732/ được gia hạn 12 tiếng lần thứ hai, tới 11/8/14.
Printable View
Tài liệu tham khảo cho TBL 733/ kế tiếp:
Gặp gỡ giao lưu với GS-TSKH Đinh Văn Huỳnh (ĐH OHIO, Hoa Kỳ)
шаблоны сайтов
joomla
Chi tiết
Được viết ngày Thứ sáu, 25 Tháng 12 2009 08:26
Tác giả Super User
Lượt xem: 137
•
•
Mặc dù bận rộn với công tác giảng dạy và nghiên cứu ở Mỹ nhưng GS.TSKH Đinh Văn Huỳnh vẫn rất quan tâm đến quê hương. Ngày 11/12/2009 nhân dịp về thăm quê, GS Huỳnh đã tới thăm trường ĐH Hà Tĩnh. Với tấm chân tình của người con quê hương Hà Tĩnh, GS đã có buổi nói chuyện, giao lưu thân mật với cán bộ giáo viên, sinh viên khoa Sư phạm Tự nhiên.
Trong buổi giao lưu, GS đã trao đổi một số nét về nền giáo dục ĐH ở Mỹ, hình thức đạo tạo tín chỉ ở trường ĐH, một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, v.v… . Đồng thời GS cũng đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho các bạn sinh viên trong học tập và nghiên cứu toán học.
GS-TSKH Đinh Văn Huỳnh sinh năm 1947 tại xã Đức Thuỷ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông nguyên là học sinh trường Cấp III Trần Phú khoá 1963-1966, nay trường được đổi tên thành trường THPT Trần Phú, Đức Thọ, Hà Tĩnh.
GS Huỳnh sinh ra trong một gia đình thuộc dòng họ Đinh có truyền thống học hành và khoa bảng. Nhân đây, chúng tôi muốn nói thêm rằng, nhà toán học đầu tiên và nổi tiếng của Việt Nam, cố Giáo sư Lê Văn Thiêm và TS Vật lý nguyên tử nổi tiếng đầu tiên của Việt nam, cố Giáo sư - Bộ trưởng Nguyễn Đinh Tứ là cháu ngoại của dòng họ Đinh này. GS Đinh Văn Huỳnh được thừa hưởng những tư chất quí giá của một gia tộc mà chữ “học” luôn được đặt lên hàng đầu, bất chấp cuộc sống biến động và có những khó khăn. Vì vậy, có lần GS đã nói rằng GS rất cố gắng và mong được xứng đáng với các bậc tiền bối đã tạo nên tiếng tăm cho dòng họ.
Khi còn nhỏ, GS Đinh Văn Huỳnh rất say sưa giải những bài toán khó. Đặc biệt GS đã tham gia giải những bài toán khó được ra trong các số báo của “Toán học và Tuổi trẻ”. Trong thời gian chiến tranh đầy khó khăn, có được tờ báo “Toán học và Tuổi trẻ” để đọc là rất quí giá. Có lần giải được bài toán hay, GS đã nhờ bạn soi sáng cho bằng đuốc để ghi lại vì sợ hôm sau nhỡ bị quên mất! Nên nhớ rằng một ánh đuốc lẻ loi trong đêm khuya ngày ấy rất có thể gây ra hiểm họa nghiêm trọng: Địch có thể bắn rocket từ trên máy bay xuống!
Trong hoàn cảnh như vậy, GS vẫn cố gắng giải và gửi các lời giải đều đặn cho báo và do vậy đã nhận được các giải thưởng của tờ báo này. Ngoài ra, GS cũng đã nhận được giải thưởng trong các kỳ thi học sinh giỏi Toán ở bậc phổ thông. Năm 1966, trong kỳ thi tốt nghiệp cấp III, GS đã đạt điểm xuất sắc và được nhà nước cử đi học đại học ở nước ngoài.
Có những điều hết sức kì lạ về “người thầy đầu tiên” của GS Đinh Văn Huỳnh mà GS đã kể lại cho chúng tôi. Người đó không phải ai khác mà chính là mẹ của GS, một người phụ nữ nông dân lam lũ. Mặc dù hoàn cảnh khó khăn, bà mẹ vẫn để cho con trai của mình hoàn toàn thoải mái, muốn học thì học, muốn chơi thì chơi, nên đầu óc cậu bé hoàn toàn thư thái, không cần học quá nhiều vẫn tiếp thu đầy đủ các kiến thức ở trường và trong sách vở.
Khi thấy con trai học lớp 2, 3 đang tập làm các phép tính cộng trừ nhân chia, bà mẹ bảo: “Học như vậy không ổn, các phép toán đó có gì mà phải học. Nếu giỏi các thứ ấy mà được gọi là giỏi thì các bà ngoài chợ là giỏi nhất! Con phải học sự liên quan giữa các con số. Đó mới là điều khó và cần phải học. Thí dụ: con thử làm bài toán này xem sao nhé: “Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn, 36 con, một trăm chân chẵn. Hỏi mấy gà, mấy chó!”... “Mẹ mình có thể nói là người thầy dạy toán đầu tiên của mình, và cho đến nay mình vẫn làm toán theo tư tưởng của bà.
Điều này nói ra khó ai tin, nhưng đó là sự thật!...Về sau, càng trưởng thành mình càng nhận ra đây là một tư tưởng về học toán rất đúng đắn và rất tuyệt vời!”-GS tâm sự.
Quá trình học tập và nghiên cứu của GS gắn liền với trường ĐHTH Martin-Lurther, Halle- Wittenberg, CHDC Đức. Các học vị của GS đều được trao bởi trường này. Năm 1972, ông tốt nghiệp Đại học chuyên môn Toán. Ba năm sau, vào năm 1975, ông đã hoàn thành luận án Tiến sĩ với kết quả xuất sắc. Sau khi về công tác tại Viện Toán học ở Hà Nội (1976), TS Đinh Văn Huỳnh lại được cử sang CHDC Đức để bảo vệ luận án TSKH cũng tại trường ĐHTH Martin-Lurther, Halle- Wittenberg (1983). Lần này, luận văn của GS cũng đã được đánh giá là xuất sắc. Năm 1991, ông được nhà nước Việt nam phong học hàm Giáo sư. Hiện nay, ông là GS của Viện Toán học Việt Nam và của trường ĐHTH Ohio, Hoa Kỳ.
Ngoài ra, ông còn là GS mời của nhiều trường Đại học và Viện nghiên cứu ở Germany (Đức), Hungary, Scotland, Spain (Tây Ban Nha), New Zealand, Australia (úc), South Korea (Hàn Quốc), Canada, Kuwait, Thailand và một số trường Đại học khác ở Hoa Kỳ.
Trong quá trình nghiên cứu khoa học và giảng dạy, GS Đinh Văn Huỳnh đã có nhiều cống hiến xuất sắc, được giới Toán học quốc tế và Việt Nam đánh giá cao.
Về lĩnh vực Lý thuyết vành (Ring Theory), đến nay GS Đinh Văn Huỳnh là tác giả của hơn 80 công trình nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí toán học quốc tế có uy tín cao. Nhiều kết quả cũng như kỹ thuật trong các bài của GS đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề mở trong chuyên môn Lý Thuyết Vành (Ring Theory) thuộc lĩnh vực Đại số (Algebra). GS Đinh Văn Huỳnh là đồng tác giả của cuốn chuyên khảo nổi tiếng “Extending Modules”, NXB Khoa học Pitman, London, 1994, và đồng editor (biên tập) của hai Proceedings của Hội nghị Đại số và ứng dụng các năm 1999 và 2005 (tại Ohio, Hoa Kỳ), xuất bản trong Contemporary Mathematics Series, Hội Toán học Hoa Kỳ, quyển 259 (2000) và quyển 419 (2006).
Các công trình của GS Đinh Văn Huỳnh được đánh giá là có giá trị khoa học cao, đã được các tác giả của hàng trăm công trình, bài báo trích dẫn, phát triển, mở rộng, cũng như áp dụng các kỹ thuật để chứng minh các kết quả tương tự cho các cấu trúc đại số khác. Trong đó có khoảng 40 công trình của GS được các tác giả khác đưa vào ít nhất 10 quyển sách chuyên khảo của ngành Đại số. Trong đó có thể kể đến một số cuốn như: “Lectures on Artinian Rings” của A. Kertesz, NXB Viện Hàn lâm khoa học Hungary, 1987, đã trích dẫn 14 công trình va đưa vào phần chính của sách 7 định lý với đầy đủ các chứng minh; hay quyển “Rings and Things and a Fine Array of Twentieth Century Associative Algebra” của C. Faith xuất bản bởi Hội Toán học Hoa Kỳ năm 1998. Với quyển sách này, tác giả Carl Faith (một GS nổi tiếng của trường ĐH Rutgers, Hoa Kỳ) muốn thống kê những định lý quan trọng và thú vị của các tác giả trong ngành đại số chứng minh được trong thế kỷ XX. Quyển sách đã trích dẫn 12 công trình và 9 định lý của GS Đinh Văn Huỳnh. Đây là những ghi nhận thật đáng tự hào đối với một người làm toán. Qua đó, có thể thấy được những cống hiến to lớn của GS Đinh Văn Huỳnh cho Toán học, vẽ nên chân dung của một nhà khoa học tầm cỡ quốc tế.
Bên cạnh công tác nghiên cứu, giảng dạy, GS Đinh Văn Huỳnh tích cực tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tài năng Toán học. Đến nay, ông đã đào tạo cho Toán học Việt Nam 7 Tiến sĩ là (theo thứ tự thời gian bảo vệ): TS Nguyễn Việt Dũng, hiện là GS của trường ĐH Ohio, Mỹ; TS Phan Dân, ĐH Giao thông vận tải TPHCM; TS Nguyễn Văn Sanh, hiện đang giảng dạy tại ĐH Mahidol, Thailand; GS.TS Lê Văn Thuyết, trưởng ban đào tạo sau đại học, Đại học Huế; PGS.TS Ngô Sỹ Tùng-Phó hiệu trưởng trường Đại học Vinh; TS Chu Trọng Thanh- ĐH Vinh; TS Mai Quý Năm, ĐH Quy Nhơn.
Tại Mỹ, ông đã đào tạo được 2 Tiến sỹ (người Mỹ). GS cũng đã đào được rất nhiều học viên Cao học ở trong và ngoài nước.
Các học trò của GS đều tự hào về người thầy của mình và luôn nỗ lực noi gương thầy, có những đóng góp xuất sắc cho nền giáo dục ở lĩnh vực nghiên cứu khoa học cũng như quản lí giáo dục.
GS Đinh Văn Huỳnh còn có đóng góp rất quan trọng cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học của nước nhà trên cương vị một người làm công tác biên tập, xuất bản các tạp chí khoa học. GS Đinh Văn Huỳnh đã làm tổng biên tập cho “Tạp chí Toán học” của Việt nam từ năm 1990 đến 1997. Nhận thức được tầm quan trọng của Tạp chí Toán học quốc tế, GS Đinh Văn Huỳnh đã quyết định chuyển “Tạp chí Toán học” từ xuất bản bằng tiếng Việt sang xuất bản bằng tiếng Anh với tên gọi “Vietnam Journal of Mathematics” cùng với tạp chí “Acta Mathematical Vietnamica” ra đời trước đó.
Hiện nay, “Vietnam Journal of Mathematics” cùng với “Acta Mathematical Vietnamica” là hai tạp chí Toán học quốc tế của Việt nam. Đây là hai tạp chí đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với nền Toán học Việt nam, là cầu nối giữa Toán học Việt nam và Toán học thế giới. GS Đinh Văn Huỳnh hiện là biên tập viên của các tạp chí: Vietnam Journal of Mathematics, East-West Juornal of Mathematics và Journal of Algebra & Applications.
Về gia đình, vợ và hai con trai cùng một cô con dâu và hai cháu nội đang sum họp cùng với GS trong một gia đình rất đầm ấm tại bang Ohio, Hoa Kỳ.
Con trai lớn của GS nay là GS-TS Toán học Đinh Quang Hải đang giảng dạy và nghiên cứu tại trường ĐHTH Kent State, Hoa Kỳ. Cậu con trai thứ Đinh Quang Hiệp là một sinh viên xuất sắc về lĩnh vực Tin học, cậu từng đạt được giải nhất cuộc thi Tin học chuyên toàn quốc khi còn học tại ĐHBK Hà Nội và hiện nay anh đang công tác trong một công ty phần mền tại thung lũng Silicon nổi tiếng ở phía bắc bang California.
Kính chúc GS-TSKH Đinh Văn Huỳnh, người con thân thương của quê hương Hà Tĩnh, nhiều sức khoẻ để cống hiến nhiều hơn nữa cho khoa học và cho quê hương đất nước.
733/ Về Việt Nam Cưới Vợ
Để trả lời hai câu hỏi của nhà báo về hôn nhân, vị học giả vui tính khiêm tốn đáp:
_ Thuộc loại chậm tiến nên muốn tiến thêm bước nữa, mình phải lùi lại một bước !
Nhờ bạn lý giải để truyện cực ngắn này có khả năng vinh danh nền học thuật Việt Nam.
Sáng tác: 733 - NC TBL 903 + HB 2,312 + DT 460 - 1855 - 11-10-14.
T/T: Giáo sư tiến sĩ Đinh Văn Huỳnh và đức Phùng phu nhân có nhã ý tặng thưởng 20,000 đô suốt 12 tiếng, tới 11:00 AM 11-11-14.
Toàn diễn đàn trân trọng cám ơn nhị vị hảo tâm.
733/
Tuy đáp án đơn giản nhưng muốn phát hiện nó, bạn cần vượt qua quá trình tư duy gian khổ:
_ Nhà báo đã hỏi vị học giả hai câu gì ?
733/
Bạn rất thông minh nếu đặt ra câu hỏi này:
_ Chủ đề 733/ (#5684) và tài liệu tham khảo về Đinh đại nhân (#5683) tạo được mối tương quan nào ?
Đột Xuất 20,000 USD 733/
Nữ triệu phú Lưu Lữ Lan có nhã ý tặng thưởng 20,000 đô trong 3 tiếng đầu, 10,000 đô 3 tiếng kế tiếp và 5,000 đô 6 tiếng cuối cùng.
Toàn diễn đàn trân trọng cám ơn cô.
Thời hạn: 12 tiếng, tới 11:45 AM 11-13-14.