một trong hai, thi đậu và Văn, thì...

    - Đến bao giờ mình gặp lại nhau?

    - Khi Uyên đã thi xong.

    Đó là một hành động đúng và can đảm. Chú Thuyên nói với Uyên vậy. Khối cô cậu đã cháy hết sách vở vì chuyện tình cảm đầu đời của mình. Nhớ nhung, mơ mộng, hẹn hò giận dỗi... cuốn trôi hết chữ nghĩa của học trò ra đường phố, quán xá rong chơi. Để trắng những kỳ thi, nhào luôn bước đầu chập chững vào đời.

    - Nói thì nói thế chứ, chẳng phải đơn giản chú ạ. Con gái bao giờ cũng yếu đuối hơn con trai. Cháu sợ mình sẽ thua mất.

    - Cũng chẳng sao. Tình yêu nó đến rất tự nhiên cháu ạ.

    - Chú biết là cháu rất mong được học lên cao. Thế nào Là Một Tâm Hồn Lớn hở chú?

    - Phải có ước vọng và ý chí để đạt ước vọng đó.

    - Nhưng thường là thất vọng phải không chú.

    - Cháu tính thọc vào trái tim chú đấy à? Cũng chẳng sao, giờ chú đã chai cứng rồi.

    Người đàn ông cười hề hề dễ tính. Uyên hỏi:

    - Còn những cái bàn ping pong chú dẹp đâu rồi?

    - Ngồi hút thuốc vặt mãi cũng chán. Cháu trông chú dạo này thế nào?

    Chú Thuyên vê hàng râu mép nhìn Uyên cười hóm hỉnh.

    - Bộ chú tính đi hỏi vợ hở?

    - Đừng xúi dại, đã ở vậy đến chừng này tuổi đầu mà không bị "mát" là may lắm rồi.

    - Nhưng Saint Paul bảo đàn ông ở vậy một mình không tốt.

    - Sẽ tốt. Chú sắp có việc làm ưng ý rồi.

    - Việc gì vậy chú?

    - Làm phim. Ngày xưa chú mê làm phim đến sạt nghiệp mà vẫn chưa thực thiện được thước phim nào ưng ý.

    - Còn bây giờ?

    - Chú sẽ hợp tác với một nhóm bạn làm phim học trò. Học trò là một lực lượng khán giả đông đảo ham đọc ham học ham xem mà không ai lưu ý tới là một điều thiếu sót lớn.

    - Hoan hô chú. Sẽ có thật nhiều hình ảnh hoa phượng đỏ lên phim nhé chú. Cháu thích hoa phượng. Học trò với hoa phượng, hoa phượng với mùa hè.

    Rồi mùa hè tới, dấu hiệu bằng những cơn mưa bất chợt. Cây phượng trong sân trường nở bung những chùm hoa đỏ ối. Học trò nhìn ra ngoài cửa lớp bâng khuâng. Và những trang vở khép lại.

    Buổi học cuối cùng bùi ngùi bịn rịn. Bạn bè chia tay nhau, từ giã trường lớp với bao vui buồn lẫn lộn.

    - Hôm nay ta long trọng đăng quang Hoa Khôi cho mi.

    - Hoa Khôi mùa hè, vương miện kết hoa phượng và tay ôm một chùm phượng tọ Tuyệt vời.

    - Tuyệt vời quá. Hãy khóc đi em.

    - Khóc làm sao?

    - Khóc như cô dâu về nhà chồng.

    - Chồng là làm sao?

    - Bồng bồng cõng chồng đi chơi, đi qua chỗ lội đánh rơi mất chồng.

    Giữa vòng tay bạn bè Uyên ôm một chùm phượng lớn, mặt đỏ như hoa, ngập trong tiếng cười đùa.

    - Xin em cho biết cảm nghĩ của mình khi được nhận vương miện mùa hè này.

    - Cảm động muốn rụng tim.

    - Ấy chết, đừng vội rụng tim. Em hãy nhặt tim mình lên xem còn bóng hình chàng trong ấy?

    - Chàng nào cơ?

    - Đừng vờ.

    - Em không vờ - Trái tim em bốn ngăn vẫn đủ bốn ngăn trống vắng.

    - Thế đêm qua em ngủ mơ thấy ai?

    - Chẳng ai hết. Em chỉ thấy sông thấy biển và nước mênh mông tứ bề.

    - Tốt. Mơ thấy nước là một điềm lành. Sẽ nhận được tin vui.

    - Xin cho biết sơ nội dung tin vui ấy là gì?

    - Thư từ hay quà tặng... Ơ, trả lời "ứng xử" chứ đâu phải đoán điềm mộng. Lạc đề điểm "không" bây giờ.

    - Xin hỏi tiếp.

    - Em thích màu gì?

    - Màu Trắng.

    - Tại sao lại là màu trắng?

    - Giấy trắng, áo trắng. Đỏ, Cam, Vàng, Lục, Lam, Chàm, Tím là bảy sắc cầu vồng cũng khuyếch tán từ ánh sáng trắng.

    - Mười trên mười. Hãy trả lời tiếp: Em yêu gì nhất, ghét gì nhất.

    - Là học trò em yêu mùa hè. Là mùa hè em yêu phượng đỏ. Là phượng đỏ em...

    - Yêu lắm thế.

    Một bạn ngắt chùm hoa Uyên đang ôm phản đối.

    - Là phượng đỏ em ghét các bạn.

    Nhưng ghét trễ quá, chùm phượng to trên tay Uyên đã bị các bạn chia phần gần hết. Khi thoát khỏi vòng vây, Uyên chỉ còn trơ lại một nhánh. Lúc này Uyên chợt thấy bóng Văn ở dưới sân, như một vạt nắng trưa không thể lẫn.

    - Phản bội giao ước rồi.

    Uyên nói với Văn hay tự nhắc với mình khi lặng lẽ tách rời đám bạn bước xuống. - Con trai trường nào mà lơ ngơ giữa sân trường người ta thế này.

    Uyên đến sau lưng Văn mới biết. Như bị bắt lỗi quả tang, người con trai lúng túng, ngỡ ngàng quay lại:

    - Sợ không còn dịp trở lại trường. Trường mình dạo này thay đổi nhiều quá Uyên nhỉ.

    - Sửa sang lại nhiều chỗ và cất thêm nhiều phòng mới. Dãy kia là thư viện với phòng thí nghiệm đó Văn. Ban giám hiệu cũ nhà trường cũng đổi hết rồi.

    - Mọi chuyện rồi tốt đẹp thôi.

    - Văn tin suông sẻ thế à?

    - Tin chứ. Như tin vào tuổi trẻ của mình...

    Câu nói của Văn là cơn gió lạ đối với Uyên bất chợt. Thế là đã có hôm qua và ngày naỵ Còn ngày mai thì đang ở trước mặt. Trong ta đã hình thành một chuỗi thời gian có tên gọi. Hẳn là không còn đơn giản, dễ dãi như những cười đùa nghịch ngợm rồi sẽ qua đi, quên đi. Nó đòi ta phải nghiêm túc, ngắm nhìn và hành động khi thực sự bước xuống cuộc đời.

    Cuộc đời, bị đẩy xuống, bị ném ra hay được đưa vào thì cũng có nghĩa là ta phải bước qua một ngưỡng cửa. Khi cánh cổng trường khép lại ở sau lưng, người ta không được phép có những lỗi lầm bởi không còn nhiều dịp để sửa đổi. Hay như người ta thường nói "trường đời" bao giờ cũng khắc nghiệt, ấy là những bài học ta phải trả giá, không còn được "miễn phí" như khi còn ngồi trên ghế nhà trường nữa. Nghĩ thế, Uyên không khỏi e ngại.

    - Mau quá, mới ngày nào. Bây giờ đã đến lượt Uyên phải rời trường.

    - Rời một sân trường này để rồi đến một sân trường khác, rộng hơn. Có gì đâu.

    - Vẫn biết thế. Nhưng Văn nè, có bao giờ những điều mình nghĩ trở thành hiện thực không Văn nhỉ?

    - Uyên nghĩ gì vậy?

    - Uyên nghĩ rồi có ngày Uyên sẽ trờ về và làm cô giáo nơi trường mình đã học ngày xưa...

    Không nhìn Văn, cúi xuống, Uyên nói rất nhỏ như sợ ý nghĩ nung nấu của mình tự ngày nào, vì một lý do nào bị dao động mạnh mà tan mất. Về dạy nơi trường mình đã học, đó là ước mơ của Uyên. Ngay lúc này Uyên không khỏi nhớ tới những hình bóng cũ thân thương của một thời đang chìm khuất. Làm sao quên được thầy Hiển và bạn Khôi, những người đã bỏ trường bỏ lớp mà đi. Đau đớn và tức tưởi, mỗi người đã để lại sân trường này biết bao tha thiết và tất cả niềm tin vào ngày mai. Hãy sống là một tâm hồn lớn. Liệu một mình Uyên nhỏ bé có thể bù đắp lại những mất mát để tiếp nối được những ước vọng đã quả Hay rồi cũng là một mảnh đời như bao mảnh đời khác, chỉ là những mảng đời trôi theo cơm áo. Chán ngấy và bất mãn biết mấy khi những ước vọng của mỗi người cứ dần dà bị thui chột vì một lý do nào đó. Lúc nào, ở đâu thì những nghịch lý trong đời sống cũng sẵn, nếu ta chỉ suông sẻ tin rồi sẽ tốt đẹp thì cũng chỉ có nghìa là ta may mắn chưa bị vùi dập đó thôi. Phải làm sao... Uyên hình dung có những câu hỏi đang lớn dần trong đầu mình. Có phải trước đó là Tuổi Trẻ, như Văn đã nhắc tới? Tuổi trẻ, trước hết phải có niềm tin ở chính mình, vẫn có ai đó nói như thế, và sau lưng cánh cửa kia không phải là một khung trời đầy ắp mộng mơ, mà là những hoang mang lo lắng đợi chờ. Nếu không chịu thách thức...

    - Khôi dạo này ra sao rồi Uyên nhỉ?

    Câu hỏi đột ngột của Văn làm Uyên sững người:

    - Văn cũng biết chuyện đó nữa sao?

    - Văn có dự buổi họp của chi đoàn trường sau đó.

    - Chỉ sau đó thôi à?

    - Thật đáng tiếc.

    - Đáng tiếc thật, Uyên bặm môi, từ đó Khôi bỏ về quê rồi bặt tin luôn. Một chút buồn đọng lại ở cuối câu nói, Uyên không biết mình nghĩ được gì. Cả một chuỗi sự kiện vừa qua đâu phải để rồi chìm xuống nhẹ hẫng như thế. Cả việc Khôi lặng lẽ bỏ đi. Khi chia tay không một lời từ giã nghĩa là sẽ còn gặp lại. Có bao giờ Khôi nghĩ như thế, đã hơn một năm rồi?

    - Khôi là một người bạn tốt.

    Văn nói thay cho Uyên câu ấy và Uyên cảm thấy yên lòng. Uyên cũng linh cảm hiểu từ câu nói ấy Văn đang muốn gần mình hơn. Gần hơn trong chuỗi tình cảm vướng vít vừa qua, chưa định hình được. Văn vẫn biết tôn trọng tất cả. Điều này khiến Văn giá trị hơn lên và Uyên cũng cảm thấy gần Văn hơn một chút.

    - Về sau Uyên nhé, - có giọng bạn réo gọi từ hành lang trên lầu đánh thức hai người nhớ mình đang đứng trong sân trường, - về một mình cẩn thận coi chừng đụng xe đó.

    - Ngà đó phải không Uyên?

    Văn hỏi, Uyên nhìn Văn ngượng cúi xuống, dấu nụ cười:

    - Sao văn biết?

    - Còn phải hỏi.

    Uyên quay đi, sau khi dúi nhanh vào tay văn nhánh phượng còn giữ lại phần mình:

    - Thưởng cho Văn đấy. Mùa hè thưởng chứ không phải Uyên đâu nhé.

    Bước theo Uyên ra cổng, Văn bâng quơ nhìn trời:

    - Vậy là thành phố đã có những cơn mưa lớn rồi Uyên nhỉ?

    Uyên bước đi thật chậm, vẫn cúi xuống:

    - Mùa này hẳn Suối Tiên đã đổ về cuồn cuộn như lũ.

    - Uyên còn nhớ à?

    - Nhớ chứ, Uyên cười khẽ, nhớ một lần chân mình đã dẫm gai.

    - Còn đây nữa...

    Bất ngờ Văn xòe tay trước mặt Uyên: Một viên cuội nhỏ màu xám. Ngạc nhiên quá đỗi, Uyên tròn mắt nhìn. Đúng là viên cuội đã chìm xuống lòng suối ngày nào. Trong trăm nghìn viên cuội khác ở nơi ấy vẫn không thể lẫn vào đâu được, không cần phải hồi tưởng so sánh hay phân tích. Uyên tính như vậy. Như tin vào một tình yêu có thực. -- Bây giờ đến lượt Uyên, hãy ước đi...

    Uyên nhìn Văn, bối rối cúi xuống. Hẳn không còn là nỗi hối hoảng của ngày nào giữa dòng suối bỏ chạy. Nhưng Uyên vẫn đứng đấy, im lặng. Có phải mình chẳng còn gì để ước, bởi chính điều ước ấy đã có rồi? Hay trong ta vần còn điều trăn trở bởi chính bàn tay rộng lớn của đời đang vươn ra đón đợi? Hơn lúc nào hết, là một người nữ, Uyên hiểu sâu trong ngực mình một trái tim đang ngân nga muôn ngàn nỗi...

    Những ngón tay vẫn quấn trong tà áo, không dám ngước lên nhìn Văn, mãi lúc sao Uyên mới nói thật khẽ:

    - Hãy giữ lấy những gì đã có, Văn ạ. Cả những gì sẽ có nữa. Dù sao chúng ta vẫn còn những kỳ thi đang ở trước mặt.

    Lúc này cổng trường đã thực sự khép lại ở sau lưng hai người.

    Đinh Tiến Luyện
    Tháng 9-1990

    Hết


    Thanks bạn thuyyen_love_thieulam_ đã ủng hộ mình ^__^
    thay đổi nội dung bởi: *Camellia*, 06-10-2006 lúc 09:10 PM
    http://i91.photobucket.com/albums/k307/tieutra/1-2.jpg
    ^^ Design by Camellia ^^

    Này em, mỉm cười lên nhé.
    Chuyện gì tới thì cũng đã tới rồi.
    Có ước mong mấy nó cũng xảy ra thôi.
    Này em, cười lên, em nhé.

Trang 2/2 đầuđầu 12

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện đang có 1 tv xem bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • Bạn không được quyền đăng bài
  • Bạn không được quyền trả lời bài viết
  • Bạn không được quyền kèm dữ liệu trong bài viết
  • Bạn không được quyền sửa bài
  •