Trang 3/13 đầuđầu 123456789 ... cuốicuối
kết quả từ 17 tới 24 trên 100

Ðề tài: Mẹo Vặt & Nội Trợ

  1. #17
    Học sinh trung học diemxua's Avatar
    Tham gia ngày
    Aug 2006
    Nơi Cư Ngụ
    Đại Dương
    Bài gởi
    680

    Default

    Mẹo nhỏ trong bếp (Sưu Tầm)


    Ảnh: Procorbis.com.
    Để loại bỏ nhanh lớp váng mỡ bám trên bát đĩa, bạn có thể bọc một vài viên đá nhỏ trong chiếc khăn bằng vải mỏng và quét nhẹ trên bề mặt bát đĩa bẩn trước khi rửa, lớp váng mỡ sẽ nhanh chóng biến mất.

    Và dưới đây là một số mẹo nhỏ rất hữu dụng khác mà bạn có thể tham khảo.

    Chùi rửa thớt mau sạch: Rắc một ít muối lên bề mặt thớt, sau đó cắt 1/2 quả chanh và dùng miếng chanh này như một miếng "cọ chùi rửa" để đẩy sạch các vết bẩn bám trên thớt.

    Chữa cháy cho món thịt kho, hầm hay món nước sốt quá mặn: Chỉ cần thêm vào nồi một hoặc hai thìa nhỏ đường đen, vị mặn của món ăn sẽ được cải thiện đáng kể.

    Thêm hương vị đặc biệt cho món bánh nướng: Trộn thêm 1/2 thìa nhỏ tinh dầu hương quế hoặc gừng vào lớp bột làm bánh sẽ làm cho hương vị của món bánh nướng thơm ngon, đặc biệt hơn.

    Để nhanh chóng tìm được mép ngoài cùng của cuộn nylon bọc thực phẩm: Thoa một lớp bột (dùng để chế biến thức ăn) quanh cuộn giấy bóng. Bột sẽ bám chặt vào lớp biên ngoài cùng của cuộn nylon và bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy nó trong lần sử dụng kế tiếp.

    Bóc vỏ trứng luộc dễ dàng: Sau khi trứng chín, đổ hết nước, để trứng nguội bớt rồi đặt lại vào nồi, đậy nắp và lắc mạnh cho đến khi không nghe thấy tiếng vỏ trứng vỡ lạo rạo bên trong. Lúc đó, bạn có thể lấy trứng ra để bóc vỏ.

    Cách phân biệt những hạt đậu hỏng và hạt đậu còn sử đụng được: Trước khi nấu, chỉ cần đổ một ít nước lạnh ngập lớp đậu, những hạt đậu nổi lên trên mặt nước là đậu đã hỏng, không nên sử dụng.

    Mẹo nhỏ trong bếp (Sưu Tầm)


    Ảnh: Procorbis.com.
    Để loại bỏ nhanh lớp váng mỡ bám trên bát đĩa, bạn có thể bọc một vài viên đá nhỏ trong chiếc khăn bằng vải mỏng và quét nhẹ trên bề mặt bát đĩa bẩn trước khi rửa, lớp váng mỡ sẽ nhanh chóng biến mất.

    Và dưới đây là một số mẹo nhỏ rất hữu dụng khác mà bạn có thể tham khảo.

    Chùi rửa thớt mau sạch: Rắc một ít muối lên bề mặt thớt, sau đó cắt 1/2 quả chanh và dùng miếng chanh này như một miếng "cọ chùi rửa" để đẩy sạch các vết bẩn bám trên thớt.

    Chữa cháy cho món thịt kho, hầm hay món nước sốt quá mặn: Chỉ cần thêm vào nồi một hoặc hai thìa nhỏ đường đen, vị mặn của món ăn sẽ được cải thiện đáng kể.

    Thêm hương vị đặc biệt cho món bánh nướng: Trộn thêm 1/2 thìa nhỏ tinh dầu hương quế hoặc gừng vào lớp bột làm bánh sẽ làm cho hương vị của món bánh nướng thơm ngon, đặc biệt hơn.

    Để nhanh chóng tìm được mép ngoài cùng của cuộn nylon bọc thực phẩm: Thoa một lớp bột (dùng để chế biến thức ăn) quanh cuộn giấy bóng. Bột sẽ bám chặt vào lớp biên ngoài cùng của cuộn nylon và bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy nó trong lần sử dụng kế tiếp.

    Bóc vỏ trứng luộc dễ dàng: Sau khi trứng chín, đổ hết nước, để trứng nguội bớt rồi đặt lại vào nồi, đậy nắp và lắc mạnh cho đến khi không nghe thấy tiếng vỏ trứng vỡ lạo rạo bên trong. Lúc đó, bạn có thể lấy trứng ra để bóc vỏ.

    Cách phân biệt những hạt đậu hỏng và hạt đậu còn sử đụng được: Trước khi nấu, chỉ cần đổ một ít nước lạnh ngập lớp đậu, những hạt đậu nổi lên trên mặt nước là đậu đã hỏng, không nên sử dụng.

  2. #18
    Học sinh trung học diemxua's Avatar
    Tham gia ngày
    Aug 2006
    Nơi Cư Ngụ
    Đại Dương
    Bài gởi
    680

    Default

    Mẹo khử mùi tanh của cá


    Ảnh: Procorbis.com.
    Khi ăn cá, bạn có thể gặp mùi tanh của cá và cả mùi tanh của bùn nếu là cá nước ngọt. Có nhiều cách để khử mùi tanh này.

    - Dùng nước muối để rửa hay dùng muối hột xát lên cá hoặc ngâm cá đã làm sạch vào nước lạnh có pha ít giấm, hoặc trộn vào cá một ít hạt tiêu hay lá nguyệt quế. Như thế, khi nấu nướng, cá không còn mùi tanh.

    - Cá sau khi làm sạch, bạn dùng rượu nho ướp một lúc, mùi thơm của rượu sẽ làm mất mùi tanh.

    - Trước khi rán, bạn cho cá vào ngâm cùng một ít sữa bò, như vậy sẽ làm cá hết mùi tanh và tăng thêm độ tươi.

    - Sau khi làm sạch cá nước ngọt, bạn cho cá vào ngâm với rượu nếp khoảng 10-15 phút, sau đó tẩm bột để rán, cá sẽ thơm và hết mùi tanh của bùn.

    - Đối với cá chép, hai bên sườn cá có một sợi gân trắng tạo ra mùi tanh. Khi làm cá, bạn cắt sát mang một tí sẽ thấy đường gân đó lộ ra. Dùng tay lấy đường gân đó thì cá không còn mùi tanh nữa.

    - Để khử mùi tanh ở tay sau khi làm cá, bạn chỉ cần dùng một ít kem đánh răng hay rượu trắng để rửa tay.

    Ngoài ra, nếu bạn muốn đánh vảy cá được nhanh, sạch, trước hết, cho cá ngâm vào nước lạnh có pha giấm theo tỉ lệ một lít nước với hai thìa giấm, khoảng 2 giờ. Như thế, khi bạn đánh vảy, vảy cá sẽ rơi ra dễ dàng.

  3. #19
    Học sinh trung học diemxua's Avatar
    Tham gia ngày
    Aug 2006
    Nơi Cư Ngụ
    Đại Dương
    Bài gởi
    680

    Default

    5 loại thức ăn bạn nên ăn mỗi ngày

    Yaourt - một trong năm loại thức ăn bạn nên ăn mỗi ngày
    Bạn ăn càng nhiều loại thức ăn, cơ hội nhận được chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của bạn càng cao. Nhưng có vài loại thức ăn có khả năng rất lớn trong việc ngăn chặn bệnh tật và giàu dinh dưỡng mà chúng ta nên ăn mỗi ngày.

    - Cam (hoặc nước cam): chứa một lượng lớn axit folic, chất xơ, chất chống oxi hóa beta-carotene và vitamin C; là một hợp chất chống ung thư flavonoids và carotenoids. Có thể uống nước cam vắt nguyên chất, ăn cam tươi, làm salad với cam hoặc trộn vỏ cam thành món salad rau bina.

    - Rau có lá màu đậm: chứa nhiều hợp chất chống ung thư, vitamin và khoáng chất. Chứa axit folic giúp ngăn chặn những thiếu sót trong quá trình sinh sản dây thần kinh, chất chống oxi hóa beta-carotene và vitamin C, chất xơ, và hợp chất chống ung thư beta-carotene và lutein. Có thể ăn rau bina, cải xoăn, củ cải. Ăn sống hoặc luộc sơ. Dùng trong món salad và món xào.

    - Bột ngũ cốc (hoặc những loại bột lúa mì khác): có tác dụng ngăn chặn táo bón, là một chất có khả năng chống ung thư, ngăn chặn hình thành khối u, có thể chống lại bệnh ung thư ngực bằng cách làm giảm lượng estrogen. Trộn với các loại bột ngũ cốc khác để làm bánh nướng xốp, rắc lên món salad, trộn vào món thịt hầm, thậm chí trộn với nho tươi và quả hạch để ăn.

    - Yaourt (ít chất béo, lên men bằng vi khuẩn sống): cung cấp canxi giúp ngăn chặn bệnh loãng xương, đẩy mạnh chức năng miễn dịch, chống vi khuẩn, có thành phần chống ung thư, có thể ngăn chặn bệnh nhiễm nấm ở phụ nữ. Có thể làm món ya-ua trái cây tươi hoặc dùng cho món khoai tây nướng thay vì dùng kem chua.

    - Đậu nành: chứa phyto-estrogens có thể giúp giảm nóng nếu đụng lửa nóng và chống bệnh loãng xương ở phụ nữ sau khi mãn kinh, khả năng chống ung thư của đậu nành có thể trái ngược với ung thư ngực, nguồn gốc của protein chất lượng cao. Có thể dùng đậu nành ở dạng đậu hũ, sữa đậu nành hoặc đậu nành luộc. Cho thêm đậu hũ vào món xào. Cho đậu nành luộc để lạnh vào salad, làm món súp đậu với đậu nành, dùng sữa đậu nành thay vì sữa bò lên trên bột ngũ cốc.

    Bảo quản nhân sâm bằng mật ong

    Nhân sâm muốn không bị mốc, mọt, có thể dùng mật ong đổ ngập, cất trong lọ kín. Cách này giúp vị thuốc không biến chất. Muốn bảo quản được lâu, trước hết phải làm khô bằng cách rang hoặc sấy ở nhiệt độ 60 đến 80 (khoảng 40 phút đến 1 giờ rồi cho vào lọ để bảo quản.

    Sau đó thường kỳ 15 hay 20 ngày, kiểm tra nếu thấy ẩm (lắc kêu không ròn) phải thay chất hút ẩm mới hoặc làm khô trở lại chất hút ẩm (có thể rang gạo đến vàng làm chất hút ẩm).

    Cách bảo quản này có nhược điểm là khi quên kiểm tra, quên thay chất hút ẩm thì sâm sẽ bị mốc mọt.

    Xin giới thiệu cùng bạn đọc cách bảo quản nhân sâm rất tiện lợi như sau:

    - Cắt nhỏ nhân sâm thành từng miếng: nhỏ nhất khoảng 1 gam, to nhất khoảng 3 gam. Vì liều dùng nhân sâm từ 1-4 gam/1 lần.
    - Xếp các miếng nhân sâm vào lọ rộng miệng, sạch, khô có nắp đậy kín...
    - Đổ mật ong (loại tốt không lẫn nước) ngập miếng sâm rồi đậy nắp lại (phòng kiến gió chui vào).
    Khi cần dùng, lấy kẹp hoặc đũa sạch gắp miếng sâm ra.

    Làm cách này, có thể để cả năm nhân sâm cũng không bị hỏng.

    Mật ong vừa là chất bảo quản chống mốc, mọt vừa giữ cho nhân sâm không bị biến chất do độ ẩm của không khí, lại vừa là thuốc bổ. Người bệnh tiểu đường cũng dùng được mật ong với liều không quá 10 gam mật ong/lần.

    Chú ý: Nhân sâm trong hộp sắt hàn kín cũng có hộp không kín (tuy tỷ lệ rất ít) nhân sâm ở hộp này cũng bị mốc. Vì vậy mua về nên bảo quản ngay theo phương pháp dùng mật ong nêu trên.

    Mẹo nhà bếp

    Lúc nhào bột, cán bột để làm bánh, bột hay bị dính vào bàn rất khó chịu. Khi ấy ngoài cách rắc một lớp bột áo trên bàn, bạn có thể làm theo cách sau: để bột vào trong một cái tô, đậy một lớp nylon kín rồi cho vào tủ lạnh khoảng 1 giờ.

    Lúc cán bột làm bánh bột sẽ không bị dính nữa.

    Cách xào thịt bò

    Khi xào thịt bò muốn cho thịt mềm, sau khi ướp thịt xong, bạn hãy cho 2-3 muỗng cà phê dầu ăn vào trộn đều ướp cùng, để khoảng 20-30 phút. Lúc xào thịt hãy để lửa to đảo nhanh tay. Xào xong cho thịt ra khỏi chảo ngay. Món thịt bò xào sẽ rất mềm, vị đậm đà mà lại không dai.

    Luộc trứng không bị nứt

    Khi luộc trứng gà, trứng vịt thường hay bị nứt vỏ làm cho nước vào trong trứng gây ra mùi tanh và không đẹp. Muốn chúng không bị nứt khi luộc bạn chỉ cần cho vào nồi luộc chút muối hoặc lấy chanh xát xung quanh vỏ trứng. Trứng sẽ chín ngon và không bị nứt nữa.

    Rửa sạch bình thủy tinh

    Những bình thủy tinh có miệng bé muốn rửa sạch bên trong rất khó. Xin mách bạn một cách để làm cho bình thủy tinh sáng bóng như mới. Bạn hãy cho vào bình một nắm gạo, đổ một ít nước sôi vào đậy nắp kín đóng lại và lắc mạnh. Sau vài lần, bình thủy tinh của bạn sẽ sạch bóng dễ dàng.

    Dầu ăn trong nồi bốc lửa

    Khi bạn xào nấu với ngọn lửa to có lúc dầu ăn trong nồi bị bốc lửa. Chỉ cần đậy vung lại hoặc đắp khăn ướt lên, lửa sẽ lập tức bị dập tắt. Trong trường hợp đó, không nên cho nước vào dầu ăn nhẹ hơn nước sẽ làm lửa bùng to hơn và dầu bắn ra bốn phía.

    Cách vắt chanh được nhiều nước

    Muốn vắt được nhiều nước chanh hơn thì trước khi vắt, bạn hãy đem chanh ngâm vào nước nóng vài phút.

    Cách khử cay ở tay

    Khi bạn cắt tỉa ớt, tay bị dính sẽ rất nóng, cay. Bạn hãy khử bằng cách: Lấy một ít đường cát xoa vào tay, rồi rửa sạch; hoặc xoa vào tay một ít giấm hay rượu; bạn cũng có thể ngâm tay vào nước ấm một lát rồi rửa sạch thì tay sẽ không bị cay, nóng nữa.

    Cách làm chuối xanh không bị nát và thâm

    Khi làm món ăn với chuối xanh, bạn gọt vỏ, bổ thành miếng nhỏ, rồi ngâm vào nước có pha chanh và muối, chuối sẽ trắng, không bị nhựa, không nát mà chất chát cũng giảm rất nhiều.

    Cách chữa cơm sống

    Khi bỏ cơm ra ăn mà cơm bị sống, nhiều người đổ thêm nước vào nồi và bắc lên bếp hong lại cho đến khi chín hoặc bỏ đi. Để tránh lãng phí và mất thời gian nhưng lại hiệu quả và đơn giản, bạn hãy làm theo cách sau: Xới cơm sống cho tơi ra, rưới rượu vào nồi theo tỷ lệ cứ nửa cân gạo là một phần ba chén rượu. Đun nhỏ lửa cho đến khi rượu bốc hơi hết, cơm sẽ chín mà lại không để lại mùi rượu.

    Trình bày món ăn đẹp

    Người đầu bếp trước khi bắt tay vào chế biến phải xây dựng cho mình ý tưởng trình bày, sao cho phù hợp với món ăn và các loại đĩa đựng. Bên cạnh đó, người đầu bếp phải biết kết hợp mầu sắc, tạo hình dáng sao cho làm nổi bật món ăn mà không mất đi hương vị của nó.

    Thực tế, những đầu bếp chuyên nghiệp đều sử dụng các loại gia vị có trong món ăn để chế biến. Thí dụ như món cá không thể thiếu thì là trong nguyên liệu trình bày. Món cà tím không thể thiếu tía tô... Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, bạn có thể biến đổi theo ý thích của mình, không nhất thiết phải theo những quy tắc nhất định. Mỗi loại đĩa, mỗi loại thực phẩm có một cách trình bày riêng, tùy từng kiểu đĩa mà bạn trang trí sao cho phù hợp.

    Đĩa tròn

    Đa phần các gia đình đều sử dụng đĩa tròn để đựng món ăn. Đây là loại đã có cách trình bày đơn giản và đa dạng nhất. Bạn có thể sử dụng cách tập trung trang trí tại một góc đĩa, cũng có thể trang trí chung quanh đĩa. Cách trang trí này làm nổi bật món ăn bên trong. Trong cách trang trí, ta có thể kết hợp sắc xanh của dưa chuột với mầu đỏ của cà chua, mầu vàng của cà rốt. Cách trang trí tròn chung quanh làm cho đĩa có vẻ sâu hơn, đựng được nhiều đồ ăn hơn. Cách trang trí phân bố đều các trảng mầu quanh đĩa, không làm mất đi diện tích của đĩa. Với cách trang trí này, bạn có thể thay thế những bông hoa cà rốt bằng cà chua anh đào. Dưa chuột bày thành hình trái tim không thu hẹp diện tích của đĩa mà còn làm cho món ăn có vẻ đầy đặn hơn. Bạn nên dùng cách trang trí này cho những món xào, món nộm.

    Đĩa bầu dục

    Thông thường, người ta sử dụng đĩa bầu dục để bày các món cá. Cá được đặt dọc theo thân đĩa, tập trung chủ yếu trong lòng đĩa. Vành đĩa bên ngoài và phía đầu cá thường trống nên việc trang trí nên tập trung ở đó. Cách trang trí tròn này che bớt khoảng trống thừa bên ngoài đĩa mà không làm mất đi giá trị của món ăn. Việc trang trí tập trung tại một điểm trên đĩa làm nổi bật hơn món ăn được trình bày trong đĩa. Trong cách trang trí này, bạn có thể đặt lên mặt thức ăn, tuy nhiên, nên tránh quá nhiều, che kín thức ăn. Trang trí tạo thành một dải bên cạnh đĩa cũng hay, bạn nên dùng cách này với các món rau.

    Đĩa vuông hoặc chữ nhật

    Với các loại đĩa này, bạn không nên dùng rau, củ quả trang trí theo hình vòng cung hoặc hình tròn vì nó sẽ tạo ra các góc trống trên đĩa, tạo cảm giác món ăn không được đầy đặn. Với hai loại đĩa này, bạn nên trang trí dọc theo lòng đĩa hoặc theo các đường viền xung quanh.

    Đĩa lá

    Với đĩa lá, bạn chỉ nên trang trí ở một góc đĩa bởi đĩa có các điểm gẫy, khó đẹp. Bạn chỉ nên tập trung trang trí ở cuống lá. Đĩa này nên sử dụng để đựng các món chiên.

    Phân biệt nấm ăn và nấm độc

    Nấm độc là nấm có độc tố, không ăn được. Có loại nấm chứa độc tố gây chết người (Amatina phalloides, A.verna...), chỉ cần ăn 50g nấm tươi có thể làm chết ngay một thanh niên trẻ, khỏe mạnh mà không có thuốc nào cứu chữa được. Một số loại nấm ăn vào gây nhiều bệnh về tiêu hóa, gan, thận, thần kinh..., nếu ăn nhiều, không được điều trị kịp thời dễ gây tử vong. Có một số nấm tiết độc tố ra môi trường sinh trưởng như đất, phân, nước... Các loại rau, củ trồng trên môi trường đó cũng sẽ bị nhiễm độc.

    Phân biệt nấm độc và nấm ăn

    Nhiều người quen ăn nấm, nhất là nấm hoang dã, đã có kinh nghiệm, cùng với các cơ sở nghiên cứu đã đúc kết thành bài học như sau:

    Không ăn nấm có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm hấp dẫn vì nấm này thường là nấm độc; không ăn các loại nấm hoang dại lúc còn non, vì lúc còn non chúng rất giống nhau (giống cúc áo), khó phân biệt; không ăn loại nấm khi cắt, vết cắt có rỉ ra chất trắng như sữa; không ăn nấm quá già, nấm có nghi ngờ, không rõ địa chỉ... Cũng có những loại nấm độc giống nấm ăn (nấm trồng), rất khó phát hiện nhưng nếu quan sát kỹ sẽ thấy gốc có bao và có vòng cổ.

    Nấm ăn: an toàn phụ thuộc vào người bán

    Nấm ăn giàu chất dinh dưỡng, có khả năng điều trị và kháng bệnh, không có chống chỉ định, vì nấm ăn đã được chọn lọc lâu năm vừa bằng kinh nghiệm, vừa bằng khoa học thực nghiệm và được trồng nơi an toàn. Nhưng nấm ăn có nhiều đạm, đường, đương nhiên nấm ăn cùng chung số phận với các loại thực phẩm khác, cũng bị vi khuẩn xâm nhập, ôi, mốc, lên men... Hiện nay nấm ăn còn hiếm nên ít thấy hiện tượng ngộ độc nấm ăn. Nấm trồng trên các nguyên liệu bẩn, tưới nước bẩn, môi trường chung quanh nhiễm bẩn (kim loại nặng, nitơrít, chất có phóng xạ...) nấm có thể hấp thụ chất độc chứa trong quả thể.

    Tuy nhiên, trong các điều kiện trên nấm rất kém phát triển, nên người trồng nấm buộc phải trồng trong môi trường sạch. Hiện nay ngoài thị trường, nấm ăn sẽ cùng có "mẫu số chung" với loại thực phẩm khác, "mẫu số chung" đó là lương tâm và lợi nhuận của thương nhân, nghĩa là nấm độc sẽ được xếp hàng với cá nóc, với thịt ướp phoócmôn, với rau quả bảo quản bằng hóa chất độc hại... Chắc chắn ngoài thị trường sẽ có hiện tượng đưa nấm độc (loại dễ lẫn với nấm ăn) đánh lừa những người nội trợ không sành về nấm.

    Một lời khuyến cáo chung là không nên ăn nấm không rõ nguồn gốc, còn nghi ngờ, chỉ nên ăn những loại nấm có địa chỉ rõ ràng, hoặc tự trồng hoặc là sản phẩm của các cơ sở trồng nấm, chuyên kinh doanh nấm ăn.

    Làm gỏi sao cho đẹp và ngon?

    Gỏi là một món ăn đơn giản, nhưng không kém phần hấp dẫn. Tuy nhiên để có thể chế biến thành công món ăn này, người đầu bếp cần biết đặc điểm của từng loại gỏi. Dưới đây là một số bí quyết.


    Gỏi ngó sen không cần ngâm phèn chua. Khi làm gỏi ngó sen, bạn nên dùng một thau nước sạch, lấy 2 trái chanh tươi vắt nước vào, bỏ ngó sen vào ngâm thì gỏi chắc chắn sẽ giòn mà không bị đen.

    Khi làm gỏi thường dùng chanh sẽ ngon hơn là dấm. Chanh vẫn chua và có vị thơm. Hơn nữa dùng chanh để trộn gỏi sẽ không bị ra nước.

    Muốn làm gỏi cá lóc ngon và không tanh. Trước tiên bạn phải lựa cá lóc thật tươi. Làm thật sạch nhớt, cắt vừa ăn, cho qua thính gạo khô trước khi đem vào trộn thì cá lóc sẽ ngon và không bị tanh. Cá lóc tươi, thịt dai không vỡ.

    Xoài làm gỏi rất ngon. Nên chọn xoài tượng xanh, gọt sạch vỏ, xắt sợi dọc. Có thể dùng tôm khô hay tôm đất luộc rồi lột vỏ trộn chung. Bạn dùng thịt nạc cũng rất ngon. Cần một ít rau húng dũi xắt nhuyễn, nước mắm, đường, chanh vắt, ớt bằm, hành phi, đậu rang bỏ vỏ giã hơi nát.

    Nước mắm pha chua ngọt, cay hơi sệt. Trộn chung với xoài, cho tôm, thịt nạc vào trộn đều. Cuối cùng cho húng dũi, đậu phộng, hành phi rắc lên.

    Công dụng của nước vo gạo

    Nước vo gạo có chứa nhiều vitamin và một số khoáng chất như sắt, đồng. Loại nước này cũng có nhiều công dụng trong cuộc sống hằng ngày.

    (Nước vo gạo dùng để khử mùi tanh cá)


    1. Làm tươi sắc hoa cảnh:ằng tuần, lấy nước vo gạo tưới cho hoa lan và hoa cảnh, cây sẽ tốt tươi và hoa nở rực rỡ hơn.

    2. Làm mau nhừ: Các loại măng, da heo, rong biển... khi nấu muốn cho mau nhừ, bạn hãy ngâm chúng trong nước vo gạo có thêm ít muối, sau đó tráng qua nước lạnh.

    3. Làm da mịn màng: Mỗi ngày bạn dùng nước vo gạo rửa mặt nhiều lần, do trong nước vo gạo có vitamin B5, có tác dụng nuôi dưỡng tế bào da, làm cho da sạch, trắng và mịn.

    4. Làm sạch, mượt tóc: Nước vo gạo để chua (đã chuyển sang dạng acid) dùng để gội đầu hằng ngày, sau đó xả lại bằng nước lạnh, không cần dùng xà phòng. Nó có công dụng làm sạch gàu, tóc đen mượt và mềm mại. Bạn có thể không cần để chua mà chỉ cần nhỏ vài giọt chanh vào nước vo gạo, khi gội cũng có tác dụng tương tự.

    5. Làm nhuận da: Thường xuyên dùng nước vo gạo rửa tay chân, có tác dụng làm da tươi bóng, đồng thời còn phòng chống được chứng da lão hóa.

    6. Dùng đánh răng: Những người thường sâu răng, hôi miệng nên dùng nước vo gạo đặc để đánh răng. Vì nước vo gạo có chứa vitamin PP sẽ làm tẩy sạch các chất dơ đóng quanh chân răng, làm sạch răng bị sâu, chống được chứng viêm quanh chân răng (nha chu) và sát khuẩn. Làm giảm mùi hôi ở miệng.

    7. Khử mùi tanh: Khi làm các loại cá tươi có mùi tanh, bạn nên khứa ra từng lát, rửa với nước vo gạo, rồi rửa lại bằng nước muối. Cá sẽ bớt mùi tanh.

    8. Khử độc và tẩy trắng khoai mì: Muốn khoai mì (sắn) được trắng và khử bớt chất độc, khi lột vỏ bạn nên ngâm vào nước vo gạo.

    9. Khử mặn và làm mất mùi tanh: Các loại cá khô để lâu ngày thường có nhiều mùi tanh và mặn, để khử hết bạn hãy ngâm cá vào nước vo gạo trong vài giờ.

    10. Khử vết mốc: Quần áo có nhiều vết mốc, bạn hãy ngâm chúng vào nước vo gạo một đêm, sau đó đem giặt sạch, vết mốc sẽ không còn.

    11. Khử vết dầu: Muốn tẩy sạch các vết dầu còn lại trong chai, bạn hãy đổ nước vo gạo vào ngâm khoảng 5 - 10 phút. Sau đó lắc mạnh chai nhiều lần, vết dầu hòa tan trong nước vo gạo, chai sẽ được sạch.

    12. Khử vết rỉ: Muốn khử vật dụng bị rỉ, bạn ngâm chúng trong nước vo gạo 4 giờ, rồi lấy ra lau sạch sẽ hết vết rỉ.

    13. Tẩy chất bẩn: Dùng nước vo gạo rửa chén bát bẩn, vật dụng vẫn được sạch như thường mà không cần dùng đến nước rửa chén chuyên dùng.

    - Lấy nước vo gạo rửa dạ dày, lòng heo (lợn) rất sạch, khi chế biến món ăn lại không có mùi hôi.
    - Dùng nước vo gạo lau chùi các dụng cụ sơn sẽ sạch bóng.
    - Trước khi rửa dao thớt đem ngâm nó vào nước vo gạo khoảng 10 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch, vật dụng sẽ không còn mùi tanh hôi.

    14. Kích thích khẩu vị vật nuôi: Trong nước vo gạo có chứa chất albumin, là chất kích thích khẩu vị đối với vật nuôi. Do đó, nên cho nước vo gạo vào khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm sẽ làm chúng chịu ăn uống hơn.

    15. Hạn chế ngộ độc rau tươi: Để hạn chế ngộ độc thuốc trừ sâu ở rau, bạn hãy ngâm rau vào nước vo gạo khoảng nửa giờ, sau đó rửa rau lại vài lần bằng nước sạch.

    MẸO BẢO QUẢN TÔM KHÔ

    Tôm khô để vào túi nilông, buộc kín miệng để vào ngăn chứa thực phẩm thấp nhất trong tủ lạnh có thể giữ được chất lượng vài tháng. Trong thời gian này không nên mở miệng túi, không khí lạnh sẽ lọt vào trong túi làm ẩm con tôm. Ngoài ra, có thể trộn tôm khô với đường cát để giữ lâu hơn nhưng trường hợp này tôm khô sẽ mất mùi vị đặc trưng.

    Chọn cá

    Các nhà dinh dưỡng học đã khuyên chúng ta nên ǎn nhiều cá, vì cá dễ tiêu, nhiều chất bổ dưỡng, nhất là đối với trẻ em, người cao tuổi, sản phụ, người bị bệnh tim mạch... Nhưng cá phải tươi, không được ươn ôi, vì cá ôi không những không bổ dưỡng mà còn đưa vào cơ thể những chất độc hại như ptômain (độc tố thối rữa), như histamin gây dị ứng. Vì thế người xưa đã đưa ra những lời khuyên trong cách chọn lựa cá là đúng khoa học. Để chọn cá ngon, tươi có thể cǎn cứ vào:
    - Mắt cá tươi: Lồi và trong suốt, giác mạc đàn hồi. Còn mắt cá ươn, ôi thì lõm vào trong hốc mắt, có mầu đục và giác mạc mắt rǎn reo hoặc rách nát.
    - Trôn cá (hậu môn) tươi thụt sâu vào bên trong, có mầu trắng nhạt và bụng cá lép. Còn cá ươn ôi thì hậu môn có mầu hồng hay đỏ bầm, và lòi ra ngoài, bụng cá phình to.
    - Mang cá tươi: Có mầu đỏ hồng, dính chặt với hoa khế, không có nhớt không có mùi hôi, khó chịu. Còn mang cá ươn ôi có mầu xám, không dính chặt với hoa khế, có nhớt, có mùi hôi thối.
    - Vẩy cá tươi, óng ánh, bám chặt với thân cá, không có niêm dịch, không có mùi hôi thối khó chịu. Còn vây cá ươn ôi thì mờ, không sáng óng ánh, dễ tróc khỏi thân cá, có mùi hôi khó chịu.
    - Ngoài ra miệng cá tươi ngậm kín, còn cá ươn, ôi thì miệng hé mở.
    - Thịt cá tươi rắn chắc, đàn hồi, không để lại vết ấn của ngón tay vào thịt cá. Còn cá ươn ôi thì trái lại.
    [Sưu tầm]

    Để khoai tây không nảy chồi

    Khoai tây bạn mua về, chưa dùng ngay, vài hôm sau thấy khoai bị nảy chồi. Để ngăn tình trạng này, bạn hãy thử mẹo vặt này nhé: Cho một quả táo vào chung trong giỏ khoai tây. Kết quả sẽ làm bạn bất ngờ đấy. Đây là mẹo vặt đúc kết từ kinh nghiệm dân gian, người viết bài ày cũng không biết lý giải tại sao.
    [Sưu tầm]

    Làm sao để bóc vỏ cà chua và cà rốt dễ dàng?

    Hãy nhúng chúng vào trong nước sôi trong vòng vài giây trước khi bóc vỏ. Nhớ đừng nhúng lâu. Sau đó bạn có thể dùng tay để bóc vỏ cà chua, còn cà rốt thì có thể dùng một dao nhỏ.
    [Sưu tầm]

    Muốn giữ khoai tây luộc được lâu

    1. Vùi khoai tây vào cát khô (có thể giữ lâu cả tháng)
    2. Trải chiếu hay bao tải lên nền nhà rồi xếp khoai tây lên trên.
    3. Có thể làm giàn tre hay dùng phên tre chồng lên nhau và cách nhau 30 cm mỗi tầng rồi xếp khoai tây lên. Lưu ý chỉ giữ được loại khoai chưa tróc vỏ, không dập, không bị sâu mọt và có màu vỏ phía trong xanh lục.

    Cách giữ sữa tươi không bị đóng váng

    Trong sữa tươi có chất Acidelatique gây hiện tượng đóng váng sữa tươi nếu để từ sáng tới chiều. Để loại bỏ tình trạng này bạn cho vào chai sữa một chút thuốc muối có tác dụng trung hoà Acide Laquite

    Cách để dành chanh đang dùng dở

    Khi không dùng hết còn 1/2 trái chanh bạn có thể để dành bằng cách úp chanh xuống một đĩa nông có chút dấm chua chanh sẽ ít bị khô lâu hỏng.

    Cách thử nước lành hay độc

    Múc một ly nước, nhỏ vào đó chừng ba bốn giọt xà phòng và rượu, nếu nước lành thì lập tức trong trẻo, ngược lại nổi bọt trắng là nước độc. Hoặc dùng hàn the để thử nước độc tất sẽ đục ngầu, nước lành thì trong trẻo.

    Cách thử mật ong có pha đường hay không

    Dùng giấy thấm nhúng ướt mật ong rồi đốt, nếu giấy cháy ngay và ngọn lửa lớn là mật thật. Muốn biết mật ong có pha đường hay không hãy hoà 1 phần mật ong với 4 phần nước cất (nước tinh khiết) và một ít cồn 90 độ rồi dùng đũa kéo lên thấy có dạng sợi tức là mật ong có pha đường.

  4. #20
    Học sinh trung học diemxua's Avatar
    Tham gia ngày
    Aug 2006
    Nơi Cư Ngụ
    Đại Dương
    Bài gởi
    680

    Thumbs up Cách pha nước mắm

    Cách pha nước mắm ( Cẩm Tuyết)

    2.1 Nước mắm gừng ăn thịt vịt:

    - Tùy chất lượng nước mắm đang có để gia giảm chút ít. Thường là non một phần nước mắm + 1 phần đường. Thí dụ: 4,5 muỗng súp nước mắm + 5 muỗng súp đường + 1 muỗng súp gừng non gọt vỏ băm nhuyễn. Khuấy cho tan đường, tùy khẩu vị mỗi người pha thêm chút ít chừng 1 –2 muỗng súp nước lọc cho hỗn hợp hơi loãng ra rồi thêm ít chanh vắt vào từ từ cho hỗn hợp có vị chua nhẹ, thêm 1 - 2 muỗng cà phê tỏi băm mịn nhuyễn cho có thêm mùi tỏi. Dọn mỗi người 1 chén nước chấm với phần tỏi tươi cắt lát hoặc băm nhuyễn để người ăn cho vào tùy thích.

    2.2 Nước mắm bánh cuốn, cơm tấm, bún thịt nướng, chả giò…:

    1 phần nước mắm + 3 hoặc 4 phần nước lọc + gia giảm ¼ phần đường. Cho tỏi với ớt như cách 1. Nếu thích cho thêm đồ chua như cà rốt, củ cải trắng, đu đủ xanh… cắt miếng hay bào sợi ngâm trong hỗn hợp giấm đường pha vừa chua ngọt, thì sau khi pha nước mắm xong mới cho vào một lượng đồ chua nhất định, nếm lại rồi mới quyết định thêm chanh hay không. Nước mắm pha cách này còn có thể cho chanh vào bằng một cách làm khá công phu, cho chén nước mắm có hình thức rất đẹp mắt là lột vỏ trái chanh, tách ra rừng tép, lột bỏ vỏ lụa từng tép, dùng ngón tay trỏ và giữa vo nhẹ từng miếng nhỏ của tép chanh cho mô sợi rời hẳn ra; sau khi pha nước mắm với nước lọc, đường, tỏi ớt… tùy thích thả ít nhiều chanh những sợi tép chanh vào, những mô sợi này sẽ nổi trên mặt nước mắm. Cách này làm tốn công nhưng cho vị nước mắm rất hay ở chổ là khi ăn tùy thích gạt ra hay múc thêm phần chanh tép này vào món ăn để thơm bớt vị chua

    2.3 Nước mắm bánh bột lọc:

    Dùng nước mắm nguyên chất hoàn toàn, dùng muỗng dầm nát ớt trong nước mắm + ít chanh vắt. Đó là cách ăn thuần tuý, nếu thấy vị nước mắm gắt quá, tùy thích thêm chút nước lọc và đường.

    2.4 Nước mắm bánh bèo Huế:

    Dùng nước vỏ tôm để chế biến. Phân lượng thí dụ: Lột vỏ 200gr tôm đất (phần nạc tôm dùng để làm tôm chấy). Lấy vỏ, thêm khoảng 2 chén nước, nấu sôi nhỏ lửa trong khoảng 5 -7 phút. Lược bỏ vỏ tôm qua rây, để yên nước luộc vỏ tôm cho lắng trong, gạn lấy phần nước trong. Cho vào 1 hoặc 1,5 muỗng súp nước mắm ngon, để yên cho lắng trong lần nữa, gạn lấy phần nước trong lần 2, nếm có mùi tôm và nước mắm rất nhẹ rồi mới thêm khoảng 1/3 muỗng cà phê muối cho đậm đà, sau cùng mới cho ít đường từ từ để có thêm vị ngọt nhẹ sau cùng mới cho rất ít chanh vắt và nước tỏi, phần ới tươi cắt hoặc xé nhỏ riêng.

    2.5 Với những người không chịu được mùi nước mắm

    (Thí dụ như khách nước ngoài muốn nếm đồ ăn VN mà ngại nước mắm). Thì thay thế nước mắm bằng nước lọc + muối pha loãng + nước màu (loại nước màu kho cá) cho hỗn hợp có màu nâu đỏ đẹp và cũng mặn mà như ai. Còn các gia vị khác sử dụng như đã hướng dẫn ở trên. Có thể thay thế nước lọc bằng nước dừa tươi trong mọi loại nước mắm nhưng phải lưu ý vị chua ngọt có sẵn của nước dừa để gia giảm đường muối.

  5. #21
    Học sinh trung học diemxua's Avatar
    Tham gia ngày
    Aug 2006
    Nơi Cư Ngụ
    Đại Dương
    Bài gởi
    680

    Default

    Tuyệt chiêu pha cocktail


    Pha một ly cocktail đúng điệu không đơn giản. Ảnh: Patriciapiccinini.net.
    Chỉ riêng một việc pha cocktail đã bao gồm 5 cách khác nhau: Rót rượu tầng, rót thẳng, đánh bằng máy xay, lắc bằng bình và khuấy. Tùy yêu cầu của từng công thức và ý khách mà ly cocktail sẽ được pha theo một, hay nhiều cách kết hợp.

    Layering: Rót rượu tầng

    Đổ rượu thành từng lớp chồng lên nhau sao cho các thành phần không lẫn vào nhau. Việc này trông có vẻ khó nhưng thực tế do độ ngọt của các loại rượu khác nhau nên bạn chỉ cần rót lần lượt theo đúng công thức là có thể làm được. Nên rót rượu từ từ vào một chiếc thìa, để thành phần rót sau (thường có trọng lượng riêng nhẹ hơn) chảy lên trên bề mặt của thành phần rót trước.

    Buiding: Rót thẳng

    Đây là cách đơn giản nhất trong năm phương pháp pha. Bạn chỉ việc cho đá viên vào ly, rót thẳng các thành phần vào. Có thể khuấy nhẹ trước khi uống.

    Blending: Đánh bằng máy xay

    Nên rót đá viên vào trước rồi rót các thành phần vào sau. Nếu lưỡi máy xay không được khỏe thì bạn nên xay đá vụn ra trước khi đánh. Bắt dầu bằng tốc độ chậm, sau đó đến tốc độ cao. Đến khi nào các thành phần nhuyễn với đá là có thể rót ra ly.

    Shaking: Lắc bằng bình

    Rót các thành phần lần lượt vào bình lắc. Bạn nên rót theo trình tự rẻ trước, đắt sau để lỡ có rót nhầm thì lượng thành phần bỏ đi không quá phí. Sau đó, cho đá vào, lắc mạnh bằng một hoặc cả hai tay trong 10 giây. Nếu là những loại cocktail có đường hoặc kem hay sữa… thì cần lắc lâu hơn.

    Khi lắc cocktail, động tác phải mạnh, dứt khoát để các thành phần chỉ kịp trộn lẫn vào nhau, kịp lấy đủ lạnh mà nước đá chưa tan ra gây nhạt vị rượu. Những động tác tung hứng, múa chỉ mang ý nghĩa đẹp mắt và lãng mạn chứ không làm cho ly cocktail của bạn ngon hơn. Khi rót ra ly, nhớ chặn đá lại, chỉ rót hỗn hợp thành phẩm.

    Stirring: Khuấy

    Cách này giữ cho cocktail không bị nhạt. Rót các thành phần vào bình pha (mixing glass), cho đá vào và khuấy nhẹ. Khi rót ra ly cũng nhớ chặn đá lại.

  6. #22
    Tiểu học - Đại học chữ to quangbeo's Avatar
    Tham gia ngày
    Jan 2007
    Nơi Cư Ngụ
    *_*--việt nam--*_*
    Bài gởi
    283

    Default Bí quyết chiên cơm ngon

    Cơm chiên là một món khoái khẩu của rất nhiều người và không riêng gì bạn nữa chứ, để chiên món cơm được ngon và thơm, chúng tôi mách bạn một số cách sau đây, mời bạn cùng tham khảo nhé!

    Khi chọn gạo, không nên mua loại gạo cũ, gạo mới làm món cơm chiên có mùi thơm và độ dẻo.Cơm chiên ngon phải được chiên trên cơm nấu thật ngon. Tức hạt cơm được nấu chín mềm, không nhão, không khô, có độ dẻo nhất định.

    Không chiên cơm ngay sau khi nhắc ra khỏi nồi nấu. Mà phải để cơm nóng ra rổ hoặc đĩa lớn, đảo nhẹ cho cơm nguội, ráo và thật tơi.

    Chú ý khi khử hành hoặc tỏi với dầu ăn bạn không nên khử quá chín, vì sau khi cơm được tiếp tục chế biến với hành tỏi phi trên bếp sẽ làm cho cháy khét, mất ngon mà lại có vị đắng.


    Lượng dầu dùng để chiên cơm không nên dùng quá nhiều, vì sẽ làm món cơm chiên béo ngậy rất ngán và gây khó tiêu.

    Nguyên liệu nên kết hợp với cơm chiên là trứng và một số loại rau củ như: cà rốt, đậu Hà Lan (hoặc đậu cô que), cà chua... đối với các loại nguyên liệu này nên được chế biến riêng và sau khi cơm đã được chiên vàng thì mới trộn hỗn hợp lại với nhau, riêng với trứng sẽ được chiên vàng và sau đó cắt hạt lựu trông sẽ ngon hơn là trộn trực tiếp với cơm khi chiên với cơm.

    Cơm chiên vị nêm ngon nhất là xì dầu và muối. Chính xì dầu làm cho cơm mềm và thơm, dễ phối hợp với các vị khác để làm các món cơm chiên hải sản, cơm chiên dương châu... hơn là nước mắm cho mùi vị nồng và khó pha trộn hơn.

    Chiên cơm cần dùng lửa lớn, nhưng không lớn đến độ có lửa trong chảo như các quán ăn buổi tối trên vỉa hè thường làm. Ðảo cơm chiên nên xào mạnh bằng cả hai tay hạt cơm mới vàng đều và khô rang.

    Tùy theo sở thích của mỗi người, có người thích món cơm chiên có vị giòn giòn thì thời gian chiên cơm kéo dài hơn một chút. Hoặc có thể chiên bình thường đến khi hạt cơm có độ bóng và săn lại là được.

    Nếu không dùng cơm nấu ngay sau khi chín, bạn có thể sử dụng lại món cơm nguội của buổi tối ngày hôm trước chế biến cho buổi ăn sáng cũng sẽ rất ngon và hấp dẫn ấy chứ, vừa không phải bỏ phí phần cơm còn dư vừa thưởng thức được món ăn thật ngon nhưng không kém phần dinh dưỡng.
    ng04ng? m4t( qu4y dj kjnh cu0c d0i` - hu4 v0i nh4n gi4n m4j~ h0k ju

  7. #23
    Học sinh trung học diemxua's Avatar
    Tham gia ngày
    Aug 2006
    Nơi Cư Ngụ
    Đại Dương
    Bài gởi
    680

    Default

    Bí quyết nêm gia vị đúng lúc


    Các loại gia vị làm tăng hương vị món ăn. Ảnh: Starchefs.com.
    Nên cho mỳ chính vào khi thức ăn đã chế biến xong. Nếu nêm quá sớm, quá nhiều, thức ăn sẽ có vị đắng, không tốt cho sức khỏe. Các món trộn cần cho mỳ chính thì nên hòa tan trước rồi mới đổ vào.

    Sử dụng gia vị đúng phương pháp, thứ tự và thời gian không những làm tăng sự thơm ngon mà còn giúp thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhất. Các bà nội trợ nên tham khảo những hướng dẫn sau để có thể làm bữa ăn ngon và đảm bảo dinh dưỡng.

    Cho gừng và hành vào món cá lúc nào để nổi vị nhất?

    Gừng và hành tây trong món cá kho có thể khử mùi tanh, nhưng nếu thời điểm cho vào không đúng, tác dụng sẽ mất đi. Sau khi nồi cá sôi 6-7 phút, cho gừng vào là hiệu quả khử tanh tốt nhất. Hành tây có thể cho vào sớm hơn, lúc đổ nước vào nồi cá kho. Với món cá hấp, dùng hành lót dưới cá là tốt nhất, vừa có thể làm cá thơm hơn, vừa làm cả con cá được chín đều và không bị vỡ.

    Khi tráng trứng, cho hành vào lúc nào?

    Theo thói quen, chúng ta đánh đều trứng với hành rồi mới tráng. Nhưng như vậy trứng và hành có thể chín không đều hoặc bên trong chưa chín mà bên ngoài đã chín, mùi thơm của hành không có dịp tỏa ra hết. Cách dùng đúng nhất là cho hành vào mỡ trước, khi hành tỏa mùi thơm mới cho trứng vào để hai thứ đều có mùi thơm.

    Hầm gà nên cho những thứ gì?

    Khi hầm gà cho muối, rượu, hành, gừng thì mùi vị sẽ ngon nhất mà không cần thêm hạt tiêu, hoa hồi.

    Thời gian thích hợp nhất để cho rượu

    Tác dụng của rượu là khử mùi tanh, thời gian cho rượu vào phải căn cứ vào từng loại nguyên liệu và cách thức nấu. Ví dụ: Kho cá, xào tôm, xào thịt nên cho rượu vào lúc thức ăn đã chín, nấu canh thì đổ rượu vào lúc canh đã sôi.

    Giấm

    Giấm là loại gia vị ngon nhất cho các món ăn. Nó không những có thể khử tanh, khử béo, tăng mùi thơm mà còn tránh được sự pha lẫn Vitamin của nguyên liệu khi gặp nhiệt độ cao và làm mềm Cenlulo trong rau. Thời điểm thích hợp nhất cho giấm vào món ăn là lúc bắt đầu chế biến hoặc khi đã nấu xong. Ví dụ, khi xào khoai tây, xào giá, nên cho giấm vào ngay từ đầu để bảo vệ các loại Vitamin và làm mềm Cenlulo. Còn đối với món sườn xào chua ngọt nên cho giấm vào khi thức ăn đã chín, vừa thơm hơn, vừa giảm vị ngấy

  8. #24
    Học sinh trung học diemxua's Avatar
    Tham gia ngày
    Aug 2006
    Nơi Cư Ngụ
    Đại Dương
    Bài gởi
    680

    Default

    Cách lựa chọn đồ ăn khô cho Tết

    Các thực phẩm khô như: măng, nấm hương, nấm mèo… không thể thiếu khi chế biến các món ăn ngày Tết. Dưới đây là vài gợi ý giúp các bà nội trợ chọn và sơ chế những loại thực phẩm này sao cho ngon nhất.


    Măng khô. - Măng khô: Măng khô ngon là loại măng có màu vàng hơi nâu, còn lưu giữ mùi hương đặc trưng. Măng khô chọn măng búp vàng đều, không có xơ là măng non. Măng khô thường có 4 loại: Măng trúc, măng nứa, măng vầu, măng lưỡi lợn.

    + Măng trúc nhỏ và nhọn đầu ăn giòn, ngọt. Măng nứa và măng vầu mềm hơn. Ba loại măng này thường được dùng để xào hoặc nấu canh.

    + Măng lưỡi lợn là loại măng củ, bổ miếng và được sấy khô, khi nấu xắt miếng hình lưỡi lợn và thường được hầm với thịt heo, chân giò trong các bữa cỗ.

    Nên ngâm măng với nước ấm khoảng 1 tuần và thay nước hằng ngày hoặc có thể dùng nước gạo ngâm sẽ giúp măng nhanh mềm, trắng và sạch. Trước khi nấu, cho măng vào nồi luộc sôi khoảng 15 phút, đổ nước đi, sau đó cho nước lạnh vào luộc tiếp. Luộc đi luộc lại khoảng vài lần khi măng mềm là được.



    - Nấm hương: Chọn những cây nấm “cúc áo” - là nấm hương vừa nhỏ, chân nhỏ, mình dày. Nấm có màu hơi nâu, dày to đều nhau, có mùi thơm đặc trưng của nấm hương và sờ khô tay.

    Nên rửa sạch nấm hương bằng nước lạnh một lần rồi cho vào ngâm ngập với nước sôi để nấm nở đều. Có thể dùng nước nấm để nấu canh, mùi vị sẽ rất thơm ngon.

    - Nấm mèo (mộc nhĩ đen): Chọn những cây cánh to, dày, có màu đen và có một lớp nhung phủ lên cánh nấm. Nấm khô, giòn là loại ngon.

    Trước khi sử dụng khoảng 30 phút, hãy ngâm nấm mèo trong nước nóng để tránh nấm quá mềm và mất độ giòn. Ngâm nấm ngập trong nước để nấm nở đều sau đó rửa sạch bằng nước lạnh, cắt bỏ gốc.

    Bí quyết chọn đồ hộp an toàn



    Nếu hộp thực phẩm bị phồng, nên ấn nhẹ tay vào chỗ đó. Nếu nó không xẹp hoặc phồng trở lại khi bỏ tay ra thì phải kiên quyết bỏ đi.

    Khi chọn đồ hộp, trước tiên phải quan sát hình dáng hộp, nếu hộp bị phồng thì cần xác định xem đó là “phồng cơ” hay “phồng vi sinh” bằng cách ấn nhẹ. Nếu nó xẹp xuống, khi buông tay ra không phồng lại thì đó là phồng cơ. Còn nếu bạn ấn mạnh mà chỗ đó vẫn không xẹp hoặc phồng lại như cũ khi bỏ tay ra thì đó là phồng vi sinh. Đồ hộp bị phồng cơ vẫn sử dụng được, còn phồng vi sinh thì phải bỏ đi.

    Đồ hộp có chất lượng tốt khi gõ vào có tiếng kêu đanh. Nếu hộp phình ra, hai nắp phồng lên, gõ vào phát ra tiếng kêu bịch bịch thì chứng tỏ đã bị hỏng. Còn nếu không xác định được hoặc nghi ngờ thì tốt nhất không nên mua.

    Khi mở hộp, nếu thấy lớp vecni không còn nguyên vẹn, hoen ố, có mùi vị tanh của kim loại, mùi khó chịu của H2S hoặc NH3, không có mùi vị thơm ngon đặc trưng của từng loại thực phẩm thì đừng nên sử dụng. Đồ hộp tồn trữ lâu ngày khi sử dụng nên nhúng vào trong chậu nước, tốt nhất là nước 70-80 độ C, rồi lấy tay đè xuống xem có bọt khí nổi lên không. Cũng có thể cho hộp vào nước đun sôi. Nếu đồ hộp còn tốt, hai nắp sẽ phồng lên; nếu không có nghĩa là thực phẩm đã bị hư hỏng.

    Nếu thấy hai nắp hộp hơi bị lõm vào thì đó là đồ hộp tốt (do khi chế biến phải xử lý ở nhiệt độ cao; sau khi đóng hộp, hơi nước trong hộp ngưng tụ, không khí loãng ra, áp suất trong hộp nhỏ hơn bên ngoài làm cho nắp hộp lõm sâu vào).

    Khi mua đồ hộp, cần kiểm tra xem nắp có lỏng, hở, hoặc sắt có bị gỉ, thủng lỗ không, nếu có thì không chọn. Ngoài ra, bạn còn cần chú ý đến các thông tin ghi trên nhãn mác:

    - Xem trên nhãn có ghi tên và địa chỉ cơ sở sản xuất không. Nếu không ghi, chứng tỏ thực phẩm đó có vấn đề về chất lượng hoặc có thể là thực phẩm giả.

    - Xem hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng.

Trang 3/13 đầuđầu 123456789 ... cuốicuối

Thread Information

Users Browsing this Thread

Hiện đang có 2 tv xem bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Từ "khóa" cho đề tài này

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • Bạn không được quyền đăng bài
  • Bạn không được quyền trả lời bài viết
  • Bạn không được quyền kèm dữ liệu trong bài viết
  • Bạn không được quyền sửa bài
  •