Trang 4/13 đầuđầu 12345678910 ... cuốicuối
kết quả từ 25 tới 32 trên 100

Ðề tài: Mẹo Vặt & Nội Trợ

  1. #25
    Học sinh trung học diemxua's Avatar
    Tham gia ngày
    Aug 2006
    Nơi Cư Ngụ
    Đại Dương
    Bài gởi
    680

    Default

    Bí quyết luộc gà


    Trên bàn thờ gia tiên đêm giao thừa, hay những ngày Tết đầu năm, trong gia đình người Việt hầu như đều có một đĩa gà luộc. Dưới đây là bí quyết để có được một đĩa thịt gà ngon và đẹp mắt.

    Nước luộc gà

    Cứ mỗi 1 lít nước cho vào 20 g hành tím lột vỏ, nướng sơ cho củ hành se vỏ, rửa sạch lại và cho vào nồi cùng nước lạnh, 1 muỗng cà phê muối. Hành sẽ làm thơm nước luộc gà. Bạn nên cho gà vào lúc nước còn nguội để da gà không bị nứt vỡ. Sau đó luộc gà trong nước sôi lăn tăn không sủi bọt.

    Tạo màu vàng hấp dẫn

    - Nếu dùng gà đông lạnh, bạn phải để rã đông từ từ rồi mới luộc, nếu không luộc sẽ rất lâu chín, khó biết khi nào được và lúc chín, thịt thường ở dạng xơ tưa ra vì nước đá khi tiếp xúc với nước sôi sẽ tan nhanh, xé rách luôn thớ thịt.

    - Để tạo cho gà có màu vàng óng, trông ngon mắt, tránh tình trạng luộc xong da bị sậm, xỉn màu thì khi gà vừa chín tới, bạn cần vớt ra khỏi nước sôi và ngâm ngay vào thau nước sạch, lạnh càng tốt. Ngâm đến khi nào thịt gà nguội hẳn mới nhấc ra để giữ màu da không bị sậm xuống. Sau đó, để thịt ráo nước một chút, dùng mỡ gà đã thắng quét một lớp lên da, da gà sẽ có màu vàng bóng và căng mượt, trông rất hấp dẫn.

    Luộc gà hồng đào

    - Chuẩn bị: Bạn cần chọn gà giống nhỏ và còn tơ. Chặt gà làm hai theo chiều dọc. Chuẩn bị nồi nước luộc gà vừa đủ ngập gà khi bỏ vào, 1 đĩa sứ nặng đủ bỏ lọt qua miệng nồi dùng để dằn gà. Lá chanh hoặc lá cam thật non, có sắc xanh tơ lạt, rửa sạch, cắt dạng sợi mỏng, muối tiêu, chanh.

    - Để nước sôi già, thả gà vào, dùng đũa nhận gà chìm dưới mặt nước sôi, canh đồng hồ đúng hai phút là tắt bếp, dùng đĩa sứ dằn cho gà không nổi lên mặt nước sôi, để gà ngâm nước nóng trong nồi qua 5 phút thì vớt ra, để dốc đứng cho gà ráo nước và nguội bớt là chặt ngang thành miếng nhỏ. Thịt gà luộc hồng đào dọn ra ăn phải còn nóng ấm. Sắp thịt gà ra đĩa, rắc lá chanh lên. Chấm muối tiêu với vài giọt chanh. Có người thích chấm món gà luộc hồng đào với nước mắm nguyên chất chỉ cho vào vài giọt chanh và ớt tươi xé nhỏ.

  2. #26
    Học sinh trung học diemxua's Avatar
    Tham gia ngày
    Aug 2006
    Nơi Cư Ngụ
    Đại Dương
    Bài gởi
    680

    Default

    sai lầm nguy hiểm khi ăn rau



    Con dâu chắc chắn sẽ bị mẹ chồng chê nếu lỡ tay xào giá đỗ hơi chín. Nhưng các bác sĩ dinh dưỡng lại khuyên rằng, nên xào chín giá trước khi ăn. Nếu không, các chất độc trong thực phẩm này sẽ gây buồn nôn, đi ngoài, chóng mặt...

    Sau đây là những ngộ nhận thường gặp khác khi sử dụng rau quả:

    Dùng cà chua trước bữa cơm

    Cà chua rất giàu vitamin A và C nên được phụ nữ dùng nhiều để nấu nướng, ăn sống, xay sinh tố, đắp mặt nạ... Tuy vậy, bạn không nên ăn cà chua trước bữa cơm vì sẽ làm tăng chất chua cho dạ dày, dẫn đến nóng ruột, đau bụng. Nên dùng sau khi ăn.

    Cà chua hay được dùng chung với dưa chuột trong món salad. Sự kết hợp này cũng không có lợi về mặt dinh dưỡng, vì dưa chuột chứa chất dung môi, có thể phân giải và phá hủy vitamin C trong cà chua.

    Cà chua cũng chứa một số thành phần phản ứng với axit dạ dày, gây đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy, không nên ăn vào lúc đói.

    Uống sinh tố cà rốt gần với thời gian uống rượu

    Các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu về thực phẩm phát hiện rằng, nếu vừa uống nước cà rốt có hàm lượng caroten cao rồi lại uống rượu thì trong gan sẽ sản sinh chất độc gây bệnh gan.

    Vì vậy, các chuyên gia khuyên chúng ta không nên uống nước cà rốt trước và sau khi uống rượu.

    Không chần mướp đắng trước khi xào

    Trong mướp đắng có chất axit oxalic, ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi trong thức ăn. Nếu xào mướp đắng mà không chần qua nước sôi, bạn đã vô tình để cho axit oxalic có chỗ trú ngụ trong thức ăn của mình.

    Ăn vải khi đang đói

    Việc ăn nhiều vải thiều khi đang đói có thể khiến thành phần đường cao thâm nhập quá nhanh và nhiều vào cơ thể, gây say, thậm chí hôn mê.

    Ăn chuối tiêu khi đói

    Chuối tiêu chứa nhiều magiê. Nếu bạn ăn loại quả này khi đang đói thì cơ thể sẽ bị phá hủy cân bằng magiê - canxi trong máu, từ đó ảnh hưởng xấu tới tim mạch.

    Không luộc măng trước khi chế biến

    Nhiều người nghĩ măng mua ở chợ đã được luộc rồi nên về nhà chỉ cần chế biến là xong. Thực ra lúc này trong măng còn chứa nhiều chất độc glucozit. Nó sẽ sinh ra axit cyanhydric khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, gây ngộ độc, nôn mửa giống như ngộ độc sắn.

    Vì vậy, cần luộc kỹ măng để glucozit hòa tan trong nước và bay hơi theo nước sôi.

  3. #27
    .:*~Tawny~*:.
    Khách

    Default

    Cách làm sợi mì trứng...dòn
    Nếu ai có thích ăn mì xá xíu, hay nói c hung là mì tàu, để í ra những tiệm ngon, sợi mì khi trụng xong, ăn rất dai & dòn. Nếu có nấu ở nhà, muốn làm dc như dzị thì cũng dễ thui. trước khi thả mì vào nước sôi, thì tách từng vắt mì ra, bỏ vào microwave trong 40 giây. Xong rồi ra nhúng nước sôi như bình thường(đừng trụng lâu wá). Làm vậy sợi mì sẽ tơi, dai & dòn,

  4. #28
    Học sinh trung học diemxua's Avatar
    Tham gia ngày
    Aug 2006
    Nơi Cư Ngụ
    Đại Dương
    Bài gởi
    680

    Default

    Mẹo nhỏ trong bếp



    Bỏ vào chai lọ miệng hẹp một ít bã cà phê, cho thêm chút nước vào xúc mạnh, rồi rửa lại bằng nước sạch, những vết bẩn biến mất và chai lọ sẽ sạch như mới.

    Những hướng dẫn nhỏ trong cuộc sống thường nhật tưởng chừng không có mấy tác dụng. Thế nhưng, ở vào các tình huống cụ thể, các bạn sẽ thấy nó hữu ích như thế nào. Một vài mẹo nhỏ sau đây hy vọng giúp chị em thêm điểm đảm đang trong vai trò bà nội trợ.

    Bún xào không nát

    Ngoài món bún nước, bún xào cũng là một món ăn khoái khẩu của nhiều người. Muốn khi xào bún không bị nát, bạn hãy nhúng bún vào nước lã. Làm thế, sợi bún vừa tơi, không bị dính trong lúc xào và cũng không bị nát.

    Tẩy vị đắng mật cá

    Lúc mổ cá nếu không may làm vỡ mật cá, dịch mật ngấm vào thịt sẽ làm thịt bị đắng. Dùng một ít rượu trắng thoa lên chỗ thịt cá bị mật bám, sau đó vài phút rửa lại cá bằng nước lã, mật sẽ đi hết và cá không bị đắng nữa.

    Rửa tay dính nhựa mít

    Khi ăn mít, nhựa mít dính vào tay rất khó rửa sạch. Có vài cách sau giúp bạn rửa sạch: Cho tay vào gạo xát đều, cám gạo sẽ giúp tay bạn sạch nhựa mít hoặc dùng dầu hỏa, dầu ăn xoa đều vào tay rồi rửa tay thật sạch để tránh mùi khó chịu.

    Tẩy sạch vết trà

    Lỡ tay để vết trà dính vào quần áo, khăn ăn, bạn hãy dùng lòng đỏ trứng, xát mạnh vào vết bẩn rồi giặt lại bằng nước ấm cho thật sạch. Lúc khô, những vết bẩn khó chịu đó sẽ không còn nữa.

    Rửa chai lọ

    Chai, lọ có miệng hẹp muốn rửa sạch rất khó. Bỏ vào chai, lọ một chút bã cà phê, cho thêm chút nước vào xúc mạnh, rồi rửa lại bằng nước sạch, những vết bẩn biến mất và chai lọ sẽ sạch như mới.

  5. #29
    Học sinh trung học diemxua's Avatar
    Tham gia ngày
    Aug 2006
    Nơi Cư Ngụ
    Đại Dương
    Bài gởi
    680

    Default

    Tuyệt chiêu chế biến món ăn



    Khi nấu cháo, bạn thường thấy cháo bị trào ra ngoài lúc sôi. Để cháo không bị trào và có mùi thơm, bạn nên cho vào nồi 1 thìa dầu ăn.

    Có nhiều bí quyết nhỏ giúp món ăn của bạn ngon và đậm đà hơn:

    Chiên cá: Khi chiên cá, để cá bớt mùi tanh, bạn nên dùng dầu thực vật.

    Xào rau: Muốn rau xào thơm, ngon và đẹp mắt, bạn nhớ sử dụng mỡ heo để xào.

    Xào thịt: Để thịt xào ngon và mềm, bạn nhớ đảo nhanh tay và chế thêm một chút nước vào.

    Nêm bột ngọt: Xu hướng chung hiện nay rất ít dùng bột ngọt trong chế biến. Tuy nhiên, nếu cần sử dụng bột ngọt, sau khi nấu xong, nhấc món ăn xuống khỏi bếp, bạn hãy nêm. Không nên cho trực tiếp bột ngọt vào món ăn mà hòa tan với nước xào hay nước canh rồi mới nêm vào. Nếu nêm sớm, khi món ăn sôi, bột ngọt sẽ biến thành chất độc hại cho cơ thể.

    Nêm muối: Nếu chế biến món ăn với các loại củ, bạn nên nêm muối sớm hơn để muối thấm vào. Nếu chế biến món ăn với rau, bạn nêm muối trước khi nhấc xuống để giữ được các chất dinh dưỡng cần thiết trong rau và làm rau không quá nhừ.

    Nêm nước tương: Nước tương thường được nêm chung với một số món xào. Để món xào không bị chua, bạn nên nêm nước tương khi vừa nhấc món ăn xuống khỏi bếp.

    Chưng, hấp cá: Đập một quả trứng thoa đều lên cá, cá sẽ ngon, bổ hơn.

    Luộc mì: Để sợi mì được dai sau khi luộc, bạn nên cho mì vào lúc nước bắt đầu nổi bọt, đảo qua và đậy vung lại. Nước sôi, đổ vào một ít nước lạnh. Khi nước sôi tiếp thì nhấc xuống.

  6. #30
    Học sinh trung học diemxua's Avatar
    Tham gia ngày
    Aug 2006
    Nơi Cư Ngụ
    Đại Dương
    Bài gởi
    680

    Default

    Chế biến hải sản đúng cách


    Ảnh: Tiếp Thị & Gia Đình.
    Bạn chớ để lẫn lộn hải sản sống và chín để ngăn chặn vi khuẩn từ hải sản sống xâm nhập vào thức ăn đã nấu chín. Bên cạnh đó, mùi tanh của hải sản sống sẽ làm mất hương vị của món ăn chín.

    Bên cạnh lợi ích về mặt sức khỏe, mùi vị của các món hải sản cũng rất tuyệt vời. Dưới đây là vài bí quyết giúp các bà nội trợ đảm bảo được hương vị và dinh dưỡng trong quá trình chế biến những loại thực phẩm này.

    1. Sau khi mua hải sản như tôm, mực, nếu chưa chế biến ngay, nên cất vào nơi lạnh nhất trong ngăn tủ lạnh. Bạn có thể giữ chúng 1-2 ngày. Riêng các loại ốc, sò, nghêu, không nên cho vào túi nylon, cột chặt miệng vì chúng cũng cần được thở. Tốt nhất, nên giữ loại hải sản này trong túi vải sạch, rắc nước lên cho có độ ẩm, không cần giữ trong tủ lạnh.

    Trước lúc chế biến, nên loại bỏ những con chết, rửa hải sản dưới vòi nước sạch để đảm bảo vệ sinh.

    2. Khi rã đông, nên để hải sản trong ngăn mát qua đêm. Nếu cần dùng nhanh, bạn có thể đặt chúng dưới vòi nước lạnh hoặc cho vào lò vi sóng. Không nên rã đông hải sản bằng cách ngâm vào nước ấm hoặc để ra ngoài nhiệt độ bình thường để tránh nhiễm khuẩn. Hải sản đông lạnh cần thời gian dài để rã đông, như vậy mới đảm bảo được hương vị và dinh dưỡng.

    3. Hấp hải sản: Khi hấp các loại nghêu, sò, tôm... bạn nên để vỉ cách mặt nước khoảng 7 cm. Nhớ phải đậy nắp thật chặt và giảm lửa.

    Khi nước sôi, bạn tắt lửa, không mở nắp để hải sản tiếp tục chín bằng hơi nóng trong khoảng 4-9 phút hoặc vẫn để trên lửa thêm 3 - 5 phút sau khi hải sản mở miệng. Đừng hấp quá lâu, hải sản sẽ trở nên khô cứng, có thể mất vị ngọt của món ăn.

    4. Nướng lò: Sau khi ướp gia vị hoặc rưới sốt lên hải sản, bạn gói chúng lại bằng giấy nướng và chỉnh nhiệt độ 200-230 độ C.

    5. Nướng chảo: Khi dùng chảo nướng, bạn nhớ đặt cách ngọn lửa khoảng 5-10 cm.

    6. Nướng lửa: Nên phết một lớp dầu mỏng lên trên vỉ trước khi xếp hải sản lên. Than nướng phải thật đỏ hoặc lửa thật cao. Khi nướng, bạn trở đều tay và chú ý phết dầu lên hải sản.

    7. Cá đang ướp, chờ chế biến: Đừng để cá bên ngoài mà hãy cho vào tủ lạnh. Khi chế biến, nếu thái cá dày khoảng 2-2,5 cm, thường phải nấu trong 10 phút, bạn nên trở mặt cá vào giữa thời gian nấu để đảm bảo độ chín. Nếu lát cá mỏng hơn, bạn không cần trở để tránh cá bị nát.

    8. Nấu cá bằng lò vi sóng: Khi sốt hoặc nướng cá bằng giấy bạc, trung bình cần 15 phút để thực phẩm chín hoàn toàn. Khi thấy thịt cá trở nên đục, vảy cá ở phần bụng dễ bong tróc là cá đã chín.

    9. Không để lẫn lộn hải sản sống và chín: Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn từ hải sản sống xâm nhập vào thức ăn đã nấu chín. Bạn sẽ tránh được nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, mùi tanh của hải sản sống sẽ làm mất hương vị của món ăn chín.

  7. #31
    Tiểu học - Đại học chữ to beutyrose12's Avatar
    Tham gia ngày
    Apr 2007
    Nơi Cư Ngụ
    Czech Republic
    Bài gởi
    399

    Default Mẹo vặt làm thủy sản

    Mẹo vặt làm thủy sản
    + Làm cua:
    Để cua không cắp vào tay và dễ lột mai, cho cua vào chậu nước ấm già. Hoặc cho cua vào chậu nước đá, cua bị lạnh cóng cũng rất dễ làm. Khi giã cua, nên cho chút muối vào, hạn chế được thịt cua bắn ra.

    + Làm cá mè:

    Khi mổ cá mè, nhớ bóc hết màng đen dính ở khoang bụng cá, rửa sạch, cắt khúc rồi đem ngâm vào nước vo gạo đặc khoảng 10 phút. Sau đó vớt ra rửa sạch bằng nước muối, rồi mới đem rán, nấu riêu...sẽ hoàn toàn không còn mùi tanh cá mè.

    + Làm lươn:

    Pha một chậu nước vôi trong, cho ít muối rồi cho lươn vào, lươn sẽ vùng vẫy, tiết ra hết chất nhớt, hoặc pha nước tro bếp cùng ít muối, cũng có tác dụng làm sạch nhớt lươn trước khi chế biến.
    Mỗi phút giây của cuộc đời đã trôi đi không bao giờ quay trở lại. Chỉ có kỷ niệm là còn mãi ở trong lòng .
    Hãy sống sao cho mỗi phút giây của cuộc đời mình đều trở thành những kỷ niệm đẹp, đáng ghi nhớ đáng trân trọng mến yêu

  8. #32
    Học sinh trung học hoasaudongvn's Avatar
    Tham gia ngày
    May 2007
    Nơi Cư Ngụ
    sao choi
    Bài gởi
    833

    Default Tận dụng... nước vo gạo

    Với thực phẩm
    Làm mau nhừ: Các loại măng, da heo, rong biển... khi nấu muốn cho mau nhừ, bạn hãy ngâm chúng trong nước vo gạo có thêm ít muối, sau đó tráng qua nước lạnh.
    Khử mùi tanh: Khi làm các loại cá tươi có mùi tanh, bạn nên khứa ra từng lát, rửa với nước vo gạo, rồi rửa lại bằng nước muối. Cá sẽ bớt mùi tanh. Với các loại cá khô, nước vo gạo cũng giúp khử tanh và làm cá bớt mặn. Ngoài ra, trước khi rửa rao thớt, bạn hãy đem ngâm chúng vào nước vo gạo khoảng 10 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch, vật dụng sẽ không còn mùi tanh hôi.

    Khử mùi hôi phủ tạng: Lấy nước vo gạo rửa dạ dày, lòng lợn, thực phẩm sẽ rất sạch, khi chế biến lại không có mùi hôi.

    Khử độc và tẩy trắng sắn: Muốn sắn (khoai mì) trắng và khử bớt chất độc, khi lột vỏ bạn nên ngâm vào nước vo gạo.

    Hạn chế ngộ độc rau tươi: Để hạn chế ngộ độc thuốc trừ sâu ở rau, bạn hãy ngâm rau vào nước vo gạo khoảng nửa giờ, sau đó rửa rau lại vài lần bằng nước sạch.

    Kích thích khẩu vị vật nuôi: Trong nước vo gạo có chứa chất albumin, là chất kích thích vị đối với vật nuôi. Do đó, nên cho nước vo gạo vào khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm sẽ làm chúng chịu ăn uống hơn.

    Ứng dụng trong cuộc sống

    Làm tươi hoa cảnh: Hàng tuần, lấy nước vo gạo tưới cho hoa lan và hoa cảnh, cây sẽ tốt tươi và hoa nở rực rỡ hơn.

    Khử vết mốc: Quần áo có nhiều vết mốc, bạn hãy ngâm chúng vào nước vo gạo một đêm, sau đó đem giặt sạch, vết mốc sẽ không còn.

    Khử vết dầu: Muốn tẩy sạch các vết dầu còn lại trong chai, bạn hãy đổ nước vo gạo vào ngâm khoảng 5 - 10 phút. Sau đó lắc mạnh chai nhiều lần, vết dầu hòa tan trong nước vo gạo, chai sẽ được sạch.

    Khử vết rỉ: Muốn khử vật dụng bị rỉ, bạn ngâm chúng trong nước vo gạo 4 giờ, rồi lấy ra lau sạch sẽ hết vết rỉ.

    Tẩy chất bẩn: Dùng nước vo gạo rửa chén bát bẩn, vật dụng vẫn được sạch như thường mà không cần dùng đến nước rửa chén chuyên dùng.

    Chùi rửa: Dùng nước vo gạo lau chùi các dụng cụ sơn, chúng sẽ sạch bóng.
    Hãy khóc đi em nỗi nhớ có thành tên
    Buồn không đủ bởi yêu thương nhiều quá
    Phố vẫn thế ngác ngơ và xa lạ
    Dẫu thêm một người cũng chống chếnh một bên

Trang 4/13 đầuđầu 12345678910 ... cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện đang có 1 tv xem bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Từ "khóa" cho đề tài này

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • Bạn không được quyền đăng bài
  • Bạn không được quyền trả lời bài viết
  • Bạn không được quyền kèm dữ liệu trong bài viết
  • Bạn không được quyền sửa bài
  •