Đúng là thế giới còn nhiều điều kỳ lạ. Khoái nhất quả trứng gà
Printable View
Đúng là thế giới còn nhiều điều kỳ lạ. Khoái nhất quả trứng gà
50 bác sĩ “hợp sức” cứu sống
cháu bé mắc bệnh hiếm gặp
(Dân trí) - Lần đầu tiên tại bệnh
viện Chợ Rẫy, một ca phẫu thuật
phức tạp chưa từng có với sự
“hợp sức” của 50 bác sĩ đã
cứu sống bé gái 10 tuổi mắc
phải chứng bệnh hiếm gặp loạn
sản sợi xương hàm trên và liệt
tiểu cầu kéo dài sinh ra kháng
thể.
Bệnh nhi được may mắn cứu sống là
cháu H.T.Q.T (SN 2001, ngụ tại quận
Thủ Đức). Từ khi mới được 3 tháng
tuổi, bé Q. đã bị xuất huyết tiêu hóa
hai lần. Bên cạnh đó, bé thường
xuyên bị chảy máu mũi và chân
răng. Trong một kết quả xét nghiệm
tại bệnh viện Nhi Đồng 1, bác sĩ
phát hiện cháu mắc phải chứng
bệnh liệt tiểu cầu. Từ đó cháu đã
phải liên tục truyền tiểu cầu để duy
trì sự sống.
Khi lên 5 tuổi, thấy bé Q. sốt cao
chân răng chảy máu liên tục gia
đình đưa cháu đến bệnh viện khám
thì phát hiện khối u chân răng hàm
trên bên phải. Kết quả kiểm tra tại
bệnh viện Răng Hàm Mặt TƯ cho
thấy khối u của cháu là u lành. Tuy
nhiên khối u ấy ngày một lớn che
hết phần mặt, vòm miệng, đường ăn
và đường thở của cháu gần như bị
bít lại.
BS Trần Minh Trường đến thăm
thăm sức khỏe cháu Q.T
Dù đã trải qua nhiều lần chẩn đoán
nhưng do chứng bệnh liệt tiểu cầu
sinh ra kháng thể tại Việt Nam chưa
có thuốc điều trị nên các bác sĩ của
bệnh viện Nhi Đồng 1 và bệnh viện
Răng Hàm Mặt không thể tiến hành
phẫu thuật cho bé. Khối u phát triển
ngày một lớn khiến mắt phải của bé
bị lồi ra, nếu không được phẫu thuật
bệnh nhân sẽ tử vong, bệnh viện Nhi
Đồng 1 đã chuyển cháu đến bệnh
viện Chợ Rẫy.
Là bệnh viện điều trị cho người lớn
nhưng ngày 5/1/2011 Chợ Rẫy phải
“bất đắc dĩ” tiếp nhận trường hợp
của bệnh nhi Q.T. Xác định đây là
căn bệnh lạ chưa từng gặp nhưng
không chịu đầu hàng, Ban giám đốc
bệnh viện Chợ Rẫy đứng đầu là BS
Nguyễn Trường Sơn đã rốt ráo chỉ
đạo các bác sĩ của bệnh viện khẩn
trương tìm phương thuốc và biện
pháp điều trị.
Sau một thời gian tìm hiểu trong Y
văn thế giới, bác sĩ tại Chợ Rẫy ghi
nhận đã có một số nước sử dụng
thuốc Novoseven để điều trị kháng
thể của bệnh liệt tiểu cầu ở bệnh
nhân máu khó đông giúp cầm máu
khi phẫu thuật, trong đó có Thái Lan
từng điều trị thành công. Tuy nhiên,
tại Việt Nam loại thuốc này không
có hơn nữa giá thành quá đắt (26
triệu đồng/1 lọ thể tích 1,2mg) gia
đình bệnh nhân không đủ sức để
mua nổi một lọ.
Với phương châm “cứu người là
trên hết”, sau khi trao đổi tiếp thu
kinh nghiệm từ các bác sĩ của nước
bạn, bệnh viện Chợ Rẫy đã xin một
quota của Bộ Y tế khẩn trương
nhập về 100 lọ Novoseven với giá
2,6 tỷ đồng phục vụ cho ca phẫu
thuật của bệnh nhân Q.T.
Điều trị thành công cho Q.T đã mở
ra một hướng mới cho nền Y học
nước nhà
Ngày 20/2, ca phẫu thuật phức tạp
chưa từng có này phải cần đến 50
bác sĩ từ các bệnh viện Chợ Rẫy,
Răng Hàm Mặt, Nhi Đồng “hợp
sức”. BS Trần Minh Trường, Phó
giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy làm
phẫu thuật viên chính. Ê kíp phẫu
thuật có nhiệm vụ mở khí quản, cắt
bỏ xương hàm trên của 1/2 khuôn
mặt bên phải cùng với khối u.
“Sự căng thẳng đẩy lên đến đỉnh
điểm bởi chúng tôi chưa kịp xử lý thì
máu đã tuôn xối xả từ vết mổ. Nếu
máu tràn vào phổi, bệnh nhân có thể
tử vong bất kỳ lúc nào. Mồ hôi ướt
đẫm khuôn mặt BS Trường nhưng
sau hơn 2 giờ khẩn trương phẫu, 50
bác sĩ chúng tôi đã hoàn thành
nhiệm vụ.” BS Thanh Thanh, bệnh
viện Chợ Rẫy trực tiếp tham gia ca
mổ hứng khởi kể lại.
Tổng lượng máu truyền là 14 đơn vị
hồng cầu và khoảng 40 khối các
chế phẩm từ máu cùng với 98 lọ
thuốc đặc trị, tổng kinh phí cho ca
mổ lên tới 2,6 tỷ đồng. Hiện bệnh nhi
không còn chảy máu đã được rút
ống nuôi ăn, sức khỏe dần ổn định.
Sắp tới bệnh viện Răng Hàm Mặt sẽ
tiến hành phẫu thuật chỉnh hình và
làm răng giả cho bé Q.T.
Trong niềm vui lâng lâng BS Trần
Minh Trường chia sẻ: “Chúng tôi
cảm thấy hạnh phúc vì bệnh nhân
được cứu sống. Nhưng ca mổ đã
mang lại tin vui lớn lớn cho nền y
học nước nhà, bởi chúng ta đã tìm
ra một hướng mới để điều trị cho
những bệnh nhân bị máu khó đông,
những người gặp tai nạn có nguy cơ
tử vong cần cầm máu gấp”.
Cưới vợ về chỉ để đi bê nước
Tại Ấn Độ có những vùng quê hạn hán tới mức, đàn ông ở đây lấy vợ hai, thậm chí vợ ba chỉ nhằm mục đích duy nhất là có người đi lấy nước cho cả gia đình.
http://baocalitoday.com/userfiles/im...29-2015/vo.jpg
Những người vợ sẽ đi bộ một đoạn đường rất dài để mang nước từ nguồn xa về làng, hầu hết đựng trong các chum vại nhôm được họ đội trên đầu.
Cuộc sống thật khắc nghiệt trên những vùng quê khô cằn như Denganmal, cách Mumbai 150 km. Những ông chồng ở đây luôn bận rộn với việc làm nông và chăn gia súc, trong khi các bà vợ làm việc nhà và nuôi dạy các con. Thế nhưng, vẫn cần có người đi mang nước từ các nguồn cách xa làng vài kilomet, để dành dùng cho khoảng 8 tháng trong năm, khi trời hạn hán không có nổi giọt mưa nào.
Đấy là lý do đàn ông ở đây thường có 2, thậm chí là 3 vợ. Họ sẽ chỉ có con với vợ cả, trong khi các bà vợ khác có một nhiệm vụ duy nhất là mang nước về cho cả gia đình, đổi lấy việc được có danh "là vợ" trong xã hội. Họ được gọi là các "paaniwaali bais" - những bà vợ nước.
Tìm được một người vợ chấp nhận gánh nặng mang nước về cho cả gia đình không phải chuyện dễ, bởi cũng chẳng cha mẹ nào muốn gả con gái cho người đàn ông sống ở vùng hạn hán. Cho nên một người đàn ông ở làng quê khô hạn này sẽ chỉ lấy được một cô vợ ở làng quê hạn hán khác hoặc lấy người cùng làng, bởi họ hiểu rõ sự khắc nghiệt của hạn hán và sẵn sàng làm bất cứ gì cần thiết để cấp nước cho gia đình.
"Các bà vợ nước" nhìn chung sẽ là những phụ nữ bị chồng bỏ hay góa bụa trong khi bà vợ cả chắc chắn phải là người chưa từng kết hôn và "môn đăng hộ đối" với nhà chồng.
Bên cạnh nhiệm vụ chính là cõng nước, các bà vợ lẽ cũng phải đồng ý với việc sẽ phục tùng mệnh lệnh của vợ cả - người có vai trò chăm sóc con cái, vắt sữa bò và nấu ăn. Họ cũng phải chấp nhận việc không được chia tài sản, đất đai của gia đình, không được ngủ trên chiếc giường của người chồng khi bà vợ cả còn sống.
Mỗi ngày, "bà vợ nước" ở Denganmal sẽ phải đội hơn 100 lít nước từ nguồn cách nhà 3 km về, đi vài lần trong ngày, thậm chí đi cả vào ban đêm nếu trời quá nóng.
Cảnh một nhóm phụ nữ đi bộ hàng dặm dưới cái nóng trên 40 độ C, với cái vại nhôm lớn trên đầu không còn là xa lạ. Đã có những bà vợ nước trở nên hói đầu, còi cọc, thậm chí không còn khả năng sinh nở.
Những bà vợ nước trẻ sẽ làm việc năng suất hơn, nên nhiều đàn ông ở đây tiếp tục lấy vợ thứ ba sau khi nhận ra người vợ nước thứ nhất không còn mang được nhiều nước về nhà nữa.
Ở Denganmal, cứ 5 ngày một lần sẽ có một bể nước 1000 lít được đưa đên, và cảnh mọi người xếp hàng quanh đó thường không được đẹp mắt chút nào. Các bà vợ nước biết rõ lấy thêm được vài lít nước đồng nghĩa với việc họ đỡ phải đi xa, cõng nặng hơn, do đó họ cố xếp hàng để lấy nước càng nhiều càng tốt, dù có phải tranh cướp, giật tóc, thậm chí đánh nhau mỗi lần bể nước được đưa đến.
Người dân Denganmal hy vọng ít ra con gái họ sau này sẽ được sống dễ dàng hơn, nếu chính quyền có thể đặt đường ống dẫn nước về con đập gần làng. "Chúng tôi không thể làm thế này hơn được nữa", một bà vợ nước đại diện cho phụ nữ đồng cảnh ngộ ở Denganmal cho biết, "chúng tôi đã quá mệt mỏi vì phải đội nước rồi".
http://file2.answcdn.com/answ-cld/im...ohtr3jq6kr.jpg
Tổng Thống Andrew Jackson
"Năm 1835 một người thợ sơn nhà thất nghiệp tên Richard Lawrence muốn ám sát tổng thống nước Mỹ lúc đó là ông Andrew Jackson. Ông ta rút khẩu súng ngắn bắn ngay ông Jackson nhưng khầu súng không nổ. Cuộc ẩu đả đã xãy ra, tổng thống Andrew Jackson lúc đó 67 tuổi dùng cây gậy của mình để đánh tên sát thủ Richard Lawrence. Hắn ta rút khẩu súng thứ nhì ra bắn vào ông lần nữa nhưng lần này khẩu súng vẫn không nổ và những người đúng gần đó đã vật hắn ta xuống. Người ta đã thử bắn lại hai khẩu súng sau đó và hai khẩu súng đều nổ ngay phát đạn đầu tiên."
Qua sự việc trên chúng ta có thể thấy người chưa tới số làm sao cũng không chết được!
Trích Dịch